Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Triết: Phân tích nội dung của quy luật mâu thuẫn. Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.06 KB, 35 trang )

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

“Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn, và những mâu
thuẫn sống thì lại phong phú hơn nhiều, nhiều vẻ hơn nhiều và có
một nội dung dồi dào hơn nhiều so với điều mà trí tuệ con người
cảm thấy lúc ban đầu.”
- Georg Wilhelm Friedrich Hegel-


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

LỜI CẢM ƠN
Bài thảo luận này được hoàn thành bởi nhóm 6 – học phần Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 trường Đại học Thương Mại. Để có được bài thảo luận
này, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới công lao nghiên
cứu của C.Mác về quy luật mâu thuẫn.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã tiếp thu, học hỏi những nội dung của giáo
trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chúng em xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến TS. Phạm Văn Sinh, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Nguyễn
Viết Thông, PGS.TS. Vũ Tình, PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu, PGS.TS. Đào Phương Liên,
TS. Dương Văn Duyên, TS. Trần Hùng, CN. Nguyễn Đăng Quang, GS. TSKH. Bành
Tiến Long, PGS. TS. Trần Thị Hà, TS. Phạm Mạnh Tiến, TS. Nguyễn Tiến Hoàng,
ThS. Vũ Thanh Bình đã biên soạn giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phương Kỳ Sơn đã tận tâm chỉ
bảo hướng dẫn chúng em qua từng buổi học, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có
những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài thảo luận này chúng em đã hoàn thành một cách
xuất sắc. Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Xin kính
chúc thầy sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp
theo của tương lai.
Bài thảo luận được thực hiện trong 1 tháng do đó chúng em còn bỡ ngỡ vì vốn kiến


thức còn hạn hẹp, không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong thầy và
các bạn góp ý để bài thảo luận được hoàn hiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 7 năm 2018


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành bài thảo luận này, chúng em có tham khảo giáo trình Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và một số tài liệu liên quan đến quy luật mâu thuẫn
của Karl Marx.
Chúng em xin cam đoan đề tài này là do chúng em thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Những thông tin tham khảo trong bài thảo
luận đề được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

MỞ ĐẦU
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Mâu thuẫn là mối quan hệ của 2 mặt đối lập, trong mối quan hệ đó, một mặt 2 mặt đối
lập thống nhất với nhau (nương tựa, tạo tiền đề cho nhau tồn tại, xâm nhập chuyển hoá
lẫn nhau), mặt khác chúng đấu tranh với nhau (bài trừ, phủ định lẫn nhau). Đây là
nguyên nhân, nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn có vị trí hết sức quan trọng trong phép biện chứng duy vật, nó là hạt nhân
của phép biện chứng, vì nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của mọi sự vận động phát triển.
Nắm vững những quan điểm về mâu thuẫn giúp người ta hình thành phương pháp,
hình thành tư duy khoa học biết khám phá bản chất của sự vật và giải quyết các mâu
thuẫn nảy sinh, thúc đẩy sự vật phát triển. Vì vậy, quy luật mâu thuẫn tác động tới mọi

mặt của đời sống xã hội nói chung và đến hoạt động kinh tế nói riêng.
Với đề tài “Phân tích nội dung của quy luật mâu thuẫn. Vận dụng quy luật vào lĩnh
vực đời sống học tập của sinh viên” nhằm nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra
phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, hiểu đúng mâu thuẫn của sự
vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn
đồng thời vận dụng vào đời sống học tập của mỗi người.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1.Mục đích của đề tài:
Quy luật mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa
các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn để chúng ta xác định đúng mâu thuẫn và lựa chọn
đúng đắn phương thức giải quyết mâu thuẫn vì lợi ích cho con người và xã hội.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ một số vấn đề chung về quy luật mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn.
- Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên và đưa ra
cách giải quyết mâu thuẫn.
- Giúp sinh viên hiểu rõ và áp dụng được đề tài nghiên cứu như:


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
+ Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm
cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
+ Tìm ra được phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi
điều kiện đã chín muồi.
+ Trong nhận thức tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các
mặt đối lập, nắm vững được bản chất khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
3. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
-


Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

-

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

4. Ý NGHĨA
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận thức và thực
tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn cũng như không
được tạo ra mâu thuẫn.
Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận
thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy
sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển.
Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật khác
nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng của nó. Do
đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN

1. Khái niệm mâu thuẫn
Trong phép biện chứng khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất,
đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoăc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau.Hay nói cách khác mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua
lại của hai mặt đối lập biện chứng.
Cần lưu ý phân biệt khái niệm mâu thuẫn ở những phạm trù khác, đặc biệt là mâu
thuẫn siêu hình: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có
sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.


