Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

sang kien kinh nghiem duyen 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.55 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG

SÁNG KIẾN
Tên đề tài: Thiết kế hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực
tự học cho học sinh 12 trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam

Họ và tên: Nguyễn Thị Duy Duyên
Thuộc lĩnh vực/môn: Địa lí
Tổ chuyên môn: Sử - Địa - Giáo dục công dân
Trường THPT Võ Chí Công

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2018


Tên đề tài:
Kí hiệu:
Thiết kế hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học
sinh 12 trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam
Loại đề tài
: Sáng kiến
Lĩnh vực/môn : Địa lí
Tác giả
: Nguyễn Thị Duy Duyên
Chức vụ
: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị
: Trường THPT Võ Chí Công
Nhận xét, đánh giá, xếp loại
Tổ chuyên môn nhận xét
HĐKH Trường THPT Võ Chí Công


Nội dung đề tài:
……………………………………………………….
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………….
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………….
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………….
….

Chất lượng thực hiện:

……………………………………………………….
….
……………………………………………………….
….
……………………………………………………….
….


……………………………………………………
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………
….
Ý kiến đề xuất

……………………………………………………….
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………….
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………….
….

……………………………………………………
….

……………………………………………………….

….

Xếp loại:
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018
HIỆU TRƯỞNG

……………………………………………………….


….
……………………………………………………….
….
Xếp loại:
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018
TTCM

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, có nêu lên mục tiêu cụ thể, trong đó đề cập tới việc “phát triển khả năng
sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”, trong các giải pháp có nêu tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Tự học được xem là
mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ
ý nghĩa của phương pháp dạy tự học. Trong quá trình dạy học GV không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức có sẵn, yêu cầu HS ghi, nhớ…mà
quan trọng phải thiết kế được hoạt động học tập, phải định hướng, tổ chức cho
HS khám phá ra những quy luật, thuộc tính mới của kiến thức. Thực tiễn cũng
như phương pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ càng ở trình độ cao thì tự học

càng được coi trọng.
Giáo dục nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Theo định hướng này, giáo dục
không chỉ hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chuyên môn mà
còn chú ý tới việc hình thành và phát triển những NL chung: NL tự chủ và tự
học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trong đó NLTH
là một trong những NL quan trọng và cốt lõi cần phải có ở mỗi cá nhân, để có
thể tự học suốt đời. Vì vậy, rèn luyện cho người học NLTH trong quá trình dạy
học, GV cần hướng dẫn tự học từng bước thông qua HĐHT.


Nội dung Địa lí 12 gồm Địa lí tự nhiên, dân cư, ngành và vùng kinh tế
Việt Nam. Đặc biệt Địa lí tự nhiên là phần kiến thức gần gũi, có thể liên hệ thực
tế và đây còn là nội dung kiến thức liên quan đến phần sau. Hơn nữa lại có sự hổ
trợ của Atlat Địa lí Việt Nam giúp HS tự học, tự nghiên cứu. Nên việc hình
thành kĩ năng tự học đối với HS là rất cần thiết và quan trọng.
Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, tầm quan trọng
NLTH và nội dung chương trình môn Địa lí 12 nói chung và Địa lí tự nhiên nói
riêng, tôi đã tự bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, tìm tòi, nghiên cứu, quyết định
chọn và thực hiện đề tài: “Thiết kế hoạt động học tập theo định hướng phát
triển năng lực tự học cho học sinh 12 trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam”.

II. Điểm mới của đề tài
Hiện nay, trong các tài liệu tham khảo, chuyên đề tập huấn của Bộ và các
Sở giáo dục cũng có nhiều tác giả đề cập đến việc hướng dẫn học sinh tự học
nhưng chưa có đề tài nào về bộ môn Địa lí thiết kế các hoạt động học tập có vận
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với việc hình thành và phát
triển NLTH cho HS. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV môn Địa lí ở trường
THPT vận dụng vào thực tiễn dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
bộ môn.



PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của việc hình thành và phát triển NLTH thông qua các
hoạt động học tập trong dạy học Địa lí 12
Tôi nhận thấy về phía GV đã có nhận thức đúng NLTH và tầm quan trọng
của việc phát triển NLTH môn Địa lí cho HS. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong
việc triển khai, chỉ có một số ít GV đã có sử dụng các dạng HĐHT theo định
hướng phát triển NLTH nhưng còn hạn chế về lần sử dụng, chưa lồng ghép các
kiến thức thực tiễn vào các hoạt động học tập, đồng thời sự sáng tạo trong các
hoạt động học tập là chưa cao. GV còn nặng về truyền đạt kiến thức mà chưa
chú trọng đến việc hình thành năng lực tự học cho HS. Do vậy, các tiết học và
các bài tập về nhà chưa đem lại hiệu quả cao, không tạo được sự say mê hứng
thú của HS với bộ môn Địa lí.
Về phía HS, đa số các em chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ các câu
hỏi mà GV đặt ra tuy nhiên mức độ tiếp xúc với các HĐHT theo định hướng
phát triển năng lực còn thấp; số HS có ý thức tự học chưa cao; các hoạt động
học tập mà GV sử dụng chưa thực sự gây tò mò hứng thú với các em, các kiến
thức không được liên hệ nhiều với thực tiễn nên các em không thấy được tầm
quan trọng đồng thời gây cảm giác nhàm chán với bộ môn Địa lí. HS còn học
đối phó và chưa thực sự chú trọng vào việc rèn luyện NLTH cho bản thân.


Đầu năm học 2018-2019, khi chọn đề tài tôi đã tiến hành khảo sát vào một
phần của tiết học không thiết kế các hoạt động học tập để phát triển NLTH.
Cụ thể Tiết 4 - Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi ở lớp 12/2 với sĩ số học sinh
lớp: 31 HS
Nội dung

Thường xuyên


Đôi khi

Không

Chú ý nghe giảng

19

9

3

Tham gia trả lời câu hỏi

16

9

6

Nhận xét ý kiến của bạn

17

5

9

Tự giác làm bài tập


17

8

6

Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế.
HS chưa tích cực trong các hoạt động học tập. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi,
nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa tự giác làm bài tập.
Trước thực trạng đó để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 12 THPT, bản
thân tôi vừa tự bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, vừa tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi
kinh nghiệm và qua thực tế viết sáng kiến của bản thân góp một phần trong việc
đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho
HS.
II. Thiết kế hoạt động học tập theo định hướng hình thành và phát triển
năng lực tự học trong dạy học Địa lí 12
1. Quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng
lực tự học
Trong quá trình thực hiện đề tài, Tôi nêu đưa ra quy trình thiết kế các HĐHT
theo định hướng phát triển NLTH trong nội dung kiến thức Địa lí 12 (phần Địa lí
tự nhiên) như sau:
Bước 1:
Phân tích nội dung, mục tiêu bài học và xác định nội dung có thể thiết kế
HĐHT.
Bước 2:
Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ, chỉ số hành vi của NLTH)
của HĐHT.



Bước 3:
Lựa chọn, sưu tầm phương tiện, tư liệu và lựa chọn PP, KT dạy học cho việc
thiết kế các HĐHT
Bước 4:
Thiết kế các HĐHT theo định hướng hình thành và phát triển NLTH
Bước 5:
Đánh giá và hoàn thiện hoạt động
Hình 1. Sơ đồ quy trình thiết kế HĐHT định hướng phát triển năng lực tự học.
Bước 1: Phân tích nội dung, mục tiêu bài học và xác định nội dung có thể
thiết kế HĐHT.
Phân tích nội dung của chủ đề nhằm xác định thành phần kiến thức, mối
quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã biết của HS để thiết kế HĐHT sao
cho phù hợp với NLTH của HS. Sau khi phân tích nội dung, GV sẽ phác họa
trình tự logic nội dung phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch
kiến thức ở SGK làm cơ sở để thiết kế các hoạt động khởi động, hoạt động hình
thành kiến thức, hoạt động luyện tập - vận dụng trong bài một cách thích hợp.
Trên cơ sở phân tích đó, GV xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành
các dạng HĐHT phát triển NLTH trong khâu của quá trình dạy học.
Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ và chỉ số hành vi
của NLTH) của HĐHT.
Mục tiêu của các HĐHT cần tương đồng với mục tiêu của bài học để
thông qua đó truyền tải được nội dung kiến thức. Từ đó, xác định nội dung trọng
tâm của hoạt động phù hợp với đối tượng được đánh giá.
Bước 3: Sưu tầm, lựa chọn, xây dựng tư liệu, lựa chọn phương pháp, kỹ


thuật dạy học cho việc thiết kế của HĐHT.
GV cần thu thập tư liệu từ sách, báo, tạp chí giáo dục, trang web khoa học
có liên quan để xây dựng kho tư liệu nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả
nội dung của chủ đề. Tự liệu có thể là tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ liên quan đến

