Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá tác dụng của liệu pháp kinh cân kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 71 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa (đau thần kinh hông to) là bệnh lý phổ biến trong thực
hành lâm sang các bệnh nội khoa, trong đó nguyên nhân hàng đầu là thoát vị
đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở Việt Nam, theo thống kê thoát vị đĩa đệm chiếm
tỷ lệ 63% - 73% các trường hợp đau cột sống thắt lưng và 72% bệnh nhân đau
thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đau thần kinh tọa biểu
hiện trên lâm sang bằng hai hội chứng chính là hội chứng cột sống và hội
chứng rễ thần kinh. Đau thần kinh tọa tuy không nguy hiểm tới tính mạng
nhưng bệnh chủ yếu xảy ra ở độ tuổi lao động, đó là nguyên nhân phổ biến
nhất gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, xã hội đặc biệt là khả năng lao động,
học tập và sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [1],[2].
Tại Mỹ, theo thông báo của Hội Cột sống học mỹ tháng 6 năm 2005
bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm 2 – 3% dân số, bệnh thường
gặp ở lứa tuổi 30 – 50, nam mắc nhiều hơn nữ. Ước tính chi phí điều trị cho
bênh thoát vị đĩa đệm năm 2005 khoảng 86 tỷ đô la, tương đương với chi phí
cho điều trị bệnh đái tháo đường [3].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Văn Chương và cộng sự
nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bộ môn – Khoa Nội thần
kinh bệnh viện 103 và số liệu thu thập 10 năm (2004 – 2013) trên 4048 bệnh
nhân thấy số bệnh nhân đau cột sống thắt lung do thoắt vị đĩa đệm chiếm
26,94% tổng bệnh nhân điều trị nội trú, có thời kỳ lên đến 45% [4].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị đau thần
kinh tọa do thoát vị đĩa đệm như: Điều trị nội khoa, các phương pháp vật lý trị
liệu, các phương pháp can thiệp tối thiểu, điều trị phẫu thuật. Các phương
pháp điều trị YHHĐ có ưu điểm thu được hiệu quả điều trị nhanh nhưng
nhược điểm là có nhiều tác dụng phụ và liên quan nhiều đến chi phí điều trị.


2



Theo Y học cổ truyền (YHCT) đau đau thần kinh tọa do thoát vị đãi đệm
được mô tả trong chứng Tọa cốt phong, Yêu cước thống,…. do các nguyên
nhân ngoại tà, chấn thương, nội thương gây nên. YHCT sử dụng rất nhiều
biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân như:
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc.
Kinh Cân là thành phần nằm trong hệ thống kinh lạc của cơ thể, là hệ
thống cân cơ nối với mười hai kinh mạch, chức năng hoạt động của nó dựa
vào sự nuôi dưỡng của khí huyết kinh lạc, đồng thời do mười hai kinh mạch
điều tiết. Liệu pháp Kinh Cân là phương pháp thư cân để điều trị bệnh, nó bao
gồm tất cả các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: Châm cứu, xoa
bóp, bấm huyệt, đao châm, giác hơi, đánh gió, cứu [5], [6].
Hiện nay, việc dùng châm cứu, xoa bóp theo đường Kinh Cân để điều
trị bệnh hay còn gọi là liệu pháp kinh cân được sử dụng tại Trung quốc và cho
thấy có kết quả tốt trong điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, tại Việt Nam liệu
pháp này vẫn chưa được phố biến, các công trình nghiên cứu và đánh giá hiệu
quả điều trị của phương pháp này còn ít. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài với các mục tiêu Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tác dụng của liệu pháp Kinh Cân kết hợp kéo giãn cột sống
trong điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”
nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng của liệu pháp Kinh Cân kết hợp kéo giãn cột sống.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của liệu pháp Kinh Cân kết hợp
kéo giãn cột sống trên lâm sàng.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan điểm của Y học hiện đại về đau dây thần kinh tọa
1.1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng và dây thần kinh tọa
Cột sống là một cấu trúc hình cong được chia làm nhiều đoạn khác
nhau gồm: Đoạn cột sống cổ, đoạn cột sống ngực, đoạn cột sống thắt lưng và
đoạn đốt sống cùng cụt. Trong từng đoạn đốt sống lại có nhiều đơn vị chức
năng gọi là đơn vị vận động được cấu tạo bởi đốt sống, đĩa đệm, khoảng gian
đốt, dây chằng và phần mềm.
Đoạn cột sống thắt lưng có năm đốt sống, bốn đĩa đệm, hai đĩa đệm
chuyển đoạn (D12-L1, L5-S1). Do thường xuyên phải chịu áp lực lớn nên cấu
trúc đốt sống ở đoạn này có những điểm khác biệt so các đoạn khác [7], [8].
1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu đốt sống thắt lưng.
Mỗi đốt sống gồm các phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống,
mỏm gai và lỗ đốt sống.
- Thân đốt sống: Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành
chung quanh. Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đốt trên đến đốt dưới,
phù hợp với sự tăng dần của trọng lượng từng phần của cơ thể và lực tác dụng
lên các đốt phía dưới.
- Cung đốt sống: Gồm hai phần, phần trước dính với thân đốt sống gọi
là cuống, phần sau gọi là mảnh đốt sống.
- Các mỏm đốt sống: Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống có
mỏm ngang, mỏm diện khớp và mỏm gai.
- Lỗ đốt sống: Nằm giữa thân đốt sống ở phía trước và cung đốt sống ở
phía sau. Các lỗ đốt sống khi chồng lên nhau tạo thành ống sống (hình 1.1).


4

Hình 1.1. Hình ảnh cấu trúc một đốt sống [9]
1.1.1.2. Đặc điểm giải phẫu đĩa đệm thắt lưng

Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt, gồm 3 phần: Nhân nhầy, vòng sợi và
hai tấm sụn.
- Nhân nhầy:
+ Nhân nhầy có hình thấu kính hai mặt lồi nằm trong vòng sợi. Nó
không nằm chính giữa trung tâm thân đốt sống mà nằm hơi ở phía sau; đó là
lý do làm cho phần vòng xơ sau nhân tủy mỏng hơn ở phía trước. Có tác giả
cho đấy là yếu tố thuận lợi để TVĐĐ hay xảy ra ở phía sau.
+ thành phần chính của nhân nhầy là một chất dạng nhầy trong đó vùi
các sợi lưới collagen; nhân nhầy chứa chừng 70 tới 80% nước, tỷ lệ này giảm
dần theo tuổi. Do đó khi về già chiều cao đĩa đệm giảm đi và người ta thấp
hơn so với thời trẻ 5 – 7cm. Với tỷ lệ nước cao như vậy, nhân nhầy không thể
bị nén ép được. Tuy nhiên , hình dạng của nó có thể thay đổi được và cùng
với khả năng chịu nén và giãn của vòng sợi, điều này cho phép hình dạng của
toàn bộ đĩa đệm thay đổi, giúp đốt sống này chuyển động trên đốt sống kia.
+ Mô của đĩa đệm không tái tạo, hơn nữa lại luôn luôn chịu một trọng tải
lớn và nhiều tác động khác như chấn thương cột sống, lao động chân tay nên
chóng hư và thoái hóa.


