Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng hoa của farm 16 moshav iddan, vùng arava, israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 58 trang )

`

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM ĐỨC DƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG HOA
CỦA FARM 16 MOSHAV IDDAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM ĐỨC DƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG HOA
CỦA FARM 16 MOSHAV IDDAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: K46 - ĐCMT - N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong toàn bộ quá trình học tại Trường Đại học Nông Lâm, Trung tâm
đào tạo nông nghiệp Quốc tế Arava, Israel và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Chuyên ngành Địa chính môi trường với đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường đất trồng hoa của farm 16 moshav Iddan, vùng Arava, Israel” em
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của khoa Quản Lý Tài Nguyên cũng như
trung tâm đào tạo phát triển quốc tế.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong Khoa Quản Lý Tài Nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như Trung tâm đào tạo nông
nghiệp Quốc tế Arava, Israel.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp em học tập và
làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Ts. Nguyễn Đức
Nhuận đã hướng dẫn đề tài, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm đề tài tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn trung tâm đào tạo nông nghiệp Quốc tế Arava, Israel đã
giúp đỡ tôi cập nhật số liệu và thực hành thực tế ngoài hiện trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình ông Yuval đã giúp đỡ tạo điều
kiện ăn ở công việc trong suốt 10 tháng thực tập tại Israel.
Và cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình
học tập và thực tập tốt nghiệp. Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng xong do

trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận của em không tránh khỏi những
hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo,
bạn bè để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
tháng năm 2018
Sinh viên
Phạm Đức Dương


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Dân số của Israel từ năm 1995 đến năm 2017 ................................. 9
Bảng 2.2: Độ chua trao đổi trong đất sử dụng nông nghiệp ........................... 17
Bảng 2.3: Hàm lượng mùn trong đất sử dụng nông nghiệp ............................ 18
Bảng 2.4: Thang đánh giá hàm lượng Nitơ trong đất sử dụng nông nghiệp ...... 19
Bảng 2.5: Hàm lượng Lân dễ tiêu trong đất sử dụng nông nghiệp ................. 19
Bảng 2.6: Hàm lượng Lân tổng số trong đất sử dụng nông nghiệp ................ 20
Bảng 2.7: Hàm lượng Kali dễ tiêu trong đất sử dụng nông nghiệp ................ 20
Bảng 2.8: Hàm lượng Canxi trao đổi trong đất sử dụng nông nghiệp ............ 21
Bảng 2.9: Các loại đất mặn (phân theo nồng độ) và ảnh hưởng đối với cây trồng ... 22
Bảng 2.10: Giới hạn hàm lượng tổng số KLN trong đất sử dụng nông nghiệp
theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT................................................. 24
Bảng 4.1: Các kiểu sử dụng đất của Trang trại 16 .......................................... 36
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu đất tại farm 16 ........................................... 37
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu đất tại farm 16 ........................................... 41


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ của Israel ............................................................................... 5
Hình 2.2: Biểu đồ khí hậu tại Israel .................................................................. 7
Hình 2.3: Bản đồ Trung tâm khu vực Arava.................................................. 10
Hình 2.4: Bản đồ địa giới hành chính moshav Iddan...................................... 10
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh hàm lượng CHC trong đất farm 16....................... 38
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh trị số PH trong đất farm 16 ................................... 38
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh hàm lượng N trong đất farm 16 ............................ 39
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh hàm lượng P2O5 trong đất farm 16 ....................... 39
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh hàm lượng Kali trong đất farm 16 ........................ 40
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh hàm lượng Asen trong đất farm 16....................... 41
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh hàm lượng Cd trong đất farm 16 .......................... 42
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh hàm lượng Cu trong đất farm 16 .......................... 43
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh hàm lượng Pb trong đất farm 16........................... 43
Hình 4.10: Biểu đồ so sánh hàm lượng Zn trong đất farm 16 ........................ 44


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

As

Asen

1


BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

2

BVMT

Bảo vệ Môi Trường

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

5

CHC

Chất hữu cơ

6


Cd

Cadimi

7

Cu

Đồng

8

KHKT

Khoa học kỹ thuật

9

KLN

Kim loại nặng

10

K

Kali

11


MT

Môi Trường

12

NQ – TW

Nghị quyết – trung ương

13

TT – BTNMT

Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường

14

N

Nito

15

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

15


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

STT


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Tổng quan của đề tài .................................................................................. 5
2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel .................................................................. 5
2.1.2. Tổng quan về vùng Arava- miền nam Israel ........................................... 9
2.1.3. Moshav Iddan ........................................................................................ 10
2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel ...................................................... 12
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 13
2.3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 13

