Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Dung cu va vat lieu trong phuc hinh co dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 35 trang )

DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU TRONG
PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH
MỤC TIÊU
- Kể tên và mô tả được các dụng cụ thường dùng trong phục hình cố định.
- Trình bày được thành phần, tính chất và công dụng của các vật liệu thường
dùng trong phục hình cố định.
NỘI DUNG

DỤNG CỤ TRONG PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH
1. KHAY LẤY DẤU
1.1. Khay lấy dấu làm sẵn
Được làm bằng kim loại (nhôm, inox) hoặc nhựa, có nhiều loại khay lấy dấu,
loại dùng cho hàm trên, loại dùng cho hàm dưới, loại dùng cho hàm còn răng, loại
dùng cho hàm mất hết răng, loại cho hàm chỉ còn răng trước, loại nửa hàm phải và trái,
(loại khay ¼ hàm) loại chỉ dùng cho răng trước…
Khay lấy dấu thường có 3 cở: lớn, trung bình, nhỏ để thích hợp với kích thước
cung hàm và răng của bệnh nhân, trên khay có đục lỗ hoặc không.

Hình 1: Các cỡ khay lấy dấu bằng nhựa theo màu sắc

Hình 2: Khay lấy dấu bằng nhựa và kim loại
1.1.1. Cấu tạo
Khay lấy dấu cấu tạo gồm 2 phần: cán khay và thân khay.
- Thân khay: Gồm thành khay và đáy khay, thành và đáy khay thay đổi tùy theo hàm
còn răng hoặc mất hết răng. Khay cho hàm còn răng có thành cao, đáy sâu, còn khay
cho hàm mất hết răng có thành thấp và đáy nông.
35


Khay hàm trên chỉ có thành ngoài (thành hành lang miệng), phần trong liên tục
tạo thành đáy khay, ở giữa có phần lồi lên, phần này có thể cao thấp khác nhau để


thích hợp với độ sâu của vòm khẩu bệnh nhân.
Khay hàm dưới có hai thành: thành ngoài (thành hành lang miệng) và thành
trong (thành lưỡi), đáy khay là phần nối liền của 2 thành.
- Cán khay: Có loại dính liền với đáy khay, có loại rời được gắn vào đáy khay

Hình 3: Khay lấy dấu hàm mất răng toàn bộ và bán phần

Hình 4: Khay lấy dấu cán rời và khay lấy dấu ¼ hàm
1.1.2. Công dụng
Khay lấy dấu làm sẵn thường được dùng để lấy dấu cung hàm, răng và các chi
tiết giải phẫu lân cận trong phục hình tháo lắp bán phần (PHTLBP) hoặc để tạo mẫu sơ
khởi cho việc thực hiện một khay lấy dấu cá nhân trong phục hình toàn hàm (PHTH)
và trong những trường hợp lấy dấu bằng cao su trong phục hình cố định (PHCĐ), khay
lấy dấu làm sẵn thường dùng với chất lấy dấu là Hydrocolloids không hoàn nguyên
(Alginate).
1.2. Khay lấy dấu cá nhân (porte empreinte individuel, individual tray)
Được làm bằng nhựa tự cứng dựa trên một mẫu thạch cao được đúc ra từ một
dấu sơ khởi của bệnh nhân lấy bằng khay lấy dấu làm sẵn.
36


Khay lấy dấu cá nhân rất khít sát với hình thể cung hàm và những chi tiết giải
phẫu xung quanh mà chúng ta muốn ghi dấu, nó sẽ tạo được một dấu chính xác với
những chất lấy dấu chuyên biệt (cao su, ZOE, thạch cao lấy dấu).

Hình 5: Khay lấy dấu cá nhân
2. DỤNG CỤ TRỘN THẠCH CAO
2.1. Chén trộn thạch cao
Thường được làm bằng cao su hoặc nhựa mềm, có nhiều màu khác nhau, kích
thước phù hợp để có thể nắm và xoay trong lòng bàn tay trái.


Hình 6: Chén và bay trộn thạch cao
2.2. Bay trộn thạch cao
Gồm phần lưỡi trộn và cán, được làm bằng nhựa hoặc bằng thép không rỉ phối
với cán gổ.
Công dụng: trộn thạch cao với nước thành bột nhão để đổ mẫu và tạo khuôn đúc.
3. DỤNG CỤ MÀI VÀ CẮT
Có hai loại dụng cụ:
37


- Dụng cụ dùng với tay khoan thẳng hay khuỷu tốc độ chậm, giữ mũi khoan bằng cách
siết chặt hay bằng chốt.
- Dụng cụ dùng với tay khoan siêu tốc ( turbine ).
Dụng cụ vận hành theo 1 trong 2 cách:
- Khoan: lấy đi từng mảng mô răng nhờ bộ bánh răng sắc bén.
- Mài: làm mòn bề mặt do cọ sát.
3.1. Mũi khoan
Khi quay mang bộ bánh răng để lấy đi những mảng trên bề mặt răng, mũi
khoan gồm nhiều loại :
- Loại dài dùng với tay khoan thẳng low speed hoặc moteur bàn.
- Loại ngắn dùng cho tay khoan khuỷu low speed.
Hai loại này có đường kính của cán 2mm
- Loại ngắn dùng cho tay khoan khuỷu high speed có đường kính của cán nhỏ hơn.