5

- Vòng sợi: gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng những
sợi sụn rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc với nhau kiểu xoắn ốc. Các bó sợi của
vòng sợi tạo thành nhiều lớp, giữa các lớp có những vách ngăn được gọi là
yếu tố đàn hồi. Tuy vòng sợi có cấu trúc rất bền chắc, nhưng phía sau và sau
bên, vòng sợi mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối mảnh, nên
đấy là “điểm yếu nhất của vòng sợi”. Đó là một yếu tố làm cho nhân nhầy lồi
về phía sau nhiều hơn [1].
- Tấm sụn: có hai tấm sụn một tấm dính sát mặt dưới của thân đốt sống
trên và một tấm dính sát mặt trên của thân đốt sống dưới. Hai tấm sụn ôm

chắc chắn lấy nhân nhầy. Tác dụng của tấm sụn là bảo vệ phần xương xốp của
thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép lõm vào và bảo vệ cho đĩa đệm khỏi bị
nhiễm trùng từ xương xốp của thân đốt sống đưa tới. Khi nhân nhầy chiu qua
tấm sụn vào phần xốp của thân đốt sống gọi là thoát vị Schomorl.
1.1.1.3. Các dây chằng cột sống thắt lưng
- Dây chằng dọc trước.
- Dây chằng dọc sau.
- Dây chằng vàng.
1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh đĩa đệm
Mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm rất nghèo nàn, chủ yếu ở xung quanh
vòng sợi, nhân nhầy không có mạch máu. Do đó, đĩa đệm chỉ được đảm bảo
cung cấp máu và nuôi dưỡng bằng hình thức khuếch tán.
Đĩa đệm không có sợi thần kinh mà chỉ có những nhánh tận cùng ở lớp
ngoài cùng của vòng sợi, đó là nhánh tận cùng của đây thần kinh tủy sống đi
từ hạch sống được gọi là nhánh màng tủy [8].
1.1.1.5. Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, thần kinh ngồi
là dây thần kinh to và dài nhất cơ thể, xuất phát từ đám rối thắt lưng cùng do
các rễ L4,L5,S1,S2,S3 hợp thành, trong đó rễ L5,S1 là chủ yếu [7], [9]


6

Hình 1.2. Hình ảnh đám rối thắt lưng cùng [9]
Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông to để đi ra ngoài ống
sống phải qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa đệm - dây chằng. Khe này
có cấu tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn lỗ
liên hợp, phía sau là dây chằng. Khi các thành phần này bị tổn thương đều có
thể gây đau dây thần kinh hông to do chèn ép hoặc dầy dính [1], [7].
Ra khỏi ống xương sống dây thần kinh hông to đi qua phía trước khớp

cùng chậu, sau đó nó chạy qua lỗ ngồi lớn của xương chậu để vào mông, ở
mông dây thần kinh hông to đi giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn. Từ đây dây
thần kinh hông to chạy theo đường thẳng đến điểm giữa nếp lằn khoeo chân.
Tại trám khoeo dây thần kinh hông to chia ra làm hai nhánh: Dây thần
kinh hông khoeo ngoài (thần kinh mác chung) và dây thần kinh hông khoeo
trong (thần kinh chầy).
 Thần kinh hông khoeo ngoài (thần kinh mác chung)
Thần kinh hông khoeo ngoài đi chếch xuống dọc theo gân cơ nhị đầu, tới
dưới chỏm xương mác thì vòng ra trước quanh cổ xương mác và tận cùng
bằng hai nhánh là thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu.


7

Thần kinh mác nông (dây cơ bì) vào khu cẳng chân ngoài xuống mu
bàn chân và ngón chân.
Thần kinh mác sâu (thần kinh chày trước) chạy vào khu cẳng chân
trước qua khớp cổ chân vào mu bàn chân và ngón chân.
Thần kinh mác chung chi phối vận động cơ cẳng chân trước ngoài và
cơ mu chân, cảm giác một phần mặt sau đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, ba
ngón rưỡi trước mu chân và một phần phía sau cẳng chân.
 Thần kinh hông khoeo trong (thần kinh chày)
Thần kinh hông khoeo ngoài tiếp tục đi xuống qua hố khoeo rồi qua
khe giữa hai lớp cơ vùng cẳng chân sau và phân nhánh vào tất cả các cơ quan
của vùng này. Khi tới dưới mắt cá trong, nó chia thành hai ngành cùng là thần
kinh gan chân trong và thần kinh gan chân ngoài.
Thần kinh chày chi phối cho các cơ phía sau cẳng chân, cơ gan bàn
chân, chi phối phản xạ gân gót, cảm giác vùng bàn chân và một ngón rưỡi
phía ngoài mu chân, cảm giác một phần phía sau cẳng chân.
Dây thần kinh hông to chi phối vận động tất cả các cơ ở đùi sau và một

phần cơ khép lớn bởi các nhánh bên. Vận động và cảm giác ở cẳng chân và
bàn chân ở các nhánh tận của nó [7], [8].


8

Hình 1.3. Hình ảnh đường đi và chi phối dây thần kinh hông to [9]
1.1.1.3. Định nghĩa đau dây thần kinh hông to
Đau dây thần kinh tọa hay còn gọi đau thần kinh hông to là hội chứng
đau rễ L5 và S1, có đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa từ
thắt lưng xuống mông dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, xiên ra ngón
chân cái hoặc ngón út tùy theo rễ bị đau [1], [7], [10].
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau thần
kinh hông to, theo Castaigne P là 75% [2], [11], [12].
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm
1.1.2.1. Thoái hóa đĩa đệm
Cho đến nay người ta cho rằng TVĐĐ là kết quả của quá trình thoái
hóa đĩa đệm và các yếu tố chấn thương, vi chấn thương.
 Thoái hóa sinh lý.
 Thoái hóa bệnh lý.


