Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

THỰC TRẠNG mắc TIÊU CHẢY ở TRẺ dưới 5 TUỔI và KIẾN THỨC, THỰC HÀNH của bà mẹ về BỆNH TIÊU CHẢY tại 2 XÃPHƯỜNG THÀNH PHỐ THÁI BÌNH năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.08 KB, 94 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y DC THI BèNH

NGUYN XUN HI

THựC TRạNG MắC TIÊU CHảY ở TRẻ
DƯớI
5 TUổI Và KIếN THứC, THựC HàNH
CủA Bà Mẹ
Về BệNH TIÊU CHảY TạI 2 Xã/PHƯờNG
THàNH PHố THáI BìNH NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

THI BèNH - 2018


B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y DC THI BèNH

NGUYN XUN HI

THựC TRạNG MắC TIÊU CHảY ở TRẻ
DƯớI
5 TUổI Và KIếN THứC, THựC HàNH
CủA Bà Mẹ
Về BệNH TIÊU CHảY TạI 2 Xã/PHƯờNG
THàNH PHố THáI BìNH NĂM 2017
LUN VN THC S Y T CễNG CNG


Mó s: 8720701

Cỏn b hng dn:
1. TS. Phớ c Long
2. PGS.TS. Ngụ Th Nhu


THÁI BÌNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào
tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Y Dược Thái Bình đã trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phí Đức Long
và PGS.TS. Ngô Thị Nhu, các thầy cô đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, truyền
đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Thái
Bình và cán bộ Trạm Y tế phường Trần Lãm, xã Vũ Chính thành phố Thái
Bình đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình triển khai thu
thập số liệu của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình đến những người thân trong gia
đình, những bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi
trong đời sống, học tập và công tác để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Thái Bình, ngày

tháng


Tác giả

Nguyễn Xuân Hải

năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Xuân Hải, học viên khóa đào tạo trình độ cao học, chuyên
ngành Y tế công cộng, của trường Đại học Y Dược Thái Bình xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của: TS. Phí Đức Long
PGS.TS. Ngô Thị Nhu
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Xuân Hải



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDD

Chương trình phòng chống tiêu chảy

CS

Cộng sự

ĐTBKT

Điểm trung bình kiến thức

ĐTĐKT

Điểm tối đa kiến thức

KAP

Knowledge Attitude Practice
(Kiến thức, thái độ, thực hành)

ORS

Oresol: Oral rehydration solution
(dung dịch bù nước bằng đường uống)

SDD

Suy dinh dưỡng


TCC

Tiêu chảy cấp

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

UNICEF

United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1...........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1. Khái niệm và phân loại bệnh tiêu chảy..........................3
1.2. Nguyên nhân tiêu chảy..................................................5
1.3. Tình hình mắc, chết do bệnh tiêu chảy..........................8
1.4. Một số biện pháp xử trí và phòng bệnh tiêu chảy.......11
1.4.1. Xử trí bệnh tiêu chảy tại nhà.................................11
1.4.2. Phòng bệnh tiêu chảy............................................14

1.5. Kiến thức, thực hành của người dân về bệnh tiêu chảy
và phòng bệnh tiêu chảy..............................................17
Chương 2.........................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................21
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu...............21
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu..............................................21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................23
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu.............................................23
2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu........................25
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp
dụng trong nghiên cứu.....................................................26
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................28
2.2.6. Các bước tổ chức triển khai nghiên cứu.................28
2.2.7. Hạn chế sai số........................................................28
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu...............................................29
2.2.9. Hạn chế nghiên cứu...............................................29
Chương 3.........................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................30


3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.......30
3.2. Thực trạng mắc tiêu chảy của trẻ em dưới 5 tuổi........33
3.3. Kiến thức của bà mẹ về bệnh và cách phòng bệnh tiêu
chảy ở trẻ.....................................................................39
Chương 4.........................................................................................................47
BÀN LUẬN....................................................................................................47
4.1. Thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và xử lý của

các bà mẹ có con bị tiêu chảy tại 2 xã/phường thành
phố Thái Bình................................................................47
4.2. Kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh và cách
phòng bệnh tiêu chảy tại địa bàn nghiên cứu..............55
KẾT LUẬN.....................................................................................................66
KIẾN NGHỊ....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nghề nghiệp của bà mẹ được điều tra.............................................30
Bảng 3.2. Tuổi của bà mẹ được điều tra..........................................................30
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của bà mẹ được điều tra......................................31
Bảng 3.4. Số con dưới 5 tuổi của bà mẹ được điều tra...................................31
Bảng 3.5. Nguồn nước hộ gia đình sử dụng trong ăn uống.............................32
Bảng 3.6. Nhà tiêu hộ gia đình sử dụng..........................................................32
Bảng 3.7. Số trẻ dưới 5 tuổi bị mắc tiêu chảy.................................................33
Bảng 3.8. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi bị mắc tiêu chảy theo nhóm tuổi...............33
Bảng 3.9. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi bị mắc tiêu chảy theo giới tính..................34
Bảng 3.10. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy theo nghề nghiệp bà mẹ...34
Bảng 3.11. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy theo trình độ học vấn bà mẹ
.........................................................................................................................35
Bảng 3.12. Cách bà mẹ cho trẻ ăn uống khi bị tiêu chảy (n= 93)...................35
Bảng 3.13. Các loại nước và dung dịch được bà mẹ cho trẻ uống..................36
khi bị tiêu chảy (n= 93)..................................................................................36
Bảng 3.14. Thực hành của bà mẹ cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy (n= 93)
.........................................................................................................................36
Bảng 3.15. Người hướng dẫn bà mẹ cho trẻ uống thuốc khi bị tiêu chảy.......37
Bảng 3.16. Thực hành của bà mẹ xử lý phân trẻ bị tiêu chảy (n= 93)............37