Hình 7: Các dạng mũi khoan

Hình 8: Các loại tay khoan
3.1.1. Vật liệu cấu tạo
- Mũi khoan thép: thép pha với Wolfram - Vanadium.

- Mũi khoan carbure tungstene.
3.1.2. Răng mũi khoan
38


Có 2 loại răng mũi khoan, răng dọc theo trục mũi khoan và răng xoắn. Khoảng
cách giữa các răng có thể nhiều hay ít để phù hợp với công dụng của nó:
- Loại có răng cách nhau trung bình dùng để cắt, thường có từ 6 đến 8 răng.
- Loại có răng khít nhau dùng để mài hoàn tất cùi răng, thường có 12 đến 20 răng.
- Loại có trên 20 răng dùng để đánh bóng cùi răng.
* Mũi khoan có răng cách nhau trung bình dọc theo trục: gây rung khi cắt, dễ bị kẹt và
làm vỡ trụ men.
* Mũi khoan có răng khít nhau theo trục: thuận lợi khi cắt mô và vật liệu cứng.
* Mũi khoan có răng cách nhau trung bình có hình xoắn: thường sử dụng tốt, nhiều ưu
điểm.
* Mũi khoan có răng khít nhau hình xoắn: thuận lợi trong việc tạo bề mặt láng.
* Mũi khoan có răng dọc theo trục hoặc hình xoắn và có khía: thuận lợi vì mô mài để
thoát.
3.2. Mũi mài
Khi quay các tinh thể có cạnh sắc liên kết nhau nhờ chất keo rất dính. Các tinh
thể là:
- Kim cương.
- Carbure de silicium.
- Thạch anh hay silicate kết dính.
Cũng như mũi khoan, mũi mài có nhiều loại để dùng cho các loại tay khoan
khác nhau, đầu mũi mài có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau để thích hợp cho
từng vị trí mài: trụ, tròn, chóp nón, ngọn lửa, bánh xe...
3.2.1. Dụng cụ mài kim cương
Được cấu tạo bởi một cốt thép pha nickel-chrome với những tinh thể kim cương
bên ngoài, cán có thể dài dùng với tay khoan thẳng low speed và moteur bàn hoặc

ngắn dùng với tay khoan khuỷu high speed. Thường dùng để mài những vật liệu cứng
như kim loại, mô răng.
Kim cương thiên nhiên có nhiều ưu điểm:
- Độ cứng cao.
- Độ tinh chất cao.
- Hình 8 mặt, cạnh sắc.
- Cấu trúc bề mặt của nó giúp lưu giữ tốt với keo dính.
Phân loại theo kích thước của tinh thể kim cương:
- Dụng cụ có tinh thể lớn (150µ): khả năng mài lớn, bền. Tuy nhiên tạo bề mặt nhám,
gây rung.
- Dụng cụ có tinh thể trung bình (90µ): ít gây rung, bề mặt mài tương đối nhám.
- Dụng cụ có tinh thể mịn (25µ): không cảm thấy rung, bề mặt mài nhẵn, kém bền và
khả năng mài mòn yếu.

39


(A)
(B)
Hình 9: (A): Mũi khoan kim cương dùng cho tay khoan thẳng (chậm)
(B): Mũi khoan kim cương dùng cho tay khoan khuỷu (nhanh)

Hình 10: Hình thể mũi khoan và tác dụng của nó
3.2.2. Đá mài
Làm bằng các tinh thể cương thạch tinh luyện hay carbure de silicium liên kết
với nhau nhờ chất kết dính đặc biệt. Đá mài cũng có nhiều loại để dùng cho các loại
tay khoan khác nhau, đầu mũi mài có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau để
thích hợp cho từng vị trí mài : hình trụ, ngọn lửa, quả lê, bánh xe, hình nụ...
- Cương thạch tinh luyện: Tinh thể có góc tù, có độ mài mòn ít, là những dụng cụ để
mài vật liệu cứng như kim loại, mô răng.

- Carbure de silicium: tinh thể có cạnh bén, dễ vỡ, dùng để mài vật liệu có sức đề
kháng kém.

40


Hình 12: Các loại đá mài
3.3. Đĩa cắt
Dụng cụ quay mỏng, có tác dụng cắt hoặc mài ở một mặt hay hai mặt đĩa. Có
hai loại:
- Carborandum rất dễ gãy.
- Kim cương.
3.3.1. Đĩa phẳng Có 2 loại:
- Loại có tác dụng mài ở chu vi khoảng 1,5-2 mm trên cả hai mặt đĩa, để chuẩn bị cho
các đĩa khác.
- Loại có tác dụng mài trên toàn bề mặt đĩa.
3.3.2 Đĩa lõm, lồi
Hình cái dù ngược, chỉ có tác dụng mài trên một mặt. Đĩa lõm mài mặt gần, đĩa lồi
mài mặt xa. Loại này dễ bị kẹt và tạo khấc ở răng.

