Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

GIÁO án địa lí 10 có TÍCH hợp HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 108 trang )

Ngày dạy
Tại lớp 10A

TIẾT 1

BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU

1.Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
Nắm được nội dung chương trình môn Địa lí lớp 10 gồm có mấy phần, mấy chương, bao nhiêu
bài,học về vấn đề gì?
Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng SGK và tài liệu Địa lí có liên quan một cách hiệu quả mà vẫn
đảm bảo nội dung chương trình môn học.
b.Về kĩ năng: Nhận biết được nội dung kiến thức trọng tâm và có kĩ năng học tập môn Địa lí đạt
hiệu quả cao.
c.Về thái độ:Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Địa lí,chuẩn kiến thức, SGK, bản đồ,
Tập bản đồ, bài soạn, SGV....
b.Học sinh: SGK, vở ghi
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: (1phút)
Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra trong bài
Định hướng bài:Hôm nay cô giáo giúp các em hiểu được chương trình môn Địa lí lớp 10 học về vấn
đề gì? Cách học như thế nào?
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu chương trình môn học (HS 1.Giới thiệu chương trình môn học:
làm việc cả lớp: 15phút).
- Địa lí lớp 10 học về kiến thức địa lí đại cương bao


Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xem SGK gồm hai phần lớn: Địa lí tự nhiên ( chiếm ½ thời
Địa lí lớp 10 và cho biết: Chương trình lượng chương trình) và Địa lí kinh tế xã hội đại
gồm mấy phần ? đó là những phần ? Nêu cương.
cụ thể.
- Tổng số tiết cả năm là 52 tiết được phân chia cụ
Bước 2: HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thể cho hai kì như sau: Kì I là 35 tiết; Kí II là 17
thức và yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ tiết.
sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và ghi nhớ.
- Môn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập
các môn học khác và đời sống : Cụ thể giúp các em
nhận thức đúng đắn về các hiện tượng, sự vật( Tại
sao lại có ngày đêm; nguyên nhân sinh ra sóng thần
gió bão và hậu quả của nó...)
HĐ2: Tìm hiểu cách sử dụng sách giáo
khoa và tài liệu môn Địa lí(HS làm việc cá
nhân: 13phút).
Bước 1: GV yêu cầu HS xem qua nội dung
toàn bộ sách giáo khoa và đọc phần mục
lục.
Bước 2: GV yêu cầu HS cho biết việc sử
dụng sách giáo khoa Địa lí như thế nào cho
có hiệu quả nhất.
Bước 3: HS trả lời GV chuẩn kiến thức,
yêu cầu HS xem cụ thể bằng ví dụ:
-Trước khi xem nội dung , bao giờ ta cũng
xem phần mục lục để biêt chương trình
gồm có những nội dung gì? bao nhiêu bài ?
-Đối với môn Địa lí việc học phải kết hợp
chặt chẽ giữa kênh hình và kênh chữ để
khai thác triệt để kiến thức trọng tâm đối

Trần Thị Tâm

2. Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa,tài liệu
môn Địa lí:
-Nắm được khái quát nội dung chương trình môn
học ( phần mục lục cuối SGK).
- Khai thác kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ,
bảng thống kê... để tìm ra kiến thức trọng tâm cần
ghi nhớ:( Nắm vững các khái niệm, công thức,
những ý chính...)
-Hoàn thành hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách
giáo khoa
- Sử dụng các tài liệu, mô hình, bản đồ, Tập bản
đồ... để hỗ trợ việc học tập.

Trường THPT Sơn Nam

1


với từng bài, từng chương, từng phần...
HĐ 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn
Địa lí(HS hoạt động nhóm: 14phút)
Bước 1: GV sơ qua về các phương pháp
các em đã được học ở THCS, chia lớp
thành 4 nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu về Địa lí tự nhiên và
cho biết các phương pháp
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày và
các nhóm khác bổ sung

Bước 3: GV chuẩn kiến thức cho học sinh
ghi nhớ những phương pháp chính( nội
dung cột bên)

3. Phương pháp học tập môn Địa lí:
Phương pháp tự học: Tạo ra sự chuyển biến từ học
tập thụ động sang tự học chủ động (không chỉ tự
học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học trong tiết học
có sự hướng dẫn của giáo viên).
+Phần Địa lí tự nhiên: Rất khó và trừu tượng nên
chú ý:
*Kết hợp giữa làm việc cá nhân( trên lớp, chuẩn bị
bài ở nhà) với hoạt động theo cặp,theo nhóm.
*Tăng cường phát hiện các mối liên hệ nhân quả
giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên.
*Chú ý khai thác có hiệu quả kênh hình, câu hỏibài tập trong SGK, Atlat,Tập bản đồ cũng như các
thiết bị và phương tiện dạy học tiên tiến...
+ Phần Địa lí KT-XH( có hai nhóm):
*Phương pháp phát huy tính chủ động học tập của
HS,coi trọng quá trình tự học, tự khám phá( PP
thảo luận, động não, hoạt động nhóm, nghiên cứu
tình huống...)
* Phương pháp với sự hỗ trợ của các thiết và
phương tiện hiện đại nhằm hướng vào hoạt động
tích cực, chủ động của HS( Átlat, bản đồ, các sơ
đồ, biểu đồ cùng với các phương tiện hiện đại như
máy chiếu đa năng, các băng hình... Giúp cho GV
chỉ đạo và HS thực hiện các hoạt động cá nhân hay
theo nhóm để tự khám phá kiến thức.


c. Củng cố luyện tập:(1phút)
Giúp các em nắm được chương trình môn Địa lí 10, biết cách sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp
học tập bộ môn
d- Hướng dẫn học sinh học ở nhà :(1phút) Chuẩn bị bài hai SGK xem trước Átlat Địa lí Việt Nam
và nội dung của bài.

Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

2


Ngày dạy
Tại lớp 10A

TIẾT 2
BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động,chấm điểm,bản đồ-biểu đồ.
b.Về kĩ năng:
Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlát
c.Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Bài soạn, SGK,SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, một số bản đồ Việt Nam hoặc Thế giới.
b.Học sinh :SGK , vở ghi...

3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ,định hướng bài :(1phút) kiểm tra trong bài
Định hướng: Hôm nay chúng ta học tiếp chương bản đồ, để xem các đối tượng như thế nào?
b.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu phương pháp kí hiệu (HS 1. Phương pháp kí hiệu:
làm việc cá nhân: 10phút):
a. Đối tượng biểu hiện:
Bước 1: Nhìn vào hình 2.2: Các nhà máy Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm
điện của Việt Nam có đặc điểm gì so với cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố
toàn lãnh thổ ?
của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, trung tâm CN....
Bước 2:Yêu cầu HS cho biết đối tượng biểu b.Các dạng kí hiệu:
hiện, khả năng biểu hiện của từng pp(nội - Kí hiệu hình học.
dung biểu hiện).
- Kí hiệu chữ.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
- Kí hiệu tượng hình.
c.Khả năng biểu hiện:
(xem hình 2.1 và bản đồ)
-Vị trí phân bố của đối tượng.
-Số lượng, quy mô, loại hình.
-Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối
tượng.

HĐ2:Tìm hiểu phương pháp đường chuyển
động (HS làm việc cá nhân:10phút):
Bước 1:GV yêu cầu HS: nhìn hình 2.2, ngoài
việc biết được vị trí đối tượng (nhà máy

điện), chúng ta còn biết được đặc điểm gì
nữa ?
Bước 2:HS:Nêu đặc điểm cơ bản, GV chuẩn
kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ.

2.Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:Biểu hiện sự di chuyển của
các đối tượng, hiện tượng tự nhiên(hướng gió, bão,
dòng biển), KT-XH(sự vận chuyển hàng hoá...)
b.Khả năng biểu hiện:
-Hướng di chuyển của đối tượng.
-Số lượng:khối lượng.
-Chất lượng:tốc độ của đối tượng.