Bảng 3.17. Thực hiện về rửa tay vệ sinh hàng ngày của bà mẹ......................38
Bảng 3.18. Các hành vi vệ sinh ăn uống hàng ngày của bà mẹ......................38
Bảng 3.19. Kiến thức của bà mẹ về cách bảo quản thức ăn............................39
Bảng 3.20. Kiến thức của bà mẹ về cách xử lý thức ăn thừa..........................39
Bảng 3.21. Tỷ lệ bà mẹ biết các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.............40
Bảng 3.22. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân mắc tiêu chảy ở trẻ............41
Bảng 3.23. Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ.....................42


Bảng 3.24. Kiến thức của bà mẹ về cách xử trí khi trẻ tiêu chảy....................43
Bảng 3.25. Kiến thức bà mẹ về tác dụng của gói Oresol................................44
Bảng 3.26. Kiến thức đúng bà mẹ về cách pha và dùng gói Oresol................45
Bảng 3.27. Kiến thức của bà mẹ về nước có thể thay gói Oresol...................45
Bảng 3.28. Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ cần phải đến
cơ sở y tế.........................................................................................................46

DANH MỤC BIỂU ĐÔ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức của bà mẹ về sự nguy hiểm của tiêu chảy ở trẻ (n=657)
.........................................................................................................................40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ có biết về Oresol (n=657).......................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, là nguyên nhân phổ
biến tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số các bệnh gây
tử vong ở trẻ em trên thế giới. Các hậu quả về lâu về dài khác có thể xảy ra do
hay mắc tiêu chảy gồm có thể chất yếu ớt và kém phát triển trí tuệ [43], [45].
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật của

Hoa Kỳ, hàng năm có 76 triệu trường hợp nhiễm khuẩn qua đường thực phẩm
và khoảng 122 triệu trường hợp nhiễm khuẩn cấp lan truyền từ người sang
người. Tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh
dưỡng, khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn sẽ làm tỉ lệ tử
vong cao. Những bệnh viện các nước đang phát triển phải dành khoảng 30%
số giường bệnh cho trẻ bị tiêu chảy, cho thấy rằng tiêu chảy là một gánh nặng
bệnh tật rất lớn về mặt sức khỏe cộng đồng. Hiện nay khoảng 75% các trường
hợp tiêu chảy có thể xác định rõ được nguyên nhân. Đa số các trường hợp
mắc tiêu chảy gắn liền với việc sử dụng thực phẩm không an toàn, nước sinh
hoạt không đảm bảo vệ sinh, tình trạng vệ sinh môi trường thấp kém và sự
thiếu hiểu biết của người dân cũng như hành vi không an toàn cho sức khỏe
của họ [1]. Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình bệnh tiêu chảy có
chiều hướng gia tăng và tiêu chảy cũng là một trong mười bệnh có tỉ suất mắc
và chết cao trong nhiều thập niên qua. Thống kê của bệnh viện Nhi Trung
ương cho biết, trung bình mỗi trẻ bị tiêu chảy 3 lần/năm, nhóm trẻ tại vùng
nông thôn có tỷ lệ mắc cao hơn do ý thức vệ sinh kém, trẻ không được chăm
sóc cẩn thận. Cũng theo thống kê, trung bình trẻ em ở nông thôn bị tiêu chảy
5 - 6 lần/năm. Tại Thái Bình, trong những năm qua tình hình mắc tiêu chảy
còn diễn ra phức tạp, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, nguy cơ tiêu chảy tái phát
là rất cao do mầm bệnh vẫn tồn tại khá lâu trong môi trường và người lành


2

mang bệnh [16]. Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống tiêu chảy
của người dân chưa thực sự đầy đủ do ít được bổ sung, cập nhật kiến thức [8]
[10]. Tình trạng ô nhiễm thực phẩm, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường có
xu hướng gia tăng, thói quen sử dụng các thực phẩm không an toàn, là yếu tố
nguy cơ gây bệnh tiêu chảy và cũng là nguyên nhân gây phát tán dịch một
cách nhanh chóng và nghiêm trọng. Để có thêm những thông tin về thực trạng

này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ
dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy tại 2
xã/phường thành phố Thái Bình” với mục tiêu sau:
1.

Xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi và cách xử trí của bà mẹ
tại 2 xã/phường thành phố Thái Bình năm 2017.

2.

Mô tả kiến thức của bà mẹ về bệnh và phòng bệnh tiêu chảy tại địa
bàn nghiên cứu năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và phân loại bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng cơ thể rối loạn hấp thu nước và điện giải dẫn đến
bài tiết quá mức các thành phần chứa trong ruột. Theo định nghĩa của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) bệnh tiêu chảy là khi bệnh nhân có số lần đi phân lỏng
nhiều hơn 3 lần mỗi ngày hoặc đi ngoài nhiều lần. Trên lâm sàng bệnh được
chia thành 3 loại: tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và lỵ [2], [21].
Tiêu chảy cấp: là đi ngoài phân lỏng ≥3 lần/ngày, kéo dài không quá 14
ngày, thường dưới 7 ngày, đây là thể hay gặp nhất, chiếm 80% có đặc điểm
tiêu chảy phân lỏng, nhiều nước, có thể gây tử vong chủ yếu do mất nước và
điện giải. Thể này là mục tiêu chính của chương trình Quốc gia phòng, chống
bệnh tiêu chảy. Các tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp thường là
Rotavirus, E.coli, Shigella, Vibrio cholerae, Salmonella.

Tiêu chảy kéo dài: là đi ngoài phân lỏng ≥3 lần/ngày, kéo dài trên 14
ngày. Trung bình có 3 - 5% tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài. Bệnh
nhân thường bị sút cân rõ rệt. Lượng phân đào thải lớn gây mất nước nhiều.
Không có tác nhân vi sinh vật riêng biệt nào gây tiêu chảy kéo dài. E.coli,
Shigella có thể có vai trò quan trọng hơn các tác nhân gây bệnh khác.
Hội chứng lỵ: đi ngoài phân lỏng ≥3 lần/ngày với đặc điểm phân nhầy
máu, thường là có sốt. Tốt nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có sự chỉ
định thuốc đặc hiệu tác nhân gây bệnh. Tác hại chính của lỵ là bệnh nhân
chán ăn, sụt cân nhanh, niêm mạc ruột bị tổn thương do sự xâm nhập của vi
khuẩn. Bệnh còn gây các biến chứng khác. Nguyên nhân quan trọng nhất của
lỵ cấp là Shigella, ít gặp hơn là E.coli, Salmonella [21].


4

Bộ Y tế đưa ra định nghĩa: Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ
3 lần trở lên trong 24 giờ (Chú ý: quan trọng là tính chất lỏng của phân, vì nếu
chỉ đi ngoài nhiều lần mà phân bình thường thì không phải là tiêu chảy). Ví
dụ: trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi ngoài phân sệt là bình thường) [2].
Bộ Y tế cũng đưa ra phân loại tiêu chảy như sau [2]:
* Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh
- Tiêu chảy xâm nhập: yếu tố gây bệnh xâm nhập vào liên bào ruột non,
ruột già, nhân lên, gây phản ứng viêm và phá huỷ tế bào. Các sản phẩm này
bài tiết vào lòng ruột và gây tiêu chảy phân máu (Shigella, Coli xâm nhập,
Coli xuất huyết, Campylobacter Jejuni, Salmonella, E.Histolytica).
- Tiêu chảy thẩm thấu: Rotavirus, Giardia lamblia, Cryptospordium bám
dính vào niêm mạc ruột, gây tổn thương diềm bàn chải của các tế bào hấp thu
ở ruột non, các chất thức ăn không tiêu hóa hết trong lòng ruột không được
hấp thu hết sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước và điện giải vào lòng ruột,
gây tiêu chảy và bất dung nạp các chất trong đó có Lactose.

- Tiêu chảy do xuất tiết: phẩy khuẩn tả tiết độc tố ruột, không gây tổn
thương đến hình thái tế bào mà tác động lên hẻm liên bào nhung mao làm
tăng xuất tiết. Có thể cả tăng xuất tiết và giảm hấp thu.
* Phân loại tiêu chảy theo lâm sàng
+ Tiêu chảy cấp phân nước (bao gồm cả bệnh tả)
Là đợt tiêu chảy cấp, thời gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5 - 7
ngày, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính
là mất nước và điện giải. Gây giảm cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được
tiếp tục nuôi dưỡng tốt.
+ Tiêu chảy cấp phân máu (hội chứng lỵ)
Nguy hiểm chính là phá huỷ niêm mạc ruột và gây tình trạng nhiễm
trùng, nhiễm độc. Nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng và gây


