Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Truyện xuân quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.81 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ NINH AN

TRUYỆN XUÂN QUỲNH VIẾT CHO
THIẾU NHI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
CHỦ ĐỀ VÀ NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ NINH AN

TRUYỆN XUÂN QUỲNH VIẾT CHO
THIẾU NHI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
CHỦ ĐỀ VÀ NGHỆ THUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học


TS. TRẦN THỊ MINH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học sư phạm Hà Nội
2, các thầy cô trong tổ Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt
thời gian em học tập tại khoa và trong thời gian em làm khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trần Thị Minh - người đã
giúp đỡ, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song những ngày đầu làm quen, tiếp cận và học
hỏi nghiên cứu khoa học sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về mặt
kiến thức cũng như kinh nghiệm, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
chân thành từ quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

NGUYỄN THỊ NINH AN


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Truyện Xuân Quỳnh
viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật, là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa từng có công bố nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

NGUYỄN THỊ NINH AN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chương 1. TRUYỆN XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ ............................................................................. 5
1.1. Xuân Quỳnh và truyện viết cho thiếu nhi .................................................. 5
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp ............................................................................... 5
1.1.2. Truyện Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi................................................... 7
1.2. Các chủ đề chính ........................................................................................ 9
1.2.1. Một thế giới tự nhiên phong phú........................................................... 10
1.2.2. Một khúc ca về mái ấm gia đình ........................................................... 15
1.2.3. Bức tranh xã hội chân thực ................................................................... 22
Chương 2. TRUYỆN XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT................................................................ 28
2.1. Cốt truyện dung dị, đời thường ................................................................ 28
2.2. Lựa chọn chi tiết chân thực, giàu sức gợi ................................................ 31
2.3. Giọng điệu biến hóa, đa dạng, đậm chất thơ............................................ 35

KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử phát triển nền văn học của mỗi quốc gia, văn học
thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đã
xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho các em nhưng phải đến sau Cách
mạng tháng Tám 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành
và thực sự trở thành một bộ phận có tổ chức ở tầm vĩ mô, dần dần đạt được sự
ổn định về định hướng, ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về thể
loại. Để làm nên thành công đó, không thể không nhắc đến những đóng góp
quí báu của các tác giả đã dành trọn tâm huyết của mình cho thế hệ măng non,
từ lớp người “khai sơn phá thạch” ban đầu như Tản Đà, Nguyễn Văn Ngọc,
Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ… đến thế hệ nhà văn, nhà thơ sau này như
Định Hải, Xuân Quỳnh, Cao Xuân Sơn, Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn…
Trong đó, Xuân Quỳnh là cây bút nữ có sức sáng tạo dồi dào, có thể coi là
một hiện tượng văn học độc đáo.
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) lâu nay được bạn đọc biết đến qua
những vần thơ “giàu vẻ đẹp nữ tính”, “thường trực khát vọng thiết tha về hạnh
phúc đời thường” (Nguyễn Thị Bình). Tuy nhiên, bên cạnh thơ, Xuân Quỳnh
còn sáng tác văn xuôi. Đáng kể nhất là mảng truyện viết cho thiếu nhi. Với
khoảng gần 50 truyện ngắn, bà đã cho bạn đọc thấy được khả năng “trò
chuyện” với trẻ em bằng văn xuôi - những áng văn đậm đà chất thơ, sử dụng
chất liệu đời thường để tạo nên những câu chuyện ngộ nghĩnh, trong trẻo mà
không kém phần ý vị.
Trẻ em ngày nay sống trong thời đại của công nghệ thông tin. Vì vậy,
tư duy của trẻ cũng có nhiều chuyển biến. Để tạo cho trẻ niềm vui hứng khởi

khi tiếp xúc với sách báo, bản thân người lớn chúng ta cũng phải có trách
nhiệm tìm hiểu, hướng các em đến những tác phẩm văn học thực sự có giá trị,
chứa đựng tính nhân văn và giàu có về nghệ thuật ngôn ngữ. Xét trên tiêu chí
đó, truyện Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi có thể coi là món quà trân quý của
“bạn đọc ngày xưa gửi tặng bạn đọc bây giờ” như có lần bà tự bạch.

1


1.2. Xuất phát từ niềm say mê văn học thiếu nhi và niềm cảm phục
trước một cây bút tài hoa, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Truyện Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ thuật để làm
khóa luận tốt nghiệp đại học. Việc thực hiện đề tài này giúp người viết có
thêm cơ hội bồi đắp năng lực cảm thụ văn chương, giúp ích cho công tác
chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giảng dạy ở trường mầm non sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Sáng tác của bà vì thế được nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình văn học chú ý quan tâm. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi cố gắng tiếp
cận những công trình, bài viết về mảng truyện ngắn viết cho thiếu nhi của bà
một cách hệ thống.
Bàn về tập truyện Mùa xuân trên cánh đồng (1981), tác giả Hiền
Phương đi sâu tìm hiểu sức hấp dẫn của ngòi bút Xuân Quỳnh qua những câu
chuyện đời thường gần gũi với trẻ thơ. Tác giả đã nhận ra rằng: “Chỉ những
vật bình thường gần gũi thôi, bằng một khả năng quan sát và tưởng tượng
phong phú, với lối kể hóm hỉnh, thông minh, tác giả đã dựng lên những câu
chuyện ngắn gọn mà có sức lôi cuốn mạnh, giúp các em khám phá thêm
những điều diệu kì trong thế giới tự nhiên và đặc biệt là trong chính bản thân
mình” [Dẫn theo 10, 540]. Đọc truyện ngắn Xuân Quỳnh, trẻ em sẽ giải thích
được rất nhiều những câu hỏi “Vì sao?”, “Tại sao?” mà trong đầu chúng

thường hay thắc mắc: Vì sao hạt đỗ lại mọc thành cây? Vì sao quả bầu lại dài?
Cánh diều bay cao được là nhờ đâu?… Theo Hiền Phương, tuyển tập Mùa
xuân trên cánh đồng không chỉ “đẹp” về nội dung mà còn “đẹp” về hình thức:
“Một điều cần nói thêm: trang bìa và những tranh minh họa của họa sĩ Trương
Quang đã làm cho cuốn truyện đẹp và sinh động hơn rất nhiều” [Dẫn theo 10,
540].
Trong bài viết Bến tàu trong thành phố (1984), nhà văn Trần Ninh Hồ
nhấn mạnh “giọng kể” như điểm nhấn tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho mỗi
trang văn Xuân Quỳnh viết dành tặng bạn đọc nhỏ tuổi: “Có lẽ vì thế, vì cái
giọng kể rất riêng ấy là cái mạnh của Xuân Quỳnh, khiến cho những chuyện
ngỡ như không có gì bỗng trở thành đằm thắm, đậm đà…” [Dẫn theo 10, 659].
2


