Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tập hộ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.63 KB, 19 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi
thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp
nhận thực tập. Các nội dung trong báo cáo là trung
thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Xác nhận của cán bộ hướng
dẫn thực tập

Tác giả báo cáo thực tập


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ Ban nhân dân


MỞ ĐẦU
Đăng ký hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực
hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người,
quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học,
phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hôi,
quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộ tịch của con
người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám
hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và được quản lý chặt
chẽ. Việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký hộ tịch một cách thuận tiện, kịp thời,
chính xác còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sự quan tâm, chăm lo của
Nhà nước đối với công dân của mình. Đối với mỗi cá nhân, đăng ký hộ tịch là một
trong những cách thức để thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản, như: quyền được
đăng ký khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn, quyền nuôi con nuôi hoặc được
nhận làm con nuôi…Công tác đăng ký hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan
trọng của nó trong tiến trình phát triển xã hội.
Qua thời gian học tập ở Trường và thực tập tại UBND xã xuân Quang đã giúp


em nhận thức được những nhiệm vụ, hoạt động của UBND xã. Nhưng điều em tâm
đắc nhất là công tác hộ tịch vì công tác này giúp em củng cố thêm phần kiến thức, có
nhiều kinh nghiệm và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về bài học và
thấy được những thiếu sót của bản thân trong quá trình thực tập. Để đánh giá đúng
thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp phù hợp, em chọn đề tài “Hoạt động
đăng ký hộ tịch ở UBND xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - thực
trạng và giải pháp” làm báo cáo thực tập.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ HỘ
TỊCH CỦA UBND CẤP XÃ
I.

Các khái niệm
1. Khái niệm hộ tịch

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi
sinh ra đến khi chết. Đó là các sự kiện: sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con, thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân
tộc; xác định lại giới tính, đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các sự việc
sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; ly hôn; xác định lại cha, mẹ, con, thay đổi quốc
tịch; mất tích; mất năng lực hành vi dân sự; hủy việc kết hôn trái pháp luật, hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; những sự kiện khác do pháp luật quy
định
Như vậy, Luật Hộ tịch đã ấn định nội hàm pháp lý đối với thuật ngữ “hộ tịch”
chính là các sự kiện cơ bản xảy ra đối với mỗi cá nhân con người từ khi sinh ra cho
đến khi chết đi, các sự kiện cơ bản này cho phép xác định tình trạng nhân thân với các


quyền và nghĩa vụ tương ứng với sự kiện hộ tịch cụ thể. Với định nghĩa pháp lý trên

hộ tịch không còn là những phương tiện, công cụ để lưu trữ các thông tin cá nhân của
một người nữa, mà nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Do vậy,
hộ tịch với tư cách là sự kiện cơ bản khi xảy ra đòi hỏi phải được đăng ký với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, chính xác và đăng ký tại
một nơi theo đúng quy định.
2. Khái niệm đăng ký hộ tịch
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014: "Đăng ký hộ tịch là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch
của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
II.

Mục đích chung của hoạt động đăng ký hộ tịch

Mục đích chính của đăng ký hộ tịch là để tạo ra hệ thống pháp luật được sử dụng
để thiết lập và bảo hộ việc thực hiện các quyền con người của công dân. Tạo cơ sở
pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công
dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho
việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
của đất nước. Việc đăng ký hộ tịch là công việc giúp cho công dân có các giấy tờ xác
nhận của Nhà nước về hộ tịch, trên cơ sở đó Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quan
hệ đó.
Mục đích thứ hai là tạo ra một nguồn dữ liệu cho việc biên soạn các số liệu thống
kê quan trọng, phục vụ cho hoạt động thống kê dân cư của nhà nước.Đăng ký hộ tịch
là phương thức để Nhà nước quản lý dân cư đồng thời phục vụ cho các hoạt động quản
lý trong các lĩnh vực quan trọng khác như: an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình…Các số liệu thống kê về hộ tịch là rất
cần thiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách kinh tế - xã
hội… Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi người.
III.


