Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chủ đề nguyên tử năm học 2019. Trà Vinh( by Thạch Trần)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.49 KB, 21 trang )

: Nguyên tử. Số tiết : …………………………………………………………
Tên chủ đề
Ngày soạn: ………………………………………………………………………………
Tiết theo phân phối chương trình: …………………………………………………………
Tuần dạy:…………………………………………………………………………………….
Chủ đề NGUYÊN TỬ
I. Nội dung chủ đề
1. Nội dung1: Thành phần nguyên tử
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử
-Kích thước và khối lượng của nguyên tử
-Hạt nhân nguyên tử
-Nguyên tố hóa học
-Đồng vị
2. Nội dung1: Vỏ nguyên tử
-Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử.
-Lớp và phân lớp electron.
-Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
-Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
-Cấu hình electron nguyên tử
II. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
-Đơn vị khối lượng nguyên tử, kích thước của nguyên tử
-Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton, notron
Học sinh hiểu
-Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất và có cấu tạo phức tạp
2. Kĩ năng
-So sánh khối lượng của electron với proton và notron
-So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử
-Tính được kích thước và khối lượng của nguyên tử
3. Thái độ


- Yêu thích bộ môn
-Tính trật tự , suy luận logic
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
-Làm việc chăm chỉ, khách quan
-Nghiêm túc học tập, hứng thú với những kiến thức về thế giới vi mô
4. Định hướng các năng lực hình thành
-Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1


1. Chuẩn bị của giáo viên: Các phiếu học tập, giáo án , dụng cụ, hóa chất, các đoạn video
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy A0, bút lông, keo dán, ôn tập
VI. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Thiết kế tiến trình dạy học
3.1 Hoạt động khởi động
Mục tiêu:
Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh tham gia
khám phá kiến thức mới
Phương thức tổ chức:
Phương pháp: Hoạt động nhóm

Cách thức hoạt động: GV phát cho các nhóm bảng thông tin
Trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ 2, chỉ có nước Mỹ sản xuất được khí heli.
Loại khí này có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong khí cầu, nhằm tăng độ an toàn. Nước Đức
muốn mua khí heli của Mỹ để bơm vào khí cầu, nhưng người Mỹ đã không đồng ý bán Heli
cho Đức. Vì vậy vào năm 1973, một khí cầu ( bằng khí hidro) lớn và cực kì sang trọng của
Đức trên đường bay sang Mỹ đã biến thành một quả rbom khổng lồ. Toàn bộ hành khách và
phi hành đoàn thiệt mạng.
Hỏi: Vì sao heli lại bền, không bị cháy nổ như hidro

GV từ tờ thông tin, dẫn dắt học sinh vào chủ đề nguyên tử
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Hoạt động 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Mục tiêu hoạt động
2


Biết được :
- Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản : proton, nơtron và electron;
-Lớp vỏ gồm các hạt electron mang điện tích âm ; hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron
mang điện tích dương.
-Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
-Kĩ năng
-Rèn năng lực quan sát, liên hệ kiến thức hoá học với thực tiễn đời sống
-So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron ; So sánh kích thước của hạt nhân và
các loại hạt so với nguyên tử.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp

Cách thức hoạt động: GV chia lớp thành 4

nhóm cho học sinh xem 2 đoạn video
1. “ Thí nghiệm 1: Thomson phát hiện ra tia
âm cực”
2. Thí nghiệm 2: Khám phá ra hạt nhân
nguyên tử
Bước 1: Sau khi xem xong video GV phân
công các nhóm hoang thành phiếu học tập 1
www.youtube.com/watch?v=OOjY8KA2rcQ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1
Thí nghiệm 1
1. Em hãy mô tả lại thí nghiệm về tia âm cực?
2. Trình bày các đặc tính của tia âm cực?
3. Khối lượng và điện tích của electron là bao nhiêu?
Câu 2.
Thí nghiệm 2
1. Tại sao đa số hạt α xuyên qua được lá vàng và truyền thẳng?