9

Cả hai quá trình thoái hóa trên, đầu tiên nhân nhầy mất nước và khô lại.
Tính đàn hồi và khả năng căng phồng của đĩa đệm dần dần bị mất, trở nên
giòn và dễ bị gẫy. Vòng sợi mất đàn hồ, mềm nhão ra, xuất hieenk kẽ nứt rạn
và tạo nên các khe hở ở các hướng khác nhau. Lúc đầu rạn nứt mới xẩy ra ở
lớp trong vòng sợi. Khi mảnh nhân nhầy vỡ, dưới trọng lượng của cơ thể đè
lên đĩa đệm bị thoái hóa làm cho mảnh vỡ của nhân nhầy lách vào khe rạn nứt

của vòng sợi ở phía sau đốt sống rồi thúc ép vào dây chằng dọc sau làm cho
dây chằng dọc sau suy yếu không có khả năng giữ mổi nhân nhầy đĩa đệm và
dẫn tới nhân nhầy đĩa đệm lồi vào ống sống.
Khi gặp điều kiện thuận lợi như: gấp người về phía trước một cách đột
ngột, gắng sức bê hoặc kéo một vật nặng… thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao
đột ngột, nhân nhầy bị ép và thúc mạnh vào dây chằng dọc sau gây nên
TVĐĐ cấp tính [1], [10],[11].
1.1.2.2. yếu tố chấn thương trong thoát vị đĩa đệm
- Yếu tố chấn thương cấp.
- Yếu tố vi chấn thương.
Hai yếu tố: chấn thương và vi chấn thương là yếu tố gây khởi phát
TVĐĐ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp TVĐĐ hình thành trong điều
kiện không có chấn thương, ở đây vai trò của thoái hóa đĩa đệm là chủ yếu.
1.1.2.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng
* Phân loại theo vị trí đĩa đệm so với dây chằng dọc sau
- Theo Wegener chia TVĐĐ ra hai loại:
 Thoát vị nằm dưới dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau còn nguyên
vẹn, chưa bị rách.
 Thoát vị qua dây chằng dọc sau: dây chằng dọc sau đã bị rách, khối
thoát vị chui vào trong ống sống.
- Theo sự tương quan giữa khối thoát vị của nhân nhầy với vòng sợi và
dây chằng dọc sau:


10

Hình 1.4. Hình ảnh giai đoạn thoát vị đĩa đệm [13]
Phình đĩa đệm: là sự bè rộng của đĩa đệm ra xung quanh nhưng vẫn theo
viền khớp, gây ra do yếu vòng xơ và dây chằng dọc, thường phình cân đối
làm lõm bờ trước ống sống gây cản trở lưu thông dịch não tủy.

 Lồi đĩa đệm: là sự phá vỡ của vòng xơ, nhân keo chui ra ngoài tạo
thành ổ lồi khu trú, tiếp xúc với dây chằng dọc nhưng vẫn liên tục với tổ chức
đĩa đệm gốc.
 Thoát vị đĩa đệm thực sự: là khối thoát vị đã chui qua dây chằng dọc
sau, nhưng vẫn còn dính liền với phần nhân keo nằm trước dây chằng dọc sau.
 Thoát vị đĩa đệm có mảnh rơi: là một phần khối thoát vị tách rời ra khỏi
phần đĩa đệm nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di trú đến mặt sau thân đốt
sống. Mảnh rời này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi xuyên qua
màng cứng gây chèn ép tủy.
* Phân loại theo hướng phát triển của nhân nhầy đĩa đệm
 Thoát vih đãi đệm ra trước: nhân nhầy đĩa đệm phát triển ra trước thân
đốt sống (ít gặp và thương không có biếu hiện đau rễ thần kinh).
 Thoát vị đĩa đệm ra sau: nhân nhầy thoát ra sau về phía ống sống, chèn
ép vào màng cứng và rễ thần kinh.


11

1.1.2.4. Các nguyên nhân khác
Các bệnh lý tại cột sống thắt lưng
 Các bệnh lý tại cột sống thắt lưng bao gồm: Thoái hóa cột sống, trượt
đốt sống L5 ra trước, ung thư đốt sống tiên phát hoặc di căn, lao cột sống thắt
lưng, chấn thương đốt sống, viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu, viêm cột sống
dính khớp.
 Các dị tật bẩm sinh hay mắc phải của cột sống thắt lưng:
Cùng hóa L5: Đốt sống L5 trở thành đốt cùng, trên phim X quang nhìn
thấy hình ảnh 4 đốt sống thắt lưng.
Thắt lưng hóa S1: Đốt sống S1 trở thành đốt sống thắt lưng, trên phim X
quang nhìn thấy hình ảnh 6 đốt sống thắt lưng.
Gai đôi đốt sống L5 hoặc S1: Đốt sống không liền do sự phát triển của bào

thai, qua chỗ hở các mô phát triển hỗn độn chèn ép gây đau.
Hẹp ống sống thắt lưng: Có đặc điểm là đau dây thần kinh hông nhiều rễ
và hai bên, đi khập khiễng và đau cách hồi. Chẩn đoán dựa vào đo đường kính
ống sống qua chụp bao rễ bơm hơi cắt lớp.
 Các bệnh mạn tính và nội tiết: Đau tủy xương, cường tuyến cận giáp,
loãng xương nặng, lún đốt sống.
 Có thai đặc biệt là những tháng cuối do đầu thai nhi lọt vào vùng tiểu
khung gây chèn ép, ngộ độc chì, rượu, đái tháo đường, viêm dây thần kinh do
lạnh, bệnh nghề nghiệp (lái xe, thợ may, khuân vác, nhân viên văn phòng …).
[1], [10], [11], [13].
1.1.3. Lâm sàng và cận lâm sàng đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Đau dây thần kinh tọa được biểu hiện trên lâm sàng qua hai hội chứng:
Hội chứng cột sống và hội chứng chèn ép rễ [2],[10],[14],[15].
a. Hội chứng cột sống