2. Các nhân tố chính
a) Mặt đối lập:
Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận
động trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy (đối
lập biện chứng) nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Ví dụ: điện tích âm và dương trong một nguyên tử, sản xuất và tiêu dùng trong
hoạt động kinh tế,…
b) Sự thống nhất giữa các mặt đối lập:
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa, không tách rời nhau của các
mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia. Các mặt đối
lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống
nhau.
c) Mâu thuẫn biện chứng:
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái
ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật
biện chứng của Ăngghen thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh
mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức.
d) Sự đấu tranh:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ
định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong
phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và
tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

3. Vị trí, vai trò của quy luật mâu thuẫn
- Vị trí: quy luật mâu thuẫn là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy

vật. Theo Lênin : “Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng”.
- Vai trò: quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc và động lực bên trong của sự phát
triển

4. Tính chất chung của mâu thuẫn
Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
a) Tính khách quan, phổ biến:
Tính khách quan, phổ biến thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực
hiện thực trong thế giới điều chứa đựng trong mình sự thống nhất, đấu tranh và chuyển
hóa của các mặt đối lập.
Mâu thuẫn có tính khách quan bởi mâu thuẫn là tính vốn có của bản thân các sự vật
hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi thì
mâu thuẫn khác hình thành.Mâu thuẫn còn có tính phổ biến vì mâu thuẫn tồn tại trong
tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Ph.Ăng ghen đã từng nói: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã
chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt
là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
thuẫn… sự sống trước hết chính là ở chỗ mọi sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng
vừa là một cái khác. Như vậy sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các
sự vật và các quá trình, một muân thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết và khi
mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Trong lĩnh
vực tư duy chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn, như mâu thuẫn giữa năng lực
nhận thức vô tận ở bên trong con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong
những con người bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải
quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực
tiễn cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận”.

b) Tính đa dạng, phong phú
Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau.Bản
thân mỗi sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu
thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau.Chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn
tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: Mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu
thuẫn cơ bản và không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu, …Trong các lĩnh vực
khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính
phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.
c) Biểu hiện các tính chất chung của mâu thuẫn
Trong tự nhiên, khi coi con người là một sự vật, tính chất của mâu thuẫn biểu hiện
giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền, hấp thụ và bài tiết,…
Trong xã hội, khi coi xã hội tư bản là một sự vật, tính chất của mâu thuẫn biểu hiện
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giai cấp thống trị và bị trị, sản xuất và tiêu
dùng,…
Trong tư duy, biểu hiện giữa biết và chưa biết, sâu sắc và nông cạn,…

5. Nội dung quy luật
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau.Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra
đời.
- Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc,
không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm
tiền đề tồn tại. Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập có liên hệ ràng
buộc lẫn nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm cũng bao hàm sự đồng
nhất của nó. V.I.Lenin viết : sự thống nhất cảu các mặt đối lập (“ sự thống nhất” của

chúng , nói như vậy có lẽ đúng hơn? Tuy ở đây sự khác biệt giữa từ đồng nhất và thống
nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó, cả hai đều đúng”.
Ví dụ: đồng hóa và dị hóa, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ
nghĩa
Khái niệm “thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn còn đồng nghĩa với khái niệm
“đồng nhất”, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau
trong tất cả các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy; song “đồng
nhất” còn có ý nghĩa khác, đó là sự chuyễn hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập;
và như vậy sự “đồng nhất” là không tách rời với sự khác nhau và đối lập, (ví dụ liên
hệ: một vật vừa là nó vừa không phải là nó; quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan
điểm siêu hình, phiến diện, xem sự vật mang tính đồng nhất thuần túy không có đối
lập, không có sự chuyển hóa
- Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động
qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn với những đặc điểm riêng của nó; khi
mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của 2 mặt có khuynh
hướng trái ngược nhau; trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau đó biến
thành sự đối lập, khi 2 mặt đối lập xung đột nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi
sẽ chuyễn hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết; kết quả là sự thống nhất giữa 2
mặt đối lập cũ bị phá hũy, sự thống nhất của 2 mặt đối lập mới được hình thành cùng
mới mâu thuẫn mới. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh
hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.Hình thức
đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, từ thấp đến cao, từ đơn giản
tới phức tạp (ví dụ: trong thếgiới tự nhiên chỉ là những tác động ảnh hưởng lẫn nhau,


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
trong xã hội đó là những xung đột gay gắt, quyết liệt bằng bạo lực cách mạng mới có
thể giải quyết căn bản các mâu thuẫn ).
- Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển

hóa giữa chúng. Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính
chất tạm thời tươngđối, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự
vật hiện tượng; còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là
nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hóa về chất của các sự vật hiện tượng, làm
cho vật chất luôn vận động và phát triển. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu,
là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình
thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có
thể cả hai chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có
những điều kiện nhất định.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời, trong sự
thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.
Khi 2 mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện
chính muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn dc giãi quyết. Mâu thuẫn cũ
mất đi, mâu thuẫn mới dc hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa 2 mặt đối
lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy,
sự liên hệ tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,động lực của sự
vận động và phát triển trong thế giới. Lênin khẳng định: “Sự phát triển là một cuộc
“đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.

6. Một số loại mâu thuẫn:

 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài :


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
- Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa những mặt, những bộ phận bên trong sự vật,
là mâu thuẫn tự thân, có vị trí, vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của

sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật kia, có ảnh hưởng đến
sự phát triển của sự vật, nhưng nó phải thông qua mâu thuẫn bên trong.
Ví dụ: đồng hóa – dị hóa, đấu tranh giữa cơn buồn ngủ - học bài: bên trong;
cơ thể - môi trường, mâu thuẫn giữa bạn học về kết quả của một bài tập: bên
ngoài
Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và
mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự vận động và phát triển của
sự vật hiện tượng (ví dụ: chính sách đối nội-đối ngoại)

