Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn Chiến lược kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.75 KB, 17 trang )

Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Câu 1: Hãy vận dụng lý luận và thực tiễn để bàn luận về công tác kế
hoạch hóa và xây dựng chiến lược kinh doanh của đơn vị nơi công tác.
Thực tế ngày nay với nền kinh tế thị trường phát triển nhiều doanh nghiệp
tư nhân, cũng như các tập đoàn kinh tế mở ra kinh doanh đa dạng nhiều ngành
nghề tạo ra sự cạnh tranh ngày càng phức tạp.
Trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh, đôi khi người ta tự
hỏi tại sao một số công ty này thì thành công còn số khác lại thất bại. Để trả lời
câu hỏi trên mỗi đơn vị phải xây dựng về công tác kế hoạch hóa và chiến lược
kinh doanh của đơn vị mình.
* Xây dựng chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng hoạt động có mục tiêu
của doanh nghiệp cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều
kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh
- Xây dựng chiến lược kinh doanh là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp, nó giúp cho DN có định hướng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh đưa ra các dự báo phát triển kinh doanh
phù hợp trong môi trường cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đầu tư đúng hướng,
hợp lý để khẳng định được thương hiệu.
- Chiến lược kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, tăng cường vị thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển.
Chiến lược cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội thị
trường và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách vận dụng các
1


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp


nguồn lực có hạn của doanh nghiệp với kết quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề
ra, giúp cho doanh nghiệp phải xem xét và xác định nên đi theo hướng nào?
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Xây dựng chiến lược kinh doanh được thực hiện theo trình tự: Xác định
nhiêm vụ và hệ thống mục tiêu làm nền tảng cho công tác hoạch định chiến lược
với nội dung :
- Xác định mục tiêu chiến lược
- Phân tích môi trường
- Phân tích nội bộ
- Quyết định lựa chọn chiến lược kinh doanh
Phân tích các yếu tố của môi trường để nhận diện cơ hội và nguy cơ đe
doạ bao gồm các yếu tố : kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, kỹ thuật công nghệ,
điều kiện tự nhiên. Đồng thời phân tích các yếu tố vi mô bên ngoài doanh nghiệp
như: khách hàng, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế.
Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đo lường mức độ ảnh hưởng và
chiều hướng của chúng. Các thông tin tổng hợp kết quả phân tích và dự báo cần
xác định theo hai hướng: Thứ nhất, các thời cơ, cơ hội của môi trường kinh
doanh. Thứ hai, các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh.
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong phạm vi doanh nghiệp
Để xây dựng được chiến lược kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành
phân tích, đánh giá những yếu tố bên trong doanh nghiệp như: tiềm lực tài chính,
nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật... Từ đó xác
định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, điểm mạnh là những yếu tố

2


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp


thuộc về tiềm năng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh còn điểm yếu là
những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp. Nhờ đó chiến lược
đưa ra sẽ là một chiến lược phù hợp với tiềm lực và điều kiện của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng quát và chiến lược kinh doanh bộ phận
Chiến lược chung tổng quát đề cập đến những vấn đề quan trọng, có ý
nghĩa lâu dài, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp như phương hướng kinh
doanh, chủng loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh, thị trường tiêu thụ, các mục tiêu
tài chính và các chỉ tiêu phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Chiến lược kinh doanh bộ phận của doanh nghiệp bao gồm: các chiến lược
mặt hàng kinh doanh và dịch vụ, chiến lược thị trường và khách hàng, chiến lược
vốn kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, chiến lược marketing hỗn hợp, chiến
lược phòng ngừa rủi ro, chiến lược con người.
Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh
- Nguyên tắc lựa chọn: chiến lược kinh doanh phải bảo đảm mục tiêu bao
trùm, phải có tính khả thi và phải bảo đảm mối quan hệ biện chứng giữa doanh
nghiệp và thị trường trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các bên tham gia.
- Thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh: Bao gồm các tiêu chuẩn
định tính và định lượng. Các tiêu chuẩn định lượng gồm khối lượng bán hàng, thị
phần của doanh nghiệp, tổng doanh thu và lợi nhuận...tiêu chuẩn định tính phải
bảo đảm mục tiêu của doanh nghiệp về thế lực, độ an toàn trong kinh doanh và
sự thích ứng của chiến lược kinh doanh với thị trường.
- Các bước lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh:
Chọn tiêu chuẩn chung để so sánh các chiến lược kinh doanh đã lựa chọn.
Chọn các thang điểm cho các tiêu chuẩn
Cho điểm từng tiêu chuẩn thông qua phân tích.