3


2. Tại sao lại có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số bật ngược trở lại?
Câu 3.
1. Nghiên cứu SGK và hoàn thành vào bảng sau:

Các
loại hạt

Người tìm

ra

Điện tích
Culong
Quy ước

Khối lượng
Kg
u

Kích thước

2. Em hãy so sánh:
- Khối lượng của các loại hạt, khối lượng của hạt nhân so với khối lượng của toàn nguyên tử?
- Kích thước của hạt p, n, e và hạt nhân so với kích thước của nguyên tử?
Bước 2: HS Quan sát video và nghiên cứu SGK để thu thập thông tin , xử lý thông tin để rút ra
kết luận.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
HS dễ dàng mô tả được thí nghiệm và trình bày được đặc tính của tia âm cực .HS có thể gặp
một chút khó khăn khi giải thích hạt α xuyên qua được lá vàng và truyền thẳng. Hướng dẫn
HS học sinh kết luận về hạt nhân nguyên tử. Rút ra được hạt nhân gồm hạt proton và hạt
nơtron. Hạt nhân có khối lượng rất lớn và kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
Bước 4: Một nhóm thông báo, mô tả kết quả thí nghiệm 1. Một nhóm thông báo, mô tả kết quả
thí nghiệm 2. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 5:Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh
I. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
1. Electron
- Đặc tính của tia âm cực: Là chùm hạt có khối lượng, chuyển động với vận tốc lớn, mang
điện tích âm.
-Hạt tạo thành tia âm cực là electron, kí hiệu là e.

- Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg.
-Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (coulomb)
= -1 (đvđt âm, kí hiệu là – eo).
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương có khối lượng lớn, kích thước rất nhỏ
so với nguyên tử, được gọi là hạt nhân.

4


- Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động rất nhanh tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
- Proton: Khối lượng: mp = 1,6726. 10-27 kg.
Điện tích: qp = + 1,602. 10-19 C.
= 1+ hay eo
- Nơtron: Khối lượng: mn ≈ mp.
Điện tích: qn = 0.
-Hạt nhân nguyên tử tạo thành bởi các proton và nơtron.
Số p = Số e
II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ
1. Kích thước
- Biểu thị kích thước nguyên tử bằng:
1nm = 10- 9 m
1A0 = 10-10 m.
10-1 nm
=10.000
-5
- 10 nm
lần → Cấu tạo rỗng.


2. Khối lượng nguyên tử
- Đơn vị khối lượng nguyên tử:
1
1
1u = 12 mC = 12 . 19,9265.10-27 kg
= 1, 6605.10-27 kg.
me ≈ 0,00055u, mp ≈ 1u, mn ≈ 1u.
- me << mp, mn nên mnguyên tử ≈ mP + mN.
Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử
Mục tiêu hoạt động
-Kiến thức
Học sinh biết
Khái niệm về số đơn vị điện tích, phân biệt khái niệm số đơn vị điện tích hạt nhân ( Z ), với
khái niệm điện tích hạt nhân ( Z+).
Kí hiệu nguyên tử.
Khái niệm số khối,nguyên tố hóa học, số hiêu nguyên tử.
Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.
Học sinh hiểu được
Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron, giữa số khối, số proton
và số notron.
-Kĩ năng
-Xác định số electron, số proton, số notron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:

5


GV chia lớp thành 4 nhóm. Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm

Dành thời gian 2 phút để học sinh ổn đinh nhóm.
Bước 1:Giáo viên nêu mục tiêu hoạt động của nhóm , tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động sau
đó phát phiếu học tập 2 cho các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử là gì ?
2. Điện tích hạt nhân do loại hạt nào quyết định ?
3. Nếu trong hạt nhân nguyên tử có 8 proton thì hạt nhân đó có điện tích là bao nhiêu?
4. Hãy viết công thức biểu thị mối liên hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số
electron
4. Số khối là gì, nêu công thức tính số khối?
Bước 2: Học sinh bắt đầu làm viêc theo nhóm.
Bước 3: Giáo viên theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm. Dự kiến những khó khăn học sinh
có thể gặp. GV chú ý quan sát khi học sinh HĐ nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Bước 4: Các nhóm treo bảng phụ lên bảng chính,lần lượt cử đại diện trình bày sản phẩm. Các
nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
I. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
1. Điện tích hạt nhân
a. Proton mang điện tích 1+ , nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z + và số
đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
b. Z = số p = số e.
2. Số khối
Số khối: A = Z + N
Z: tổng số hạt proton
N: tổng số hạt nơtron.
Hoạt động 3: Nguyên tố hóa học
Mục tiêu hoạt động
-Kiến thức
HS biết được

Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên
tử.
6


A
Kí hiệu nguyên tử : Z X. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt
proton và số hạt nơtron.
-Kĩ năng
Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại

Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, đàm thoại
Cách thức hoạt động:
1. Tìm hiểu các khái niệm: định nghĩa nguyên tố hóa học. Số hiệu nguyên tử
→ GV dùng phương pháp đàm thoại và vấn đáp để học sinh tìm hiểu 2 nội dung trên

2. Tìm hiểu nội dung : Kí hiệu nguyên tử
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm để hoàn
thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 3
1.Trình bày cách viết kí hiệu đầy đủ của một nguyên tố hóa học
2. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, nơtron và electron của các nguyên tử có
4

18

39


56

234

kí hiệu sau đây: 2 He, 8O, 19K, 26 Fe, 90Th
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và phân công công việc cho các thành viên
Bước 3 Dự kiến sản phẩm
HS có thể trả lời được các bài tập trong phiếu học tập 3. GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá
nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Bước 4: Thảo luận nhóm xử lí thông tin ( nói với nhau, nghe lẫn nhau) sau đó đưa ra kết luận
Bước 5: Gv nhận xét, đánh giá sau đó hướng dẫn học sinh tự rút ra nội dung
II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Định nghĩa
- Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
2. Số hiệu nguyên tử
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu của nguyên
tố đó, kí hiệu là Z.
3. Kí hiệu nguyên tử
A
Z

X

Trong đó: X: Kí hiệu hóa học của nguyên tố.
Z: Số hiệu nguyên tử.

7


A: Số khối

Hoạt động 4: Đồng vị
Mục tiêu hoạt động
-Kiến thức
HS biết được: Khái niệm đồng vị
-Kĩ năng
Rèn năng lực đọc sách, tổng hợp kiến thức và liên hệ kiến thức hóa học với thực tiễn
cuộc sống
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại
Cách thức hoạt động:
16

17

18

Bước 1: GV đặt câu hỏi : Xét ba nguyên tử 8 A , 8 B , 8 C . Ba nguyên tử này có thuộc
cùng một nguyên tố hóa học hay không? Nhận xét về số nơtron và số khối của 3 nguyên tử?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 3: Giáo viên dự kiến sản phẩm: HS trả lời được 3 nguyên tử A, B, C điều thuộc cùng
một nguyên tố hóa học, nhứng số notron khác nhau. Số khối của chúng khác nhau HS trả lời.
GV đàm thoại: Hiện tượng trên được gọi là đồng vị.
1

2

3

GV lấy phân tích ví dụ về 3 đồng vị của hiđro: Proti 1 H Đơteri 1 H
Triti 1 H

GV thông báo: Hiện nay có khoảng 340 đồng vị tự nhiên, khoảng 2400 đồng vị nhân tạo.
Nhiều đồng vị nhân tạo được sử dụng trong y hoc, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của HS
III. ĐỒNG VỊ
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác về số nơtron, do đó số khối khác
nhau.
1

2

3

Ví dụ: Hiđro có 3 đồng vị: Proti 1 H Đơteri 1 H
Triti 1 H
Hoạt động 5: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
Mục tiêu hoạt động
HS biết được:
Khái niệm nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình
Viết được công thức tính nguyên tử khối trung bình
-Kĩ năng
Rèn kỹ năng tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Tính được nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố
Phương thức tổ chức

8


Phương pháp: Thảo luân nhóm nhỏ, đàm thoại
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung : Nguyên tử

khối và nguyên tử khối trung bình cụ thể như sau:
- GV: Đơn vị khối lượng nguyên tử ký hiệu là gì?
1
-HS: Đơn vị u. 1u = 12 mC.
- GV: Như vậy, khối lượng nguyên tử C là 12u. Hãy nêu nguyên tử khối của C đã học ở
THCS?
HS: Nguyên tử khối của C là 12.
GV dẫn dắt HS định nghĩa nguyên tử khối.
- GV: Một nguyên tử có Z proton và N nơtron. Tính nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Bước 2 : HS tính nguyên tử khối theo sự hướng dẫn của GV và kết luận.
- GV: Nhiều nguyên tố hóa học tồn tại nhiều đồng vị, nên nguyên tử khối của các nguyên tố
này chính là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị. GV đưa ra công thức tính.
-HS tiếp thu.
- GV nêu ví dụ trong SGK, hướng dẫn HS tính nguyên tử khối trung bình.
-HS tính nguyên tử khối trung bình.
Bước 3: GV hướng dẫn HS làm ví dụ sau:
63

