Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khoá luận tốt nghiệp tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.61 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ THÚY

TÍN HIỆU THẨM MĨ
CHỈ MÀU SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ THÚY

TÍN HIỆU THẨM MĨ
CHỈ MÀU SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: "Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc trong
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu".
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, giảng viên TS. Lê Thị
Thùy Vinh - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc
biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ và các bạn sinh viên trong nhóm khóa
luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi hoàn thành
đúng kế hoạch, tiến độ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả khóa luận

Trần Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân,
dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS. Lê Thị Thùy Vinh và các thầy cô giáo
khác. Những nội dung này tiếp thu và kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên

cứu của những người đi trước, song không trùng với kết quả nghiên cứu của
tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả khóa luận

Trần Thị Thúy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 4
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 5
1.1. Tín hiệu ...................................................................................................... 5
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ ...................................................................................... 6
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ ........................................................................................ 8
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 8
1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ ...................................................................... 9
1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ ........................................................... 10
1.3.4. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ ........................................................... 12
1.3.5. Những đặc trưng tiêu biểu của tín hiệu thẩm mĩ................................... 13

1.3.6. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ ............................................... 20
1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ thống .......... 20
1.4. Tác giả Nguyễn Minh Châu ..................................................................... 22
1.4.1. Cuộc đời ................................................................................................ 22
1.4.2. Sự nghiệp............................................................................................... 23
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ MÀU
SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ............. 27
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu ........................................ 27
2.2. Phân tích kết quả thống kê, phân loại ...................................................... 37


2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc thể hiện bức tranh thiên nhiên .............. 37
2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc biểu trưng cho con người ..................... 39
2.2.3. Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc biểu trưng cho tuổi trẻ, tình yêu ........... 43
2.2.4. Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc thể hiện nỗi buồn, sự chia li ................. 46
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT

TH

: Tín hiệu

THTM

: Tín hiệu thẩm mĩ


THNN

: Tín hiệu ngôn ngữ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, việc tiếp cận văn chương từ góc độ tín hiệu thẩm mĩ
(THTM) là hướng đi không phải là mới. Nhưng ở mỗi thời kì, mỗi nhà văn
với quan niệm, phong cách nghệ thuật riêng đã sáng tạo, mã hóa các tín hiệu
thẩm mĩ của riêng mình. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ là công việc cần thiết
đối với người làm công tác nghiên cứu văn học nói chung và các tác giả nói
riêng. THTM được xem là yếu tố nghệ thuật, là chìa khóa để biểu đạt tư
tưởng, nội dung, phản ánh hiện thực. Nó là chiếc cầu nối giúp nhà văn truyền
đạt tư tưởng của mình tới người đọc để tạo ra giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm.
Do đó, việc nghiên cứu THTM trong tác phẩm văn chương vẫn là vấn đề cần
thiết và quan trọng.
Trong văn chương, THTM xuất hiện nhiều và chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là
một tín hiệu nghệ thuật quan trọng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa biểu trưng về
tư tưởng, quan điểm của nhà văn. Hơn nữa, việc sử dụng rất nhiều tín hiệu
màu sắc trong các sáng tác cũng là rất độc đáo trong ngòi bút của tác giả. Cho
nên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tín hiệu màu sắc trong truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu dưới góc độ THTM. Qua đó sẽ giúp cho người đọc dễ
dàng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm phục vụ cho học tập và
giảng dạy.
1.2. Nguyễn Minh Châu là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, trưởng
thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Với hàng loạt tiểu thuyết và
truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường xuất sắc, người

đã “đi được xa nhất” trong cao trào Đổi mới của Văn học Việt Nam đương
đại. Tìm ra hướng đi mới trên cả bình diện nội dung phản ánh lẫn bút pháp thể
hiện, nhà văn đã công khai một cách viết mới hiện đại nhưng vẫn đậm đà
truyền thống. Nhà văn có cái nhìn ưu ái, thấu hiểu cuộc đời và con người nên
đã tạo được mạch tình cảm nhân ái trong tác phẩm. Từ cái nhìn nhạy cảm đó,
Nguyễn Minh Châu đã khám phá giá trị tiềm ẩn trong các THTM màu sắc để
sáng tác nên các tác phẩm mà khi đọc nó khiến ta như đang chiêm ngưỡng