2.3.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững ......................................................... 24
2.3.3. Phân loại đất nông nghiệp ..................................................................... 28
2.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 29
2.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 29
2.4.2. Tại Israel ................................................................................................ 30
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32


vi

3.2.1. Khái quát về trang trại ........................................................................... 32
3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ Hoa tại farm 16 ..................... 32
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng hoa.............................................. 32
3.2.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất .......................... 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 32
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 33
3.3.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu...................................................... 33
3.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo. ...................................... 33
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34
4.1. Giới thiệu về trang trạng trồng hoa limonium farm 16 ............................ 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế..................................................................... 34
4.1.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của hoa cát tường tại farm 16 35
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp của farm 16 ................ 37
4.2.1. Các chỉ tiêu hóa lý đánh giá môi trường đất tai farm 16 ...................... 37
4.2.2. Các chỉ tiêu Kim loại nặng trong môi trường đất tại farm 16............... 41
4.3. Khả năng áp dụng tại Việt Nam ............................................................... 45
4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm .............................................. 46

4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 46
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 46
4.4.3. Kinh nghiệm .......................................................................................... 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia vô cùng quý
báu, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Mọi hoạt động của các
ngành, các lĩnh vực đều cần có một diện tích đất nhất định. Vì thế trong quá
trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm
về vấn đề quản lý đất đai.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp từ xưa đến nay, tuy nhiên nền
sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, trình độ khoa học kỹ thuật
chưa phát triển, công nghệ còn yếu kém, năng xuất chất lượng sản phẩm còn
chưa cao, khả năng cạnh tranh với các nước nông nghiệp khác trên thế giới
còn yếu. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số ở nước ta
đang diễn ra mạnh khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp. Vì vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lí, hiệu quả là một vấn đề cần
thiết hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng kéo theo những
đòi hỏi tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như nhu cầu về văn hóa,
xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những

nhu cầu đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông có hạn về diện tích nhưng lại
có nguy cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con
người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm diện tích đất
nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong khi
khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử
dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang là vấn đề
hàng đầu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với Việt Nam việc


2

đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nước cũng như học hỏi việc sử dụng đất
nông nghiệp của các nước khác trên thế giới là rất cần thiết hơn bao giờ hết.
Israel là một đất nước nhỏ với diện tích khoảng 20.700 km² với diện
tích đất nông nghiệp là khoảng 24 %, khí hậu khô nóng xong Israel đã tự cung
cấp cho mình đến 95% lượng lương thực thực phẩm, và đóng góp không nhỏ
vào GDP của đất nước này. Điều kỳ diệu tại đất nước này là vượt lên điện khí
hậu vô cùng khắc nghiệt, lượng nước khan hiếm khi phải đào sâu đến 1.5 km,
chủ yếu là đất hoang mạc và bán hoang mạc, dân số ít xong Israel là đất nước
có nền nông nghiệp cao hàng đầu thế giới.Được rất nhiều các quốc gia trên
thế giới đến và học hỏi,trong đó có Việt Nam.
Nông trại số 16 nằm tại moshav Iddan thuộc vùng Arava nằm ở phía nam của
đất nước Israel có diện tích 55 dunam (≈ 55,000 m²), được thành lập bởi ông
Yuval. Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài Nguyên – Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên và đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy
giáo: Ts. Nguyễn Đức Nhuận, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng môi trường đất trồng hoa của farm 16 moshav Iddan, vùng
Arava, Israel”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại
farm 16 Yuval, moshav Iddan, Arava, Israel và đề xuất các ý kiến về sử
dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo sử
dụng đất, đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm và phát triển.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế
xã hội tác động đến việc sản xuất nông nghiệp tại farm 16, moshav Iddan,
Arava, Israel.