 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng,
người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình
tồn tại của sự vật hiện tượng
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự
vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật. Mâu thuẫn
không cơ bản là mâu thuẫn phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản.
Ví dụ: Xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945.
- Mâu thuẫn cơ bản: giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, bọn tay sai, bè lũ bán
nước.
- Mâu thuẫn không cơ bản: giữa giai cấp tư sản và vô sản

 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu :

- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong mỗi thời kỳ, giai đoạn của
quá trình phát triển sự vật. Nó có ảnh hưởng quyết định đối với các mâu thuẫn khác
trong cùng thời kỳ, giai đoạn đó.
- Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ko giữ vai trò quyết định tính chất, đặc điểm của sự
vật trong thời kì, giai đoạn nhất định.
Phân biệt mâu thuẫn chủ yếu với mâu thuẫn thứ yếu chỉ mang tính tương đối, trong
cùng một sự vật trong điều kiện này là mâu thuẫn thứ yếu, trong điều kiện khác lại
là mâu thuẫn chủ yếu.

 Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng:
Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành
mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng :
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa lực lượng xã hội ( những giai cấp) có lợi ích
căn bản đối lập nhau, không thể điều hòa.
Ví dụ: Mâu thuẫn giai cấp giai cấp ( như mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, giữa nông
dân và địa chủ) và đỉnh điểm giải quyết mâu thuẫn là chiến tranh
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh
hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục bộ, tạm thời .
Ví dụ: Mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân – nông dân, giữa thành thị-nông thôn
Phân biệt được các loại mâu thuẫn trên sẽ góp phần xác định chính xác phương pháp
giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục thuyết phục.

7. Ý nghĩa phương pháp luận :
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc động lực của sự
vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn,
phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc,


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
khuynh hướng của sự vận động và phát triển.V.I. Lenin đã cho rằng : “ Sự phân đôi của

cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó… đó là thực chất… của
phép biện chứng ”.Vì vậy, thái độ tích cực của chúng ta là không được né tránh mâu
thuẫn mà phải thừa nhận mâu thuẫn. Thực chất của mọi thành đạt trong cuộc sống con
người là không ngừng nhận thức và đấu tranh giải quyết đúng những mâu thuẫn do
cuộc sống đặt ra
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải
quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng
loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp.
Hoạt động thực tiển nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của
nó, muốn vậy phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương
thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn; không nên giải
quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa đủ điều kiện. Khi phân tích mâu thuẫn
phải xét toàn diện các mặt đối lập, theo dõi quá trình phát sinh, phát triển và những yếu
tố tác động đến. Mâu thuẫn bao giờ cũng được giải quyết bằng con đường đấu tranh
chứ không phải dung hòa. Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh
dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ loại mâu thuẫn mà có phương pháp giải quyết cụ
thể. Giải quyết mâu thuẫn không thể dựa chủ yếu vào sự thống nhất của các mặt đối
lập (vì sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tạm thời) mà phải dựa trên nguyên tắc
chủ đạo là đấu tranh của các mặt đối lập.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Quang Anh
Lớp HP: H1803MLNP0111
Mã SV: 17D140002
Bài làm
Khi nói đến mâu thuẫn, theo cách hiểu thông thường và phổ biến Việt Nam ta thì mâu

thuẫn là cái gì đó không tốt, là xấu, là phủ định. Tuy nhiên đó là một ý nghĩ tiêu cực về
mâu thuẫn.Thật ra trong mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại những mâu thuẫn và nó
chính là nguồn gốc cho sự vận động và phát triển. Nói như vậy bởi tác động qua lại
chính là nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật.Thông qua việc tác động lẫn
nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn được giải quyết, ra đời sự vật mới
không còn là nó.
Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội buộc sinh viên chúng ta phải thay đổi để không
bị chậm lại so với thế giới. Xã hội thay đổi, con người thay đổi, lối sống thay đổi,…
cùng với nó là bao vấn đề khác liên quan tới con người cũng thay đổi. Trong đó, học là
con đường duy nhất để phát triển con người. Học là một quá trình phát triển về mặt tri
thức và chúng ta sẽ vận dụng tri thức ấy để giải quyết mọi vấn đề. Tuy nhiên để học tốt
và hiệu quả lại không phải là một điều dễdàng. Sinh viên chúng ta luôn phải đối mặt
với những cám dỗ, căn bệnh lười biếng mà hầu như ai trong chúng ta cũng mắc phải.
Chẳng có ai muốn đang nằm trong chăn ấm mà phải ngồi dậy để làm những bài tập
khó nhọc. Nhưng ta vẫn thấy được ở những người có quyết tâm sẽ áp chế được sự lười
biếng và chắc chắn sẽ dậy học bài. Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi chúng ta không được
lười biếng, không được ngủ quên trong một vài tri thức nhất định nào đó, mà là khả
năng mở ra đón nhận sự phong phú vô tận của tri thức nhân loại. Mâu thuẫn trong ví
dụ trên thực ra là một bước đi tự nhiên của mỗi con người, tự mỗi con người phải tìm
cách giải quyết để không trở thành một người trì trệ. Hay nói cách khác, cách tốt nhất