Hình 13: Các loại đĩa cắt
3.4. Lưỡi khoan (Foret)
- Dụng cụ quay có tác động khoan tạo nên 1 lỗ hình trụ. Làm bằng thép pha carbone,
thép ròng, tungsten.
- Cấu tạo gồm 3 phần:
+ Cán: hình trụ, lắp vào tay khoan khuỷu chậm.
+ Thân: hình xoắn, tạo nên 2 cạnh mài sắc.
+ Mũi: phần chủ động có tác dụng khoan liên tiếp.
- Có chiều dài và đường kính khác nhau vì vậy cần chọn lưỡi thích hợp.
41



- Thường dùng để tạo ống mang chốt trong phục hình cố định.

Hình 14: Bộ mũi khoan chốt và chốt ống tủy
4. KHUÔN ĐÚC
4.1. Ống đúc
Được chế tạo bằng kim loại chịu nhiệt khi nung ở nhiệt độ cao, có hình ống, độ
dày của thành ống đúc khoảng 1,5 mm, đường kính lòng ống có nhiều cở:
- Cở nhỏ dùng cho những vật đúc có kích thước nhỏ như chụp răng, răng chốt đúc, cầu
răng ít đơn vị, cùi giả
- Cở lớn dùng cho những vật đúc có kích thước lớn như cầu răng nhiều đơn vị, hàm
khung.
- Cấu tạo: ống đúc được cấu tạo gồm 2 phần rời nhau:
+ Ống đúc: rỗng 2 đầu
+ Đế ống đúc: có kích thước thích hợp với đường kính ống đúc để bít kín một đầu ống
khi đổ bột bao tạo khuôn, đáy có hình đỉnh tháp để gắn que sáp tạo đường dẫn đến vật
đúc. Công dụng: chứa bột bao tạo để tạo khuôn hình vật đúc.
Trong thực tập labo, sinh viên có thể tự chế tạo ống đúc.

Hình 15: Ống đúc và đế ống đúc
42


4.2 . Khuôn đúc ép nhựa
Sẽ được học ở bài dụng cụ trong PHTL nền nhựa. Trong PHCĐ khuôn đúc ép
nhựa được dùng để tạo một vài chi tiết bằng nhựa trên vật đúc kim loại, được tiến hành
sau khi hoàn tất vật đúc kim loại.

Hình 16: Khuôn ép nhựa

5. GIÁ KHỚP
Có hai loại giá khớp:
5.1. Giá khớp đơn giản (càng cắn) Có 2 loại chính:
- Giá khớp bản lề.
- Giá khớp có góc định trước.
+ Nhược điểm:
* Tương quan cắn khít trong các vận động lệch tâm không thích hợp với tình trạng của
bệnh nhân.
* Không thể hiện được chính xác tư thế trung tâm.
* Không thể hiện được các cản trở trung tâm.
Trong phục hình cố định, giá khớp đơn giản được dùng nhiều hơn.
+ Mô tả và công dụng:
Giá khớp bản lề là một dụng cụ đơn giản có bản lề, gồm 2 càng trên và dưới
được gắn với nhau bởi một trục bản lề, dùng để cố định mẫu thạch cao theo tư thế
trung tâm, càng trên để gắn mẫu hàm trên và càng duới để gắn mẫu hàm dưới. Khác
với giá khớp thích ứng (càng nhai) là mẫu hàm chỉ có thể di chuyển theo chiều thẳng
đứng.

Hình 17: Giá khớp bản lề
5.2. Giá khớp thích ứng (càng nhai):
Có thể chuyển động lên xuống, trước sau, sang bên (sẽ được học ở bài giảng
Dụng cụ,vật liệu PHTL).

43


6. DỤNG CỤ LÀM SÁP
6.1. Dao sáp
Dùng để điêu khắc mẫu đúc bằng sáp, gồm:
- Dao số 7: dùng để nhiễu sáp, định hình dáng vật đúc.

- Dao số 3: dùng để điêu khắc chi tiết giải phẫu của vật đúc.

Hình 18: Các loại dao sáp
6.2. Đèn cồn
Dùng để làm chảy sáp.
6.3. Đèn làm láng và tạo bóng mẫu sáp
Là đèn thổi hơi lửa nóng để làm láng bóng mẫu sáp, có thể được chế tạo bởi sự
phối hợp giữa lửa ga và hơi, hoặc giữa lửa cồn và hơi.
Hình 19: Đèn cồn và đèn làm láng

7. DỤNG CỤ ĐÚC KIM LOẠI
44


7.1. Máy trộn bột đúc và máy hút chân không
- Công dụng để trộn đều bột đúc, không bị bọng do bọt khí lẫn vào.
7.2. Lò nung ống đúc
- Nhiệt độ từ 300°C-1500°C (tuỳ loại)
- Điện thế 230V, 1500W
- Có nhiệt kế để chỉ nhiệt độ của lò.
- Công dụng: nung nóng ống đúc chứa vật đúc làm chảy và bốc hơi hết mẫu sáp để tạo
chỗ cho kim loại chảy vào.
7.3. Đèn xì
- Đầu đèn xì có bộ phận điều chỉnh tia lửa thích hợp.
- Hệ thống nhiên liệu đốt và dây dẫn. Hệ thống nhiên liệu có 2 loại:
+ Gas và oxy: làm chảy kim loại có nhiệt độ nóng chảy 980°C trở xuống.
+ Acétylène và oxy: làm chảy kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao (trên 1000°)
- Công dụng: làm nóng chảy kim loại để rót vào ống đúc.
7.4. Máng đúc
Được làm bằng sứ để chịu nhiệt, hình phểu, chứa kim loại đúc để nung nóng