12

Đau cột sống thắt lưng: Đây là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt
lưng vài giờ hoặc vài ngày sau tiếp tục tăng lên và lan xuống mông, khoeo và
cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh hông. Có khi đau âm ỉ nhưng
thường là đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, hoặc cúi. Đau tăng về đêm,
giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại.
Có điểm đau cột sống và cạnh cột sống thắt lưng: Tương ứng với các đoạn
vận động bệnh lý và điểm xuất chiếu đau của các rễ thần kinh tương ứng.
Biến dạng cột sống do tư thế chống đau: Thường làm mất đường cong
sinh lý và vẹo cột sống.
Tư thế chống đau trước - sau: Mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý,
gù chống đau tương ứng với TVĐĐ ra phía sau cản trở sự khép lại của

khoảng gian đốt.
Tư thế chống đau thẳng: Vẹo chống đau về bên đau.
Tư thế chống đau chéo: Vẹo chống đau về bên lành.
Dấu hiệu nghẽn của Deseze: Bệnh nhân đứng nghiêng người sang trái,
sang phải, phía không có tư thế chống đau là phía bị nghẽn (còn gọi là dấu
hiệu gãy khúc đường gai sống).
Dấu hiệu bấm chuông: Khi ấn điểm đau cạnh CSTL (cách cột sống
khoảng 2 cm) xuất hiện đau nhói truyền xuống bàn chân theo đường đi của
dây thần kinh hông.
Giảm tầm vận động của CSTL tức độ giãn CSTL giảm (chỉ số Schober
giảm): Bệnh nhân đứng thẳng, chân đứng hình chữ V, đánh dấu điểm qua khe
đốt sống L4-L5 đo lên trên 10 cm và đánh dấu ở đó. Cho BN cúi tối đa, đo lại
khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu trong khi BN đang cúi. Độ giãn CSTL
là hiệu số giữa 2 lần đo, ở độ tuổi thành niên khoảng cách này bình thường là
4 - 6 cm.
b. Hội chứng chèn ép rễ
Các dấu hiệu kích thích rễ
Dấu hiệu Lasègue: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, thầy thuốc
một tay đỡ gót chân BN một tay đặt lên gối từ từ nâng gót chân lên khỏi mặt


13

giường. Bình thường có thể nâng lên một góc 90 0 so với mặt giường, nếu đau
thần kinh hông to thì BN chỉ nâng đến một góc nào đó (<700) đã xuất hiện đau
lan từ mông xuống đến mặt sau đùi và phải gấp gối lại (Lasègue dương tính).
Góc nâng càng nhỏ mức độ đau càng nặng [11],[15].
Nghiệm pháp Bonet: Bệnh nhân nằm ngửa, gập cẳng chân vào đùi, vừa
ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong. Xuất hiện đau từ mông hoặc từ mông lan
xuống mặt sau đùi và cẳng chân (Bonet dương tính) [7],[11],[15].

Nghiệm pháp Neri đứng: Bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống đến
hai ngón tay trỏ chạm đất, xuất hiện đau dọc thần kinh hông to, chân đau
khiến gối co lại (Neri đứng dương tính) [11],[15].
Dấu hiệu Valleix: Dùng ngón tay cái ấn vào các điểm trên đường đi của
dây thần kinh hông to, xuất hiện đau tại chỗ ấn và lan theo đường đi của rễ
thần kinh chi phối. Gồm các điểm đau: Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn,
điểm giữa nếp lằn mông, điểm giữa mặt sau đùi, điểm giữa trám khoeo, điểm
giữa cơ dép cẳng chân [11],[15].
Rối loạn cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da
theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn vận động khúc chi:
Tổn thương rễ L5: Gây yếu các cơ duỗi bàn chân, các cơ xoay bàn chân
ra ngoài làm bàn chân rủ xuống và xoay trong khiến bệnh nhân không đi được
bằng gót chân.
Tổn thương rễ S1: Gây yếu các cơ gấp bàn chân, các cơ xoay bàn chân
vào trong làm bàn chân có hình “bàn chân lõm” khiến bệnh nhân không đi
được bằng mũi bàn chân.
Giảm phản xạ gân xương: Có thể giảm hoặc mất phản xạ gân gót do tổn
thương rễ S1.
Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn: Khi có tổn thương vùng đuôi ngựa
(bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) [2],
[10],[14],[15].


14

1.1.3.2. Cận lâm sàng
a. Chụp X quang cột sống thắt lưng
Thường chụp ở 2 tư thế: Thẳng và nghiêng. Trên phim chụp có thể xác
định đường cong sinh lý, kích thước và vị trí đốt sống, khoảng gian đốt và đĩa

đệm, kích thước lỗ tiếp hợp.
Ngoài ra từ phim chụp X quang có thể gián tiếp cho biết dấu hiệu TVĐĐ
cột sống thắt lưng thông qua hình ảnh: Hẹp khe khớp liên đốt, kết đặc xương ở
mâm đốt sống, gai xương, hẹp lỗ tiếp hợp và biến dạng trục đốt sống.
b. Chụp bao rễ thần kinh
Là phương pháp đưa thuốc vào khoang dưới nhện qua chọc dò cột sống
thắt lưng, hiện nay ít dùng.
c. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)
Hình ảnh về xương rõ, phần mềm xung quanh khó xem.
d. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI: Magnetic resonnance imaging)
Là phương pháp đang được áp dụng nhiều nhất để chẩn đoán xác định
TVĐĐ. Phương pháp này có độ chính xác cao có thể cho biết vị trí và mức độ
thoát vị, ngoài ra còn cho biết tình trạng xương và phần mềm xung quanh.
Trên phim đĩa đệm giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên T2 [10],[11].
1.1.4. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể:
Dựa vào 6 tiêu chuẩn của Saporta (1980):
+ Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.
+ Đau thắt lưng lan theo đường đi của rễ dây thần kinh hông to, đau có
tính chất cơ học.
+ Có tư thế chống đau.
+ Có dấu hiệu gập góc cột sống thắt lưng (vẹo cột sống).
+ Dấu hiệu “bấm chuông” dương tính.
+ Nghiệm pháp Lasègue dương tính.
Khi có 4 trên 6 tiêu chuẩn thì chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng [1], [2], [10], [11].


15


1.1.5. Chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán nguyên nhân bằng các xét nghiệm cận lâm sàng.
1.1.6. Chẩn đoán phân biệt

 Viêm khớp cùng chậu:
Ấn khớp cùng chậu bệnh nhân đau.
Nghiệm pháp Wassermann dương tính: Bệnh nhân nằm sấp thầy thuốc
nâng đùi bệnh nhân lên khỏi mặt giường, bệnh nhân sẽ đau ở khớp cùng chậu.
Chụp X quang khớp cùng chậu thấy hình ảnh mờ khớp cùng chậu.

