Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tiền phong b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIỀN PHONG B

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ
5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B” là nội dung tôi chọn nghiên cứu
và làm khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, ban giám hiệu trường Mầm non Tiền Phong B, các thầy cô
giảng viên khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ
Nguyễn Thị Quỳnh Mai - Giảng viên âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Nhung


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi nhận được sự quan tâm của các thầy
cô khoa Giáo dục Mầm non, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Mai.
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một
số tài liệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài nghiên cứu này chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Nhung


DANH MỤC VIẾT TẮT
VĐTN:

Vận động theo nhạc

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

NDTT:

Nội dung trọng tâm

NDKH:

Nội dung kết hợp

NXB:

Nhà xuất bản

GDMN:

Giáo dục mầm non



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Những đóng góp của đề tài..................................................................................4
7. Bố cục khóa luận .................................................................................................4
NỘI DUNG .................................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ...................................................5
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ ...........................................5
1.1.2. Khái niệm chung về âm nhạc.....................................................................6
1.1.3. Khái niệm vận động theo nhạc ..................................................................6
1.2. Vai trò của vận động theo nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.................9
1.2.1. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ........................9
1.2.2. Vận động theo nhạc góp phần phát triển đạo đức cho trẻ ......................10
1.2.3. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thể chất cho trẻ ......................11
1.2.4. Vận động theo nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ.....12
1.2.5. Đặc điểm vận động của trẻ 5 - 6 tuổi ......................................................12
1.3. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc tại trường Mầm non Tiền Phong
B.....14
1.3.1. Một số nét cơ bản về nhà trường .............................................................14
1.3.2. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6
tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B.............................................................15
1.3.3. Khả năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại
trường Mầm non Tiền Phong B .........................................................................18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................20

Chương 2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC VẬN ĐỘNG THEO NHẠC ........22
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................22


2.1.1. Căn cứ vào khả năng vận động theo nhạc và sự hứng thú của trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.......................................................................................22
2.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm trong khi tổ chức.......23
2.1.3. Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động vận động theo
nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi..................................................................23
2.2. Một số biện pháp ............................................................................................24
2.2.1. Hình thức vận động theo nhạc.................................................................24
2.2.2. Hệ thống kỹ năng cần xây dựng cho trẻ ..................................................26
2.2.3. Lựa chọn ca khúc cho trẻ vận động theo nhạc ........................................28
2.2.4. Xây dựng một số động tác vận động cho trẻ ...........................................35
2.2.5. Đa dạng hóa hình thức tổ chức và phương pháp dạy học âm nhạc ........41
2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin và đồ dùng trực quan vào tổ chức
hoạt động dạy học âm nhạc ...............................................................................45
2.3. Thực nghiệm...................................................................................................47
2.3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................47
2.3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................47
2.3.3. Nội dung thực nghiệm..............................................................................47
2.3.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm ...........................................................48
2.3.5. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................48
2.3.6. Kết quả thực nghiệm ................................................................................48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................54
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tầm quan trọng của việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ .........................
16
Bảng 1.2: Khảo sát mức độ hứng thú của trẻ trong mỗi tiết học vận động theo
nhạc...... 17
Bảng 1.3: Mức độ cô giáo dạy vận động theo nhạc cho trẻ ở trường Mầm non Tiền
Phong B ................................................................................................................ 17
Bảng 2.1: Kết quả học tập môn âm nhạc của nhóm 40 trẻ lớp 5 tuổi A3 và nhóm 40
trẻ lớp 5 tuổi A4 ................................................................................................... 49
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm ở nhóm Đối chứng và nhóm
Thực nghiệm ........................................................................................................ 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát
triển xã hội của loài người và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, đặc
biệt là đối với trẻ nhỏ. Bởi lẽ ngay từ khi trẻ mới lọt lòng, chưa nhận thức đầy đủ về
thế giới hiện thực khách quan bên ngoài thì trẻ đã có cơ hội được tiếp xúc và làm
quen với một thế giới âm nhạc vô cùng phong phú, sinh động được hình tượng hóa,
khái quát hóa qua những lời hát ru, đồng dao mà trẻ được nghe từ những người bà,
người mẹ - những người thân quen nhất đối với trẻ. Trong suy nghĩ của trẻ, âm nhạc
như trở thành thế giới thần tiên diệu kì, là cái nôi nuôi dưỡng xúc cảm, là con đường
dẫn các em đến với những lời ca, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của các âm
hình tiết tấu, nốt nhạc; sự đáng yêu, ngộ nghĩnh của các hình tượng trong bài hát; sự
khỏe khoắn, vui nhộn của các vận động minh họa. Hơn thế nữa, âm nhạc còn là