chủ đề. Đối chiếu với mục tiêu và nội dung chủ đề, từ nguồn tư liệu thu thập
được để thiết kế các dạng HĐHT sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học.
Đây chính là nguồn nguyên liệu thô để thiết kế HĐHT phát triển NLTH.
Dựa trên nội dung và mục tiêu HĐHT đã xác định ở bước 1, 2, cùng các
phương tiện, tư liệu có sẵn và thu thập được để lựa chọn phương pháp, kỹ thuật
phù hợp với HĐHT phát triển NLTH.
Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH.
Từ nguồn tư liệu thô, GV cần sàng lọc, cấu trúc lại cho HS sử dụng thuận
tiện, dễ hiểu, dễ vận dụng. GV lựa chọn tư liệu và mã hóa tư liệu thành HĐHT
trong dạy học Địa lí 12, bao gồm: hoạt động quan sát, tìm hiểu Atlat, tranh ảnh,
sơ đồ, bảng biểu, văn bản; hoạt động giải quyết tình huống trong thực tiễn, đời
sống…
Bước 5: Đánh giá và hoàn thiện hoạt động.
Sau khi tổ chức HĐHT thì đưa ra các phương thức tổng kết, đánh giá, GV
chấm điểm hoặc các HS, các nhóm tự chấm điểm lẫn nhau. Cuối cùng là GV tự
đánh giá các HĐHT đã thiết kế và cải tiến nếu cần thiết.
2. Chỉ số hành vi hướng đến của NLTH
Sau khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến NLTH, nội dung chương
trình ĐL 12 (phần Địa lí tự nhiên), kết hợp với nội dung Chương trình giáo dục
thổ thông tổng thể [1] và lý thuyết nền tảng của Lev Vygotsky, trong phạm vi
nghiên cứu của đè tài, tôi xác định được 11 chỉ số hành vi hướng đến của năng
lực tự học như sau:


Chỉ số hành vi hướng đến của NLTH
1.

- Biết tự đặt mục tiêu học tập.

2.


- Lập kế hoạch học tập.

3.

- Tự tìm tòi kiến thức.

4.

- Biết tóm tắt kiến thức.

5.

- Biết cách hệ thống hóa kiến thức.

6.

- Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

7.

- Tự phát hiện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân.

8.

- Biết chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó
khăn.
- Tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

9.

10
.

- Biết phân tích, so sánh, giải thích các kiến thức, hiện tượng.
- Biết vận dụng, liên hệ những kiến thức đã học vào thực tiễn

11.

Bảng 2: Chỉ số hành vi hướng đến của năng lực tự học Địa lí 12.
Dựa theo nội dung chương trình Địa lí 12, trong phạm vi của đề tài, chúng
tôi tập trung thiết kế các hoạt động học tập hướng đến các chỉ số dưới đây:
-

Lập kế hoạch học tập (2);

-

Tự tìm tòi kiến thức (3);

-

Biết tóm tắt kiến thức (4);

-

Biết cách hệ thống hóa kiến thức (5);

-

Tự phát hiện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân (7);


-

Biết chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn (8);


-

Biết phân tích, so sánh, giải thích các kiến thức, hiện tượng (10);

-

Biết vận dụng, liên hệ những kiến thức đã học vào thực tiễn (11);

Số

Tên hoạt

Nội dung tự

thứ

động

học

tự

Các kỹ thuật sử dụng
TL


5W

PH



N

1H

T

đồ

Chỉ số hành vi
3

4

5

7
8


duy
1

Phân biệt Các

các loại
rễ.

2

loại

rễ

chính: rễ chùm

X

X

X

và rễ cọc.

X

X

Tìm hiểu Hoa là cơ quan
các bộ
phận của
hoa

sinh sản của
cây,


các

X

bộ

X

các

X

X

X

phận và cấu tạo
của

X

bộ

phận đó.
3

Tìm hiểu Cấu

tạo




cấu tạo tế chức năng các
bào thực

bộ phận của

vât.

TB TV; Khái
niệm mô, kể
tên các loại mô

X

X

X
X

X


chính của TV.
4

Tìm hiểu Những loại lá
một số


biến

dạng



loại lá

một số loại cây

biến

do thực hiện

dạng.

những

X

X

X

X
X

chức

năng khác.

5

Tìm hiểu Cấu tạo miền
cấu tạo

hút, phân biệt

miền hút

các thành phần

của rễ.

cấu tạo miền

X

X

X
X

hút dựa vào vị
trí, cấu tạo.
6

Tìm hiểu Những

điều


ảnh

kiện bên ngoài

hưởng

ảnh hưởng đến

của điều

X

X

X
X

quang hợp.

kiện bên
ngoài đến
quang
hợp
7

Tìm hiểu Các đặc điểm
đặc điểm bên ngoài của
bên ngoài lá. Phân biệt lá
của lá.


đơn và lá kép.