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
để giải quyết một sự việc đó là phải tìm ra những mâu thuẫn chủ quan và những mâu
thuẫn khách quan rồi tìm cách giải quyết chúng.
Quy luật mâu thuẫn không cho phép chúng ta nghĩ mình đã có đầy đủ tri thức để
giải quyết mọi vấn đề. Trong nhiều trường hợp, giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu
quả có nhiều những mặt tích cực, ví dụ trong việc thảo luận nhóm. Sự hiểu biết được
gia tăng: các sinh viên thông qua các cuộc thảo luận nhóm để giải quyết mâu thuẫn,
mọi người trong nhóm sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hoàn cảnh của họ. Họ sẽ biết cách

đạt được mục tiêu của họ mà không là mảnh hưởng tới người khác. Sự gắn bó những
người trong nhóm cũng được gia tăng: khi mâu thuẫn được giải quyết, lòng tôn trọng
giữa các thành viên sẽ được cải thiện, họ sẽ có niềm tin rằng họ có thể làm việc được
với nhau.
Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi chúng ta vượt qua tất cả mọi định kiến tiêu cực khi
muốn loại trừ một số tri thức và chỉ chấp nhận một loại tri thức nào đó. Sự tiếp thu tri
thức giữa các môn học, các ngành học cần được nhìn nhận trong mối liên hệ tương tác
qua lại. Không có loại tri thức riêng rẽ một mình. Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan
trọng của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực sự vận động phát
triển của thế giới khách quan.Vì vậy sinh viên chúng ta cần chấp nhận những nghịch lý
trong mọi lĩnh vực và tìm cách giải quyết nó. Đó chính là con đường đi tới thành công.
Trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân, mỗi sinh viên đều phải đối mặt ít
nhiều những mâu thuẫn trong cuộc sống hay trong học tập. Điều đó đòi hỏi sinh viên
trong học tập cần tự giác tu dưỡng; tự rèn luyện bản thân để đủ sức đấu tranh với
những cái xấu, những mặt tiêu cực; không ngừng học tập để tích lũy thêm nhiều tri
thức, những tư tưởng tiến bộ.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Họ và tên: Trần Thị Ngọc Ánh
Lớp HP: H1803MLNP0111
Mã SV: 17D100244
Bài làm
Trong cuộc sống ngày nay, mâu thuẫn là một phần không thể thiếu. Mâu thuẫn
tồn tại ở tất cả mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, trong đó có đời sống
học tập của sinh viên. Sau khi được học tập và nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn ở bộ
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lenin I, em xin trình bày phần vận
dụng quy luật này vào đời sống học tập của sinh viên nói chung và bản thân em nói
riêng.

Là một sinh viên Đại học Thương Mại, quá trình học tập của em cũng tồn tại rất
nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong đời sống học tập của sinh viên đem đến cho em cả
mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Trước hết, về bản thân em, mâu thuẫn thấy rõ nhất chính là sinh viên muốn
điểm trung bình chung cao nhưng lại lúc học lại nản, không biết mình phải học gì. Đó
là một mâu thuẫn biện chứng, là hai mặt của một vấn đề. Việc sinh viên muốn được
điểm A, B khi kết thúc học phần và nản chí khi bắt tay vào học tập, nghiên cứu tài liệu
giáo trình luôn tồn tại song song với nhau, mâu thuẫn với nhau. Vì có mâu thuẫn đó
xảy ra nên sinh viên sẽ tìm cách đấu tranh, bài trừ sự lười biếng để chuyên tâm học tập,
đạt được kết quả tốt hơn. Việc nản chí ở đây có thể biểu hiện theo nhiều hình thức. Ví
dụ như nhà em cách trường Đại học Thương Mại rất xa, em phải dậy sớm để đi học
cho kịp tiết đầu tiên bắt đầu vào lúc 6h45’. Mâu thuẫn là khi thức dậy gần sát giờ học,
em phải chọn lựa giữa dậy đi học trước hết là để tiếp thu kiến thức, bài giảng của
thầy /cô; thứ hai là được điểm danh hay tiếp tục “yên giấc nồng” và nghỉ luôn buổi học
ngày hôm đó. Nhưng để đạt mục tiêu được điểm cao, em vẫn dậy để đến trường học
tập. Hoặc mâu thuẫn là dùng lén điện thoại để nhắn tin, chơi game trong giờ học nhưng
vẫn muốn hiểu nổi bài giảng, biết cách làm bài tập.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Ngoài ra, quá trình học tập của em cũng tồn tại mâu thuẫn giữa nội dung học tập
và phương tiện học tập. Do kinh tế gia đình không quá khá giả, điều kiện của bố mẹ
chưa cho phép em mua máy tính xách tay ( laptop ) tuy nhiên một số môn học lại đòi
hỏi một chiếc máy tính để thuận lợi làm thuyết trình trên máy powerpoint hay văn bản
word phục vụ cho việc thảo luận nhóm. Cũng vì lý do kinh tế gia đình và mong muốn
trau dồi kĩ năng mềm, em lựa chọn đi làm thêm. Việc đi làm thêm khiến em tốn không
ít thời gian là sức lực. Tuy nhiên, việc đi làm thêm sớm giúp em học hỏi nhiều điều
cũng như có một khoản thu nhập nhỏ. Mâu thuẫn tồn tại ở đây là em muốn dành nhiều
thời gian học bài, ôn bài nhưng cũng muốn dành nhiều thời gian cho công việc làm
thêm.