 Viêm cơ thắt lưng chậu (Viêm cơ đái chậu):
Bệnh nhân có tư thế nằm co, không duỗi thẳng chân được, kèm theo có
hội chứng nhiễm trùng.

 Viêm khớp háng:
Nghiệm pháp Patrick dương tính: Để gót chân bên đau cố định ở đầu gối
bên kia, vận động dạng và khép đùi bên đau, bệnh nhân sẽ đau vùng khớp háng.
Chụp X quang khớp háng: Mờ, hẹp khe khớp háng.

 Đau thần kinh đùi:
Đau mặt trước đùi, phản xạ gân gối giảm hoặc mất. Chẩn đoán xác định
bằng điện cơ đồ.
1.1.7. Điều trị đau dây thần kinh hông to theo Y học hiện đại
1.1.7.1. Điều trị nội khoa
- Nằm nghỉ tại giường: Giai đoạn cấp phải nằm bất động trên nền cứng
từ 3 - 5 ngày để làm giảm áp lực lên vùng CSTL, giảm đè ép lên dây thần
kinh hông to.
- Các loại thuốc: Thuốc chống viêm giảm đau không Steroid, thuốc
giãn cơ, Vitamin nhóm B.
- Phong bế: Phong bế tại chỗ, phong bế ngoài màng cứng [10],[11].

1.1.7.2. Vật lý trị liệu
- Nhiệt trị liệu: Parafin, hồng ngoại, túi nước nóng.
- Điện trị liệu: Dòng cao tần, điện xung, điện phân.
- Phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) khác: Dòng giao thoa, siêu âm, từ


16

trường, kéo giãn CSTL, dùng áo nẹp mềm CSTL (trong trường hợp đau thần
kinh hông to do TVĐĐ).
- Các bài tập phục hồi chức năng (PHCN): Bài tập McKenzie, bài tập
William.
Nhằm tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau [2],
[12].
1.1.7.3. Phương pháp can thiệp tối thiểu
Áp dụng cho các trường hợp đau thần kinh hông to do TVĐĐ: Phương
pháp tiêu nhân nhầy đĩa đệm, tiêm máu tự thân vào trong đĩa đệm, điều trị
bằng Laser, điều trị bằng sóng Radio cao tần.
1.1.7.4. Điều trị ngoại khoa
- Chỉ định: Đau thần kinh hông to do TVĐĐ gây hội chứng đuôi ngựa,
gây teo cơ và yếu thần kinh nhiều, điều trị nội khoa tích cực sau 6 tháng
không kết quả hoặc phát nhiều lần, không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Chống chỉ định: Lao tiến triển, đái tháo đường, suy gan, suy thận, xơ
gan, tăng HA, sốt cao, bệnh nhân không muốn phẫu thuật.
- Các phương pháp điều trị: Mổ nội soi lấy đĩa đệm cột sống, kỹ thuật
mổ mở [11].
1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về đau dây thần kinh tọa
1.2.1. Bệnh danh
Đau dây thần kinh tọa được mô tả trong chứng tý của YHCT [16], [17].
Trong các y văn cổ như Hoàng đế Nội kinh - Tố vấn, Kim quỹ yếu lược

tâm điển, Tuệ tĩnh toàn tập… đã mô tả bệnh đau dây thần kinh hông với nhiều
bệnh danh khác nhau tùy vào vị trí hoặc nguyên nhân gây bệnh: Yêu cước
thống. Yêu cước toan đông và Tọa cốt phong.


17

1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
1.2.2.1. Do ngoại nhân
Thường do phong, hàn, thấp thừa lúc tấu lý sơ hở xâm phạm vào hai
kinh Túc thái dương Bàng quang và Túc thiếu dương Đởm hoặc do khí trệ
huyết ứ ở hai kinh trên làm cản trở sự vận hành của kinh khí mà gây nên đau.
1.2.2.2. Do nội thương
Thường gặp ở người do chính khí suy yếu mà dẫn đến rối loạn chức
năng của tạng phủ nhất là hai tạng can và thận. Sự rối loạn chức năng của hai
tạng này gây ảnh hưởng đến hai đường kinh biểu lý là Bàng quang và Đởm
làm kinh khí bị trở trệ gây đau và hạn chế vận động (đường tuần hành của hai
kinh này trùng khớp với đường đi của dây thần kinh hông to trên lâm sàng).
1.2.2.3. Do bất nội ngoại nhân
Do lao động quá sức, sau khi mang vác vật nặng, bị đánh, bị ngã, bị
TVĐĐ... gây khí trệ, huyết ứ gây ra đau thần kinh hông to.
1.2.3. Các thể lâm sàng
Theo YHCT, chứng “yêu cước thống” được phân loại thành 4 thể: thể
phong hàn, thể can thạn hư, thể huyết ứ và thể phong thấp nhiệt.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với bệnh lý thoát vị đĩa đệm, chúng tôi nhận
thấy hai thể: thể can thận hư – huyết ứ và thể huyết ứ là phù hợp về mặt triệu
chứng lâm sang và cơ chế bệnh sinh.
1.2.3.1 Can thận hư – huyết ứ.
Đau dây thần kinh hông to do bệnh mạn tính ở cột sống thắt lưng (thoái
hóa cột sống, gai đôi cột sống).

Triệu chứng: Bệnh nhân tuổi cao hoặc bị nhiễm phong hàn thấp lâu ngày,
bệnh nhân bị đau từ thắt lưng hoặc từ thắt lưng lan xuống mông và xuống mặt
sau đùi và cẳng chân, đi lại khó khăn. Đau tăng khi vận động, kèm theo các
triệu chứng của can thận hư như hoa mắt chóng mặt, mỏi gối, ù tai, người mệt