3


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp


Chiến lược kinh doanh của Công ty có rất nhiều lĩnh vực em xin trình
bày công tác xây dựng chiến lược về công nghệ thông tin tại Công ty Đo đạc
và Khoáng sản
Để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty được tốt thì trong đó có xây
dựng chiến lược công nghệ thông tin là một trong những chiến lược phát triển trong
hệ thống quản trị của Công ty giúp Công ty không mất đi lợi thế cạnh tranh.
Công ty Đo đạc và Khoáng sản cũng đã xây dựng cho mình một chiến
lược kinh doanh từ năm 2014 - 2020 trong đó chú trọng về chiến lược công nghệ
thông tin nhằm phát triển năng lực sản xuất, tăng hiệu quả công tác quản lý cho
giai đoạn từ 2014-2020
Phân tích thực trạng chiến lược công nghệ thông tin trong thời gian
qua từ năm 2008 - 2013:
Đặc điểm hoạt động của Công ty Đo đạc và Khoáng sản về công nghệ
thông tin trong những năm qua:
+ Công nghệ định vị đo đạc trên đất liền và trên biển với các phần mềm
Pfinder, GPS Survey, Trimnet - Trimble, Pathfinder Offcice
+ Công nghệ đo vẽ thành lập bản đồ địa hình, địa chính với các phần
mêm: Autocad, MicroStation, MGE, ViLIS…
+ Công nghệ số hoá và biên vẽ các bản đồ chuyên đề với các phần mềm:
MapInfo, MicroStation, MGE..
+ Về hệ thống thông tin quản lý: Văn phòng, Tài chính kế toán… sử dụng
phần mềm chuyên ngành như phần mềm kế toán Địa chất và phần mềm kế toán
Fats Acounting…
+ Tồn tại: Thiếu các cán bộ kỹ thuật am hiểu chuyên sâu, trình độ tin học, ngoại
ngữ còn hạn chế do đó khả năng cập nhật, nắm bắt kịp thời còn yếu chưa thường xuyên.

4



Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Chiến lược công nghệ thông tin cho Công ty Đo đạc và Khoáng sản
giai đoạn từ 2014 - 2020
* Xác định mục tiêu: Phát triển Công ty trở thành một đơn vị có trình độ
khoa học công nghệ thông tin hiện đại mức tiên tiến trong ngành và trong khu
vực, đảm bảo được lợi thế cạnh tranh.
* Nội dung:
- Xây dựng và hoàn thiện phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính, đăng ký và in giấy CNQSD đất để đảm bảo tính chủ động đáp ứng được
các quy định mới về công tác in giấy CNQSD đất.
- Trên cơ sở các thiết bị, công nghệ hiện có cần nghiên cứu hoàn thiện phần
mềm đo đạc biển, phần mềm xử lý số liệu GPS, số liệu đo sâu… của công tác trắc địa
phục vụ điều tra địa chất biển, địa vật lý biển, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
- Nghiên cứu, tìm hiểu quy trình phần mềm, mô hình cơ sở dữ liệu (GIS)
để áp dụng vào thực tế thực hiện các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống
thông tin tài nguyên và môi trường, hệ thống thông tin đất đai, hệ thống thông tin
địa lý và các hệ thống thông tin chuyên ngành
- Nghiên cứu, tìm hiểu quy định kỹ thuật, quy trình công nghệ thành lập
mô hình số độ cao bằng công nghệ LIDAR và đưa vào ứng dụng trong việc
thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý gắn với mô hình số độ cao.
- Xây dựng và hoàn thiện hơn nữa trang web của Công ty, mọi thông tin
văn bản phát hành trong nội bộ cũng như hoạt động ngoài Công ty cập nhật
thường xuyên trên trang web.
* Tiêu chí:
- Phù hợp với công nghệ sản xuất và phù hợp với chiến lược phát triển của
ngành đo đạc bản đồ.
- Phù hợp với trình độ quản lý…