Cơ quan đăng ký hộ tịch cấp xã

Bộ phận Tư pháp-Hộ tịch do UBND cấp xã thành lập, do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã chỉ đạo, phụ trách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận,
giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo
dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
Phạm vi đăng ký hộ tịch tại bộ phận Tư pháp-Hộ tịch của UBND xã như sau:
Đăng ký sự kiện hộ tịch gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; Khai
tử cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin
hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định ghi như vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ
tịch của các nhân:Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính;
Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật,
công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người


mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Xác nhận hoặc ghi vào
Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt
Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng
thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công
dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng
thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn
định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
IV.

Cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận tư pháp - hộ tịch
1. Cơ cấu, tổ chức

Bộ phận tư pháp - hộ tịch xã bao gồm trưởng bộ phận tư pháp - hộ tịch xã và công
chức làm công tác tư pháp - hộ tịch.
Trưởng bộ phận tư pháp - hộ tịch cấp xã do chủ tịch UBND xã bổ nhiệm, miễn
nhiệm
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Công chức tư pháp- hộ tịch có nhiệm vụ,quyền hạn sau:
Thứ nhất, thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã,
phường, thị trấn xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch;
Thứ hai, thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự
kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân bị chi phối bởi phong tục, tập quán
hoặc điều kiện đi lại khó khăn, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có lịch định kỳ đến
tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh;
Thứ ba, chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã, phường, thị trấn về những sự kiện
hộ tịch phát sinh trên địa bàn, mà không được đăng ký hoặc đăng ký không đúng sự
thật, sai sự thật;
Thứ tư, giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm
vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường
hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công
chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch
UBND cấp xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI
UBND XÃ XUÂN QUANG
I.

Đặc điểm tình hình chung của xã Xuân Quang
Xã Xuân Quang là xã vùng thấp, nằm ở phía đông của huyện Bảo Thắng. Diện tích
toàn xã là 58,22 Km2.
- Phía Đông tiếp giáp với xã Điện Quan của Huyện Bảo Yên;
- Phía Tây tiếp giáp với hai xã Thái Niên và Phong Niên;

- Phía Nam tiếp giáp với thị trấn Phố Lu;
- Phía Bắc tiếp giáp với địa phận các xã của huyện Bắc Hà.


Toàn xã có tới 3.148 hộ và 12.065 khẩu gồm 14 dân tộc anh em chung sống, đời
sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, kết hợp với buôn
bán kinh doanh dịch vụ.
II. Khái quát về bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ
Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của UBND xã Xuân Quang tiếp nhận, giải quyết các
yêu cầu của công dân trong ba lĩnh vực chính tương ứng với các lĩnh vực đó là các
công chức chuyên môn của từng lĩnh vực đó là: Địa chính; Tư pháp- Hộ tịch và Văn
phòng
Sơ đồ bố trí bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của UBND xã Xuân Quang:
Ghế chờ

Ghế chờ

Ghế chờ

Lối vào

Ghế chờ

Tủ sách
PL
Nội quy
tiếp dân
Tủ sách
PL
Ghế chờ


Cc địa chính

Ghế chờ

Ghế chờ

tịch

Tủ hồ sơ

Ghế chờ

Ghế chờ

Cc địa chính Cc tư pháp hộ Cc tư pháp hộ tịch

Tủ hồ sơ
III.

Ghế chờ

Cc văn phòng
Cc văn phòng

Tủ hồ sơ

Tủ hồ sơ

Việc thực hiện các quy định chung của pháp luật về công tác đăng kí hộ

tịch của UBND xã Xuân Quang
1. Quy trình tiếp nhận đăng ký hộ tịch

Quy trình tiếp nhận và xử lí hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế
một của ở UBND xã Xuân Quang:

Tổ chức,
công dân
nộp hồ sơ

(1)

Bộ phận tiếp
Công chức
(2)
nhận và trả
chuyên môn
kết quả
xử lý

(5)

(3) Lãnh đạo ký

duyệt hồ sơ

(4)

