Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài tập marketing đánh giá doanh nhân việt nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.22 KB, 18 trang )

Bài tập Marketing Đánh giá doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risk taking)
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch
trương,…) (innovativeness)
+ Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD
(acting proactively): tiên phong tung SP mới,…
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…)
& sơ cấp (quan sát & 3 phỏng vấn) để minh họa cho bài viết.
Bài làm
Từ xa xưa, theo những phát hiện khảo cổ học cho thấy trên đất nước
ta các công trường chế tác đồ đá đã xuất hiện vào giai đoạn hậu kỳ đồ đá
mới (khoảng 6.000- 3.000 năm trước), như Hồng Đà (Phú Thọ), Bãi Tự (Bắc
Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Núi Đọ (Thanh Hoá), Rú Dầu (Hà
Tĩnh).Với những công trường lao động lớn như vậy, ngoài lao động của rất
nhiều nhân công, chắc chắn có sự điều hành, chỉ huy và tổ chức của những
ông chủ, chính đó là vai trò của những chủ doanh nghiệp, tức là những
doanh nhân, như cách gọi của chúng ta bây giờ.
Đến nay, chúng ta đã 5 lần kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam
(13/10/2003-13/10/2008 ), một thời gian không dài và cũng bởi vậy c ho tới
nay ở nước ta chưa có cơ quan nào tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện
hoặc điều tra tổng thể, để có thể cung cấp cho xã hội một bức tranh đầy đủ,
rõ nét về doanh nhân nước nhà, những người đang đóng vai trò xung kích
trong sự nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, trong mấy năm qua đã có một số cuộc điều tra được tiến
hành trong từng nhóm doanh nghiệp như doanh nghiệp nữ (do Hội liên Hiệp
Phụ nữ Việt Nam tiến hành năm 1999 trong các doanh nghiệp do những
doanh nhân dưới 45 tuổi lãnh đạo), doanh nghiệp tư nhân (do Chương trình


phát triển dự án Mêkông MPDF thuộc nhóm IFC/WB tiến hành năm 1999
trên 127 doanh nghiệp tư nhân với hơn 400 đối tượng khác)… Những kết
quả đó cùng hàng ngàn bài viết về doanh nghiệp, doanh nhân được đăng tải
trên báo chí, hàng ngàn cuộc làm việc, gặp gỡ, trao đổi với các doanh nhân,
và nhất là thực tế cuộc sống vô cùng sôi động đã và đang diễn ra trên đất
1


nước ta từ khi đổi mới tới nay cho phép chúng ta hình dung được một số vấn
đề về doanh nhân Việt Nam. Với doanh nhân Việt Nam, mức độ dám chấp
nhận rủi ro trong KD (risk taking), tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh
PP, hoạt động khuếch trương,…) (innovativeness), tính chủ động, tiên phong
đi trước đối thủ trong các hoạt động KD (acting proactively): tiên phong
tung SP mới không chỉ là đặc điểm mà còn là yêu cầu và thách thức. Trước
khi đi vào nghiên cứu những nội dung đó, chúng ta xem xét một cách tổng
thể các vấn đề liên quan đến doanh nhân Việt Nam.

I/ Đặc điểm chung của doanh nhân Việt Nam
1. Xuất thân và con đường trở thành doanh nhân
Theo kết quả các cuộc điều tra, doanh nhân Việt Nam hiện nay, có
khoảng 66% xuất thân từ các gia đình cán bộ nhà nước (kể cả gia đình cán
bộ Đảng và các đoàn thể, quân đội, doanh nghiệp quốc doanh, cấp Trung
ương và địa phương) và 16% xuất thân từ gia đình buôn bán, kinh doanh, số
còn lại từ các tầng lớp khác trong xã hội. Cũng theo các cuộc điều tra đó, thì
những lý do chính để những doanh nhân này lập nghiệp bằng con đường
kinh doanh là:
- Muốn phát huy tối đa năng lực cá nhân (76% theo điều tra của
MPDF, 13,2% theo điều tra doanh nghệp nữ);
- Có điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh (61% theo điều tra doanh
nghiệp trẻ, 27% theo điều tra doanh nghiệp nữ);

- Để kiếm sống hoặc tăng thu nhập (50% theo MPDF, 14,3% theo
điều tra doanh nghiệp nữ);
- Thích thử thách, sáng tạo (41% theo MPDF);
- Theo truyền thống gia đình (16% theo điều tra doanh nghiệp nữ),
hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh (26% theo điều tra doanh
nghiệp nữ);
- Muốn theo đuổi giá trị đạo đức hoặc phong cách sống riêng (23%
theo MPDF).
Tuy có sự khác biệt về con số do cách điều tra khác nhau, nhưng
những con số trên cho thấy tương đối xác đáng những nguyên nhân của sự
xuất hiện đội ngũ doanh nhân của nước ta ngày nay, đồng thời cũng minh
hoạ cho một số đặc điểm của lớp doanh nhân này.
Lớp doanh nhân mới ở nước ta có một số đặc điểm riêng, khác với
doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét tương đồng với
các đồng nghiệp nước ngoài.
2. Lớp doanh nhân mới ở nước ta ra đời và phát triển gắn liền với
công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước
Trước đổi mới, nước ta không thực sự có doanh nghiệp và doanh
nhân, mặc dù có tồn tại các xí nghiệp quốc doanh và các cơ sở sản xuất,
2


buôn bán nhỏ của lớp người được gọi chung là tiểu thương, tiểu chủ. Công
cuộc đổi mới mở ra thời vận mới cho các doanh nghiệp quốc doanh và nhất
là dân doanh, cho sự ra đời của lớp doanh nhân mới Việt Nam.
Hiện nay, cả nước ta mới có khoảng 60.000 doanh nghiệp bình quân
hơn 1000 người dân mới có 1 doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với mức
50 người dân và có một doanh nghiệp ở các nước khác. Điều này cũng phản
ánh thực tế là nền kinh tế thị trường ở nước ta còn đang ở mức sơ khai, còn
cần được đổi mới và mở rộng, phát triển mạnh hơn nữa để tạo điều kiện cho

