Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khoá luận tốt nghiệp con người cô đơn trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 (khảo sát qua tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn và một mình một ngựa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHAN THỊ THƠM

CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975 (KHẢO SÁT
QUA TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG
VƯỜN VÀ MỘT MÌNH MỘT NGỰA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHAN THỊ THƠM

CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975 (KHẢO SÁT
QUA TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG
VƯỜN VÀ MỘT MÌNH MỘT NGỰA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học



ThS. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Phương Hà, người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thơm


LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn
Phương Hà. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả
khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thơm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 8
1.1. Khái quát về con người cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại ......... 8
1.1.1. Khái niệm con người cô đơn ................................................................. 8
1.1.2. Các kiểu con người cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại ............ 9
1.2. Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Một mình một
ngựa ............................................................................................................. 12
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học ............................................. 13
1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một
ngựa ............................................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG BIỂU HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG
TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN VÀ MỘT MÌNH MỘT
NGỰA ......................................................................................................... 17
2.1. Con người cô đơn trước thời cuộc ......................................................... 17
2.1.1. Con người cô đơn khi xây dựng cuộc sống mới .................................. 17
2.1.2. Con người cô đơn trong môi trường mới, cuộc sống mới.................... 20
2.1.3. Con người cô đơn không thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại ............ 23
2.2. Con người cô đơn trong cuộc sống gia đình........................................... 25
2.2.1. Con người cô đơn khi muốn níu kéo, gìn giữ những giá trị truyền thống
..................................................................................................................... 25

2.2.2. Con người cô đơn khi chạy theo những cám dỗ, ham muốn vật chất .. 27
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN VÀ MỘT
MÌNH MỘT NGỰA ................................................................................... 30


3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ........................................................ 30
3.2. Ngôn ngữ............................................................................................... 33
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 33
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm................................................................ 35
3.2.3. Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm ........................................................... 38
3.3. Giọng điệu ............................................................................................. 40
3.3.1. Giọng điệu trữ tình, tha thiết, sâu lắng ................................................ 40
3.3.2. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm .............................................................. 42
3.3.2. Giọng điệu thương cảm, xót xa……………………………………….44
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………....46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 47


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Có thể thấy, văn học Việt Nam sau năm 1986 chuyển mình sang
thời kì mới, hướng tới cảm hứng thế sự, đời tư. Chính vì vậy, nhiều nhà văn
đã tìm đến tiểu thuyết để phản ánh sâu rộng bức tranh hiện thực xã hội rộng
lớn. Họ đã khám phá con người với mọi mặt của cuộc sống đời thường, con
người công dân với những khát vọng lớn lao, con người tự nhiên với những
khát vọng bản năng thầm kín, con người đời tư với những lo âu và bi kịch,
con người hoài nghi, bất an, hay là con người cô đơn với những khao khát
được giải thoát... Trong đó con người cô đơn là đối tượng được nhiều nhà văn
khám phá tạo nên những tác phẩm đặc sắc như Mùa lá rụng trong vườn, Một

mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tướng về hưu,
Thương nhớ đồng quê, Chút thoáng Xuân Hương, Trương Chi (Nguyễn Huy
Thiệp), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) …
1.2. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn mở đường cho sự
nghiệp đổi mới văn học. Với quan niệm sáng tác “nhìn thẳng vào sự thật, nói
cho rõ sự thật”, tác phẩm của ông đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi
trên diễn đàn văn học. Ma Văn Kháng thành công ở cả hai thể loại truyện
ngắn và tiểu thuyết, đạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải nhì trong cuộc
thi truyện ngắn của báo Văn nghệ 1967 – 1968, Giải thưởng Hội Nhà văn
(năm 1984), Giải thưởng hội nhà văn Việt Nam (năm 1995), Giải thưởng văn
học Đông Nam Á (năm 1998) … Với những thành tựu đạt được, Ma Văn
Kháng đã khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của mình trong nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
1.3. Văn học là nhân học, xét cho cùng cái đích đến của nhà văn trong
mọi tác phẩm văn chương là con người. Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn và Một mình một ngựa, Ma Văn Kháng đã khám phá và phát hiện những
đặc sắc về con người trong các mối quan hệ, nổi bật là hình tượng con người
cô đơn, lạc lõng và con người tha hóa, biến chất trong cuộc sống thời kì đổi
mới. Ông viết về con người, viết cho con người bằng những chiêm nghiệm,

1


bằng sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Có thể thấy tác phẩm đã chạm đến trái
tim độc giả một cách chân thực, sâu lắng.
1.4. Gần đây, đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn (trích từ tiểu thuyết
cùng tên của Ma Văn Kháng) được đưa vào giảng dạy trong chương trình bộ
môn Ngữ văn ở bậc THPT. Vì thế, tìm hiểu đề tài Con người cô đơn trong
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 (khảo sát qua tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn và Một mình một ngựa) giúp chúng tôi có những hiểu biết

sâu sắc hơn tác phẩm, về giá trị tư tưởng và khuynh hướng văn học đổi mới
sau 1975. Đồng thời, đây là nguồn tư liệu cho giáo viên THPT rèn luyện,
nâng cao trình độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học vào việc
giảng dạy các tác phẩm trong nhà trường. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau
1975 (khảo sát qua tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một
ngựa).
2. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng là một nhà văn có những đóng góp xuất sắc cho nền
văn học Việt Nam hiện đại. Thành tựu mà ông đạt được cho ra đời hơn 20
truyện ngắn, 15 tiểu thuyết, một hồi kí văn chương, một tiểu luận và bút kí
nghề văn. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thực sự thu hút được sự chú ý, quan
tâm của đông đảo công chúng cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Nhà phê bình văn học Lã Nguyên trong bài viết Khi nhà văn đào bới
bản thể ở chiều sâu tâm hồn đăng trên Tạp chí văn học số 9 (1999) in trong
lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng nhận định: “Ma Văn
Kháng là nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên,
cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của
nó…” [9]. Chính vì vậy khi đọc những sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng ta
nhận thấy những vấn đề có ý nghĩa dân tộc, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Bản thân Ma Văn Kháng từng chia sẻ: “Mỗi tác phẩm tôi viết ra đều
ứng với một phần cuộc đời tôi. Cơn mưa mùa hạ viết về thời kì đổi mới. Mùa
lá rụng trong vườn là những câu chuyện thời hậu chiến xảy ra ở gia đình.
Tác phẩm tôi để tâm lực vào nhiều nhất đó là Một mình một ngựa gắn với