chảy dưới ngọn lửa đèn xì và rót kim loại chảy vào ống đúc.
7.5. Máy đúc
Có nhiều loại máy đúc:
- Máy đúc dùng lò xo để tạo lực ly tâm:
* Cấu tạo:
+Hệ thống trục lò lo tạo lực quay ly tâm được đặt trong một khối sắt lớn, nặng làm đế
máy.
+ Càng mang máng thổi kim loại và ống đúc.
+ Càng đối trọng để tạo thăng bằng khi quay.
+ Càng chận để giữ lực lò xo trước khi cho quay.
+ Là loại máy đúc mà sinh viên sẽ thực tập.
Ngoài ra còn có nhiều loại máy đúc hiện đại hơn:
- Máy đúc dùng khí nén.
- Máy đúc dùng chân không.
- Máy đúc tự động bằng điện.
- Máy đúc cảm ứng từ.

45


(A)

(B)

Hình 20: Máy đúc kim loại
A. Càng mang ống đúc; B Càng đối trọng
7.6. Máy thổi cát
- Cấu tạo:
+ Thùng chứa cát có nắp đậy
+ Hai bên hông có hai găng tay cao su dày để bảo vệ tay khi đưa vật đúc vào vùng cát

thổi.
+Hệ thống ống dẫn hơi và van khoá hơi để thổi cát.
- Công dụng: làm sạch vật đúc.
7.7. Dụng cụ đánh bóng kim loại
Gồm cao su làm nhẵn được chế tạo với nhiều hình dáng: ngọn lửa, bánh xe,
khối trụ... ; bánh xe vải; bàn chải dạng bánh xe với những sợi bằng nhựa và các chất
đánh bóng kim loại.
Hình 21: Các loại dụng cụ đánh bóng kim loại

8. MỘT SỐ DỤNG CỤ KHÁC
8.1. Dụng cụ tháo mão
8.1.1. Cấu tạo
Gồm 2 phần: Phần lưỡi và phần cán
- Phần lưỡi: có nhiều dạng khác nhau để phù hợp với việc tháo mão, tháo chốt…phần
này có thể gắn vào hoặc tháo ra khỏi cán.
- Phần cán: trên phần thân cán có con chạy có thể kéo lên xuống để tạo lực theo chiều
dọc của cán.
8.1.2. Cách dùng
Chọn đầu lưỡi thích hợp, gắn vào cán, đặt đầu lưỡi của dụng cụ vào bờ nướu
của mão. Dùng một lực vừa phải di chuyển con chạy lên xuống để tạo lực lấy mão ra
khỏi răng.
46


Hình 22: Dụng cụ tháo mão
8.2. Dụng cụ nhét chỉ co nướu
Được dùng để nhét chỉ vào khe nướu làm cho nướu co lại, giúp ta có thể thấy rõ
giới hạn của phục hình, đường hoàn tất hoặc ngăn dịch khe nướu thấm vào miếng trám
vùng cổ răng.


(A)

(B)

(C)
Hình 23: (A): Dụng cụ nhét chỉ. (B): chỉ co nướu. (C): Kỹ thuật nhét chỉ
8.3. Kẹp Miller
Dùng để kẹp giấy cắn khi chỉnh khớp cắn răng sau, gồm một cặp để dùng cho
bên phải và bên trái

Hình 24: Kẹp Miller và giấy cắn
8.4. Mão tạm
Được chế tạo bằng Acetate (celluloid) nhựa trong, Polycarbonate, Stainless
steel thép không rỉ), Aluminium…Mão này chỉ dùng trong thời gian chờ mão thật, mục
47


đích để bảo vệ cùi răng không bị chấn thương và nhạy cảm, hoặc duy trì khớp cằn và
thẫm mỹ. Các mão này được làm sẵn nên không thể khít sát với răng của bệnh nhân
một cách chính xác.

(a)
(b)
(c)
(d)
(e)
Hình 25: Các loại mão tạm. (a): Acetate; (b): Polycarbonate; (c): Stainless steel;
(d): Aluminium; (e): Fabricated chairside
8.5. Kéo cắt và kềm chỉnh mão tạm
Các mão tạm được làm sẵn nên mão không vừa và ôm sát cổ răng vì vậy phải

dùng kéo để cắt và dùng kềm để bóp chỉnh mão cho khít sát cổ răng.