phương tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền
đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách cũng như củng cố kiến thức cho trẻ trong
học tập cũng như vui chơi.
Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung rất cần thiết được đưa
vào trong khung chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Chương
trình giáo dục mầm non rất phong phú, đa dạng với các hoạt động như: Ca hát,
nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Và hoạt động dạy
trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non nói
chung cũng như đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi nói riêng. Vận động theo nhạc là
hoạt động gần gũi với trẻ, tạo ra sự hứng thú, vui vẻ cho trẻ trong giờ học đồng thời
giúp cho bài giảng thêm sinh động hơn. Hoạt động này còn giúp trẻ phát triển cảm
giác về giai điệu, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, đúng các
ấn tượng nghe được trong âm nhạc và biết phối hợp với các bạn trong nhóm, lớp khi
vận động cùng nhau. Trong thực tiễn việc dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nói
chung, đặc biệt ở phần vận động theo nhạc cho trẻ ở trường mẫu giáo nói riêng
vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Những ca khúc cô tổ chức cho trẻ vận động

2


đòi hỏi người giáo viên phải biết cách xây dựng, thực hiện đúng động tác và các
động tác phải phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ca khúc. Chính vì vậy mà một
số giáo viên khi vận động mẫu cho trẻ quan sát vẫn còn hời hợt, động tác còn
đơn điệu, máy móc, chưa thể hiện đúng nội dung, sắc thái của bài hát đến trẻ. Vì
thế mà nhiều trẻ không tập trung chú ý lắng nghe, trẻ làm việc riêng, nói chuyện
trong giờ học,...
Qua thời gian thực tập tại trường và xuất phát từ thực tế tìm hiểu không khí
học tập và sinh hoạt tại trường Mầm non Tiền Phong B, tôi cảm nhận được phần
nào công tác giáo dục của trường, đặc biệt là với môn âm nhạc, những thuận lợi và
khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên nơi đây. Trường Mầm non Tiền Phong

B là một trong những trường được trang bị những thiết bị dạy học khá đầy đủ, chất
lượng giảng dạy luôn đạt kết quả cao trong toàn tỉnh. Các hoạt động học tập luôn
được trường quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy để
các giờ học đạt kết quả tốt nhất đặc biệt là hoạt động âm nhạc cho trẻ. Tuy nhiên,
trường vẫn còn gặp một số hạn chế trong việc tổ chức hoạt động vận động theo nhạc
cho trẻ: Chưa gây được hứng thú của trẻ khi tham gia vận động; các động tác, bài
tập vận động còn đơn điệu, chưa rèn luyện tốt cho trẻ các kĩ năng giúp vận động
được nâng cao, chưa phát huy tính sáng tạo của trẻ dẫn tới chất lượng hoạt động vận
động theo nhạc còn chưa cao.
Xuất phát từ thực tiễn nêu ra ở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện
pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non
Tiền Phong B” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước tới nay, giáo dục âm nhạc cho trẻ trước tuổi học đã có nhiều các giáo
trình, tài liệu đề cập đến một cách kỹ lưỡng. Các bộ giáo trình đã chỉ rõ những mục
đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp,…
Một số công trình nghiên cứu về giáo dục âm nhạc đã thành công như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Trang: “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ ở trường
mầm non”.

3


- Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Thu Hoài: “Lựa chọn bài tập
luyện kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”.
- Hoàng Thị Yến (2007): “Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ lứa tuổi từ 3
đến 5 tuổi học nhạc tại trường Mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội”. Trường Đại
học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.
- Ngô Thị Nam (2008), Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi đi

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Hoàng Long (2007), Âm nhạc và phương pháp dạy dọc âm nhạc, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
- Phạm Thị Hòa (2005), Giáo dục âm nhạc tập II, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
- Phạm Thị Hòa (2009), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm
non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các nghiên cứu đã rất thành công với đề tài nghiên cứu của mình như: Khóa
luận “Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi học nhạc tại
trường Mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội” Hoàng Thị Yến đã đưa ra hệ thống
các biện pháp để dạy kỹ năng học nhạc cho trẻ mầm non. Từ đó, trẻ sẽ dần tích lũy
cho mình những kỹ năng để giúp cho việc học nhạc trở nên dễ dàng, và đạt được
hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên chưa có tài liệu, đề tài nào nghiên cứu về vấn đề “Một
số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường
Mầm non Tiền Phong B”. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu,
mong rằng những đóng góp của đề tài sẽ giúp cho khả năng vận động theo nhạc của
trẻ mầm non được cải thiện và nâng cao hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế, đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao
khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài triển khai một hệ thống nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

4


- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại trường Mầm non Tiền Phong B.