5

mất nước. Chiếm khoảng 10% - 15%, có nơi 20% tổng số các trường hợp tiêu
chảy. Do vị trí tổn thương của niêm mạc ruột nên tính chất phân có thể khác
nhau, nếu tổn thương ở đoạn trên ống tiêu hóa (ruột non) thì phân có nhiều
nước lẫn máu nhầy (như nước rửa thịt). Nếu tổn thương ở thấp (đại tràng)
phân ít nước, nhiều nhầy máu, có kèm theo mót rặn, đau quặn.
+ Tiêu chảy kéo dài
Là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày, chiếm khoảng 5 - 10%
tổng số các trường hợp tiêu chảy. Nguy hiểm chính là gây suy dinh dưỡng,
nhiễm khuẩn nặng ngoài đường ruột và mất nước. Thường phân không nhiều
nước, mức độ nặng nhẹ thất thường, kèm theo rối loạn hấp thụ nặng hơn tiêu
chảy cấp. Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng (Marasmus hoặc
Kwashiokor). Nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy
tim, thiếu hụt vitamin và vi lượng.
* Phân loại dựa vào nồng độ Natri máu

- Mất nước đẳng trương (Mất nước cùng với mất muối, Na+ máu bình thường).
- Mất nước ưu trương (Mất nước nhiều hơn mất muối, tăng Na+ máu).
- Mất nước nhược trương (Mất muối nhiều hơn mất nước, giảm Na+ máu).
* Phân loại theo mức độ mất nước
- Mất dưới 5% trọng lượng cơ thể: chưa có dấu hiệu lâm sàng.
- Mất từ 5% - 10% trọng lượng cơ thể: gây mất nước từ trung bình đến nặng.
- Mất trên 10% trọng lượng cơ thể: suy tuần hoàn nặng.
1.2. Nguyên nhân tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một hội chứng lâm sàng của nhiều căn nguyên khác
nhau liên quan tới tiêu chảy nhiều lần phân nước, thường kèm theo nôn và sốt
tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Các nghiên cứu hiện nay về nguyên nhân gây
bệnh tiêu chảy cho rằng trên 75% các trường hợp tiêu chảy được xác định rõ
tác nhân gây bệnh, được xếp thành các nhóm chủ yếu sau:


6

* Tác nhân do vi khuẩn
Có rất nhiều chủng loại khác nhau là tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy,
nhưng chủ yếu là một số vi khuẩn sau:
- E.coli: quan trọng là E.coli sinh độc tố ruột gây tiêu chảy ở trẻ trong 3
tuổi đầu của cuộc đời, nhất là ở các nước đang phát triển, ở trẻ em và người
lớn ít gặp. Một nghiên cứu tại Sudan, tác giả cho thấy trong số các tác nhân
gây tiêu chảy trẻ em thì E.coli chiếm 18% [43].
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thoa và Nguyễn Thị Xuân Thu (năm
2012) cho thấy trong 111 trường hợp nhập viện do tiêu chảy thì chủ yếu là trẻ
em dưới 5 tuổi và các trường hợp tiêu chảy này chủ yếu do nhiễm trùng
E.coli, tỷ lệ mắc ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ tập trung ở 6 - 12 tháng chiếm đến
50,5% [35]. Nghiên cứu của tác giả Aria Kusuma và cộng sự cũng cho biết
E.coli ô nhiễm vào thức ăn của trẻ và có thể gây tiêu chảy cho trẻ [46].

- Shigella: là tác nhân quan trọng nhất gây bệnh lỵ, được tìm thấy 60%
các đợt lỵ, có 4 nhóm huyết thanh đó là S.dysenteria, S.feefnery, S.boydi,
S.sonnei.
Theo ước tính trong nghiên cứu tổng quan gần đây của Tổ chức Y tế
Thế giới hàng năm có khoảng 165 triệu lượng người mắc lỵ do Shigella, trong
đó 99% xuất hiện ở các nước đang phát triển và cũng tại các nước này 69%
lượt mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và trong 1,1 triệu người bị tử vong do
nhiễm vi khuẩn Shigella ở các nước đang phát triển thì 61% số ca tử vong là
trẻ em dưới 5 tuổi [65].
Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho thấy kết quả tương tự tại
Hồng Kông từ năm 2003 đến năm 2012 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi do Shigella chiếm
69% và 86% là ở độ tuổi trên 70. Trong số các trường hợp mắc lỵ do Shigella
thì 69% thuộc nhóm S.sonnei, 28% thuộc nhóm S.feefnery, 2% thuộc nhóm
S.boydi và 1% thuộc nhóm S.dysenteria [48].


7

- Campylobacter Jejuni: Gây bệnh chủ yếu ở trẻ em, lây qua tiếp xúc
trực tiếp với phân người, uống nước bị vấy bẩn, uống sữa, ăn phải thực phẩm
ô nhiễm. C.Jejuni gây tóe nước ở hai phần ba trường hợp và một phần ba
trường hợp gây hội chứng lỵ kèm theo sốt.
- Shalmonella không gây thương hàn, do lây từ súc vật nhiễm trùng,
thực phẩm từ động vật bị ô nhiễm mầm bệnh. Tiêu chảy do Shalmonella
thường gây tóe nước đôi khi cũng có biểu hiện như hội chứng lỵ và sốt.
-Vi khuẩn tả (Vibrio cholera 01) có 2 typ sinh vật (typ cổ điển và typ
Eltor), 2 typ huyết thanh (Ogawa và Inaba) có thể gây thành dịch lớn.
* Vi rút Rota (Rotavirus)
Trong số các tác nhân gây bệnh tiêu chảy do các vi sinh vật, thì nguyên
nhân do Rotavirus được cho là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy hiện

