Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 (khảo sát qua tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 54 trang )

g
điệu chủ đạo trong các sáng tác của ông. Nhà văn thương cảm, xót xa cho
những con người có nhân cách, có văn hóa nhưng lại gánh chịu những rủi ro
bất hạnh.
Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nhà văn thể hiện sự xót xa,
thương cảm với ông Bằng. Ông là một trí thức cũ, chứng kiến truyền thống
đạo đức dần suy thoái ông không khỏi dằn vặt, đau khổ. Ông Bằng luôn đau
đáu, lơ sợ những đổi thay của xã hội sẽ làm hư hỏng đạo đức con người, cũng
như tan biến những giá trị truyền thống tốt đẹp: “Nguy hiểm nhất là nó làm hư
hỏng xã hội về mặt đạo đức”. Chính vì vậy, ông phải “Dựa vào một nền tảng
tinh thần bền vững để chống lại tất cả các xấu đang tàn phá cuộc sống. Đó là
cách ông chủ động tạo sự cân bằng trong cuộc sống của ông. Ông đang có
nguy cơ bị chao đảo vì sự kiện thằng Cừ” [60,7]. Ông làm việc để giữ ổn định
cho bản thân mình. Ông luôn tỏ ra mạnh mẽ: “Ông có cái cốt cách cứng rắn
ẩn ở bên trong, đừng có tưởng ông chao đảo, thối chí trước sự kiện đau lòng
trong gia đình. Ông là trúc quân tử, gió bão không thể lay đổ, không thể gãy”
[57,7]. Những giá trị tinh thần bền vững, giúp ông ổn định tinh thần như việc
“Ông ghi gia phả, đúng hơn là bút kí gia đình… Mỗi gia đình có cái bề dày
lịch sử trong một xã hội tốt đẹp như bây giờ, thật đáng yên tâm” [65]. Nhà
văn thương cảm, để ông Bằng mong muốn có người bạn tâm giao: “Ông cần
bạn và ông đã tìm thấy người bạn đó”, chính là bà lang Chí. Nhưng giờ đây
nhà văn lại xót xa cho ông khi “Sở nguyện của ông về một sự an bằng đã trở
nên bấp bênh”. Đối mặt với sự thật phũ phàng về đứa con hư hỏng là Cừ, ông
suy sụp. Khi nhận được thư của Cừ từ nước ngoài trở về, ông Bằng không
dám đọc: “Cầm lá thư, ông Bằng run cả hai tay”. Tác giả miêu tả phản ứng
của ông bằng những từ ngữ đầy thương xót, ông bị tăng huyết áp, mặt tối sầm
lại. Bằng giọng điệu thương cảm, xót xa này, nhà văn đã tạo nên nhân vật ông
Bằng chạm đến trái tim độc giả.
Nhà văn đã viết về số phận con người với nỗi cô đơn, bất hạnh bằng
giọng điệu xót xa, thương cảm. Giọng điệu này góp phần tạo thành một bản
hợp tấu giọng điệu của nhà văn, đồng thời tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn



44


người đọc. Đọc tác phẩm của Ma Văn Kháng mà người đọc thấu hiếu, đồng
cảm với nhân vật. Qua đó, nó cũng cho thấy cái nhìn đa chiều, sự cảm nhận
tinh tế, sâu sắc trước cuộc sống của nhà văn, cho thấy được sự tâm huyết,
nghiêm túc của một cây bút tài năng, không ngừng tìm tòi, sáng tạo.

45


PHẦN KẾT LUẬN
Ma Văn Kháng là một trong những đại biểu tinh anh mở đường cho văn
học sau 1975. Suốt cuộc đời lao động nghiêm túc kết hợp với nhãn quan tinh
tế và sự sáng tạo phi thường, nhà văn đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc, làm
nên thương hiệu, phong cách riêng của chính mình. Ông thành công ở cả hai
thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở thể loại nào nhà văn cũng có những tác
phẩm ấn tượng bởi nó đánh rất trúng, rất đúng vào những vấn đề nóng bỏng
của thời đại. Đặc biệt, ông đi sâu khám phá đời sống con người, đặc biệt là
những con người đang mang trong mình nỗi cô đơn, lạc lõng.
Nghiên cứu về Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
sau 1975 (khảo sát qua tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một
ngựa), chúng tôi nhận thấy: Ma Văn Kháng đã xây dựng được con người cô
đơn từ mọi góc nhìn: Con người cô đơn trong gia đình đến nỗi cô đơn trước
thời cuộc, khi xây dựng cuộc sống mới, hay phải sống trong hoàn cảnh không
phù hợp. Phát hiện và khám phá ra những nỗi cô đơn của con người, nhà văn
giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về nhân vật của mình trong
tác phẩm văn học.
Ma Văn Kháng là một cây bút cần mẫn, say mê, tìm tòi cái mới, sự

sáng tạo của ông không dừng lại ở nội dung khám phá mà nó còn ở mọi
phương diện của hình thức nghệ thuật như cách thức tổ chức ngôn từ, xây
dựng hình tượng nhân vật, lựa chọn giọng điệu. Bằng nhãn quan ngôn ngữ
mới, với việc phá vỡ tính khuân định trong cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ
của nhà văn rất gần gũi, hòa vào ngôn ngữ của đời sống hàng ngày. Giọng
điệu là một yếu tố đặc trưng thể hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm, nó
góp phần làm nên giá trị riêng của mỗi nhà văn. Thành công của Ma Văn
Kháng là tạo ra được những tác phẩm nổi tiếng, đi sâu vào lòng người đọc.

46


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội
2. Trần Cương (1985) Mùa lá rụng trong vườn – Một đóng góp mới của Ma
Văn Kháng, Báo Nhân dân Chủ nhật
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Huệ (1998), Đổi mới tư duy về nghệ thuật trong sáng tác của
Ma Văn Kháng những năm 1980, Tạp chí Văn học số 2.
5. Trần Bảo Hưng (1986), Ma Văn Kháng và những vấn đề của cuộc sống gia
đình hôm nay, Báo Phụ nữ Việt Nam.
6. Ma Văn Kháng (2015), Một mình một ngựa, Nxb Hội nhà văn.
7. Ma Văn Kháng (2016), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Văn học.
8. Hoài Nam (2009), Một mình một ngựa, cuốn sách có từ một đoạn đời, Báo
người đại biểu nhân dân.
9. Lã Nguyên (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Tạp
chí Văn học số 9.
10. Đỗ Hải Ninh (2009), Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 số 7.

11. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
12. Trần Đăng Suyền (1979), Một cách nhìn cuộc sống hiện nay, Báo Văn
nghệ số 15.
13. Trần Đăng Suyền (1985), Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn,
Báo Văn nghệ số 40.
14. Hoàng Sơn (1985), Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, Báo
Tiền phong.
15. Nguyễn Công Thanh (2006), Bi kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Tạp chí Đại học Vinh, số 4b.

47


16. Bình Nguyên Trang, Ma Văn Kháng, nửa thế kỉ một mình một ngựa,
www.nhavantphcm.vn.
17. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (2001), Từ điển tâm lí, Nxb Văn hóa thông
tin.
18. Kim Vinh (1990), Nhà văn Ma Văn Kháng trong sự nghiệp đổi mới văn.

48



×