HĐ3:Tìm hiểu phương pháp chấm điểm(HS
làm việc cả lớp:10phút):
Bước1:GV: Yêu cầu HS tìm hiểu đối tượng
và khẳ năng biểu hiện.
Bước 2: GV:Chuẩn kiến thức,chỉ trên bản đồ

3. Phương pháp chấm điểm:
a.Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều
bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b.Khả năng biểu hiện:

Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam


3


và các hình trong SGK

- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.

HĐ4:Tìm hiểu phương pháp bản đồ,biểu
đồ(HS làm việc cả lớp:10phút).
Bước 1: GV Yêu cầu HS trình bày đối tượng
và khả năng biẻu hiện.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ và
hình trong SGK và cho biết ngoài ra còn có
các phương pháp khác.

4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
-Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
trên một đơn vị lãnh thổ
-Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ
phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ.
b.Khả năng biểu hiện:
Số lượng, chất lượng,cơ cấu của đối tượng.

c.Củng cố – luyện tập :(2phút)
So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động
d.Hướng dẫn học sinh học ở nhà :(2phút)
Bài tập 1, 2 sách giáo khoa.


Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

4


Ngày dạy
Tại lớp 10A

TIẾT 3
BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP, ĐỜI SỐNG
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ , Atlát Địa lí để tìm hiểu đặc điểm các đối
tượng, hiện tượng , phân tích các mối quan hệ địa lí.
b.Về kĩ năng: Sử dụng bản đồ.
c. Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Bài soạn, SGK, SGV, bản đồ Thế giới, bản đồ châu Á, Atlat Địa lí Việt Nam, tài liệu chuẩn kiến thức.
b.Học sinh: SGK , vở ghi, Atlat Địa lí Việt Nam
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ,định hướng bài mới:(2phút)
Câu hỏi,bài tập trang 14 SGK lớp 10
Định hướng bài:Để hiểu rõ về tác dụng của bản đồ trong đời sống và học tập hôm nay chúng ta đi
tìm hiẻu bài ba
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính

HĐ1::Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học I.Vai trò của BĐ trong học tập và đời sống.
tập và đời sống (HS làm việc cả lớp:10phút):
1. Trong học tập:
Bước 1: Học sinh nêu ý kiến về vai trò của bản Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ
đồ trong quá trình học tập môn địa lý ở các lớp năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.
dưới? Tại sao trong học tập phải sử dụng bản VD:Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu
đồ?
nào?
Bước 2: Giáo viên tổng hợp các ý kiến, sử dụng
một số bản đồ minh họa chuẩn kiến thức cho 2.Trong đời sống:
học sinh.
Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi:
-Bảng chỉ đường: giúp người đi du lịch.
-Phục vụ cho các ngành sản xuất: làm thuỷ lợi
-Phục vụ cho q.sự:XDphương án tác chiến.

HĐ2:Tìm hiểu việc sử dụng bản đồ (HS làm
việc cá nhân:15phút):
Bước 1:GV yêu cầu học sinh cho biết trong đời
sống, sản xuất, những ngành nào cần đến bản
đồ địa lí?
Bước 2:HS lấy ví dụ,GV chuẩn kiến thức
Tỉ lệ bản đồ:Khoảng cách 3cm trên bản đồ
1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực
tế?
3×6.000.000=18.000.000cm=180km.
Ví dụ: Học về tự nhiên Hoa Kì sẽ phải sử dụng
bản đồ gì ?

Trần Thị Tâm


II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập.
1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình
học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.

a. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần
tìm hiểu.
b.Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của
bản đồ:đọc kĩ bảng chú giải.

Trường THPT Sơn Nam

5


c. Xác định được phương hướng trên bản đồ:
Phải dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến hoặc mũi
tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và
các hướng còn lại).
HĐ 3:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố
địa lí trong bản đồ,trong Atlat (HS làm việc cả
lớp:15phút)
Bước 1: GV cho HS nghiên cứu mqh giữa các
đối tượng địa lí trên một bản đồ và nêu ra các
ví dụ cụ thể
Bước 2: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ và
giải thích thêm:Hướng chảy, độ dốc của sông
dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất khu vực;
Sự phân bố CN dựa vào bản đồ GTVT, dân
cư...


2.Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa
lí trong bản đồ,Atlat.
- Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản
đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải
thích đặc điểm đối tượng.
-KN: Atlat Địa lí là một tập hợp các bản đồ ,
khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở
nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với
nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng,
hiện tượng địa lí.

c.Củng cố – luyện tập :(2phút)
- Học sinh nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập.
- Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề gì ?
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :(1phút)

Ngày dạy
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

6


Tại lớp 10A

TIẾT 4
BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
-Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
-Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
b.Về kĩ năng:
Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau
c.Về thái độ:
Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Bài soạn, SGK, SGV, bản đồ thế giới, bản đồ châu Á, Atlat Địa lí Việt Nam,chuẩn kiến thức,bảng
phụ.
b.Học sinh: SGK, vở ghi, At lat Địa lí Việt Nam.
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ,định hướng bài: (xen trong giờ )( 1phút)
Định hướng bài:Hôm nay chúng ta cùng kiểm tra lại những kiến thức đã học ở những bài trước
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

HĐ1:Tìm hiểu một số phương pháp biểu
hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ hình 2.2
và 2.3 SGK(HS làm việc theo nhóm:30phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài
thực hành và xác định công việc cụ thể đối
với từng hình.

Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm giao
nhiệm vụ cụ thể.
Nhóm 1,2:Nghiên cứu hình 2.2
Nhóm 3,4:Nghiên cứu hình 2.3( Yêu cầu các

nhóm phải nêu được: Tên bản đồ;Nội dung
bản đồ;Xác định được pp biểu hiện các đối
tượng ĐL trên từng bản đồ;Qua pp biểu hiện
đó chúng ta có thể nắm được những vấn đề
gì của đối tượng địa lí.)
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày,các nhóm
khác bổ sung GV chuẩn kiến thức trên bảng
phụ và chỉ trên bản đồ,(hình SGK).

Trần Thị Tâm

Nội dung chính

Yêu cầu: theo các bước sau
-Tên bản đồ
-Nội dung bản đồ
-Các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên
bản đồ
-Trình bày cụ thể về từng phương pháp như sau:
+Tên phương pháp biểu hiện
+Phương pháp đó biểu hiện những đối tượng địa lí
nào
+Thông qua cách biểu hiện những đối tượng địa lí
của phương pháp này, chúng ta có thể biết được
những đặc tính nào của đối tượng địa lí đó.
Hình 2.2 SGK:
-Tên bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam
-Nội dung: Công nghiệp điện Việt Nam, Các trạm
220kv, 500kv
-Phương pháp biểu hiện:

Kí hiệu (kí hiệu điểm), kí hiệu theo đường.
-Đối tượng biểu hiện ở:
*Kí hiệu điểm: Nhà máy nhiệt điện,thuỷ điện,nhà
máy thuỷ điện đang xây dựng,trạm biến áp.
*Kí hiệu theo đường là: Đường dây 220
KV,500KV,biên giới lãnh thổ.
-Ta biết được gì:
*Kí hiệu điểm: Tên các đối tượng(các nhà máy..); vị
trí đối tượng; chất lượng quy mô đối tượng.
*Kí hiệu theo đường: Tên,vị trí, chất lượng đối
tượng(thấy được các nhà máy đưa vào sản xuất, các
Trường THPT Sơn Nam