Trong bài viết Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh, nhà văn Lê
Phương Liên đã nhận định như sau: “Không chỉ có duyên với thiếu nhi, Xuân
Quỳnh còn có duyên kể chuyện. Bà đã sáng tạo ra một tuổi thơ nghệ thuật từ
tuổi thơ của mình và tuổi thơ của các con” [Xem 12]. Lê Phương Liên cho
rằng đề tài “gia đình” gắn liền với sự nghiệp viết cho trẻ em của Xuân Quỳnh
và bà là một trong những cây bút thành công đầu tiên về đề tài gia đình cho
trẻ em.
Xoay quanh đề tài này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tú cũng đưa ra đánh giá:
“Ngoài làm thơ, Xuân Quỳnh còn viết truyện thiếu nhi. Có nhiều truyện
đọc mà rưng rưng nước mắt như truyện Khi vắng bà, Bến tàu trong thành phố,
Ông nội và ông ngoại… là những truyện in đậm trong trí nhớ mọi người” [5,
259].
Lý giải nét đặc sắc trong sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Đông
Mai - chị gái Xuân Quỳnh cho rằng: “Cuộc đời mồ côi khiến Xuân Quỳnh
hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quý giá như nào đối với trẻ thơ, nên
khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ

Xuân Quỳnh, tình mẹ con thiết tha, sâu đậm. Những đứa con là nguồn tri thức
không bao giờ vơi cạn của Quỳnh. Những bài thơ nói về con, viết cho con
chiếm số lượng lớn trong thơ Xuân Quỳnh và vì vậy, ta hiểu tại sao văn
Quỳnh viết cho thiếu nhi lại dí dỏm, nồng ấm tình người đến như vậy” [Xem
6].
Trong Giáo trình Văn học trẻ em, phần khái quát, tác giả Lã Thị Bắc
Lý có nhắc đến tập truyện Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh trong
mảng đề tài viết về cuộc sống mới: “Viết về cuộc sống mới khi đất nước đã
hoàn toàn thống nhất, các nhà văn chú ý đến nhiều vấn đề đạo đức của con
người. Những tác phẩm như: Tình thương (Phạm Hổ), Bến tàu trong thành
phố (Xuân Quỳnh), Chú bé có tài mở khóa (Nguyễn Quang Thuân), Hành
trình ngày thơ ấu (Dương Thu Hương)… có thể coi là những tác phẩm xung
kích đã mạnh dạn phanh phui những tiêu cực của xã hội với những cái xấu,
cái lạc hậu và sự nhỏ nhen, đố kị trong những suy nghĩ của con người” [3,16].
Qua việc tổng hợp, khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy mảng truyện
Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi đã được một số tác giả quan tâm bàn đến. Tuy
3


nhiên, những bài viết đó mới chỉ dừng lại ở một số nhận định khái quát, chưa
đi sâu nghiên cứu các tầng ý nghĩa cũng như sức hấp dẫn của mảng truyện

4


này. Đó là một gợi ý để chúng tôi triển khai khóa luận tốt nghiệp với đề tài
Truyện Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương diện chủ đề và nghệ
thuật. Những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu đi trước là những
gợi ý quí báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những nét đặc sắc trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh trên hai phương diện chủ đề và nghệ thuật. Qua đó, thấy được giá trị
của mảng truyện này cũng như những đóng góp của bà trong lĩnh vực văn
xuôi thiếu nhi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu giá trị truyện Xuân Quỳnh viết cho
thiếu nhi trên hai phương diện chủ đề và nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát 48 truyện ngắn được in
trong cuốn Xuân Quỳnh - Tuyển tập truyện thiếu nhi do Nhà xuất bản Phụ nữ
ấn hành năm 1995.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh văn học
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận gồm hai chương:
- Chương 1: Truyện Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương
diện chủ đề
- Chương 2: Truyện Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi nhìn từ phương
diện nghệ thuật

5


NỘI DUNG
Chương 1

TRUYỆN XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ
1.1. Xuân Quỳnh và truyện viết cho thiếu nhi
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp
“Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6
/10/1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông,
Hà Nội). Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình công chức. Bà được thừa
hưởng nhan sắc, phẩm hạnh của mẹ và tình yêu văn chương của cha, nhưng
cuộc đời lại sớm chịu nhiều thiệt thòi vất vả. Mẹ mất sớm, cha thường xuyên
đi công tác xa nhà, Xuân Quỳnh ở với bà nội và lớn lên cùng chị gái là Đông
Mai. Tuổi thơ của Quỳnh trôi qua thật nghèo nàn, cơ cực và thiếu thốn cả về
vật chất lẫn tinh thần. Chính bởi cuộc sống vất vả từ nhỏ như vậy nên đã
khiến Xuân Quỳnh có phần già dặn trước tuổi”.
“Tháng 2 năm 1955, khi mới 13 tuổi, Xuân Quỳnh được tuyển chọn
vào Đoàn văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo để trở thành diễn
viên múa chuyên nghiệp theo lối học truyền nghề ngay tại đoàn. Vốn có năng
khiếu, lại thông minh xinh đẹp, cô em út của đoàn sớm chiếm được tình cảm
của mọi người và trở thành diễn viên múa đầy triển vọng. Xuân Quỳnh đã
nhiều lần đi biểu diễn ở các nước và dự đại hội Thanh niên sinh viên thế giới
năm 1959 tại Viên (Áo). Xuân Quỳnh học ở trường Bồi dưỡng những nhà viết
văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn. Ngày 5 tháng 8 năm 1963, sau khi từ đảo
Cô Tô về, Xuân Quỳnh quyết tâm theo đuổi con đường văn học. Từ năm 1964
trở đi, Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên báo Văn nghệ, báo Phụ Nữ Việt
Nam, Nhà xuất bản tác phẩm mới. Tại Đại hội các nhà văn lần thứ 3, Xuân
Quỳnh được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Một số tác phầm
của Xuân Quỳnh đã được dịch và in tại Liên Xô, CHND Đức, Pháp…”
“Xuân Quỳnh qua đời ngày 28 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao
thông tại cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương, cùng chồng là

6



Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). Sự việc xảy ra đã gây
bao điều đau đớn và xót thương trong lòng những người yêu mến gia đình
nghệ sĩ tài hoa. Những bông cúc vàng mà bà từng yêu, từng nhắc đến trong
những trang thơ phủ kín đầy khu mộ. Thế nhưng chính sự ra đi bất ngờ ấy đã
làm cho Xuân Quỳnh và cả tác phấm của bà trở nên đẹp, bất tử và thiêng
liêng. Năm 2011, Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn
học nghệ thuật” [ Xem 12]
Xuân Quỳnh có thơ đăng báo Văn nghệ từ năm 1962. Năm 1963, trong
một tập thơ in chung với Cẩm Lai (Tơ tằm - Chồi biếc), phần Chồi biếc là
sáng tác của Xuân Quỳnh, “mang cái nhìn trong trẻo, trẻ trung, có khi bồng
bột nhưng rất đằm thắm chân thành trước cuộc đời, nhất là cảm xúc về tình
yêu” [4, 313].
Hiện thực đất nước những năm chống Mĩ là nguồn cảm hứng lớn trong
các tập Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru mặt đất
(1978). Những tập thơ này bộc lộ rõ “ý thức của một nhà thơ công dân, nhà
thơ chiến sĩ” [4, 312].
Bên cạnh cảm hứng công dân, thơ về tình yêu và con trẻ của Xuân
Quỳnh ở những chặng đường này có thể xem là những đóng góp đặc sắc. “Đó
là tiếng lòng của một cái tôi cá nhân đích thực, mang bản chất tự nhiên thuần
hậu, khao khát hướng tới hạnh phúc làm vợ, làm mẹ” [4, 312]. Bản năng làm
mẹ, phẩm tính mẹ và cái nhìn hóm hỉnh về thế giới đã đem lại cho Xuân
Quỳnh những vần thơ thật trìu mến, trong trẻo về trẻ thơ như Cắt nghĩa,
Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ, Chuyện cổ tích về loài người… Năm 1983,
tập thơ Bầu trời trog quả trứng của Xuân Quỳnh đã được tặng giải A, một
giải thưởng văn học hằng năm của Hội nhà văn Việt Nam. Đó là dấu mốc ghi
nhận thành quả lao động nghệ thuật vì con trẻ của bà.
Bên cạnh thơ, Xuân Quỳnh còn sáng tác văn xuôi trong đó truyện viết
cho thiếu nhi là một điểm sáng nổi bật. Xuân Quỳnh am hiểu tâm lí trẻ thơ

