Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGHI XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.22 KB, 29 trang )

`

SỞ Y TẾ HÀ TĨNH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI XUÂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN NGHI XUÂN NĂM 2017

Người thực hiện:
Hà Thanh Sơn
Nguyễn Đức Vui
Lương Văn Luân

Nghi Xuân, 2018


PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN NGHI XUÂN NĂM 2017
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu
Chúng tôi thực hiện đề tài với 2 mục tiêu: Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của
danh mục thuốc theo một số chỉ tiêu và phân tích danh mục thuốc theo phương pháp
phân tích ABC và VEN sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân năm 2017.
2. Đối tượng và phương pháp
Danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện từ 01/10/2016 đến 30/9/2017. Sử dụng
phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3. Kết quả nghiên cứu
Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2017: Danh mục thuốc của


bệnh viện gồm 21/27 nhóm dược lý và nhóm thuốc chế phẩm YHCT. Nhóm thuốc
điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 18,12% và có giá trị
cao nhất 34,52%. Thuốc nội chiếm 66,11% số khoản và 50,19% giá trị thuốc. Thuốc
đường uống chiếm 52,68% và 57,31% giá trị. Thuốc chế phẩm YHCT chiếm 11,07%
số thuốc và 18,26% giá trị.
Về phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC/VEN: Thuốc hạng A
chiếm 20.47% danh mục nhưng chiếm 75,47% giá trị. Thuốc hạng B chiếm 19,8%
danh mục và 17,12% giá trị, thuốc hạng C chiếm 59,73% danh mục, chiếm 7.,41%
giá trị. Thuốc nhóm E có tỷ lệ lớn nhất 74,83% và chiếm 80% giá trị. Thuốc nhóm N
có tỷ lệ ít nhất 5,7% danh mục, 10,31% giá trị. Thuốc nhóm V chiếm 19,46% danh
mục, 9,62% giá trị. Nhóm AN gồm 8 thuốc (2,68%) và chiếm 9,28% giá trị.
4. Kết luận
Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân 2017
đa dạng và nhiều nhóm thuốc. Kết quả Phân tích ABC/VEN cho thấy danh mục sử
dụng hợp lý, tuy nhiên vẫn còn 8 thuốc nhóm AN cần xem xét để giảm chi phí.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 2
1.1. Danh mục thuốc trong bệnh viện ....................................................................2
1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc ................................................3
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam..................................4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 6
2.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................6
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6
KẾT QUẢ.................................................................................................................... 9
3.1. Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

đa khoa huyện Nghi Xuân 2017. ............................................................................9
3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý. 9
3.1.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ......................................................10
3.1.3. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng ...........11
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục thuốc sử
dụng ..................................................................................................................11
3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng ...............11
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo danh mục theo nguồn gốc sản xuất ............................12
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân
năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC và VEN ..........................................12
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC.....12
3.2.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN .....13
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN ....................14
3.2.4. Cơ cấu thuốc tiểu nhóm AN theo nhóm tác dụng dược lý ........................15
3.2.5. Danh mục thuốc tiểu nhóm thuốc AN ......................................................15
BÀN LUẬN ............................................................................................................... 16


4.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm
2017 theo một số chỉ tiêu. ....................................................................................16
4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC và
VEN. ....................................................................................................................18
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 21
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 23


Từ viết tắt
BHYT


Bảo hiểm y tế

YHCT

Y học cổ truyền

BYT

Bộ Y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

DMT

Danh mục thuốc

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Nhóm biến số mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục
Bảng 2.2. Nhóm biến số phân tích danh mục thuốc theo ABC/VEN
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục.
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng

Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục theo nguồn gốc sản xuất
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC
Bảng 3.8. Danh sách 10 thuốc giá trị sử dụng cao nhất
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích VEN
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc theo ma trận ABC/VEN
Bảng 3.11. Cơ cấu tiểu nhóm thuốc AE theo tác dụng dược lý
Bảng 3.12. Danh mục thuốc tiểu nhóm AN


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả, bất hợp lý nói chung và trong bệnh viện nói
riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Theo một số nghiên cứu, chi
phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước và phần
lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng
thuốc không hiệu quả [12]. Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất
hợp lý xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, 30%-60%
bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết [11] và hơn
một nửa số ca viêm đường hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý.
Ngày 08 tháng 8 năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 21/2013TT-BYT quy
định về tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện[3]. Bệnh
viện đa khoa huyện Nghi Xuân đã từng bước triển khai, chấn chỉnh và thực hiện các
biện pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị và đã đạt được
nhiều kết quả nhất định. Tuy vậy, công tác cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc
của bệnh viện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu
quả trong quá trình lập kế hoạch cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh
viện, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa
khoa huyện Nghi Xuân, năm 2017” nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện đa khoa huyện Nghi Xuân năm 2017 theo một số chỉ tiêu.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân

năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC và VEN.
Từ đó, đưa ra được các ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lượng sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân ngày một tốt hơn.