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu một số biện pháp nâng cao khả năng
vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nằm trong phạm vi những vấn đề liên quan đến biện pháp nâng cao khả
năng vận động theo nhạc cho nhóm trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Tiền Phong B.
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 18/02/2019 đến ngày 07/04/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm.
6. Những đóng góp của đề tài
Nếu khóa luận thành công sẽ góp phần tổng kết và đưa ra những biện pháp
giúp nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại
trường Mầm non Tiền Phong B.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được
triển khai thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng.
Chương 2: Đề xuất biện pháp dạy học vận động theo nhạc.

5


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ
Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất của con người. Thông qua hoạt động dạy
học mà con người tiếp thu những kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người, trên cơ
sở đó dần hình thành và phát triển nhân cách, trở thành con người toàn diện. Đối với
trẻ mầm non, mặc dù hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này là hoạt động vui chơi
nhưng hoạt động học tập vẫn cần và nên có để trẻ có thể tích lũy nền tảng kiến thức
cơ bản đầu tiên chuẩn bị bước vào học lớp 1.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Tuấn “Dạy học là quá trình hoạt động tương tác
của hai chủ thể giáo viên và học sinh” [11; Tr.28]
Còn theo GS.TS. Phạm Viết Vượng “Dạy học là hoạt động dạy và học của
thầy và trò trong nhà trường với mục tiêu giúp học sinh nắm vững kiến thức khoa
học hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo và thái độ tích cực với học tập” [13; Tr.110]
Từ hai khái niệm nêu trên, có thể hiểu đơn giản, dạy học là một hoạt động
nhằm mục đích để truyền đạt những kiến thức khoa học cho người học, cụ thể là
những học sinh, sinh viên nhằm hình thành những kĩ năng, kĩ xảo.
Hoạt động dạy học cho trẻ là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện
chứng: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của trẻ. Trong đó dưới sự
hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên thì người học tự giác, tích cực tổ chức,
điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học mà
cô đưa ra. Trong quá trình dạy, cô giáo đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn cho trẻ, còn
trẻ có vai trò tự giác, chủ động, tích cực lắng nghe cô truyền đạt kiến thức. Nếu
thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học sẽ không được diễn ra.
Trên cơ sở khái niệm dạy học, ta có thể đưa ra khái niệm dạy học âm nhạc.
Dạy học âm nhạc cũng là một quá trình giáo viên truyền đạt những kiến thức, kĩ
năng âm nhạc đến người học. Và người học sẽ chủ động, tự giác lĩnh hội những
kiến thức âm nhạc đó dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Thêm vào đó,

6



dạy học âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhằm phát triển ở
học sinh khả năng lĩnh hội và cảm thụ cái đẹp, từ đó hình thành ở các em nhu cầu
thẩm mỹ, nhu cầu thưởng thức âm nhạc.
1.1.2. Khái niệm chung về âm nhạc
Theo TS. Ngô Thị Nam: “Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện
thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với
các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, âm sắc,
âm khu, âm vực, hòa âm... bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể
truyền đạt sự vận động của các ý tưởng và tình cảm trong tất cả những sắc thái tinh
tế nhất.” [8; Tr.1]
Ngoài ra, âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách
tinh tế nhất thế giới nội tâm của con người - những rung cảm hết sức tế nhị của niềm
vui, nỗi đau khổ, day dứt, suy tư, nghi ngờ, ước vọng, tin tưởng, ... đối với các sự vật,
hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng. [8; Tr.2]
GS.TSKH Phạm Lê Hòa lại chỉ ra rằng “Âm nhạc (Music) là loại hình nghệ
thuật sử dụng phương tiện âm thanh được sinh ra do chính đòi hỏi của cuộc sống
khi cần biểu đạt những tình huống nhất định của thế giới tình cảm - trí tuệ xã hội
loài người” [6; Tr.1]
Nói tóm lại, âm nhạc là một phần vô cùng quan trọng và không thể tách rời
của tất cả các nền văn hóa trên thế giới và trong mỗi nền văn hóa ấy nó lại được
biến đổi cho phù hợp về phong cách, cấu trúc và mang trong mình những dấu ấn
riêng, đặc trưng riêng cho từng quốc gia, đất nước ấy tạo nên sự đa dạng phong phú
đến tuyệt vời cho mỗi nền văn hóa âm nhạc của quốc gia.
1.1.3. Khái niệm vận động theo nhạc
* Vận động thô (Gross Motor Skills)
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, vận động thô chính là sự phối hợp và phát
triển của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ. Nhóm vận động này bao gồm những hoạt
động cụ thể như: lăn, trườn, bò, xoay cơ thể, đi, chạy, nhảy, leo trèo,... giúp trẻ phát
triển thể lực chiều cao, cân bằng sự phối hợp hai bán cầu não, phát triển trí lực.