5



Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

* Xây dựng công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
Kế hoạch hóa thường được hiểu chung là một công cụ, một phương thức
điều hành, quản lý nền kinh tế. Trước đây nói đến kế hoạch hóa là nói đền nền
kinh tế tập trung, nền kinh tế khép kín hay nền kinh tế chậm phát triển. Nhưng
trong xu thế hiện nay thì kế hoạch hóa lại đóng một vai trò khá quan trọng đối
với mỗi doanh nghiệp.
Sự cần thiết của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường
- Về bản chất, kế hoạch hoá là hoạt động chủ quan, có ý thức của con người
nhằm xác định các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và các biện pháp để đạt
tới mục tiêu. Đây là hoạt động mang tính bản chất khách quan của con người.
- Dù đã bỏ tính "tập trung, bao cấp" thì nhà nước vẫn có sự điều tiết nhất định
nhằm định hướng cho sự phát triển của xã hội. Sự định hướng đó được thể hiện
trong các chính sách, và được phản ánh trong các kế hoạch của doanh nghiệp.
- Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp giúp cho việc xác định các mục tiêu phấn
đấu của doanh nghiệp phù hợp với khả năng bên trong và điều kiện môi trường kinh
doanh bên ngoài, từ đó xác định được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Kế hoạch hoá tạo nên một khuôn khổ tổng thể cho mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, và vì vậy là cơ sở cho việc tổ chức quá trình kinh
doanh nói chung cũng như tổ chức từng lĩnh vực hoạt động nói riêng (tổ chức lao
động, bố trí thiết bị, bố trí vật tư, vv...).
- Thông qua công tác kế hoạch hoá (được bắt đầu từ phân tích bên trong và
bên ngoài), doanh nghiệp có thể nhận thức rõ ràng vị thế của mình, những thế mạnh
và điểm yếu, để có biện pháp khắc phục và phát huy nhằm tồn tại và phát triển.
- Kế hoạch hoá là quá trình trong đó doanh nghiệp phải tìm cách huy động
tốt nhất các nguồn lực của bản thân, phát huy thuận lợi và khắc phục (hoặc tránh)
các bất lợi của môi trường, để từ đó đạt hiệu quả cao nhất cho sản xuất kinh doanh.

- Kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của chu trình quản lý doanh nghiệp, vì
vậy nó có ý nghĩa quyết định đến mọi lĩnh vực quản lý và từ đó đến kết quả sản
xuất kinh doanh.

6


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Bảng tổng hợp kế hoạch SXKD năm 2014 của Công ty Đo đạc và Khoáng sản
TT
1

Nội dung

Đơn vị tính

Kế hoạch

Doanh thu

đồng

95 000 000 000

- Công tác đo đạc BĐĐC

đồng

60 000 000 000


- Công tác tư vấn khảo sát địa chất

đồng

12 000 000 000

- Công tác lập hồ sơ địa chính và

đồng

8 000 000 000

- Công tác lập cơ sở dữ liệu

đồng

12 000 000 000

- Các dịch vụ tư vấn riêng lẻ

đồng

3 000 000 000

Nộp ngân sách nhà nước

đồng

12 130 000 000


- Thuế VAT (đã trừ thuế đầu vào)

đồng

8 000 000 000

- Thuế TNDN

đồng

550 000 000

- Thuế TNCN 22%

đồng

500 000 000

- Thuế môn bài

đồng

10 000 000

- Thuế đất (50%)

đồng

570 000 000


Lợi nhuận

đồng

2 500 000 000

cấp giấy CNQDS đất

2

3

Trên đây là bảng kế hoạch tổng hợp SXKD của Công ty năm 2014 đã
được Giám đốc phê duyệt. Tuy nhiên trong kế hoạch SXKD của Công ty bảng
nay mới thể hiện là bảng tổng hợp ngoài ra còn rất nhiều bảng chi tiết kèm theo
như là kế hoạch vật tư, kế hoạch tiền lương, kế hoạch chi tiết từng công trình,
thời gian thực hiện và kết thúc... Thông qua bảng kế hoạch này Ban giám đốc có
cái nhìn tổng quát nhất về kế hoạch sản xuất của Công ty.