18

mỏi, ăn ngủ kém, tiểu đêm nhiều, có thể có teo cơ, chất lưỡi đỏ có thể có điểm
ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế hoặc sáp.
Biện chứng luận trị: Do chức năng can thận suy kém, thường gặp ở
người cao tuổi, phong hàn thấp thừa cơ xâm phạm vào kinh bang quang hoặc
kinh đởm làm kinh khí bị bế tắc. Sự lưu thông của kinh khí không điều hòa
gây đau và hạn chế vận động. Bệnh kéo dài càng ảnh hưởng tới can thận làm
cho cơ nhục, cân mạch bị thiếu dưỡng sẽ dẫn đến cân cơ mềm yếu, teo nhẽo.
Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.
Pháp điều trị:Hoạt huyết hành khí, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận.
Điều trị không dùng thuốc:
 Châm cứu: Các huyệt Thận du, Đại trường du, Ủy trung, Giáp tích L1S1, các huyệt thuộc kinh bàng quang và kinh đởm theo đường đi của dây thần
kinh tọa, các A thị huyệt…
 Xoa bóp: Các động tác từ nhẹ đến nặng như xoa, xát, day, lăn, bóp,
bấm, ấn, điểm, vận động... vùng thắt lưng, mông và chân đau.
 Thủy châm: Dùng Vitamin nhóm B, Methylcobal... tiêm vào huyệt
Thận du, Hoàn khiêu, Thừa phù, Dương lăng tuyền, Thừa sơn... mỗi lần chọn
từ 3 - 5 huyệt, mỗi huyệt tiêm 0.5 - 1.0 ml dung dịch thuốc.
 Nhĩ

châm: Điểm Thần kinh tọa, Thận, Thần môn, Giao cảm [5],[18].

Phương thuốc: : Độc hoạt tang ký sinh thang [16]

Độc hoạt

12g

Phòng phong

08g

Tang ký sinh

12g

Tần giao

08g

Tế tân

06g

Đương quy

12g

Cam thảo

06g

Quế chi


06g

Bạch thược

12g

Xuyên khung

12g

Ngưu tất

12g

Thục địa

12g

Đỗ trọng

12g

Đảng sâm

12g

Phục linh

12g



19

1.2.3.2. Thể huyết ứ
Đau dây thần kinh hông to do sang chấn, do thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng: Có thể xảy ra sau chấn thương, lao động nặng hoặc mang vác
nặng… Đau đau dữ dội như dao cắt vùng thắt lưng, có thể lan xuống mông và
mặt sau đùi và cẳng chân, không đi lại được hoặc đi lại khó khăn. Ăn ngủ kém,
đại tiểu tiện bình thường, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp.
Biện chứng luận trị: Do lao động quá sức hoặc vận động sai tư thế, hoặc
do bị ngã, va đập, bị đánh… gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc. Sự lưu thông
kinh khí không bình thường, khí huyết không điều hòa gây đau và hạn chế
vận động. Bệnh kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng tới chức năng của 2 tạng can, thận
làm can, thận hư suy.
Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.
Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết, thư cân hoạt lạc.
Điều trị không dùng thuốc:
 Châm cứu: Các huyệt châm giống với thể Thể can thận hư – huyết ứ và
thêm huyệt Huyết hải.
 Xoa

bóp: Các động tác giống thể Thể can thận hư – huyết ứ [5], [18].

Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang [16]
Tần giao

12g

Xuyên


8g

Đào nhân

12g

Hồng hoa

12g

khung
Cam thảo

4g

Khương hoạt

8g

Một dược

6g

Đương quy

12g

Ngũ linh chi

8g


Hương nhu

8g

Ngưu tất

12g

Địa long

8g

1.3 Tổng quan phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Tổng quan phương pháp châm cứu
Châm cứu là một trong các phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh của
YHCT. Châm là dùng kim châm vào huyệt, cứu là dùng ngải đốt cháy gây sức
nóng trên huyệt [5], [17].


20

Ngày nay, ngoài hình thức châm và cứu kinh điển, ngày càng có nhiều hình
thức châm cứu mới như: Điện châm, điện mãng châm, trường châm, thủy châm,
châm loa tai, châm tê... Vì vậy, ngày nay châm cứu đã trở thành một trong những
phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh quốc tế.
Người ta ứng dụng các dòng điện khác nhau để chữa bệnh như: Dòng
điện một chiều, dòng xung điện, dòng điện giao thoa… Hiện nay người ta
dùng máy phát ra xung điện đều nhịp, có nhiều đầu kích thích, tính năng ổn
định, an toàn và sử dụng đơn giản. Kích thích của dòng xung điện có tác dụng

làm giảm đau, ức chế cơn đau điển hình là tác dụng để châm tê, kích thích
hoạt động của các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm
giảm viêm, giảm sung huyết, phù nề tại chỗ [5], [17].
1.3.2. Tổng quan về phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt (XBBH) là một phương pháp chữa bệnh ra đời sớm
nhất, được xây dựng và phát triển trên cơ sở những kinh nghiệm được tích lũy
trong quá trình bảo vệ sức khỏe của con người. Xoa bóp có tác dụng phòng bệnh
và chữa bệnh. Đặc điểm của nó là chỉ dùng thao tác của bàn tay, ngón tay tác
động lên da thịt của bệnh nhân để đạt mục đích chữa bệnh, phòng bệnh [18].
Tác dụng của XBBH theo YHCT
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh của
y học cổ truyền. Cơ thể con người được bảo vệ bởi vệ khí, được dinh khí và
huyết khí nuôi dưỡng. Bệnh tà khi xâm nhập vào cơ thể thì thông qua “huyệt”
và lạc mạch trước, sau đó đi vào “kinh” rồi mới vào tạng phủ. Vì vậy, khi
bệnh tà xâm nhập làm dinh vệ mất điều hòa, kinh lạc bế tắc, khí huyết ứ trệ
hoặc làm rối loạn chức năng tạng phủ. Những biểu hiện bệnh đó được phản
ánh ra huyệt và kinh lạc. Xoa bóp thông qua tác động vào huyệt và kinh lạc,
có thể đuổi ngoại tà, điều hòa dinh vệ, thông kinh lạc, điều hòa chức năng
tạng phủ và lập lại cân bằng âm dương.