7


nhà máy đang xây dựng).
Hình 2.3 SGK:
-Tên bản đồ: Gió và bão Việt Nam
-Nội dung: Gió và bảo Việt Nam
-Phương pháp biểu hiện: kí hiệu chuyển động, kí
hiệu đường, kí hiệu.
-Đối tượng biểu hiện:
*Kí hiệu chuyển động: Gió,bão.
*Kí hiệu đường: Biên giới, sông, biển.
*Kí hiệu: Các thành phố:
- Ta biết được gì:
*Kí hiệu chuyển động:Hướng, tần suất của gió,bão
trên lãnh thổ
*Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, bờ

biển; phân bố mạng lưới sông ngòi.
*Kí hiệu: Vị trí các TP (Hà Nội, HCM).
HĐ2: Tìm hiểu một số phương pháp biểu Hình 2.4 SGK:
hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ hình 2.4 -Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu Á
SGK(HS làm việc cả lớp:12phút):
- Nội dung: Các đô thị châu Á, các điểm dân cư
Bước 1: HS trình bày nhanh như yêu cầu ở - Phương pháp biểu hiện: Chấm điểm, đường
hoạt động 1,các HS khác bổ sung
- Đối tượng biểu hiện:(Dân cư, đường biên giới,bờ
Bước 2: GV chuẩn kiến thức và chỉ bản đồ
biển).
- Ta biết được gì:
*PP chấm điểm:Sự phân bố dân cư ở châu Á nơi nào
đông, nơi nào thưa; vị trí các đô thị đông
*Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, bờ
biển, các con sông.
c.Củng cố-luyện tập:Hoàn thành bảng kiến thức sau:(1phút)
Tỉ lệ bản đồ
1:120.000
1:250.000
1:6.000.000
1cm trên bản đồ ứng với
bao nhiêu km trên thực
tế?
d.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:(1phút) Hoàn thiện kiến thức ở chương I.

Ngày dạy
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam


8


Tại lớp 10A

CHƯƠNG II:

VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG
CỦA TRÁI ĐẤT

TIẾT 5
BÀI 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN
TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

ĐỘNG

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
- Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
-Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
-Chuyển động tự quay: sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của
các vật thể.
b.Về kĩ năng:Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động
của Trái Đất
c.Về thái độ: Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Bài soạn, SGV, QĐC,một ngọn nến, bảng phụ, chuẩn kiến thức, SGK,Tập bản đồ Thế
giới.
b.Học sinh: SGK , vở ghi ,Tập bản đồ Thế giới và các châu lục,đồ dùng học tập.

3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ: (2phút) Kiểm tra vở bài tập
Định hướng bài:Em biết gì về hệ Mặt Trời,Trái Đất trong hệ Mặt Trời,chúng ta thường nghe nói đến
Vũ Trụ.Vậy Vũ Trụ là gì ?bài học hôm nay giúp các em hiểu về vấn đề này.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, TĐ I.Khaí quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời,Trái
trong hệ Mặt Trời (HS làm việc cả lớp:18phút)
Đất trong hệ Mặt Trời.
Bước 1: GV sử dụng QĐC và yêu cầu HS dựa vào hình 1. Vũ Trụ:
5.1 và kiến thức trả lời: Vũ Trụ là gì ? (Phân biệt giữa Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm
Thiên Hà và Dải Ngân Hà?)
tỉ Thiên Hà.
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức
- Thiên Hà là tập hợp của rất nhiều thiên thể (hành
tinh, vệ tinh, khí bụi)
- Dải Ngân Hà: Là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các
hành tinh của nó.(DNH chỉ là trong hàng trăm tỉ
TH của VTrụ; TĐ trong hệ MT di chuyển trong VT
với vận tốc khoảng 900.000 km/h để đi trọn một
vòng quanh DNH cần 240 triệu năm.
Bước 3:GV yêu cầu HS cho biết hệ Mặt Trời là
gì ?
2.Hệ Mặt Trời:( Thái Dương Hệ)
Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 SGK
trong Dải Ngân Hà gồm:
(Hành tinh có 8; Vệ tinh: Thiên thể quay xung -Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
quanh một hành tinh như Mặt Trăng là vệ tinh của -Tám hành tinh:( Thuỷ,Kim,TĐ, Hoả,Mộc,

TĐ; trong hệ MT có 66 vệ tinh,trừ sao Thuỷ,sao Thổ,Thiên,Hải)
Kim không có vệ tinh.GV yêu cầu HS quan sát -Tiểu hành tinh, vệ tinh,sao chổi,bụi khí...
hình 2.2 cho biết TĐ là hành tinh thứ mấy tính từ 3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
MT?
- Vị trí:
GV chuẩn kiến thức trên bảng phụ
+Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời
Trong hệ Mặt Trời ,Trái Đất tham gia các chuyển +Khoảng cách TB từ TĐ đến MT là:149,6 tr
động chính nào? ( chuyển động tự quay quanh trục km + Với khoảng cách trên và sự tự quay làm
và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời)
cho TĐ nhận được của MT một lượng bức xạ
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

9


phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.

HĐ 2:Tìm Hiểu hệ quả tự quay quanh trục của
Trái Đất (cá nhân:20phút)
Bước 1: GV giải thích thêm; một nguyên nhân sinh
ra nhiều hệ quả: TĐ quay từ Tây sang Đông(1)→
Giờ khác nhau và sự lệch hướng; Hai nguyên nhân
sinh ra một hệ quả: Trái Đất hình cầu và sự tự
quay→ luân phiên ngày đêm.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm của
GV trên bàn (một QĐC và một ngọn nến)( GV
xoay QĐC từ Tây sang Đông cho HS thấy phần

sáng tối luân chuyển nhau→ Luân phiên ngày đêm
và hiện tượng giờ trên TĐ.
-Giờ địa phương: Các địa điểm nằm trên một KT
có cùng một giờ.
-Giờ múi: Mỗi múi giờ rộng 15oKT.
Bước 3: HS xác định đường chuyển ngày quốc tế
và giờ trên TĐ,cho biết đường chuyển ngày nằm ở
đâu? Tại sao?(xem hình 5.3 SGK), GV chuẩn kiến
thức.
(Do trái đất hình cầu, tự quay quanh trục→ ở các
kinh tuyến khác nhau nhìn thấy mặt trời độ cao
khác nhau →có giờ khác nhau)

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục
của Trái Đất.
1.Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục
nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm; Nơi
nhận tia nắng là ban ngày,nơi khuất trong tối
là ban đêm.

HĐ 3: Tìm hiểu sự lệch hướng chuyển động của
các vật thể (HS làm việc cá nhân: 3phút)
Bước 1:HS nghiên cứu hình 5.4. Cho biết BCB
vật thể chuyển động lệch hướng nào ? Ở BCN ?
Bước 2:GV chuẩn kiến thức bằng ví dụ cụ thể.

3.Sự lệch hướng chuyển động của các vật
thể. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực
Criôlít.

-BBC:Lệch hướng bên phải so với nơi xuất
phát
-NBC:Lệch hướng bên trái so với nơi xuất
phát
-LựcCriôlít→khối khí,dòng biển, đường đạn

2.Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày
q.tế.
Cùng một thời điểm,các địa điểm thuộc các
kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau
( giờ địa phương( giờ Mặt Trời)
-Giờ múi: Là giờ thống nhất trong từng
múi,lấy theo giờ của KT giữa của múi đó.
-Giờ GMT là giờ của múi số 0 lấy theo giờ
của KT gốc đi qua giữa múi đó(giờ quốc tế)
- Đường chuyển ngày quốc tế: KT 180o:
+Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày
+Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

c.Củng cố-luyện tập:(1phút)Làm bài 3 SGK: CT: Tm=To+m(To là giờ GMT,m số thứ tự múi giờ,Tm
là giờ múi m) =>GMT là 24 h ngày 31/12(0h ngày 1/1)=>Việt Nam7: T7=0+7=7=>VN là 7h 1/1,GV
củng cố các phần trọng tâm của bài gồm hai phần chính
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :(1phút) Hoàn thiện bài tập ở trang 21 sách giáo khoa, đọc bài
mới.