3

Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp tại farm 16, moshav Iddan, Arava, Israel.
Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp hợp lý.
Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát
triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại farm 16 Yuval, moshav Iddan,
Arava, Israel.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thu thập điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã một các đầy
đủ, chính xác và khách quan.
- Đánh giá đúng, khách quan, toàn diện và trung thực, thực trạng đất
nông nghiệp của farn 16 moshav Iddan.
- Các loại hình sử dụng đất phải đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Đưa ra các kiến nghị có tính khả thi, phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng.
- Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cao nhằm phát triển bền
vững bảo vệ môi trường quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam.

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến
thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của
sinh viên trong quá trình làm đề tài.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
 Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Góp phần đánh giá chất lượng đất nông nghiệp của farm, chỉ ra được
những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích
sử dụng.


4

- Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các
biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng đất nông nghiệp
moshav.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về BVMT cho cộng
đồng dân cư.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan của đề tài
2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Israel

a. Vị trí địa lý
Israel một quốc gia nhỏ bé
nằm ở phía tây nam châu Á, thủ đô là
Jerusalem, là một quốc gia nằm ở rìa
phía đông của Biển Địa Trung Hải.
Nó có biên giới phía bắc giáp với
Liban, phía đông bắc với Syri, phía
đông và đông nam với Jordan, phía
tây nam với Ai Cập, phía tây với
Biển Địa Trung Hải.Tổng diện tích
lãnh thổ Israel - là 22.145 km² (8,630
mi² - dặm vuông) trong đó 21.671
km² là diện tích đất.
Israel được chia thành bốn
vùng: đồng bằng ven biển, đồi núi ở
trung tâm, Châu thổ Jordan và Sa
mạc Negev.

Hình 2.1: Bản đồ của Israel

 Đồng bằng ven Địa Trung Hải trải dài từ biên giới Liban tới phía bắc
Gaza ở phía nam, chỉ bị ngăn cách tại Mũi Lạc Đà ở Vịnh Haifa. Nó rộng
khoảng 40 km tại Gaza và hẹp dần về hướng bắc tới khoảng 5 km tại biên
giới Liban. Vùng này màu mỡ và ẩm ướt và nổi tiếng về chanh và nghề trồng


6

nho. Đồng bằng này có nhiều con sông ngắn cắt ngang, và chỉ hai con sông
Yarqon và Qishon, là thường xuyên có nước chảy.

 Phía đông đồng bằng ven biển là vùng cao nguyên trung tâm. Phía bắc
vùng này là những dãy núi và đồi của khu vực Thượng và Hạ Galilee; xa hơn
về phía nam là các Đồi Samarian với nhiều thung lũng nhỏ và màu mỡ; và
phía nam Jerusalem là những đồi đất cằn cỗi của Judea. Độ cao trung bình
của cao nguyên là 610 mét (2.000 ft) là lên tới điểm cao nhất tại Núi Meron, ở
1.208 mét (3.963 ft), tại Galilee gần Zefat (Safad).
 Phía đông cao nguyên trung tâm là Châu thổ rãnh Jordan, đây là một
phần nhỏ của Rãnh nứt Syri-Đông Phi dài 6.500-km (4.040 mi). Tại Israel
Châu thổ Rãnh bị thống trị bởi Sông Jordan, Hồ Tiberias (cũng được gọi là
Biển hồ Galilee và đối với người Israel là Hồ Kinneret) và Biển Chết. Sông
Jordan, con sông lớn nhất Israel (322 km / 200 mi), bắt nguồn từ các con sông
Dan, Baniyas, và Hasbani gần Núi Hermon tại Anti-Liban Mountains và chảy
về phía nam xuyên qua Lòng chảo Hula khô cạn vào Hồ nước ngọt Tiberias.
 Sa mạc Negev rộng khoảng 12.000 km² (4.600 mi²), hơn một nửa tổng
diện tích đất liền Israel. Về mặt địa lý, nó kéo dài tới Sa mạc Sinai, tạo thành
một tam giác gồ ghề với cạnh đáy ở phía bắc gần Beer-Sheva, Biển Chết, và
Đồi Judean phía nam, và nó có đỉnh tại Eilat. Về mặt địa hình, nó chạy song
song với các vùng khác trong nước, với những vùng đất thấp ở phía tây, các
đồi núi ở miền trung và Nahal HaArava là biên giới 00ắc của nó.
b. Khí hậu
Israel có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô
cùng với mùa đông ngắn, lạnh và nhiều mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
Mùa hè ở vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev thì khô.
Khí hậu được xác định bởi vị trí của Israel giữa đặc điểm khô cằn cận nhiệt
đới của Ai Cập và ẩm cận nhiệt đới của Levant hay phía đông Địa Trung Hải.