sự phát triển của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, để họ có thể đóng
góp nhiều hơn, tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
3. Lớp doanh nhân mới ở nước ta đa số tuổi đời khá trẻ, được đào
tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có tinh thần yêu nước và tự tôn
dân tộc
Một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người
dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh để khởi nghiệp và trở
thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000
doanh nghiệp được điều tra.
Số liệu điều tra cũng cho thấy, độ tuổi của chủ doanh nghiệp Việt
Nam cụ thể là, dưới 30 tuổi chiếm 7,28%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 25,67%;
từ 41 đến 50 tuổi chiếm 31,71%; trên 50 tuổi chiếm 19,29%...
Theo các chuyên gia, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác và
cần phải khơi dậy tinh thần kinh doanh trong giới trẻ thông qua các chương
trình đào tạo và khuyến khích họ lập nghiệp. Qua đó bổ sung vào đội ngũ
doanh nhân Việt Nam những chủ doanh nghiệp trẻ, năng động... đáp ứng
mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp. Như
vậy, số lượng tương ứng cần phải đào tạo được là 1,5 triệu doanh nhân và
cán bộ quản lý, trong đó khoảng trên 1 triệu doanh nhân đang ở tuổi thanh
niên.
Cũng theo kết quả điều tra như trên, khoảng 70% doanh nhân lãnh
đạo các doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp
nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ,
ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức,
khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân.
Được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, lớp doanh nhân
Việt Nam ngày nay có lòng yêu nước, gắn bó cuộc sống với vận mệnh và
tương lai của đất nước, của dân tộc, của cộng đồng xã hội. Nhìn chung đa số
họ tôn trọng luật pháp, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước,
sống có tránh nhiệm, có tinh thần tự tôn dân tộc, mong muốn phát triển các

sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, không thua kém các bạn hàng và đối
thủ nước ngoài.
3


4. Lớp doanh nhân mới ở nước ta đa số làm việc rất cần cù, năng
động chịu khó học và vươn tới cái mới
Các cuộc điều tra cho thấy doanh nhân là lớp người làm việc hết sức
cần cù, với cường độ cao, trung bình các doanh nhân làm việc từ 10 – 12 giờ
một ngày và 25 – 27 ngày 1 tháng. Cách làm việc của họ rất năng động, linh
hoạt, họ có thể làm nhiều việc khác nhau ở nhiều nơi, trong nhiều môi
trường khác nhau, luôn cố gắng và có khả năng thích ứng với mọi điều kiện,
mọi hoàn cảnh khó khăn. Họ cũng rất chịu khó học tập với ý chí quyết tâm
nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, kinh doanh và có khả năng tiếp thu tốt.
5. Lớp đoanh nhân mới ở nước ta sống có nhân bản, có ý thức
trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn được gắn bó trong hội
đoàn
Đa số doanh nhân có ý thức trách nhiệm cao đối với doanh nghiệp,
với những người cùng làm việc với mình, họ nhận thức rõ là những quyết
định của họ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống của hàng ngàn người lao động làm việc trong doanh nghiệp của
gia đình họ. Do đó, phần lớn doanh nhân đối xử tốt, chia sẻ lợi ích với người
lao động, và trong phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi xảy ra
tranh chấp.
Đa số doanh nhân cũng ý thức tốt với cộng đồng xã hội, thường
xuyên đóng góp, tham gia các hoạt động nghĩa cử hoặc từ thiện. Doanh nhân
ngày nay cũng hiểu rõ yêu cầu phải đoàn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp
Việt Nam với nhau để bảo vệ lợi ích chung trong cuộc cạnh tranh trên
thương trường. Do vậy, phần lớn họ đều tham gia vào các hội của doanh
nghiệp, và mong muốn phát triển hơn nữa các hội doanh nghiệp, hội nghề

nghiệp.
6. Lớp doanh nhân mới ở nước ta đa số sống có văn hoá, giữ gìn
những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã hội và dân tộc
Đa số doanh nhân là những người có giáo dục, có nếp sống lành
mạnh, trung thực. Họ gắn bó và có trách nhiệm cao với gia đình, cha mẹ, coi
trọng quan hệ bạn bè, họ hàng, chăm lo đóng góp xây dựng quê hương. Họ
có lòng tự trọng chú ý giữ gìn danh tiếng của gia đình, thanh danh của doanh
nhân. Trong quan hệ kinh doanh quốc tế, họ có ý thức tự tôn dân tộc, cố
gắng làm sao dể rạng danh non sông đất nước. Các doanh nhân cũng rất
trọng học vấn, quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ,
mở rộng kiến thức cho bản thân, con cái cũng như những người cộng sự. Họ
biết quý trọng hiền tài, đạo đức, và ghét những thói hư tật xấu trong kinh
doanh cũng như trong xã hội và cuộc sống đời thường.
Cuộc điều tra về tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) do Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế TW cùng phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản)
tiến hành trong khuôn khổ Dự án Ishikawa năm 2000, đối với 481 doanh
nghiệp dân doanh đã thu được một số tư liệu đáng chú ý sau đây.
4


Thứ nhất là tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm 21% là tỷ lệ
khá cao so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này rất đáng mừng vì nó chứng
tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của phụ nữ, khắc phục khó khăn nhiều hơn nam
giới để thành đạt trong kinh doanh.
Thứ hai, là độ ngũ doanh nhân này trẻ hơn so với đội ngũ Giám đốc
doanh nghiệp Nhà nước. Có 4,7% từ tuổi 19 - 29 là tuổi khó có thể có trong
hàng ngũ Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước. Lứa tuổi từ 30 - 49 chiếm
62,1%, tức là chiếm đa số doanh nhân. Nếu giả định rằng họ đã bắt đầu kinh
doanh, lập nghiệp từ khi bắt đầu công cuộc đồi mới, thì đa số doanh nhân dã
bắt đầu kinh doanh từ khi mới tốt nghiệp Đại học. Lứa tuổi từ 50 - 59 chiếm

24,7% trong khi số trên 60 tuổi chiếm 8,4%. Như vậy, đội ngũ doanh nhân
mới đang ở tuổi sung sức, cho phép họ tiếp tục học tập, tiếp thu cái mới.
Thứ ba, là đa số doanh nhân xuất thân từ cán bộ Nhà nước hay đã
trải qua phục vụ trong quân đội. Tỷ lệ đã phục vụ trong quân đội là 11,2%,
trong doanh nghiệp Nhà nước là 24,9%, trong các cơ quan Nhà nước khác là
20%, cộng lại là 56,1%. Chỉ có 16,6% đã hoạt động trong một doanh nghiệp
ngoài quốc doanh khác, là l,2% trong doanh nghiệp nước ngoài. Điều này
chứng tỏ có sự điều chỉnh đáng kể lực lượng quản lý từ khu vục Nhà nước
trong khu vực dân doanh. Đó cũng là điều bình thường vì trước đây, khu vực
Nhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất và tỷ lệ lớn nhất, thu hút và sử dụng
tuyệt đại đa số lực lượng lao động được đào tạo, khi xuất hiện khu vục tư
nhân, việc chuyển dịch lực lượng như trên là điều tự nhiên và cũng phù hợp
với kinh nghiệm quốc tế. Đáng chú ý là có đến 40,5% doanh nhân cho biết
trong gia đình họ có đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này chứng tỏ
quá trình đổi mới tư duy diễn ra không chỉ giữa các thế hệ mà trong cả từng
gia đình.
Nguồn gốc của gia đình và của bản thân doanh nhân cho thấy không
có sự khác biệt xã hội nào lớn giữa doanh nhân trong doanh nghiệp Nhà
nước và doanh nghiệp tư nhân về nguồn gốc xã hội và gia đình. Do vậy,
những thành kiến về doanh nhân trong khu vực tư nhân không có căn cứ về
mặt hoàn cảnh xà hội và nguồn gốc gia đình. Họ cùng một nguồn gốc, đã
từng làm việc trong quân đội và doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước,
nay chỉ thay đổi hoạt động mà thôi.
Thứ tư, trình độ học vấn của số doanh nhân này tương đối khá, tạo
cơ sở để học có thể tiếp tục học tập. Có 11,7% chưa tốt nghiệp phổ thông 12
năm, có 28,4% có bằng Đại học, 15,3% có thêm các chứng chỉ đào tạo
chuyên ngành, 36,8% có bằng cử nhân. Cộng lại, tỷ lệ doanh nhân đã trải
qua đào tạo Đại học và chuyên môn đạt 80,5%, một tỷ lệ cao so với các
nước Đông Nam Á. Mặt khác, chỉ có 0,6% có bằng Thạc sĩ và 0,8% có bằng
Tiến sĩ.

