Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Di tích lịch sử văn hóa Tây sơn thượng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.31 KB, 1 trang )

Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng
đạo

Vị trí: Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo thuộc vùng
rừng núi An Khê, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Đặc điểm: Quần thể Tây Sơn Thượng đạo gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của
người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng
núi rừng An Khê của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn
cứ Tây Sơn Thượng đạo ở An Khê, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng
cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm
lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi
nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai.
Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối
quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây
Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Ba Na, Gia Rai vào cuộc đấu tranh thống
nhất đất nước.
Ngày 14/6/1991, quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ Văn hóa – Thông tin
cấp bằng di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của
người Anh hùng áo vải Quang trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông
Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cộ Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc.
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

×