Để giải quyết những mâu thuẫn, em cũng như các sinh viên Thương Mại khác
phải biết tự lo cho bản thân, tổ chức cuộc sống cho chính mình. Sinh viên phải học
cách chi tiêu như thế nào cho hợp lí với điều kiện kinh tế gia đình và số tiền tự kiếm
được từ công việc làm thêm ( nếu có), phải biết tổ chức, lên kế hoạch cho các hoạt
động của mình sao cho cân đối, vừa có thời gian học, chơi, tham gia các hoạt động xã
hội vừa có thời gian yên tĩnh, thư giãn cho tâm hồn để cân bằng cuộc sống. Làm tốt
các công việc trên, bản thân sinh viên khắc phục và hạn chế sự lười biếng, sắp xếp
không khoa học thời gian biểu cho các việc khác nhau, cân bằng kinh tê , đồng thời
nâng cao điểm số, cũng có nghĩa là giải quyết tốt những mâu thuẫn trong đời sống học
tập của sinh viên

( mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia nhưng ở mức

phát triển hơn). Đó là làm cho bản thân sinh viên ngày một tiến bộ, hoàn thiện, điều
này phù hợp với quy luật khách quan: Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát
triển.
Tuy nhiên như chúng ta đã nghiên cứu, giải quyết được mâu thuẫn không có
nghĩa là không còn tồn tại mâu thuẫn, mà ngược lại. Mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn
khác lại xuất hiện. Khi thành tích học tập của chúng ta càng cao thì không phải sự lười
biếng hay không biết quản lí thời gian biến mất đi mà trái lại, nó còn ảnh hưởng nặng
nề hơn đến kết quả học tập. Chỉ một chút lơ là sẽ khiến thành quả sau bao nhiêu cố
gắng tụt dốc nhanh chóng, khó có thể lấy lại điểm số như ban đầu mà phải mất nhiều
thời gian, công sức để học cải thiện. Do vậy, mâu thuẫn này tiếp tục làm động lực cho


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
sinh viên chăm chỉ hoàn thiện, phát triển bản thân hơn nữa. Như vậy mới phù hợp với
quy luật khách quan.

Họ và tên: Triệu Kiều Chinh

Lớp HP: H1803MLNP0111
Mã SV: 17D100305
Bài làm
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan . Mâu thuẫn
thật sự tồn tại nhưng nó không nhất thiết là một điều tồi tệ: Chỉ cần mâu thuẫn được
giải quyết, nó sẽ đưa đến sự tiến bộ trong nhân cách và tính chuyên nghiệp. Trong cuộc
sống hiện nay, sinh viên chúng ta thường đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để có
được ngoại hình, quần áo, học tập,… thế nhưng thứ góp phần rất quan trọng để có một
cuộc sống mà không phải ai cũng nhìn thấy và không phải ai cũng biết cách đầu tư, đó
chính là những mối quan hệ. Nhiều sinh viên muốn xây dựng những mối quan hệ để
phục vụ cho cuộc sống nhưng lại lười giao tiếp, còn ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mình.
Không chỉ với những mối quan hệ xã hội mà còn những mối quan hệ như bạn thân,
người yêu cho đến những mối quan hệ trong gia đình,
Cho dù có gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bản thân biết rằng bên cạnh mình có
người hiểu được giá trị con người mình và ủng hộ bằng sự quan tâm chân thành thì
chúng ta có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn để sống tiếp. Ngược lại, cho
dù chúng ta có điều kiện vật chất tốt đến mức nào đi chăng nữa, nếu những mối quan
hệ bắt đầu xấu đi thì chúng ta sẽ rất khổ sở, dễ mắc chứng trầm cảm, thậm chí nếu cảm
thấy quá khó khăn và mệt mỏi, con người ta có thể nghĩ đến cả cái chết.
Nếu bạn đang nỗ lực để có một ngoại hình đẹp, nhà cửa khang trang, xe cao cấp, quần
áo giầy dép đắt tiền, vậy chẳng phải bạn cũng nên nỗ lực thật nhiều để tạo được những
mối quan hệ tốt ? Những mối quan hệ tốt không thể nào tự nhiên hình thành nếu chúng
ta không đầu tư một chút cố gắng. Trong cuộc sống, có những trường hợp chỉ cần hạ
mình một chút thì sẽ tìm được cách giải quyết dễ dàng trong những mối quan hệ với
những người hay làm khó ta. Nhưng chỉ vì lòng tự trọng nhỏ bé của mình mà chúng ta


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
vẫn cố ngẩng cao đầu một cách bướng bỉnh, nhất quyết không chịu thua thì tất dẫn đến
những cuộc đối đầu.

Cuộc sống là cho đi và nhận lại những sự giúp đỡ, có những người giúp đỡ người khác
nhưng không nhận lại được lời nói hay hành động cảm ơn nào nên cảm thấy bị coi
thường nên từ đó mối quan hệ của họ không thể tiến triển được nữa. Ngược lại, khi
giúp một ai đó và thấy đối phương rất cảm kích về hành động của mình thì ta sẽ càng
muốn giúp họ thêm nhiều lần nữa.
Như vậy, là một sinh viên Thương Mại, trong quá trình học tập đã nhận thức rõ về quy
luật mâu thuẫn từ đó xây dựng cho bản thân những mối quan hệ tốt trong cuộc sống,
loại bỏ sự ích kỷ, mưu cầu riêng của cá nhân và sống biết quan tâm và giúp đỡ mọi
người xung quanh bởi những mối quan hệ là điều kiện cần thiết để hạnh phúc. Vì nếu
tất cả mọi việc đều diễn ra theo ý của chúng ta thì chúng ta rất dễ trở nên tự mãn, ta
cần phải nhận thức được những người gây khó dễ cho bản thân đều là thầy dạy ta
những bài học về cuộc sống này.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Họ và tên: Hoàng Văn Đức
Lớp HP: H1803MLNP0111
Mã SV: 17D140279