5


Thứ năm, 92% số doanh nhân là người Kinh, 6, 9% là người Việt
gốc Hoa, 0,7% là người dân tộc và 0,4% là Việt kiều.
Cả hai nhóm thông tin sau này cần được xem xét trong một thực tế là
các doanh nghiệp mới phát triển chủ yếu ở khu vực thành thị tập trung ở các
đô thị lớn nơi người Kinh sinh sống là chủ yếu và tỷ lệ được đào tạo cao,
khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc ít người ít có doanh nghiệp thanh
lập và hoạt động. Đó là một hạn chế lớn cần được khắc phục trong quá trình
phát triển trong tương lai.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trình độ của các chủ doanh nghiệp
Việt Nam còn nhiều bất cập, số người là Tiến sỹ chiếm 0,66%; Thạc sỹ
2,33%; đã tốt nghiệp Đại học 37,82%; tốt nghiệp Cao đẳng 3,56%; Trung
học chuyên nghiệp 12,33% và tới 43,3% chưa qua các trình độ này.
Điều tra cũng cho thấy, ngay những người có trình độ học vấn từ Cao
đẳng và Đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế
và quản trị doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn
trong định hướng chiến lược phát triển và quản lý doanh nghiệp của mình.
Hiện tại, các doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn về đạo tạo trong các
lĩnh vực như: tài chính, kế toán, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, phát triển
thị trường, đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đào tạo về kỹ
năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế, quản lý nguồn nhân lực...
7. Một số nhược điểm của doanh nhân Việt Nam
Trước hết, một số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế,
kỹ năng kinh doanh thấp. Điều tra doanh nhân cho thấy chỉ có khoảng 25%
nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới
32.5% chưa học tới phổ thông trung học. Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả
năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày
ngay, và do đó giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Thiếu đội ngũ doanh nhân

giỏi cũng là trở ngại lớn cho đất nước trên con đường phát triển.
Thứ hai là, một số doanh nhân của chúng ta chưa có tinh thần doanh
nghiệp cao, còn mang tâm lý ỷ lại, trông chờ ở sự bảo hộ của Chính phủ hỗ
trợ của các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp, mặt khác có một số chưa
thực sự tin tưởng ở chính sách lâu dài của nhà nước đối với doanh nghiệp
nên chưa yên tâm, thiếu quyết chí vươn lên, mạnh dạn đầu tư, mở mang sự
nghiệp kinh doanh. Trong thời đại toàn cầu hoá và với sự phát triển như vũ
bão của khoa học, công nghệ và thị trường thế giới, sự do dự, chậm chễ, thụ
động, thiếu tinh thần quyết đấu sẽ đẩy chúng ta tụt hậu xa hơn, nguy cơ mất
thị trường, lỡ thời vận phát triển sẽ càng lớn hơn.
Thứ ba, chúng ta có một số doanh nhân thiếu trách nhiệm, thiếu đạo
đức, văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc sống, nên có những hành vi
xấu làm phương hại đến lợi ích của Doanh nghiệp, của xã hội của cộng đồng
6


Doanh nghiệp. Những hành vi như vi phạm pháp luật, không thực hiện nghĩa
vụ thuế, gian lận thương mại, lừa dối khách hàng v…v cần phải nghiêm trị,
và cộng đồng doanh nghiệp cần lên án những doanh nhân xấu đó dể bảo vệ
uy tín chung của Việt Nam.
II/ Phân tích một số đặc điểm đặc thù của doanh nhân Việt Nam
Như trên đã nói, mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risk
taking), tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch
trương,…) (innovativeness), tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong
các hoạt động KD (acting proactively): tiên phong tung SP mới vừa là đặc
điểm vừa là yêu cầu, thách thức đối với doanh nhân Việt Nam. Để làm sang
tỏ điều này, chúng ta thử đi sâu phân tích các đặc điểm đó.
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro
Điều này thể hiện khá rõ trong thực tế cũng như qua những lý do thúc
đẩy họ làm kinh doanh được doanh nhân cho biết qua các cuộc điều tra. Đặc

biệt trong điều kiện ở nước ta cơ chế thị trường còn nhiều khiếm khuyết, hệ
thống hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp dân doanh còn bị
phân biệt đối xử và phải cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệp
quốc doanh và doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nhân Việt Nam phải
thực sự có ý chí, tinh thần doanh nghiệp cao trên thương trường. Chính ý chí
đó đã tạo nên sức bật cho hàng ngàn doanh nhân vươn lên và thành công qua
quá trình vật lộn để khởi nghiệp và mở mang sự nghiệp kinh doanh.
Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các
doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ
đó là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh
hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả
năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân.
Theo Gs Đinh Xuân Bá, Chủ tịch Công ty Secoin thì : ” Một trong
những tố chất quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận rủi
ro. Không biết được điều đó thì không có một doanh nghiệp lớn mạnh ”.
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt
là không dám chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám nghĩ
dám làm và tính tiên phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “ tâm lý bầy đàn”
trong hoạt động doanh nghiệp thời gian qua. Những bài học đau lòng về
“bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn
trong mô hình tập đoàn đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh
nhân, doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế đất nước vào cơn
khủng hoảng trầm trọng. Chúng tôi cũng đã thu thập 3 Phiếu ý kiến từ hai
doanh nghiệp thương mại va một doanh nghiệp sản xuất. Câu trả lời tuy có
khác nhau nhưng kết quả tổng hợp khá tạp trung, 100% câu trả lời đều thể
hiện tính chấp nhận rủi ro thấp.