Câu 2: Hãy đánh giá năng lực cạnh tranh của đơn vị nơi công tác
Với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi
nhưng cũng phải đương đầu với không ít khó khăn để tồn tại và phát triển, trong
7


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

đó khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt trong các doanh nghiệp, đề
giành được được phần thắng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt nhằm chiếm lĩnh

được thị phần, mở rộng thị trường với những cố gắng nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ giảm giá thành, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý
nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
Công ty Đo đạc và Khoáng sản - Công ty con của Tổng Công ty Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 389/QĐBTNMT ngày 27/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ
sở tổ chức lại Liên đoàn Trắc địa Địa hình thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam là đơn vị được thành lập theo Quyết định sô 256/QĐ-TC ngày
15/7/1978 của Tổng cục Địa chất. Với nhiệm vụ chức năng hoạt động sản xuất
kinh doanh, tư vấn dịch vụ trong các lĩnh vực: Tài nguyên khoáng sản, địa chất,
đo đạc và bản đồ, môi trường.
Công ty Đo đạc với thời gian thành lập trên 30 năm và từ năm 2010 Công
ty trở thành 01 doanh nghiệp nhà nước tự phải tìm kiếm việc làm, tự cân đối thu
chi tự chủ về tài chính, tham gia cạnh tranh vào thị trường về ngành Đo đạc bản
đồ cùng với nhiều doanh nghiệp khác nhất là trong nền kinh tế thị trường có
nhiều doanh nghiệp tư nhân mở ra.
Bản thân là phó trưởng phòng Tài chính - Kế toán của Công ty, cùng tham
gia ký kết nhiều hợp đồng kinh tế hoặc đi đấu thầu các dự án có thể đánh giá về
khả năng cạnh tranh của Công ty qua những bề dày hoạt động của Công ty như:

* Về nhân lực:

8


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Công ty Đo đạc có tổng số 290 người, trong đó tiến sỹ, kỹ sư, trung cấp
trắc địa, địa chính, địa vật lý, địa chất và các chuyên ngành khác là 267 người
được đào tạo ở các trường đại học, trung học trong và ngoài nước
Đội ngũ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư được đào tạo chính quy, có thâm niên công

tác lâu năm, sử dụng thành thạo công nghệ mới, có trình độ và kinh nghiệm quản
lý thực hiện tốt các lĩnh vực được phân công.
Trung cấp trắc địa là đội ngũ cán bộ kỹ thuật biết sử dụng thành thạo công
nghệ mới, làm việc chuyên sâu, có tinh thần trách nhiệm, cần cù chịu khó hoàn
thành nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Về cơ cấu tổ chức và bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: Bộ máy lãnh đạo, Kiểm soát
viên, 04 phòng ban, 05 Xí nghiệp, 02 Trung tâm, 02 Đội sản xuất trực thuộc Công ty.
- Bộ máy lãnh đạo: Giám đốc, 02 Phó giám đốc, Kế toán trưởng
- Các phòng ban: Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kỹ thuật - Công nghệ,
Phòng Kế hoạch - Thống kê, Văn phòng.
* Về thiết bị
- Máy GPS hãng Trimble: 18 chiếc
- Máy GPS HD 8200 X: 28 chiếc
- Máy GPS Etrex: 35 chiếc
- Máy toàn đạc điện tử Leica TC 307, TC 405, TC 407: 54 chiếc
- Máy tính xách tay: 50 chiếc
- Máy tính để bàn: 90 chiếc
- Máy in A0: 5 chiếc
- Máy in laze A3: 11 chiếc
- Máy in A4: 53 chiếc
* Công nghệ và phần mềm

9


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

- Công nghệ định vị đo đạc trên đất liền và trên biển với các phần mềm
Pfinder, GPS Survey, Trimnet - Trimble, Pathfinder Offcice.