(A)
(B)
Hình 2: (A): Kéo cắt mão. (B): Kềm chỉnh mão

VẬT LIỆU TRONG PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH

48


1. VẬT LIỆU LẤY DẤU
1.1. Hydrocolloid
Là vật liệu lấy dấu loại đàn hồi, thành phần chủ yếu được trích từ rong biển.
Tuỳ trạng thái sử dụng, chúng có thể ở dạng lỏng (sol) hay đặc (gel) và có khả năng
chuyển từ dạng này sang dạng kia. Tuỳ thuộc vào sự chuyển đổi trạng thái này có thể
tái hợp lại hay không mà người ta phân hydrocolloid thành 2 loại.
1.1.1 Hydrocolloid hoàn nguyên được
Là loại hydrocolloid có thể chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc và
ngược lại. Tác nhân gel hoá do nhiệt độ.
+ Có ở thị trường dưới dạng ống hay vỏ đạn.
+ Đun nóng 60-70°C vật liệu biến thành dạng lỏng.
+ Làm lạnh 38°C trở thành dạng đặc.
1.1.2 Hyđrocolloi không hoàn nguyên được (Alginate)
Là loại hydrocolloid chỉ đổi từ trạng thái lỏng sang đặc. Tác nhân gel hoá là
phản ứng kết tủa ( tác nhân hoá học)
+ Thời gian đông đặc: từ 2-4 phút tuỳ từng nhãn hiệu.
+ Nhiệt độ của nước càng cao sẽ nhanh đông.
+ Nhiệt độ phòng nóng sẽ nhanh đông.
+ Dễ biến dạng cơ học và thuỷ động học (phình ra).

+ Dấu dễ co lại khi để quá lâu trong không khí do mất nước, vì vậy nên đổ mẫu ngay
sau khi lấy dấu.
+ Làm thạch cao chậm đông vì có chứa borax.
Loại lấy dấu này thường dùng lấy dấu sơ khởi để nghiên cứu trước khi mài cùi
răng và để làm khay lấy dấu cá nhân cho dấu sau cùng.
1.2. Cao su lấy dấu
Cao su lấy dấu bao gồm một lượng rất lớn các polymère hay các chuỗi đa phân
tử nối với nhờ rất ít các mối nối. Số lượng các mối nối xác định tính chịu nén và đàn
hồi của vật liệu. Thường được dùng để lấy dấu các cùi răng trong PHCĐ vì tính đàn
hồi và chính xác của nó.
Theo ADA chất lấy dấu được phân loại dựa trên những đặc tính đàn hồi và sự
thay đổi kích thước hơn là dựa vào đặc tính hoá học của chúng và mỗi loại lại được
chia thành 4 loại tuỳ theo độ nhớt (độ nhớt là một đặc tính của vật liệu, nó điều khiển
tính chất của vật liệu)
- Loại nhẹ.
- Loại trung bình.
- Loại nặng.
- Loại rất nặng.
Về mặt hoá học, có 4 loại:
- Polysulfide.
- Silicon polyme hoá trùng ngưng.
- Silicon polyme hoá phản ứng cộng.
- Polyether.
49


Các vật liệu này thường được trình bày dưới dạng ống kem, có hai màu khác
nhau. Khi trộn khối lượng 2 ống = nhau sẽ xãy ra phản ứng đông hoặc do phản cộng
hay trùng ngưng. Được dùng để lấy dấu các cùi răng với khay lấy dấu sau cùng.


Hình 1: Các loại vật liệu lấy dấu
2. THẠCH CAO (plâtre, gypse)
- Là thạch cao nửa phân tử nước (CaSO4, ½H2O).
- Khả năng tan trong nước 12g/l.
- Tỷ lệ nước/bột rất quan trọng để đánh giá tính chất vật lý và hoá học của mẫu thạch
cao, tỷ lệ nước/bột càng lớn thì thời gian đông đặc càng kéo dài và mẫu càng dễ vỡ.
- Có nhiều loại thạch cao trong nha khoa, loại thạch cao dùng trong phục hình cố định
là loại thạch cao có độ cứng rất tốt, thời gian đông đặc chậm, người ta cho thêm những
thành phần như phèn chua, keo dán, các muối kiềm để đạt được những tính chất trên,
giá thành đắt. Loại thạch cao này thường có màu vàng.
- Công dụng: dùng để đổ mẫu làm việc.

50


Hình 2: Thạch cao
3. BỘT BAO (revetements de coulée)
Là một vật liệu chịu nhiệt dùng để bao mẫu sáp các hàm khung, mão răng, cầu
răng, on lay, inlay cần đúc bằng kim loại.
3.1. Thành phần cấu tạo
Bột đúc gồm có chất chịu lửa (la réfractaire), chất tạo dẻo (le liant) và một
lượng nhỏ chất biến đổi (modificateur). Trong đó chất chịu lửa chiếm lượng lớn (5575%).
3.1.1. Chất chịu lửa
Gồm thạch anh (quartz) hoặc cristobalite, là hai dạng kết tinh khác hình của
silice (SiO2), chiếm 55-75%. Những chất này khi nung ở nhiệt độ cao sẽ nở để bù trừ
cho sự co của sáp và kim loại khi trở lại nhiệt độ thấp (nguội). Vì vậy còn được gọi là
bột bao bù trừ.
3.1.2. Chất tạo dẻo
Là thạch cao 1/2 phân tử nước (CaSO4 ½H2O), chiếm 20-40%, có tính dễ tạo
khuôn, co 1,5% ở nhiệt độ 450°C và 3% ở nhiệt độ 700°C.