7



Ở một khía cạnh khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định
của một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng tính “liều” và quyết
định mang tính thiếu nhận thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “ rủi ro
trong những quyết định dám chấp nhận rủi ro ” của doanh nghiệp Việt Nam
như sau:
- Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro
- Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này
- Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh
- Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro
Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro
được tính toán trước. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro
tiềm ẩn. Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể
chiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về
những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra
những quyết định đầu tư nhanh nhạy.
Trong một số tài liệu đã liệt kê được các loại rủi ro trong hoạt động
doanh nghiệp: - Rủi ro vỡ nợ; - Rủi ro kinh doanh; - Rủi ro thanh khoản; Rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát; - Rủi ro lãi suất; - Rủi ro công nghệ; Rủi ro chính trị; - Rủi ro thị trường.
Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi
nhuận. Nơi rủi ro cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận cao ”, vấn đề chỉ là quản lý
rủi ro đó như thế nào. Không phải tất cả 8 loại rủi ro này có thể đồng thời
xảy ra tại một thời điểm và với cùng một vụ đầu tư. Mặt khác, các loại rủi ro
khác nhau có mối liên hệ với nhau. Điều quan trọng là phải đánh giá một
cách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi loại rủi ro, và mức độ của nó trong mỗi cơ
hội đầu tư.
Việt Nam ra nhập WTO được các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp
Việt hay thích dùng từ gọi là “ra biển lớn”. Ra biển lớn là chấp nhận rủi ro.
Biển lớn chứa đựng cả những cơ hội "cá về đầy khoang" cũng như những rủi
ro của những cơn bão lớn. Chỉ những doanh nghiệp và doanh nhân dám chấp
nhận sự thách thức của biến cả mới xứng đáng thu nhận về mình sức mạnh
của đại dương. Ra biển lớn cần thuyền trưởng vững vàng và đội ngũ thuỷ

thủ dạn dày sóng gió. "Sóng cả nhưng không ngã tay chèo" là nhờ vào
“thuyền trưởng” - tức là ban giám đốc và hội đồng quản trị của Doanh
nghiệp, và "thủy thủ đoàn" - tức là nhân viên của doanh nghiệp. Ra biển lớn
cần “hoa tiêu” giỏi, cần có la bàn và hệ thống định vị, dẫn đường tốt. Ra
biển lớn cần tàu lớn, và quan trọng hơn, cần tàu tốt. Hơn 90% doanh nghiệp
hiện nay của Việt Nam là nhỏ và vừa, trong đó phần lớn trong số đó lại là
nhỏ và rất nhỏ. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, không thể không có
doanh nghiệp lớn. Có một nghịch lý hiện nay là chúng ta vừa thiếu vừa thừa
doanh nghiệp lớn: thiếu những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh
quốc tế, trong khi lại thừa doanh nghiệp lớn kém hiệu quả (Tập đoàn Kinh tế
8


Nhà nước). Ra biển lớn cần một hệ thống bảo hiểm rủi ro tin cậy. Ngay cả
khi các doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro thì họ cũng cần tìm những biện
pháp để giảm bớt và phân tán rủi ro. Ở đây, vai trò của Nhà nước là hết sức
quan trọng. Ra biển lớn cần hiểu biết và tôn trọng "luật hàng hải" quốc tế,
luật biển quốc tế khác luật sông nội địa. Đã một thời gian dài các doanh
nghiệp Việt quen với việc xé rào và lách luật hơn là tuân thủ luật. Hiểu biết
luật và các tập quán thương mại quốc tế không chỉ giúp các doanh nghiệp
thành công hơn, mà còn giúp họ giảm rủi ro và bớt tổn thất trong những
tranh chấp thương mại khi chúng xảy ra.
2. Tính đổi mới sáng tạo
Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng
tạo trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp.
Chúng ta hay tự nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều
khi các sáng tạo đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư
duy dài hạn, chủ động.
Vậy thì gốc vấn đề là ở đâu ? Trước hết, một số không ít doanh nhân
có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp. Theo kết quả cuộc

điều tra của MPDF và doanh nhân nữ nói trên cho thấy chỉ có khoảng 25%
nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới
32.5% chưa học tới phổ thông trung học. Từ những thống kế về doanh nhân
nữ ta có thể suy ra tỷ lệ tương tự đối với nam doanh nhân. Đó là lỗ hổng rất
lớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh
hiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp.
Lý giải ở góc độ khác, Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng và phần
nào nữa là đạo Phật. Khổng giáo vốn trọng lễ nghi, thứ bậc, hình thức. Phật
giáo khuyến khích an nhiên, tự tại, đơn giản. Nhiều người cho rằng cả hai
trào lưu tư tưởng này đều phản tự do. Quan niệm như vậy là cực đoan,
nhưng cũng phải thừa nhận rằng, hai luồng tư tưởng này đều không mấy
khuyến khích những con người năng động, sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng chiến
đấu, vươn lên trong môi trường cạnh tranh tự do khốc liệt. Kết quả điều tra
của chúng tôi qua các Phiếu điều tra cũng cho thấy rõ tính đổi mới sáng tạo
rất thấp trong doanh nhân Việt Nam.
Ngày nay, chúng ta thường nghe quá nhiều đến những lý thuyết trong
quản trị doanh nghiệp: quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị chiến
lược, quản trị marketing,… Rồi rằng doanh nghiệp cần phải “nhắm vào thị
trường, hướng tới khách hàng”, phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt
nhất, giá cạnh tranh nhất, phải xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề,
đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Và giờ đây hình như đó
đang là đích trong tư duy chiến lược của các nhà doanh nhân Việt.
Cần phải có cái nhìn toàn cục hơn, trong bối cảnh một “thế giới
phẳng”, một chiến lược “đại dương xanh” và một nền “kinh tế tri thức” thì ta
“giật mình” nhận thấy rằng: tập đoàn Nike, Reebook không có một nhà máy
nào cả, Nokia đa phần sản phẩm Made in China, … Cả một tòa nhà khổng lồ
9