2


quãng thời gian tôi làm thư kí cho tỉnh ủy Lào Cai. Đồng bạc trắng hoa xòe
hay Chim én liệng trời cao là cuộc đời 25 năm gắn bó với mảnh đất, con

người Tây Bắc. Lưu bút cuộc đời chất chứa giá trị gia đình, tập hợp những kỉ
niệm về người mẹ của tôi”. Ông cho rằng: “Văn chương là niềm vui lớn của
cuộc đời tôi”. Tác giả đã đem đến cho bạn đọc những tác phẩm giàu sự hiểu
biết về chính cuộc đời của ông một cách chân thực nhất.
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất bản năm 1985, nó đã nhận
được sự quan tâm, bàn luận của độc giả, cũng như giới nghiên cứu, phê bình.
Tác giả Kim Vinh trong bài nghiên cứu Nhà văn Ma Văn Kháng trong sự
nghiệp đổi mới văn nhận xét: “ Tác phẩm của anh được đọc nhiều và thảo
luận sôi nổi một phần vì đã đề cập đến vấn đề gia đình... Ma Văn Kháng có lẽ
cũng là một trong số ít các nhà văn hiện nay quan tâm đặc biệt đến tầng lớp
bình dân, cụ thể là bình dân Hà Nội. Dưới ngòi bút của anh, hình ảnh người
bình dân hiện lên với tất cả sự tốt đẹp và phức tạp trong tính cách, phẩm
chất. Có thể coi Lý là nhân vật thành công nhất của Ma Văn Kháng và của cả
văn học sau 1975 ở lĩnh vực này” [18,18].
Trong bài viết đăng trên Tạp chí Đại học Vinh (2006) với nhan đề Bi
kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng,
tác giả Nguyễn Công Thanh cho rằng: “Truyền thống văn hóa dân tộc và
truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó
trong thời đại mới là những vấn đề cơ bản mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
Khăng khăng giữ lại tất cả những gì của ngày xưa không phải là chuyện hợp
thời, nhưng thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi nề nếp nhất định sẽ dẫn tới bi
kịch” [15].
Từ góc độ nghệ thuật, khi nghiên cứu tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn, tác giả Trần Cương (1985) với bài viết Mùa lá rụng trong vườn – Một
đóng góp mới của Ma Văn Kháng đăng trên Báo Nhân dân chủ nhật nhận xét:
“Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một
quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong
cách nghệ thuật của mình” [2].

3



Nghiên cứu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Hoàng Sơn
(1985) trong bài viết Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn đăng
trên Báo Tiền phong nhận định: “Thật ra vấn đề gia đình chỉ là cái cớ, vỏ bọc
bên ngoài. Điều nhà văn tìm hiểu cũng là điều muốn nói với bạn đọc là vấn
đề sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [4, 14].
Bên cạnh tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Một mình một ngựa là
tác phẩm mà Ma Văn Kháng tâm huyết nhất. Nó là sự trải nghiệm, là hành
trình trong chính cuộc đời của nhà văn. Ông đã tâm sự trên trang Vietinfo,
(04/2009): “Thật tình tôi đã định không viết tiểu thuyết. Nhưng trong những
ngày nghỉ ngơi, ngẫm lại đời mình, tôi bỗng nhận ra còn một đoạn đời có
chút ý nghĩa của mình bị chính mình lãng quên. Ấy là mấy năm trời tôi sang
làm thư kí cho bí thư tỉnh ủy. Ở đó tôi được sống và công tác với hai lớp
người: người cán bộ lãnh đạo trong ban Thường vụ tỉnh ủy và các cán bộ trợ
lý giúp việc. Và thế là tôi quyết định phải kể nốt những truyện mình đã viết ở
đoạn đời này”. Có thể nói đây chính là cách lí giải sự ra đời của tiểu thuyết
Một mình một ngựa. Ma Văn Kháng đã tái hiện lại những kỷ niệm với vùng
đất Lào Cai từ năm 1955 với vai trò là giáo viên. Đến năm 1965 ông làm thư
ký cho bí thư tỉnh ủy Trường Minh. Soi chiếu vào tác phẩm, người đọc có thể
thấy được hình bóng của nhà văn qua nhân vật Toàn.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Một mình một ngựa, Đỗ Hải Ninh trong bài
viết Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Một mình một ngựa (đăng trên
www.phongdiep.net ngày 28/7/2009) đã cho rằng: “Sức nặng ở nhân vật
Quyết Định không chỉ ở hình tượng một mình một ngựa oai hùng, dũng mãnh
mà còn nằm ở những đoạn độc thoại, dòng ý thức với những tâm sự sâu kín
của ông” [10]. Tác giả của bài viết đã có cái nhìn khái quát về hệ thống nhân
vật trong cuốn tiểu thuyết.
Bàn về nhân vật trong tiểu thuyết, nhà phê bình Hoài Nam có những
nhận định tinh tế: “Di chuyển điểm nhìn vào từng nhân vật khiến sự trần thuật