cùng với khiếu quan sát tinh tế nên mỗi trang văn đều mang đến cho bạn đọc
những khám phá bất ngờ, thú vị. Mảng sáng tác này không chỉ góp phần bồi
đắp thêm cho tâm hồn con trẻ, nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp cho các em
mà còn “đánh thức” trong mỗi người lớn chúng ta niềm nhớ tiếc khi nghĩ về

7


năm tháng tuổi thơ dịu ngọt của mình.
“Các tác phẩm chính
- Tơ tằm - Chồi biếc (thơ, in chung, Nxb Văn học, 1995)
- Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968)
- Gió Lào cát trắng (thơ, 1974)
- Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978)
- Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
- Tự hát (thơ, 1984)
- Tiếng gà trưa (thơ)
- Hoa cỏ may (thơ, 1984)
- Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994)
- Cây trong phố - Chờ trăng (thơ)
Các tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982)
- Truyện Lưu Nguyễn (truyện thiếu nhi, 1984)
- Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
- Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
- Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
- Xuân Quỳnh - Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
- Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)”
1.1.2. Truyện Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi trong hành trình dài một đời thơ, một

đời văn, không phải phút dừng chân như một du khách lãng du, bà đến với
các em bằng một tình yêu đích thực với tâm nguyện trở thành “người bạn”
của các em.
Xuân Quỳnh viết truyện cho thiếu nhi khi trên văn đàn Việt Nam đã
xuất hiện nhiều tên tuổi nổi tiếng như Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Võ Quảng,
Phong Thu, Trần Hoài Dương… nhưng bà vẫn khẳng định mình bằng một
phong cách rất riêng. Nét độc đáo trong văn xuôi Xuân Quỳnh nằm ở sự kết
hợp hài hòa giữa vẻ đẹp “thiên tính nữ” với giá trị của sự thật, của cái thật. Bà
không ngại ngần, né tránh khai thác đề tài xã hội với muôn mặt phức tạp của
nó trong cuộc sống đời thường. Những mảnh đời xuất hiện trong truyện ngắn

8


Xuân Quỳnh thường là những người lao động nghèo khổ xung quanh các em:
đó là Thầy giáo dạy vẽ cả đời chưa vẽ được bức tranh nào đáng kể, đó là
Người làm đồ chơi tốt bụng, nặng lòng với truyền thống nhưng cuối cùng vẫn
phải giải nghệ về quê, đó là Bà bán bỏng ở cổng trường tôi chỉ vì tin đồn ác ý
mà phải đi xin ăn… Từ những chi tiết vụn vặt, đời thường, Xuân Quỳnh đã
“gia công” nhào nặn khiến những trang truyện tuy có ánh vẻ đượm buồn
nhưng vẫn khiến bạn đọc lạc quan, tin tưởng ở tình người, ở sự thông cảm, sẻ
chia vẫn còn tồn tại trong xã hội. Về vấn đề này, tác giả Lê Nhật Ký nhận xét:
“Có người bảo Xuân Quỳnh thường viết hơi nhiều về những truyện trong
cảnh nghèo và thường mang đôi chút ngậm ngùi. Có thể là như vậy, nhưng
cái điều cần thiết là lòng thương mến, độ lượng, biết quí trọng, gắn bó với
những người thân thiết xung quanh thì bao giờ ta cũng thấy đậm đà trên trang
viết của chị. Xuân Quỳnh rất biết quý trọng những chi tiết đời thường của
riêng mình và những điều thân thuộc mỗi khi chị cầm bút. Và nói được cùng
con trẻ những điều này, giữa những ngày này, thật cần biết bao” [Dẫn theo
12]. Từ những câu chuyện nhỏ ấy, trẻ thơ có thể rút ra được cho mình những

bài học giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng, như Nguyễn Thụy Anh từng nhận
định: “Những đứa trẻ từng say mê đọc truyện Xuân Quỳnh, tôi trộm nghĩ, khó
mà có thể trở thành… người ác được” [Dẫn theo 12].
Bên cạnh những tác phẩm khai thác đề tài xã hội, Xuân Quỳnh còn
sáng tác nhiều truyện mang âm hưởng đồng thoại hoặc cổ tích. Nếu so sánh
với Võ Quảng, ta có thể nhận thấy nhãn quan hai nhà văn đều có điểm tương
đồng là lấy thế giới của con người làm trung tâm trong các sáng tác, sử dụng
tất cả hình ảnh thiên nhiên với mục đích soi chiếu vào xã hội loài người. Võ
Quảng là một trong rất ít những nhà văn cả đời chuyên tâm với sáng tác văn
học cho trẻ em, với những tác phẩm đồng thoại nổi bật như Anh Cút lủi,
Những chiếc áo ấm, Trong một hồ nước, Bài học tốt ... hay tiểu thuyết Tảng
sáng và Quê nội… “Đối với những sáng tác truyện đồng thoại, cả hai nhà văn
đều không ham viết dài. Chỉ bằng một vài nét phác họa, tác giả đã dựng lên
một cảnh trí, một tình huống mà ở đó có đầy đủ mà sắc, âm thanh. Có thể nói,
những câu câu chuyện đồng thoại của Xuân Quỳnh và Võ Quảng là những
công trình sư phạm góp phần giáo dục cho các em cả về trí tuệ, thẩm mĩ và về
phép đối nhân xử thế trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu những sáng tác của Xuân