Ngày dạy
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam


10


Tại lớp 10A

TIẾT 6:

BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH
MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
-Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
-Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo
mùa
b. Về kĩ năng:
-Sử dụng tranh ảnh , hình vẽ, mô hình để trình bày giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
-Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời: chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hàng năm, hiện tượng mùa
và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất.
c.Về thái độ:
Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
a.Giáo viên: QĐC, chuẩn kiến thức, bản đồ thế giới, , SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ.
b.Học sinh: SGK , vở ghi
3.Tiến trình dạy học:
a.Kiểm tra bài cũ (2phút )
Câu hỏi:Giải thích nguyên nhân sinh ra sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất?(Do TĐ hình cầu nên
một nửa luôn được MT chiếu sáng là ban ngày và một nửa không được chiếu sáng là ban đêm;Do TĐ
tự quay nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối,gây nên hiện tượng
luân phiên ngày đêm.)

Định hướng bài: Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp về chuyển động xung quanh MT của Trái Đất.
b.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
I.Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt
GV đưa ra ví dụ: Buổi sáng, buổi chiều Mặt Trời
Trời ta nhìn thấy có vị trí khác nhau → Mặt -Khaí niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng
Trời không chuyển động, do vận động củaTrái không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa
Đất → chuyển động này là chuyển động biểu hai chí tuyến.
kiến . Hay khi ngồi xe ô tô nhìn ra ngoài ta
cảm giác hàng cây ven đường chuyển động,
nhưng thực tế là xe chuyển động.
HĐ 1:Tìm hiểu về chuyển động biểu kiến -Nguyên nhân : Do trục Trái Đất nghiêng và không
hàng năm của Mặt Trời (HS làm việc cá nhân: đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt
10phút)
Trời chuyển động.
Bước 1: GV yêu cầu HS cho biết:
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất
-Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt hiện từ chí tuyến Nam(22/12) lên chí tuyến
Trời trong một năm?
Bắc(22/6)
-Xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện - Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh 2
tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến
lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không - Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh một
có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam
sao?
-Khu vực không có hiện tượng MT lên thiên đỉnh:
-Dựa vào hình 6.1, hoạt động quay quanh mặt vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
trời (mô tả
Bước 2: HS nêu ý kiến, giáo viên chuẩn kiến

thức yêu cầu HS ghi nhớ.
II. Các mùa trong năm:
HĐ 2:Tìm hiểu các mùa trong năm(HS làm -Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc
việc theo cặp: 15phút)
điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK hình - Mỗi năm có 4 mùa:
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

11


6.2 nêu khái niệm về mùa.
+Mùa xuân:từ 21/3(lập xuân)→22/6(hạ chí).
- Các mùa trong năm.
+Mùa hạ:từ 22/6(hạ chí) đến 23/9(thu phân).
- Dựa vào hình 6.2 xác định thời gian từng +Mùa thu: từ 23/9(thu phân) đến 22/12( ĐC)
mùa. Các ngày 21/3 ; 22/6 ; 23/9 và 22/12.
+Mùa đông:từ 22/12(ĐC) đến 21/3(XP).
- Vì sao sinh ra mùa ? Các mùa nóng lạnh -Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu.
khác nhau ? (Dựa vào hình 6.2 thảo luận).
Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức cho phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam
HS ghi nhớ
bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được
(Nước ta và một số nước châu Á dùng âm- lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác
dương lịch nên thời gian sớm hơn 1,5 nhau.
tháng(45ngày) ví dụ xuân phân là 4(5) tháng
2( SGK10)

(mùa ở hai bán cầu ngược nhau do thời điểm
ngả về phía MT hoặc chếch xa MT của hai
bán cầu lệch nhau; Vị trí các ngày
21/3,22/6,23/9,22/12 là bốn ngày khởi đầu của
bốn mùa).
III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
HĐ 3: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn theo mùa, Khi chuyển động, do trục TĐ nghiêng, nên tùy vị trí của
theo vĩ độ(HS làm việc theo nhóm: 15phút)
TĐ trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 6.3 vĩ độ.
SGK và chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ - Theo mùa:
cụ thể.
* Ở BBC:
Nhóm 1 và 2: cho biết hiện tượng ngày,đêm Mùa xuân, mùa hạ:
dài ngắn theo mùa? ngày 22/6 nửa cầu nào ngả + Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
về phía mặt trời ? Độ dài ngày và đêm như thế + Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm =12 giờ.
nào ở các ngày 21/3; 23/9; 22/6; 22/12
+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
- Tương tự ngày 22/12.
Mùa thu và mùa đông:
- Vòng cực Bắc ngày 22/6 và ngày 22/12 độ + Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
dài ngày đêm như thế nào :
+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm =12 giờ.
- Nêu nguyên nhân
+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
Nhóm 3 và 4: cho biết ngày, đêm dài ngắn * Ở NBC thì ngược lại:
theo vĩ độ và nêu nguyên nhân.
- Theo vĩ độ:
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày GV chuẩn + Ở Xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
kiến thức cho HS ghi nhớ.(ngày 21/3 và 23/9 + Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng

không có bán cầu nào ngả về phía MT=> chênh lệch.
ngày,đêm bằng nhau; ngày 22/6 tia MT vuông + Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24
góc với CTB lúc 12h trưa=> mọi đia điểm ở giờ.
BBC ngày dài nhất. Còn NBC là ngày +Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
22/12( GV sử dụng bảng phụ)
c.Củng cố – luyện tập(2phút): GV yêu cầu HS nắm được ý cơ bản của bài và hướng dẫn trả lời câu
hỏi 1,3 SGK trang 24
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà(1phút):hướng chuẩn bị bài 7 SGK

Ngày dạy
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

12


Tại lớp 10A

TIẾT 7:

CHƯƠNG III:CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.CÁC QUYỂN
CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.THẠCH QUYỂN.
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải
thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

b.Về kĩ năng:
Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các
mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
c.Về thái độ:
Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để có nhận thức đúng đắn về vận động tạo núi của Trái Đất.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Hình ảnh về các cách tiếp xúc của các mảng Kiến tạo, bảng phụ, chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu
tích hợp, bài soạn, SGK, SGV....
b.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ thế giới
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài mới: ( 2 phút)
Kiểm tra: Câu hỏi: Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động
sản xuất và đời sống con người ? “Làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa. Mỗi mùa
thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng như mùa thu mát mẻ, lá cây cối ngả vàng; mùa đông
lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùa xuân ấm áp, cây cối đâm trồi, nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào,
cây cối xanh tươi...” “Hoạt động sản xuất:đặc biệt là sx nông nghiệp cũng có tính mùa vụ. Ví dụ:Có
vụ mùa, đông xuân, hè thu.. Ngoài ra nhiều ngành CN khai thác và hoạt động du lịch cũng mang tính
mùa vụ” “Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt ăn mặc,ở... để thích ghi với
điều kiện thời tiết từng mùa.”
Định hướng bài:Hôm nay các em tìm hiểu một sự vật, hiện tượng để biết thêm về vấn đề vận động tạo
núi của Trái Đất.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
I. Cấu trúc của Trái Đất( không dạy)
II. Thuyết Kiến tạo mảng
HĐ 1: Trình bày nội dung cơ bản của 1.Nội dung thuyết Kiến tạo mảng:
thuyết Kiến tạo mảng(HS làm việc cả lớp: - Vỏ TĐ trong quá trình hình thành của nó đã bị
20 phút)

biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK đơn vị kiến tạo.Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi
trang 27,28 để trả lời:
là các mảng kiến tạo.
Em hiểu thế nào là các mảng kiến tạo?( GV: - Các mảng không chỉ là những bộ phận lục địa
“Thuyết Kiến tạo mảng là thuyết về sự hình nổi trên bề mặt TĐ mà còn bao gồm cả những bộ
thành và phân bố các lục địa, đại dương phận lớn của đáy đại dương(lục địa chỉ là bộ phận
trên bề mặt TĐ. Học thuyết được xây dựng nổi cao nhất trên mảng kiến tạo).
trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách dãn - Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất
đáy đại dương.”
quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng
Bước 2: HS nêu được: Mảng kiến taọ là các không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh
đơn vị cấu trúc của vỏ TĐ do trong quá dẻo này do hoạt động của các dòng đối lưu vật
trình hình thành của nó bị biến dạng, đứt chất quánh dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti
gẫy tạo thành.
trên, nằm ngang dưới thạch quyển.
Bước 3: HS trình bày GV chuẩn kiến thức - Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể
trên bảng phụ
có nhiều cách tiếp xúc.
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