của Nike ở giữa trung tâm New York chỉ quản lý 3 mảng chính: Hệ thống

nghiên cứu và Phát triển (R&D); Hệ thống phân phối và Quản lý thương
hiệu.
Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D):
Đây là một khâu then chốt trong việc tạo ra một sản phẩm mới. Gần
đây người ta nói nhiều tới chiến lược “Tập trung để khác biệt” và coi đó như
là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Rất tiếc rằng điều đó ở doanh
nghiệp Việt Nam chưa được coi trọng. Họ đa phần chỉ tập trung những sản
phẩm mà thị trường đã làm và chỉ lo để “copy”. Theo thống kê không chính
thức, có tới xấp xỉ 90% doanh nghiệp Việt không có bộ phận R&D.
Những chiến lược “hớt váng sữa” của Nokia trong việc tung sản
phẩm điện thoại di động hay Sony với sản phẩm thiết bị nghe nhìn,… cho
doanh nghiệp Việt những bài học quí báu khi tung ra thị trường sản phẩm
mới và để làm điều đó thì cần đầu tư tối đa cho khâu R&D.
Hệ thống phân phối
Không phải đơn giản để chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang kinh tế thị trường và cũng không dễ dàng chuyển từ khâu
phân phối theo kiểu “xin cho” sang kênh phân phối cạnh tranh hiện đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và
quản lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị
phần. Đây là mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết
lập kênh phân phối theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh,
độ dài của kênh và các giải pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm
thiểu các xung đột lợi ích trong kênh.
Thương hiệu
Định vị được thương hiệu và xây dựng một thương hiệu mang tính
nhất quán và chuyên nghiệp là vấn đề không phải doanh nghiệp Việt nào
cũng đã làm được. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời
những giá trị cốt lõi mà mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa
ngành, đa nghề” để rồi đánh mất chính bản sắc của mình.
3. Đổi mới sáng tạo trong thời khủng hoảng kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh tế
của Việt nam đang bước vào giai đoạn thử thách gay go nhất cho Chính phủ
cũng như giới doanh nghiệp.
Ở một góc độ nào đó thì khả năng dự báo, sự linh hoạt trong chiến
lược kinh doanh và khả năng tư duy không chuẩn mực là những nhân tố
mang tính sáng tạo cao của doanh nhân trong việc đưa doanh nghiệp của
mình vượt khó khăn.
Cuộc khoảng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra kéo theo một loạt
các định chế tài chính, các tập đoàn khổng lồ sụp đổ hoặc trên bờ vực phá
10


sản. Những lý thuyết kinh tế, tài chính, những chuẩn mực kinh doanh tưởng
chừng bền vững nhất, tiên tiến nhất thì nay lung lay dữ dội và gây ra sự hoài
nghi cho các nhà kinh tế. Và cùng lúc đó, thành công của các doanh nghiệp
khi thực thi công việc ngược lại với các chuẩn mực lại đem lại những thành
công bất ngờ. Cuối năm 2008, khi thị trường tài chính Mỹ lung lay dữ dội
thì theo logic chuẩn mực chung đồng Dollar Mỹ nhất thiết phải mất giá, vậy
mà thực tế cho thấy một điều kỳ lạ là đồng Dollar Mỹ lại lên giá một cách
mạnh mẽ và có tính bền vũng với tất cả các đồng tiền khác. Nếu lý giải vấn
đề theo hướng không chuẩn mực thì sự việc này lại mang tính logic của nó
và nếu doanh nghiệp cũng “hành xử “theo một kiểu không chuẩn mực tương
tự thì đây lại là cơ hội lớn với họ.
Tưởng chừng câu chuyện không xa của Warren Buffet về những
nguyên tắc thành công trên thị trường chứng khoán “hãy đầu tư khi thị
trường run sợ …” là những minh chứng. Rồi câu chuyện về thị trường bất
động sản của Việt Nam: khi bất động sản tăng thì đổ xô vào mua, khi thị
trường càng xuống thì càng ít người mua. Vậy ta sao không làm ngược lại ?
Ở tầm vĩ mô cao hơn, ta nhận thấy những thiệt hại khôn lường nếu
người điều hành nền kinh tế đất nước “thiếu” những tư duy không chuẩn

mực thì hậu quả như thế nào. Từ đầu năm 2008, khi kinh tế đất nước bước
vào giai đoạn lạm phát nghiêm trọng thì Nhà nước đã rất “đúng bài” khi tăng
lãi suất cơ bản lên và đã phần nào kìm hàm được lạm phát. Nhưng có điều là
đáng tăng lãi suất với mức vừa phải, vừa tăng vừa “lựa” thì họ lại tăng với
một tốc độ chóng mặt. Một hệ lụy xảy ra là chỉ vài tháng sau hàng loạt
doanh nghiệp Việt Nam đứng trên bờ phá sản vì không chịu được “nhiệt”
của lãi suất 21.5%/ năm. Hàng hóa giá thành cao, không bán được, xuất
khẩu suy giảm nghiêm trọng, hàng trăm nghìn người mất việc làm. Tới lúc
đó, Nhà nước cũng rất “đúng bài” là lại đưa ra ngay một loạt chính sách hỗ
trợ lãi suất ngắn hạn và lãi suất cho hàng xuất khẩu để “kích cầu” và “kích
cung”. Chưa biết có “kích” được gì không nhưng một hệ lụy mà không biết
Nhà nước có nghĩ tới không đó chính là việc làm này lại phạm luật cạnh
tranh của WTO ! Nói tới câu chuyện này để thấy các nhà điều hành đất nước
nếu vận hành chính sách “đúng bài” mà thiếu đi sự linh hoạt không nhất
thiết theo chuẩn mực thì cũng giống như người đau đầu mà trị bằng aspirin,
chỉ giảm đau chứ không chữa lành bệnh!
Tuy vậy, có ý kiến cho rằng rằng khả năng tư duy không chuẩn mực
chỉ xuất hiện ở những nhà lãnh đạo rất am hiểu và nắm vững về những
chuẩn mực.
4. Tính tiên phong
Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến
vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu
cầu xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ
sâu hơn, tính tiên phong, mở đường cho những ý tưởng mới, nhận thức mới
11


và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống
xã hội.
Dưới đây là một số tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp

Việt Nam:
- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới
- Tiên phong về công nghệ
- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp
- Tiên phong về văn hóa và tri thức
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái
nhìn logic hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu
thị Metro, Vincom, BigC, Nguyễn Kim, Parkson,… tung những “đòn” siêu
khuyến mãi, chúng ta mới nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận
động của giá lên cầu, cũng như quyền năng, giới hạn của người tiêu dùng
trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm: xuất
khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử
dụng những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa
Việt Nam ra thế giới. Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo
Kinh Đô, tà áo dài của nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin,
… xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt
bạn bè thế giới.
Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc
các trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục,
nghiên cứu khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân
giữ vai trò tiên phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy
là do họ là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số,
nhân lực, thông tin,…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ
nhiều nhất.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược
cạnh tranh vượt lên đối thủ . Tại Công ty Secoin, tiêu chí “ luôn tạo ra sự
mới lạ” như kim chỉ nam cho hoạt động R&D để phát triển sản phẩm mới.
Theo thống kê, cứ 1 tháng chúng ta cho ra 1 model gạch mới và mỗi năm lại
tung ra thị trường 1-2 chủng loại sản phẩm mới. Điều dó đã đẩy các đối thủ

cạnh tranh của Secoin luôn ở thế người đi sau. Mỗi khi họ copy xong 1
model gạch của chúng tôi thì cũng là lúc chúng tôi kịp tung ra model mới
được bán với giá cao, còn model cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ. Với
chiến lược này, Secoin luôn là người tiên phong chiếm lĩnh và dẫn dắt thị
trường trong lĩnh vực của mình.
Tính tiên phong thấp của doanh nghiệp Việt Nam cũng thể hiện rõ
qua các phiếu thu thập ý kiến của chúng tôi.