9


Quỳnh mang đậm chất thơ với những cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng thấm
vào tâm hồn người đọc thì truyện ngắn của Võ Quảng lại mang dáng dấp
truyện ngụ ngôn”. Ở phương diện đề tài, nếu mảng đề tài lớn trong truyện
Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi là gia đình và xã hội thì bao trùm trong những
sáng tác của Võ Quảng là quê hương và cách mạng.
Khi nói đến phong cách Xuân Quỳnh, đôi lúc bạn đọc thấy được điểm
gặp gỡ giữa Xuân Quỳnh và nhà văn Phong Thu. “Điểm gặp gỡ giữa hai tác
giả đó là ở chất thơ nhẹ nhàng trong mỗi sáng tác viết cho thiếu nhi. Cốt
truyện trong các sáng tác của Xuân Quỳnh và Phong Thu thường rất giản dị,

gần gũi, dể hiểu về tình cảm gia đình, tình thầy trò, chuyện loài vật… Tiêu
biểu là các tác phẩm Bồ nông có hiếu, Xe lu và xe ca, Cây bàng không rụng
lá… Không quá thiên về những chi tiết và cấu tứ, những sáng tác của nhà văn
Phong Thu như một lát cắt thanh mảnh, trong trẻo của cuộc sống, gần gũi với
trẻ em. Cùng thấm đẫm chất thơ nhưng những tác phẩm truyện ngắn viết cho
thiếu nhi của Xuân Quỳnh lại thiên về mảng đề tài thế sự, xã hội, những vấn
đề đạo đức. Nhà văn Phong Thu thường chọn những đề tài về thế giới loài vật,
thiên về sử dụng các biện pháp nhân hóa, đem hơi thở của cuộc sống vào thế
giới tự nhiên”.
Truyện thiếu nhi Việt Nam là một kho tàng phong phú, đa dạng và
được ví như một vườn hoa tràn đầy sắc hương. Mỗi nhà văn là một màu sắc,
một hương thơm riêng không thể nhòe lẫn. Truyện viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh trong kho tàng văn học Việt Nam mang vẻ đẹp của một giọng
văn giàu “chất thơ”, rất tự nhiên và nhẹ nhàng, giàu tính nữ. Bà đã đóng góp
lớn vào nền văn học thiếu nhi nước nhà bằng những tác phẩm có giá trị, mang
tính giáo dục cao như Bà tôi, Bến tàu trong thành phố, Mùa xuân trên cánh
đồng, Người làm đồ chơi… Những câu chuyện nhỏ của bà cứ nhẹ nhàng thấm
vào tâm hồn các em, thủ thỉ với các em về những điều hay lẽ phải, hướng các
em đến những điều tốt đẹp. Truyện Xuân Quỳnh viết không chỉ con trẻ yêu
thích mà còn cả những độc giả lớn tuổi bởi khi đọc người lớn cũng thấy tâm
hồn mình trẻ lại và thấy được “ngày bé đáng yêu” của mình.
1.2. Các chủ đề chính
“Dù thuộc thế hệ những người cầm bút trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Mĩ, nhưng Xuân Quỳnh đến với những sáng tác văn xuôi cho
thiếu nhi khá muộn. Tuy số lượng không quá đồ sộ nhưng cũng đủ để khắc
10


họa những mảng đề tài phong phú xoay quanh cuộc sống trẻ thơ”.
1.2.1. Một thế giới tự nhiên phong phú

Khảo sát cuốn Xuân Quỳnh - Tuyển tập truyện thiếu nhi do Nhà xuất
bản Phụ nữ ấn hành năm 1995, chúng tôi thống kê được 18/ 30 truyện (60%)
khai thác đề tài về thế giới tự nhiên. Đặc biệt, thế giới tự nhiên ấy lại được
khúc xạ qua cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo đậm chất trẻ thơ.
Thiên nhiên và thế giới loài vật ngộ nghĩnh, sinh động luôn là nguồn
cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Phạm Hổ từng quan niệm thiên
nhiên là một nhân vật không thể thiếu trong sáng tác cho các em. Trong
những sáng tác của Xuân Quỳnh, thiên nhiên cũng là một trong những đề tài
được nhắc đến rất nhiều. Qua đó, Xuân Quỳnh không chỉ giúp các em mở
rộng nhận thức về thế giới tự nhiên, môi trường xung quanh mà còn hướng
các em đến với cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống.
Quả Bầu nhớ Đất là câu chuyện đầy xúc động về tình cảm khăng khít
giữa Bầu và Đất: “Ngày xửa ngày xưa, Bầu và Đất ở rất gần nhau. Bầu mọc ra
từ Đất. Bầu đi chỗ nào cũng gặp Đất. Đất ở chỗ nào cũng gặp Bầu” [11, 152].
Những quả bầu con của Bầu tròn như trái bưởi được gửi lại cho bác Đất trông
nom. Khi Bầu đi vắng, Đất bồng bế, chăm sóc. Đất ru những quả bầu bằng
những lời thì thầm từ trong lòng Đất. Lòng tốt của Đất và sự biết ơn của Bầu
khiến sự gắn kết của chúng càng lớn hơn. Tưởng chừng như Đất và Bầu sẽ
không bao giờ rời xa nhau nhưng chẳng may trời mưa lũ. Bầu đành nghe lời
Đất gạt đi nước mắt, những ngọn Bầu đem theo những quả bầu còn nhỏ leo
lên cây. Năm ấy ngập lụt, nước làm thối rễ Bầu. Biết mình chẳng sống được
bao lâu, Bầu đã trăn trối lại với các con về lòng tốt và mối quan hệ giữa họ
nhà Bầu với Đất… Nhớ lời mẹ dặn, Bầu tách hạt về với Đất, Đất lại vun xới
cho hạt nảy mầm, mọc lên những giàn bầu. Tuy đã quen sống trên cây, nhưng
Bầu thương cho sự vất vả của Đất nên đã đem lá của mình để che nắng che
mưa cho Đất, những quả Bầu luôn hướng về Đất nên có hình dáng dài chứ
không còn tròn như quả bưởi. Mỗi lần có cơn gió thoảng qua, quả bầu lại
đung đưa theo tiếng ru thì thầm của Đất năm xưa. Qua câu chuyện nhỏ về tình
cảm giữa gắn bó giữa Đất và Bầu, Xuân Quỳnh muốn nhắn nhủ tới các bạn


11


nhỏ về lòng biết ơn khi được giúp đỡ, sự hi sinh và sự gắn kết để tạo nên cuộc
sống muôn loài. Mặt khác, cách giải thích vô cùng đáng yêu của bà đã giúp
các em trả lời câu hỏi: vì sao mà quả bầu lại dài chứ không có hình tròn.
Đồng thời, giúp các em hiểu một quy luật: cây muốn sống thì phải được đất
mẹ nuôi dưỡng.
Để giải thích một cách kéo léo về quá trình và điều kiện để hạt nảy mầm
cần có đất, nước, không khí, Xuân Quỳnh còn có truyện Hạt Đỗ Sót. Sáng tác
kể về Đỗ Sót - hạt đỗ còn sót lại trong chiếc hũ kín, không được gieo trồng
nơi luống đất như các bạn của mình: “Khi sót lại, Đỗ Sót cũng đã kêu cứu,
nhưng người nghe không hiểu tiếng của đỗ nên không biết trong hũ còn một
hạt đỗ sót lại. Đỗ Sót rất buồn. Sống trong hũ vừa tối vừa vắng vẻ” [11,
121]. “Không chỉ mắc kẹt ở trong chiếc hũ, Đỗ Sót còn phải đối diện với
bao nguy hiểm, thử thách trong hành trình tìm ra luống đất ấm ấp nơi có bạn
bè mình ở đó. Trong chiếc hũ tăm tối, đơn độc cô Đỗ Sót phải đối mặt với Mụ
Mọt xấu xa, nhờ sự giúp đỡ của các bạn kiến mà cô mới thoát được nạn.
Nhưng khó khăn
còn chưa hết, trên đường được các bạn kiến đem ra luống đất sau vườn, cô Đỗ
Sót vô tình được tưới nước nên đã nảy mầm và đành nằm lại nơi khe gạch
buồn tẻ... Chỉ trong ba trang giấy mà câu chuyện cô Đỗ Sót trở nên vô cùng li
kì, hấp dẫn dưới ngòi bút của nhà văn. Cô Đỗ Sót tuy nhỏ bé, mỏng manh
nhưng rất dũng cảm, can trường. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo,
cô đều lạc quan và nghĩ đến những điều tốt đẹp. Trải qua những khó khăn, thử
thách cuối cùng số phận đã mỉm cười với Đỗ Sót, khi một ngày kia có một em
bé nhận ra Đỗ Sót và đem cô ra trồng ở luống đất sau vườn”. Vậy là qua bao
nhiêu thử thách, cuối cùng cô cũng được sống giữa bạn bè, cây đỗ ngày nào
đã vươn cao: “Bây giờ Đỗ Sót đã sống ở giữa bạn bè, nhưng vẫn còn một chút
buồn lây các bạn cô đã ra hoa, còn cô mới lưa thưa vài cái lá. Nhưng rồi, tuy