1


một bức tranh nhiều màu sắc. Đó cũng chính là một phần hấp dẫn của các tác
phẩm ấy. Chính bởi vậy mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ
chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” làm đề tài nghiên
cứu. Nó góp phần vào sự phát triển của khuynh hướng đọc - hiểu tác phẩm từ
góc độ ngôn ngữ và tài năng xuất chúng cũng như phong cách nghệ thuật độc
đáo của Nguyễn Minh Châu.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu THTM trong tác phẩm văn chương
ngày càng trở nên phổ biến. Từ các công trình nghiên cứu khoa học, các bài
viết của tác giả Đỗ Hữu Châu “Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới
ánh sáng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Mác”, Trương Thị
Nhàn “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các kí hiệu thẩm mĩ không gian trong ca
dao”… thì gần đây, một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu tác phẩm văn
chương từ góc độ THTM như: “Tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu” của
Nguyễn Bích Khải, Lê Thị Tuyết Hạnh với “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong
thơ Xuân Quỳnh”… Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng có những đề tài nghiên cứu về THTM có thể
kể đến như: “Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh” của sinh viên
Nguyễn Thị Tân, “Tín hiệu thẩm mĩ nước trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư” của sinh viên Vũ Thị Quỳnh - K35C…
Lựa chọn đề tài màu sắc để nghiên cứu đã có rất nhiều công trình có thể
kể đến như: “Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam”
của tác giả Nguyễn Kiên Nhẩn, tác giả Lê Xuân Dị với luận văn “Tính từ chỉ
màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam” hay “Tính từ chỉ màu
sắc trong thơ Hàn Mặc Tử” của tác giả Ngô Thị Hiền... Về màu sắc trong
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cũng chỉ có bài nghiên cứu “Tìm hiểu
tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” của tác giả
Nguyễn Thanh Đào chứ chưa có công trình nào nghiên cứu màu sắc từ góc độ
THTM. Vì thế khi chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ chỉ
màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” với mong muốn bổ sung
thêm một cách tiếp nhận để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện cũng như hiểu sâu
thêm về tài năng sáng tác của Nguyễn Minh Châu - người đã đi được một
chặng đường dài, nhiều nhọc nhằn, nhưng đầy ý nghĩa.
2


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với việc khảo sát, nghiên cứu đề tài: “Tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc trong
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu”, chúng tôi có những mong muốn sau:
• Cung cấp, bổ sung và khẳng định những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ
học, đặc biệt là phong cách học.
• Rút ra được giá trị thẩm mĩ của tín hiệu màu sắc trong truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu.
• Có nguồn tư liệu cần thiết phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và
nghiên cứu sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích đã đề ra ở trên, đề tài này cần thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:

• Nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu, các vấn đề lí thuyết
về tín hiệu thẩm mĩ để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
• Thống kê, phân loại THTM chỉ màu sắc trong truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu.
• Phân tích, đánh giá giá trị thẩm mĩ của các THTM màu sắc trong việc
thể hiện nội dung, tư tưởng của truyện.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu
sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này của chúng tôi chỉ tìm hiểu giới hạn trong một số truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu. Cụ thể là trong cuốn hai cuốn Nguyễn Minh
Châu - tuyển tập (2006), (2012) của nhà xuất bản Văn học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê các THTM chỉ màu
sắc trong các truyện ngắn.
3


- Phương pháp phân loại: được sử dụng để phân loại THTM chỉ màu sắc.
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp: được dùng để phân tích THTM màu
sắc tiêu biểu nhằm xác định hiệu quả sử dụng của chúng.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Khóa luận này góp phần làm rõ lí thuyết về THTM nói
chung và THTM trong tác phẩm văn chương nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận cung cấp một hệ thống những từ ngữ thể
hiện THTM chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu để làm rõ
ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu này, bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác giả.
Hơn nữa, kết quả mà chúng tôi khảo sát, thống kê được có thể giúp ích cho

việc dạy cũng như học các tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói
riêng góp phần mở ra hướng nghiên cứu tích hợp giữa ngôn ngữ và văn học.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
khóa luận được triển khai cụ thể thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hiệu quả sử dụng tín hiệu thẩm mĩ chỉ màu sắc trong truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Tín hiệu ngôn ngữ, THTM nói riêng và tín hiệu nói chung đều là những
dạng vật chất tác động vào giác quan của con người để con người nhận thức
và lĩnh hội được một nội dung ý nghĩa cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình
cảm, hành động hay cảm xúc. Bởi vậy, để nghiên cứu THTM, người ta phải
xem xét nó trong phạm vi chung - tức phạm trù tín hiệu.
1.1. Tín hiệu
THTM về mặt bản chất cũng là một loại tín hiệu cho nên nó cũng mang
những đặc trưng của tín hiệu (TH) nói chung. Vậy TH là gì?
Theo nghĩa hẹp, A.Schaff định nghĩa:"Một sự vật vật chất hay thuộc
tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá
trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của
một ngôn ngữ để truyền đạt lại một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới
bên ngoài hay những cảm thụ nội tâm...". Theo đó, ông chỉ thừa nhận là tín
hiệu khi nó mang chức năng giao tiếp được con người sử dụng nhằm trao đổi
tư tưởng, tình cảm của mình trong đời sống. Những tín hiệu không có chức
năng giao tiếp thì không được xem là tín hiệu.