7


Những hoạt động vận động thô giúp trẻ phối hợp và kiểm soát linh hoạt các cơ
bắp của tay, chân và thân. Kỹ năng đi thăng bằng, ném, đá, nhảy và bắt là những kỹ
năng chúng ta có được khi phát triển chúng. Đối với một đứa trẻ, sự cân bằng, sức
mạnh của cơ bắp và khả năng điều khiển, phối hợp là ba kỹ năng vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển.
Khi trẻ nắm vững những kỹ năng vận động thô thì cơ thể trẻ sẽ giúp xây dựng
một mạng lưới thần kinh trên não bộ từ đó giúp trẻ phát triển tự nhiên hiệu quả các
vận động tinh. Đặc biệt, trẻ sẽ phát triển kĩ năng vận động thô trước kĩ năng vận
động tinh.
* Vận động tinh (Fine Motor Skills)
Vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như: cầm nắm
đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối và các động tác phức tạp hơn như thêu, đan,
nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng…
Kĩ năng vận động tinh phát triển chủ yếu dựa vào những hoạt động vui chơi,
luyện tập của trẻ.
Kĩ năng vận động tinh còn là cơ sở để phát triển khả năng nghệ thuật của đôi
tay như múa, vẽ,... và luyện viết chữ đẹp.
* Vận động theo nhạc
Theo TS. Ngô Thị Nam: “Vận động theo nhạc là những động tác đơn lẻ, biểu
hiện cảm xúc theo tính chất và nhịp điệu âm nhạc có mang những yếu tố múa.”
[8;Tr.45]
Vận động có thể có luật động nhất định do đã tích lũy kinh nghiệm, hoặc
không có luật động, tự do, tùy hứng. Sôstacôvich đã nói rằng “Khi nghe nhạc ta đều
cảm thấy muốn được chuyển động trong nhịp điệu của nó, ta bắt đầu làm các động
tác tay, đập hai chân, lúc lắc đầu. Đó là điệu múa vô thức.”
Vận động là mức độ đơn giản của múa, vừa sức với mọi lứa tuổi và thường là

một động tác biểu hiện tính chất nhịp điệu theo một nét nhạc, một tiết tấu nhất định
của bài hát.
Trong vận động theo nhạc, có thể có động tác vỗ tay, dậm chân. Nhưng các
động tác đó phải được tạo dáng ở một tư thế nào đó và đẹp, có tính múa. Những
8


động tác vỗ tay, dậm chân trong vận động theo nhạc thường được tiến hành khi trẻ
trẻ đã học thuộc tác phẩm để giúp trẻ thể hiện cảm xúc, thể hiện tính chất âm nhạc
bằng hình thể, giúp trẻ cảm thụ sâu sắc hơn tính chất nhịp điệu của âm nhạc.
Còn khi học âm nhạc - hát, đàn, kèn hay xướng âm,... đều phải tập gõ theo
nhịp, phách, tiết tấu,… để nắm vững nhịp điệu âm nhạc của tác phẩm. Gõ nhịp như
vậy chỉ yêu cầu chính xác, đúng với tác phẩm chứ không cần phải có dáng, có tư
thế, không cần phải đẹp.
Như vậy, giữa các động tác VĐTN và cách gõ nhịp, phách có cùng mục đích
là cảm nhận tiết tấu âm nhạc nhưng khác nhau về yêu cầu.
Hình thức vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia thành 2 nhóm
dựa trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác:
+ Nhóm 1: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất,
nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, nhún nhảy,… Trẻ nghe và phân biệt độ cao, sắc thái,
tốc độ, trọng âm và các âm hình tiết tấu.

Các bài hát có cấu trúc cân đối, trẻ vừa hát vừa vỗ tay, gõ, hoạt động hình thể
chân tay theo âm hình tiết tấu 1 (tiết tấu chậm).

Hoặc các cháu tay chống hông, dậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót chân:

9



Có thể thay đổi vận động như sau:

Hay

Động tác gõ nhịp phách bằng vỗ tay, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững
tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải
chính xác, đúng với tác phẩm.
+ Nhóm 2: Hướng vào kĩ năng chuyển động trong quá trình tổ chức âm nhạc:
đi vòng trong bài tập thể lực (đi, chạy, nhảy), dựng bài hát thành các hình tượng trò
chơi và múa các động tác dễ trong chất liệu dân gian các dân tộc Việt Nam hoặc
minh họa lời bài hát.
1.2. Vai trò của vận động theo nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
1.2.1. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ
Trong hệ thống các môn học được đưa vào khung chương trình GDMN mà Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành thì âm nhạc được coi là phương tiện hiệu quả nhất để
rèn luyện và giáo dục thẩm mĩ tốt nhất cho trẻ. Như ta đã biết, nhiệm vụ của giáo
dục thẩm mĩ là phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp, hình thành xúc cảm thẩm mĩ
và phát triển khả năng sáng tạo, khả năng hoạt động nghệ thuật cho trẻ.
Khi múa và vận động theo nhạc, trẻ sẽ dần hình thành khả năng cảm thụ, nhận
biết cái đẹp, cái hay và phân biệt được cái hay, cái xấu, cái chưa tốt để có cái nhìn
đúng đắn nhất về thẩm mĩ. Ngoài ra, sự vận động theo tiết tấu âm nhạc cũng giúp
trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh trẻ như cảnh vật thiên nhiên, con
người. Từ đó, trẻ biết cách bộc lộ và diễn đạt cảm xúc của mình; biết yêu thương
thiên nhiên, bản thân và quý trọng con người.
Khi giáo viên tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc các bài hát hát hành khúc có
nhịp điệu rắn rỏi, khỏe khoắn, tiết tấu nhanh, mạnh. Điều này sẽ gợi mở và cho trẻ
tưởng tượng ra không khí vui tươi, phấn khởi, hào hứng,... mà tác giả gửi ngắm

10



trong lời bài hát như bài “Đội kèn tí hon” nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu, bài hát
“Chú bộ đội” sáng tác Hoàng Hà,...
1.2.2. Vận động theo nhạc góp phần phát triển đạo đức cho trẻ
Khi được thể hiện các vận động trong các bài hát mà trẻ được học, xúc cảm
của trẻ sẽ được phát triển, từ đó trẻ biết yêu thiên nhiên, cảnh vật, con người, yêu
cha mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè, mái trường, thầy cô,... những tình cảm này chính
là cốt lõi trong đạo đức của mỗi con người mà giáo dục muốn hướng tới.
VD: Trong bài hát “Đi học về” sáng tác Hoàng Long - Hoàng Lân, khi cô tổ
chức dạy vận động cho trẻ theo nhạc bài hát này, trẻ không chỉ học được tư thế chào
hỏi người lớn (đó là khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, giọng nói rõ
ràng) mà trẻ còn được giáo dục về hành vi đạo đức đó là trẻ phải biết chào hỏi lễ
phép với người lớn khi đi học về “Đi học về là đi học về, con vào nhà con chào cha
mẹ”.
Giai đoạn đến trường lớp cũng là thời điểm trẻ được mở rộng môi trường giao
tiếp, được tiếp xúc với nhiều người hơn - đó là thầy cô giáo và bạn bè của trẻ. Cụ
thể trong giờ hoạt động âm nhạc khi cô tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho
trẻ tham gia, trẻ sẽ có cơ hội được vận động cùng với bạn bè của mình. Thông qua
đó, tạo ra những cảm xúc chung trong nhóm trẻ ở cùng độ tuổi, khiến trẻ đồng cảm,
quan tâm đến nhau, bồi đắp tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hòa
nhập, và hình thành ý thức cộng đồng.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam có một kho tàng âm nhạc dân gian phong phú,
là kết tinh văn hóa của 54 dân tộc anh em và mỗi dân tộc lại có những bài đồng dao,
ca dao, những điệu nhảy múa đặc trưng, và mang đậm bản sắc dân tộc của từng
vùng miền, phong phú về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu. Vì vậy, đây sẽ là phương tiện
quý báu để trẻ có cơ hội tiếp nhận và hiểu biết thêm về bản sắc âm nhạc dân tộc
Việt Nam. Qua đó, bồi dưỡng cho trẻ tình yêu thương, sự trân trọng và lòng tự hào
về dân tộc, quê hương - nơi trẻ sinh sống.
Không dừng lại ở đó, VĐTN còn kích thích sự tự tin, mạnh dạn, khắc phục sự
nhút nhát, rụt dè ở trẻ trong các hoạt động cá nhân hay các hoạt động đòi hỏi tính

tập thể bởi nó cần sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhẹn, điều khiển vận động
phù hợp với âm nhạc, chấp hành kỉ luật, tính tổ chức mà lớp học đề ra. Nhờ vậy,
11