nay. Ngoài ra cũng có nhiều vi rút khác như Adenovirus và Norwlkvirus cũng
gây bệnh tiêu chảy. Nghiên cứu của Lê Anh Phong, Phạm Thị Minh Hồng
(2008) nghiên cứu trên 176 bệnh nhân nhi tiêu chảy cấp cho thấy 35,2% bệnh
nhân có Rotavirus trong phân [27].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thảo thấy ở miền Bắc tỷ lệ
nhiễm Rotavirus có xu hướng tăng cao vào các tháng 7, tháng 8 và từ tháng
11 đến tháng 3; cao nhất là tháng 1 chiếm 69,2%; tháng 7 và tháng 8 chiếm
64,5%. Tỷ lệ nhiễm Rotavirus giảm dần vào các tháng mùa hè trong đó thấp
nhất vào tháng 5 (41,7%). Khu vực miền Trung và miền Nam tỷ lệ nhiễm
Rotavirus phân bố đồng đều theo các tháng và tỷ lệ nhiễm tương đối cao từ
42,3% đến 84,1%. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm Rotavirus chiếm tỷ
lệ cao ở trẻ em chiếm 64,6%. Trong đó, nhóm trẻ từ 13 đến 23 tháng tuổi
nhiễm Rotavirus cao nhất chiếm 44,2% trên tổng số trẻ [34]. Nghiên cứu của
một số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ nhiễm Rotavirus chiếm tỷ
lệ cao nhất ở nhóm tuổi từ 12 đến 36 tháng (chiếm 79,2% trên tổng số trẻ
nhiễm Rotavirus trong tiêu chảy cấp) [5], [17], [37].


8

* Ký sinh trùng
Là tác nhân đóng góp một phần quan trọng gây tiêu chảy trẻ em, một số
nguyên nhân chính được xác định như Entamoeba histolytica, Giardia lamblia,
gây tiêu chảy ở trẻ em và ở bệnh nhân gây suy giảm miễn dịch.
* Nấm
Hay gặp hơn cả là Candida albicans loại nấm thường sống ký sinh
trong ống tiêu hóa không gây bệnh tự nhiên mà khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ
gây tiêu chảy (ví dụ như sử dụng kháng sinh kéo dài…).
Các nguyên nhân khác như chế độ ăn không phù hợp, thiếu men tiêu
hóa, biến chứng của một số bệnh khác như sởi, viêm tai giữa… Và không tìm

thấy nguyên nhân chiếm khoảng 25%.
1.3. Tình hình mắc, chết do bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy trẻ em dưới 5 tuổi thường chiếm tỷ lệ cao ở các nước thu
nhập thấp và các nước đang phát triển [49]. Những năm gần đây do sự tiến bộ
trong quản lý bệnh tiêu chảy nên đã làm giảm rất mạnh tỷ lệ chết do bệnh tiêu
chảy. Các phương pháp mới trong điều trị và dự phòng mất nước, cho trẻ em
bú, tiếp tục cho ăn, sử dụng kháng sinh hợp lý đã giảm dần thời gian và tình
trạng bệnh, đồng thời hạ thấp số bệnh nhân. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Gái và cộng sự cho biết tại khoa Nhi bệnh viện Bình Thuận, kiến thức của
các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy 83,8% bà mẹ có kiến thức đúng về
phòng bệnh; 75,4% bà mẹ biết cách pha gói ORS [7].
Nghiên cứu của Christa và cộng sự (2010) cho thấy tỷ mắc tiêu chảy tại
các nước có thu nhập thấp có xu hướng giảm dần, ước tính giảm từ 3,4 vào
năm 1999 xuống còn 2,9 vào năm 2010, tỷ lệ tử vong do tiêu chảy không còn
đứng hàng đầu như những năm 1980 nhưng tử vong do tiêu chảy vẫn chiếm
vị trí cao trong các nguyên nhân tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay tại
các nước đang phát triển [49].


9

Theo WHO và UNICEF có khoảng 2 tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy
trên toàn thế giới mỗi năm và 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy
mỗi năm, chủ yếu là ở các nước phát triển. Trong đó 78% trường hợp chết do
tiêu chảy là ở khu vực Châu Phi và Đông Nam khu vực Châu Á [65]. Bệnh
tiêu chảy vẫn là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật ở trẻ em [15].
Một số nghiên cứu cho thấy có tới 70% tử vong do tiêu chảy ở trẻ em
lứa tuổi dưới 24 tháng và ở các nước đang phát triển [49], [51]. Nguyên nhân
chính của tử vong do tiêu chảy là tình trạng kiệt nước và hậu quả thiếu dinh
dưỡng nặng. Trong 3 thể tiêu chảy: tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và bệnh