X

X
X

X

X

X

2. Giải pháp thực hiện
VD1: Thiết kế HĐHT cho nội dung kiến thức “Đặc điểm chung của địa
hình” của bài 6: Đất nước nhiều đồi núi, ĐL 12.


Tên hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình VN
Bước 1: Phân tích nội dung bài học xác định nội dung có thể thiết kế HĐHT.
Nội dung của bài 6, tìm hiểu về đặc điểm chung của địa hình nước ta và
đặc điểm của địa hình vùng núi VN. Nội dung kiến thức của phần “Đặc điểm
chung của địa hình” nội dung đây chính là cơ sở để thiết kế HĐHT gây hứng
thú với cho các em.
Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ thuật, thái độ và chỉ số hành vi
hướng đến) của HĐHT.
Sau khi thực hiện HĐHT do GV hướng dẫn, HS sẽ đạt được mục tiêu sau:
- Kiến thức:
+ Biết các đặc điểm tự nhiên cơ bản của biển Đông.
+ Đánh giá ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên Việt Nam.

- Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí VN để trình bày các đặc
điểm nổi bật về địa hình nước ta.
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
+ Có ý thức bảo vệ địa hình.
- Năng lực hướng đến:
Năng lực tự học: HS tự tìm tòi kiến thức, biết tom tắt kiến thức, biết hệ thống
hóa kiến thức, biết sử dụng bản đồ, Atlat.
Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH.
- Thiết kế HĐHT sử dụng PP thảo luận nhóm và kĩ thuật Sơ đồ tư duy để rèn
luyện NLTH cho HS.
* GV ra nhiệm vụ về nhà từ tiết học trước: Mỗi tổ chuẩn bị một tờ giấy A0, bút


lông, tìm hiểu trước kiến thức bài 6.
* Giáo viên yêu cầu HS đọc SGK, quan sát Atlat địa lí Việt Nam và nêu các đặc
điểm chính của địa hình.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày sơ đồ tư duy.
+ Đầu tiên là viết tên của chủ để ở trung tâm khổ giấy, có thể thấy chủ đề ở đây
là đặc điểm địa hình.
+ Từ trung tâm vẽ ra các nhánh chính, lá có bao nhiêu đặc điểm thì vẽ bấy nhiêu
nhánh. Trên mỗi nhánh viết một đặc điểm địa hình.
+ Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp ra các nhánh phụ để viết các nội dung thuộc đặc
điểm đó.
+ Nếu các nhánh phụ chứa các nội dung nhỏ khác thì tiếp tục rẽ tiếp ra các
nhánh con từ nhánh phụ.
* Giao nhiệm vụ.
+ Nhiệm vụ: Dựa vào những gì quan sát được từ Atlat và đọc thông tin từ SGK.
Hãy thiết kế sơ đồ tư duy về “Đặc điểm chung của địa hình”.

* Thành lập nhóm..
+ Phân nhóm: lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 7 - 8 HS.
+ Thời gian: 5 phút.
* Làm việc theo nhóm.
+ HS bắt đầu làm việc theo nhóm.
+ GV theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong
quá trình thảo luận.
* Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
+ Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.
* GV thu bài, tổng kết, đánh giá kết quả chuẩn hóa kiến thức.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và chuẩn hóa hoạt động.
- Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Một trong những đặc điểm chung của địa hình nước ta là
A. chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam theo hướng vòng cung ra biển.


B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu đồi núi thấp.
C. đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn.
D. đồi núi thấp chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 2. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát kinh tế - xã hội
nước ta là
A. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.
C. địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
D. thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 3. Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là
khoảng:
A. 1 %
B. 2%

C. 85 %
D. 60 %
Câu 4. Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước
ta là khoảng
A. 85%
B. 75%
C. 60%
D. 90%
Câu 5. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là
A. Tây Côn Lĩnh.
B. Phanxipăng.

C. Rào Cỏ.

D. Bạch Mã

VD2: Thiết kế HĐHT cho nội dung kiến thức “Khái quát biển Đông” của bài 8:
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, ĐL 12.
Bước 1: Phân tích nội dung bài học xác định nội dung có thể thiết kế HĐHT.
Nội dung của bài này tìm hiểu về biển Đông và ảnh hưởng của biển Đông
đến thiên nhiên nước ta.
Nội dung kiến thức của bài 8, ĐL 12 là nội dung gắn liền với thực tiễn
cuộc sống. Đa số các em đã biết về biển Đông qua một số bài học ở lớp dưới và
nguồn thông tin khác nhưng có thể chưa tìm hiểu và nghiên cứu sâu nội dung
nên bản thân chưa hiểu rõ kiến thức. Do vậy nội dung bài 8 tuy gần gũi nhưng
lại là kiến thức mới, đây chính là cơ sở để thiết kế HĐHT gây hứng thú với cho
các em.
Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ thuật, thái độ và chỉ số hành vi