Còn P.Guiraud định nghĩa: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động
của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác”. Theo cách
hiểu này thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức
của con người một hình ảnh nào đó thì đều được gọi là tín hiệu cả, không
phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo có chức năng giao tiếp
hay không v.v…
Hay theo Từ điển Tiếng Việt "Tín hiệu là dấu hiệu (thường là quy ước)
để truyền đi một thông báo. Ví dụ: hệ thống đèn giao thông hay biển báo giao
thông, tiếng chông báo hết giờ, chuông báo cháy; tiếng còi báo hiệu tàu sắp
đến; hay mây đen báo hiệu cơn mưa giông…
Kế thừa những thành quả của người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra
những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một TH, gồm các nhân tố sau:
5


- Tín hiệu phải cho phép con người cảm nhận được bằng giác quan
(phải có một hình thức cảm tính - cái biểu hiện). Chẳng hạn âm thanh, màu
sắc, ánh sáng, vật thể, hình vẽ…
- Tín hiệu phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó
(phải mang một nội dung ý nghĩa) tức là cái mà nó đại diện cho không trùng
với chính nó.
- Tín hiệu phải được nhận thức bởi một chủ đề nào đó.
- Tín hiệu nằm trong hệ thống nhất định.
Theo Đỗ Hữu Châu tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên cứ căn cứ
vào các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác
nhau. Mỗi lần vận dụng một tiêu chí phân loại là có một kết quả phân loại.
Những tiêu chí phân loại của Đỗ Hữu Châu đưa ra là:
- Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện;
- Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu;
- Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện;

- Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu;
Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín
hiệu như: tín hiệu âm thanh, tín hiệu màu sắc v.v…, trong đó tín hiệu ngôn
ngữ (THNN) được coi là một loại tín hiệu đặc biệt. Vậy THNN là gì?
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Trong số các TH mà con người sử dụng hiện nay, ngôn ngữ là hệ thống
TH phổ biến nhất, lâu đời và quan trọng nhất trong cuộc sống của con người.
THNN luôn nằm trong ba mối quan hệ chính: quan hệ giữa các tín hiệu với
tín hiệu, quan hệ giữa tín hiệu với thực tế, quan hệ giữa tín hiệu với nhân vật
giao tiếp. Ba quan hệ này hình thành ba lĩnh vực nghiên cứu: cú ọc, nghĩa học
và dụng học.
Theo F.De.Saussure: “Tín hiệu ngôn ngữ kết thành một không phải một
sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với hình ảnh âm thanh. Với mỗi tín
hiệu ngôn ngữ, theo nguyên lí chung của việc thành lập, mỗi tín hiệu có hai mặt:
6


- Mặt biểu hiện (hình thức âm thanh)
- Mặt được biểu hiện (nội dung tín hiệu).
Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà trong
quá trình nói năng con người đã thiết lập nên và đã cụ thể cho mình, đó chính
là đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ. Còn mặt nội dung (cái được
biểu hiện) là những thông tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau
của thế giới hiện tại mà con người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức
để phân cắt thực tại. Hai mặt này gắn bó mật thiết trong một ý niệm như hai
mặt của một tờ giấy, không thể có mặt này mà lại không có mặt kia.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, khác với những hệ thống vật chất
không phải tín hiệu, chẳng hạn kết cấu của một cái nhà, một vật thể mây, đất,
kết cấu của một cơ thể đang sống, tồn tại… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
thể hiện ở những điểm sau:

- Các yếu tố của hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị tuyệt
đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống
tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ
thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do
những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư
tưởng nào đó.
- Tính hai mặt của tín hiệu: Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn
ngữ chính là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối
tượng biểu thị.
- Tính võ đoán của tín hiệu: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện là có tính võ đoán tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có
mối tương quan bên trong nào. Nói cách khác, quan hệ giữa cái biểu hiện và
cái được biểu hiện hoàn toàn do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy
định chứ không thể giải thích lí do. Người ta không thể giải thích vì sao người
Việt Nam ta lại dùng âm thanh “cây”, người hán lại dùng âm thanh “mộc”,
người Nga dùng âm thanh “derevo” để chỉ cá thể thuộc giới thực vật.
7


- Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan
trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó khi so sánh một vết mực trên
giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều
có bản chất vật chất giống như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như
nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính
vật chất của nó như độ lớn nhỏ, hình thức màu sắc, độ đậm nhạt v.v…, tất cả
đều quan trọng như nhau. Trong khi đó cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ
cái làm cho nó khác với các chữ cái còn lại: chữ A có thể lớn hơn, nhỏ hơn,
đạm hay nhạt hơn thì đó vẫn là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm

trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu.
- Tính hình tuyến của cái biểu đạt: Trong ngôn ngữ, “cái biểu hiện chỉ
là một loại âm thanh, bắt buộc phải xuất hiện theo một trình tự, không thể
xuất hiện đồng thời, vì thế nó là một thời gian, một hình tuyến, một ngữ
đoạn”. Nó có một bề rộng và bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều mà thôi.
Theo F.De.Saussure đây là nguyên tắc rất quan trọng chi phối toàn bộ cơ chế
của ngôn ngữ. Khác với những loại tín hiệu mà chúng ta nhìn thấy được khác
vốn có thể kết hợp cùng một lúc trên nhiều chiều, những cái biểu hiện được
chỉ sử dụng tuyến thời gian, những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp
theo cái khác thành một chuỗi. Một khi âm thanh được thay thế bằng văn tự,
trật tự chữ cái sẽ thay thế cho trật tự thời gian và quan hệ tuyến tính được thể
hiện rõ ràng.
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ
1.3.1. Khái niệm
Mỗi loại hình nghệ thuật luôn có một chất liệu riêng để biểu hiện tư
tưởng, cảm xúc thẩm mĩ của tác giả. Các nhà nghiên cứu gọi chung là tín hiệu
thẩm mĩ (THTM). Như vậy, khái niệm này có thể hiểu theo hai cách:
Thứ nhất (nghĩa rộng): THTM là chất liệu để xây dựng nên hình tượng
nghệ thuật của tất cả các ngành nghệt huật nói chung. Chẳng hạn, tín hiệu của
hội họa là đường nét, màu sắc, bố cục; của âm nhạc là âm thanh, tiết tấu; của
văn học là ngôn từ.

8


Thứ hai (nghĩa hẹp): THTM là chất liệu của văn học. THTM lấy tín
hiệu ngôn ngữ tự nhiên làm chất liệu nhưng đi vào từng tác phẩm chúng được
tổ chức lại để phục vụ cho một mục đích thẩm mĩ nhất định.
Trên cơ sở tiếp thu những người đi trước, chúng tôi sử dụng khái niệm
THTM của Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa như sau: “Tín hiệu thẩm

mĩ là những tín hiệu được sử dụng để thực hiện chức năng thẩm mĩ: xây dựng
hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật” [8, tr.270].
THTM được xây dựng trên cơ sở tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, lấy ngôn
ngữ tự nhiên làm chất liệu biểu hiện. Do đó, nếu coi ngôn ngữ tự nhiên là hệ
thống tín hiệu nguyên cấp (hệ thống tín hiệu thứ nhất) thì tín hiệu ngôn ngữ là
hệ thống tín hiệu thứ cấp (hệ thống tín hiệu thứ hai). Cái biểu đạt của tín hiệu
thẩm mĩ bao gồm cả hình thức ngữ âm và ý nghĩa sự vật logic của ngôn ngữ
tự nhiên. Cái được biểu đạt là lớp ý nghĩa hình tượng nên tín hiệu thẩm mĩ là
một tín hiệu phức hợp. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt của THTM không phải là mối quan hệ võ đoán mà mang tính lí do.
Như vậy, giá trị của một tín hiệu thẩm mĩ chủ yếu được quy định bởi những
mối quan hệ bên ngoài ngôn ngữ. Sự thực hiện chức năng của THTM là sự thống
nhất của mối quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tuyến tính trong văn bản ngôn từ và các
nhân tố này. Tuy nhiên, khác với ngôn ngữ tự nhiên, các mối quan hệ này là quan
hệ mang tính hàm ẩn, không biểu hiện một cách trực tiếp tường minh.
1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ
Căn cứ vào đặc tính cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ, người ta chia tín hiệu
thẩm mĩ làm 2 loại:
1.3.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ đơn (cấp độ vi mô)
Là loại THTM được cấu tạo trên cơ sở một từ hay một ngữ. Mỗi từ
trong ngôn ngữ thông thường khi đi vào văn chương mang một ý nghĩa thẩm
mĩ và trở thành tín hiệu thẩm mĩ đơn.
VD:
“Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
(Xuân Diệu)
9


