Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.47 KB, 8 trang )

Phân tích sản phẩm Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản
Bước vào giai đoạn phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập, các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ nói riêng, đều nỗ
lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước như là một xu thế
tất yếu. Trong đó, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của doanh nghiệp được Nhà nước
khuyến khích và hỗ trợ. Riêng mặt hàng mỹ nghệ, vốn là một trong những mặt được
xuất khẩu sớm nhất (Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước), hiện đã có mặt tại 163
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng
xuất khẩu rất lớn.
Công ty của chúng tôi là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất và phân phối các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trong kế hoạch kinh doanh năm 2012, chúng tôi chọn dự
án xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu sang Nhật .
Tạo nền tảng cho dự án này là quá trình thu thập các dữ liệu thông tin cần thiết từ
nhiều nguồn khác nhau. Yêu cầu chọn lựa nguồn thông tin là tính chính xác & khách
quan và được cập nhật thường xuyên. Nội dung thông tin thuộc hai chủ đề chính là
thông tin thị trường Nhật và thông tin chuyên biệt về sản phẩm . Mục tiêu cần đạt đến
là nhận biết tối đa cơ hội thành công cho một sản phẩm xuất khẩu sang một thị trường
có tiếng là “khó tính”. Cụ thể là chúng tôi cần câu trả lời cho hai vần đề sau:
-

Cơ sở cho việc chọn lựa mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Cơ sở cho việc chọn lựa Nhật bản làm quốc gia xuất khẩu sản phẩm

Từ quá trình phân tích này, cơ bản chúng tôi sẽ dự báo được mức độ thành công cho
dự án kinh doanh .


■ Chúng tôi chọn sản phẩm Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản :


I/ Chúng tôi chọn thị trường Nhật Bản vì các nguyên nhân sau:
1. Quy mô quốc gia và tiềm năng kinh tế Nhật Bản lớn.
2. Ổn định tiền tệ.
3. Ổn định chính trị.
4. Cơ sở hạ tầng, vận chuyển tốt.
5. Tận dụng hệ thống phân phối tốt của Nhật Bản
6. Nhật Bản theo địa lý gần Việt Nam.
7. Theo World bank Nhật Bản có môi trường là nơi đầu tư tốt.
Dữ liệu website thì Nhật Bản là quốc
gia có thứ hạng 20 trên 183 quốc gia có đầu tư tốt (dữ liệu June 2011.) :


8. Nhật Bản là quốc gia có thu nhập cao.
9. Dân số Nhật Bản đông khoảng 127,380,000 người.
10. Thu nhập bình quân trên đầu người cao.
Theo số liệu tham khảo trên website dữ liệu năm 2012 :


11. Chúng tôi tham khảo các bước ban đầu kinh doanh tại Nhật về các thủ tục cấp
phép, thời gian và chi phí tại Nhật Bản

12. Quốc gia Nhật Bản có tính minh bạch cao theo tham khảo thông tin trên
website />Theo dữ liệu năm 2011, Nhật Bản có mức độ tham nhũng thấp 14/182 quốc gia


13. Chúng tôi tham khảo về luật , các qui định đầu tư vào Nhật Bản trên website
, : cung cấp thông tin về pháp
luật, quy định và thủ tục về đăng ký thành lập công ty, thị thực, thuế,…
14. Một số website chúng tôi tham khảo đầu tư vào Nhật Bản :
a. CIA World Fact Book – www.cia.gov/library/publications

b. Emerging Markets Country Report –
/>rts.html
c. Global Edge – />d. IFC - www.ifc.org
e. UN – /> Với tất cả dữ liệu phân tích ở trên, chúng tôi quyết định đầu tư vào thị trường
Nhật Bản.
II/ Chúng tôi xuất khẩu sản phẩm Thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản vì
những lý do sau:
1. Thủ công mỹ nghệ là sản phẩm thế mạnh của người Việt Nam
2. Người Việt Nam có tay nghề khéo léo.
3. Sản phẩm thân thiện với môi trường.
4. Người Nhật thích sản phẩm làm bằng tay khéo léo.
5. Đất nước Nhật đông dân, giàu có, là cường quốc đứng thứ 3 kinh tế
6. Sản phẩm nếu sản xuất tại Nhật thì chí phí công nhân cao. Người Nhật ngày nay
phát triễn nên không muốn làm những sản phẩm này.
7. Nhật Bản là một trong những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ
nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội ngoại thất và đặc
biệt hàng thủ công mỹ nghệ mà chủ yếu là nguyên liệu tự nhiên, đều phải nhập
khẩu.
8. Mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu 2,9 tỷ USD hàng thủ công mỹ nghệ