hướng đến) của HĐHT.
Sau khi thực hiện HĐHT do GV hướng dẫn, HS sẽ đạt được mục tiêu sau:
- Kiến thức:
+ Biết các đặc điểm tự nhiên cơ bản của biển Đông.
+ Đánh giá ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên Việt Nam.
- Kĩ năng:
+ Đọc bản đồ địa hình vùng biển
+ Sử dụng bản đồ, hình ảnh để nhận xét về khí hậu, TNTN của biển Việt
Nam
+ Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển
+ Biết phòng tránh thiên tai do biển gây ra.
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
+ Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.
- Năng lực hướng đến:
Năng lực tự học: HS tự tìm tòi kiến thức, HS tự nghiên cứu SGK để trả lời câu
hỏi, biết sử dụng bản đồ, Atlat.
Bước 3: Sưu tầm phương tiện, xây dựng tư liệu, lựa chọn phương pháp, kỹ
thuật cho việc thiết kế của HĐHT.
Với mục tiêu và nội dung kiến thức bài 8, ĐL 12 xác định ở bước 1 và 2,
cùng từ nguồn tư liệu thu thập được thì tôi thiết kế dạng HĐHT sử dụng PP đàm
thoại - kĩ thuật KWL, PP giải quyết vấn đề - kĩ thuật động não, PP thảo luận
nhóm - kĩ thuật khăn trải bàn, PP thảo luận nhóm, trò chơi - kĩ thuật tia chớp để
rèn luyện NLTH cho HS.
Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH.
Hoạt động 1. Khái quát biển Đông
- Thiết kế HĐHT sử dụng PP đàm thoại và kĩ thuật KWL để rèn luyện NLTH


cho HS.

* GV giới thiệu hình ảnh về biển Đông cho cả lớp trên máy chiếu và giao nhiệm
vụ cho cả lớp: Để tìm hiểu những nét khái quát về biển Đông, GV mời HS hoàn
thành sơ đồ KWL, trước hết các em hãy hoàn thành cột K và cột W (thời gian 1
phút).
Chủ đề: Biển Đông
Tên HS:……………………………..
K
(Điều đã biết)

W
(Điều muốn biết)

L
(Điều học được)

* Hết thời gian 1 phút GV cho HS phát biểu các ý kiến điều đã biết về biển
Đông (cột K), GV ghi nhanh vào sơ đồ KWL trên bảng. Sau khi hết ý kiến ở cột
K, GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS ở cột K.
* GV hỏi HS các em muốn biết thêm gì về biển Đông và ghi nhanh các câu hỏi
của HS vào cột điều muốn biết (cột W), lên sơ đồ KWL trên bảng
K
(Điều đã biết)
- Là biển nằm ở phía
Đông của Việt Nam.
- Nằm ở Thái Bình
Dương.
- Hiện nay đang có sự
tranh chấp của nhiều
nước trên biển Đông.
* Để trả lời các câu hỏi ở


W
L
(Điều muốn biết)
(Điều học được)
- Là biển lớn hay nhỏ
trên thế giới?
- Giới hạn của biển Đông
như thế nào?
- Biển Đông có vai trò
như thế nào đối với nước
ta?
cột W, thì GV yêu cầu HS nhìn vào SGK trang 36 ,

mục 1 để hoàn thiện cột L trong phiếu học tập (thời gian 1 phút)
* Hết thời gian làm việc với cột L, GV cho một HS phát biểu ý kiến của mình,
cuối cùng GV chuẩn kiến thức trên bảng, lưu ý HS một số câu hỏi ở cột W mà


nội dung không có trong SGK, GV yêu cầu các em về nhà tìm hiểu và GV sẽ
giải đáp ở tiết sau.
- Thiết kế HĐHT cho mục 2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước
Việt Nam
a. Khí hậu
- Thiết kế HĐHT sử dụng PP giải quyết vấn đề - kĩ thuật động não, để rèn luyện
NLTH cho HS.
* GV đưa ra lược đồ “Phân bố lượng mưa trên thế giới” và hình ảnh về thiên
nhiên Việt Nam và thiên nhiên khu vực Tây Nam Á. Sau đó đặt câu hỏi cho cả
lớp: So sánh lượng mưa của Việt Nam và các nước cùng vĩ độ? Nhận xét 2 bức
tranh thiên nhiên của Việt Nam và của khu vực Tây Nam Á?

