Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các mức độ sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.73 KB, 3 trang )

Các mức độ sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử

GD&TĐ - Nắm rõ các mức độ này sẽ giúp giáo viên sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử có hiệu quả.
Sử dụng sơ đồ hóa như một phương tiện truyền đạt thông tin
Mức độ thấp nhất là sử dụng phương pháp sơ đồ hóa như một phương tiện truyền đạt thông tin của giáo
viên. Giáo viên sử dụng sơ đồ đã được xây dựng sẵn để giới thiệu cho học sinh bằng phương pháp giải
thích, minh họa. Học sinh lắng nghe và vẽ lại sơ đồ vào vở.
Khi kiểm tra, học sinh nhớ lại và tái lập sơ đồ. Với phương pháp này, học sinh chỉ lĩnh hội được tri thức chứ
không lĩnh hội được phương pháp và không rèn luyện được kĩ năng. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều giáo viên
đang sử dụng phương pháp này.
Ví dụ: Khi giảng về tình hình xã hội Pháp trước năm 1789, về sự tồn tại của chế độ Ba đẳng cấp, nhiều giáo
viên đưa ra sơ đồ đã vẽ sẵn trên giấy hoặc vẽ sơ đồ lên bảng rồi giải thích các nội dung kiến thức trong sơ
đồ và chỉ ra tình trạng bất bình đẳng giữa các đẳng cấp, sau đó tự rút ra kết luận về những mâu thuẫn trong
lòng xã hội Pháp và khẳng định đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách mạng bùng nổ.
Mặc dù ở mức độ này không phát huy được nhiều tính tích cực, chủ động của học sinh nhưng nó vẫn có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Chúng ta không thể và cũng không nên lúc nào cũng sử dụng
những dạng phức tạp trong việc sử dụng sơ đồ.
Sử dụng sơ đồ ở mức độ này sẽ tiết kiệm được thời gian giành cho những kiến thức đơn giản mà vẫn đảm
bảo cho học sinh hiểu được kiến thức một cách rõ ràng nhất.
Sử dụng sơ đồ hóa như một phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
Mức độ trung bình: Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa như một phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức của
học sinh. Giáo viên đưa ra sơ đồ đã xây dựng sẵn để học sinh tự lực nghiên cứu nội dung sách giáo khoa rồi
tự mình giải mã sơ đồ.


Ví dụ: Với sơ đồ Phát minh máy móc trong cách mạng công nghiệp Anh giáo viên có thể đưa ra sơ đồ này
khi học sinh bước vào nghiên cứu mục 1 và đặt ra yêu cầu cho học sinh: Các em hãy nghiên cứ sách giáo
khoa để diễn giải sơ đồ này và rút ra nhận xét? Tùy theo trình độ của học sinh mà giáo viên giới hạn thời
gian (nên từ 4-6 phút).
Có thể diễn giải sơ bộ sơ đồ này như sau: “Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ,
mà trước tiên là công nghiệp dệt. Phát minh đầu tiên là Máy kéo sợi Gienny của người thợ dệt Giêmhagrivơ


với sử dụng từ 16 đến 18 cọc suốt, làm cho năng suất tăng lên rất nhiều.
Do sợi làm ra nhiều, khung cửi dệt không kịp, đặt ra yêu cầu cần phải cơ giới hóa ngành dệt nên dẫn đến sự
ra đời của máy dệt, năng suất tăng lên đến 40 lần. Máy dệt lúc đầu chạy bằng sức nước, nên các nhà máy
phải đặt gần các con sông, suối, điều đó rất bất tiện.
Nhất là vào mùa đông, nước đóng băng thì các nhà máy cũng ngừng hoạt động. Yêu cầu đặt ra là phải tìm ra
một động cơ mới, máy hơi nước – phát minh của Giêm oát – một người phụ việc trong phòng thí nghiệm của
một trường đại học đã ra đời.
Phát minh này đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước Anh, trước hết
chính là ngành dệt, rồi ngành giao thông vận tải, tạo cơ sở cho sự ra đời của tàu thủy và xe lửa chạy bằng
động cơ hơi nước, ngành luyện kim…. Làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nước Anh”.
Sau khi học sinh tự diễn giải được sơ đồ, giáo viên gợi ý, hướng dẫn các em rút ra kết luận:
Tại sao cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ, mà trước tiên là công nghiệp dệt?
Các phát minh được bắt nguồn từ đâu và ai là tác giả của các phát minh đó? Điều đó có ý nghĩa gì?
Phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Bộ mặt nước Anh đã có sự thay đổi như thế nào?
Em rút ra bài học gì từ cuộc cách mạng công nghiệp?
Sử dụng sơ đồ hóa như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học của học sinh
Mức độ cao: Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học của học sinh.
Giáo viên đưa ra các mẫu sơ đồ câm, sơ đồ khuyết thiếu và sơ đồ bất hợp lí. Học sinh nghiên cứu tài liệu
hoàn thiện, bổ sung hoặc sửa chữa, sau đó đọc, dịch sơ đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài 2 – mục 3: Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp, muốn giúp cho học sinh hiểu được
về quá trình xuất hiện xã hội có giai cấp, giáo viên không đưa ra sơ đồ hoàn chỉnh (như sơ đồ 3 - phần phụ
lục) mà sẽ đưa ra khung sơ đồ khuyết thiếu chỉ để hai đỉnh kiến thức: đỉnh đầu (Công cụ kim loại) và đỉnh
cuối (Nhà nước), năm đỉnh còn lại giáo viên để trống và yêu cầu học sinh hoàn thiện sơ đồ.
Học sinh nghiên cứu tài liệu hoàn thiện sơ đồ. Trong trường hợp học sinh chưa thể tự mình hoàn thiện sơ
đồ, giáo viên có thể gợi ý như sau: Các em quan sát trên sơ đồ sẽ nhận thấy giữa các đỉnh kiến thức có quan
hệ với nhau thông qua kí hiệu gì? Kí hiệu đó biểu hiện mối quan hệ gì?


Các em sẽ nhận thấy, giữa các đỉnh kiến thức có quan hệ với nhau bằng các mũi tên, đó là mối quan hệ tác

động nhân quả, thể hiện chiều vận động của sự việc. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn các em: Vậy từ sự xuất
hiện của công cụ bằng kim loại, những hệ quả tiếp theo là gì để đưa đến hệ quả cuối cùng là sự xuất hiện
của Nhà nước?
Cứ như thế, từng bước, cẩn trọng và tỉ mỉ, giáo viên vừa giúp các em tìm hiểu kiến thức, vừa rèn luyện được
kĩ năng lập sơ đồ. Sau khi các em có thể hoàn thiện sơ đồ, giáo viên yêu cầu một học sinh đọc và giải mã sơ
đồ.
Qua sơ đồ đó, học sinh có thể hiểu được nguồn gốc sâu xa của sự xuất hiện Nhà nước chính là do sự tiến
bộ của công cụ lao động (công cụ bằng kim loại). Như vậy, một cách rất tự nhiên, giáo viên đã giúp cho học
sinh hiểu được lao động chính là động lực của mọi sự tiến bộ trong xã hội loài người. Qua đó sẽ giáo dục
cho các em tinh thần yêu chuộng lao động.
Hiệu quả đạt được của phương pháp này sẽ cao hơn so với dạy học thông thường.



×