trở nên phức hợp, đa tuyến, cuốn tiểu thuyết đã đi sâu vào thế giới bên trong
con người, mở rộng nhận thức hiện thực đồng thời tạo nên sự đa nghĩa, nhiều
tầng của tác phẩm”. Tác giả nhấn mạnh: “Một mình một ngựa không có
nhiều đột phá, cách tân trong nghệ thuật tự sự nhưng hấp dẫn ở cách kể
4


chuyện hóm hỉnh, tạo được điểm nhấn ấn tượng” [8]. Ở đây, nhà nghiên cứu
đã chú ý đến yếu tố tự truyện của tác phẩm, trong đó người kể chuyện là hàm
ẩn, được kể theo điểm nhìn của nhân vật Toàn, sau đó khéo léo di chuyển
điểm nhìn vào nhân vật khác làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Nhận xét về phương diện nghệ thuật, tác giả Bình Nguyên Trang trong
bài viết Ma Văn Kháng, nửa thế kỉ một mình một ngựa cho rằng: “Một mình
một ngựa có cấu trúc chặt chẽ, các tuyến nhân vật và các chi tiết được đan
cài vào nhau một cách tài tình, xuyên suốt trong tác phẩm đã tái hiện cái đẹp
và cái hạn chế của một thời đã đi vào quá vãng” [16]. Tác giả của bài viết đã
đánh giá về sự vững vàng và kĩ thuật của một cây bút văn xuôi có quá trình và
bản lĩnh.
Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến hai tác
phẩm này. Có thể liệt kê đến: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thúy Hà
(2010) với nhan đề Ám ảnh về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một
ngựa của Ma Văn Kháng đã chỉ ra chân dung những con người kiêu hùng và
đầy mặc cảm cô đơn đó là nhân vật Quyết Định – hình ảnh một thế hệ cán bộ
cách mạng vừa hiên ngang, vừa oanh hùng, vừa cô đơn và nhân vật Toàn –
hình ảnh người trí thức phân tâm sống giữa cộng đồng mà không thể hòa hợp,
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Giang (2009) với tên gọi Thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng đã chỉ ra các
kiểu nhân vật như nhân vật tự ý thức, nhân vật tha hóa, Luận văn Thạc sĩ của
Dương Thị Sáu (2013) – Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời
kì đổi mới cũng chỉ ra các kiểu nhân vật đó là nhân vật người trí thức, nhân

vật người phụ nữ và các loại nhân vật khác.
Tóm lại, qua việc khảo sát và tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi thấy có
rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập tới hai tiểu thuyết này. Nhưng
các bài viết, công trình nghiên cứu mang tính chất lẻ tẻ hoặc là những vấn đề
gợi mở, chưa thực sự đi sâu. Từ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Con người cô
đơn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau năm 1975 (khảo sát qua tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa) cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ những biểu hiện
con người cô đơn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 (khảo sát qua
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa) trên phương diện
nội dung và nghệ thuật. Qua đó thể hiện quan niệm nhà văn, đồng thời khẳng
định vị trí Ma Văn Kháng đối với văn học đổi mới sau 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu khái niệm con người cô đơn và các kiểu con người
cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại.
Thứ hai: Tìm hiểu một số phương diện nội dung về hình tượng con
người cô đơn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 (qua hai tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa) như: con người cô
đơn trước thời cuộc, con người cô đơn trong cuộc sống gia đình…
Thứ ba: Tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật như nghệ thuật xây
dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, góp phần thể hiện hình tượng con người
cô đơn.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong giới hạn của một khóa luận, chúng tôi
tập trung nghiên cứu vấn đề: Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng sau 1975 (khảo sát qua tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và
Một mình một ngựa)
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (Nhà xuất bản Văn học, 2016)
+ Tiểu thuyết Một mình một ngựa (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2015)
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:

6


- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, bình giảng tác phẩm
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận được triển khai thành ba chương
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nội dung biểu hiện con người cô đơn trong tiểu thuyết Mùa
lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện con người cô đơn trong tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa

7


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về con người cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại
1.1.1. Khái niệm con người cô đơn
Theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, Nxb Đà Đẵng (2006):
“Cô đơn” tức là “chỉ có một mình, không có người thân, không nơi nương
tựa”. Như vậy, có thể hiểu cô đơn là một mình, sống đơn độc không có ai bên
cạnh, không nương tựa được vào đâu, tách biệt với thế giới xung quanh,
không chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh.
Theo chiết tự chữ Hán trong từ điển của tác giả Thiều Chửu, “cô” nghĩa
là “mồ côi, mồ côi cha sớm”, cũng có nghĩa là “cô độc, trơ trọi một mình,
không ai giúp đỡ”. “Đơn” có nghĩa là “lẻ”, “riêng” và chỉ có “một”. Vậy “cô
đơn” chỉ sự lẻ loi, cô độc, đơn chiếc của con người.
Từ góc độ triết học “cô đơn” thuộc về vô thức. Nó được xem là một
trạng thái tồn tại sẵn có trong mỗi con người. Cô đơn cũng tồn tại như những
cảm xúc khác của con người (hỉ, nộ, ái, ố…), nó mang trong mình những đặc
trưng, những giá trị riêng có, để khác biệt với những trạng thái cảm xúc khác.
Trong cuốn Từ điển tâm lí của tác giả Nguyễn Khắc Viện (2001), khái
niệm cô đơn được định nghĩa là “một trong những yếu tố căn nguyên tâm lí
ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người khi ở vào một tình huống
không quen thuộc (bị thay đổi) hoặc hoàn cảnh bị cách ly thực nghiệm, địa lý,
xã hội hay do bị tù, các mối quan hệ trực tiếp với những người khác bị cắt đứt
gây ra những phản ứng cảm xúc cấp tính trong một loạt các trường hợp xuất
hiện sự sốc tâm lí với các biểu hiện chính: lo âu, trầm cảm và rối loạn thần
kinh thực vật” [10, 17].
Như vậy, cô đơn là một trạng thái tâm lí phổ biến của con người. Đó là
trạng thái mà con người cảm thấy hoang mang, lạc lõng, khi không có ai ở
bên. Cốt lõi của sự cô đơn là nỗi sợ bị bỏ rơi, bị lãng quên, không được công
nhận, không được thấu hiểu và đồng cảm.