1


Chương I
TỔNG QUAN
1.1. Danh mục thuốc trong bệnh viện
Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, là việc
xác định chủng loại thuốc cho bệnh viện. Mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một danh mục
thuốc (DMT), Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) có có chức năng tư vấn cho
giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh
viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện [3]. HĐT&ĐT đóng
vai trò chủ đạo trong việc xây dựng DMT, trước khi xây dựng danh mục thuốc,
HĐT&ĐT phải lấy ý kiến đóng góp của các khoa phòng.
Việc xây dựng một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đảm
bảo thuốc có hiệu quả điều trị, với chất lượng tốt và chi phí hợp lý đồng thời loại bỏ
các thuốc không an toàn và hiệu quả không cao, làm giảm những nguy cơ về sức khỏe
và lãng phí trong quá trình sử dụng thuốc. Sự lựa chọn thuốc thành phẩm để mua
sắm, sử dụng cho người bệnh theo nguyên tắc: ưu tiên lựa chọn thuốc generic,
thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước.
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các quy định
về sử dụng DMT do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh
phí của bệnh viện, HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây
dựng DMT bệnh viện theo nguyên tắc:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;

- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng
tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế
ban hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [3].
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc
chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2


Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung hoặc loại bỏ
thuốc trong các kỳ họp của HĐT&ĐT [3].
1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Để công tác sử dụng thuốc tránh những bất cập, nhà quản lý cần có những
biện pháp cải thiện. Một số công cụ để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc
trong bệnh viện hiện nay là phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị,
phân tích ABC, phân tích VEN. Từ đó HĐT&ĐT xác định các vấn đề, nguyên nhân
liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp [3].
- Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc giúp xác
định những nhóm điều trị có mức sử dụng thuốc cao nhất và chi phí nhiều
nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi ý những vấn
đề sử dụng thuốc bất hợp lý.
Ngoài ra phương pháp này sẽ chỉ ra những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những
thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.
Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác
định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao [3].
- Phương pháp phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ
hàng năm và chi phí, nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân
sách. Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc dựa trên nguyên lý
Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”.
Theo lý thuyết Pareto: 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân
sách thuốc (nhóm A). Nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng 20% ngân sách
(nhóm B), nhóm còn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhưng chỉ sử dụng 10% ngân
sách. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu sử dụng thuốc cho chu kỳ một năm
hoặc ngắn hơn để ứng dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu, từ các kết quả phân tích
thu được, các giải pháp can thiệp được đưa ra nhằm điều chỉnh ngân sách thuốc cho
một hoặc nhiều năm tiếp theo [3].
Phân tích ABC có nhiều lợi ích: trong lựa chọn thuốc, phân tích được thuốc
nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế bởi các thuốc rẻ hơn;
trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua hàng: mua thuốc nhóm A nên
thường xuyên hơn, với số lượng nhỏ hơn, dẫn đến hàng tồn kho thấp hơn, bất kỳ
3


giảm giá của các loại thuốc nhóm A có thể dẫn đến tiết kiệm đáng kể ngân sách.
Do nhóm A chiếm tỷ trọng ngân sách lớn nên việc tìm kiếm nguồn chi phí thấp hơn
cho nhóm A như tìm ra dạng liều hoặc nhà cung ứng rẻ hơn là rất quan trọng. Theo
dõi đơn hàng nhóm A có tầm quan trọng đặc biệt, vì sự thiếu hụt thuốc không lường
trước có thể dẫn đến mua khẩn cấp thuốc với giá cao. Phân tích ABC có thể theo dõi
mô hình mua tương tự như quyền ưu tiên trong hệ thống y tế [12].
- Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc:
+ Nhóm V (Vital) là nhóm thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các
thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện;
+ Nhóm E (Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít

nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của
bệnh viện;
+ Nhóm N (Non-Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ,
bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được
khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của
thuốc.
Phương pháp phân tích VEN được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu tiên
cho việc lựa chọn, mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng, hướng dẫn hoạt động
quản lý tồn trữ và quyết định giá thuốc phù hợp. Phân tích VEN được sử dụng trong
lựa chọn thuốc như sau: thuốc tối cần và thuốc thiết yếu nên ưu tiên lựa chọn, nhất là
khi ngân sách thuốc hạn hẹp [3].
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
Theo các nghiên cứu những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Việc quản lý và sử dụng thuốc có
hiệu quả đối với các thuốc điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm tài chính cho
đất nước và giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh.
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các bệnh
viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh viện.
Theo báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục
Quản lý khám chữa bệnh –Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
4


chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng
năm trong bệnh viện [5].
Năm 2012, theo báo cáo của 1018 bệnh viện thì tiền thuốc tiêu thụ cho thuốc có
nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 38,7% trong tổng số 15 nghìn tỷ đồng chi mua
thuốc, còn lại là chi phí cho các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu. Tuy nhiên, tỷ
lệ chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong nước cũng có sự khác nhau giữa các tuyến
bệnh viện.

Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong nước cao
hơn tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010, tổng trị giá tiền
sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là 2.900 tỷ
đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [5].
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc kháng sinh
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Kết quả khảo sát
của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm 2007 đến 2009, kinh phí mua thuốc
kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng.
Việc sản xuất thuốc tiêm cần có công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại,
trang thiết bị phức tạp hơn so với các thuốc khác. Do đó, giá thành chi phí cho thuốc
tiêm cũng như việc sử dụng loại thuốc này thường cao hơn các dạng thuốc khác rất
nhiều lần. Nhưng thực tế ở các bệnh viện hiện nay, các dạng thuốc tiêm được sử dụng
với tỷ lệ chi phí rất cao trong tổng số chi phí sử dụng thuốc, đặc biệt là các bệnh viện
tuyến trung ương.
Trong một nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 tại một số bệnh
viện đa khoa thì các khoản mục thuốc tiêm truyền và giá trị tiêu thụ của thuốc tiêm
truyền chiếm một tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến bệnh viện. Cụ thể tại các bệnh viện
tuyến huyện: Tỷ lệ giá trị sử dụng của thuốc tiêm truyền trong tổng chi phí thuốc của
bệnh viện có thấp hơn ở các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh nhưng vẫn ở
mức cao dao động từ 44,1% đến 51,2% [10].