lỵ, phần lớn tử vong do tiêu chảy là ở thể tiêu chảy cấp, hầu hết các tác giả
đều thống nhất rằng tỷ lệ mắc và chết do tiêu chảy gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới
5 tuổi, trong đó phần lớn xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc đời. Chỉ số mắc và
chết cao nhất ở nhóm 6 - 11 tháng tuổi [64].
Ở Việt Nam do thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, là một quốc gia đang phát
triển, các điều kiện vệ sinh môi trường vẫn chưa thực sự đảm bảo. Vì vậy, tỷ
lệ mắc tiêu chảy ở Việt Nam vẫn còn tương đối cao, đặc biệt là ở những vùng
nông thôn, những hiểu biết về vệ sinh phòng bệnh cũng như điều kiện sinh
hoạt của người dân sống ở vùng nông thôn còn thấp so với thành thị. Tại Việt
Nam tiêu chảy luôn là một trong mười bệnh có tỉ suất mắc và chết cao trong
nhiều thập niên qua. Các nghiên cứu về tiêu chảy tại Việt Nam tương đối khác
nhau về kết quả, thời gian, địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, tuy
nhiên theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì tỷ lệ mắc tiêu chảy ở Việt
Nam chủ yếu là ở trẻ em ở độ tuổi dưới 5 tuổi [5], [8].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang được thực hiện tại 4.698 hộ gia đình với 19.476 thành viên tại 6 tỉnh,
thuộc 6 vùng sinh thái Việt Nam, năm 2014. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc tiêu
chảy trong 4 tuần của cộng đồng là 3,5%, khá cao ở Hòa Bình, Thái Bình,


10

Thanh Hóa, Đắk Lắk (3,8% - 4,9%) và khá thấp ở Bình Định, An Giang
(1,4% - 1,6%); kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy bệnh tiêu chảy có
liên quan chặt chẽ với độ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh, độ bao phủ nước sạch,
chất lượng nước sinh hoạt, hành vi rửa tay xà phòng, hành vi vệ sinh đảm bảo
an toàn thực phẩm của người dân [11]. Nghiên cứu của Tạ Quang Trầm cho
thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng rất lớn bởi thói quen ăn
uống, vệ sinh cá nhân [38].
Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Tuyết và cộng sự tại bệnh viện Nhi

Đồng II năm 2005 cho thấy tiêu chảy cấp xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (ở nam
là 62,3% và ở nữ là 37,7%), đa số dưới 4 tuổi và bệnh thường xảy ra vào mùa
lễ hội, từ 2 tháng cuối năm trước qua tháng đầu năm sau. Tỷ lệ nhiễm khuẩn
thấp và có sự tương thích giữa chuẩn đoán trên lâm sàng với sự hiện diện của
bạch cầu trong phân [39].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kê và cộng sự tại bệnh viện
Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh (2007) cho thấy trong 200 mẫu bệnh phẩm
của bệnh nhân mắc tiêu chảy nhập viện thì lứa tuổi mắc bệnh tiêu chảy chủ
yếu nằm trong độ tuổi từ 19 đến 81 tuổi, tỷ lệ giới nam là 46,0% và giới nữ là
54,0%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Các vi khuẩn
đường ruột định danh được mà các bệnh nhân tiêu chảy nhiễm chủ yếu là
Shigella.sp chiếm 24,5%; E.coli và Vibrio mỗi loại chiếm 22,6%;
Salmonella.sp chiếm 20,4%; S.aureus chiếm 10,2% [20].
Một nghiên cứu khác của tác giả Phan Thị Bích Ngọc tại xã An Nghĩa,
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc
tiêu chảy cao nhất chiếm 70,9%; tiếp theo là nhóm tuổi từ 12 tháng đến 24
tháng chiếm 41,7%. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở nam là 35,8% và ở nữ là 31,6%
[26].


11

Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thực trạng bệnh
tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Xanh
Pôn năm 2013 - 2014. Kết quả cho thấy 121 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp
thì nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỉ lệ tương ứng là 69,4% và 30,6%.
Độ tuổi nhập viện do tiêu chảy cấp thường gặp là 6 - 12 tháng tuổi với
63,6%. Trong số những trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, có tới 67 trẻ chiếm
55,4% trường hợp tiêu chảy cấp do Rotavirus và chỉ có 23,1% được uống
vắc xin phòng vi rút này. Có 116 trẻ nhập viện với triệu chứng lâm sàng