* HS suy nghĩ và rút ra nhận xét tuy nằm cùng vĩ độ nhưng VN có lượng mưa
cao hơn hẳn các nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Thiên nhiên VN xanh tốt giàu
sức sống, còn khu vực Tây Nam Á chủ yếu hoang mạc, khô cằn.
* GV đưa ra câu hỏi: Từ các nhận xét trên em hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông
đến khí hậu nước ta?
* HS dựa trên các nhận xét, kết hợp kiến thức SGK để trả lời. GV chuẩn kiến
thức.
b. Địa hình và các hệ sinh thái ven biển
- Thiết kế HĐHT sử dụng PP PP thảo luận nhóm - kĩ thuật khăn trải bàn, để rèn
luyện NLTH cho HS.
* GV chia lớp thành 3 nhóm và đặt tên cho các nhóm, HS di chuyển về vị trí
của nhóm mình để làm việc.
* GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: Kể tên các dạng địa hình và hệ sinh thái ven
biển nước ta?


PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Nội dung: Tìm hiểu Địa hình và các hệ sinh thái ven biển
Học và tên HS:.....................................................................................
Nhóm:..................................
Yêu cầu: Dựa vào Atlat Địa lí VN, nội dung SGK mục 2.b Địa hình và các hệ
sinh thái ven biển, sự hiểu biết của bản thân em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây
bằng cách điền vào chỗ trống.
+ Các dạng địa hình ven biển là……………….
+ Các hệ sinh thái ven biển là:………
* HS làm việc với phiếu cá nhân 2 phút, sau đó các nhóm thảo luận ghi ý kiến
thống nhất vào phiếu chung của nhóm, các phiếu cá nhân sẽ được dán xung
quanh ý kiến chung chung của nhóm.
* Sau thời gian quy định 3 nhóm treo kết quả lên bảng, đại diện các nhóm sẽ
trình bày kết quả các nhóm khác góp ý, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

* GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm dựa vào Atlat Địa lí VN, xác định vị trí các
vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong và Cam Ranh?
PHIẾU HỌC TẬP CHUNG
Nội dung: Tìm hiểu vịnh biển
Nhóm:..................................

Thời gian: 1 phút

Yêu cầu: Dựa vào Atlat Địa lí VN, sự hiểu biết của bản thân em hãy xác định vị
trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong và Cam Ranh?
STT
Vịnh biển
1
Hạ Long
2
Đà Nẵng
3
Xuân Đài

Tỉnh, thành phố


4
5

Vân Phong
Cam Ranh

Các nhóm làm việc theo phiếu học tập chung cho cả nhóm với kĩ thuật “viết tích
cực” (thời gian 1 phút), hết thời gian các nhóm treo kết quả lên bảng, GV chỉ

định 1 số HS lên chỉ trên Atlat vị trí các vịnh biển, GV nhận xét và chuẩn kiến
thức.
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển + d. Thiên tai
- Thiết kế HĐHT sử dụng PP nhóm, trò chơi - kĩ thuật tia chớp, để rèn luyện
NLTH cho HS.
* GV giao nhiêm vụ cho 3 nhóm để tìm hiểu tài nguyên và thiên tai vùng ven
biển các em sẽ tham gia trò: Ô CHỮ BÍ MẬT dựa vào kiến thức SGK và sự
hiểu biết hãy tìm ra ô chữ bí mật, sau khi GV đọc câu hỏi nhóm nào có tín hiệu
trước sẽ được trả lời, nếu trả lời sai các nhóm khác có quyền trả lời.
Câu 1. Đây là loại khoáng sản vô tận ở vùng biển nước ta? (4 chữ cái)
Câu 2. Mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta là nguồn cung cấp dầu chủ yếu
cho Việt Nam hiện nay? (6 chữ cái)
Câu 3. Đây là khoáng sản kim loại có nhiều ở các bãi cát ven biển? (5 chữ cái)
Câu 4. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất nước ta? (6 chữ cái)
Câu 5. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị lớn nhất ở biển Đông? (6 chữ cái)
Câu 6. Đây là loài sinh vật có số lượng hơn 2000 loài ở biển Đông? (2 chữ cái)
Câu 7. Đây là vùng có nhiều cánh đồng muối nhất nước ta? (10 chữ cái)
Câu 8. Là thiên tai bất thường khó phòng tránh? (3 chữ cái)
Câu 9. Thiên tai đang đe dọa nhiều nhất ở bờ biển Trung Bộ? (11 chữ cái)
Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến hoang mạc hóa đất đai ở vùng ven biển nước ta


là? (13 chữ cái)
* GV chuẩn kiến thức, cho HS ghi bài.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và chuẩn hóa hoạt động.
- Kiểm tra, đánh giá trong phần củng cố kiến thức ở gần cuối tiết học bằng hình
thức câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Biển Đông là nối liền với hai đại dương
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 2. Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích (triệu km2)
A. 3,477.

