Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kinh tế đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.47 KB, 2 trang )

Phát triển kinh tế đối ngoại
TUESDAY, 31. JULY 2007, 16:15:59
HỌC ĐỊA LÝ 12 BẰNG ATLAT
Về du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ
Trang 20Sử dụng bản đồ trang 20.
Quan sát biểu đồ cột khách du lịch và doanh thu từ du lịch nhận xét về số lượng khách
du lịch và sự gia tăng khách du lịch trong giai đoạn 1990-2000, nhận xét về sự gia tăng
doanh thu từ du lịch, tăng mấy lần, sự gia tăng này nhanh hay chậm, đến năm 2000 ta
đã đón được bao nhiêu lượt khách du lịch quốc tế, sự biến động của khách du lịch quốc
tế và sự biến động của doanh thu từ du lịch giống nhau trong khi khách nội địa tăng liên
tục điều này nó phản ánh nguồn thu từ du lịch phụ thuộc nhiều vào khách quốc tế,
nguồn thu từ khách nội địa chưa ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu từ du lịch. Nếu lấy
tổng doanh thu từ du lịch chia cho tổng số khách du lịch (cả nội địa và quốc tế) ta sẽ
thấy mức chi dùng của một khách du lịch còn thấp (chưa lưu giữ được khách ở lâu).
Quan sát biểu đồ tròn về cơ cấu khách du lịch quốc tế ta sẽ nhận xét được số lượng
khách, sự gia tăng số lượng khách quốc tế giai đoạn 1996-2000, cơ cấu khách du lịch,
sự thay đổi cơ cấu khách du lịch đến nước ta (cần nêu một ý là khách đến từ các nước
phát triển - có mức tiêu dùng cao - còn ít).
Quan sát nội dung bản đồ ta nêu được những thuận lợi trong việc phát triển du lịch ở
nước ta về các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch xã hội và nhân văn của
ta có những gì, các em cũng cần nêu các chính sách của nhà nước mới ban hành trong
việc phát triển du lịch nhất là trong việc thu hút khách du lịch quốc tế như những thay
đổi trong việc cấp visa, chuyển tiền, chuyển hàng hóa, cho phép xe ôtô tay lái nghịch
được hoạt động trong một số khu vực...
Các hoạt động thu ngoại tệ khác như xuất khẩu lao động không có ở trên bản đồ.
Về hoạt động xuất nhập khẩu
Dựa vào bản đồ trang 19.
Dựa vào biểu đồ cột xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm trong bản đồ ngoại thương
ta nhận xét sự gia tăng giá trị xuất khẩu (cột xanh) được bao nhiêu lần, giai đoạn nào
tăng nhanh nhất? Nhận xét sự gia tăng giá trị nhập khẩu (cột đỏ) bao nhiêu lần? Như
vậy giữa xuất khẩu và nhập khẩu hoạt động nào tăng nhanh hơn? Ta cộng giá trị xuất


khẩu và giá trị nhập khẩu theo từng năm và nhận xét tổng giá trị xuất nhập khẩu nó thay
đổi như thế nào? So sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong từng năm ta có nhận xét
gì? Đến đây chúng ta có thể kết luận sự chuyển biến trong hoạt động xuất nhập khẩu
của nước ta là: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng dần, tuy còn nhập siêu nhưng cán cân
xuất nhập khẩu đang tiến dần đến sự cân đối, nhập siêu giảm dần.
Dựa vào hai biểu đồ tròn cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu và cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu
năm 2000 trong bản đồ thương mại ta nhận xét về cơ cấu hàng nhập khẩu và hàng xuất
khẩu của chúng ta hàng gì là chủ yếu, dựa trên cơ sở hàng xuất nhập khẩu như vậy
cũng có thể đưa ra một lý do để giải thích vì sao nước ta còn trong tình trạng nhập siêu.
Dựa vào bản đồ ngoại thương ta xác định các nước các lãnh thổ có buôn bán với nước
ta là ở khu vực nào trên thế giới, đó là nước nào, lãnh thổ nào, trong đó giá trị buôn bán
với nước và lãnh thổ nào đạt từ 1 đến 2 tỉ USD, trên 2 tỉ USD.
Để giải thích về các hoạt động xuất nhập khẩu, sự thay đổi cơ cấu thị trường đề nghị
xem trong SGK.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×