Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

BÀI 6KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH THCS (KỸ NĂNG SỐNG HAY NHẤT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.15 KB, 15 trang )

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mỗi vấn đề đều có hướng giải quyết, không có vấn đề gì là bế tắc
và không có hướng giải quyết
Đề bài: Em hãy viết tiếp câu chuyện sau trong 10 phút:
“Dũng và Nam là hai người bạn thân của nhau. Một lần đến nhà Dũng
chơi Nam nhìn thấy Dũng bạn của mình đang định lấy trộm tiền của
mẹ………..”


KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mỗi vấn đề đều có hướng giải quyết, không có vấn đề gì là bế tắc
và không có hướng giải quyết
- Mỗi người đều có một số vấn đề khác nhau và có cách giải quyết
khác nhau do vậy lắng nghe các ý kiến giúp ta tìm ra giải pháp tối
ưu.


KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mỗi vấn đề đều có hướng giải quyết, không có vấn đề gì là bế tắc
và không có hướng giải quyết
Thử thách: Làm thế nào chỉ bằng 4 đường thẳng đi qua 9 điểm mà
không cần nhấc bút


KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mỗi vấn đề đều có hướng giải quyết, không có vấn đề gì là bế tắc
và không có hướng giải quyết
Thử thách: Ông bố có 1 mảnh
đất hình vuông như hình vẽ.
Ông bố muốn chia mảnh đất
thành 6 phần bằng nhau cho 6


người con. Và 1 phần đất của
ông phải nằm ở vị trí trung tâm
của mảnh đất đó. Đội chơi có
thể xóa bớt các đường kẻ đi
nhưng không làm thay đổi hình
dạng mảnh đất ban đầu


KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mỗi vấn đề đều có hướng giải quyết, không có vấn đề gì là bế tắc
và không có hướng giải quyết
ĐÁP ÁN

1

2
5

Bố
6

4
3


KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mỗi vấn đề đều có hướng giải quyết, không có vấn đề gì là bế tắc
và không có hướng giải quyết
- Mỗi người đều có một số vấn đề khác nhau và có cách giải quyết
khác nhau do vậy lắng nghe các ý kiến giúp ta tìm ra giải pháp tối

ưu.
- Khi giải quyết vấn đề cần có cái nhìn bao quát ở mọi khía cạnh để
tìm ra cách giải quyết thỏa đáng


KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2. Chúng ta cùng chia sẻ cách giải quyết vấn đề

Em hãy chia sẻ một vấn đề, một rắc rối liên
quan đến gia đình ; bạn bè hoặc việc học hành
của mình mà em đã giải quyết ổn thỏa trong
thời gian qua. Nêu cách giải quyết của em


Trầm cảm dẫn đến tự tử
Mới đây vào ngày 3/1, một nữ sinh lớp 7 đang học tại trường THCS
Tân Lâm (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) dùng khăn quàng đỏ thắt cổ, tử
vong trong lớp học. Em L để lại thư tuyệt mệnh bằng tiếng Việt và
tiếng Anh. Được biết, L ngoan ngoãn, hiền lành. L học rất giỏi, đặc
biệt là môn tiếng Anh. Sự việc xảy ra khi các bạn học sinh trong lớp
đi học môn Tin học tại phòng máy, em L ở lại lớp. Giờ học kết thúc,
các em trở lại lớp để học các môn còn lại thì phát hiện L đã tử vong.
Trước đó vào ngày 2/10, người dân ở khu đô thị Tây Đô - Hà Nội đã
bàng hoàng khi chứng kiến cái chết của một nữ sinh 16 tuổi đang học
tại một trường chuyên ở Hà Nội. Em tự tử bằng cách gieo mình từ
tầng 25 xuống đất. Theo thông tin ban đầu từ phía nhà trường, gần
đây nữ sinh này có biểu hiện trầm cảm. Theo người thân, bố mẹ của
nạn nhân đã ly hôn và nữ sinh này đang ở với mẹ.