- Công nghệ đo vẽ thành lập bản đồ địa hình, địa chính với các phần mêm:
Autocad, MicroStation, MGE, ViLIS…
- Công nghệ số hoá và biên vẽ các bản đồ chuyên đề với các phần mềm:
MapInfo, MicroStation, MGE..
- Công nghệ đo vẽ ảnh số của hãng Intergrap (Mỹ)
* Năng lực tài chính
TT

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

1

Tổng tài sản

53.483.092.735

58.214.967.801

2

Tổng nợ phải trả

20.432.632.932

24.142.474.069


3

Tài sản ngắn hạn

25.770.649.949

30.683.062.650

4

Nợ ngắn hạn

20.241.490.001

23.951.331.138

5

Doanh thu

76 927 448 568

78.452.493.630

6

Lợi nhuận trước thuế

2 389 328 600


2 403 183 336

* Kinh nghiệm trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Hạng mục công việc
Xây dựng và tham gia xây dựng các quy trình, quy phạm, định

Số năm kinh
nghiệm
36 năm

mức kinh tế kỹ thuật về công tác đo đạc bản đồ
Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao Nhà nước từ hạng III trở xuống

36 năm

Đo đạc và hiện chỉnh bản đồ địa hình các tỷ lệ

36 năm

Đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển

23 năm

Xây dựng lưới địa chính và đo vẽ thành lập bản đồ địa chính

21 năm

các loại tỷ lệ, xây dựng hồ sơ địa chính
Thành lập các loại bản đồ chuyên ngành, chuyên đề


36 năm

Chế và in các loại bản đồ

36 năm

Đo đạc phục vụ khảo sát thiết kế thi công công trình

36 năm

10


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Đo đạc, quan trắc biến dạng công trình

36 năm

Điều tra thăm dò địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật

36 năm

lý, khoan thăm dò địa chất
* Quan hệ khách hàng:
Công ty chủ yếu ký kết các hợp đồng với Các đối tác khách hàng là
các Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh trên toàn quốc như Thái Nguyên, Hoà
Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh,Gia Lai, Quảng Ngãi
với nguồn ngân sách là chủ yếu.
Qua những thông tin trên về Công ty Đo đạc và Khoáng sản ta có thể đánh

giá khả năng cạnh tranh khi tham gia dự thầu:
- Có uy tín trong ngành đo đạc bản đồ lâu năm
- Đội ngũ nhân lực có bề dày kinh nghiệm, có trình độ cao
- Công nghệ hiện đại nắm bặt kịp thời
- Tài sản máy móc đủ để thực hiện
- Nguồn lực tài chính mạnh không phải đi vay ngân hàng
- Đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của Công ty vẫn còn hạn chế
- Bộ máy cồng kềnh, nhân lực định biên của các phòng ban nhiều nên giá
sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp tư nhân tham gia dự thầu.
- Với kỹ thuật công nghệ về ngành đo đạc bản đồ ngày càng thay đổi tạo
ra nhiều sản phẩm mới đòi hỏi phải cập nhật công nghệ thường xuyên và đầu tư
máy móc hiện đại hơn.
Với những khó khăn trên theo em cũng cần phải có giải pháp
- Chấp nhận giá dự thầu thấp để ký được hợp đồng tạo công ăn việc làm
cho người lao động không bị thất nghiệp.

11


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

- Luôn nắm bắt kịp thời chiến lược phát triển của ngành đo đạc bản đồ để
đầu tư nhân lực, công nghệ, máy móc đáp ứng theo thị trường.
- Tích cực mở rộng thêm thị trường.
Câu 3. Hãy phân tích các lực lượng cạnh tranh thuộc môi tường ngành
đối với đơn vị nơi công tác.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cạnh tranh với Công ty Đo
đạc và khoáng sản về các lĩnh vực mà công ty đang thực hiện. Vì vậy Lãnh đạo
Công ty đã đưa ra các chiến lược nhằm tạo sức mạnh để cạnh tranh với các đơn

vị cùng ngành.
- Về khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng
trực tiếp tới toàn bộ sản xuất kinh doanh của ngành. Công ty đo đạc và Khoáng
sản hiện nay có 2 nhóm khách hàng, đó là nhóm khách hàng chiến lược chủ yếu
là các Sở Tài nguyên Môi trường và nhóm khách hàng vãng lai.
Danh sách một số khách hàng chiến lược của Công ty
TT

Tên khách hàng

1

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Giang

2

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cao Bằng

3

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lài Cai

4

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái

5

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Cạn


6

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lạng Sơn

7

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên

8

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

9

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hòa Bình

10

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thanh Hóa

11

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An

12

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh

13


Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi

14

Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Gia Lai

12


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Danh sách một số khách hàng vãng lai của Công ty
TT