13


HĐ 2:Tìm hiểu các đơn vị kiến tạo(HS làm
việc cá nhân:5 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS:
Dựa vào hình 7.3 nêu tên 7 mảng kiến tạo

và xác định được vị trí ?
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức

2.Vỏ Trái Đất gồm có các đơn vị kiến tạo mảng
tạo thành:
Bảy mảng kiến tạo lớn là: (Thái Bình Dương;Ấn
Độ-Ôxtrâylia;Âu-Á;Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam
Cực)
3.Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp
HĐ 3:Tìm hiểu sự dịch chuyển của các vật chất quánh dẻo của Manti trên:
mảng kiến tạo(HS hoạt động theo nhóm:16
phút)
Bước 1: GV cho HS quan sát hình 7.4 và
kết hợp hình 7.3 SGK cho biết các cách tiếp
xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của
các cách tiếp xúc, cho ví dụ cụ thể. GV chia
lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1,2 trả lời tiếp xúc tách dãn
Nhóm 3,4 trả lời tiếp xúc dồn nén và tiếp a.Tiếp xúc tách dãn:Khi hai mảng tách xa nhau, ở
xúc trượt ngang
các vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn thành các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng
kiến thức và ví dụ.
động đất, núi lửa,...
-Tách dãn: Á- Âu và Bắc Mĩ nằm hai bên b.Tiếp xúc dồn nén: Khi hai mảng lục địa xô vào
sống núi giữa Bắc Đại Tây Dương.
nhau, chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô
-Dồn ép: mảng TBD luồn xuống dưới mảng lên(mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng
Nam Mĩ=>vực biển sâu Pê ru- Chi lê ở kia), hình thành các dãy núi, sinh ra động đất, núi
mảng TBD còn dãy Anđet ở mảng Nam Mĩ lửa,...

-Giữa Á- Âu và Ấn Độ hình thành dãy núi c. Tiếp xúc trượt ngang: Đứt gãy dọc theo đường
cao Himalaya
tiếp xúc
-TBD luồn xuống mảng Philippin=>vực
sâu Marian ở TBD, đảo núi lửa ở Philippin
- Trượt ngang:Bắc Mĩ và TBD hình thành
đứt gãy Caliphoocnia
*Tích hợp GDBVMT: MT tự nhiên chịu
ảnh hưởng một phần của sự tiếp xúc giữa
các mảng kiến tạo: Hiện tượng động đất và
núi lửa ở một số khu vực trên thế giới.
c. Củng cố-luyện tập: (1 phút) Yêu cầu HS nắm được những nội dung cơ bản của bài: Nội dung
thuyết Kiến tạo mảng và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2 trang 28 SGK, câu hỏi 1 không phải học, chuẩn bị bài 8 SGK trang
29,30,31.

Ngày dạy
Tại lớp 10A
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

14


TIẾT 8:
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:

-Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân của chúng.
-Biết được tác động của nội lực đến hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
-Biết một số thiên tai do tác động của nội lực gây ra:động đất, núi lửa.
b.Về kĩ năng:Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh.
c.Về thái độ:Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Các hình ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, bảng phụ, chương trình giáo
dục phổ thông, tài liệu tích hợp, bài soạn, SGK, SGV...
b.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ...
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài mới: ( 2 phút)
Câu hỏi:Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng( gồm 4 nội dung)
Định hướng bài:Để hiểu nội lực tác động đến địa hình bề mặt TĐ như thế nào? Hôm nay cô giáo giúp
các em hiểu về vấn đề này.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu nội lực(HS làm việc cả lớp:10
phút) GV: Nội lực có vai trò quan trọng trong
việc hình thành lục địa, đại dương và các dạng
địa hình.
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu khái niệm nội
lực và nguyên nhân sinh ra.
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức yêu
cầu HS ghi nhớ.

I. Nội lực
-Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong
Trái Đất.


-Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực
chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất
như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng
xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng
lực, phản ứng hóa học…
II. Tác động của nội lực
HĐ 2:Tìm hiểu tác động của nội lực và vận Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục
động theo phương thẳng đứng(HS làm việc cả địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy,
lớp:10 phút)
gây ra động đất hay núi lửa...
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK vốn
hiểu biết, cho biết tác động của nội lực đến
địa hình bề mặt Trái Đất thông qua những vận
động nào ?
1.Vận động theo phương thẳng đứng
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức nêu Vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ TĐ diễn ra
về tác động của vận động kiến tạo. Những vận trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu
động này có thể theo phương thẳng đứng hay dài=> kq: biển tiến và biển thoái
phương nằm ngang.
VD: Khu vực phía bắc của Thụy Điển, Phần Lan
( GV sử dụng tranh ảnh để giúp HS nắm rõ đang tiếp tục được nâng lên, còn khu vực lãnh thổ
được vấn đề)
Hà Lan đang bị hạ xuống.
*Tích hợp:GDBVMT: Tác động của nội lực
làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ
xuống, các lớp đất đá được uốn nếp hay đứt
gãy, gây ra hiện tượng động đất, núi lửa, sóng
thần...


Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

15


HĐ 3:Tìm hiểu vận động theo phương nằm
ngang(HS hoạt động theo nhóm:20 phút)
Bước 1: GV sơ qua về vận động theo phương
nằm ngang, chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu hiện tượng uốn nếp
Nhóm 3,4 tìm hiểu hiện tượng đứt gẫy
(Nguyên nhân hình thành và kết quả)( yêu cầu
HS quan sát hình trong SGK)
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến
thức trên bảng phụ
* Tích hợp GDBVMT:Có ý thức phòng tránh
những tai biến thiên nhiên do tác động của nội
lực gây ra(động đất, núi lửa...)

- Giáo viên kết luận: Vận động theo phương
thẳng đứng làm mở rộng hay thu hẹp diện tích
lục địa hay biển. Vận động theo phương nằm
ngang sinh ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Liên quan đến nó là hoạt động động đất, núi
lửa.
Để phòng tránh con người cần phải làm gì ?

2.Vận động theo phương nằm ngang

Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách
dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp=>ht:
núi uốn nếp và hiện tượng đứt gẫy =>ht: hẻm vực,
thung lũng, các địa hào, địa lũy...
a. Hiện tượng uốn nếp
Diễn ra ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao (đá trầm
tích)
- Kết quả:
+Cường độ ban đầu yếu=> nếp uốn.
+Cường độ sau(nén ép mạnh)=> núi uốn nếp
b. Hiện tượng đứt gãy:
Diễn ra ở những nơi đá cứng sẽ bị đứt gãy dịch
chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng
hay nằm ngang.
- Kết quả:
+Cường độ tách dãn yếu=> đá chỉ bị nứt không
dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
+Cường độ mạnh=>tạo thành địa lũy,địa hào.
Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi
nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển
Hồ,các hồ dài ở Đông Phi.

c. Củng cố – luyện tập : (2 phút)
Yêu cầu HS nắm được: Nội lực là gì? Trình bày vận động kiến tạo và kết quả của nó.
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :( 1 phút) Làm câu hỏi sách giáo khoa,chuẩn bị bài mới.