5


Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện
Nghi Xuân năm 2017

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện từ 01/10/2016 đến 30/9/2017.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Danh mục vị thuốc YHCT.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu được thể hiện qua các bảng 2.1 và 2.2.
Bảng 2.1. Nhóm biến số mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc
Tên biến
1. Cơ cấu thuốc
sử dụng theo
nhóm tác dụng
dược lý
2. Cơ cấu thuốc
sử dụng theo
nguồn gốc xuất
xứ
3. Cơ cấu thuốc
sử dụng theo
đơn thành phần
– đa thành phần
4. Cơ cấu thuốc
sử dụng theo
biệt dược gốc
và thuốc
generic

5. Cơ cấu thuốc

Phân

Nguồn thu
loại biến
thập
- Các thuốc được phân nhóm tác dụng Biến
Báo cáo
dược lý dựa trên Văn bản hợp nhất số phân loại xuất nhập
03/2018/VBHN-BYT ngày 13/4/2018
tồn năm
của Bộ Y tế.
2017
- Thuốc nội: thuốc được sản xuất ở
Biến
Báo cáo
Việt Nam
phân loại xuất nhập
- Thuốc ngoại: Thuốc được nhập khẩu
tồn năm
về Việt Nam
2017
Thuốc đơn thành phần là thuốc chỉ
Biến
Báo cáo
có một thành phần hoạt chất chính.
phân loại xuất nhập
- Thuốc đa thành phần là thuốc có từ
tồn năm
hai thành phần có hoạt tính trở lên.
2017
- Thuốc biệt dược gốc: là thuốc được
Biến

Báo cáo
cấp phép lưu hành lần đầu tiên, trên cơ phân loại xuất nhập
sở đã có đầy đủ các số liệu về chất
tồn năm
lượng, an toàn và hiệu quả
2017
- Thuốc generic: Là thuốc sản xuất
không có giấy phép nhượng quyền của
công ty phát minh và được đưa ra thị
trường sau khi bằng phát minh và các
độc quyền đã hết hạn
Số khoản mục, số hoạt chất và giá trị
Biến
Báo cáo
Giải thích

6


sử dụng theo
đường dùng

sử dụng của từng nhóm thuốc theo
phân loại xuất nhập
đường dùng: tiêm truyền, đường uống,
tồn năm
đường dùng khác.
2017

Bảng 2.2. Nhóm biến số phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC/VEN

Tên biến

Giải thích

1. Thuốc sử dụng
theo phân tích
ABC
2. Thuốc sử
dụng theo
phân tích
VEN
3. Thuốc sử
dụng theo
phân tích
ma trận
ABC/VEN

- Số khoản mục, số hoạt chất và
giá trị sử dụng của từng nhóm
thuốc hạng A, hạng B, hạng C.
Số khoản mục, số hoạt chất và
giá trị sử dụng của từng nhóm
thuốc V, nhóm thuốc E, nhóm
thuốc N.
- Số khoản mục, số hoạt chất và
giá trị sử dụng của từng nhóm
thuốc V (E,N) trong hạng A
(B,C): tiểu nhóm AV, AE, AN,
BV, BE…


Phân
loại biến
Biến
phân loại

Nguồn thu
thập
Báo cáo xuất
nhập tồn năm
2017
Biến
Báo cáo xuất
phân loại nhập tồn năm
2017
Biến
Báo cáo xuất
phân loại nhập tồn năm
2017

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2017 (từ 01/10/2016 đến
30/9/2017).
Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
Thu thập các báo cáo từ phần mềm quản lý dược của bệnh viện (từ 01/10/2016
đến 30/9/2017).
Thu thập thông tin chi tiết (tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng
bào chế, đường dùng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nhà sản xuất, nước sản xuất) của
toàn bộ các thuốc tân dược được sử dụng trong bệnh viện năm 2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

đa khoa huyện Nghi Xuân 2017:
- Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý.
- Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
- Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng
7


- Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic
- Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng
- Cơ cấu thuốc theo danh mục theo nguồn gốc sản xuất
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân
năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC và VEN:
- Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC
- Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN
- Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Là phương pháp tính giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu của một
hoặc một nhóm đối tượng số liệu nghiên cứu.
Phân tích nhóm điều trị, phân tích ABC,VEN: sử dụng theo hướng dẫn tại
thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế ban hành Thông tư quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.
Phân tích ma trận ABC/VEN :Từ kết quả phân tích ABC và VEN, kết hợp chéo
phân tích ABC và phân tích VEN.
- Xếp các thuốc V,E,N trong nhóm A thu được các tiểu nhóm AV, AE, AN.
Sau đó tính tổng số và tỷ lệ % số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi tiểu
nhóm.
- Thực hiện tương tự với nhóm B và nhóm C, thu được ma trận ABC/VEN.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20, Microsof office excel
2010. Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để thể hiện kết quả nghiên cứu. Tính

giá trị trung bình X ± SD.