3.1.3. Chất biến đổi
Đó là những chất gia tốc (accélérateur) hoặc chất giảm tốc (retardateur) để kiểm
soát tốc độ đông đặc phù hợp với thời gian làm việc và chống lại sự oxy hoá kim loại.
Đó là acide borique và những dẫn xuất của kim loại kiềm.
3.2. Phân loại
Bột bao có 2 loại:
- Bột bao có bù trừ để đúc ở nhiệt độ nung dưới 800°C:
Dưới dạng bột trộn với nước để có một bột dẻo. Dùng để đúc các kim loại có
nhiệt độ nóng chảy dưới 800°C.
- Bột bao bù trừ để đúc ở nhiệt độ cao:
Khi đúc các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao từ 900°C trở lên. Trong điều
kiện này các loại bột bao thông thường sẽ bị vỡ. Vì vậy cần có loại bột bao thích hợp.
Thành phần chủ yếu là chất Silic, ngoài ra còn có các chất kết dính natrisilicat, hoặc
phosphat

51


Hình 3: Bột đúc
4. SÁP TẠO MẪU VẬT ĐÚC (les cires)
Sáp có thành phần cấu tạo khác nhau, có thể có nguồn gốc từ chất vô cơ, động
vật, thực vật, tự nhiên hoặc nhân tạo, không tan trong nước nhưng tan trong cồn và
những dung môi hữu cơ như clorofoc, carbon sulfur.
Trong nha khoa, sáp được cấu tạo bởi sự pha trộn sáp thiên nhiên và sáp nhân
tạo, có thêm vào các chất như: chất dầu (huiles), chất béo (gras), chất hồ gôm
(gommes) và những chất phẩm nhuộm để tạo màu (colorantes).
Trong PHCĐ loại sáp thường dùng là sáp inlay để tạo hình mẫu của mão, cầu,
trong kỹ thuật đúc kim koại. Được cấu tạo gồm:
- Sáp paraffine: có nguồn gốc vô cơ, là sản phẩm của sự chưng cất dầu hoả, có màu
trắng. Là thành phần cấu tạo cơ bản, chiếm 55-60%.

- Sáp carnoba: có nguồn gốc thực vật, lấy từ một loại cây thuộc họ cọ ở Brésil và
Vénezuela chiếm 25%, sáp này có tác dụng làm giảm độ nhão (le fluage) và tăng độ
cứng (la dureté) của sáp paraffine.
- Cérésine 10%, để làm tăng hàm lượng chất dầu, tránh sự dễ gãy của paraffine.
- 10-25% nhựa Dammar: là một loại nhựa thông ở autrelia, để tránh sự bong vãy của
sáp paraffine và làm láng đều bề mặt.
Theo giới thiệu của hảng DENTAURUM, nhãn hiệu A Vario-wax set thì sáp
dùng cho tạo mẫu vật đúc của mão, cầu, inlay gồm 2 loại:
- Loại màu xanh dương đậm cứng (dar blue-hard), độ chảy lỏng 69°C .
- Loại màu xanh dương nhạt mềm (light blue-soft), độ chảy lỏng 72°C .

Hình 4: Sáp tạo mẫu vật đúc
52


5. KIM LOẠI VÀ HỢP KIM ĐÚC
Kim loại và hợp kim được sử dụng rộng rãi để sản xuất những vật phẩm có hình
dáng theo yêu cầu, có độ bền và chịu lực tốt nhờ tính có thể gia công của nó.
5.1. Tính chất của kim loại
5.1.1. Tính cơ học
Quan trọng nhất là độ bền, độ dẻo dai, độ cứng, tính chống mài mòn. Kim loại
có thể dát mỏng và kéo sợi.
5.1.2. Tính chất vật lý
-Trạng thái: ở nhiệt độ thường, tất cả đều ở thể rắn, trừ thuỷ ngân và gallium.
- Dưới tác dụng của nhiệt, kim loại thay đổi màu sắc.
- Tỷ trọng: Thép không rỉ có tỷ trọng vừa phải (7,9), hợp kim quý có tỷ trọng lớn hơn.
Trong nha khoa tỷ trọng càng nhẹ càng tốt.
- Độ nóng chảy: đồng (1083°C), bạc (960°C), vàng (1063°C), nicken (1452°C), coban
(1489°C), crom (1820°C).
- Tính co thể tích: nhiệt độ giảm, kim loại có thể co thể tích dẫn đến thay đổi kích

thước vật đúc, làm giảm độ chính xác.
5.1.3. Tính chất hoá học
- Là tính chịu đựng của kim loại trong môi trường acid, kiềm và dung dịch muối.
- Vàng, Bạch kim là kim loại đứng đầu trong các kim loại này, nó chịu đựng tốt trước
các phản ứng hoá học trong miệng.
- Trong miệng có chất lưu huỳnh làm bạc bị đen, đồng bị xanh, ngoài ra acid trong
thức ăn và do vi khuẩn tạo ra là những yếu tố làm mòn kim loại.
- Những hợp kim thường dùng trong nha khoa như: vàng + bạch kim, vàng + paladi,
vàng + đồng, vàng + bạc, hợp kim không rỉ gồm coban, nicken, crom.