Tên khách hàng

1

Liên Đoàn Xạ Hiếm

2

Liên Đoàn bản đồ Miền Bắc

3

Liên Đoàn Đông Bắc

4


Liên Đoàn Tây Bắc

5

Liên Đoàn Intergeo

6

Liên Đoàn Trung Trung Bộ

7

Liên Đoàn Địa vật lý

Tại sao Công ty lại có một lượng khách hàng lớn như vậy là vì sự uy tín
và độ tin cậy của Công ty với khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế”. Nên Công
ty đã cân nhắc rất kỹ trong việc hợp tác với từng khách hàng, đưa ra các tiêu chí
để khách hàng lựa chọn đó là: Đảm bảo về chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi
phí để có được giá thành đạt mức tốt nhất, tiến độ đảm bảo đúng yêu cầu đề ra và
đưa ra các thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời tạo được sự khác biệt hóa
đối với những sản phẩm của đối thủ…đó là lý do Công ty có lượng khách hàng
nhiều như vậy. Tổng các hợp đồng Công ty đang thực hiện hơn 120 hợp đồng
với giá trị khoảng 150 tỷ đồng.
- Về nhà cung cấp: Để đáp ứng được quá trình sản xuất không bị gián đoạn,
ngắt quãng Công ty đã phải tìm kiếm cho mình những nhà cung cấp tiềm lực, đáp
ứng được yêu cầu đề ra để cung cấp kịp thời: Máy móc thiết bị, Công nghệ, công cụ
dụng cụ, vật tư…mối quan hệ của Công ty đối với các nhà cung cấp được thiết lập
lâu dài và có sự ràng buộc chặt chẽ qua các hợp đồng cung cấp giữa hai bên.
Một số nhà cung cấp thường xuyên của Công ty
TT


Tên nhà cung cấp
13


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

I

Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ

1

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Hưng Phát

2

Công ty CP Công nghệ thương mại Đầu tư Thành Đạt

3

Công ty Cổ phần ĐTPT Công nghệ Thời đại mới

4

Công ty Cổ phần ĐTTM và dịch vụ Toàn Việt

II

Vật tư, vật liệu


1

Công ty CPĐTTM và dịch vụ Quang Minh

2

Công ty CPĐTTM và dịch vụ Tiến Trình

3

Công ty CPĐTTM và dịch vụ An Châu

4

Công ty CPĐTTM và dịch vụ Chính Nghĩa

Trong năm 2013 Công ty có mua 6 bộ máy GPS V30 với giá trị gần 1 tỷ
đồng. Công ty có quy tình lựa chọn nhà cung cấp như sau:
+ Về phía Công ty: Trước hết gửi thông tin cho các nhà cung cấp và sau
đó lựa chọn ra nhà cung cấp có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu và là nhà cung cấp
có giá cạnh tranh tốt nhất.
+ Về phía nhà cung cấp: Đáp ứng yêu cầu về chủng loại, chất lượng, số
lượng, thời gian đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ của sản phẩm… và cuối
cùng hai bên chốt với nhau bằng hợp đồng và các biên bản ban giao.
Nhìn chung khi xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty đã phải hướng
tới việc thiết lập quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầu vào
đáp ứng được tiến độ sản xuất. Như vậy thì yếu tố đầu vào mới đảm bảo hoạt
động sản xuất, đáp ứng được yêu cầu khách hàng của Công ty, lựa chọn tốt nhà
cung cấp góp phần giảm giá thành sản phẩm Công ty đủ sức để cạnh tranh trên

thị trường hiện nay.
- Về đối thủ cạnh tranh hiện tại:

14


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ để chạy đua nhằm cạnh
tranh với đối thủ của mình đó là giá, chất lượng, sự cái tiến và đáp ứng yêu cầu
của khách hàng. Nếu sự ganh đua trong ngành yếu, các Công ty có thể tăng giá và
tạo lợi nhuận cao hơn. Việc cạnh tranh làm giới hạn khả năng sinh lời do việc
giảm lợi nhuận biên trên doanh số. Do đó cường độ ganh đua giữa các Công ty
trong ngành tạo nên một đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lời. Một cách khái
quát mức độ ganh đua giữa các Công ty trong ngành gồm 3 nhân tố chính sau:
+ Cấu trúc cạnh tranh:
Danh sách một số các đối thủ của Công ty
TT