Hai câu thơ trên của Xuân Diệu có các danh từ: thi sĩ, gió, trăng, mây là

tín hiệu thẩm mĩ đơn, cấp độ vi mô. Các động từ như: mơ, ru, theo… cùng
tính từ: vơ vẩn không chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ thông thường mà đã nâng lên
tầm ý nghĩa thẩm mĩ cao hơn. Gió, mây, trăng trở thành bạn với thi sĩ. Chỉ có
tâm hồn thi sĩ mới coi thiên nhiên là bạn, để gửi gắm tâm tư, tình cảm vào
trong đó.
1.3.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ phức (cấp độ vĩ mô)
Là tín hiệu bao trùm cả tác phẩm văn học tương đương với các hình
tượng nghệ thuật. Nó là sự tổ hợp, kết hợp của các tín hiệu thẩm mĩ đơn. Mỗi
tín hiệu như vậy được tác giả xây dựng, thực hiện hóa để rút ra ý nghĩa thẩm
mĩ. Trong các tác phẩm văn chương, tín hiệu thẩm mĩ phức thường được gọi
là hình tượng nghệ thuật.
VD:
Bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Nó không chỉ đơn thuần là nói về một món ăn mà ẩn sâu trong đó là
tiếng nói của nhà thơ. Thông qua hình ảnh bánh trôi nước - thức ăn dân dã của
người dân Việt, Hồ Xuân Hương nói lên phẩm chất trong sạch, cao khiết của
người phụ nữ cũng như lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên thân
phận và quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Bánh trôi nước là THTM phức.
1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ
Theo Đỗ Hữu Châu, xét theo nguồn gốc có hai loại THTM:
-Những THTM được rút ra từ hiện thực cuộc sống.
Đây là những tín hiệu được xây dựng trên cơ sở những sự vật, sự việc
trong hiện thực khách quan. Mỗi một sự vật, sự việc đó được gọi tên bằng
một THNN tự nhiên. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã quan
10



sát, chiêm nghiệm thực tế, lựa chọn những đối tượng từ thực tế để phản ánh
trong tác phẩm đồng thời thực hiện quá trình xây dựng, tái tạo lại thành
THTM chuyển đến người đọc những ý nghĩa thẩm mĩ.
Tín hiệu thẩm mĩ còn có thể là thế giới nội tâm con người. Đó là những
trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người.
-Những THTM được rút ra từ chính bản thân ngôn ngữ.
Thứ nhất là ngôn ngữ của văn học dân gian. Nói khác đi những tín hiệu
trong văn học dân gian đã cung cấp chất liệu để xây dựng THTM.
VD: Con cò trong văn học dân gian xuất hiện với hình ảnh nhỏ bé, bất
hạnh, bị áp bức như: lặn lội bờ sông, đi ăn đêm… Nhưng trong tác phẩm văn
chương thì nhà văn với sự sáng tạo đã tạo nên hình ảnh con cò là hình tượng
người phụ nữ như trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Thứ hai, THTM là những điển cố, điển tích trong văn học trung đại Việt
Nam, thành ngữ, tục ngữ.
VD: Truyện Kiều của Nguyễn Du sử dụng rất nhiều điển cố, chẳng hạn:
“Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Gần các điển cố là các thành ngữ, tục ngữ. Đây là nguồn cung cấp
THTM cho văn chương. Khi sử dụng chuyển thành THTM, thành ngữ chỉ giữ
lại những chi tiết mà không cần phải dẫn nguyên văn thành ngữ. Các tục ngữ
cũng tương tự.
VD:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

11


Thứ ba, lấy từ những từ gợi tả, gợi cảm.
VD:
“Bác ơi tim bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”
Lời gọi “Bác ơi” cùng với từ ngữ cảm thán “thế” đã cho thấy tình cảm lớn
lao, vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Thứ tư, những từ ngữ địa phương:
VD:
“Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Từ ngữ địa phương sử dụng để nói lên tình cảm của người chiến sĩ đối
với người mẹ anh hùng đã nuôi nấng, bao bọc họ trong những ngày kháng
chiến gian khổ.
1.3.4. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ
1.3.4.1. Chức năng biểu hiện (chức năng thông tin)
Trong tác phẩm nghệ thuật, sự phản ánh bản chất của đối tượng luôn đi
liền với vai trò xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, khái niệm chức năng
biểu hiện bộc lộ rõ hơn mối quan hệ mật thiết giữa: tác giả - đối tượng - THhình tượng nghệ thuật. Trong phạm vi tác phẩm văn học, chức năng biểu hiện
đối tượng và xây dựng hình tượng của THTM phải luôn luôn là một sự tương
tác của các kiểu quan hệ, các cấu trúc. Do đó, THTM luôn được tổ chức theo
các cấp độ mà ở cơ sở là từ ngữ rồi đến các quan hệ cú đoạn và văn bản. Bên
cạnh đó, đối tượng văn học mà tác phẩm văn học biểu hiện không phải là một
đối tượng mang tính khách quan mà luôn là một đối tượng đã được chủ quan
hóa, tinh thần hóa ở các mức độ khác nhau. Cho nên, cái cốt yếu mà ngôn ngữ