8


Chương III. KẾT QUẢ
3.1. Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại
Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân 2017.
3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược
lý.
Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân năm 2017
gồm 21 nhóm thuốc tác dụng dược lý với 388 hoạt chất và 741 khoản mục thuốc. Cơ
cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện
qua bảng 3.8.
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
TT

1
2
3
4
5
6

7

8

9
10


Nhóm thuốc
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm
khuẩn
Thuốc tim mạch
Thuốc đường tiêu hóa
Thuốc tác dụng đối với
máu
Thuốc tác dụng trên
đường hô hấp
Hocmon và các thuốc
tác động vào hệ thống
nội tiết
Dung dịch điều chỉnh
nước, điện giải, cân
bằng acid-base và các
dung dịch tiêm truyền
khác
Thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm không
steroid, thuốc điều trị
gút và các bệnh xương
khớp
Thuốc giải độc và các
thuốc dùng trong trường
hợp ngộ độc
Thuốc gây tê, mê

SL

KM

Tỷ lệ
%

SL
Hoạt
chất

Tỷ lệ
%

Giá trị
( đồng)

Tỷ lệ
%

54

18.12

34

15.74

4,394,077,694

34.52


41
27

13.76
9.06

27
28

12.50
12.96

1,251,038,261
553,175,388

9.83
4.35

11

3.69

7

3.24

235,586,000

1.85


12

4.03

11

5.09

316,315,746

2.49

19

6.38

12

5.56

1,473,778,696

11.58

21

7.05

8


3.70

439,627,783

3.45

25

8.39

12

5.56

991,578,067

7.79

5

1.68

4

1.85

17,381,400

0.14


13

4.36

8

3.70

59,104,699

0.46
9


11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Thuốc điều trị bệnh
mắt, tai mũi họng
Khoáng chất và vitamin

Thuốc giãn cơ và ức
chế cholinesterase
Thuốc có tác dụng thúc
đẻ, cầm máu sau đẻ và
chống đẻ non
Thuốc chống co giật,
chống động kinh
Thuốc lợi tiểu
Thuốc chế phẩm YHCT
Thuốc chống dị ứng và
dùng trong các trường
hợp quá mẫn
Thuốc chống rối loạn
tâm thần
Thuốc điều trị bệnh da
liễu
Thuốc điều trị đau nửa
đầu, chóng mặt
Thuốc tẩy trùng và sát
khuẩn
Tổng

3

1.01

7

3.24


28,776,252

0.23

12

4.03

6

2.78

504,672,512

3.96

2

0.67

2

0.93

4,521,000

0.04

4


1.34

3

1.39

23,598,580

0.19

1

0.34

1

0.46

47,250

0.00

2
33

0.67
11.07

1
33


0.46
15.28

1,466,500
2,323,759,010

0.01
18.26

6

2.01

6

2.78

54,236,800

0.43

3

1.01

1

0.46


3,569,200

0.03

1

0.34

2

0.93

21,200,000

0.17

1

0.34

1

0.46

3,192,000

0.03

2


0.67

2

0.93

27,582,100

0.22

298

100

216

100

12,728,284,938

100

Nhận xét: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ
nhiều thuốc nhất, đồng thời cũng chiếm giá trị cao nhất trong danh mục thuốc sử dụng
tại bệnh viện. Tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch chiếm 13,76% danh mục thuốc và
chiếm 9,83% giá trị danh mục thuốc.
3.1.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được thể hiện như sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
TT


Nhóm thuốc

SL
KM

Tỷ lệ
%

Giá trị (triệu
đồng)

Tỷ lệ %

1

Thuốc nội

197

66,11

6,388,699,545

50,19

2

Thuốc ngoại


101

33,89

6,339,585,393

49,81

Tổng
298
100 12,728,284,938
100
Nhận xét: Thuốc nội chiếm 66,11% số khoản nhưng chiếm 50,19% giá trị
thuốc.
10


3.1.3. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng
Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng được thể hiện
trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng
TT

Nhóm thuốc

SL
KM

Tỷ lệ
%


Giá trị (triệu
đồng)

Tỷ lệ %

1

Thuốc đơn thành
phần

225

75,5

8,351,915,178

65,6

2

Thuốc đa thành
phần

73

2,5

4,376,369,760


34,4

Tổng

298

100

12,728,284,938

100

Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc đơn thành phần, chiếm
75.5%, và chiếm 65,6% giá trị sử dụng.
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục
thuốc sử dụng
Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục thuốc sử dụng như
sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục.
TT
1
2

Nhóm thuốc
Thuốc biệt dược
gốc
Thuốc tên generic
Tổng

SL KM


Tỷ lệ %

Giá trị (triệu
đồng)

Tỷ lệ %

22

7.38

404,515,045

3.18

276
298

92.62
100

12,323,769,893
12,728,284,938

96.82
100

Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc generic, chiếm 92,62%, về
giá trị sử dụng, thuốc generic chiếm 96,82%.