Hình 5: Cầu răng đúc bằng kim loại
6. SỨ
6.1. Thành phần cấu tạo
- Cao lanh: Là một silicate alumin ngậm nước, chịu nhiệt tốt, chảy lỏng ở nhiệt độ
1800°C. Trộn với nước thành bột nhão hơi dính làm cho công việc nặn dễ dàng hơn.
- Đá bồ tạt (Feldspath): Khoáng chất thiên nhiên là silicate kép kali và albumin, chảy
lỏng giữa nhiệt độ 1100 - 1300°C, làm cho sứ trong suốt và chịu lửa cao.
- Thạch anh (Quartz): Thành phần chủ yếu là silic, lấy từ vài loại đá, cát, dùng như
khung đỡ cho sứ và ngăn cho sứ co trong khi nung chảy ở nhiệt độ 1700°C.

53


- Các chất khác như hàn the, cacbonat Na, canxi làm cho sứ có nhiệt độ nóng chảy
xuống thấp hơn 1100°C.
- Các oxyt kim loại để nhuộm màu: ví dụ oxyt titan cho màu vàng, oxyt urani cho màu
vàng cam, oxyt đồng cho màu ve chai,...
- Cung cấp dưới dạng: bột sứ nhiều màu và nước cất (hoặc cồn 70° để trộn với bột cho
dạng bột dẻo.
- Công dụng: Làm mão, cẩn mặt ngoài răng kim loại.


E. CASTANY

E. CASTANY

Hình 6: Răng giả bằng sứ
6.2. Ưu điểm
- Dung nạp với các mô mềm.
- Là chất cách nhiệt tốt.
- Bền vững trong môi trường miệng.
- Không biến dạng dưới sức nén khi nhai.
- Dễ rửa sạch.
- Không bị đổi màu, có màu giống răng thật.
6.3. Khuyết điểm
- Bị co khi nung.
- Nghe tiếng vang khi ăn nhai.
7. CIMENT GẮN DÍNH TRONG PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH
7.1. Đại cương
Là vật liệu dùng để lấp kín các khoảng hở giữa mô răng và vật liệu phục hình,
đồng thời tạo sự kết dính vật liệu phục hình vào mô răng. Sự kết dính của hai mặt chất
rắn bởi một chất lỏng có một cơ chế lý hoá phức tạp:
7.1.1. Năng lực bề mặt (Energie de surface)
Là sức hút của các nguyên tử ở bề mặt của một tinh thể chất rắn, tạo nên sức
căng bề mặt và tạo nên sự kết dính hoá học với vật liệu khác.
7.1.2. Tính thấm ướt (Mouillabilité, Wetting)
Là khả năng của một chất lỏng trải ra trên bề mặt một chất rắn. Khả năng này
tạo ra sức căng bề mặt.
7.1.3. Sự kết dính với mô răng
Vật liệu dính với mô răng bằng hai cách:
- Bám vào những ngàm nhỏ (cơ học) của bề mặt.

54


- Phản ứng hoá học với thành phần của mô răng (nối ionique, cordinants, chélalante,
hydrogènes, vandervan). Để có sự kết dính tốt, vật liệu phải có tính phân cực cao hơn
nước để kết hợp với các nhóm protéins đối cực trong ngà răng.
7.2. Tính chất cần có của ciment gắn dính vĩnh viễn
7.2.1. Điều kiện sinh học
- Vô trùng
- PH trung hoà hoặc acid yếu
- Làm dịu đau
- Che chở mô răng
- Không độc tính
- Kìm khuẩn
- Phòng ngừa sâu răng.
7.2.2. Điều kiện lý hoá
- Độ nhớt hơi thấp
- Có khả năng thấm ướt
- Đông cứng nhanh và đồng nhất
- Không rối loạn bởi độ ẩm chung quanh
- Không toả nhiệt
- Dính tốt với mô răng và vật liệu phục hình
- Độ cứng không thay đổi
- Độ hoà tan yếu trong đung dịch miệng
- Không thấm nước
- Màu sắc ổn định.
7.2.3. Điều kiện cơ học
- Độ ép mỏng thấp (<25µ)
- Hạt mịn
- Dễ trộn

- Co rút yếu khi chuyển trạng thái.
7.2.4. Điều kiện lâm sàng
- Không mùi vị
- Sửa soạn và gắn dễ dàng
- Lấy phần thừa khỏi vật gắn, răng, mô mếm tương đối dễ.
7.3. Các loại ciments gắn vĩnh viễn thông dụng
7.3.1. Ciment phosohate de zinc (1870):
- Thành phần chính:
+ Oxyde de zinc
+ Oxyde magnésium
+ Acid phosphorique
- Tính chất:
+ Độ pH: 3,5 - 6,6
+ Kích thích tuỷ răng
55


+ Độ ép mỏng: 25 microns
+ Độ cứng cao: 60 Knoop (KHN=L/A)
+ Chịu lực nén thấp: 98 - 133 MPa
+ Dễ nứt gãy
+ Độ hoà tan cao
+ Dính cơ học vào mô răng
+ Thời gian trộn: 1' 20’’
+ Thời gian làm việc có điều chỉnh được
+ Có thể gây quá cảm ngà sau khi gắn
+ Dễ loại bỏ ciment dư sau khi gắn
+ Dễ biến chất khi tiếp xúc sớm với ẩm ước.
- Chỉ định:
+ Gắn vĩnh viễn mão kim loại toàn phần