nghệ thuật biểu hiện không phải là đặc điểm, thuộc tính, trạng thái của đời
12


sống mà là toàn bộ thế giới cảm xúc và tri nhận về đời sống ấy, đặc điểm ấy
của một chủ thể nhất định.
Như vậy, THTM phản ánh thế giới hiện thực thông qua các hình tượng,
sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh.
VD: Trong truyện ngắn của Nam Cao, giá trị biểu hiện là cảm quan
hiện thực của chính tác giả trước toàn bộ những hình ảnh đời sống đói khổ
của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với nạn đói năm 1945 và
trình bày cảm quan ấy trong một hình thức phù hợp, Nam Cao nhìn thấy cái
đau của nhân tính bị tha hóa nhưng vẫn khẳng định khao khát hướng thiện của
con người ngay trong cảnh khốn cùng vì miếng cơm manh áo.
1.3.4.2. Chức năng tác động
L.X.Vư-gôt- xki đã chỉ ra cơ chế của quá trình tác động từ các THNN
đến độc giả: “Sẽ đúng hơn nếu nói rằng khi cảm thụ nghệ thuật hình tượng
cũng như nghệ thuật trữ tình, quá trình tâm lí được diễn ra theo công thức: từ
cảm xúc do hình thức đến một cái gì tiếp sau đó. Vô luân trong trường hợp
nào, cảm xúc do hình thức vẫn là điểm mở đầu và xuất phát mà nếu thiếu nó
thì hoàn toàn không tiến hành được việc tìm hiểu nghệ thuật”. Đây là một
luận điểm quan trọng trong tâm lí học nghệ thuật và hoàn toàn xác đáng khi
dùng để nói về quá trình tác động của các THTM đến người đọc: hình thức là
nhân tố đầu tiên tác động đến cảm xúc thẩm mĩ của độc giả. Quá trình tác
động của ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hòa và thẩm thấu tất cả các phạm vi
của đời sống tinh thần.
Quá trình tác động thẩm mĩ chính là sự kích thích những năng lực tưởng
tượng và cảm xúc một cách có định hướng rõ rệt nhằm cung cấp cho con người
một khả năng tự ý thức, tự soi chiếu vào bản thể của mình, đưa ra cái phần vô
thức “từ chốn chật chội và bí lối của lĩnh vực cá nhân ra khoảng không rộng lớn,

bỏ mặc lại sau tất cả tính tạm thời và hữu hạn của một cá tính bị giới hạn”.
1.3.5. Những đặc trưng tiêu biểu của tín hiệu thẩm mĩ
1.3.5.1. Tính tác động
Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu là một kích thích vật chất
tác động đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác mà trước

13


hết là hình thành nên những hình tượng nghệ thuật. Như vậy có thể hiểu hình
tượng nghệ thuật là sản phẩm của thế giới tinh thần được THTM làm đầy lên
trong thế giới chủ thể tiếp nhận.
Đặc tính tác động còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật
mang tính đối thoại đặc thù của nó để nhằm hướng tới một hoặc nhiều chủ thể
tiếp nhận dù có mặt hay không có mặt. Nhờ có chủ thể tiếp nhận thì THTM
mới có thể phát huy được hiệu quả sức kích thích của nó và mới có thể xác
định được nội dung và tư tưởng, cảm xúc của THTM trong tác phẩm.
1.3.5.2. Tính biểu hiện
Đây là đặc tính quan trọng liên quan đến sự thực hiện chức năng chung
của nghệ thuật - đó là chức năng phản ánh hiện thực và THTM phải mang nội
dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực. Điều này có nghĩa là mỗi
THTM ứng với một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần.
Vấn đề nói trên có cơ sở từ đặc tính của TH nói chung. Theo F.De
Saussure, "Tín hiệu là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức không
tách rời nhau. Trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với
người tiếp nhận. Nếu không có nội dung thì người tiếp nhận cũng không thể
biết được nội dung mà người nói muốn truyền đạt" [12, tr.105].
Theo Nguyễn Lai ông cũng khẳng định: "Tín hiệu bao giờ cũng mang
một nội dung thông báo đến một đối tượng nào đó. Nếu không mang một nội
dung thông báo, tín hiệu không còn là tín hiệu". Như vậy, điều đặc biệt cần