65

Đồng có hai đồng vị 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính phần
trăm số nguyên tử mỗi đồng vị.
Bước 4: HS nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận,trình bày kết quả
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh
IV. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN
TỐ HÓA HỌC.
1. Nguyên tử khối
- Nguyên tử khối cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối
lượng nguyên tử.
- Tính một cách gần đúng, nguyên tử khối coi như bằng số khối.

2. Nguyên tử khối trung bình
A=

A1x1 +A 2 x 2 +...+A n x n
x1 +x 2 +...+x n

Ai: nguyên tử khối của đồng vị i.
xi: % hoặc tỉ lệ số nguyên tử đồng vị i.
- Ví dụ:
35.75,77+37.24,23
A Cl =
100
= 35,5.

9


- Gọi % số nguyên tử đồng vị

63
29

Cu là x

65

% số nguyên tử đồng vị 29 Cu là 100 – x.
63x + 65.(100 - x)
100
Ta có:

= 63,54 → x =73.
63
29

Cu

65

và 29 Cu lần lượt là 73% và 27%.
Nội dung 2: VỎ NGUYÊN TỬ
Hoạt động 6: Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
Vậy: % số nguyên tử đồng vị

Mục tiêu hoạt động
Biết được :
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ
đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
-Kĩ năng
- Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d, f) trong một lớp.
-Rèn kỹ năng làm việc nhóm
Phương thức tổ chức
Phương pháp:Hoạt động nhóm
Cách thức hoạt động: GV chia lớp thành 4 nhóm. Cung cấp thông tin và các điều kiện đảm
bảo cho hoạt động nhóm
Dành thời gian 2 phút để học sinh ổn đinh nhóm.
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu hoạt động của nhóm , tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động
sau đó phát phiếu học tập 4 cho các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP 4
1. Trong nguyên tử, các electron chuyển động như thế nào?
2. Hãy nêu sự khác biệt chính trong việc mô tả chuyể động của các electron theo mô hình

nguyên tử cũ và mô hình hiện đại
3. Các chấm trong hình ảnh đám mây electron hình cầu trong nguyên tử hidro, có phải là hình
ảnh của một electron hay không? Giải thích

10


Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu SGK và phiếu học tập để rút ra
nhận xét
Bước 3: Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ, HS có thể gặp khó
khăn khi quan sát hình vẽ mô phỏng trong SGK thì GV có thể gợi ý HS tìm những clip mô
phỏng trên mạng về sự chuyển động của các e trong nguyên tử.
GV bổ sung: Vùng không gian xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron là lớn
nhất (khoảng 90%) được gọi là obitan nguyên tử (AO).
Bước 4: HS nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu , trao đổi , thảo luận , trình bày báo cáo sản phẩm.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ
- Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử: Electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử theo
những quỹ đạo hình bầu dục hay hình tròn.
- Theo quan niệm hiện đại: Các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân nguyên tử
không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
Hoạt động 7: Lớp và phân lớp electron
Mục tiêu hoạt động
Biết được:
+ Lớp e, kí hiệu; phân lớp e, kí hiệu phân lớp.
+ Số phân lớp trong mỗi lớp
+ Số e tối đa trong mỗi phân lớp, trong mỗi lớp.
Kỹ năng:

11



-Rèn kĩ năng tự học, quan sát, suy luận logic
Phương thức tổ chức:
Phương pháp: Quan sát và thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: : GV chia lớp thành 4 nhóm. Cung cấp thông tin và các điều kiện đảm
bảo cho hoạt động nhóm
Dành thời gian 2 phút để học sinh ổn đinh nhóm.
Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu hoạt động của nhóm , tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động
sau đó phát phiếu học tập 5 cho các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP 5
1. Trong nguyên tử, các electron được phân bố như thế nào?
2. Thế nào là lớp và phân lớp electron?Mỗi lớp và phân lớp chứa tối đa bao nhiêu electtron?
3. Nêu sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?
4. Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm:
. Phần nhận biết số e tối đa trong mỗi phân lớp HS có thể lúng túng ví dụ phân lớp 1s, 2s, 3s...
: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của
HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
Bước 4: Học sinh trao đổi thảo luận, sau đó trình bày sản phẩm
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
II. LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
1. Lớp electron
- Gồm những electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Các electron phân bố vào vỏ nguyên tử từ mức năng lượng thấp đến mức năng lượng cao (từ
trong ra ngoài):
n=

1


2

3

4

5

6

7

Tên lớp K L M N O P

Q

2. Phân lớp electron
- Mỗi lớp chia thành các phân lớp.
12


- Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Có 4 loại phân lớp: s, p, d, f.
- Lớp thứ n có n phân lớp:
Lớp n = 1 (K) có 1 phân lớp 1s.
Lớp n = 2 (L) có 2 phân lớp 2s, 2p.
Lớp n = 3 (M) có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d.
III. SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, MỘT LỚP
1. Số electron tối đa trong một phân lớp

-Phân lớp s chứa tối đa 2 electron
- Phân lớp p chứa tối đa 6 electron
-Phân lớp d chứa tối đa 10 electron
-Phân lớp f chứa tối đa 14 electron
2. Số electron tối đa trong một lớp
-Lớp thứ nhất chứa tối đa 2 electron
-Lớp thứ 2 chứa tối đa 8 electron
-Lớp thứ 3 chứa tố đa 18 electron
-Lớp thứ 4 chứa tối đa 32 electron
Hoạt động 8: Cấu hình electron nguyên tử
Mục tiêu hoạt động
Biết được:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố
đầu tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns 2np6),
lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các
nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5,
6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Kỹ năng:
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là
kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.
Phương thức tổ chức:
Phương pháp: Thảo luận nhóm
13


Cách thức hoạt động: : GV chia lớp thành 4 nhóm. Cung cấp thông tin và các điều kiện đảm
bảo cho hoạt động nhóm. Dành thời gian 2 phút để học sinh ổn đinh nhóm.

Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu hoạt động của nhóm , tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động
sau đó phát phiếu học tập 6 cho các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP 6
1. Sự sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố như thế nào?
2. Hãy giải thích nội dung sơ đồ phân bố
mức năng lượng ( hình) của các lớp và các
phân lớp.
3. Cấu hình electron nguyên tử là gì? Phân
biệt cấu hình electron và thứ tự sắp xếp
electron theo mức năng lượng ? Lấy ví dụ
minh họa
4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
cho ta biết điều gì?
Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm
Phần nhận biết số e tối đa trong mỗi phân lớp HS cũng có thể lúng túng ví dụ phân lớp 1s, 2s,
3s...GV có thể hỗ trợ HS. Phần viết cấu hình, HS có thể viết sai số e tối đa trên các phân lớp,
và sự sắp xếp các lớp theo thứ tự mức năng lượng...lưu ý đến các nguyên tố có số e lớp ngoài
cùng là 4).
GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành nghiên cứu, kịp thời phát hiện những thao tác, khó
khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Bước 4: HS nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận và trình bày sản phẩm:
GV cho các nhóm tự đánh giá thông qua phần trình bày và cho các nhóm nhận xét, đánh giá
lẫn nhau.Gv giải thích thêm : Khi điện tích hạt nhân tăng thì có sự chèn mức năng lượng. Ví
dụ: 4s < 3d, 5s < 4d, …
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động sản phẩm của học sinh. Hướng dẫn Hs rút ra
nội dung chính của bài học
I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ
- Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s ...
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