7

Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C

(41 °F tới 54 °F), và tháng 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 18 °C tới 38 °C
(64 °F tới 100 °F). Tại Eilat, thành phố sa mạc, trong mùa hè nhiệt độ cao
nhất nước. Nhưng không khí khô khiến nó rất dễ chịu. Hơn 70 phần trăm
lượng mưa trung bình của đất nước rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và
tháng 3; Từ tháng 6 đến tháng 9 thường không có mưa. Lượng mưa phân bố
không đều, giảm nhiều khi đi về hướng nam. Tại điểm cực nam, lượng mưa
trung bình nhỏ hơn 50 millimét (2 in) hàng năm; Ở phía bắc, lượng mưa trung
bình hàng năm vượt quá 900 millimét (35 in). Lượng mưa thay đổi theo từng
mùa và theo từng năm, đặc biệt tại Sa mạc Negev. Lượng mưa thường tập
trung trong những trận bão mạnh, gây ra xói mòn và lũ lụt. Trong tháng 1 và
tháng 2, có thể có tuyết tại những điểm cao ở cao nguyên trung tâm, gồm cả
Jerusalem. Những vùng có thể trồng cấy của đất nước là những vùng có lượng
mưa lớn hơn 300 millimét (12 in) hàng năm; Khoảng một phần ba đất đai của
nước này có thể trồng cấy được.

Hình 2.2: Biểu đồ khí hậu tại Israel
(Nguồn: weather-and-climate.com)


8

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Israel
a. Điều kiện kinh tế
Kinh tế Israel là nền kinh tế thị trường.Năm 2013, Israel xếp thứ 19
trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp
Quốc, được xếp vào nhóm "phát triển rất cao".
Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng
lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng
giềng. Các ngành kinh tế chủ chốt bao gồm sản phẩm công nghệ cao, sản
phẩm kim loại, thiết bị điện tử và y sinh, sản phẩm nông nghiệp, chế biến

thực phẩm, hóa chất, thiết bị vận tải; Israel cũng là một trong những trung tâm
hàng đầu thế giới về chế tác kim cương.Israel là một trong những nước xuất
khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israelđược
canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel nghèo.Du lịch đến
các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn thu ngân sách.
Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP, xuất
khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; Nợ nước ngoài: 18,7 tỷ USD.
Nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Israel
là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; Sản xuất
thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị
quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; Sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh,
tiêu thụ 31,8 tỷ kWh.
b. Điều kiện xã hội
Theo thời điểm thống kê mới nhất vào ngày 10/10/2017 tổng số dân của
Israel là 8.323.248 người. Trong đó, có 77,2% là người Do Thái, 18,5% người
Ả Rập và 4,3% là "những nhóm người khác". Trong số người Do Thái, 68% là
Sabras (s. ra tại Israel), đa số là các thế hệ người Israel thứ hai và thứ ba, số còn
lại là olim - 22% từ châu Âu và châu Mỹ, và 10% từ châu Á và châu Phi, ngay
cả từ thế giới Ả Rập. Dân số Israel hiện chiếm 0.11% dân số thế giới.