nhấn mạnh ở đây là: chỉ có qua đối tượng tiếp nhận, tính hai mặt không thể
tách rời của tín hiệu cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực.
Sự biểu hiện hiện thực của THTM trong văn học đó là những từ ngữ,
kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm gắn với hiện thực phản ánh trình
độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người. Mặt khác, sự biểu hiện của
THTM còn liên quan đến quá trình liên tưởng ở chủ thể tiếp nhận, bởi vậy
lượng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải thành bất biến.
Như vậy, chủ thể tiếp nhận có hoạt động tất năng động, Chính điều đó
đã góp phần làm nên tính đa nghĩa cho THTM.

14


1.3.5.3. Tính biểu cảm (tính bộc lộ)
Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, THTM không chỉ dừng lại ở
nội dung đơn thuần là tái tạo hiện thực. Ngoài những thông tin về hiện thực,
THTM còn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng nhất định của người nghệ
sĩ với bạn đọc. Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của THTM, tính biểu cảm là
một đặc tính quan trọng, mang dấu ấn của người sáng tác (hay tác giả).
Thành phần nghĩa biểu cảm này là kết quả của sự hòa quyện đồng điệu
giữa tình cảm chủ thể cá nhân tác giả với tình cảm khách thể mang tính nhân loại
đã được hình thức hóa, nghệ thuật hóa. Nhờ thế, nhân loại mới lí giải và cảm thụ
được THTM, và cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với ý nghĩa biểu cảm
khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cái cụ thể và riêng biệt cho
THTM trong mỗi lần xuất hiện mà theo M.B.Khrapchenco đã chỉ ra rằng "Có
một hệ số cảm xúc nhất định, một cơ cấu cảm xúc thuộc cấu trúc THTM". Theo
tác giả, "Cảm xúc vừa là cái để truyền đạt trong THTM vừa là cái xác định gián
tiếp các đối tượng và hiện thực làm cơ sở cho việc hiểu một THTM".
1.3.5.4. Tính biểu trưng
Đây là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện

và cái được biểu hiện. Là mối quan hệ có lí do, liên quan đến năng lực biểu
trưng của các yếu tố, các chi tiết, sự vật, hiện tượng được đưa vào làm THTM
trong văn chương.
Theo Từ điển tu từ phong cách thi pháp học của Nguyễn Thái Hòa:
"tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện cụ
thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận".
Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện là một đối
tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội nào
đó được cả cộng đồng chấp nhận. Giống như CH.S.Pierce nói: "Biểu trưng có
quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người
ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó... Nghĩa đó là do con người trong
cộng đồng đặt ra mà thôi". Tính chất ước lệ chung cho cái biểu hiện này chính
là tính có lí do trong THTM nói chung. Đặc tính này còn cho thấy lối tư duy,

15


quan niệm xã hội… gắn với một cộng đồng nào đó, từ đó hình thành ý nghi
xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận.
VD: Trong ca dao Việt Nam:
"Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nào
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng"
Hình ảnh "con cò" thường gắn với thân phận thấp bé, đức tính chịu
thương, chịu khó. Hay trong bài Thương vợ của Tế Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông..."

thì nó là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, vất vả, lam
lũ lo cho chồng con.
Cũng do tính biểu trưng mà hiệu lực, giá trị của THTM phụ thuộc vào
cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy, một quy ước nào
đấy của cả cộng đồng mà có khi trái ngược với quan niệm của một cộng đồng
khác. Chẳng hạn, biểu tượng hoa sen hiểu theo nghĩa đạo đức chỉ sự trong
trắng "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" của người Việt Nam thì đối với
người Trung Hoa, hoa sen lại được coi là bộ phận sinh dục, là âm hộ mẫu gốc
bảo đảm cho cuộc sinh thành và tái sinh mãi mãi. Hay biểu trưng con rồng
trong hội họa Trung cổ và Phục hưng tượng trưng cho cái ác và hận thù,
nhưng đối với người Trung hoa và người Việt Nam nó là biểu tượng của
hoàng đế với quyền lực tối thượng, là biểu tượng của sự cao quý thiêng liêng.
Điều này cũng liên quan đến đặc tính sau đây của THTM.
1.3.5.5. Tính truyền thống và tính cách tân
Theo Đỗ Hữu Châu: "Truyền thống và cách tân là hai phương diện biện
chứng của THTM". Tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính lặp lại, tính