lớn muộn hơn, cuối cùng cô cũng ra hoa và kết quả. Cô vui sướng, các bạn
nhà đỗ thấy vậy cũng lại vui như chính mình được ra hoa kết quả một lần
nữa” [11, 126]. Viết về hoàn cảnh, sự éo le của Đỗ Sót tác giả như muốn gửi
gắm một ý nghĩa tới các em: trong mọi hoàn cảnh, chúng ta hãy luôn mạnh
mẽ, dũng cảm, hãy tin rằng cuộc sống mỗi ngày sẽ tốt đẹp hơn. Câu chuyện
nhỏ nhưng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, giúp các em thắp lên ngọn lửa của
12


niềm hi vọng, tin yêu vào cuộc sống.
Trong truyện Hoa râm bụt, ngòi bút nhà văn khắc họa hình ảnh một jhu
vườn với đủ loại hoa khoe sắc: hoa huệ trắng muốt tỏa hương ngào ngạt, hoa
hồng nhung kiêu sa, thược dược, cẩm chướng lúc nào cũng khoác trên người
đủ màu sắc sặc sỡ, lúc nào cũng nói cười toe toét. Các loài hoa chê bai râm
bụt sao mà xấu quá, “chẳng thơm, chẳng ai thèm cắm lên bình, không ai
thèm chăm bón, chả ai thèm hái tặng nhau”, rồi hoa gì “mà chẳng ai thèm
chơi, phải chơi cùng ếch nhái” [11, 131]. Các loài hoa mách chủ vườn nên chặt
râm bụt đi khỏi phí đất. Một hôm trời bão, các mụ gió thi nhau hoành hành,
hàng ngàn mụ gió tấn công vườn hoa khiến rất nhiều loài hoa bị thương: cô
hồng nhung rách tả tơi cả áo đẹp, hoa huệ sái cả cổ, cẩm chướng dập hết mồm
miệng… Bấy giờ mọi loài hoa trong vườn mới nhớ đến giàn râm bụt: “Phải
chi rặng râm bụt còn thì các cô đâu đến nỗi xơ xác thế này. Các cô khóc lóc.
Cô nọ đổ cô kia là đã xui chị chủ vườn chặt mất rặng râm bụt” [11, 134]. Râm
bụt nghe thấy đã trồi lên trổ búp xanh tươi. Từ đó các loài hoa trong vườn
cùng sống vui vẻ bên nhau. Thông qua câu chuyện, Xuân Quỳnh không chỉ
cung cấp và giúp cho các em hiểu biết về các loài hoa cùng màu sắc, hình
dáng của chúng mà còn nhắc nhở các em hãy biết sống khiêm tốn, yêu thương
đồng loại.
Bên cạnh bức tranh cỏ cây, hoa lá căng tràn nhựa sống, truyện viết cho
thiếu nhi của Xuân Quỳnh còn tái hiện hình ảnh thế giới loài vật ngộ nghĩnh,

đáng yêu.
Mùa xuân trên cánh đồng là tác phẩm vẽ ra không gian mùa xuân tươi
mới, rộn ràng để lồng ghép câu chuyện về tình bạn của các loài vật. Dòng
suối vào mùa xuân tuôn chảy, sau khi băng tan đã vô tình che lấp đi khóm hoa
cúc mà Sẻ Đồng dự định làm món quà tặng Ong Đất. Sự việc khiến Ong Đất
hiểu lầm, có những lời nói làm Sẻ Đồng buồn bã: “Anh bày trò gạt tôi, anh là
kẻ xấu bụng, đồ dối trá” [11, 161]. Nhưng thật may, nhờ có Dế mèn, Xiến
Tóc, Ếch Xanh… mà hiểu lầm giữa Sẻ Đồng và Ong Đất cuối cùng được hóa
giải: “Nghe tin, bọ muỗm, bọ ngựa, chuồn ớt, chuồn kim kéo đến. Có cả một
anh sếu giang hồ cũng xin phép nhập bọn an ủi sẻ đồng, sếu ở phương xa tới,
nói tiếng nước ngoài, không hiểu tiếng các loài vật trên đồng, phải nhờ chim
bách thanh làm phiên dịch. Cả bọn tìm tới bụi lạc tiên, Sẻ Đồng vẫn ngồi đấy,
13


nước mắt ướt đẫm hai bông mẫu đơn” [11, 159]. Và đây là niềm vui khi Ếch
Xanh lặn xuống tìm được khóm cúc với mấy bông hoa ướt sũng nhưng hãy
còn tươi nguyên và trắng muốt để trao lại cho Ong Đất: “Mọi người tíu tít reo
lên: Bách thanh phiên dịch lại cho sếu. Cả bọn quay về chỗ ong đất. Ếch đi ở
giữa giơ cao khóm cúc trắng muốt dưới ánh nắng mai” [11, 163]. Câu chuyện
giản dị nhưng ẩn chứa thông điệp về tình bạn, sự chia sẻ, bao dung: “Đấy là
câu chuyện trên cánh đồng sớm mùa xuân. Bây giờ, không còn ai buồn và lẻ
loi một mình nữa. Chim líu lo hót trên cỏ mới. Gió ngào ngạt mùi mật và hoa.
Dưới nước, trên bờ, ai nấy mới yên tâm đi dự hội. Bởi vì, tất cả vui mà có một
người buồn, thì cũng không thể gọi là niềm vui thực sự được.” [11, 163].
Trong cuộc sống đời thực cũng vậy, đôi khi vì những hiểu lầm mà ta vô tình
khiến những người bạn mà ta yêu quý bị tổn thương nhưng hãy tin rằng nếu
tình bạn đó chân chính thì chúng ta luôn tìm được cách riêng để hàn gắn
chúng ta lại nhau. Xuân Quỳnh khéo léo mở ra một cái kết “có hậu” với lời
giải thích ngộ nghĩnh, giúp các em khám phá thêm những điều kì diệu trong