Bài làm
Tôi sinh ra trên mảnh đất vùng quê ở Nam Định, lớn lên và trưởng thành ở trên
mảnh đất ấy không thể nào không nhắc đến mái ấm gia đình của tôi. “Đức mày làm bài
tập chưa?” “Đức mày lại đi chơi về à?” “Đức mày không phải con tao” .... Đó là tất cả
những gì bố tôi thường hay nói, mắng chửi tôi khi tôi mắc những sai lầm nhỏ nhặt và
không đáng trách. Bên cạnh đó là mẹ tôi, mẹ tôi thì khác khi bố chửi tôi thì mẹ tôi lúc
nào cũng bênh tôi và tha lỗi cho tôi, mâu thuẫn về tích cách nhưng thống nhất về gia
đình, đó là gia đình tôi.
Là con út trong gia đình được chiều chuộng, nuông chiều suốt 16 năm thì tôi
mới bắt đầu nhận ra được cuộc sống muôn màu ở quanh ta, một cuộc sống không dễ

dàng nhưng lại tươi đẹp, một cuộc sống khó khăn nhưng tràn đầy nụ cười, hơn nữa là
được ở bên gia đình mình mỗi khi mình cô đơn trống trải. Từ bé tôi luôn cùng mấy
đứa trẻ trong làng đi chơi đây mai đó, lúc sang nhà hàng xóm chơi rồi trộm xoài, nhãn,
vải, lúc thì ra cánh đồng chơi với mấy ô đất, ô ruộng rồi cưỡi lên đàn trâu đàn bò để
đánh nhau, cuộc sống nơi miền quê là thế nhưng cuộc sống gia đình nơi làng quê thật
là phức tạp nhất là đối với gia đình tôi. Tuy là ở quê nhưng tôi không phải làm gì vất
vả cả được bố mẹ nuông chiều, sự chiều chuộng thật vô bổ nó làm cho con người tôi
trở nên lười biếng, láo lếu và trở thành một đứa trẻ hư hỏng. Bố tôi thường rất hay
uống rượu, mỗi khi uống rượu là ông không kiểm soát được lời nói hay bản năng của
mình, luôn nói to và mắng chửi tôi và mẹ, tuy đã ngăn và giải thích nhưng ông vẫn
không chịu từ bỏ rượu. Nó làm tôi gần như xa lánh bố và bắt đầu xa ngã vào nhiều con
đường, tôi chơi game từ năm lớp 2 khi mà anh tôi dẫn tôi vào tiệm net, tôi bắt đầu biết
chửi tục khi mà chỉ mới 7 tuổi. Điều đó khiến tôi mỗi khi nhớ lại thì lại thấy thật hổ
thẹn, xấu hổ trước mọi người, những cái đó đeo bám tôi tới tận năm 16 tuổi.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Năm 16 tuổi là năm tôi bắt đầu thay đổi tính cách, cũng chính là năm tôi thay
đổi nhiều nhất về cả mặt thể xác lẫn tinh thần, tôi nhận ra rằng cuộc sống nay chẳng dể
dàng, nó rất khắc nghiệt, chúng ta cần mạnh mẽ để chống lại nó. Bỏ ngoài tai những
lời đàm tiếu tôi bắt đầu tập trung vào việc rèn luyện bản thân, chăm chỉ từng giây phút
để tiến tới ước mơ. Việc bật dậy để đi tìm con đường riêng cho mình là một trở ngại
lớn khi cả gia đình và bạn bè tôi luôn coi thường và chế giễu tôi. Không vì thế mà tôi
bỏ mà tôi lại lấy nó làm động lực để đi tiếp con đường chinh phục ước mơ, tôi nỗ lực
không ngừng nghỉ : không sinh nhật, không tiệc tùng, không cà phê, không ngày nghỉ.
Và tôi đã thi được vào trường Đại học Thương mại, việc đối mặt với những thách thức
như tâm lý gia đình, xã hội đã làm tôi trưởng thành hơn nhiều. Ở đây tôi muốn nói đến
sự mâu thuẫn giữa nghịch cảnh và sự cố gắng của các bạn nếu các bạn không hạ gục
chúng, vượt qua chúng bạn sẽ chả bao giờ hiểu được và nhận ra sự mâu thuẫn đó. Dù
chúng ta có gặp hoàn cảnh khó khăn hay vấp ngã giữa cuộc đời thì cũng đừng bỏ