8



Nỗi cô đơn của con người bao gồm các cấp độ. Thứ nhất là cảm xúc cô
đơn, những cảm xúc rời rạc, riêng lẻ, thoáng qua. Thứ hai là cảm giác cô đơn,
đó là một quá trình tâm lí, xuất hiện khi có các sự vật, hiện tượng của thế giới
xung quanh tác động trực tiếp vào con người. Thứ ba là tâm trạng cô đơn, nó
được hiểu là những biểu hiện tâm lí tồn tại trong một khoảng thời gian tương
đối ổn định và trực tiếp chi phối đến người mang tâm trạng đó về nhiều mặt.
Như vậy, có thể hiểu con người cô đơn là trạng thái tâm lí lẻ loi, đơn
chiếc tự bản thể hoặc bị rơi vào hoàn cảnh bị cắt đứt sợi dây liên hệ với cuộc
đời.
1.1.2. Các kiểu con người cô đơn trong văn học Việt Nam đương
đại
Ngay từ văn học Trung đại con người cô đơn đã xuất hiện. Chịu ảnh
hưởng của ý thức hệ phong kiến “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, những tài
năng lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Du… với cá tính mạnh mẽ, không chịu bó hẹp trong bất kì khuân khổ nào, họ
đã “vượt khung thời đại”, đứng ngoài trật tự chung của xã hội. Bởi vậy, họ
cảm thấy cô đơn, thu mình vào thế giới nội tâm cá nhân. Con người nhập thế
như Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn. Người có chí phò vua giúp nước như
Nguyễn Du phải than thầm:
“Bất tri tam bác dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Độc Tiểu Thanh kí)
Đó là những vần thơ tột cùng cô đơn của Nguyễn Du – một hồn thơ tài
hoa bạc mệnh. Nguyễn Du cảm thấy cô độc trong cuộc đời, không có ai là tri
âm, tri kỉ. Nhà thơ cất lên tiếng hỏi về một tương lai xa xôi, ba trăm năm nữa,
liệu rằng có ai thương xót cho mình, hiểu mình. Trong suốt chiều dài thời
gian, chiều rộng không gian, các thi nhân trung đại tự đối diện với trời đất vô
tận, với dòng thời gian vô thủy, vô chung mà nhận ra “nỗi cô đơn thăm thẳm”

của cuộc đời mình. Đó không chỉ là nỗi cô đơn riêng của cái tôi trữ tình mà
còn là nỗi cô đơn, chới với của cả một giai đoạn lịch sử đang phải chống chọi
với nhiều bi kịch đau thương.
9


Đến đầu thế kỉ XX, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân làm nên một cuộc
cách mạng lớn trong văn học Việt Nam. Xung quanh cái tôi cá nhân, văn học
khám phá thêm nhiều giá trị mới. Chủ đề con người cô đơn vốn manh nha từ
văn học trung đại đến giai đoạn này trở thành mối quan tâm lớn hơn, ám ảnh
hơn. Điều này tạo tiền đề để văn học 1930 – 1945 có cuộc bứt phá ngoạn
mục, đặc biệt là phong trào thơ Mới. Thơ Mới đã đem đến quan niệm nhân
sinh, quan niệm nghệ thuật mới mẻ. Thơ Mới đã tạo nên tiếng nói giải phóng
cái tôi cá nhân trong sự bất hòa với thực tại. Chính sự bất hòa này, tạo nên sự
cô đơn cho con người.
Xuân Diệu là thi sĩ tài hoa có lòng yêu sống, ham sống nồng nàn nhưng
rồi ông cũng nhận ra sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời:
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua
Xuân con non, nghĩa là xuân sẽ già”
(Vội vàng)
Sự cô đơn, nỗi lo âu vì thế thường trực trong thơ Xuân Diệu. Thi sĩ cô đơn khi
ông nhận ra tương quan giữ bản thân mình với thế giới xung quanh :
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bạn bè nổi cùng ta”
(Hi Mã Lạp sơn)
Bên cạnh nỗi cô đơn của thi sĩ Xuân Diệu ta còn thấy nổi bật lên nỗi cô
đơn tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử. Một con người ham sống nhưng lại bị tước
đoạt đi sự sống. Đau đớn, cô đơn do phải chịu đựng bệnh tật một mình, lúc
nhận ra thời gian sống của bản thân không còn nhiều nữa, Hàn Mặc Tử trở
nên tuyệt vọng, ám ảnh trước cái chết và sự cô đơn.