1.1. Thành phần tham gia quy trình gồm:
 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

-Chức năng: Nhận hồ sơ từ tổ chức, cá nhân chuyển cán bộ chuyên môn xử lý.
-Thành phần:
+) Công chức địa chính: Bàn Văn Hùng; Lý Thị Hương Tuyết


+) Công chức Tư pháp-hộ tịch: Bùi Việt Tuấn; Phạm Thùy Dương
+) Công chức văn phòng: Nguyễn Thị Thu Hằng; Trần Thị Thúy

 Cán bộ - công chức chuyên môn xử lý
- Chức năng: nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tiến hành xử lý trước
khi trình lãnh đạo ký.
- Thành phần:
+) Công chức Tư pháp-hộ tịch: Bùi Việt Tuấn; Phạm Thùy Dương

 Lãnh đạo UBND
Công chức chuyên môn sau khi thẩm định trình lãnh đạo ký hồ sơ.
- Thành phần:
+) Nguyễn Viết Khoản - Chủ tịch
+) Trần Đức Khải - Phó chủ tịch
+) Phạm Quốc Vương - Phó chủ tịch
1.2.

Trình tự thực hiện việc đăng ký hộ tịch

Bước 1:
Người dân có yêu cầu giải quyết công việc liên quan đến hộ tịch như: đăng kí khai
sinh, đăng kí khai tử, đăng kí nhận nuôi con nuôi... sẽ tự tìm hiểu về thủ tục và các
giấy tờ có liên quan đến vấn đề của mình, hoặc khi đến trình bày tại bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả theo cơ chế một cửa, các công chức chuyên môn sẽ tư vấn cho công dân
các giấy tờ , thủ tục cần thiết phù hợp với yêu cầu của công dân.

Bước 2:
Công chức tư pháp - hộ tịch thụ lý hồ sơ, hoàn chỉnh hồ sơ và hẹn thời gian trả hồ
sơ với người dân.
Bước 3
Sau khi hồ sơ đã hoàn chỉnh, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch hoặc Phó
chủ tịch ký
Bước 4:
Sau khi lãnh đạo ký duyệt, chuyển hồ sơ sang cho bộ phận văn phòng đóng dấu để
đảm bảo tính pháp lý, ghi số vào sổ của xã để phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ.
Bước 5:
Đến hạn trả hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch tiến hành trả hồ sơ cho công dân tại
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.


2. Thủ tục thực hiện đăng ký các sự kiện hộ tịch
2.1. Đăng ký khai sinh
2.1.1. Đăng ký khai sinh mới
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký
khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông
hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có
trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Người đi khai sinh cần chuẩn bị những giấy
tờ sau:
 Giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy
tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử
dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh;
trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết
hôn.
 Giấy tờ phải nộp:

- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn
bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì
phải có giấy cam đoan về việc sinh;
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan
có thẩm quyền lập.
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác
nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực
hiện việc đăng ký khai sinh.
Người đi đăng ký nộp các giấy tờ trên tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
UBND xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng kí khai sinh
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đã đầy đủ và phù
hợp, công chức Tư pháp - Hộ tịch tiến hành ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch; cập
nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định
danh cá nhân. Công chức Tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên
vào sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai
sinh
2.1.2. Đăng ký lại khai sinh
Người đi khai sinh lại phải xuất trình các giấy tờ như các giấy tờ cần xuất trình khi
đi khai sinh mới. Ngoài ra, người đi khai sinh lại cần nộp các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký lại khai sinh theo mẫu, trong đó có cam đoan của người yêu cầu
về việc đã đăng ký khai sinh nhưng không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh.
- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu
khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm:
+ Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao
được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).


+ Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước

năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.
+ Trường hợp người yêu cầu không có giấy tờ trên thì giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai
sinh: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu,
Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận,
Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền
cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm
sinh của cá nhân; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ
nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người
yêu cầu đăng ký khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ
có lợi để đăng ký khai sinh thì việc đăng ký khai sinh không có giá trị pháp lý.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức,
người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ
đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực
hiện việc đăng ký lại khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ,
con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải
công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy
quyền.
2.2. Đăng ký kết hôn
2.2.1. Đăng ký kết hôn mới
Hai bên nam nữ đi đăng ký kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
 Giấy tờ phải xuất trình:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một
Tờ khai đăng ký kết hôn;
- Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có
thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký
thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn

 Giấy tờ phải nộp
-Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ
khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử
dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
- Sổ hộ khẩu.
- Trường hợp kết hôn lần hai thì phải nộp kèm theo quyết định ly hôn của Tòa Án.
Người đi đăng ký nộp các giấy tờ trên tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
UBND xã nơi cư trú của người đi đăng ký kết hôn
Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy
định, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường
hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch
ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, hướng dẫn hai bên nam, nữ ký vào Giấy


chứng nhận kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2.2.2. Đăng ký lại kết hôn
Người đi đăng ký lại kết hôn bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ như khi đăng ký
kết hôn mới cần phải nộp các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký lại kết hôn theo mẫu;
- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao
Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên
quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2.3. Đăng ký giám hộ
Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người
khác thực hiện việc đăng ký giám hộ. Người thực hiện việc đăng ký giám hộ cần
chuẩn bị những giấy tờ sau:
 Giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy
tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử

dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ
 Giấy tờ phải nộp
- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
- Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp
đăng ký giám hộ cử.
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật
dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người
cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc
cử một người làm giám hộ đương nhiên.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực
hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con,
vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải
công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy
quyền.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng
ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cùng
người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục
đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
2.4. Đăng ký nhận cha, mẹ con
Người đi đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
 Giấy tờ phải xuất trình
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy
tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử
dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ,
con.
 Giấy tờ phải nộp



- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
- Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ
mẹ, con gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền
xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa,
đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản
cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người
thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ,
con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết
thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên
đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp Trích
lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.
2.5. Đăng ký khai tử
2.5.1. Đăng ký khai tử mới
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ
hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường
hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Người có yêu cầu đăng ký khai tử trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người
khác thực hiện việc đăng ký khai tử. Người thực hiện việc đăng ký khai tử cần chuẩn
bị những giấy tờ sau:
 Giấy tờ phải xuất trình
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy
tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử
dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất
trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
 Giấy tờ phải nộp
- Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu;
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực
hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con,
vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải
công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy
quyền.
Người đi đăng ký nộp các giấy tờ trên tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
UBND xã nơi cư trú của cuối cùng của người chết.
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu thấy thông tin khai tử đầy đủ và
phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì ký Trích lục khai
tử cấp cho người có yêu cầu; công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử,
cùng người đi đăng ký khai tử ký tên vào Sổ.


2.5.2. Đăng ký lại khai tử
 Giấy tờ phải xuất trình
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy
tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử
dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại khai tử; Trường
hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực
giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
 Giấy tờ phải nộp
- Tờ khai đăng ký lại khai tử theo mẫu;
- Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy

chứng tử trước đây được cấp hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội
dung chứng minh sự kiện chết.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực
hiện việc đăng ký lại khai tử. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ,
con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải
công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy
quyền.
2.6. Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung
thông tin hộ tịch cho công dân
Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch trực tiếp thực hiện
hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải
chính, bổ sung hộ tịch cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
 Giấy tờ phải xuất trình
+ Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy
tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử
dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính,
bổ sung hộ tịch.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải
chính, bổ sung hộ tịch.
 Giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo
mẫu.
+ Giấy tờ làm căn cứ thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch.
+ Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đối
với trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của
người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải
có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định đối với
yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch; ngay trong ngày làm việc đối với yêu cầu bổ sung

hộ tịch; nếu thấy việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy
định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
đồng ý giải quyết thì ký Trích lục hộ tịch tương ứng (Trích lục thay đổi hộ tịch/Trích
lục cải chính hộ tịch/Trích lục bổ sung hộ tịch) cấp cho người yêu cầu; công chức tư


pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch vào Sổ đăng ký thay
đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; cùng người yêu cầu ký vào Sổ.
Trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch liên quan đến Giấy khai
sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi,
cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn; bổ sung thông tin hộ
tịch vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
IV. Kết quả thực hiện hoạt động đăng ký hộ tịch của UBND xã Xuân Quang từ
01/2015 đến 07/2019
1. Đăng ký khai sinh
Theo thống kê, hoạt động đăng ký khai sinh tại UBND xã Xuân Quang từ 01/2015 đến
07/2019 như sau:
Năm
Tổng
số