thế giới tự nhiên và đặc biệt trong chính bản thân mình.
Trẻ em lớn lên, được tiếp xúc với thế giới tự nhiên kì diệu, các em thấy
những sự vật, hiện tượng xung quanh mình thật mới lạ, hấp dẫn. Điều này tác
động đến bản tính tò mò, ưa khám phá của các em. Với trẻ thơ, những câu hỏi
tại sao? tưởng chừng không bao giờ dứt. Chẳng hạn, tại sao có tên Gió nhưng
chưa một lần nhìn thấy Gió? Hiểu được tâm lí ấy, Xuân Quỳnh đã khéo léo
giúp các em giải đáp qua truyện Cô gió mất tên. Câu chuyện kể về cuộc hành
trình đi tìm lại chính mình của một cô gió - một ý tưởng đầy mới lạ và độc
đáo. Cô gió tuy không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao vì: “hình dáng
của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người
khác” [11, 111]. Cô gió rất tốt bụng, cô luôn âm thầm giúp đỡ mọi người. Ở
nơi nào cần, cô nhanh chóng đến giúp: “Từ ở nơi xa cô gió đã nghe tiếng và
biết hết tất cả mọi việc. Cô vội vàng chạy đến giúp bà một tay. Đến cửa sổ
nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với
người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm” [11, 103]. Gió tồn tại xung quanh
chúng ta, đem lại hơi mát, giúp cánh buồm phiêu du, giúp cho cây cỏ và hoa
kết trái: “Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió tỏa hơi
14


mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra
đồng cỏ (…). Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên
quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé” [11,110]. Từ những việc
dù là nhỏ bé, đơn giản đến những điều to lớn, vĩ đại chúng ta đều cần đến sự
giúp đỡ của cô Gió, tuy “mất tên” nhưng vô cùng tốt bụng, luôn âm thầm làm
việc tốt. Có lẽ, ít ai viết về ngọn gió mà lại hay và xúc động như Xuân Quỳnh.
Một bài học về lòng biết ơn, sự tốt bụng, biết giúp đỡ những người xung
quanh được bà gửi tới bạn nhỏ tuổi qua câu chuyện thật giản dị và dễ hiểu.
Thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng của trẻ cũng được Xuân Quỳnh
lí giải hợp lí theo cách nghĩ, cách nói của trẻ thơ. Trong câu chuyện Vẫn có

ông trăng khác, cô bé Mai băn khoăn về lời giải thích mặt trăng là khối đá
lạnh lẽo, to và xấu xí. Mai đã rất buồn khi chú Dũng giải thích trên mặt trăng
chỉ có đất đá lổm ngổm chứ không có cây cối hay sinh vật gì sống được, mặt
trăng không tự chiếu sáng mà phải nhờ vào ánh sáng của mặt trời. Trong lòng
Mai có rất nhiều thắc mắc, cô bé đã tự đi tìm cho mình câu trả lời và rồi hình
ảnh một ông trăng khác xuất hiện, ông trăng có trong lời kể của bà. Với
Mai đó là vầng trăng đẹp nhất: “Mai hiểu ra rồi, thế là có hai mặt trăng,
một, người ta đã tìm ra, đã đến nơi, đã gặp… Còn mặt trăng kia thì chưa ai tới
đươc và không biết rõ nó ra sao, chỉ biết là từ ngày xửa ngày xưa bà vẫn kể
rằng trên đó có cây đa to, có chú Cuội thổi sáo rất hay và có cô Hằng Nga rất
đẹp. Mặt trăng ấy tự nó lúc nào cũng sáng, nhất là những đêm rằm. Mặt trăng
ấy là của các bạn nhỏ, của bà, và của những ai yêu và hiểu được nó. Mặt trăng
ấy, có lẽ là nhiều người lớn khó mà khám phá ra được” [11, 243 - 244]. Có
thể, trong suy nghĩ của người lớn, cây đa, chú Cuội, chị Hằng không có thực
nhưng trong suy nghĩ của trẻ thơ đó không phải điều hoang tưởng mà là cả
một thế giới kì diệu mà người lớn không hiểu được: “Thế là người lớn đã lầm!
Người lớn lạ thật đấy, nhìn chú Cuội với cây đa mà lại cứ tưởng là đất đá…”
[11, 244]. Qua truyện, Xuân Quỳnh khéo léo giới thiệu cho các em về thế giới
tự nhiên, về mặt trăng nhưng bà không áp đặt suy nghĩ của người lớn ép các
em phải hiểu. Bà đã tạo điều kiện cho các em thỏa sức tưởng tượng: trên
bầu trời không chỉ có một mặt trăng như một tinh thể không sự sống mà còn
có một mặt trăng khác có cây đa,
15


chú Cuội, chị Hằng.
Gần gũi với Vẫn có ông trăng khác, truyện Lời ru của trăng như khúc
ca nồng ấm, ngọt ngào. Trong trí tượng của cô bé Thơ, trăng không hề vô cảm
và lạnh lẽo mà thân thiết như một người bạn, một người chị đến vỗ về giấc
ngủ trẻ thơ: “Ánh trăng vằng vặc. Cô trăng đang tròn sáng giữa bầu trời. Cô

đang cười với Thơ kìa. Chắc cô nhớ đến chuyện cô vừa giả vờ ngã xuống bể
nước để đem lại cho thơ một giấc mơ kì lạ. Thơ nghĩ vậy rồi lại thiu thiu ngủ
trong lời ru hiền dịu của trăng” [11, 120].
Qua những câu chuyện viết về thế giới tự nhiên, Xuân Quỳnh đã giúp
các em có thêm hiểu biết về một thế giới thiên nhiên tươi đẹp, về thế giới
động vật, thực vật phong phú. Những câu chuyện mang âm hưởng của cổ tích,
đồng thoại, mang đến cho trẻ thơ bao điều bổ ích, đồng thời khơi gợi trong
các em trí tưởng tượng, lòng khao khát khám phá những điều thú vị xung
quanh. Với cái nhìn từ đôi mắt và mĩ cảm trẻ thơ, có thể nói, Xuân Quỳnh đã
“chạm” được tới trái tim các em và giúp các em thêm yêu quý, trân trọng vẻ
đẹp của thế giới tự nhiên xung quanh mình.
1.2.2. Một khúc ca về mái ấm gia đình
Có lẽ, trên thế giới này, tình cảm gia đình là thứ tình cảm bình dị nhất
và cũng thiêng liêng cao quý nhất. Chỉ khi ở bên gia đình, bên những người
thân yêu của mình, ta mới cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Xuân Quỳnh
cũng vậy, với bà, mái ấm gia đình là nơi thân thương, nơi gửi gắm bao cung
bậc cảm xúc. Đối với mảng đề tài gia đình, bằng cái nhìn chan chứa yêu
thương, Xuân Quỳnh đã tiếp cận và khai thác theo cách riêng của mình. Tác
giả đã có những trang miêu tả cảm động vẻ đẹp của tình mẫu tử, tình phụ tử,
tình cảm anh em và tình cảm của người cháu đối với ông bà của mình.
Vẻ đẹp của tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong
văn chương. Xuân Quỳnh từng trải qua tuổi thơ vắng bóng tình cảm yêu
thương của mẹ từ rất sớm. Vì vậy, khi làm mẹ, Xuân Quỳnh đã dành tất cả
tình yêu thương của mình cho những đứa con như bù đắp lại những thiếu hụt
trong thời thơ ấu của mình. Trong những sáng tác của Xuân Quỳnh, với mẹ
“Con là tất cả - là hạnh phúc - là báu vật mà thượng đế ban tặng”, mẹ sẽ luôn