Nếu như nỗi buồn của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử là nỗi buồn thời gian
thì đến Huy Cận ta bắt gặp một nỗi buồn không gian. Chính không gian bao
la, rợn ngợp của trời đất đất : “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” (Tràng
giang), đã làm nên nỗi buồn thiên cổ : “Một chiếc linh hồn nhỏ / Mang mang
thiên cổ sầu” (Ê chề). Nỗi buồn chất chứa dai dẳng trong hồn thơ Huy Cận trở

10


thành nỗi cô đơn trong chính cõi lòng thi nhân : “Củi một cành khô lạc mấy
dòng” (Tràng giang)
Có thể khẳng định, Xuân Diệu đến Hàn Mặc Tử tới Huy Cận đều mang
trong mình nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn của họ bắt nguồn từ việc họ đem cái tôi
đối diện với vũ trụ, rồi nhận ra sự nhỏ nhoi, phù du của kiếp người. Càng cố
gắng vượt thoát, quẫy đạp ra khỏi nỗi cô đơn thì họ lại càng nhận ra cái mênh
mông, vô hạn của thế giới, càng đào sâu hơn nữa vào cái tôi cá nhân bản thể
thì lại càng cô đơn.
Đến giai đoạn 1945 – 1975, hình ảnh con người cô đơn hầu như vắng
bóng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đòi hỏi văn học mang ý thức cộng đồng,
khẳng định con người của đoàn thể, tập thể trong cuộc đấu tranh giành độc
lập tự do. Thái độ khắt khe của dư luận với những tác phẩm có âm hưởng
buồn như Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Vòng trắng của Phạm Tiến Duật
giải thích vì sao chủ đề cô đơn không có chỗ dựa trên diễn đàn văn học.
Sau năm 1975 đất nước hòa bình và đi vào quỹ đạo đổi mới, ý thức cá
nhân xuất hiện trở lại. Văn học được giải phóng khỏi chức năng tuyên truyền
cổ vũ để mở rộng khám phá cuộc sống và con người. Những biến động lớn
lao của cuộc sống, những bất an trước thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ là cơ
sở cho sự quan tâm đến trạng thái cô đơn và hình tượng con người cô đơn.
Trạng thái cô đơn thấm đượm trong những dòng thơ mang cảm hứng thế sự
và đời tư, phảng phất trong những bài thơ triết lí về bản thể con người. Trong

văn xuôi, các nhà văn đi sâu vào hiện thực xã hội về đề tài hôn nhân, gia đình,
đô thị. Khi hiện thực được phơi mở ở nhiều khóc khuất hình ảnh con người cô
đơn xuất hiện. Nguyễn Khải với nhiều nhân vật “lạc thời”. Chu Lai, Bảo Ninh
khắc họa những nhân vật bị chấn thương tinh thần bởi chiến tranh, đánh mất
mối liên hệ với hiện tại. Tạ Duy Anh có những trang viết ám ảnh về hành
trình cô độc của những cá thể con người trong cuộc xô dạt dữ dằn của thời
cuộc. Ông tướng một thời oanh liệt trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp dù có một quá khứ xuất sắc nhưng khi về với thời buổi hiện tại thì vẫn
cô đơn. Trong Thời xa vắng của Lê Lựu cô đơn luôn thường trực ở mỗi
nhân\vật Giang Minh Sài, Châu, Tuyết. Đó là nỗi cô đơn khi họ không còn
chung mục đích, lí tưởng, và nó không còn phù hợp với xã hội đương thời. Vì
11


vậy

họ trở nên lạc lõng, cô đơn. Đặc biệt là trong tiểu thuyết Mùa lá rụng

trong vườn và Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng gợi ra hình ảnh con
người cô đơn khi cố níu kéo, gìn giữ những giá trị truyền thống, khi không thể
bắt nhịp được với cuộc sống đời thường, hay con người cô đơn khi xây dựng
cuộc sống mới, cô đơn trong cuộc sống, môi trường mới.
Tóm lại, có thể khẳng định : từ xưa đến nay con người cô đơn luôn
đồng hành với văn học. Ở mỗi thời đại, các nhà văn, nhà thơ lại khám phá ra
những nỗi cô đơn khác nhau của con người, làm nên sự phong phú đa dạng
cho văn học. Nỗi cô đơn trở thành đối tượng khám phá của các nghệ sĩ ở mọi
thời đại.
1.2. Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Một mình một
ngựa
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học

1.2.1.1. Cuộc đời
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày
01/12/1936 tại phường Kim Liên, quận Đống Đa (nay là quận Ba Đình – Hà
Nội). Mười bốn tuổi, Ma Văn Kháng tham gia tổ chức thiếu sinh quân rồi
được cử đi học ở khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1960, ông học
khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, Ma Văn
Kháng lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn. Về sau nhà văn được
Tỉnh ủy điều về làm thư kí cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy Trường Minh, rồi làm
phóng viên, phó tổng biên tập báo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai. Bút danh Ma
Văn Kháng xuất hiện từ đó.
Sau khi đất nước thống nhất, cuối năm 1976, nhà văn chuyển
công tác về tại Hà Nội và giữ chức Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà xuất bản
Lao động. Từ tháng 3/1955, ông là Uỷ viên ban chấp hành, ủy viên Đảng
đoàn Hội nhà văn Việt Nam khóa V, Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước
ngoài.
Sinh ra ở thủ đô nhưng Ma Văn Kháng đã dám dấn thân khám
phá vùng đất mới lạ, đầy khó khăn ở Tây Bắc. Ở đây, nhà văn đã dành hết
thanh xuân, nhiệt huyết của mình để góp phần sức mình xây dựng, thay đổi
12


mảnh đất còn khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu. Tất cả những việc mà nhà văn đã
làm ở nơi đây, đã để lại trong ông bao kỉ niệm, những chiêm nghiệm về cuộc
đời, về con người, đây là nguồn cảm hứng đề nhà văn viết nên nhiều tác phẩm
hay và độc đáo.
Năm 1976 khi chuyển về Hà Nội công tác, sống giữa đô thị hiện đại với sự
thay đổi chóng mặt của xã hội mới với muôn vàn những bộn bề bon chen và
phức tạp đã tạo nên cảm hứng sáng tác cho nhà văn. Ông đã quan sát cuộc
sống sâu sắc, tỉ mỉ, toàn diện, và thành công với nhiều tác phẩm giàu giá trị,
giàu tính nhân văn. Nhà văn từng chia sẻ:“Mỗi tác phẩm tôi viết ra đều ứng