B. 3,577.

C. 4,477.

D. 4,577.

Câu 3. Ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta là
A. giảm tính chất khô lạnh trong mùa đông.
B. giảm tính chất nóng ẩm trong mùa hạ.
C. khí hậu của nước ta ổn định quanh năm.
D. khí hậu của nước ta mang nhiều đặc tính lục địa.
Câu 4. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long.

B. Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.

C. Nam Côn Sơn và sông Hồng.

D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long.

Câu 5. Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích (triệu km2)
A. 3,477.

B. 3,577.


C. 4,477.

D. 4,577.

Câu 6. Số cơn bão trung bình mỗi năm xuất hiện trên Biển Đông là
A. 7 – 8.

B. 9 - 10

C. 10 - 11

D. 11 - 12

- Dựa vào kết quả trên để đánh giá mức độ HS thu nhận kiến thức từ HĐHT
Nếu kết quả kiểm tra không cao thì cải tiến hoạt động sao cho phù hợp.
VD 3: Thiết kế HĐHT cho nội dung kiến thức “sử dụng và bảo vệ tài nguyên


sinh vật” của bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ĐL 12.
Bước 1: Phân tích nội dung bài học xác định nội dung có thể thiết kế HĐHT.
Nội dung của bài này tìm hiểu về hiện trạng sử dụng và bảo vệ các tài
nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Trong đó nội dung kiến thức về “sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật” là
nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Qua kiến thức phần này các em biết
được nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm các nguồn tài nguyên này để từ đó
có biện pháp bảo vệ. Qua đây cũng nhằm rèn luyện cho HS các kĩ năng: phân
tích bảng số liệu, nhận xét hình ảnh… đây chính là cơ sở để thiết kế HĐHT gây
hứng thú với cho các em.
Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ thuật, thái độ và chỉ số hành vi
hướng đến) của HĐHT.

Sau khi thực hiện HĐHT do GV hướng dẫn, HS sẽ đạt được mục tiêu sau:
- Kiến thức:
+ Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học.
+ Phân tích được nguyên nhân, hậu quả và giải pháp bảo vệ tài nguyên đó.
- Kĩ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích bảng số liệu về sự biến động tài nguyên
rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.
+ Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
+ Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên.
- Năng lực hướng đến:
+ Năng lực tự học: Tự tìm tòi kiến thức. Biết cách hệ thống hóa kiến thức, phân
tích bảng số liệu hình ảnh. Biết trình bày câu trả lời. Tự phát hiện và điều chỉnh


những hạn chế của bản thân
+ Năng lực làm việc nhóm.
Bước 3: Sưu tầm phương tiện, xây dựng tư liệu, lựa chọn phương pháp, kỹ
thuật cho việc thiết kế của HĐHT.
GV phóng to Hình 14.1. Sự biết động diện tích rừng qua một số năm và
Hình 14.2. Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật,
động vật
Với mục tiêu và nội dung kiến thức phần “sử dụng và bảo vệ tài nguyên
sinh vật” xác định ở bước 1 và 2, cùng từ nguồn tư liệu thu thập được thì tôi
thiết kế dạng HĐHT sử dụng PP thảo luận nhóm và sử dụng Phiếu học tập để
rèn luyện NLTH cho HS.
Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH.
* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 HS, phân nhiệm vụ cho HS, mỗi

nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí và thành viên.
- Nhóm 1,3: Dựa vào bảng 14.1 phân tích sự biến động diện tích các loại rừng ở
nước ta, giải thích nguyên nhân, hậu quả và biện pháp sử dụng hợp lí. Liên hệ
địa phương.
- Nhóm 2,4: Dựa vào bảng 14.2 phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp sử dụng hợp lí đa dạng sinh học ở nước ta. Liên hệ địa phương.
Bốn nhóm thảo luận trong vòng 5 phút và hoàn thành phiếu học tập
Nội dung
Thực trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp

Tài nguyên rừng

* Làm việc theo nhóm.
- HS bắt đầu làm việc theo nhóm.