Tên khách hàng

Thị phần

1

Công ty Đo đạc Bản đồ Miền Nam

15%

2


Công ty CPTH và Đo đạc BĐ Bình Minh

8%

3

Các đơn vị trong Tổng Công ty TNMT Việt Nam

45%

4

Các Trung tâm Đo đạc Bản đồ của Sở

10%

5

Còn lại là các Công ty tư nhân và nhỏ lẻ khác

12%

Hiện tại thị phần của Công ty Đo đạc và Khoáng sản chiếm khoảng 10%
của ngành.
+ Cấu trúc của ngành: Ngành Đo đạc và khai thác khoáng sản của Việt Nam
là ngành nằm phân tán trên khắp cả nước từ đồng bằng đến các vùng núi xa xôi hẻo
lánh và có rất nhiều đơn vị cùng tham gia chiếm thị phần lớn. Nên Công ty chúng
tôi không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
đơn vị khác nhất là các Công ty Đo đạc thuộc Tổng Công ty TNMT Việt Nam.

+ Các rào cản rút lui: về công nghệ, vốn đầu, chi phí bỏ ra lúc ban đầu của
ngành là cao, do đó khi một đon vị muốn rút khỏi thị phần thì sẽ gặp khó khăn

15


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

trong việc thu hồi vốn. Ngoài ra còn có sự ràng buộc với người lao động, ràng
buộc với các tổ chức liên quan và nhất là sự ràng buộc với chiến lược và kế hoạch.
- Các đối thủ mới xuất hiện (đối thủ mới xuất hiện): Như ta đã biết yếu tố
xuất hiện của những đối thủ tiềm ẩn là do:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Công tác khai thác khoáng sản và đo đạc Bản đồ
địa chính, địa hình… là ngành rất rộng, Nhà nước quan tâm hàng đầu về vấn đề Tài
nguyên và công tác quản lý đất đai, nên hàng năm ngân sách Nhà nước đã phải chi
một khoản tiền không nhỏ cho nganh này. Trong đơn giá của sản phẩm tiên nhân
công rất cao chiếm khoảng 55-60% và là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.
+ Rào cản gia nhập ngành như là: Công nghệ luôn thay đổi, sản phẩm làm
ra yêu cầu mức độ chi tiết rất cao, vốn đầu tư máy móc thiết bị ban đầu lớn…
Hiện nay các Công ty tư nhân được mọc lên như nấm hàng ngày, đây có
thể họ là những đối thủ rất mạnh về công nghệ, tiềm lực tài chính…Để Công ty
không bị các đói thủ như trên cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn mình
đang hoạt động, Lãnh đạo Công ty đã họp và đưa ra các tiêu chí cạnh tranh như
là đảm bảo về giá, chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành…
- Sản phẩm thay thế: Đối với công tác Đo đạc bản địa chính và địa hình
không có sản phẩm thay thế mà chỉ có thay thế bằng phương pháp đo hoặc sử
dụng công nghệ khác nhau để thực hiện.
Hiện nay Công ty đo đạc và Khoáng sản đang thực hiện rất nhiều về công
tác Đo đạc bản đồ địa chính và địa hình theo phương pháp đi đo trực tiếp ở thực
địa và sau đó biên tập rồi in ra bản đồ. Với phương pháp này sản phẩm đạt được

độ chính xác cao, nhưng mất rất nhiều thời gian và phải cần một lực lượng lao
động có tay nghề cao và nhiều.

16


Tiểu luận môn: Chiến lược kinh doanh công nghiệp

Với công nghệ phát triển nhanh và mạnh như ngày nay, sản phẩm Đo đạc
bản đồ địa chính và địa hình đã được thay thế bằng phương pháp dùng ảnh vệ
tinh và ảnh hàng không để số hóa. Phương pháp này không phải đi ra thực địa,
thời gian thực hiện ngắn gọn, nhưng dùng phương pháp này thì độ chính xác của
sản phẩm không cao.

17



×