12


Trên đây là một số vấn đề về doanh nhân Việt Nam, để làm rõ thêm
về họ chúng ta thử tìm hiểu về môi trường mà họ đang sống và cống hiến.
III/ Một số yếu tố xã hội tác động đến doanh nhân Việt Nam
1. Quan niệm của người Việt Nam về kinh doanh
Muốn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, có hai điều kiện quan
trọng. Một là môi trường định chế pháp lý và chính sách của Nhà nước phải
minh bạch và nhất quán; Và hai là môi trường văn hóa-xã hội phải thuận lợi,
nhất là trong tâm thức và ứng xứ của các tầng lớp dân cư. Nhằm khảo sát về
thứ hai này, một cuộc điều tra về nhận thức và thái độ xã hội đối với kinh
doanh và doanh nhân đã được tiến hành vào tháng 5-2003 tại TP.HCM trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu xã hội học mang tên "Hoàn thiện và nêu cao hệ
giá trị Việt Nam trong văn hóa kinh doanh như một lợi thế của cạnh tranh và
hội nhập kinh tế quốc tế" do Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.HCM chủ trì (đề tài do ông Nguyễn Quang Vinh, nghiên cứu viên cao
cấp xã hội học, làm chủ nhiệm) cùng với sự phối hợp của Thời báo Kinh tế
Sài Gòn. Dưới đây là một số nhận định và phân tích rút ra từ cuộc điều tra
này.
- Nghề kinh doanh được nhìn nhận và người giàu không còn bị đố kỵ
Kết quả cuộc điều tra cho phép xác nhận rằng tâm lý nhìn nhận vai

trò cần thiết và chính đáng của hoạt động kinh doanh đã được khẳng định
mạnh mẽ trong ý thức người dân hiện nay, khác hẳn so với thời kỳ chưa đổi
mới. Đại đa số những người được hỏi đều cho rằng "kinh doanh là một nghề
có ích cho xã hội" (94%), và "kinh doanh cũng là một thứ lao động" (97%).
Tâm lý đố kỵ đối với người giàu, vốn phổ biến trong xã hội Việt Nam cổ
truyền lẫn trong thời bao cấp trước đây cũng đã bị đẩy lùi rõ rệt: 74% trả lời
đồng ý với mệnh đề cho rằng "người biết làm giàu là người đáng quý trọng",
và 77% phản đối ý kiến cho rằng "người giàu chẳng bao giờ tốt với người
khác".
- Cái nhìn đối với doanh nhân: vẫn còn thành kiến
Tuy nhiên, mặc dù đại đa số đã công nhận vai trò của nghề kinh
doanh, nhưng một bộ phận dân cư (chiếm khoảng hai phần năm mẫu điều
tra) vẫn còn cái nhìn tiêu cực về nhà kinh doanh tư nhân. Chỉ có 59% nhận
xét rằng nhà kinh doanh tư nhân hiện nay "nói chung được nhiều người tôn
trọng". Vẫn còn 42% cho rằng công ty tư nhân là nơi thường buôn lậu, đút
lót, trốn thuế... 35% cho rằng "đa số những người làm ăn bây giờ không biết
trọng chữ tín". Vậy nguyên nhân của tâm lý thành kiến này đối với nhà kinh
doanh là do đâu? Không phải do quan niệm "sĩ nông công thương". Cho đến
nay, nhiều người thường lý giải rằng một trong những cản trở của kinh
doanh trong xã hội Việt Nam là do quan niệm "sĩ nông công thương" cổ
truyền. Chúng tôi nghĩ rằng không đơn giản như thế.
13


Nói đến trật tự nông công thương thì mặc dù mặc nhiên bao hàm ý
tưởng đưa "sĩ" lên hàng đầu và coi "thương" là ở hạng chót, nhưng trong xã
hội Việt Nam cổ truyền, cái trật tự này không mang tính chất đẳng cấp nặng
nề như trong các xã hội Â'n Độ hay Nhật chẳng hạn cũng vào thời ấy. Do đó
người ta thường nói "trọng nông, ức thương", chứ không nghe ai nói là
"trọng sĩ, ức thương" bao giờ! Cũng chính vì thế mà chúng ta mới có những

câu nói tương tự như "Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông... nhất nông nhì
sĩ". Một hệ thống đẳng cấp xã hội chặt chẽ không bao giờ cho phép xuất
hiện những câu như thế. Người Việt vốn coi trọng kẻ sĩ, điều này đúng.
Nhưng coi trọng kẻ sĩ, coi trọng học vấn, không có nghĩa là đương nhiên coi
khinh công thương. Kết quả điều tra cho biết những người muốn cho con cái
đi theo những nghề lao động trí óc không hề có tỉ lệ đánh giá tiêu cực về
doanh nhân nhiều hơn so với những người có học vấn thấp (các hệ số tương
quan gamma đều không đạt mức ý nghĩa thống kê). Như vậy, quan niệm
trọng kẻ sĩ không phải là nguồn gốc của thành kiến miệt thị kinh doanh.
- Hậu quả của thời bao cấp
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành kiến đối với nhà kinh
doanh tư nhân chính là di sản tâm lý xã hội của thời kỳ quan liêu bao cấp.
Xét về mặt kinh tế, một trong những đặc điểm của thời kỳ này là hạn chế các
quan hệ tiền tệ. Trên thực tế, người ta đã chuyển từ phương thức trao đổi
bằng tiền tệ trở lại phương thức trở lại phương phức trao đổi bằng hiện vật.
Ba cuộc đổi tiền trong vòng 10 năm (1975, 1978 và 1985) là một trong
những biện pháp điển hình theo hướng đó, gây chấn động về tâm lý và đời
sống của người dân vốn đã quen với kinh tế thị trường. Thương nghiệp hồi
đó chủ yếu chỉ bao gồm hợp tác xã và thương nghiệp quốc doanh, không có
chỗ cho tư nhân. Chức năng của thương nghiệp là "phân phối", và trong kinh
doanh, phải lấy phục vụ là chính, chứ không thể "chạy theo lợi nhuận đơn
thuần". Nguyên tắc "tiền đẻ ra tiền" bị kết án gay gắt.
Người làm ăn buôn bán tư nhân lúc ấy trở thành đối tượng của những
đợt cải tạo. Và kinh doanh không còn được coi là một nghề chính đáng. Hệ
quả là triệt tiêu động cơ sinh lời trong xã hội, vì không ai dám nghĩ đến việc
sử dụng đồng tiền như một phương tiện sinh lợi, và lại càng không dám làm
giàu.
- Quan niệm về đồng tiền
Ngoài nguyên nhân vừa nêu, cuộc điều tra đã khám phá ra một
nguyên nhân nhận thức dẫn tới thành kiến nói trên, đó là quan niệm khinh