với một phần cuộc đời tôi”. Cả cuộc đời của Ma Văn Kháng cống hiến, làm
việc hết mình, vừa hoàn thành tốt sự nghiệp chung của đất nước vừa chắt lọc
những mẩu nhỏ của cuộc đời mình để tạo nên những tác phẩm văn học đặc
sắc, thỏa mãn niềm say mê và dành trọn cho những trang văn của mình.
1.2.1.2. Sự nghiệp văn học
Ma Văn Kháng là nhà văn có bút lực dồi dào. Ông sáng tác rất
nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Các tác phẩm của Ma Văn Kháng tập trung
vào hai đề tài chính, đó là cuộc sống của nhân dân miền núi cao Tây Bắc và
đời sống của nhân dân thành thị trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ sau năm
1975.
Các tác phẩm chính của ông bao gồm:
* Tiểu thuyết
Đồng bạc trắng hoa xòe (1979)
Vùng biên ải (1983)
Trăng non (1984)
Mưa mùa hạ (1982)
Mùa lá rụng trong vườn (1985)
Võ sĩ lên đài (1986)
Côi cút giữa cảnh đời (1989)
Đám cưới không có giấy giá thú (1989)
13


Chó bi, đời lưu lạc (1992)
Một chiều lộng gió (1998)
Ngược dòng nước lũ (1999)
Một mình một ngựa (2009)
* Truyện ngắn
Ngày đẹp trời (1986)
Trái chín mùa thu (1988)

Heo may gió lộng (1992)
Trăng soi sân nhỏ (1994)
Ngoại thành (1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng (1996)
Vòng quay cổ điển (1997)
* Hồi kí
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng thương nhớ (2009)
Đặc biệt, nhà văn được trao nhiều giải thưởng danh giá như: Giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1986); Giải thưởng của Hội đồng Văn
xuôi Hội Nhà văn Việt Nam (1995); Giải thưởng Văn học ASEAN (1995);
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (năm 2001); Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học nghệ thuật (2012).
Có thể thấy Ma Văn Kháng chính là một cây đại thụ của làng văn
học Việt Nam. Ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà một khối lượng
tác phẩm lớn và giàu giá trị, góp phần làm nền văn học phong phú hơn đa
dạng hơn cả về nội dung và nghệ thuật.
1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và Một mình
một ngựa
Ma Văn Kháng là một nhà văn tâm huyết, ông giành cả cuộc đời
cho nghiệp văn chương. Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn. Ở
giai đoạn đầu tiên, ông sáng tác những truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài
miền núi.
14


Ở giai đoạn sau, Ma Văn Kháng chuyển hướng sang đề tài thành
thị với những tiểu thuyết tiêu biểu như Mùa lá rụng trong vườn và Một mình
một ngựa
Mùa lá rụng trong vườn ra đời gây chấn động dư luận và nó
được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời làm văn của tác giả.Tiểu
thuyết hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm

1985. Cho đến giờ, dù đã hơn ba mươi năm trôi qua nhưng Mùa lá rụng trong
vườn vẫn là cuốn tiểu thuyết “gối đầu giường”, vẫn còn nguyên giá trị, gợi
nhiều suy nghĩ với độc giả.
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, xoay quanh câu chyện về
gia đình ông Bằng – một gia đình trí thức cũ ở thủ đô lúc bấy giờ. Ông Bằng
là một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu. Ông có năm người con trai, con cả
của ông là anh Tường tham gia chiến tranh và hi sinh ngoài mặt trận, chị Hoài
là con dâu, mặc dù đã tái giá nhưng luôn quan tâm, chia sẻ và có trách nhiệm
với gia đình chồng cũ. Đông là con trai thứ hai, một trung tá đã xuất ngũ, có
thái độ sống đơn giản, thờ ơ đến mức vô tâm, đối lập hẳn với Lý (vợ Đông),
một người phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, thực dụng có phần chua ngoa, ghê
gớm. Người con thứ ba của ông là Luận, một nhà báo với nhiều suy tư triết lí,
vợ anh là Phượng một người sống hết sức tình cảm, chân thành. Thứ tư là Cừ,
người con khiến ông Bằng phải đau đầu nhất. Trong mắt người cha, Cừ là một
đứa con hư hỏng, bỏ gia đình, bỏ vợ con trốn sang nước ngoài. Người em út
là Cần đang du học ở Liên Xô và sắp về nước. Cứ tưởng rằng, một gia đình
mẫu mực có nề nếp gia phong sẽ được ổn định, nhưng cuối cùng nếp sống ấy
lại bị phá hoại bởi sự biến động của nền kinh tế thị trường. Chỉ sau một năm,
có biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng. Biết tin Cừ phản bội
Tổ quốc, trốn ra nước ngoài, ông Bằng suy sụp rồi qua đời, Lý mải chạy theo
ham muốn, dục vọng cá nhân mà trượt dài trên con đường sa ngã. Gia đình
“mẫu mực” ấy đã đổ vỡ rồi rơi vào bi kịch.
Năm 2009 tiểu thuyết Một mình một ngựa ra đời. Đây là cuốn
tiểu thuyết thứ mười ba của Ma Văn Kháng, được coi là tác phẩm nhà văn
tâm đắc, dụng công viết vì nó là một phần của cuộc đời ông. Trong đó nhà
văn từng tâm sự: “Một mình một ngựa là đoạn đời mà bây giờ tôi mới viết nó
15