2015
2016
2017
2018
01/201907/2019

212
210

198
205
112

Đăng ký mới
Chia theo dân Chia theo giới
tộc
tính
Dân
Dân
Nam
Nữ
tộc
tộc
kinh
khác
146
66
148
64
142
68
130
80
125
73
112
86
135
70

126
79
62
50
70
42

Chia theo thời
điểm đăng ký
Đúng
Quá
hạn
hạn
185
183
170
174
99

27
27
28
31
13

Đăng
ký lại

745
801

841
943
401

Nhìn vào số liệu thống kê trên có thể thấy, hoạt động đăng ký khai sinh tại UBND
xã Xuân Quang khá tốt, người dân phần lớn đã hiểu biết được tầm quan trọng của việc
đăng ký khai sinh do đó đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đăng ký khai
sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận người dân do vẫn chưa nắm bắt rõ được
quy định của pháp luật về Luật Hộ tịch do đó dẫn đến tình trạng đi đăng ký quá hạn,
cũng có trương hợp do chưa đủ tuổi kết hôn, và ngại các thủ tục sau này khi nhận cha
nên người dân chấp nhận đăng ký khai sinh muộn cho con để khi khai sinh có cả tên
cha và tên mẹ.
Số lượng đăng ký lại khai sinh cũng là một con số đáng quan tâm, phần lớn là do
lỗi của phía người dân, người dân đến đăng ký lại khai sinh chủ yếu với lý do làm mất
giấy khai sinh
2. Đăng ký kết hôn
Theo thống kê, hoạt động đăng ký kết hôn tại UBND xã Xuân Quang từ 01/2015
đến 07/2019 như sau:
Năm
Tổng số

2015

94

Đăng ký mới
Kết hôn lần Tuổi kết hôn trung bình lần
đầu (cặp)
đầu
Nam

Nữ
81

22.45

21.01

Đăng ký
lại

18


2016
2017
2018
01/20197/2019

102
95
92
51

86
80
72
42

22.05
23.05

24.66
23.72

20.5
20.21
21.03
20.01

15
11
11
6

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy được kết quả của công tác tuyên truyền, vận
động người dân thực hiện đúng theo quy định của pháp luật của các công chức hộ tịch
của UBND xã Xuân Quang. Số lượng đăng ký lại cũng không nhiều, nguyên nhân chủ
yếu vẫn là do người dân làm mất.
3. Đăng ký khai tử
Theo thống kê, hoạt động đăng ký khai tử tại UBND xã Xuân Quang từ 01/2015
đến 07/2019 như sau:
Năm

Đăng ký mới
Tổng số

Chia theo độ tuổi
Dưới 1
tuổi

2015

2016
2017
2018
01/20197/2019

84
78
80
72
38

0
0
0
0
0

Từ 1
tuổi đến
dưới 5
tuổi
4
1
2
0
2

Từ 5
tuổi trở
lên

80
77
78
72
36

Chia theo thời
điểm đăng ký
Đúng
Quá hạn
hạn
50
47
49
41
25

34
30
31
31
13

Đăng
ký lại

0
0
0
0

0

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy phần nhiều người dân đã tiến hành đăng ký
khai tử đúng hạn tuy nhiên cũng khá nhiều trường hợp đăng ký quá hạn, lý do vẫn chủ
yếu là do người dân chưa nắm bắt được thời hạn đi đăng ký khai tử, hoặc do khi cần
dùng đến, người nhà mới bắt đầu đi khai tử.
4. Các việc hộ tịch khác
Theo thống kê, hoạt động đăng ký các việc hộ tịch khác tại UBND xã Xuân Quang
từ 01/2015 đến 07/2019 như sau
Năm