21

Tác dụng của XBBH theo YHHĐ
- Tác dụng đối với hệ thần kinh.
- Tác dụng đối với da.
- Tác dụng đối với cơ, gân, khớp.
- Tác dụng đối với hệ tuần hoàn.
- Tác dụng đối với hô hấp, tiêu hóa và quá trình trao đổi chất.
[12],[18]

1.3.3. Tổng quan về liệu pháp Kinh Cân
a. Hệ thống Kinh Cân
Kinh Cân là một bộ phận của hệ thống kinh lạc, nơi mà kinh khí của
12 kinh mạch giao hội, phân tán và liên hệ với cơ, khớp. Kinh Cân chính là
phần của các đường kinh đi ở cân - thịt ngoài cơ thể. [5]Tên của Kinh Cân
cũng giống tên của Kinh Chính chỉ khác là thêm chữ Cân ở đầu. Thí dụ: Kinh Cân
Thủ Thái Dương, Kinh Cân Túc Dương Minh …
Vận hành của Kinh Cân: Vận hành từ tay chân lên thân mình, cổ, đầu,
thường phân bố ở chân tay, thân, khoang bụng và ngực. Kinh dương đi ở mặt
ngoài, kinh âm đi ở mặt trong của chân tay, đi vào khoang bụng, ngực, nhưng
không đi vào tạng phủ, khác với 12 Kinh Chính là ở cả trong lẫn ngoài và khác
với Kinh Biệt là chú trọng vào tạng phủ.
Nếu theo đường vận hành của Kinh Cân từ chỗ bắt đầu đến chỗ chấm
dứt thì Kinh Cân đa số bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân, đi qua những chỗ
khớp xương cổ tay, khuỷu tay, nách, vai, mắt cá, đầu gối, đùi háng, rồi sau đó
chia ra ở ngực, lưng, cuối cùng đến đầu và mình – khác hẳn với sự bắt đầu và
chấm dứt, hoặc lên xuống của 12 Kinh Chính, cũng như khác với Kinh Biệt là
bắt đầu từ khuỷu tay, đầu gối trở lên.
b. Biểu hiện bệnh lý của Kinh Cân
Kinh Cân có nhiều nhánh nhỏ gọi là Tôn Lạc ở ngoài da. Khi tà khí từ
bên ngoài xâm nhập vào Tôn Lạc rồi vào Kinh Cân. Khi Vệ khí suy thì tà khí
sẽ chuyển vào Kinh Chính và tạng phủ. Tiến trình này không nhất định mà tùy


22

thuộc vào Vệ khí. Nếu Vệ khí trong Kinh Chính mạnh thì tà khí chỉ ở Kinh
Cân, đôi khi gây rối loạn ở cơ và xương.
Vì Kinh Cân ở phần bên ngoài – vệ, liên hệ nhiều đến gân cơ, vì vậy
khi tà khí xâm nhập vào Kinh Cân thì phần gân cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất,

gân cơ chủ sự chuyển động, do đó biểu hiện bệnh lý chung của Kinh Cân là
gân cơ đau nhức, co rút hoặc mềm nhão gọi là các điểm cân kết.
Điểm cân kết thường tập trung nhiều ở điểm bắt đầu và kết thúc các cơ,
điểm góc, điểm giao nhau, điểm ma sát, lồi củ xương nhỏ, các đầu xương tự
do, xung quanh khớp và các nút da. “Điểm cân kết” là huyệt trong Kinh Cân,
nó có đặc trưng là cực kỳ nhạy cảm đau khi ấn, được xác định là nơi tổn
thương. Điểm này có hình thù có thể được tìm được, có quy luật phân bố,
khác với "điểm đau" của huyệt theo kinh lạc hay A thị huyệt. Đến nay người
ta đã xác định được 208 huyệt theo Kinh Cân – điểm cân kết [19].
“Phương pháp xác định điểm tổn thương theo Kinh Cân” có đặc điểm
nhạy, ổn định, chính xác. Trên lâm sàng phối hợp chặt chẽ 2 tay xúc chẩn, tiếp
cận một cách đa chiều để nhanh chóng xác định vị trí Kinh Cân tổn thương.
Đặc tính và quy luật phản ứng dây chuyền của nó vừa đơn giản vừa dễ áp
dụng.
c. Liệu pháp Kinh Cân
Mục đích điều trị của liệu pháp Kinh Cân là thư cân. Học thuyết Kinh Cân
gồm tổ chức hệ thống cấu trúc hình thái, chức năng sinh lý, bệnh nguyên, bệnh
lý, hội chứng lâm sàng, chẩn đoán, nguyên tắc và các phương pháp điều trị.
Theo nghĩa rộng thì liệu pháp Kinh Cân bao gồm tất cả các phương
pháp điều trị dựa trên lý thuyết về Kinh Cân như: Châm cứu, xoa bóp, hỏa
châm, đao châm, trường viên châm, cạo gió, cứu.
Liệu pháp Kinh Cân được xác định trong sách “Linh khu – Chương
Kinh Cân” nói rằng: “Trị tại phiến châm kiếp thích, dĩ tri vô số, dĩ thống vi
huyệt” làm cơ sở lý luận, áp dụng tổng hợp thủ pháp Kinh Cân, châm cứu
Kinh Cân, giác hơi theo Kinh Cân và điều trị bằng thuốc dựa trên cơ sở lý


23

thuyết Kinh Cân để đạt được thư kinh thông lạc, điều hòa khí huyết, giải

kinh chỉ thống. Nguyên tắc chọn huyệt dĩ thống vi huyệt nghĩa là chọn
huyệt theo điểm đau [20].
Đời Kim trong cuốn “Châm cứu Giáp Ất kinh” Hoàng Phủ Mật mô tả
chi tiết toàn bộ nơi bắt đầu kết thúc, tuần hành phân bố, bệnh lý, và nguyên
tắc chữa bệnh của hệ thống Kinh Cân [21].
Năm 2002, Vi Quý Khang đúc kết nhiều năm thực hành lâm sàng
viết cuốn sách “Liệu pháp Kinh Cân” trong đó giới thiệu chi tiết hệ thống
về lý luận Kinh Cân [22].
Năm 2010, Lý Hồng và Lý Tiệp trong bài thảo luận “Đặc điểm thực
tiễn trên lâm sàng Liệu pháp Kinh Cân của Y học dân tộc Choang” nhận thấy
về phương diện điều trị, dựa trên "Choang y lý cân thuật" của Y học dân gian
dân tộc Choang, bao gồm các thủ pháp Lý cân, Trảo cân, Niết cân, Phách đả
cơ cân, phối hợp các liệu pháp khác như châm cứu, giác hơi. Điều này cho
thấy liệu pháp hàm chứa hệ thống lý thuyết đa chiều mang tính quy luật phân
bố của các khái niệm "Điểm", "Tuyến", "Diện". Đem khái niệm kinh điển "Dĩ
thống vi du" (lấy điểm đau làm huyệt) biến đổi thành "Dĩ táo vi du" (lấy điểm
co cứng làm huyệt) kết hợp bốn liệu pháp: "Choang y Kinh Cân thủ pháp +
Choang y Kinh Cân Châm thích pháp + Choang y Kinh Cân Bạt quán pháp +
Phụ trợ liệu pháp", kết cấu sáng tạo thành một hệ thống chẩn đoán điều trị
mới gọi là “Hệ thống tổng hợp các thủ pháp điều chỉnh chỉnh thể” giải tỏa
điểm co cứng, phát huy đầy đủ hiệu quả điều trị của một phương pháp dựa
trên thành tựu hiệu quả điều trị kết hợp của nhiều phương pháp khác đạt công
hiệu điều trị lý tưởng "Tiêu bản tịnh giải" (giải quyết được cả gốc lẫn ngọn)
của hệ thống lý thuyết "Kết giải tắc tùng" (giải tỏa điểm co cứng thì gân thư
giãn", "Cân tùng tắc thuận" (gân thư giãn thì hoạt động thuận lợi), "Cân thuận
tắc động" (gân hoạt động thuận lợi thì năng động), "Cân động tắc thông" (gân
năng động thì mọi thứ hanh thông), ấy gọi là khái niệm "Tùng nhất Thuận
nhất Động nhất thông" vậy. Đặc điểm đó chính là nguyên tắc duy trì việc điều
trị thấu tới điểm phát bệnh, khiến gân cơ sau khi được giải kết, vị trí các điểm