ra để mọi người có thể hình dung đầy đủ về bản thân tôi”. Cuốn tiểu thuyết là

câu chuyện kể về quãng đời mà ông ở Lào Cai làm thầy giáo rồi làm thư kí
cho bí thư tỉnh ủy Trường Minh.
Một mình một ngựa là câu chuyện trong những năm chiến tranh
chống Mỹ - câu chuyện của hai thế hệ: Bí thư Quyết Định và nhân vật Toàn –
một giáo viên dạy văn bị luân chuyển công tác sang làm thư kí cho Bí thư
Tỉnh ủy. Trong cuốn tiểu thuyết, nổi bật hình tượng Bí thư Định sớm giác ngộ
cách mạng, “một mình một ngựa” lao vào sào huyệt của thổ ty chúa đất để
thuyết phục họ theo cách mạng. Ông có một năng lực chính trị vững vàng
nhưng cũng là một con người có nội tâm phức tạp. Ông có những điểm đáng
tự hào nhưng cũng có những hạn chế và mang trong mình nỗi cô đơn. Còn
nhân vật Toàn vì quá yêu nghề giáo và bị ràng buộc bởi những kỉ niệm đẹp
với nghề nên anh cảm thấy cô đơn khi không thể hòa nhập được với môi
trường mới, cuộc sống mới. Chính vì thế, khi đọc Một mình một ngựa độc giả
sẽ thấy hiện lên hình ảnh nhân vật vừa kiêu hùng lại vừa cô liêu.
Mùa lá rụng trong vườn và Một mình một ngựa đều là những
tiểu thuyết đặc sắc của Ma Văn Kháng. Cả hai tiểu thuyết đều thành công và
tạo nên dấu ấn trong lòng độc giả bởi sự chân thực, sâu lắng và giàu ý nghĩa
nhân sinh.

16


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG BIỂU HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU
THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN VÀ MỘT MÌNH MỘT NGỰA
Sau năm 1975, đất nước thống nhất bước vào thời kì khôi phục và phát
triển. Nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với chủ trương mở cửa hội cùngthế
giới. Điều này kéo theo sự thay đổi về mặt xã hội, văn hóa. Lúc này đời sống
văn hóa – tư tưởng diễn biến khá phức tạp, con người phải thật nhanh nhạy để

thích ứng với sự thay đổi đó. Con người phải đối mặt với những biến cố, thử
thách. Để rồi không ít người rơi vào tình trạng mâu thuẫn, trở thành kẻ lạc
thời, bảo thủ, không chịu tiếp thu những giá trị mới phù hợp. Tất cả điều đó
khiến cho con người của thời đại mới mang trong mình nỗi cô đơn. Ma Văn
Kháng bắt kịp với những bề bộn ngổn ngang của thời đại mới. Tiểu thuyết
của ông đi sâu phản ánh hiện thực đời sống mà nổi bật là nỗi cô đơn của con
người. Nhà văn đã có những phát hiện tinh tế để làm nổi bật lên nỗi cô đơn
của con người trong chính gia đình mình, cô đơn ngay trong cộng đồng mình
đang sống.
2.1. Con người cô đơn trước thời cuộc
2.1.1. Con người cô đơn khi xây dựng cuộc sống mới
Ngay nhan đề tiểu thuyết Một mình một ngựa đã thể hiện nỗi cô đơn,
nổi bật là hình tượng nhân vật Bí thư tỉnh ủy Định. Ông xuất thân dân tộc
Tày, tên thật là Nông Đình Khoan. Bí thư Định là người có bản lĩnh chính trị
vững vàng, một mình một ngựa vào tận hang ổ của thổ ty, chúa đất để vận
động họ đi theo Cách mạng. Từ một người thanh niên cộng sản, giờ đây ông
đã trở thành một Bí thư tỉnh ủy, dồn hết tâm huyết và sức lực để cải thiện đời
sống cho bà con nông dân vùng núi này. Cứ tưởng rằng ông cùng với ban
thường vụ tỉnh ủy sẽ đoàn kết, hợp sức hợp lòng xây dựng cuộc sống tốt đẹp
cho mọi người nhưng ông Bí thư Tỉnh ủy lại rơi vào cảnh cô đơn, lẻ loi giữa
tập thể cán bộ mỗi người một kiểu: “Cỗ xe này do năm con ngựa kéo. Năm
con ngựa này, may là có con ngựa đầu đàn tên là Quyết Định còn khả dĩ…
Còn thì hỏng cả! Ngựa Gia thì nóng nảy, bộp chộp. Ngựa Văn Hiến thì láu

17


cá, tinh ma, hăng xằng vô lối. Ngựa Ké Lanh thì già nua, lẩn thẩn. Ngựa
Đình thì lờ ngờ, ngô ngọng, ngay môn tập đọc còn chưa sạch nước cản. Văn
bản phòng dưới người ta viết sẵn là: Mùa đông năm nay rét kéo dài, mạ chết.