9

Bảng 2.1: Dân số của Israel từ năm 1995 đến năm 2017
(Đơn vị: người)
Thay

Tuổi

đổi


trung

%

bình

1995 5.331.622

3,45

2000 6.013.711

Tỷ lệ

Mật

sinh

độ

27,00

2,93

2,44

28,00

2005 6.603.677


1,89

2010 7.420.368

Năm Dân số

Dân
thành thị

Thế
giới Hạng

%

%

246

90,90

0,09

100

2,93

278

91,20


0,10

100

29,00

2,91

305

91,50

0,10

100

2,36

30,00

2,91

343

90,80

0,11

99


2015 8.064.036

1,68

30,00

3,05

373

90,50

0,11

99

2016 8.192.463

1,59

30,40

3,03

379

90,40

0,11


98

2017 8.323.248

1,60

30,40

3,03

385

90,30

0,11

98

(Nguồn: Theo thống kê của Liên Hợp Quốc)
Israel có hai ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng
Hebrew là ngôn ngữ chính và thứ nhất của quốc gia và đa số dân cư dùng tiếng
này. Tiếng Ả Rập của thiểu số người Ả rập và một số thành viên cộng đồng Do
Thái Mizrahi và Teimani. Tiếng Anh được dạy trong các trường học và đa
phần dân cư coi đó là ngôn ngữ thứ hai. Các ngôn ngữ khác ở Israel gồm tiếng
Nga, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, tiếng Romania và tiếng Pháp.
2.1.2. Tổng quan về vùng Arava- miền nam Israel
Trung tâm Arava là một khu vực ở miền Nam Israel, được biết đến là
khu vực ngoại vi và xa xôi nhất trong nước. Đây là một phần của rạn nứt sông
Phi-Phi và nằm ở giữa Biển Chết và Biển Đỏ và phần lớn khu vực này nằm

dưới mực nước biển, khoảng 130 km từ trung tâm đô thị gần nhất (Eilat ở
phía Nam hoặc Beer-Sheva ở phía Bắc). Nó bao gồm bảy cộng đồng, năm
cộng đồng nông nghiệp (Moshav) Iddan, Hatzeva, Ein-Yahav, Tzofar và
Paran, một trung tâm cộng đồng khu vực Sapir và Zuqim một cơ sở du lịch
sinh thái mới.


10

Thung lũng Arava rất khô cằn với
chỉ 50 mm mưa mỗi năm. Arava có đất
thấp hơn, trong đó ít có thể phát triển mà
không cần tưới và phụ gia đất đặc biệt.
nhiệt độ cao, khô tương đối giúp duy trì
điều kiện không bị sâu bệnh. Nhiệt độ

Jordan
Egypt

CENT
RAL
AR A
VA

Arava có nhiều giờ ánh nắng mặt trời và

Iddan

đông nhiệt độ thấp nhất dưới 0°C.


Ein Yahav
Sapir
Tzofar

Paran

trung bình ở Arava nằm trong khoảng từ
35°C đến 45°C vào mùa hè và vào mùa

Hatzeva

Hình 2.3: Bản đồ Trung tâm
khu vực Arava

Tất cả các moshav trong Arava trồng ớt, cà chua, dưa hấu, hoa, chà
là… Để xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ với công nghệ nông nghiệp hiện đại.
2.1.3. Moshav Iddan
Moshav Iddan được thành lập vào năm 1980 bởi những người nhập cư
từ Canada, Hoa Kỳ và Nam Phi, những người đã tổ chức vào năm 1976. Lấy
tên từ Iddan Stream gần đó, sau đó được đặt tên theo tên Ả Rập cho dòng
suối, Wadi al -Aidan. Năm 2005, nước này có dân số 150 người. Sau hiệp
định hòa bình Israel-Jordan, một số vùng đất của Iddan được giao cho Jordan.

Hình 2.4: Bản đồ địa giới hành chính moshav Iddan


11

2.1.3.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
- Thủy lợi: Điều kiện thủy lợi moshav iddan rất hạn chế, toàn vùng có

một hồ nước ngọt và một rãnh mương phục vụ cho mùa nước lũ duy nhất
trong năm vào tháng 10.
- Giao thông: Hệ thống giao thông của moshav được nhựa hóa từ trong
moshav ra tới các farm nhỏ, hệ thống giao thông thuận lợi không có bất kỳ
khó khăn nào trong việc đi lại của người dân. Phía trước có tuyến quốc lộ 90
chạy qua là tuyến đường nối liền từ thành phố Eilat phía nam Israel lên đến
thủ đô Jelusalem phía bắc Israel.
- Điện: Hệ thống điện của moshav hoàn toàn lấy từ hệ thống năng
lượng mặt trời. Từng hộ gia đình tự lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để
phục vụ cho mọi hoạt động của gia đình mình. Ngoài ra cũng có sử dụng
thêm nguồn điện quốc gia.
- Thông tin liên lạc: Là một đất nước phát triển, do vậy hệ thống
thông tin liên lạc tại moshav đầy đủ với công nghệ tiên tiến nhất, mới nhất
trên thế giới như về điện thoại, máy tính, ti vi....
2.1.3.2. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội.
* Office và nhà văn hóa
- Vị trí trung tâm moshav có các ngôi nhà nhỏ diện tích mỗi nhà 10m2
là các post office nhỏ phục các vấn đề văn thư, gửi tiền của người dân.
- Có một nhà trung tâm văn hóa sinh hoạt chung có diện tích 50m2
- Sân bóng đá, tenis
* Trường học:
- Do đặc trưng của vùng với diện tích nhỏ và điều kiện giao thông thuận
lợi nên toàn bộ học sinh đi học đều đi học bằng xe buýt của trường đưa đón tận
nơi. Toàn bộ học sinh học tập tại moshav Sapir cách moshav Iddan 40 km.