nặng chiếm 95,9%. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ tiêu chảy cấp do Rotavirus
cao, cần cho trẻ uống vắc xin phòng Rotavirus đầy đủ [31].
1.4. Một số biện pháp xử trí và phòng bệnh tiêu chảy
1.4.1. Xử trí bệnh tiêu chảy tại nhà
* Nguyên tắc chung
Khi bệnh tiêu chảy gây ức chế sự hấp thu nước và muối (chất điện giải
Na+, Cl- và K+) tăng tiết nước và muối trong lòng ruột, từ đó hiện diện một
khối lượng dịch bất thường, kích thích gây tiêu chảy. Vì vậy vấn đề cơ bản
của xử trí tiêu chảy là chạy đua với lượng nước đã mất nên cần phải bù ngay
một lượng nước, điện giải tương ứng và lượng dự phòng có thể mất tiếp theo.
- Đề phòng mất nước và điện giải nếu có thể bù nước bằng đường uống.
Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy bằng đường uống sẽ giảm tỷ lệ tử vong [62].
- Bù lượng nước, điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch khi có mất
nước nặng [21].
Bộ Y tế cũng đã đưa ra tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy trẻ em ban
hành kèm theo Quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Y tế, các nội dung được trình bày rất cụ thể đó là muốn xử trí
tốt được tiêu chảy trẻ em phải phân loại được bệnh, đánh giá được mức độ
mất nước, đưa ra phác đồ điều trị, quyết định điều trị, phòng tiêu chảy [2].


12

* Xử trí bệnh tiêu chảy tại nhà
Thực hành xử trí bệnh nhân tiêu chảy theo các nguyên tắc sau
- Nguyên tắc thứ nhất: Cho bệnh nhân mắc tiêu chảy uống các loại dịch
nhiều hơn bình thường khi bị tiêu chảy, nếu là trẻ em còn bú hãy cho trẻ bú
nhiều hơn bình thường, nếu mẹ thiếu sữa hãy cho trẻ uống thêm sữa bò pha
loãng gấp đôi. Cho người bệnh uống các loại dịch sẵn có tại gia đình hoặc
dùng ORS pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Đồng thời lưu ý dung dịch

ORS không phải là thuốc điều trị tác nhân gây bệnh.
Nếu không có sẵn ORS có thể dùng nước cháo muối thay thế, tuy nhiên
nước cháo muối cũng không phải là thức ăn, nên không thể thay thế cho các
bữa ăn bình thường được. Nếu cháo muối không dùng hết trong 4 - 6 giờ (tuỳ
theo mùa) thì đổ đi, ngoài ra còn một số dung dịch có thể thay thế như nước
trái cây, nước muối đường pha đúng hướng dẫn của bác sỹ.
WHO đã khuyến nghị tiêu chuẩn của một dung dịch lý tưởng như sau:
Thành phần dung dịch phải đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong việc phòng
mất nước, khi chế biến các thành phần quy định sẽ không được thay đổi và
nằm trong khoảng cách an toàn, thành phần và dụng cụ pha chế phải có sẵn và
dễ kiếm tại địa phương; các bà mẹ phải làm được dễ dàng (tốt nhất các dung
dịch này thường vẫn được các bà mẹ tự làm) [57], [65].
Đối với trẻ em thì các tác giả khuyến cáo về lượng bù dịch như sau:
Tuổi

Lượng ORS cho uống sau

mỗi lần đi ngoài
Dưới 24 tháng
50 - 100ml
2 - 10 tuổi
100 - 200ml
10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát

Lượng ORS cần cung cấp
để dùng tại nhà
500ml/1ngày
1.000ml/1ngày
2.000ml/1ngày


Nghiên cứu của tác giả Harrell và cộng sự cho biết dung dịch ORS là
một loại dịch bù nước và điện giải tốt trong xử trí tiêu chảy cấp, giảm tỷ lệ tử
vong, tuy nhiên không làm giảm triệu chứng tiêu chảy [51]. Nghiên cứu của


13

tác giả Hoston KA và cộng sự còn cho biết ORS còn có tác dụng tốt cho trẻ bị
suy dinh dưỡng cấp tính [52]. Tuy nhiên, việc để cho các bà mẹ tiếp cận và
hiểu biết được ORS các cán bộ y tế cần phải có những hành động tích cực,
nghiên cứu của tác giả Kadam DM và cộng sự cho thấy tại vùng Vasind ở Ấn
Độ các bà mẹ lại không hiểu rõ được cách dùng ORS và vai trò của ORS với
con mình khi bị tiêu chảy [55]. Một nghiên cứu khác của tác giả Rohit Anand
và cộng sự cũng cho biết là các bà mẹ vẫn chưa có đầy đủ các kiến thức về
ORS, tại Ấn Độ chỉ có 18,7% các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được điều tra có
thể nói đúng về ORS [64].
- Nguyên tắc thứ hai: Tiếp tục cho ăn. Tùy theo đối tượng mà bổ sung
các lượng thức ăn phù hợp. Đối với trẻ 4 - 6 tháng tuổi nên tiếp tục ăn các loại
thức ăn có tỷ lệ sinh dưỡng và năng lượng cao nhất. Tùy theo tuổi của trẻ phải
cho thêm bột và loại đậu có sẵn ở địa phương hoặc cho thêm thịt, trứng, cá.
Nên cho thêm dầu vào thức ăn để thức ăn có nhiều năng lượng hơn. Nước ép
hoa quả và chuối tươi cũng rất cần vì chúng có chứa nhiều kali. Tránh các
thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng. Không nên ăn súp pha loãng
vì chúng chỉ làm đầy dạ dày mà không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Không
nên ăn thức ăn có nhiều đường vì có thể làm tiêu chảy nặng thêm. Đối với trẻ
em cần khuyến khích cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt, cho ăn ít nhất 6 lần một
ngày và cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần sau khi khỏi bệnh.
- Nguyên tắc thứ ba: Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu mất nước,
đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu sau 2 ngày chữa tại nhà không đỡ hoặc có các
dấu hiệu sau: đi ngoài quá nhiều lần, rất khát nước, mắt trũng, có sốt, không