+ Gắn chốt đúc hay chốt làm sẵn, cầu răng thông thường với mão kim loại toàn phần
- Tên thương mại:
+ Tenacin (Caulk)
+ Elite cement 100 (GC)
+ Phospha cap (vivadent)
+ Super cement (Shofu) có fluor.
7.3.2. Ciment Polycarboxylate (1960)
- Thành phần chính:
+ Oxyde de zinc
+ Acid polyacrylique
- Tính chất:
+ Độ pH: 6,20 - 7
+ Không kích thích tuỷ răng
+ Độ ép mỏng: 30 - 40 microns
+ Độ cứng cao: 65 Knoop
+ Chịu lực nén thấp nhưng cao hơn ciment phosphat kẽm
+ Dễ nứt gãy
+ Dính hoá học với mô răng và hợp kim Chrome-cobalt
+ Điều kiện cách ly không quá nghiêm ngặt như phosphat kẽm hoặc glass ionomer
+ Trong thời gian dài, khả năng hoà tan cao vì vậy chỉ dùng với mão thật khít sát.
- Chỉ định:
Gắn vĩnh viễn mão kim loại từng phần, răng chốt, mão từng phần, onlay, inlay,
cầu răng thông thường.
- Tên thương mại:
+ Livcarbo (GC)
+ Poly F (Dentsply)
+ Carboxylon (3M)
+ Durelon (Premier Dental)
56



+ Hybond (Shofu)
+ Bondalcap (Vivadent).

Hình 7: Ciment Polycarboxylate (hãng 3M)
7.3.3. Ciment de verre ionomère (Glass ionomer lutting cement) (1970)
- Thành phần chính:
+ Độ pH: 5,6 - 7
+ Không kích thích tủy răng
+ Độ cứng cao
+ Chịu lực nén thấp: trên 70 Mpa
+ Độ hoà tan thấp
+ Dễ nứt gãy
+ Dính hoá học với mô răng
+ Phóng thích fluor
+ Thời gian làm việc ngắn
+ Màu hơi trong
+ Khó loại bỏ ciment dư sau khi gắn.
- Chỉ định:
Gắn vĩnh viễn các loại mão và cầu răng kim loại giống như ciment
Polycarboxylate. Thích hợp cho cùi răng sống, nhạy cảm và cần dự phòng sâu răng do
có phóng thích Fluor.
- Tên thương mại:
+ Fuji I (GC)
+ Ketac - Cem (Espe).

Hình 8: Ciment Fuji I (hãng GC)
57



7.3.4. Các loại ciment đặc biệt
Để gắn vĩnh viễn các phục hình khác như:
- Cầu răng dán sườn kim loại
- Mặt dán sứ
- Inlay, onlay sứ
- Mặt composite
- Cầu răng sứ không kim loại
- Cầu răng composite không kim loại
- Các loại cầu với các mão 4/5 và 3/4.
Các loại ciment này là: ciment résine composite, ciment de verre ionomère
hybride...

Hình 9: Ciment Fuji Plus ( hãng GC)
7.4. Ciment gắn dính tạm thời (ciments temporaires)
7.4.1. Tính chất
- Đề kháng mài mòn thấp
- Dễ hòa tan trong môi trường miệng
- Khả năng bám dính kim loại và mô răng thấp
- Chậm đông
- Có tác dụng làm êm dịu tuỷ răng (nếu có eugénol)
7.4.2. Phân loại
Có 2 loại:
- Ciment gắn tạm thời:
+ Ciment oxyde de zinc có eugénol: tên thương mại:
* Tempbond (kerr)
* IRM (Caulk / Densply)
+ Ciment oxyde de zinc không eugénol: tên thương mại:
* Tempbond N.E (Kerr)
* Freegenol (GC)
* Licarbo (GC)

* Life (Kerr)
* Dycal (L.D.Caulk)
* Fermit (3M): quang trùng hợp
58


Hình 10: Ciment gắn tạm free eugenol ( hãng GC)
- Nhựa gắn tạm thời (Résine de cimentation temporaire)
Có thể hoá trùng hợp hoặc quang trùng hợp, có tên thương mại là: Provillnk
(Ivoclar).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Răng Hàm Mặt tập 1, Bộ Môn RHM Hà Nội, NXBYH, 1979
2. Bài Giảng Phục Hình Răng Cố Định, Bộ Môn Phục Hình, Khoa
Răng Hàm Mặt Đ.H.Y.D Thành phố H.C.M
3. Bài Giảng Vật Liệu Học Và Cắn Khít Học, Bộ Môn Nha Cơ Sở
Khoa Răng Hàm Mặt Đ.H.Y.D T.P H.C.M
4. Dental Laboratory Products, Dentaurum,catologue Edition 1993
No 11/2
5. Daniel Jacgle', Technologie Dentaire, Connaissance Des Materiaux.

59


×