12

- Học sinh vào đại học sẽ học ở các thành phố lớn như Jerusalem, Beer
Sheva, Tel aviv.

* Trạm y tế
- Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ riêng từng moshav cho
đến các trung tâm dạy học chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
được nâng lên rõ rệt.
- Có một trạm y tế của moshav nằm tại trung tâm của moshav.
2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel
Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện
địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của
thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn
một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước
hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện
tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP
và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm
3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu
cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại
hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.
Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo,
cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do
Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.
Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong năm
1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm
1995, có 43,000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8%
trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1 đến 9 hecta, 3,3% giữa
10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số


13

380.000 hecta đất canh tác năm 1995, 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian

và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian. Trong số đất nông nghiệp có
160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt.
Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía bắc, vùng đồi nội địa và
thung lũng sông Jordan.
Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6%
năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao
động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản
lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh)
chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ
cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra
nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào
cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực
tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây (không tính cam
chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được
xuất khẩu.
Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009,
trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng
tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu
thụ trong khi tăng 26% sản lượng.
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài
2.3.1. Cơ sở lý luận
2.3.1.1. Khái quát chung về đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng
cho con người, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ sản phẩm của
đất. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại
phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này. Học giả người Nga, Docutraiep


14


cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của
quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật,
động vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Tuy vậy khái niệm này chưa đề cập tới
sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó
sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố khác như nước ngầm và
đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả
người Anh, Wiliam đã đưa khái niệm về đất như sau “ Đất là lớp mặt tơi xốp
của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”. Bàn về vấn đề này, C.Mac
đã viết: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất
nông nghiệp”, “ Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống
của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”. Trong phạm vi nghiên cứu sử
dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một yếu tố sinh thái, bao gồm tất cả các
thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định
đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho
rằng “ Đất là phần mềm trên bề mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể
mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng “ Đất đai là một diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái
ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó như: Khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa
hình, mặt nước (hồ, sông, suối...), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng
với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện
tại để lại”.
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản
xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi
nói đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các


15


ngành nông nghiệp , bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được dử dụng vào
mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử
dụng cho hoạt động sản xuất ngông nghiệp mới được coi là đất nông
nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục
đích nào là chính).
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, có thể hiểu “đất nông
nghiệp” là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư
cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệp về nông
nghiệp, lâm nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất như sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm
tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
2.3.1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến Môi trường
 Khái niệm Môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2014 môi trường
được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.



16

 Chức năng của Môi trường
- Môi Trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chưa đựng các chất phế thải do con người trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
 Tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 6 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn
môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình
khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản
lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ
thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
Những quy định chung.
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển
và ven biển, nước thải…..
- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)vv…
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác,sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.



17

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa
dạng sinh học.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích
lịch sử, văn hóa.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v…
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần
môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh
giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với
môi trường. (Điều 3, Luật BVMT 2014). 2.3.1.3. Các chỉ tiêu hóa lý
 Trị số pH

- Độ chua là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đồ phì nhiêu
đất, nó ảnh hưởng lên các quá trình lí hóa, sinh học trong đất và có tác động
đến cây trồng. Đa số các cây trồng đều thích phản ứng đất ở trung tính đến ít
chua (pH = 6-7) chỉ trừ một số loại cây trồng có thể chịu được đất chua như
chè (pH từ 4,5-5,5), khoai tây (pH từ 4,8-5,4). Độ chua đất là do sự có mặt
của các ion H+, Al3+ trong dung dịch đất cũng như trong các phức hệ hấp phụ
của đất có khả năng trao đổi gây nên.
Độ chua trao đổi (pH) được chia ra để đánh giá như sau:
Bảng 2.2: Độ chua trao đổi trong đất sử dụng nông nghiệp
pH

Đánh giá

<4,5


Rất chua

4,5-5

Chua vừa

5-5,5

Chua nhẹ

5,5-6

Gần trung tính

>6

Trung tính


×