Vào tháng 7, Nguyễn Đức A. (SN 1998, quê Thanh Hóa), sinh viên năm nhất
Học viện Bưu chính Viễn thông, được cho là đã nhảy từ tầng tum của khu ký
túc xá Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội xuống đất, tử vong tại chỗ. Qua xác minh
ban đầu, gia đình A. có hoàn cảnh đặc biệt, mẹ mất 8 năm nay, bố có biểu hiện
không bình thường hay đi lang thang.
Thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, cho thấy trung
bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân đến khám, trong đó
có nhiều em chỉ 15-16 tuổi. Một thách thức hiện nay, theo các bác sĩ điều trị rối
loạn tâm thần, là phần lớn bệnh nhân trầm cảm đều không được nhận biết và
điều trị sớm; 80% bệnh nhân trầm cảm thường chậm trễ trong việc phát hiện và
điều trị đúng chuyên khoa. Đáng lo ngại là khi trầm cảm nặng, người bệnh luôn
có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát...
Theo nhiều chuyên gia tư vấn tâm lý giáo dục, nguyên nhân chủ yếu là các em
bị sang chấn tâm lý. Trong giai đoạn dậy thì, tâm lý thanh thiếu niên có sự thay
đổi, có những tình cảm mới dành cho người khác phái và những mối quan hệ,
những thú vui ngoài xã hội, nhưng khi gặp khó khăn trong những mối quan hệ
đó thì chưa biết cách xử lý, nên nhiều em đã tìm đến tự tử để giải quyết những
bế tắc của mình


Giới trẻ phải được trang bị kỹ năng vượt qua khủng hoảng cá nhân
+ Ngay sau khi xảy ra sự việc, các em không nên ở một mình mà cần
tìm cách nói chuyện với người mình cảm thấy tin tưởng nhất. Đó có thể
là bố, mẹ, người yêu hoặc bạn bè, những người có thể trấn an mình.
Để làm được điều đó, các em cũng phải tự mình vượt qua được những
nỗi sợ bị trách móc, đàm tiếu hay dè bỉu. Trong các trường hợp bị xâm
hại, hãy nhớ các em luôn là nạn nhân và có quyền được người khác bảo
vệ. Nạn nhân không có lỗi và kẻ phải chịu tội là những người đã gây ra
tổn thương cho các em. 
Cái chết của các em chỉ gây đau đớn cho gia đình và bạn bè, hoàn toàn

không có ý nghĩa giải quyết sự việc. 


+ Đối với người thân bạn bè khi nghe tâm sự từ phía người bạn nên:
- Khi nghe phải gạt bỏ suy nghĩ "nó chỉ nói thế thôi chứ không chết thật
đâu" khi lắng nghe tâm sự của người bị hại. Bất kỳ câu chuyện tồi tệ
nào được nói ra từ chính nạn nhân kèm với mong muốn "được chết
đi" đều là thật.
- Hãy lắng nghe bằng thái độ nghiêm túc và thể hiện sự quan tâm tới
câu chuyện của nạn nhân. Từ đó, tìm cách khuyên ngăn những ý nghĩ
dại dột, bằng việc đưa ra những góc nhìn tích cực sau sự việc. 
- Phụ huynh cũng không nên xoáy sâu vào sự việc, tra hỏi đến cùng,
tôn trọng cảm xúc của con mình và luôn ở bên cạnh con trong suốt
thời gian đầu sau biến cố.


Đối với phụ huynh
Để tránh con trẻ có những suy nghĩ tồi tệ, đặc biệt đối với lứa tuổi nhạy
cảm như vị thành niên, phụ huynh cần chú ý tránh để con cái có nhiều
suy nghĩ tiêu cực về cha mẹ. Trong suốt quá trình nuôi dạy con, phụ
huynh không nên áp đặt quá nhiều kỳ vọng, trầm trọng hóa lỗi lầm con
cái có thể mắc phải trong cuộc đời như là điều không thể chấp nhận và
gây mất thể diện gia đình dòng tộc.
Bố mẹ thường không nhìn thấy áp lực học tập, cuộc sống, sự bất ổn của
lứa tuổi hay áp lực khi chứng kiến những thông điệp bạo lực xấu xí trong
gia đình, trong môi trường xung quanh và trên mạng xã hội. Trong khi
chính những điều này làm cho các em mất niềm tin vào người khác, mất
niềm tin vào tương lai hay cuộc sống. 
Và từ đó, việc thiếu những kỹ năng về việc đương đầu với   áp lực, giải
quyết vấn đề và quản lý cảm xúc, đã góp phần   tạo ra một nhóm người

trẻ thiếu bản lĩnh, không dám đối   mặt với những cơn khủng hoảng
trong cuộc đời.


Cậy đông những con thú này lập thành đàn để đánh hội đồng
- Hiện tượng tưởng chừng chỉ có ở loài vật


Nay con người cũng muốn trở về làm loài vật với những ngón võ còn
tinh vi hơn hổ báo


Hiện tượng đánh hội đồng, lột đồ, quay phim
chụp ảnh. Theo em cách giải quyết này có hợp lí
không. Cách giải quyết của em là gì?



×