1. Cấu hình electron nguyên tử
Khái niệm: Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp
khác nhau.
14


Cách viết cấu hình electron nguyên tử:
- Bước 1: Xác định số electron.
Mg (Z = 12): e = 12.
- Bước 2: Các electron lần lượt phân bố vào các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng
trong nguyên tử.
1s22s22p63s2.
- Bước 3: Viết cấu hình elctron biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp thuộc các phân
lớp khác nhau.
1s22s22p63s2.
Ví dụ:
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2.
- Electron cuối cùng là electron có mức năng lượng cao nhât.
2. Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu
3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Lớp ngoài cùng có nhiều nhất 8 electron.
- Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và nguyên tử He: Khí hiếm.
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử nguyên tố kim loại (trừ H,
He, B).
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử nguyên tố phi kim.
- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử nguyên tố kim loại hoặc phi
kim.
3.3 Hoạt động luyện tập
Mục tiêu

Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm
được ở mức độ nào.
Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phát hiện và giải
quyết vấn đề thông qua môn học
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
- Ở hoạt động này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt
động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học
tập
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số học sinh lên trình bày kết quả/lời giải. Các học sinh
khác góp ý, bổ sung. Gv giúp học sinh nhận ra những sai xót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến
thức/ phương pháp bài tập

15


PHIẾU HỌC TẬP 7
1. Nguyên tử Na có 11e, 12n. Tính khối lượng nguyên tử Na theo đơn vị kg và u.
2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 180, trong đó số hạt mang điện bằng
58,89% tổng số hạt. Xác định kí hiệu nguyên tử X.
3. Nguyên tử A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Xác định kí
hiệu nguyên tử A.
35

37

4. Clo có 2 đồng vị 17 Cl , 17 Cl . Viết các công thức các phân tử clo có thể có và tính phân tử
khối của từng loại phân tử trên.

5. Những nguyên tử nào sau đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học? Tính số p, n, e của các
nguyên tử đó?
20
10

A,

22
11

B,

22
10

C,

24
12

Phân bố electron trong lớp vỏ của nguyên tử :

6.
3.4 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

D,
32
16

23

11

S,

E,

56
26

40
20

F,

26
12

G

Ca .

Mục tiêu
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với
thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV
nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá,
giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ
Cách thức hoạt động : Giáo viên giao bài tập về nhà cho các nhóm

Câu 1.
Câu 2. Đồng là một trong số ít các nguyên tố được biết và sử dụng thời thượng cổ. Truyền
thuyết về nỏ thần nước ta phù hợp với phát hiện khảo cổ gần đây: Người ta tìm thấy một kho
mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc ở Di chỉ thành Cổ Loa. Cho biết số hiệu nguyên tử của đồng
là 29; nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy viết cấu hình electron của Cu, Cu +,
Cu2+
Dự kiến sản phẩm: Bài báo cáo từ các nhóm
Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động:
Sản phẩm: Học sinh về nhà họp nhóm làm bài tập
Đánh giá: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ
của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS
III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt

16


Nội
dung
kiến thức

Mức độ nhận thức
Biết

Hiểu

1.
Thành
phần
nguyên
tử.


- Thành phần
cấu tạo nguyên
tử, hạt nhân.
- Khối lượng
nguyên tử.
- Kích thước,
khối lượng của
các hạt.

Giải thích
nguyên nhân
tìm ra các hạt.

2. Hạt
nhân
nguyên
tử.Nguyê
n tố hóa
học. Đồng
vị.

-Định nghĩa về
nguyên tố hóa
học
-Mối quan hệ
giữa các hạt.
-Khái niệm về
số khối.
-Khái niệm về

đồng vị
- Sự chuyển
động của các
electron trong
nguyên tử
- Lớp và phân
lớp
- Số electron
tối đa trên phân
lớp và trong 1
lớp.
-Thứ tự các
mức năng lượng
trong nguyên tử.
-Các bước viết
cấu hình electron.
-Đặc điểm của
electron lớp
ngoài cùng.

-Xác định
các thông số
từ kí hiệu
nguyên tử.

3. Cấu
tạo vỏ
nguyên
tử.


4. Cấu
hình
electron
nguyên
tử.

17

Vận dụng
-Giải được các
bài toán về xác
định số lượng các
loại hạt cấu tạo
nguyên tử.
-Tính được khối
lượng nguyên tử
khi biết số lượng
các loại hạt.
-Tính nguyên tử
khối trung bình.
-Tính tỉ lệ phần
trăm các đồng vị.
-Tính số khối
của đồng vị.