2015

Thay đổi, cải chính,
bổ sung thông tin
hộ tịch
Tha Cải
Bổ
y đổi chín sung
hộ
h hộ thôn
tịch tịch g tin
hộ
tịch
6
6
3

Nhậ
n

cha,
mẹ,
con

Đăn
g ký
giám
hộ

0

1

Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch
khác
Thay
đổi
quốc
tịch

Nuôi
con
nuôi

Ly
hôn/hủy
việc kết
hôn

Các

thay
đổi hộ
tịch
khác

0

0

0

0


2016
7
5
2
1
0
0
1
0
0
2017
5
2
0
0
0

0
1
0
0
2018
9
7
1
0
0
0
2
0
0
01/20193
1
0
0
1
0
0
0
0
7/2019
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, hoạt động đăng ký các việc hộ tịch khác như
ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật...là
không có. Các việc hộ tịch khác tuy có nhưng số lượng cũng không đáng kể. Điều này
chứng minh cho sự tân tâm, tận lực hoàn thành tốt trách nhiệm của của các công chức
Tư pháp- Hộ tịch của UBND xã Xuân Quang trong công tác đăng ký hộ tịch.
CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ, HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN

THIỆN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
I. Hiệu quả và hạn chế của hoạt động đăng ký hộ tịch tại UBND xã Xuân
Quang
Công chức thực hiện công tác hộ tịch luôn được bố trí đủ thường xuyên giải quyết
kịp thời cho tổ chức, cá nhân; tạo được sự hài lòng, đồng tình cao đảm bảo đúng quy
trình ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, phù
hợp với quy định pháp luật, giải quyết thủ tục nhanh, gọn, đúng hẹn, không gây phiền
hà, sách nhiễu. Trang thiết bị được bố trí khoa học, đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
được nhiệm vụ công việc, có thái độ vui vẻ hòa nhã tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả
kết quả nhanh gọn, kịp thời, mục đích tạo sự hài lòng cao cho người dân.
UBND xã đã ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử trong đăng ký, quản lý hộ tịch, thực hiện từ giữa năm 2016. Hiệu quả áp dụng
và khai thác đã dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
Hàng năm, phòng tư pháp quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn xã trong đăng ký
quản lý hộ tịch, kịp thời chỉ ra các thiếu sót và hướng dẫn kịp thời sửa chữa, rút kinh
nghiệm.
Qua gần 5 năm thực hiện Luật Hộ tịch, trên địa bàn xã đã đạt được một số kết quả
bước đầu quan trọng, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch từng bước ổn định và đi vào
nền nếp, cơ sở vật chất từng bước được cải thiện. Công chức thực hiện việc đăng ký hộ
tịch đã ý thức được trách nhiệm của mình, người dân đã nhận thức được tầm quan
trọng của giấy tờ hộ tịch nên không tùy tiện sữa chữa, thêm, bớt; tự giác thực hiện đi
đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Đối với Công chức Tư pháp hộ tịch đã xác định rõ được tầm quan trọng của công
tác này nên đã tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi
hành; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, luôn nghiên cứu tìm tòi, học hỏi,
nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn nên việc giải quyết nhanh chóng, chính xác,


theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, do vậy sau 03 năm thực hiện Luật Hộ tịch
trên địa bàn xã không có công dân có đơn gì về trách nhiệm thực hiện của công chức

tư pháp; không có hồ sơ nào chậm giải quyết, các quy trình được thực hiện nghiêm túc
và hiệu quả, được nhân dân ủng hộ và ghi nhận đánh giá cao việc thực hiện Luật Hộ
tịch trên địa bàn xã.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sau gần 5 năm thực hiện Luật Hộ tịch trên địa
bàn xã công tác đăng ký hộ tịch gặp những khó khăn, vướng mắc như:
Trên địa bàn xã còn một số hộ đồng bào dân tộc nhận thức còn hạn chế, nên vẫn
còn tình trạng để đăng sự kiện hộ tịch quá hạn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn hạn
chế vừa làm vừa nghiên cứu. Việc cấp số định danh cá nhân; xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý cũng như giải quyết các thủ tục hành
chính cho người dân chưa được thực hiện đồng loạt trong cả nước...
Trong quá trình triển khai thực hiện liên thông 3 thủ tục hành chính theo quy định
tại thông tư liên tịch 05/2015/TTLT/BTP/BCA/BYT còn khó khăn trong Sự phối hợp
liên ngành còn mang tính hình thức .
II.