miệt đồng tiền. Phần lớn những người còn thành kiến với nhà kinh doanh tư
nhân đều cho rằng "người kinh doanh là người chỉ biết chạy theo đồng tiền",
và "sống theo nhân nghĩa thì khó mà làm giàu được". Có đến 51% trong mẫu
điều tra cho rằng "đồng tiền là nguồn gốc sinh ra tội lỗi". Thực ra, suy nghĩ
14


này không có nghĩa là coi khinh bản thân đồng tiền, mà là e sợ và khinh
miệt những hậu quả xấu về mặt xã hội mà quan hệ tiền tệ có thể gây ra.
Trong cuộc sống hàng ngày, nói chung người Việt Nam vốn có một
đặc điểm là thường ngại nói chuyện tiền bạc, tất nhiên trừ những lúc giao
dịch mua bán. Quan hệ trong gia đình thân thuộc hoặc bạn hữu thân thiết
được coi là những quan hệ tình nghĩa, và vì thế ở đây không có chỗ cho
chuyện tiền bạc. Khi nói ai làm điều gì đó vì tiền, là nói người đó chẳng
màng gì tới tình nghĩa hay đạo lý. Người ta thường coi chuyện tính toán tiền
bạc là phàm tục, có cái gì đó thực dụng, không cao quý, đến mức nó có thể
đi đôi với tội lỗi. Xét về mặt nhận thức, thái độ khinh miệt đồng tiền xuất
phát từ quan niệm đề cao chữ "nhân", chữ "nghĩa", và coi khinh chữ "lợi"
trong tư tưởng đạo đức Nho giáo. Mạnh tử từng nói rằng "Vi nhân bất phú,
vi phú bất nhân", nghĩa là muốn giữ đức nhân thì đừng ham giàu, mà hễ làm
giàu thì coi như bỏ đức nhân. Thái độ này trong chừng mực nào đó cũng tồn
tại trong cả tư tưởng Lão giáo và Phật giáo, cũng như một số tôn giáo khác.
Thực ra, quan niệm khinh miệt đồng tiền cũng có cơ sở lịch sử kinh
tế xã hội của nó. Đó là bối cảnh của một xã hội cổ truyền tự cấp tự túc trong
qúa trình bị xâm chiếm và từng bước bị giải thể bởi sự tác động của các
quan hệ tiền tệ của nền kinh tế thị trường mà Karl Marx và nhà xã hội học
Georg Simmel đã phân tích. Trong qúa trình tiền tệ hoá này, người ta cảm
thấy các giá trị bị đảo lộn, quan hệ xã hội bị thay đổi, kể cả những quan hệ
thân thuộc như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa xóm
giềng với nhau... không còn như trước. Vì không hiểu và không thích ứng

kịp với quá trình chuyển động xã hội này, nên người ta dễ đi đến chỗ coi
đồng tiền chính là thủ phạm của tình trạng rối ren và đảo lộn này. Trong khi
đó, đại biểu đầu tiên dễ thấy nhất của quá trình này lại chính là nhà thương
buôn. Do đó, cái nhìn về đồng tiền đi đôi với tội lỗi và đối lập với nhân
nghĩa đã tất yếu dẫn tới thái độ miệt thị người thương buôn, cũng như thái
độ nghi kỵ nghề kinh doanh và doanh lợi phát sinh từ kinh doanh.
2. Tác động của điều kiện kinh tế xã hội
Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở những nguyên nhân trên đây thì vẫn
chưa đủ để giải thích vì sao một mẫu điều tra dân cư ở ngay chính một thủ
phủ kinh tế như TP.HCM gần 20 năm sau khi đổi mới vẫn còn một bộ phận
mang thành kiến đối với kinh doanh và doanh nhân. Chúng ta cần phải đề
cập đến một nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này, đó là điều kiện kinh
tế, xã hội hiện nay.
Môi trường và thể chế pháp lý hiện thời ở Việt Nam chưa phải đã dễ
dàng cho hoạt động kinh doanh. Hai phần ba mẫu điều tra cho rằng những
người kinh doanh tư nhân hiện nay vẫn đang gặp khó khăn, và loại khó khăn

15


mà nhiều người đề cập nhất không phải là vốn liếng, kỹ thuật hay kinh
nghiệm, mà là chính sách và cách quản lý của Nhà nước.
Môi trường kinh doanh hiện nay không thực sự thuận lợi cho những
người có tài, có khả năng, mà chỉ khuyến khích những người "quan hệ" giỏi.
Có 57% cho rằng "trong kinh doanh, quen biết rộng nhiều khi quan trọng
hơn là năng lực", và 41% cho rằng "không biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng
làm được gì hết". Điều không bình thường và cũng không lành mạnh là sự
thành công của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế xã hội này đang phụ thuộc nặng nề vào khả năng nhờ vả, chạy chọt, chứ
không phải vào tài năng của nhà kinh doanh và nội lực của doanh nghiệp.
Xoay xở vất vả nhất đối với doanh nghiệp không phải là trong quan hệ giao