góp phần giáo dục cho trẻ văn hóa giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều
kiện hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ, trở thành con người có
ích cho xã hội.
1.2.3. Vận động theo nhạc góp phần phát triển thể chất cho trẻ
Khi nghe cô hát, trẻ vận động hay nhảy múa theo nhạc sẽ góp phần phát triển
độ linh hoạt, tự tin, mạnh dạn hoặc trẻ vừa vận động vừa hát theo cô sẽ góp phần
phát triển cơ quan phát thanh hô hấp làm cho trẻ có giọng hát hay, chính xác, rõ lời,
tạo điều kiện rèn luyện cho sự phối hợp chặt chẽ giữa tai nghe và hát. Đồng thời
cũng tạo cho trẻ phong thái tự nhiên, uyển chuyển khi thể hiện bài hát kèm theo vận
động theo nhạc.
Trong quá trình tham gia vận động theo nhạc, các động tác hình thể còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể của trẻ mà trước hết là phát triển về xương
và cơ. Nó đòi hỏi trẻ phải phối hợp hài hòa hoạt động các giác quan và vận động cơ
thể để điều khiển được toàn bộ cơ thể một cách uyển chuyển, nhịp nhàng và chính
xác, điều này góp phần điều chỉnh hệ thần kinh, hệ vận động.
Khi trẻ hát và vận động theo âm nhạc, tính chất đa dạng của nhịp điệu và các
động tác tương ứng sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi của nhịp tim, sự tuần hoàn máu, hô
hấp và giãn nở cơ. Theo kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỹ, vấn đề mấu chốt
của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động trí não có tác
động tích cực đến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt
động trí não được nâng cao.
Mặt khác, trong lúc được vận động theo nhạc, trẻ vừa có cơ hội tư duy sáng
tạo - ghi nhớ tác phẩm, vừa thể hiện sự hứng thú của mình với âm nhạc bằng việc
phối hợp các động tác kết hợp tay chân, đi lại uyển chuyển, chạy nhảy nhẹ nhàng,
những động tác nhún chân, lắc lư, đung đưa người theo giai điệu của bài hát hay

thực hiện các điệu múa, vận động đơn giản, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Tóm lại, sự điều khiển vận động cơ thể theo âm nhạc có tác dụng toàn diện đến
mọi mặt cho trẻ, đặc biệt là giúp trẻ kiểm soát, điều khiển và tự làm chủ được cơ thể
và có được một dáng vóc đẹp và hài hòa, tự tin khi giao tiếp với những người xung
quanh.
12


1.2.4. Vận động theo nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ
Trước tiên, VĐTN đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. Vận động đòi
hỏi trẻ phải tập trung chú ý quan sát các chuyển động động tác vận động dưới sự
hướng dẫn của cô, vận dụng trí não để ghi nhớ các chuyển động này mới có thể bắt
chước và thực hiện theo cô. Và điều quan trọng đó là muốn vận động tốt thì trẻ buộc
phải ghi nhớ và thuộc lời các bài hát, bản nhạc, cảm nhận được giai điệu, tiết tấu lúc
nào cần vận động nhanh lúc nào cần vận động chậm để kịp thời điều khiển cơ thể
phù hợp với giai điệu của bài hát đó. Nhờ vậy, não bộ của trẻ ngày càng được kích
thích và phát triển.
Đôi khi, cô sẽ bật một bài hát trẻ đã được học và yêu cầu trẻ tự biên đạo vận
động đơn giản cho một bài hát bất kì nào đó, lúc này đòi hỏi trẻ phải tích cực tư
duy, tưởng tượng, và sáng tạo ra bài vận động theo cách nghĩ của riêng mình.
Đặc biệt hơn, vận động theo nhạc cũng tạo ra những xúc cảm tích cực, giúp
nhận thức của trẻ được sâu sắc hơn.
Bằng những lập luận và dẫn chứng nêu trên tôi rút ra kết luận là vận động theo
nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện các mặt của trẻ.
Vì vậy, giáo viên mầm non phải đặc biệt tăng cường và đa dạng thêm nhiều hệ
thống các bài tập vận động khi tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ, thay
đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng như áp dụng các biện pháp khác nhau để
gây được hứng thú cho trẻ trong giờ dạy học vận động theo nhạc.
1.2.5. Đặc điểm vận động của trẻ 5 - 6 tuổi
Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện hơn nhiều so với các giai đoạn

trước. Đặc biết, khả năng vận động của các cơ lớn ở trẻ đã phát triển.
Khả năng vận động thô: Trẻ đã biết phối hợp vận động khi nhảy, tay góp phần
vào việc thúc đẩy lực nhảy như thực hiện được nhảy lò cò 5m, nhảy từ trên cao
xuống hay nhảy tách khép chân, đập và bắt bóng, khả năng giữ thăng bằng tốt.
Khả năng vận động tinh: Các ngón tay của trẻ 5 - 6 tuổi không những có thể
hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn, khéo léo và hoàn chỉnh hơn nên trẻ có
thể cầm bút để viết hay vẽ đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế

13


hơn. Mặt khác nhờ sự cử động linh hoạt của các ngón tay mà trẻ có thể dễ dàng thực
hiện được các bài tập vận động với cường độ nhanh, mạnh hay thực hiện được các
điệu múa đòi hỏi cần có sự uyển chuyển, linh hoạt. Bên cạnh đó, trẻ còn biết sử
dụng các công cụ thông thường (cầm dao, buộc dây).
* Đặc điểm vận động của trẻ qua các độ tuổi
Trẻ một tuổi: Trẻ bắt đầu biết đứng, đi, dậm chân, vỗ tay, nắm, lắc chuông,
huơ bàn tay, nhưng còn chưa biết vận động với âm nhạc. Phải qua quá trình lặp lại
cụ thể một động tác theo sự theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ của giáo viên thì mới dần
hình thành ở trẻ phản ứng.
Trẻ hai tuổi: Trẻ biết cách vận động linh hoạt và dễ dàng hơn. Trẻ đi vững
vàng, biết leo trèo, hoặc nhảy. Trẻ thực hiện nhiều vận động bằng tay, trẻ có thể học
đi theo điệu nhạc. Cùng với tính hay bắt chước trẻ thích lặp lại một động tác, một
nhịp điệu nhất định. Trẻ biết làm một vài động tác như: đánh nhịp bằng chân, chạy
tại chỗ, chạy vòng quanh theo lời ca, hay trò chơi theo bài hát.
Trẻ ba tuổi: Các vận động của trẻ đã phong phú hơn. Trẻ đã bắt đầu biết kết
hợp các động tác đơn giản. Trẻ có thể làm những động tác toàn thân, cơ bắp lớn,
biên độ lớn, và các động tác đối xứng. Trẻ chưa thể làm động tác nhỏ, nhiều chi tiết,
những vận động căng thẳng, hoặc những động tác đòi hỏi có tính chính xác cao.
Trẻ 4 - 5 tuổi: Các vận động cơ bản đã hoàn thiện. Đặc biệt là khả năng vận

động các cơ lớn ở trẻ đã phát triển. Trẻ biết phối hợp với bạn, động tác một chân,
giữ thăng bằng, trẻ biết quay xung quanh bạn bè, quay xung quanh mình, múa theo
đội hình đơn giản. Các vận động và múa của trẻ phong phú hơn. Trẻ làm được động
tác nhảy chân sáo, đá chân.
Trẻ 5 - 6 tuổi: Biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc, từ tốc độ
nhịp nhàng có thể chuyển sang nhanh hoặc chậm, có thể nhảy múa chuyển động
từng đôi, thể hiện các trò chơi dân gian mà không phải bắt chước nhau. Trẻ có thể
chuyển động ngang, dọc, vòng tròn, và phối hợp nhịp điệu toàn thân.

14


* Về khả năng sử dụng dụng cụ âm nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi
Giai đoạn mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ đã phát triển hoàn thiện về hệ
thần kinh, về các cơ quan vận động do đó mà khả năng vận động tinh của trẻ đã đạt
đến mức độ cao và thành thục.
Khi dùng đàn, trẻ có thể sử dụng đàn phím ở mức độ đơn giản, các loại nhạc
cụ gõ đệm cho bài hát như phách tre, trống, mõ, sênh tiền, xúc xắc,... được trẻ sử
dụng một cách thành thạo, khéo léo. Tuy nhiên, những nhạc cụ thổi, kéo, gảy, bấm
phím,... thường gây ra nhiều khó khăn cho trẻ trong thao tác sử dụng nhưng mặt
khác thì trẻ lại rất dễ sử dụng các dụng cụ gõ. Bởi mỗi dụng cụ gõ đệm lại phát ra
một loại âm thanh khác nhau kích thích tai nghe nhạc và từ đó làm cho trẻ mẫu giáo
thích nghe. Chính vì điều đó mà trẻ rất hứng thú khi được sử dụng nhạc cụ gõ và trẻ
có thể gõ đệm cho bài hát theo tiết tấu nhanh, chậm, tiết tấu phối hợp. Bên cạnh đó,
trẻ còn biết cách thổi kèn theo các giai điệu, bài hát đơn giản.
1.3. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc tại trường Mầm non Tiền Phong B
1.3.1. Một số nét cơ bản về nhà trường
Trường Mầm non Tiền Phong B nằm trên địa bàn thôn Do Hạ - xã Tiền Phong
- huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội. Đây là một vùng kinh tế khá phát triển, người
dân nơi đây chủ yếu là làm nông và trồng rau, ngoài ra còn buôn bán nên nhìn