Phương hướng hoàn thiện nâng cao hoạt động đăng ký hộ tịch tại địa
phương

Để góp phần nâng cao hoạt động đăng ký hộ tịch, cũng như hoàn thiện hệ thống
pháp luật về lĩnh vực này, em có một số kiến nghị như sau:
Một là, tổng kết những vấn đề vướng mắc phát sinh từ thực tế trong thực hiện đăng
ký hộ tịch nhằm kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để có sự điều chỉnh bổ sung
hoặc hướng dẫn thực hiện thống nhất.
Hai là, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ công chức làm
công tác hộ tịch đáp ứng yêu cầu thực tế.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch.
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho công tác đăng ký, quản lý nhà nước về hộ
tịch được thực hiện một cách chính xác, khoa học, chất lượng và thống nhất trong
phạm vi toàn quốc. Qua đó sẽ giảm bớt sức lao động thủ công, góp phần tăng năng

suất lao động, tạo sự kết nối dữ liệu, nâng tầm quản lý giữa các cơ quan thực hiện đăng
ký, quản lý nhà nước về hộ tịch.
Bốn là, đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch, hướng tới
hoạt động đăng ký hộ tịch đạt hiệu quả.
Năm là, tăng cường việc trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện
đăng ký hộ tịch giữa các tỉnh, thành phố để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong
việc thực hiện pháp luật liên quan.



KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại UBND xã Xuân Quang, em đã nhận thức được
công tác đăng ký hộ tịch là hết sức quan trọng, đây là cơ sở làm phát sinh, thay đổi
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của công dân, là phương thức cách thức Nhà nước
quản lý dân cư. Thông qua công tác đăng ký hộ tịch cơ quan nhà nước sẽ nắm bắt
được tình hình biến động dân số của địa phương mình từ đó sẽ có cái nhìn tổng thể
hơn cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong tình hình hiện
nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị
hóa diễn ra hết sức phức tạp, lượng dân cư rời đến các đô thị lớn làm ăn sinh sống
ngày càng tăng thì ý nghĩa của việc làm tốt công tác đăng ký hộ tịch đang được hầu hết
các địa phương trong cả nước nói chung cũng như xã Xuân Quang nói riêng hết sức
chú trọng và quan tâm.
Ý thức được vai trò quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, được sự quan tâm
chỉ đạo của các cấp các ngành, bộ phận Tư pháp-Hộ tịch xã Xuân Quang đã từng bước
vượt qua mọi khó khăn trở ngại hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp
phần đảm bảo về trật tự xã hội của địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển
và đi lên của đất nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hộ Tịch 2014;
2. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
3. Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của B ộ Tư pháp Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật hộ tịch;
4. Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Quang (1953-2015)

5. Báo cáo số 125/BC-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2018 của UBND xã Xuân
Quang về Sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các văn bản quy
định chi tiết thi hành;
6. Báo cáo công tác tư pháp năm 2015 của Phòng tư pháp huyện Bảo Thắng;
7. Báo cáo công tác tư pháp năm 2016 của Phòng tư pháp huyện Bảo Thắng;
8. Báo cáo công tác tư pháp năm 2017 của Phòng tư pháp huyện Bảo Thắng;
9. Báo cáo công tác tư pháp năm 2018 của Phòng tư pháp huyện Bảo Thắng;
10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tư pháp quý I năm 2019 của bộ phận Tư
pháp-Hộ tịch xã Xuân Quang;
11. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tư pháp quý II năm 2019 của bộ phận Tư
pháp-Hộ tịch xã Xuân Quang;
12.

/>
13.. />ItemID=475344



×