dịch trên thương trường, mà lại là trong quan hệ với chính các cơ quan quản
lý nhà nước.
Cũng vì môi trường khách quan còn nhiều bất trắc do chính sách
không ổn định, không minh bạch, gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh
doanh, nhất là kinh doanh tư nhân, nên phần lớn những người được hỏi
trong cuộc điều tra vẫn còn tâm lý muốn cho con cái đi làm cho khu vực nhà
nước hơn là tư nhân, và mong cho chúng đi theo những nghề lao động trí óc
hơn là những nghề kinh doanh, buôn bán. Chính môi trường ấy là cơ sở kinh
tế - xã hội tiếp tục nuôi dưỡng và củng cố thành kiến của người dân đối với
kinh doanh.
Vì thế, theo chúng tôi, không phải là nhận thức của người dân, mà
chính là các định chế và chính sách của Nhà nước mới đóng vai trò quyết
định đối với ứng xử kinh tế và tinh thần khởi nghiệp của người dân, cũng
như đối với công cuộc canh tân và khuếch trương kinh tế.
3. Những hạn chế và thách thức
Trong một điều tra khác tiến hành đối với 452 doanh nghiệp trên l8
thành phố của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong năm 2000,
bên cạnh những phát hiện thống nhất với điều tra trên về tỷ lệ nam, nữ, về
tuổi doanh nhân… cũng đã phát hiện những yếu kém hay hạn chế trong kinh
doanh của doanh nhân nước ta hiện nay.
Trong 10 lĩnh vực về năng lực và hiểu biết của doanh nhân thì doanh
nhân tự trả lời hiểu biết về huy động vốn và xuất khẩu là yếu nhất, tỷ lệ tự
cho là có năng lực đều dưới 5% có 0% doanh nhân điều hành hộ kinh tế cá
thể được hỏi tự cho mình có hiểu biết về xuất khẩu.
Nếu kết hợp với những điều tra khác, ta thấy năng lực về ngoại ngữ,
tiếp thị quốc tế và xuất khẩu là những yếu kém rất đáng lo ngại của doanh
nhân chúng ta hiện nay. Yếu kém này cần được hết sức quan tâm khi các
cam kết hội nhập đến gần và những năng lực ke trên lại hết sức cần thiết cho
doanh nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vươn ra thị trường
16



nước ngoài. Một mặt, cần bồi dưỡng kiến thức hiện đại về tài chính, tiền tệ,
thị trường quốc tế, tiếp thị, năng lực cạnh tranh… mặt khác, cần nhanh
chóng phát triển hệ thống thị trường tài chính, tiền tệ và dịch vụ về tiếp thị
và xúc tiến thương mại để doanh nhân có điều kiện bù đắp những lỗ hổng
trong kiến thức của mình.
Việc phân tích kỹ hơn năng lực quản lý dựa trên các yếu tố thành
công trong kinh doanh được tiến hành theo bốn nhóm câu hỏi sau:





Tỷ lệ gia tăng người lao động trong ba năm gần đây?
Mức độ hài lòng và thu nhập theo sự tự đánh giá của doanh nhân.?
Mức độ sai lệch giữa dự kiến với doanh số cũng như lợi nhuận thực
hiện được?
Tự đánh giá về thành công và sai lầm?

Sự phân nhóm trên được đối chiếu với hai yếu tố chính là: tính sáng
tạo, năng lực vạch kế hoạch.
Phân tích cho thấy những doanh nhân thành công là những doanh
nhân có năng lực sáng tạo, tìm cách làm khác với cách làm truyền thống và
có năng lực vạch ra kế hoạch kinh doanh liên ngành, với nhiều đối tác khác
nhau.
Nhận thức này cho thấy cần phải nhấn mạnh năng lực sáng tạo và kế
hoạch hoá trong đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân Việt Nam.
Những yếu kém khác cần được khắc phục là năng lực điều hành
doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, hiểu biết về tâm lý và xã hội học

trong quản lý, đàm phán.
Một yếu kém khác của doanh nhân là thiếu thông tin về môi trường
pháp luật, môi trường kinh doanh rộng lớn hơn. Hệ thống dịch vụ cung cấp
và xử lý thông tin cần được phát triển với chất lượng cao hơn và chi phí có
thể chấp nhận được để doanh nhân có điều kiện đáp ứng nhu cầu thông tin
của mình.
Những thành tựu ban dầu của thế hệ doanh nhân đầu tiên của công
cuộc đổi mới là đáng khích lệ. Điều tra cho thấy doanh nhân trong khu vực
dân doanh có cùng nguồn gốc xã hội như doanh nhân trong khu vực Nhà
nước, có trách nhiệm xã hội cao, muốn đóng góp cho dân tộc và đất nước.
Đó là những phẩm chất tốt đẹp rất cần được phát huy.
Song, những năng lực và phẩm chất vốn có chưa đủ để cạnh tranh
trong quá trình hội nhập sắp tới. Bên cạnh nỗ lực của bản thân doanh nhân,
cần đẩy mạnh cải cách, nâng cao vị trí xã hội của doanh nhân và khắc phục
những thành kiến không công bằng vẫn tồn tại.
17


IV/ Các đề xuất để phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong
thời kỳ mới
Đội ngũ doanh nhân đóng vai trò xung kích trong công cuộc phát
triển kinh tế của nước nhà. Vì vậy, cả Chính phủ, xã hội và cộng đồng doanh
nghiệp cần chung sức xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân giỏi cho
đất nước. Thay cho phần kết luận, chúng ta đề xuất các vấn đề sau:
1. Tích cực, khẩn trương tháo gỡ những rào cản về thể chế, những
ngần ngại do ý thức hệ, tạo môi trường an toàn và thuận lợi cho doanh
nghiệp và doanh nhân phát triển
Doanh nhân cần được tôn trọng, đảm bảo những quyền cơ bản như
Hiến pháp quy định đối với doanh nghiệp và công dân, để họ có thể phát huy
tài năng, thực hiện nghĩa vụ và đóng góp sức mình cho đất nước. Doanh

nhân phải được bình đẳng trước pháp luật như cán bộ Nhà nước và các thành
phần khác trong xã hội, những lợi ích chính đáng của họ phải được bảo vệ,
cống hiến của họ phải được tôn vinh.
2. Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho doanh nhân, giải toả cho họ
sức ép của những định kiến lâu đời đối với giới họ. Báo chí, giới văn hoá
nghệ thuật, cần đi sâu tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và doanh nhân, để
cung cấp cho xã hội một hình ảnh đúng đắn, trong sáng về doanh nhân Việt
Nam ngày nay và những đóng góp của họ cho đất nước, cho xã hội
3. Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta để đảm bảo nguồn
nhân lực có chất lượng cao, trong đó có đội ngũ doanh nhân giới, đội ngũ
lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ Nhà nước giỏi về chuyên môn, tốt về
đạo đức, cùng nhau hợp tác và phục vụ lợi ích phát triển của doanh nghiệp,
của nền kinh tế, xã hội đất nước
4. Cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân cần tăng cường hợp tác,
phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém của mình, nêu cao tinh
thần doanh nghiệp, không ngừng tự phấn đấu vươn lên, để khẳng định vị trí
của mình trong xã hội, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Cần nhận
thức rõ những thách thức trước mắt và trong tương lai để bật lên mạnh mẽ
hơn, gình những thắng lợi lớn hơn, tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh
nghiệp và cho đất nước trong cuộc chiến kinh tế trên toàn cầu ngày nay./.
Bài luận viết dựa vào tham khảo các tài liệu về nội dung này đăng tải trên
các báo Sài Gòn tiếp thị, SAGA, VNN và Phiếu điều tra doanh nghiệp.

18



×