24

co cứng sẽ phát lộ rõ ràng, lúc ấy người thầy thuốc mới kết hợp các thủ pháp
châm cứu mới như "Cố táo hành châm", “Nhất khổng đa châm”, "Cục bộ đa
châm", "Thấu châm xuyên thích", "Di hành điểm thích", "Tận cân phân
thích", "Khinh điểm thích lạc" một cách linh hoạt, đạt đến tác dụng giải tỏa
một cách hệ thống các điểm co cứng Kinh Cân, tiêu tan các điểm co cứng trên
thân thể người bệnh nhằm phục hồi sức khỏe [19].
d. Các thủ pháp điều trị bệnh của liệu pháp Kinh Cân
Châm cứu theo Kinh Cân (liệu pháp châm cứu tiêu táo) sử dụng một
loạt các phương pháp châm cứu tác dụng lên vùng “táo kết” của bệnh Kinh
Cân tức là các vùng có gân cơ co cứng, có tác dụng thư cân tiêu táo giải kết
để mục tiêu điều trị “khứ táo trừ bệnh”.
Cách châm: Sau khi sát khuẩn, dùng ngón tay cái cố định điểm cân kết,
châm nhanh vào điểm cân kết, đạt tới phần đáy của điểm cân kết, nhấc kim
lên xuống, thay đổi hướng kim để đạt đắc khí.
Xoa bóp theo Kinh Cân (thủ pháp lý cân) là việc sử dụng phương pháp
điều trị bằng tay tác động trực tiếp lên hệ thống cân cơ làm cho cân cơ từ
trạng thái bệnh lý cân cơ tấu lý co cứng, khí huyết trở trệ chuyển sang trạng
thái sinh lý khí huyết lưu hành thông suốt.
Cách làm: Sau khi tìm thấy tổn thương, kết hợp ngón tay cái với khuỷu
tay tiến hành các động tác bấm, điểm, bật, phát theo hướng từ xa đến gần,
cường độ nhẹ rồi tăng dần, mục đích giải kiết tiêu táo làm chỗ cân kết mềm,
giãn ra, giảm cảm giác ấn đau cục bộ.
Các liệu pháp Kinh Cân khác: Tương tự như liệu pháp châm cứu “tiêu táo”
các phương pháp điều trị giác hơi, cứu, cạo gió dựa trên nền tảng lý luận về Kinh
Cân, tác dụng lên vùng “táo kết” của bệnh Kinh Cân, có tác dụng tiêu táo giải kết
đều là các phương pháp điều trị hiệu quả của liệu pháp Kinh Cân [23]
1.2.4.3. Điều trị TVĐĐ CSTL bằng kéo giãn cột sống thắt lưng.

Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh.
* Tác dụng cơ học:
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm.
- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống.
- Giảm chèn ép rễ thần kinh.


25

* Tác dụng lâm sàng:
- Giảm hội chứng đau cột sống.
- Giảm hội chứng chèn ép rẽ thần kinh.
- Giảm cong vẹo cột sống.
- Giảm co thắt cơ.
- Tăng khả năng vận động và tính linh hoạt của cột sống,
* Các hình thức kéo giãn:
- Kéo giãn bằng lực tự trọng.
- Kéo giãn bằng lực đối trọng.
- Hệ thống kéo giãn dưới nước.
- Kéo giãn trên hệ thống bàn – máy kéo:
+ Ngày nay hệ thống kéo giãn cột sống dựa trên nguyên lý bàn trượt hiên
đại đã được áp dụng rộng rãi: Máy Eltract (Hà Lan); ITO ( Nhật Bản)…
+ Các máy kéo giãn này có một bàn kéo và một máy kéo. Bàn kéo gồm
một phần cố định và một phần di động trượt trên hệ thống bánh xe, có kèm
theo một khóa cố định phần bàn trượt khi cần thiết. Máy được điều chỉnh tự
động theo các chế độ kéo: kéo liên tục hay kéo ngắt quãng, có lực thềm, lực
kéo, tốc độ kéo và có nút tắt tự động để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
+ Có sử dụng bàn tách tự động trên hệ thống con trượt nên có thể loại bỏ
được lực ma sát giữa cơ thể và phần mặt bàn.
[12], [24], [25], [26]

1.4. Tình hình nghiên cứu điều trị đau dây thần kinh tọa trong nước và
trên thế giới
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Âm Kiếm Bình (2005) sử dụng điện châm kết hợp với châm cứu, giác
hơi điều trị 56 bệnh nhân đau thần kinh tọa, tỷ lệ có hiệu quả là 96,4% [27].
Chu Lợi (2005) sử dụng điện châm kinh Bàng quang, kinh Đởm kết hợp
với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang điều trị 43 bệnh nhân thần kinh tọa,
tỷ lệ có hiệu quả là 97,44% [28].
Dương Thôi Phương (2013) sử dụng Hoàn tam châm điều trị đau dây
thần kinh tọa cho 174 bệnh nhân thấy 55/56 bệnh nhân đau dây thần kinh tọa
nguyên phát tỷ lệ có hiệu quả là 99,3%. 112/118 trường hợp đau dây thần kinh
tọa thứ phát có hiệu quả, tỷ lệ 94,1% [29].


×