cuộc, mà hãy tiếp tục cố gắng để vươn tới ước mơ. Mỗi người trong chúng ta chỉ có
một cuộc đời, một cuộc sống không ai giống ai cả nhưng chúng ta luôn phải có ước mơ
để theo đuổi, luôn đặt mình trong tình huống sẵn sàng chiến đấu dù ở bất kỳ môi
trường nào. Nó có thể hơi lố bịch nhưng đó là tất cả những gì mà tôi đã học được qua
các cuộc mâu thuẫn không có hồi kết, nó đóng lại nhưng lại mở ra những cái mới, giúp
con người ta phát triển. Việc áp dụng các quy luật vào trong đời sống là rất cần thiết,
đặc biệt là qui luật mâu thuẫn đối với sinh viên. Có mâu thuẫn là có vấn đề, có vấn đề
thì cần phải nghiên cứu để giải quyết nó, nếu không có cách này thì sẽ có cách khác đê
giải quyết.
Như vậy tuy tôi chỉ mới 18 tuổi nhưng tôi đã có trải nghiệm về việc giải quyết
mâu thuẫn, việc đối mặt với nghịch cảnh hay việc phải rèn luyện vất vả để có được kết
quả tốt, việc nhận thức sự qui luật mâu thuẫn sẽ giúp bạn có niềm tin để đối mặt với
những thử thách trước mắt.
Cuối cùng tất cả mọi thứ chỉ muốn nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống này
không có gì là hoàn mỹ hay song song cả mà nó đối lập mâu thuẫn với nhau, để cho
con người chúng ta trưởng thành trong cuộc sống, phải biết nỗ lực mọi lúc mọi nơi,
hãy theo đuổi ước mơ của bạn tới cùng.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Họ và tên: Nguyễn Thái Dương
Lớp HP: H1803MLNP0111
Mã SV: 17D140008

Bài làm
Học là một quá trình tăng triển về mặt tri thức và áp dụng tri thức ấy vào thực tiễn
cuộc sống. Quy luật mâu thuẫn không cho phép chúng ta nghĩ mình đã có đầy đủ tri
thức để giải quyết mọi vấn đề. Quy luật mâu thuẫn đòi chúng ta vượt qua tất cả mọi
định kiến tiêu cực khi muốn loại trừ một số tri thức và chỉ chấp nhận một loại tri thức

nào đó. Quy luật mâu thuẫn đòi chúng ta không được ngủ quên trong một vài tri thức
nhất định nào đó, mà là khả năng mở ra đón nhận sự phong phú vô tận của tri thức
nhân loại. Quy luật mâu thuẫn phù hợp với quy luật của tư duy. Sự tiếp thu tri thức
giữa các môn học, các ngành học cần được nhìn nhận trong mối liên hệ tương tác qua
lại. Không có loại tri thức riêng rẽ một mình. Học trong một chỉnh thể thống nhất các
môn, vận dụng khả năng tổng hợp để tiếp thu tri thức và biết phân tích để ghi nhớ tri
thức.
Trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình phát triển giáo dục, đào tạo, nêu rõ những hạn
chế yếu kém hiện nay; Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phương hướng chung và 6
nhiệm vụ trọng tâm để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong những năm
tới. Những nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4 tháng
11 năm 2013 tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới giáo dục, đào tạo. Tuy
nhiên, với dung lượng chỉ 3 trang (từ trang 35 đến trang 37), nội dung phần này trình
bày đơn giản, chưa đề cập những mâu thuẫn đang tồn tại trong nội bộ nền giáo dục
hiện nay. Theo chúng tôi, Dự thảo Báo cáo chính trị cần nói rõ những mâu thuẫn sau
đây để có hướng giải quyết:
Một là, mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực của học
sinh. Dự thảo Báo cáo chính trị nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học”. Quan điểm này xuất phát từ thực trạng nền giáo dục Việt Nam là chỉ


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
tập trung trang bị kiến thức cho học sinh, chưa chú ý phát triển phẩm chất, năng lực.
Trong giáo dục, để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phải trên cơ sở trang bị
kiến thức. Nhưng do phương pháp giáo dục lạc hậu hiện nay nên việc trang bị kiến
thức đang có sự mâu thuẫn với phát triển phẩm chất, năng lực. Ví dụ, giáo dục lòng
yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh là một yêu cầu để nâng cao phẩm
chất. Nhưng với phương pháp dạy lịch sử như hiện nay cộng với việc đưa môn này
vào tự chọn trong thi cử làm cho học sinh ngày càng ít hiểu biết về truyền thống dân

tộc, khó nâng cao tinh thần yêu nước.
Với các môn học khác, do cách dạy nhồi nhét kiến thức cho học sinh nên không gắn
với quá trình hình thành nhân cách, không tạo điều kiện để phát triển phẩm chất, năng
lực. Mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức với phát triển phẩm chất, năng lực biểu hiện
dưới nhiều dạng như: chỉ học lý thuyết mà không rèn luyện kỹ năng thực hành; “học
tủ” những môn dự thi, không học các môn khác; chạy theo các môn học tự nhiên,
không thích học các môn xã hội, đặc biệt là môn sử; dạy học theo kiểu “đọc chép”
không kích thích tư duy độc lập của học sinh. Tình trạng học thêm, học quá tải, học
không có thời gian để vui chơi giải trí... làm cho học sinh không phát triển được trí tuệ
và nhân cách. Nhìn bề ngoài, học sinh được trang bị rất nhiều kiến thức nhưng thực
chất bên trong không tạo nền tảng để phát triển phẩm chất, năng lực. Để khắc phục
mâu thuẫn này phải cải cách triệt để phương pháp giáo dục lạc hậu hiện nay, áp dụng
các phương pháp giáo dục tiên tiến gắn việc trang bị kiến thức với phát triển phẩm
chất, năng lực.
Hai là, mâu thuẫn giữa giáo dục mở và nâng cao chất lượng giáo dục. Dự thảo Báo cáo
chính trị nêu rõ: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục
mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”. Xây dựng hệ thống giáo dục mở là
một yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều
kiện cho kinh tế tri thức phát triển. Nhưng giáo dục mở là một thách thức gay gắt đối
với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Ba là, mâu thuẫn giữa thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục. Thi cử là một hình thức
đánh giá chất lượng học tập. Nhưng với hàng triệu học sinh đi học như hiện nay, chất
lượng học tập được đánh giá qua thi cử ngày càng không chính xác. Từ nhiều năm nay,
ngành giáo dục đào tạo đã duy trì một hệ thống thi cử dày đặc: kiểm tra bài, kiểm tra
học phần, thi học kỳ, thi cuối năm, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng,