Nhiều người hoang mang, bỏ đi buôn… Thế mà bố đọc thành: Mùa đông năm
nay rét kéo dài mà chết nhiều người… thì mọi người cười không đứt ruột chết
là may đấy! Với bầy ngựa này thì có ngày chúng… đưa tất cả chúng ta xuống
hố đấy!” [78,6]. Ai nấy đều có kế hoạch riêng của mình: ông Văn Hiến thì
chăm chăm với việc xới đất ở vùng Na Ảng để gieo lúa mì. Ông Ké Lanh chỉ
giỏi với việc bắt và nuôi ong. Ông Đồng mải mê với việc bắt cóc nấu cháo ăn
đêm... Còn những người trợ lý thì mỗi người một tính nết: “Ông Duyễn vốn
hương sư thì vui vẻ cẩn thận. Ông Bình thì hiền lành dễ dãi. Ông Căn đúng là
phong thái ông thợ cạo, thung dung, đĩnh đạc, tỉ mẩn, thóc mách. Sắc sảo, nói
năng vừa thâm nho vừa ngang tang bạo miệng thì phải là ông Đồng” [80,6].
Việc xây dựng cuộc sống mới phải có sự hợp sức, đoàn kết của cá một tập thể
nhưng mỗi người đều bảo vệ ý kiến riêng của mình, họ không nhiệt huyết,
sống thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc chung. Một Bí thư Tỉnh ủy bận rộn
với trăm công nghìn việc, vậy mà mọi thứ dồn hết lên vai ông. Ông tự mình
đến các bản xa xôi của người Hà Nhì, người Mông, động viên khích lệ, mang
tới cho đồng bào một cuộc sống ổn định và ấm no. Bí thư Định đến với đồng
bào dân tộc không chỉ là một người đứng đầu tổ chức chính trị mà kiêm thêm
nhiều vai trò là “nhà kinh tế học”, “nhà nông học, lâm học”, lúc nào cũng
nhăm nhăm “kiếm tìm phát hiện ra nguồn lực còn ẩn náu trong thiên nhiên”.
Ông quan niệm “giải phóng cho con người khỏi áp bức bóc lột là cả một sự
nghiệp vĩ đại. Nhưng giải phóng cho con người thoát khỏi tối tăm, nghèo đói
lạc hậu có phải là một công cuộc kém lớn lao. Vấn đề bây giờ là cho người ta
thấy cái khát và chỉ cho con người ta đến cái giếng? Và như vậy là sẽ phải
xóa bỏ hoàn toàn các hình ảnh thảm thương, cái bòng ma đói khổ Sùng A
Mang để nó thôi không còn hiện hình và khảm khắc vào tâm não của mọi
người như ở Hội nghị Mường Thông. Sẽ không còn thấy thảm cảnh vợ chồng
con cái ông bà lôi thôi bồng bế nhau đi trong cuộc thiên di vô định” [139,6].
Ông luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để bà con miền núi bớt khổ, làm sao để
họ có cuộc sống ổn định, tập trung làm ăn mà không cần phải di cư nữa. Ông
triển khai những kế hoạch cho nhân dân trong bản trồng những loại cây phù

18


hợp với đất đai để có năng suất cao, trồng đậu tương thay cho cây thuốc
phiện. Cuối cùng, mong ước, khát vọng của ông cũng thành sự thực. Ông
sung sướng đến nghẹt thở, bởi đó là sự thay đổi cho toàn bộ vùng rẻo cao
hoang hóa này: “ông Quyết Định không thể kìm được mình nữa…Bật cửa xe
ông nhẩy ngay xuống và xăm xăm bước vào một mảnh ruộng đậu tương rùm
ròa rậm rạp ngay bên dệ đường. Ràn rạt ràn rạt, đậu tương lúc lỉu từng chum
quả chĩu nặng quệt liên tiếp vào hai ống quần ông. Tốt quá! Đậu tương năm
nay sai quả quá! ...A lúi! Đầy no! Tốt quá! Thắng lợi rồi!” [86,6]. Để có được
thành công ấy, bí thư Định phải lao tâm khổ tứ, trực tiếp chỉ huy bao nhiêu
năm bằng mồ hôi, công sức và nước mắt.
Thật tiếc và đáng buồn, khi trên hành trình xây dựng cuộc sống mới
này, ông là người cô đơn. Thậm chí trong hội nghị tổng kết mười năm nông
nghiệp ở một tỉnh miền núi phía Bắc với hơn trăm đại biểu tại Mường Thông,
ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo trực tiếp gồm năm người, nhưng đến lúc quan
trọng nhất thì không còn một ai. Mỗi người viện một lí do vắng mặt: “Ông
Gia đã nhảy lên chiếc môtô Jawa, nói là phải về gấp tỉnh để làm việc với
Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu II. Sáng hôm sau nữa thì ông Nông Văn Đình,
ủy viên thường vụ mới được bầu làm chủ tịch tỉnh, lấy cớ chuẩn bị đi họp hội
nghị về công tác tổ chức ở Trung ương, cũng rút nốt. Còn lại trên đoàn chủ
tịch là ông Ké Lanh và ông Quyết Định. Thì ông Ké Lanh chốc chốc lại bỏ
chỗ, lần xuống hội trường đi tìm ống điếu thuốc lào, kề cà chuyện vãn với
mấy ông già người Tày, sau khi mất hút hàng giờ, trở lại ghế ngồi trên đoàn
chủ tịch thì ngơ ngơ ngác ngác chõ xuống hỏi thư kí đoàn: “Đến đâu rồi, các
cậu!” … Cho đến cuối ngày thứ ba, buổi cuối cùng của hội nghị, khi ông Ké
Lanh vin lí do phải đi dự cuộc họp của ngành văn hóa được tổ chức ở gần đó,
vắng mặt nốt ở đoàn chủ tịch thì Toàn có cảm giác ông Quyết Định đã ở vào
thế một mình một cõi ở nơi đầu sóng ngọn gió” [44,6]. Chỉ còn lại một mình

ông Quyết Định đứng lên bảo vệ chân lí của đường lối, nguyên tắc của tổ
chức và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đời sống quần chúng. Một quá khứ kiêu
hùng, khi “một mình một ngựa” ông đi vào hang ổ của bọn thổ ty, chúa đất
không run sợ, thì tại hội nghị này, một mình ông cô độc, lẻ loi đứng lên bảo
vệ chân lí: “Không nao núng, dao động. Bí thư tỉnh ủy lúc này tưởng như một

19


×