3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng
Cơ cấu thuốc theo đường dùng được thể hiện qua bảng sau:

11


Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng
TT

Nhóm thuốc

SL
KM

Tỷ lệ
%

Giá trị (triệu
đồng)

Tỷ lệ %

1

Thuốc tiêm

117

39.26


4,866,645,119

38.23

2

Thuốc uống

157

52.68

7,294,135,460

57.31

24

8.05

567,504,359

4.46

298

100

12,728,284,938


100

3

Đường dùng khác
Tổng

Nhận xét: Về đường dùng, lớn nhất là thuốc đường uống, chiếm 52,68% và
chiếm 57,31% giá trị. Ít nhất là các thuốc đường dùng khác bao gồm: dùng ngoài, đặt
hậu môn, âm đạo... chiếm 8,05% số thuốc và 4,46% giá trị.
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo danh mục theo nguồn gốc sản xuất
Nguồn gốc sản xuất được chúng tôi chia làm thuốc có nguồn gốc là thuốc tân
dược và thuốc có nguồn gốc sản xuất từ dược liệu, là thuốc chế phẩm YHCT.
Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục theo nguồn gốc sản xuất
SL
Tỷ lệ Giá trị (triệu
Tỷ lệ %
KM
%
đồng)
1 Thuốc tân dược
265 88.93 10,404,525,928 81.74
2
Chế phẩm YHCT
33
11.07 2,323,759,010
18.26
Tổng
298
100 12,728,284,938

100
Nhận xét: Thuốc chế phẩm YHCT chiếm 11,07% số thuốc và chiếm 18,26%
giá trị danh mục thuốc.
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi
Xuân năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC và VEN
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC
Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC
TT

Nhóm thuốc

TT

Hạng

1
2
3

Hạng A
Hạng B
Hạng C
Tổng

SL
KM
61
59
178

298

Tỷ lệ
%
20,47
19,80
59,73
100

Giá trị (triệu
Tỷ lệ %
đồng)
9,606,021,742
75,47
2,179,250,143
17,12
943,013,053
7,41
12,728,284,938
100
12


Nhận xét: Thuốc hạng A gồm 61 thuốc chiếm 20.47% danh mục nhưng chiếm
75,47% giá trị. Các thuốc hạng B và hạng C chiếm 19,8% và 59,73% danh mục.
Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm 2017 được chúng tôi tổng
hợp ở bảng sau:
Bảng 3.8. Danh sách 10 thuốc giá trị sử dụng cao nhất
STT


Tên thuốc

Hoạt chất

Đơn
vị

Số
lượng

Đơn
giá

Thành tiền

1

Cefoxitin
Panpharma

Cefoxitin

Lọ

6,000

150,000

900,000,000


7.07

2

Supzolin 1g

Ceftezol

Lọ

10,110

41,990

424,518,900

3.34

411,000,000

3.23

392,364,000

3.08

386,100,000

3.03


287,280,000

2.26

277,200,000

2.18

Perglim M2
Metformin+
500mg +
Viên 137,000 3,000
Glimepirid
2mg
Ceftazidime
Ceftazidim
Lọ
3,600 108,990
Kabi 2g
Cephalexin
Cefalecin Viên 351,000 1,100
500mg
Vitamin
Neurotech
Viên 240,000 1,197
B1+B6+B12
Diệp hạ
Diệp hạ
châu, Tam
châu vạn

Gói 60,000
4,620
thất, Kim
xuân.
ngân hoa..

3
4
5
6

7
8

Praverix

Amoxicilin

9

Dianorm-M
500 + 80mg

10

Scilin N
40UI/ml

Metfomin
Gliclazid

Insulin tác
dụng chậm,
kéo dài

Tỷ lệ

Viên 120,000

2,300

276,000,000

2.17

Viên

91,300

2,938

268,239,400

2.11

lọ

2,600

99,000


257,400,000

2.02

Tổng

3,880,102,300 30,48

Nhận xét:10 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất thì chủ yếu là các thuốc kháng
sinh và chiếm 30,48% giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2017.
3.2.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN
Kết quả phân tích VEN của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2017
như sau:

13


Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích VEN
TT

Giá trị (triệu

Nhóm thuốc

SL KM

Tỷ lệ %

V


58

19.46

1,223,955,846

9.62

E

223

74.83

10,191,810,060

80.07

N

17

1,312,519,032

Tổng

298

5.70
100


10.31
100

đồng)

12,728,284,938

Tỷ lệ %

Nhận xét: Thuốc nhóm E chiếm tỷ lệ lớn nhất 74,83% và chiếm 80% giá trị.
Thuốc nhóm N chiếm tỷ lệ ít nhất 5,7% nhưng chiếm 10,31% giá trị tiền thuốc.
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN
Cơ cấu thuốc theo ma trận ABC/VEN được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc theo ma trận ABC/VEN

V
E
N
V
E
N
V
E

SL
KM
6
47
8

6
51
2
46
125

Tỷ lệ
%
2.01
15.77
2.68
2.01
17.11
0.67
15.44
41.95

Giá trị (triệu
đồng)
723,425,892
7,702,034,650
1,180,561,200
250,703,550
1,847,170,341
81,376,252
249,826,404
642,605,069

N


7

2.35

50,581,580

298

100

Nhóm thuốc

A

B

C
Tổng

12,728,284,938

Tỷ lệ %
5.68
60.51
9.28
1.97
14.51
0.64
1.96
5.05

0.40
100

Nhận xét: Nhóm AE có giá trị tiền thuốc sử dụng lớn nhất, chiếm 60,51%,
nhưng chiếm 15,77% số thuốc. Nhóm CE chiếm tỷ lệ số thuốc cao nhất là 41,95%
danh mục nhưng chỉ chiếm 5,05% giá trị tiền thuốc sử dụng. Nhóm AN có 8 thuốc
chiếm tỷ lệ 2,68% và chiếm 9,28% giá trị tiền thuốc sử dụng.