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
thi vào trường chuyên lớp chọn. Hầu hết các hình thức thi cử này đều không đánh giá
đúng chất lượng học sinh.

Tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp không phản ánh chất lượng học tập mà biến thành
thước đo của bệnh thành tích. Để khắc phục mâu thuẫn này, ngành giáo dục đào tạo đã
không ngừng cải tiến các hình thức thi cử theo hướng ngày càng đơn giản tiện lợi hơn.
Một cuộc “cách mạng” trong thi cử là gộp kỳ thi tốt nghiệp với thi đại học thành kỳ thi
quốc gia vừa đánh giá chất lượng học sinh vừa lấy kết quả tuyển sinh đại học, cao
đẳng.
Liên hệ với việc học tập ở bản thân :
Là một học sinh trong nhà trường XHCN bản thân chúng em phải không ngừng học
tập một cách nghiêm túc để tiếp thu hiệụ quả những nguyên lí, những quy luật của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng vào thực tiễn, để có quan điểm
đúng đắn, khoa học trong chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Điều đó đòi hỏi người học sinh trong học tập phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân
để hình thành, củng cố nhân sinh cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự
thống nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Ra sức
đấu tranh loại bỏ những cái xấu, những cái chưa tốt, đấu tranh chống lại tiêu cực.
Đối với bản thân là học sinh phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong học tập như :”
Sinh viên 5 tốt”,”Sinh viên xây dựng môi trường thân thiện”. Việc nghiên cứu lí luận
phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Kết hợp học lí thuyết ở trường với thực
tế lâm sàng ở bệnh viện trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Học thực chất thi
thực chất, nói không với tiêu cực trong thi cử.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Họ và tên: Trần Thúy Dương
Lớp HP: H1803MLNP0111
Mã SV: 17D140278

Bài làm

Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt
nhân của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động
phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khoá, là cơ sở giúp chúng ta nắm
vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật.
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Nắm chắc
được kiến thức về quy luật giúp ta giải quyết được các hiện tượng trong cuộc sống dễ
dàng hơn. Bản thân em đang là sinh viên trường Đại học Thương mại, khách quan
xung quanh môi trường học tập của em tồn tại rất nhiều mâu thuẫn liên quan đến gia
đình, trường lớp, bạn bè…
Lớn lên trong gia đình họ Trần, một gia đình có văn hóa và học thức cao, em vô cùng
tự hào và hãnh diện. Cả họ đều cùng sinh sống ở Vĩnh Phúc nên luôn có nhiều thời
gian sum họp, quây quần bên nhau. Mọi người luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc
lẫn nhau. Là con cháu trong nhà, việc thi đại học của em được mọi người quan tâm rất
nhiều. Phần lớn ông bà và các bác đều muốn em chọn ngành kinh tế, còn bố mẹ và anh
chị thì thích ngành ngôn ngữ hơn. Em đã có một khoảng thời gian lưỡng lự trước việc
lựa chọn giữa 2 ngành này. Tuy nhiên theo em thì kinh tế đang phát triển và có nhiều
cơ hội việc làm hơn, ngôn ngữ có thể bổ sung thêm bất kì lúc nào trong quá trình học
tập và làm việc. Và việc vừa có kiến thức sâu về kinh tế, vừa có thêm kiến thức về
ngôn ngữ sẽ giúp em tìm kiếm được việc làm tốt hơn. Do đó, em đã quyết định thi vào
trường Thương mại, một trong 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh
tế, quản lý và kinh doanh.
Một ví dụ thực tế về mâu thuẫn nữa là bạn thân của em quan tâm về kiến trúc và muốn
du học ở nước ngoài nhằm mở rộng kiến thức cũng như phát triển tốt hơn các kỹ năng
sống. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế gia đình bạn ấy chưa đủ để ra nước ngoài nên bạn
ấy đã chọn một trường đại học trong nước chuyên về kiến trúc để theo đuổi sở thích
của mình. Đây cũng được xem là một mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức với sự tồn tại
thực tế của năng lực ấy trong con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài.
Trong trường lớp cũng có nhiều mâu thuẫn xảy ra. Đối với học sinh, sinh viên như
chúng em, xung đột thường nảy sinh từ những mâu thuẫn rất nhỏ. Có những mâu thuẫn
"nhìn thấy được" như sự bất đồng quan điểm trong học tập, trong những mối quan hệ

hay trong cách ứng xử. Khi đó, sẽ có những cuộc tranh luận, cãi vã, mỗi người đều
muốn bảo vệ quan điểm của mình. Những mâu thuẫn này có hai hướng phát triển.
Hướng tích cực là người này đưa ra được những ý kiến hợp lý, thuyết phục được người


×