16


kế thừa có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật của một dân tộc. Còn nói
đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử dụng THTM của
mỗi tác giả, thậm chí trong từng tác phẩm. Nếu không có sự cách tân thì THTM
sẽ trở nên bị mài mòn, bị mất giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc. Trái lại, nếu
không có truyền thống thì THTM sẽ bị mất đi những điều kiện nhất định về mặt
liên tưởng giúp ích cho việc lĩnh hội THTM trong tác phẩm.
Phải bắt nguồn từ ca dao thì những câu thơ sau của Nguyễn Du mới có
sức lay động lòng người như vậy:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi


VD:

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường".
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Hai câu thơ trên diễn tả sự chia lìa, xa cách - theo truyền thống. Còn
đối với Nguyễn Du, sự cách tân thể hiện ở chỗ từ cái lẽ thường đó mà gợi lên
được bi kịch tình yêu của Thúy Kiều - Thúc Sinh. Cuộc chia li mà không biết
đến khi nào mới có thể gặp lại nhau. Cuộc chia li thấm đẫm màu sắc tâm
trạng con người.
Tính cách tân của THTM thể hiện ở sự đổi mới sáng tạo khi sử dụng
THTM. Song cách tân phải quan hệ biện chứng hữu cơ với tryền thống chính
trong tương quan với truyền thống những nét mới mẻ độc đáo ở mỗi THTM
mới được bộc lộ. Cách tân có thể là việc sáng tạo một THTM trước đây chưa
có nhưng chủ yếu vẫn là sự cải tạo đối với các THTM có sẵn trong truyền
thống, đem đến những ý nghĩa thẩm mĩ mới. Điều này chỉ có trong ngòi bút
sáng tạo của người nghệ sĩ.
1.3.5.6. Tính hệ thống
TH nói chung và THTM nói riêng bao giờ cũng thuộc về hệ thống, chịu sự
chi phối của các yếu tố khác nhau trong hệ thống thông qua quan hệ nhất định.
Hệ thống quyết định chiều hướng tạo nghĩa cũng như chiều hướng luận
nghĩa của THTM. Thực chất là nghĩa của từ đã chịu sự chi phối của các yếu
tố trong hệ thống. Có thể suy ra là nghĩa cụ thể của ngôn ngữ chỉ có thể xác
định thông qua một tập hợp nhiều từ. Điều đó đòi hỏi không chỉ đối với người

17


sử dụng ngôn ngữ như là tín hiệu mà ngay cả với người tiếp nhận thì cũng đòi
hỏi phải nhận ra tập hợp có tính hệ thống trên.
Trong ngôn ngữ, đó chính là tính hình tuyến của TH. Chẳng hạn, theo

cách nói của Nguyễn Du:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
thì từ khéo biểu thị sắc thái mỉa mai vô cùng tinh tế. Nó khác với khéo trong
từ ngữ toàn dân chỉ người giỏi, đảm đang, đối lập với vụng về. Như vậy, do
sự chi phối của các nhân tố xung quanh tức tính hình tuyến mà nghĩa của TH
có những biến đổi nhất định.
Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: khía cạnh nội
tại (cấu trúc) với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm. Khía cạnh ngoại tại
(chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao
tiếp của sáng tạo nghệ thuật.
Về cấu trúc của THTM cần phân biệt hai bình diện là trừu tượng và cụ
thể. Thuộc bình diện trừu tượng là những hằng thể của THTM cùng những
mối quan hệ của hằng thể làm nên cấu trúc bề sâu mang tính trừu tượng cố
định của nó. Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của THTM cùng những
mối quan hệ giữa chúng làm nên cấu trúc bề mặt cụ thể hiện hữu của nó.
Những biến thể này được chia thành hai dạng thức: biến thể từ vựng - ngôn
ngữ (biến thể dùng hình thức âm thanh khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa
thẩm mĩ) và biến thể kết hợp (cùng một tín hiệu thẩm mĩ nhưng kết hợp với
các yếu tố ngôn ngữ khác nhau).
1.3.5.7. Tính đẳng cấu
Tính đẳng cấu là sự tương ứng về mặt cấu trúc, về mặt quan hệ nhưng
hình thức và chất liệu thì khác nhau.
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã khẳng định: "Rất nhiều THTM được sử dụng
trong văn học, hội họa, điện ảnh, trong âm nhạc như những tín hiệu đồng nghĩa
(có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự thể hiện bằng các chất liệu riêng
18



×