- Theo bà Atsuko Sera đánh giá sản phẩm Thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như
sau:
Đánh giá về các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam, bà Atsuko Sera – Giám đốc công ty Incube Nishitetsu
Co.,LTD (Nhật Bản) cho biết, các hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam vừa tốt vừa rẻ, các thiết kế cũng rất đạt yêu
cầu, đây cũng là một trong những yêu cầu từ phía các doanh
nghiệp Nhật Bản chúng tôi. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ
bán hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cùng với các sản

phẩm khác của Nhật Bản.
Bà Atsuko Sera cũng bày tỏ, trong rất nhiều sản phẩm thủ
Bà Atsuko Sera – Giám đốc
công
mỹ nghệ được trưng bày tại đây, bà thích nhất là các
công ty Incube Nishitetsu
sản phẩm được làm thủ công, giữ được truyền thống, nhất là
Co.,LTD (Nhật Bản)
các sản phẩm túi thêu bởi bà cho rằng hiện nay ít người
Nhật Bản cầm kim để thêu các họa tiết lên các sản phẩm. Các sản phẩm túi thêu của
Việt Nam đã được đăng tải trên nhiều tạp chí Nhật Bản và giới trẻ Nhật rất thích sản
phẩm này. “Sử dụng túi thêu Việt Nam hiện đang trở thành trào lưu của giới trẻ Nhật
Bản”
 Dữ liệu chúng tôi tham khảo trên các website:

 Hiệp Hội Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), website

 Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, /> Cục xúc tiến thương mại,
 Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI),
III/ Những thế mạnh và những điểm yếu của quốc gia đó cũng như của sản phẩm/

dịch vụ mà các anh chị lựa chọn:
1/Những thế mạnh và điểm yếu của Nhật Bản:
a/Những thế mạnh của Nhật Bản:
-

Quốc gia giàu có, thích mua sắm,

-


Thích sử dụng sản phẩm làm bằng thủ công.

-

Nhật Bản yêu thích sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.


-

Con người Nhật là những người ham học hỏi, cần cù, thông minh và đầy sáng
tạo.

-

Sự hỗ trợ tích cực của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.

-

Các doanh nghiệp của Nhật rất năng động trong tìm kiếm và mở rộng thị
trường

-

Cơ sở hạ tầng, công nghệ tốt.

-

Hệ thống phân phối mạnh.

b/Những điểm yếu của Nhật Bản:

-

Hiện tượng khan hiếm tài nguyên hiện nay trên thế giới, đặc biệt là dầu, than
và các nguồn năng lượng khác đang đặt ra một thách thức lớn cho Nhật khi
phải duy trì nền kinh tế ma hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài về tài nguyên.

-

Chi phí nhân công cao.

-

Các doanh nghiệp Nhật vẫn duy trì các giá trị truyền thống trong quản lý.

2/ Những thế mạnh và điểm yếu của Thủ công mỹ nghệ:
a/Những thế mạnh của sản phẩm Thủ công mỹ nghệ VN:
- Sản phẩm của một ngành nghề truyền thống được sản xuất bởi những người thợ có
tay nghề tinh xảo.
- Giá cả hợp lý, được thị trường chấp nhận
- Đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng rất lớn, và nước ta có ưu thế với đầu vào là
nguồn nguyên liệu trong nước rất dồi dào, chủ động, nguồn nhân công - thợ thủ công
đông đảo, có tay nghề cao với kinh nghiệm truyền thống hàng trăm năm, chi phí lao
động thấp.
- Đây là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả cao. Vốn đầu tư khá nhỏ so với các ngành đầu tư
khác, lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư khá cao, số ngoại tệ thu về được hoàn toàn sử
dụng trong nước.
- Đây là lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa xã hội rất cao, mang lại công việc và thu nhập
cho hàng vạn người, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam và thu về nguồn
ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Đây còn là lĩnh vực đầu tư được Đảng và nhà nước
quan tâm tạo điều kiện phát triển với nhiều ưu đãi.



- Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều chứa đựng sâu sắc tính nghệ thuật, nội dung
văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.

b/Những điểm yếu của sản phẩm Thủ công mỹ nghệ VN:
- Sự nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất... dẫn đến việc bỏ lỡ
những đơn đặt hàng lớn; chất lượng hàng hóa không ổn định.
- Khâu đào tạo nguồn nhân lực, quản lý lao động còn gặp nhiều hạn chế. Có một thực
tế là nhiều doanh nghiệp không lo mất bạn hàng bằng việc mất lao động quen nghề,
lành nghề. Bởi lẽ, lao động thủ công hiện nay đa số không có trình độ, khó đào tạo bài
bản. Lao động có tay nghề sau một thời gian làm việc, tích lũy được kinh nghiệm lại
tìm được chỗ làm mới có thu nhập cao hơn dù rằng cao hơn rất ít.
- Nguồn nguyên liệu khai thác không theo quy hoạch, đầu tư, khiến cho nguyên liệu
tại chỗ trở nên cạn kiện và khan hiếm.
- Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam so với hàng Trung Quốc còn kém mẫu mã,
chủng loại…
- Khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn thấp hơn các
nước trong khu vực như Trung Quốc, Philippin, Đài Loan… do chất lượng hàng hoá
và khả năng tiếp cận thị trường còn yếu.



×