Đa dạng sinh học


- GV theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong
quá trình thảo luận.
* HS báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung và GV nhận xét.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.
* GV thu bài, tổng kết, đánh giá kết quả chuẩn hóa kiến thức.
- Đáp án phiếu học tập:
Nội dung
Thực trạng


Tài nguyên rừng
* Suy giảm tài nguyên
rừng và hiện trạng rừng.
+ Từ 1943-1983 rừng
nước ta có dấu hiệu suy
giảm nhanh. chỉ còn
22% (1983).
+ Từ 1983-2005 rừng đã
có dấu hiệu phục hồi. độ
che phủ là 38% (2005)
+ Chất lượng rừng bị
giảm sút: 70% diện tích
là rừng nghèo và rừng
non.
Nguyên nhân
Khai thác rừng quá mức
+ Chặt rừng lấy đất canh
tác
+ Nạn du canh, du cư
+ Cháy rừng
+ Chiến tranh
Biện pháp
- Tăng cường quản lí về
quy hoạch, bảo vệ và pt
rừng.
- Triển khai luật bảo vệ
rừng.
- Giao đất, giao rừng cho
người dân

- Thực hiện tốt chương
trình 5 tr.ha rừng
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và chuẩn hóa hoạt động.

Đa dạng sinh học
- Suy giảm đa dạng sinh
học: Nước ta có sự đa
dạng về SV nhưng đang
bị suy giảm:
+ Giảm số lượng các
loài.
+ Một số loài có nguy cơ
tuyệt chủng.

+ Khai thác quá mức
+ Ô nhiễm môi trường
nước
+ Biến đổi khí hậu
+ Xd hệ thống vườn
quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên.
+ Ban hành Sách đỏ
+ Qui định khai thác.

- Kiểm tra, đánh giá trong phần củng cố kiến thức ở gần cuối tiết học bằng hình
thức câu hỏi trắc nghiệm:


Câu 1. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng
vẫn bị suy thoái vì

A. nạn phá rừng vẫn gia tăng.
B. việc trồng rừng không bù đắp được việc rừng bị phá hoại.
C. chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
D. cháy rừng những năm gần đây xảy ra trên qui mô lớn.
Câu 2. Để đảm bảo vai trò của rừng trong việc giữ cân bằng môi trường, hiện
nay ở nước ta, thì độ che phủ rừng phải đạt là
A. 30 – 35%
B. 35 – 40%
C. 45 – 50%
D. 55 – 60%
Câu 3. Loại rừng cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có,
trồng rừng trên đất trống đồi trọc là
A. rừng nghèo.
B. rừng phòng hộ.
C. rừng đặc dụng.
D. rừng sản xuất.
Câu 4.Tính đa dạng sinh học cao không thể hiện ở
A. số lượng thành phần loài
B. các kiểu hệ sinh thái
C. nguồn gen quí hiếm
D. sự phân bố sinh vật.
Câu 5. Việc ban hành Sách đỏ Việt Nam nhằm mục đích gì ?
A. Để xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.
C. Để bảo vệ nguồn gen động thực vật quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
D. Để giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã cho người dân.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 12 thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống
Nam là
A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.
B. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.

C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.
D. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể.
- Dựa vào kết quả trên để đánh giá mức độ HS thu nhận kiến thức từ HĐHT
bằng cách tự học theo nhóm. Nếu kết quả kiểm tra không cao thì cải tiến hoạt
động sao cho phù hợp.
Kết quả thu được sau khi áp dụng kinh nghiệm
Xem mục tự học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài
Sáng kiến đã chỉ rõ thực trạng
Sáng kiến đã đề ra được quy trình thiết kế
Sáng kiến đã đề xuất một giải pháp cụ thể cho một số bài
Sáng kiến này có thể được dùng như một tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.

Qua nghiên cứu đề tài theo tiêu chí bám sát mục tiêu và nhiệm vụ đã đề
ra, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
- Xây dựng được quy trình thiết kế HĐTH định hướng phát triển NLTH
trong dạy học kiến thức .
- Thiết kế được 7 hoạt động học tập dùng trong dạy học Sinh học 6.
- Kết quả phân tích các thông tinthu nhận được sau quá trình thực nghiệm
tại trường THCS bước đầu đã chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả của đề tài
nghiên cứu. Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, có thể thấy được năng
lực tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập.
- Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã chứng mình được rằng tổ
chức dạy học sử dụng các dạng hoạt động học tập sẽ góp phần hình thành và
phát triển năng lực tự học cho hoc sinh.
II. Kiến nghị, đề xuất

Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhân thấy trong điều kiện trường học
nước ta hiện nay, việc nhanh chóng hình thành và phát triển năng lực tự học là
một giải pháp rất quan trọng. Để phát triển và nâng cao chất lương, hiệu quả của
việc rèn luyện NLTH, tôi xin đề nghị như sau:
- Cần nghiên cứu ở tất cả các bộ môn, phương pháp này cần được triển khai
ở tất cả các lớp học, các cấp học và các trường.
- Cần tăng cường bồi dưỡng giáo viên kể cả chuyên môn và đặc biệt là
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển NLTH cho HS.


×