14


3.2.4. Cơ cấu thuốc tiểu nhóm AN theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.11. Cơ cấu tiểu nhóm thuốc AE theo tác dụng dược lý
TT

Nhóm thuốc

SL
KM

Tỷ lệ %

Giá trị
Tỷ lệ %
(triệu đồng)

1
12.50
149,058,000
12.63

Thuốc tim mạch
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
2
25.00
257,800,000
21.84
viêm NSAID, thuốc điều trị
gút và các bệnh xương khớp
5
62.50
773,703,200
65.54
Thuốc chế phẩm YHCT
8
100
1,180,561,200
100
Tổng
Nhận xét: Nhóm thuốc chế phẩm YHCT chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm thuốc

AN, chiếm 52,5% và chiếm 65,54% giá trị tiền thuốc trong nhóm AN.
3.2.5. Danh mục thuốc tiểu nhóm thuốc AN
Bảng 3.12. Danh mục thuốc tiểu nhóm AN
STT

Tên thuốc

Hoạt chất

Đơn

vị

Số
lượng

Đơn
giá

Thành tiền

Tỷ
lệ

1

Diệp hạ châu
vạn xuân

Diệp hạ châu,
Tam thất, Kim
ngân hoa...

Gói

60,000

4,620

277,200,000


2.18

Viên 120,000

1,900

228,000,000

1.79

Ống

49,686

149,058,000

1.17

Mediphylamin
250mg
BRAINACT 1
1000mg/8ml
Chymodk
4,2mg

Bột bèo hoa dâu

Alpha
chymotrypsin


Viên 120,000

1,200

144,000,000

1.13

5

Statripsine
4,2mg

Alpha
chymotrypsin

Viên 100,000

1,138

113,800,000

0.89

6

Cốm Bổ tỳ

Hoài sơn + Đậu
ván trắng+ Ý dĩ..


7

Dưỡng huyết
thanh não

8

Phalintop

2
3
4

Tổng

Citicoline

Đương quy,
Xuyên khung,
Bạch thược...
Cam thảo, Đảng
sâm, Dịch chiết
men bia.

3,000

Lọ

6,300


15,000

94,500,000

0.74

Gói

9,216

10,200

94,003,200

0.74

Ống

32,000

2,500

80,000,000

0.63

1,180,561,200

9.28


Nhận xét: Nhóm AN gồm 8 thuốc chiếm 9,28% giá trị tiền thuốc sử dụng.
15


Chương IV. BÀN LUẬN
4.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện năm 2017 theo một số chỉ tiêu.
Về cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý: Danh
mục thuốc của Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân được xây dựng dựa trên các tiêu
chí cụ thể: Căn cứ vào mô hình bệnh tật tại địa phương; thuốc trong danh mục thuộc
danh mục thuốc được thanh toán Bảo hiểm y tế, ưu tiên thuốc thuộc danh mục thuốc
thiết yếu do Bộ Y tế ban hành; ưu tiên thuốc sản xuất trong nước; việc bổ sung hoặc
loại bỏ một thuốc ra khỏi danh mục phải được khoa, phòng điều trị, hoặc bộ phận
Dược lâm sàng đề xuất với Trưởng khoa Dược (phó chủ tịch thường trược Hội đồng
thuốc và điều trị), sau đó được đưa ra Hội đồng thuốc và điều trị xem xét, quyết định.
Kết quả phân tích cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc tại bệnh viện cho
thấy: Bệnh viện sử dụng 298 thuốc thuộc 21/27 nhóm thuốc được phân nhóm dựa vào
mã ATC (giãi phẫu, điều trị, hóa học) theo Thống tư số 40/2014/TT-BYT của Bộ Y
tế, và một nhóm thuốc chế phẩm YHCT (33 thuốc) được chúng tôi chia làm 1 nhóm
do đặc thù tại bệnh viện sử dụng các thuốc có nguồn gốc YHCT trong điều trị kết hợp
với thuốc tân dược. Trong đó nhóm thuốc điều trị chống ký sinh trùng và nhiễm
khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng mặt hàng cũng như giá trị sử dụng, lần lượt
là 18,12% và 34,52%. Tiếp theo là các nhóm thuốc tim mạch, thuốc chế phẩm
YHCT, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong danh
mục về số lượng và giá trị sử dụng. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương [10]tại
38 bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng trên cả nước năm 2009 tỷ lệ kháng sinh
trung bình từ 32,3% -32,5%. Và nhóm kháng sinh là nhóm có tỷ lệ sử dụng cao nhất.
Một số bệnh viện tuyến huyện như :bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa-Phú Thọ[7],
Bệnh viện đa khoa huyện Văn Lâm- Hưng Yên[8], Bệnh viện đa khoa Bắc Quang- Hà