Ngày dạy
Tại lớp 10A
Trần Thị Tâm


Trường THPT Sơn Nam

16


TIẾT 9:

BÀI 9:

TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm ngoại lực, nguyên nhân của chúng.
- Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra.
b.Về kĩ năng: Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh.
c.Về thái độ: Có thái độ và nhận thức đúng về bài học
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, bảng phụ, tranh ảnh thể hiện sự tác động
của các quá trình ngoại lực.
b.Học sinh: SGK , vở ghi
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài- định hướng: (2 phút)
Kiểm tra:Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực(nội lực là lực phát sinh ở bên trong TĐ; Nguyên
nhân sinh ra nội lực là nguồn năng lượng ở bên trong TĐ như: năng lượng của sự phân hủy các chất
phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa
học)

Định hướng bài: Để tạo nên địa hình bề mặt TĐ ngoại tác động của nội lực, còn có sự tác động của
ngoại lực. Để tìm hiểu cụ thể vấn đề đó ta đi vào bài.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu ngoại lực (HS làm việc cả lớp: I. Ngoại lực:
10 phút)
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ
Bước 1:Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về sự tác bên trên bề mặt Trái Đất.
động của gió, mưa, nước chảy...Kết hợp mục -Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại
một cho biết khái niệm ngoại lực và nguyên lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
nhân sinh ra ngoại lực.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu,
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức hỏi: So các dạng nước, sinh vật và con người.
sánh sự khác nhau giữa ngoại lực và nội lực.
Vì sao nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là
nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời ?
HĐ 2: Tìm hiểu tác động của ngoại lực
(HS hoạt động theo nhóm: 30 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS cho biết quá trình
phong hóa là gì? Chia lớp thành 4 nhóm, giao
nhiệm vụ cụ thể
Nhóm 1,2: Về phong hóa lí học, hóa học.
Nhóm 3,4: Về lí học và sinh học
( Yêu cầu trình bày đặc điểm chủ yếu: nguyên
nhân, kết quả)
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến
thức trên bảng phụ.
*TLCHT32:Miền khô nóng dao động nhiệt độ

lớn; miền lạnh diễn ra sự đóng băng,tan băng
(tác nhân phong hóa lí học chủ yếu)

II. Tác động của ngoại lực:
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá
huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt
độ , nước chảy , sóng biển ……
1.Quá trình phong hóa:
- Là quá trình phá hủy , làm biến đổi các loại đá và
khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ,
nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên
nhiên và sinh vật.
-Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn
có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu
sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
*Vì bề mặt TĐ là nơi tập trung nhiều nhất các + Sự thay đổi nhiệt độ.
tác nhân phong hóa.
+ Sự đóng băng của nước.
*Động Phong Nha (Q Bình)
+ Tác động của con người
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

17



Không khí, nước và những chất khoáng hoà tan
trong nước.. tác dụng vào đá và khoáng vật xẩy
ra các phản ứng khác nhau
*Vì sao rễ cây có thể làm cho đá bị phá hủy
(nghiên cứu kĩ hình 9.3)
- Sự lớn lên của rễ cây, tạo sức ép vào vách khe
nứt làm đá vỡ
- Sinh vật tiết ra khí cacbonic, axit hữu cơ..

-Kết quả: đá nứt vỡ..(Địa cực và hoang mạc)
b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm
biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và
khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các
chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi
thành phần, tính chất hoá học
Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu XĐ, gió mùa
ẩm( dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi)
c. Phong hóa sinh học:
- KN: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác
động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
-Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các
chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.


c. Củng cố – luyện tập : ( 2 phút)
C3 trang 34: Hãy kể một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá hủy đá: Hoạt động khai
thác đá, mỏ, khoan nghiên cứu tự nhiên,thăm dò tài nguyên.
C1 trang 34: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng
lượng của bức xạ MT:Vì dưới tác dụng nhiệt của MT, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng
lượng của các tác nhân ngoại lực ( nước chảy, gió, băng tuyết) trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan
đến bức xạ MT
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1 phút):
Hoàn thiện bài tập sách giáo khoa và chuẩn bị bài mới
___________________________________________________________

Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

18


Ngày dạy
Tại lớp 10A

TIẾT 10:

BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
-Phân biệt được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình
này đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân biệt được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
b.Về kĩ năng:
Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh
c.Về thái độ:
Nhận thức đúng đắn các quá trình ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
SGV, SGV, bài soạn, tài liệu chuẩn kiến thức, bảng phụ, tài liệu tích hợp, tranh ảnh về các dạng địa
hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành...
b.Học sinh: SGK, vở ghi...
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài mới (2 phút)
-Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi:Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sing ra ngoại lực
là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời? (Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoại, trên bề mặt
Trái Đất mà chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng bức xạ Mặt Trời; Nguồn năng lượng chủ yếu sinh
ra ngoại lực là năng lượng bức xạ mặt trời, vì dưới tác dụng nhiệt của MT, đá trên bề mặt thạch
quyển bị phá hủy và nguồn năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết...)
đều có nguồn gốc từ bức xạ MT)
-Định hướng bài: Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu tiếp về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt
Trái Đất.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu quá trình bóc mòn(HS hoạt động 2. Quá trình bóc mòn
theo nhóm: 20 phút )
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy,
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 35 SGK sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm
cho biêt quá trình bóc mòn là gì? Có những hình phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
thức nào?
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác

Bước 2: GV chuẩn kiến thức chia lớp thành 6 nhau
nhóm:
Nhóm 1, 2 trình bày quá trình xâm thực.
Nhóm 3, 4 trình bày quá trình thổi mòn.
a.Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm
Nhóm 5, 6 trình bày quá trình mài mòn.
phong hoá
Yêu cầu trình bày được đăc điểm chính của mỗi -Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển,
quá trình; kết quả tạo thành địa hình của mỗi quá gió, băng hà...
trình.
Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh
Quan sát hình 9.4 ; 9.5 ; 9.6 ; 9.7 và kênh chữ Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối
mục 2, phân biệt, nêu 3 hình thức của quá trình -Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi
bóc mòn: xâm thực, thổi mòn, mài mòn
đất nhô ra biển.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lỡ)
kiến thức trên bảng phụ và sử dụng tranh ảnh.
b.Thổi mòn:
*Địa hình xâm thực: các rãnh nông, các thung - Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh
lũng sông suối, khe rãnh xói mòn.
ở những vùng khí hậu khô hạn.
* Địa hình do gió thổi, khoét mòn: nấm, cột đá, -Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như:
Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

19


bề mặt đá rỗ tổ ong.

* Địa hình mài mòn của sóng biển các bậc thềm
sóng vỗ.
* Địa hình tác động của băng hà: phio, nền đá bị
mài mòn, đá trán cừu.
Kể tên một số dạng địa hình do bóc mòn tạo
thành:
Các rãnh nông do nước chảy tràn tạo thành
Các khe rãnh xói mòn do dòng chảy tạm thời tạo
nên( H 9.4)
Các thung lũng sông suối do dòng chảy thường
xuyên tạo nên
*Tích hợp GDBVMT: Hoạt động của con người
cũng là một ngoại lực làm thay đổi bề mặt Trái
Đất, thay đổi hình thái môi trường
HĐ 2:Tìm hiểu quá trình vận chuyển(HS làm
việc cá nhân: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu khái niệm vận
chuyển. Quan hệ của quá trình này với quá trình
bóc mòn.
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức, yêu
cầu HS ghi nhớ.

nấm đá, cột đá..

c. Mài mòn:Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt
đất đá.
Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng
biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa
hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm
sóng vỗ.


3. Quá trình vận chuyển:
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá
trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động
năng của quá trình.
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại
lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của
trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.