16



ra sức yêu thương báu vật ấy. Như trong câu chyện xúc động Cá chuối con.
Vì các con, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, cá chuối mẹ bơi lên mặt
nước để tìm mồi. Nhiều lúc, cá chuối mẹ mệt mỏi muốn bỏ cuộc nhưng nghĩ
đến đàn con thơ bị đói, cá chuối mẹ lại có thêm động lực để cố gắng. Tìm tới
chỗ có tổ kiến gần đó, chuối mẹ “giả chết” nằm im không động đậy giữa tiết
trời nóng hầm hập và sự đau đớn về thể xác khi đàn kiến bu đến. Nhưng tất
cả sự đau đớn ấy đều tan biến mất khi chuối mẹ được nhìn thấy đàn con được
no nê: “chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá quên cả đau” [11,
113]. Thế nhưng một trong những đứa con nhỏ bé ấy chưa được ăn. Cá chuối
mẹ lại một lần nữa lên bờ. Cuộc sống mưu sinh chẳng bao giờ dễ dàng.
Chuyến này đi cá chuối mẹ đã bị mụ mèo bắt, nhưng thật may mắn, chuối mẹ
đã thoát chết trước nanh vuốt của mụ mèo. Khi nhìn thấy những vết thương
trên người chuối mẹ, những chú cá chuối con cảm thấy thương mẹ nhiều
hơn, chúng biết bảo ban nhau sống tự lập. Nhưng cá chuối mẹ vẫn luôn lo
lắng cho những đứa con của mình, trong mắt cá chuối mẹ dù các cá chuối con
đã trưởng thành thì vẫn là đứa con nhỏ bé cần yêu thương và bảo vệ từ mẹ:
“Nếu con nào chưa tự kiếm ăn được hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con hãy cứ
về với mẹ nhá!”[11, 116]. Hình ảnh cá chuối mẹ có thể coi là biểu tượng cho
những người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Người mẹ luôn nhận phần hi
sinh, thiệt thòi về mình. Mẹ không bao giờ nói với các con rằng yêu các con
lắm hay mẹ đã làm gì, hi sinh những gì cho các con mà luôn yêu thương, âm
thầm chăm lo cho các con từ những điều nhỏ nhặt nhất. Giống như người
mẹ trong câu chuyện Cơn mưa. Cơn mưa dông bất chợt kéo đến, lo lắng cho
đứa con của mình bị cảm lạnh mẹ không ngại mưa gió mang đến cho con bộ
quần áo ấm và nhẹ nhàng hỏi han: “Con có rét không? - Mẹ vừa nói vừa mở
bọc ni lông lấy ra cho Chung một bộ quần áo còn khô nguyên. Mẹ mặc
thêm áo cho Chung rồi chào cô, mẹ đi về ngay” [11, 12]. Hay người mẹ
của Huệ trong truyện Ngày mai con sẽ ngoan dù có ốm đau không đi làm
được nhưng mẹ vẫn cố gượng dậy để chăm sóc đứa con của mình: “Mấy hôm
nay mẹ ốm, mẹ không đi làm được nhưng mẹ vẫn gượng dậy để nấu cơm cho

Huệ ăn” [11, 28]. Vì hoàn cảnh gia đình, bố đi công tác xa, chỉ có Huệ và mẹ
ở nhà với nhau nên mẹ rất thương Huệ. Trong mắt mẹ, Huệ lúc nào cũng là
đứa con gái bé bỏng, luôn muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất đến
cho con, sợ con mệt, con vất vả mà không
17


màng đến sức khỏe của mình, vẫn gắng gượng để chăm sóc con. Đáp lại sự
yêu thương của mẹ, những đứa trẻ trong mỗi tác phẩm biết thương mẹ hơn,
ngoan ngoãn hơn. Tình cảm của Huệ dành cho mẹ được diễn tả qua tình
huống cảm động. Từ đứa trẻ không biết làm gì, Huệ đã tự tay nấu cháo chăm
sóc mẹ. Tình yêu thương của con trẻ đã lớn dần theo ý nghĩ. Huệ tập nấu
cơm, em sợ khi ốm mẹ phải làm, lỡ mẹ ốm không dậy được nữa thì “không có
mẹ nữa”. Hình ảnh nồi cơm chín dẻo do chính tay Huệ nấu mang một ý nghĩa
sâu sắc. Em đã ngoan, đã biết giúp đỡ cho mẹ và biết suy nghĩ đến người mẹ
của mình. Còn mẹ khi ăn bát cháo từ tay con gái nấu mẹ đã rất vui mừng và
cảm động “vừa ăn bát cháo, vừa cười dàn dụa cả nước mắt”, những giọt nước
mắt của niềm vui và hạnh phúc xen lẫn sự xúc động của mẹ khi thấy Huệ đã
biết lo lắng cho mẹ, biết quan tâm chăm sóc cho người khác. Chỉ một hành
động nhỏ nhưng đó là niềm vui vỡ òa từ một người mẹ. “Là một người mẹ
của ba đứa con, ngoài tình yêu thương các con vô bờ bến thì Xuân Quỳnh còn
có thêm một tấm lòng bao dung và sự thông minh nhạy bén của riêng mình.
Chính vì thế, tác giả đã nhìn thấu được tấm lòng của người mẹ và phát hiện ra
những điều lí thú trong tâm hồn trẻ thơ. Từ đó, Xuân Quỳnh đã tạo nên nét
riêng ở mỗi câu chuyện bà viết cho các con của mình cũng là viết cho tất cả
những đứa trẻ khác”. Qua đó, bà muốn nhắn gửi, dặn dò các em hãy biết trân
trọng, yêu thương tình cảm gia đình vô giá đó.
Xuất thân từ gia đình công chức, mẹ không may mất sớm, bố thường đi
công tác xa, tuổi thơ của Xuân Quỳnh thêm phần trống trải cô quạnh. Đối với
Xuân Quỳnh, người cha lúc nào cũng quan tâm, bảo vệ cho con và hiểu được

tâm lí của con. Trong câu chuyện Hoa giấy, đứa con nhỏ với sự ngây ngô về
cây hoa giấy đã có ước nguyện trồng những “hạt giấy”. Hiểu được ý định của
con không muốn làm đứa con nhỏ thất vọng, người cha đã lặng lẽ giúp con
mình. Niềm vui vỡ òa khi nhìn thấy chúng nảy mầm của con cũng là niềm vui
của cha. Tình yêu thương của cha là vô hạn và tình cảm của con dành cho cha
cũng chân thành đến nhường nào: “Cứ mỗi lần nhớ lại những bông hoa giấy
ngày xưa là lòng tôi lại thấy yêu thương bố đến nôn nao.” [11, 279]. Hay tình
cảm của người con dành cho cha trong truyện Quà sinh nhật bố. Mẹ đi công
tác xa, sinh nhật năm nay Trang lo bố buồn nên muốn làm gì đó vào ngày