Giang[9] cho tỷ lệ thuốc kháng sinh và giá trị nhóm thuốc kháng sinh sử dụng đều cao
nhất và lần lượt là 19,61% và 35,24%; 20,99% và 29,16%; 24,7% và 45,91%. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.
Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh
viện chủ yếu sử dụng thuốc nội, chiếm 66,11% số mặt hàng và chiếm 50,19% giá trị.
Theo chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc nội phải đạt 70% danh mục thuốc
sử dụng. Việc sử dụng thuốc nội sẽ góp phần làm giảm chi phí sử dụng thuốc và thúc
16


đẩy nền công nghiệp dược phẩm trong nước phát triển. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại
bệnh viện khá cao hơn so với một số bệnh viện tuyến huyện tương đương như: Bệnh
viện khu vực Bắc Quang- Hà Giang[9] 55,17% số lượng và 40,68% giá trị; bệnh viện
Văn Lâm-Hưng Yên[8] 53,95% số lượng và 46,05% giá trị. Hiện nay, nền công
nghiệp Dược trong nước đang phát triển mạnh, nhiều mặt hàng thuốc các công ty
trong nước đã đảm bảo chất lượng tốt và cung ứng đầy đủ với chi phí rẻ hơn. Do đó,
Bệnh viện cần xem xét các mặt hàng thuốc cụ thể, mặt hàng nào trong nước có thể
đảm bảo cung ứng thì có thể ưu tiên chuyển sang sử dụng. Đặc biệt các mặt hàng đã
được chứng minh tương đương sinh học trong nước để thay thế các thuốc biệt dược
giá cao.
Về cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng: Theo
khuyến cáo của WHO, chỉ nên sử dụng các thuốc phối hợp khi chúng có ưu thế vượt
trội về hiệu quả, độ an toàn và tiện lợi khi sử dụng. Theo đó, nên hạn chế đưa các
thuốc phối hợp nhiều hoạt chất và danh mục thuốc. Kết quả bệnh viện sử dụng 75,5 %
thuốc đơn chất và chiếm 65,6% giá trị. Các thuốc phối hợp nhiều hoạt chất chủ yếu là
nhóm thuốc chế phẩm YHCT, nhóm thuốc vitamin và khoáng chất và một số thuốc
kháng sinh và dùng ngoài.
Về cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục thuốc sử
dụng: Việc sử dụng thuốc biệt dược gốc sẽ có chi phí rất cao, do đó việc hạn chế các
thuốc biệt dược gốc, đặc biệt là các thuốc đã hết hạn bảo hộ, thay bằng thuốc có sẵn

dạng generic trên thị trường làm giảm chi phí sử dụng thuốc tại bệnh viện. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc tại bệnh viện rất
thấp, chiếm tỷ lệ 7,38% số khoản và chiếm 3,18% giá trị. Điều này là phù hợp với
tiêu chí sử dụng thuốc biệt dược gốc tại bệnh viện.
Về cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng: Theo Thông
tư 23/2011/TT-BYT[1] của Bộ Y tế về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có
giường bệnh thì “ Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc
khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm”. Kết quả nghiên cứu cho thấy chó 39,26% số thuốc và
chiếm 38,23% giá trị là thuốc đường tiêm. Việc sử dụng thuốc đường tiêm thường có
tác dụng nhanh và hiệu quả hơn đường dùng khác, tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ
gặp các tai biến trong sử dụng thuốc lớn hơn so với đường dùng khác và chi phí thuốc
17


cao hơn. Ở một số bệnh viện tuyến tương đương, tỷ lệ sử dụng thuốc đường tiêm như
sau: bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang – Hà Giang[9] chiếm 36,6% số lượng và
50% giá trị; Bệnh viện Văn Lâm – Hưng Yên[8] chiếm 21% và 28,315 giá trị; Bệnh
viện đa khoa Hạ Hòa chiếm 34,3% số lượng và 43,99 % giá trị. Như vậy, bệnh viện
Nghi Xuân tỷ lệ thuốc tiêm khá cao nhưng giá trị thuốc tiêm sử dụng lại thấp hơn một
số viện tuyến tương đương. Điều này cho thấy, cần xem xét lại số lượng thuốc tiêm sử
dụng tại viện để hạn chế những thuốc tiêm không cần thiết.
Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc sản xuất: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh
viện chủ yếu là sử dụng các thuốc tân dược, chiếm 89% số lượng và 81,74% giá trị.
Điều này cũng phù hợp vì thuốc chế phẩm YHCT hầu hết là các thuốc điều trị bệnh
mãn tính, có hiệu quả khi sử dụng lâu dài, do đó ít sử dụng điều trị nội trú tại bệnh
viện mà chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tuy nhiên cũng cần xem
xét lại nhóm thuốc YHCT vì chiếm chi phí khá cao (18,26%) trong khi lợi ích điều trị
khi sử dụng nhóm thuốc này chưa tương xứng.
4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích

ABC và VEN.
Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC: Phân tích ABC là
một công cụ hữu hiệu trong việc nhận định những vấn đề còn tồn tại trong sử dụng
thuốc cũng như phân bổ ngân sách mua thuốc. Theo lý thuyết, các thuốc hạng A
chiếm 10-20% số thuốc nhưng chiếm 75-80% giá trị tiền, các thuốc hạng B chiếm 1020% số thuốc và chiếm 15-20% tổng giá trị tiền, các thuốc nhóm C chiếm 60-80% số
thuốc nhưng chiếm 5-10% tổng giá trị tiền[3].
Cơ cấu danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân theo phân tích
ABC cho thấy: 75,47% ngân sách tiền sử dụng thuốc được sử dụng cho nhóm thuốc A
có 20,47% số khoản. Và có 7,41% ngân sách tiền thuốc cho 59,73% số thuốc của
nhóm C. Tỷ lệ này cũng khá phù hợp với lý thuyết. Như vậy, ngân sách tiền thuốc sử
dụng chủ yếu tập trung vào một số thuốc có giá trị cao và sử dụng lớn.
Bệnh viện thường quan tâm đến các thuốc hạng A trong việc đưa ra quyết định
lựa chọn và mua sắm thuốc. Các thuốc hạng C tuy chiếm số lượng lớn nhưng ít giá trị
nên thường không được quan tâm lưu ý. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã có quy định cơ sở
khám chữa bệnh phải sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc trúng thầu. Do đó, cũng
cần có sự quan tâm đến tất cả các thuốc sử dụng tại bệnh viện. Tiến hành xem xét 10
18


thuốc có giá trị sử dụng cao nhất tại bệnh viện, chúng tôi nhận thấy có tới 5/10 thuốc
là kháng sinh. 3/10 thuốc là thuốc điều trị đái tháo đường. Còn lại là thuốc vitamin và
chế phẩm YHCT. Điều đó đã cho thấy nhóm thuốc kháng sinh chiếm giá trị cao nhất
trong danh mục thuốc của bệnh viện là hợp lý. Đây cũng là cơ sở đề Hội đồng thuốc
và điều trị xem xét việc sử dụng các thuốc này một cách hợp lý để góp phần giảm chi
phí tiền thuốc.
Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN: Phân tích
VEN giúp xác định cho việc ưu tiên mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện. Phân
tích VEN khó hơn phân tích ABC vì hiện tại, chưa có một quy định cụ thể nào để xác
định chính xác các thuốc thuộc nhóm V, E, hay N. Nghiên cứu của chúng tôi xác định
các thuốc nhóm V, E hay N căn cứ vào sự đồng thuận của một số thành viên Hội đồng

thuốc và điều trị tại bệnh viện. Do đó chưa thực sự khách quan trong phân loại nhóm
thuốc. Đây cũng chính là điểm hạn chế của đề tài.
Kết quả phân tích VEN tại bệnh viện cho thấy nhóm thuốc E chiếm tỷ lệ cao
nhất 74,83% danh mục thuốc và chiếm 80% giá trị tiền thuốc. Nhóm thuốc N chiếm
19,46% danh mục thuốc và chiếm 9,62% giá trị tiền thuốc, đây là nhóm thuốc cần
được ưu tiên mua và cần tồn trữ trong kho một số lượng nhất định để tránh hết hàng.
Nhóm thuốc N chiếm 5,7% danh mục và chiếm 10,31% giá trị tiền thuốc, đây là
nhóm thuốc cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc để tránh lạm dụng thuốc.
Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN: Phân tích ma trận
ABC/VEN cho thấy: Nhóm I (gồm AV, BV, CV, AE, AN) chiếm 37,91% số thuốc và
chiếm 79,40% giá trị tiền thuốc, đây là nhóm thuốc quan trọng do là những thuốc cần
thiết và có giá trị cao. Trong đó có các thuốc nhóm AN chiếm 9,28% giá trị tiền thuốc
là các thuốc có giá trị cao nhưng không thực sự cần thiết. Do đó, cần xem xét lại các
thuốc nhóm này để hạn chế sử dụng hoặc thay thế các thuốc khác có chi phí rẻ hơn.
Nghiên cứu nhóm thuốc AN, chúng tôi thấy chủ yếu là nhóm thuốc chế phẩm
YHCT chiếm 62.5% số thuốc trong nhóm. Tiếp theo là nhóm thuốc hạ sốt, chống
viêm không steorid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm 25% và nhóm
thuốc tim mạch chiếm 12,5%. Nhóm thuốc chế phẩm YHCT bao gồm các thuốc được
sản xuất từ vị thuốc YHCT và từ dược liệu, đây là các thuốc có giá cao và hiệu quả
điều trị thường chậm, khó đánh giá hiệu quả điều trị rõ ràng và có thể sử dụng các
thuốc tân dược để thay thế. Cụ thể trong nhóm thuôc chế phẩm YHCT của nhóm AN
19


có 3 thuốc là mediphylamin 250mg, Cốm bổ tỳ, Phalintop, đây là các thuốc thuộc
nhóm thuốc bổ, không thực sự cần thiết cho điều trị và có thể loại bỏ khỏi danh mục
thuốc của bệnh viện. Tiếp theo là các thuốc Dưỡng huyết thanh não và Diệp hạ châu
Vạn Xuân, đây là các thuốc có giá cao, có các thuốc tương tự với giá thành rẻ hơn, do
đó có thể chuyển sang sử dụng các thuốc tương tự giá rẻ để giảm chi phí. Còn lại là
các thuốc tân dược là Alphachymotrypsin và Citicolin, đây là hai thuốc mà hiệu quả

điều trị còn chưa rõ ràng, gần đây Bộ Y tế đã ra các công văn nhằm hạn chế chỉ định
các thuốc này, hiện tại chỉ còn sử dụng trong rất ít bệnh lý. Do đó cần quản lý chặt
chẽ các thuốc này nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, tránh lạm dụng thuốc.

20


×