ăn hoặc không uống bình thường, trẻ có vẻ không tốt lên.
Ba nguyên tắc trên rất có giá trị đối với các vùng xa, hẻo lánh, xa cơ
sở y tế hoặc trong các dịch vụ có số lượng người mắc quá nhiều. Điều trị
tiêu chảy tại nhà được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu hạ thấp tỷ lệ tử vong


14

do tiêu chảy trong những năm qua và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn coi đây là
nền tảng khuyến cáo các quốc gia nỗ lực phòng chống tiêu chảy trong những
năm tới [64], [65].
1.4.2. Phòng bệnh tiêu chảy
Để giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy ở trẻ em, WHO đã
thành lập Chương trình Phòng chống bệnh tiêu chảy toàn cầu. Ngoài ra còn có
các Trung tâm Nghiên cứu bệnh tiêu chảy quốc tế và quốc gia cũng đã được
thành lập. Tại thủ đô Dhaka, Bangladesh có Trung tâm Quốc tế nghiên cứu
bệnh tiêu chảy. Với sự hỗ trợ của chương trình này, Bộ Y tế Việt Nam đã
thành lập Chương trình Phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia, gồm hệ điều trị
và hệ dự phòng.
- Hệ điều trị gồm các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến các tuyến
tỉnh, huyện và Trạm Y tế cấp xã/phường, với sự thành lập của các đơn vị điều
trị bệnh tiêu chảy (DTU), đơn vị bù dịch bằng đường uống (đơn vị ORT), góc
điều trị bằng đường uống (góc ORT)...
- Hệ dự phòng gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm Y tế
Dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã/phường.
Nội dung huấn luyện xử trí bệnh tiêu chảy đã được đưa vào chương
trình giảng dạy của các trường Đại học Y, các trường Cao đẳng và Trung cấp
Y tế. Từ năm 1984 đến 1997, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong
công tác phòng chống bệnh tiêu chảy, cụ thể là đã giảm được tỷ lệ nhập viện,
tỷ lệ tử vong, tỷ lệ SDD và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy kéo dài nặng nhờ áp

dụng liệu pháp bù dịch sớm, sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả cũng như cho
trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đúng trong và sau điều trị bệnh tiêu chảy.
Phòng bệnh tiêu chảy là mục tiêu lâu dài nhằm làm giảm tỷ lệ mắc một
cách bền vững. Phòng bệnh tiêu chảy có rất nhiều biện pháp song những biện
pháp sau đây được xem là có hiệu quả cao gắn liền với sinh hoạt và cuộc sống


15

của cộng đồng: cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh, vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm thật tốt, nuôi con bằng sữa mẹ,
cho trẻ ăn sam hợp vệ sinh, tăng cường giám sát và phòng chống bệnh tả và
các bệnh dịch đường tiêu hóa ở vùng nguy cơ, nhất là các ổ dịch cũ [1], [59].
1.4.2.1. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt
Thống kê cho thấy rằng những gia đình, cộng đồng sử dụng nguồn nước
sạch ít có nguy cơ bị bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh tiêu chảy [24], [64].
Hầu hết các tác nhân gây bệnh tiêu chảy lây lan theo đường phân - miệng,
thông qua thức ăn nước uống bị ô nhiễm hoặc lây lan trực tiếp từ người này
sang người khác. Vì vậy việc cung cấp nước sạch giúp vệ sinh tốt hơn như rửa
tay, rửa thực phẩm, dụng cụ chứa thức ăn được sạch sẽ, những việc này sẽ góp
phần ngăn ngừa các tác nhân của bệnh tiêu chảy [59].
Tác giả Hoàng Văn Minh và cộng sự cho biết nhờ sử dụng nước sạch
và nhà tiêu hợp vệ sinh đã phòng ngừa được tỷ lệ mắc tiêu chảy, tổng lợi ích
kinh tế trong một năm tại xã nghiên cứu là 43 triệu đồng Việt Nam [24].
1.4.2.2. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau
mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện để tránh phát tán mầm bệnh. Mọi người, mọi nhà
đều thực hiện ăn chín, uống sôi. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không
ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản sống, gỏi cá,
tiết canh, nem chua. Tất cả những thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp vệ sinh

sẽ giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [33], [53].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Ba cho thấy xét nghiệm tại các bếp
ăn hộ gia đình của 10 tỉnh Việt Nam thì có tới 60,9% hộ gia đình không có
phương tiện bảo quản thực phẩm; 33,3% mẫu rau sống ở vùng thành thị
nhiễm E.coli [1].
1.4.2.3. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh


×