chung kinh tế so với vùng nông thôn khác có thể nói là tương đối khá giả.
Trường Mầm non Tiền Phong B được thành lập vào ngày 01/08/2016, khuôn
viên trường học khang trang, sạch sẽ. Trải qua những năm phấn đấu và trưởng thành,
trường đang không ngừng mở rộng quy mô đào tạo. Hiện nay, trường có tổng số 38
cán bộ giáo viên trong biên chế và giáo viên hợp đồng. 100% giáo viên đã qua
chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành Sư phạm Mầm non, có kinh nghiệm
chăm sóc và nuôi dạy trẻ, có lòng yêu nghề - yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm với
công việc, tâm huyết, nhiệt tình với trường và với công việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
Trong trường có 506 trẻ, chia thành 18 lớp:
+ Nhà trẻ có 3 lớp.
+ Mẫu giáo bé từ 3 - 4 tuổi có 5 lớp.

15


+ Mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5 tuổi có 5 lớp.
+ Mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi có 5 lớp.
Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy của trường tương đối đầy đủ và ngày
càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại. Hiện tại, trường có 18 phòng học với hệ
thống điện đầy đủ như: Quạt, điều hoà, vi tính, ti vi, nước rửa sạch sẽ và đảm bảo vệ
sinh theo chỉ tiêu của Bộ y tế. Vật dụng đồ chơi khơi gợi trí tò mò, phát triển tư duy
cũng như tâm sinh lý trẻ được trang bị rất công phu và cầu kì,… Đặc biệt, trường đã
có riêng một phòng âm nhạc được trang bị tương đối đầy đủ phương tiện dạy học
gồm có 5 chiếc đàn, các lớp học có hệ thống nghe nhìn: Băng đài, đầu đĩa, ti vi màn
hình rộng, máy chiếu,…Tất cả nhằm mục tiêu đào tạo nên con người phát triển toàn
diện về các mặt (đức, trí, thể, mỹ).
Mặc dù mới thành lập không lâu nhưng với sự nỗ lực và phấn đấu không
ngừng nghỉ của tập thể đội ngũ cán bộ - giáo viên trong nhà trường nên trường đã
xuất sắc được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn cấp độ 1, đạt được nhiều
bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh và đóng góp một phần

không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội.
1.3.2. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
tại trường Mầm non Tiền Phong B
Cũng như các trường mầm non lớn trên toàn quốc, trường Mầm non Tiền
Phong B đang thực hiện chương trình giáo dục cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau,
theo tài liệu hướng dẫn của Vụ giáo dục mầm non Bộ giáo dục âm nhạc cho trẻ ở
nhiều độ tuổi khác nhau, theo tài liệu hướng dẫn của vụ giáo dục mầm non Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Mục đích của chương trình giáo dục âm nhạc là: Thông qua hoạt
động âm nhạc nghệ thuật ở trường mầm non nhằm giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm
mỹ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu, góp phần phát triển trí tuệ
và thể chất. Vì vậy việc giảng dạy âm nhạc được tiến hành theo các dạng hoạt động:
Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc, và tiết tổng hợp.
Điều tra thực trạng về việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ ở trường Mầm
non Tiền Phong B bao gồm:

16


- Nhận thức của giáo viên mầm non về việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ.
- Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi trong tiết học vận động theo nhạc.
- Thực trạng việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ ở trường Mầm non Tiền
Phong B.
Điều tra thực trạng về việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ, tôi đã tiến
hành điều tra việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ mầm non tại trường Mầm
non Tiền Phong B.
Đối tượng điều tra: Các giáo viên trực tiếp công tác và giảng dạy tại các lớp
trong trường Mầm non Tiền Phong B.
Tổng số phiếu phát ra là: 38 phiếu.
Tổng số phiếu thu vào là: 38 phiếu.
Kết quả thu được qua quá trình điều tra như sau:

* Nhận thức của giáo viên mầm non về việc dạy học vận động theo nhạc
cho trẻ
Qua quá trình khảo sát và tiến hành điều tra, tôi có bảng sau:
Bảng 1.1: Tầm quan trọng của việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ
STT

Vai trò

Số lượng

Tỉ lệ

1

Quan trọng

38

100%

2

Không quan trọng

0

0%

Kết quả trên cho thấy: Bất kì giáo viên nào khi được hỏi về tầm quan trọng
của dạy học vận động theo nhạc cho trẻ đều nhận thức được sự cần thiết của hoạt

động này đối với trẻ. Do đó, 100% giáo viên đều thấy tầm quan trọng của dạy học
vận động theo nhạc bởi nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển toàn diện
về mọi mặt của trẻ.
* Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi trong tiết học vận động theo nhạc
Để điều tra mức độ hứng thú của trẻ trong mỗi tiết học vận động theo nhạc, tôi
đã khảo sát và đưa ra bảng sau:

17


×