HĐ 3: Tìm hiểu quá trình bồi tụ (HS làm việc cả
lớp: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày quá trình bồi
tụ gồm khái niệm và kết quả
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức.
TLCHT37: Do nước chảy:Bãi bồi, tam giác
châu thổ, ĐB phù sa sông; Do gió: Các cồn cát,
đụn cát; Do sóng biển: Các bãi biển

4. Quá trình bồi tụ:
Quá trình tích tụ các vật liệu ( trầm tích)
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ
dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ
tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.
* Kết quả: tạo nên địa hình mới
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
Yêu cầu HS:
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở

-Nêu quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận hạ lưu sông)
chuyển, bồi tụ.
+ Do sóng biển: Các bãi biển
-Nhận xét về quá trình nội lực và quá trình ngoại
lực
→ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề,
ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng
luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa
hình trên bề mặt Trái Đất.
c.Củng cố – luyện tập : (2 phút )
Yêu cầu HS nắm được sự khác nhau giữa các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 1 phút)
Làm bài tập SGK, chuẩn bị bài thực hành
__________________________________________________

Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

20


Ngày dạy
Tại
lớp
10A

TIẾT 11:

BÀI 10: THỰC HÀNH

NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG
ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng núi trẻ và các
mảng kiến tạo.
b. Về kĩ năng:
Xác định được trên bản đồ các vùng núi trẻ, các vùng có nhiều động đất, núi lửa và nêu
nhận xét
c. Về thái độ: Có thái độ học tập tốt hơn về môn Địa lí
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu tích hợp, bảng phụ, bản đồ mảng
kiến tạo.
b.Học sinh: SGK, vở ghi
3.Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: (2 phút)
Kiểm tra:Câu hỏi: Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo
thành (Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực(nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...)
làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó; Một số dạng địa hình bóc mòn:mương
xói, khe rãnh, thung lũng sông, hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ, hồ băng hà, nấm đá,
phio...)
Định hướng bài: Hôm nay các em tìm hiểu về bài thực hành để củng cố kiến thức.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Xác định các yêu cầu của bài thực * Yêu cầu:
hành(HS làm việc cả lớp: 3 phút ).
1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các

Bước 1: GV yêu cầu HS xác định yêu cầu vùng núi trẻ trên bản đồ.
bài thực hành.
2.Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, núi
Bước 2: GV chuẩn kiến thức gợi ý HS thực trẻ.
hiện
3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa,
núi trẻ với các mảng kiến tạo của Thạch quyển.

HĐ 2:Xác định các vành đai động đất, núi
lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ (HS làm
việc theo cặp:15 phút)
Bước 1: GV chia lớp thành hai dãy, dãy trái
xác định vành đai động đất theo cặp; dãy
phải xác định vành đai núi lửa và vùng núi
trẻ.
Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn
kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ trên bảng và
chỉ trên bản đồ.
* HS phải phân biệt thế nào là núi già và
núi trẻ: “ Núi già là núi hình thành cách đây
Trần Thị Tâm

1.Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các
vùng núi trẻ trên bản đồ.
*Các vành đai động đất: vành đai động đất lớn
nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á,
Nam Á, Đông Á, Nhật Bản, khu vực Bắc Thái
Bình Dương, rồi sang phía tây châu Mĩ; vành đai
động đất dọc sống núi ngầm Đai Tây Dương,...
* Các vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái Bình

Dương, Địa Trung Hải,...
* Vùng núi trẻ:
- Dãy Himalaya (châu Á)
Trường THPT Sơn Nam

21


hàng trăm triệu năm có đỉnh tròn, sườn - Dãy Coocđie (Bắc Mĩ), An đét ( Nam Mĩ)
thoải, thung lũng rộng và nông; Còn núi trẻ
là núi hình thành cách đây mới vài chục
triệu năm có đỉnh tròn, sườn dốc, thung
lũng hẹp, sâu”. Hiện nay núi trẻ vẫn được
nâng cao thêm
2. Nhận xét về sự phân bố của các vành đai núi
lửa, động đất và các vùng núi trẻ.
HĐ 3: Nhận xét về sự phân bố của các -Thường phân bố trùng với nhau
vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi -Thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng
trẻ(HS làm việc cả lớp:15 Phút)
kiến tạo của thạch quyển.
Bước 1: GV yêu cầu HS nhận xét về vị trí - Ví dụ: Dãy Himalaya nằm ở nơi tiếp xúc giữa
phân bố của các khu vực có động đất, núi mảng Ấn Độ- Ôxtrâylia với mảng Á-Âu; vùng núi
lửa, các vùng núi trẻ để rút ra nhận xét.
trẻ Coocđie nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức Bình Dương với mảng Bắc Mĩ; vành đai lửa ở phía
và yêu cầu HS quan sát H10 và H7.3 trang tây TBD nằm ở nơi tiếp xúc của mảng TBD với
38 và trang 27 SGK
mảng Á- Âu…

HĐ 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các vành

đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng
kiến tạo của thạch quyển(HS làm việc cá
nhân:8 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày mối quan
hệ giữa chúng
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức
yêu cầu HS ghi nhớ và chỉ bản đồ
Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô
chờm vào nhau hoặc tách dãn xa nhau thì
tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy
ra các hiện tượng động đất, núi lửa, các
hoạt động tạo núi
* Tích hợp GDBVMT: Tác động của động
đất và núi lửa tới con người và môi trường
sống của con người rất lớn, đây có thể coi
là một thảm họa thiên tai lớn vì vậy ta phải
biết quy luật để phòng tránh thiệt hại thấp
nhất

3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi
lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch
quyển.
Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn
ra sự chuyển dịch của các mảng( tách rời hoặc xô
húc vào nhau)
-Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi
ngầm kèm theo là hiện tượng động đất và núi
lửa:Sự tách rời của mảng Bắc Mĩ- Á-Âu, mảng
Nam Mĩ- Phi hình thành nên vành đai động đất dọc

sống núi ngầm Đại Tây Dương.
-Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các
dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo
là động đất, núi lửa cũng xảy ra: Sự xô húc của
mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với Mảng TBD
hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu
Mĩ kèm theo đó là vành đai động đất, núi lửa...

c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút)
GV chỉ trên bản đồ các vùng động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ và yêu cầu HS ghi nhớ
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 1 phút)
Hoàn thiện bài thưc hành, chuẩn bị bài mới

Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

22


Ngày dạy
Tại
lớp
10A

TIẾT 12:

BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT


1. Mục tiêu bài học:Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức: Biết được khái niệm khíquyển; Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của
các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, XĐ; Biết được khái niệm frông và các frông;hiểu và trình bày
được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu;Trình bày
được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ k 2
b. Về kĩ năng:Nhận biết được kiến thức qua: hình ảnh, bảng số liệu thống kê và bản đồ.
c. Về thái độ: Có cách nhìn đúng về khí quyển
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên:Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bản đồ khí hậu thế giới, bảng phụ...
b. Học sinh:Vở ghi, SGK, bảng nhóm....
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: ( 2 phút)
- Kiểm tra bài cũ: Sự phân bố của các vành đai núi lửa, núi trẻ và động đất có liên quan đến nhau
không? Tại sao?
- Mở bài: Khí quyển có vai trò rất to lớn đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta. Trong bài học
hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về khí quyển và sự phân bố của khí quyển trên Trái Đất.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu khí quyển (HS làm việc cá I. Khí quyển:
nhân:5 phút)
- Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu
Bước 1: GV giới thiệu khái quát về khí quyển ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
Câu hỏi: khí quyển là gì? HS trả lời
- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1% ; ôxi
Bước 2: GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%
phải hiểu được: vai trò bảo vệ TĐ, góp phần
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
sinh vật trên TĐ
1.Cấu trúc của khí quyển: (không dạy)