18


hôm ấy để bố được vui. Trang đã dùng tiền bữa sáng để mua một bông hoa
loa kèn tặng bố. Lòng hiếu thảo của cô con gái nhỏ khiến người bố không
khỏi xúc động. Đọc những tác phẩm này, có thể thấy những đứa trẻ suy nghĩ
vô cùng ngây thơ nhưng tình cảm của chúng lại rất thật.
Ở một tác phẩm khác, người đọc cũng được chứng kiến tình cảm của
người cha dành cho con gái trong truyện Chiếc cặp tóc. Mẹ mất sớm, đứa con
gái nhỏ mới tám tuổi ở cùng bà và bố. Hiểu được tâm lí con gái, muốn để tóc
dài cho đẹp nên bố đã ủng hộ con để tóc dài và mua một chiếc cặp nhỏ xinh
để tặng con gái rồi: “Mỗi buổi sáng bố tôi lại chải tóc cho tôi. Bố ngồi trên
giường, tôi đứng sát vào người bố im lặng, sung sướng nghe tiếng lược sàn
sạt nhè nhẹ trên đầu, và cảm thấy những ngón tay êm ái của bố vuốt vuốt
những ngọn tóc, rồi cặp cái cặp vồng lên đằng sau gáy” [11, 70]. Theo lẽ
thường những công việc này là mẹ sẽ làm cho con gái nhưng vì mẹ mất sớm
bố thay mẹ chăm sóc con gái nhỏ. Bố thương con rất nhiều nên có những cử
chỉ nhẹ nhàng như vậy. Nhưng một buổi sáng, người bố bị giặc bắt. Tình cảm
cha con càng lớn hơn khi được gặp lại sau bao ngày xa cách. Sự xúc động đến
tột cùng khi cuộc gặp gỡ ấy không phải ở đâu khác mà chính ở trong tù - nơi

người bố bị bắt giam. Nhìn thấy con gái tóc tai xõa sợi, mặc quần áo rách, bố
càng thương con nhiều hơn nhưng đành bất lực. Hòa bình lặp lại, cuối cùng
bố cũng đã về với con trong niềm vui mừng, hạnh phúc. Bố vẫn không quên
lời hứa về món quà tặng cho con gái: chiếc cặp tóc. Tình cảm cha con đáng
quý biết bao nhiêu, dù trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ thì tình cảm
thiêng liêng đó vẫn luôn cao đẹp và sáng ngời. Qua ngòi bút của Xuân Quỳnh,
bạn đọc không chỉ cảm nhận được tình phụ tử mà tác giả còn gợi ra cho chúng
ta những suy ngẫm, thấm thía về sự khó khăn, vất vả và sự xa cách, mất mát
của chiến tranh.
Trong những truyện ngắn của mình, Xuân Quỳnh không chỉ khai thác
về tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng mà còn có tình cảm của ông bà dành
cho cháu. Ông nội và ông ngoại là câu chuyện cảm động kể về chuyến đi
thăm ông ngoại của Minh. Từ bé đến giờ Minh thường sống với ông nội,
Minh chưa bao giờ gặp ông ngoại vì ông ngoại ở rất xa. Minh chỉ biết rằng:
“Nội là trong, ngoại là ngoài - Ông nội đẻ ra bố còn ông ngoại thì đẻ ra mẹ,

19


bố bao giờ cũng gần hơn mẹ, bởi thế ông nội gần hơn ông ngoại (...). Ông
ngoại thì ở tít xa, mà nếu ở gần cũng không yêu Minh bằng ông nội” [11,31].
Bao nhiêu tình cảm cậu bé dành hết cho ông nội vì lúc nào ông cũng gần gũi
Minh. Trên đường đi thăm ông ngoại từ Bắc vào Nam, Minh rất nhớ ông nội
và chỉ muốn về ngay với ông nội vì trong suy nghĩ của em, ông ngoại không
yêu em như ông nội. Mặc dù mẹ đã giải thích cho Minh hiểu: “Ông biết và rất
yêu con vì con là con của mẹ” nhưng em lại cảm thấy vô lý: “Tại sao Minh
và ông ngoại không hề quen biết nhau lại có thể nhớ và yêu thương nhau
được”. Khi gặp được ông ngoại, trước mắt Minh là một nông cụ râu tóc bạc
phơ, người gầy đét, lòng khòng ra mở cửa. Niềm vui vỡ òa và những giọt
nước mắt rơi của ông ngoại sau bao năm xa cách khi được ôm đứa con, đứa

cháu của mình trong lòng nhưng Minh thì vẫn cảm thấy xa cách với ông
ngoại. Em còn so sánh giữa ông nội và ông ngoại ai là người yêu thương em
hơn qua mỗi lần trò chuyện, đi chơi, những món quà nhỏ, trong bữa ăn
cơm,… Minh luôn thích ông nội hơn ông ngoại, ông nội mới là người yêu
Minh nhất. Ngay cả khi mẹ đã giải thích với Minh với những việc ông ngoại
làm dành thịt, cá ngon cho em, nhường giường nệm cho em nằm. Thời gian
vào thăm ông của Minh cũng đến gần, lúc sắp phải chia xa mọi sự hiểu nhầm
của Minh được hóa giải. Minh đã từng nghĩ: “Ông ngoại hẳn không yêu Minh
bằng ông nội được. Cả nhà không biết ông ngoại là người như thế nào. Ngay
cả mẹ Minh cũng không rõ về ông ngoại lắm. Vì ông ngoại đi từ lúc mẹ Minh
còn rất bé…” [11, 34]. Rồi những điều Minh chưa thấu hiểu được về ông
ngoại: “Minh không cãi nữa, nhưng Minh vẫn thấy như có điều vô lí bên
trong. Tại sao Minh và ông ngoại không hề quen biết nhau lại có thể nhớ và
thương nhau được. Rốt cuộc, Minh vẫn chỉ yêu và nhớ có ông nội” [11, 36].
Và rồi cuối cùng khi thời gian trôi qua, chứng kiến sự hi sinh, những nỗi cô
đơn và tình yêu thương của ông ngoại dành cho mình, dường như Minh đã
hiểu ra ông ngoại cũng yêu quý mình chẳng kém ông nội và thương ông ngoại
nhiều hơn. Chiếc bút quý giá nhất của ông ngoại cũng dành tặng cho Minh để
viết thư cho ông, chiếc “xe dép” cũng là biểu tượng biểu tượng cầu nối cho
tình cảm hai ông cháu và cũng là mốc đánh dấu cho sự trưởng thành về nhận
thức của Minh: “Bây giờ thì Minh đã hiểu ra là tại sao cái xe dép ấy nó lại cũ.
Minh còn hiểu hiểu thêm là ông rất nghèo. Trước kia ông là người giữ sách ở
20


×