*Tích hợpGDBVMT :KQ là 1TP của MT
- Vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại,
phát triển của sinh vật và con người , trên TĐ 2. Các khối khí:
HĐ 2: Tìm hiểu các khối khí (HS làm việc cả Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản( 2 BC)
lớp:5 phút)
+ Khối khí cực (rất lạnh): A
Bước 1: GV yêu cầu HS: Tại sao lại có sự + Khối khí ôn đới (lạnh): P
hình thành các khối khí có tính chất khác + Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
nhau
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu:kiểu HD(ẩm): m; kiểu
*Do TĐ hình cầu, khả năng tiếp nhận năng LĐ (khô): c( riêng k2 XĐ chỉ có Em
lượng MT ở mỗi vĩ độ khác nhau, nên khả - Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn
năng tiếp thu nhiệt lượng, cung cấp nước, độ chuyển động, bị biến tính.
ẩm khác nhau tạo ĐK hình thành các khối khí 3. Frông (F) ( diện khí)
(+ Am –Ac;+ Pm – Pc;+ Tm -Tc+ Em)
- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về
HĐ 3: Tìm hiểu về frông(HS làm việc cả lớp: tính chất vật lí
5 phút)
- Trên mỗi bán cầu có hai frông: FA và FP
GV: Tính chất của các khối khí có ổn định + Frông địa cực (FA)
không? Vì sao.
+ Frông ôn đới (FP)
* Khi frông đi qua địa phương thay đổi từ k 2 - Ở khu vực XĐ có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai
này sang k2 kia, các khối khí ngăn cách nhau bán cầu( FIT)
theo một mặt nghiêng( t0, hướng gió, độ ẩm). * Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK cho biết khí XĐ bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí
khái niệm frông ? Kể tên các frông cơ bản có cùng tính chất nóng ẩm.
trên TĐ. dải hội tụ nhiệt đới khác frông ở đặc

Trần Thị Tâm

Trường THPT Sơn Nam

23


điểm chủ yếu nào ?
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức
Giữa 2 khối khí CT và XĐ không tạo ra
frôngthường xuyên và rõ nét, vì chúng đều
nóng và có chung chế độ gió(FIT)
*Sự khác biệt cơ bản:
+ Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các
khối khí XĐ bán cầu Bắc và Nam, đây đều là
2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.
+Frông là mặt tiếp xúc của 2 k 2 có nguồn gốc
khác nhau và khác biệt nhau về tính chất vật
lí.
HĐ 4 : Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không
khí trên TĐ (HS làm việc theo cặp: 5 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS đặc điểm chủ yếu(sự
phân phối bức xạ MT)
Bước 2: GV chuẩn kiến thức
HĐ 5: Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ của
không khí trên TĐ(HS làm việc theo nhóm:
20 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS đọc SGK và chia
nhóm
Nhóm 1,2: dựa vào hình 11.1 và 11.2 và bảng

11 nhận xét và giải thích:
+ Sự thay đổi t0TB năm theo vĩ độ;+Sự thay
đổi biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ ? Tại
sao có sự thay đổi đó
Nhóm 3: Dựa vào hình 11.3 và kênh chữ
SGK: +Xác định địa điểm Veckhôian trên bản
đồ, đọc trị số nhiệt; +Xác định KV có t 0 cao
nhất, đường đẳng nhiệt năm nào cao nhất trên
bản đồ; + Nhận xét sự thay đổi của biên độ
nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ độ
520B; + Giải thích vì sao có sự khác nhau về
nhiệt giữa lục địa và đại dương
Nhóm 4: Dựa vào hình 11.4, kênh chữ T Lời:
+ Cho biết ĐH có ảnh hưởng ntn tới t 0;+ Giải
thích vì sao càng lên cao t0 càng giảm;+ Phân
tích mqh giữa hướng phơi của sườn với góc
nhập xạ và lượng nhiệt nhận được
Bước 2:Đại diện nhóm trình bày,GV CKT
*Giải thích t0TB năm ở vĩ độ 200 cao hơn ở
XĐ: vì ở XĐ năng lượng bức xạ MT giảm
hơn nhiều do có nhiều hơi nước..( có diện tích
đaị dương, rừng lớn)
Đất và nước có sự hấp thụ nhiệt khác nhau.
Nước có khả năng truyền nhiệt nhỏ hơn so
với đất, nên nóng lên và nguội đi chậm hơn
đất. Khi nóng t0k2 trên mặt nước thấp hơn mặt
đất, khi lạnh t0k2 trên mặt nước lại cao hơn
mặt đất
* Tích hợp NLTK- GDMT:Nguồn cung cấp
nhiệt cho k2 ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt

TĐ và bức xạ MT→ sử dụng năng lượng MT
thay thế năng lượng truyền thống.

Trần Thị Tâm

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái
Đất:
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:
-Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật
chất của Mặt Trời tới TĐ, được mặt đất hấp thụ
47%,khí quyển hấp thụ 1 phần(19%).
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối
lưu là nhiệt của bề mặt TĐ được MT đốt nóng
- Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái
Đất.
a.Phân bố theo vĩ độ địa lí:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ XĐ đến cực
(vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc
chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ
dẫn đến lượng nhiệt ít.
- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu
sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn)
b.Phân bố theo lục địa, đại dương:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều
ở lục địa.
+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xahara)
+ Thấp nhất -30,20C (đảo Grơnlen).
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ
nhiệt lớn,do: sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác

nhau
+ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng
do tính chất lục địa tăng dần.
c.Phân bố theo địa hình:
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung
bình cứ 100m giảm 0,60C( không khí loãng, bức xạ
mặt đất yếu.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và
hướng phơi sườn núi:
+Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít
+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn
+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng
Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
* Ngoài ra do tác động của dòng biển nóng, lạnh,
lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người

Trường THPT Sơn Nam

24


c. Củng cố – luyện tập : (2 phút) Trong bài cần nắm được khí quyển là gì, các khối khí và frông và
sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đấtd. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :(1 phút)Hướng dẫn
làm bài tập SGK Tr 43, chuẩn bị bài mớ
Ngày dạy
Tại
lớp
10A

TIẾT 13: BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a. Về kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió
- Nguyên nhân làm thay đổi khí áp
- Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số
loại gió địa phương
b. Về kĩ năng:
Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của
các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.
c. Về thái độ:
Có ý thức hơn trong quá trình nghiên cứu bài học
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
SGK,SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức, kĩ năng, bản đồ khí áp và bảng phụ, Tập bản đồ tự nhiên
b.Học sinh: SGK , vở ghi, bảng nhóm...
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kểm tra bài cũ- định hướng bài: ( 2 phút)
Câu hỏi: Chứng minh rằng nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của
bề mặt TĐ được MT đốt nóng(BXMT tới bề mặt TĐ được phân phối như sau: 30% phản hồi không
gian, 19% được khí quyển hấp thụ, 47% được mặt đất hấp thụ, 4% tới mặt đất lại bị phản hồi lại
không gian; Có 47% BXMT đến mặt đất, bị hấp thụ và biến thành nhiệt năng, sau đó lại được bức xạ
vào khí quyển. Như vậy, nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề
mặt TĐ được MT đốt nóng)
Định hướng bài:Ở lớp 6 các em đã được học về khí áp và gió. Vậy các em còn nhớ khí áp là gì? Bài
học hôm nay cô giáo giúp các em nhớ lại kiến thức đó
b.Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu sự phân bố khí áp(HS Làm
việc cả lớp: 8 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu hình

12.1 và kiến thức cho biết: khí áp là gì? Và
sự phân bố khí áp, các đai áp cao, áp thấp từ
xích đạo đến cực có liên tục không ?Vì sao?
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức, yêu
cầu HS cho biết nguyên nhân hình thành các
đai áp, yêu cầu phải trả lời được:
-Do độ cao: càng lên cao, không khí càng
loãng, sức nén càng nhỏ, nên khí áp giảm
- Do nhiệt độ: nhiệt độ tăng k 2 nở ra làm tỉ
trọng giảm => KA giảm; t0 giảm, k2 co lại=>
tỉ trọng tăng=> KA tăng
- Do độ ẩm:cùng KA và t 0, thì một lít nước
nhẹ hơn 1 lít k2 khô, khi t0 tăng hơi nước bốc
lên chiếm chỗ của k2 khô làm cho KA giảm:
Trần Thị Tâm

Nội dung
I. Sự phân bố khí áp
Khí áp:
Là sức nén của không khí xuống mặt TĐ
Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng
không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau
1.Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng
qua đai áp thấp xích đạo.
Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân
bố xen kẽ nhau giữa lục địa và ĐD
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
a. Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, khí áp
càng giảm( k2 loãng)

b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ càng tăng,
khí áp càng giảm và ngược lại(t 0 tăng không khí nở
Trường THPT Sơn Nam

25


×