-Xác định
số lớp eletron
của các
nguyên tử.


- Sự phân bố các
electron trên các
lớp và phân lớp.

-Viết được
cấu hình
electron của
nguyên tử
-Xác định
số lớp
electron, số
electron lớp
ngoài cùng
-Xác định
nguyên tố s,p,
d, f
-Là nguyên
tố kim loại

-Giải bài toán,
viết cấu hình
electron của các
nguyên tố.
-Viết được cấu
hình electron
nguyên tử của một
số nguyên tố hoá
học.
- Dựa vào cấu
hình electron lớp

ngoài cùng của
nguyên tử suy ra
tính chất hoá học

Vận dụng cao
-Xác định số
hạt.
-Tính bán kính
của nguyên tử,
thể tích, khối
lượng riêng

Tính nguyên
tử khối của đồng
vị (bài tập không
có trong SGK).

Bài toán tổng
hợp các kiến
thức từ xác định
số các hạt =>viết
cấu hình=>xác
định tính chất.


hay phi kim

cơ bản.

IV. Biên soạn các câu hỏi/bài tập theo bảng mô tả

Mức độ biết
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron, proton và nơtron.
B. electron và nơtron.
C. proton và nơtron.
D. electron và proton
Câu 2. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố
hóa học vì nó cho biết
A. Số hiệu nguyên tử Z
B. Nguyên tử khối của nguyên tử
C. Số khối A
D. Số khối A và số hiệu nguyên tử Z
Câu 3. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. Số khối A
B.Số proton
C.Số nơtron
D.Số proton và số nơtron
Câu 4. Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được
xếp theo thứ tự
A. d < s < p.
B. p < s < d.
C. s < p < d.
D. s < d < p.
Câu 5. Một nguyên tử X có 3 lớp. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp M là:
A. 2
B. 8
C. 18
D. 32
19
Câu 6. Nguyên tử F có số khối bằng bao nhiêu

A. 28 B. 9 C. 19 D. 10
Câu 7. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử có tính chất
A. Không theo những quỹ đạo xác định.
B. Theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.
C. Theo những quỹ đạo hình bầu dục.
D. Theo những quỹ đạo tròn.
Câu 8. Lớp L (n=2) có số phân lớp electron là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 9. Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron gọi là
A. Đồng vị B. Đồng lượng
C. Đồng đẳng
D. Đồng phân
Câu 10. Số electron tối đa của phân lớp d là
A. 6.
B. 10.
C. 5.
D. 8.
Câu 11
a./ Thế nào là lớp và phân lớp electron? Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?
b./ Tại sao lớp N chứa tối đa 32 electron?
Câu 12
a./Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
b./ Đồng vị là gì?
Mức độ thông hiểu
Câu 1. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton,
19 electron
A.37Cl B.39K C.40K D.40Ar
Câu 2. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 6
electron,số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên từ của nguyên tố X là
A. 14 B. 6 C. 16 D. 32

Câu 3. Nguyên tố có Z=26 thuộc loại nguyên tố

18


A. d B. p C. s D. f
Câu 4. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố
(1):1s22s22p63s23p4 ; (2):1s22s22p63s1; (3):1s22s22p63s23p6 ; (4):1s22s22p63s23p1 ;
(5):1s22s22p63s23p64s2 .Những nguyên tố kim loại là
A. (2), (4), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (4), (5).
Câu 5. Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z=17) là
A.1s22s22p63s13p6
B.1s22s22p63s23p2
C.1s22s22p63s23p5
D.1s22s22p63s23p3
Câu 6. Cho các phát biểu sau :
1 Trong một nguyên tử luôn luôn có số protôn = số electron = số đơn vị điện tích hạt
nhân.
2 Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối.
3 Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử .
4 Số proton bằng điện tích hạt nhân.
5 Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Phát biểu sai là
A. 2, 4, 5
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 2, 3, 4

27

Câu 7. Nguyên tử 13 Al có
A. 13p, 13e, 14n.
B. 13p, 14e, 14n.
C. 13p, 14e, 13n.
D. 14p, 14e, 13n.
Câu 8. Cấu hình electron của nguyên tử photpho (P) là 1s22s22p63s23p3. Hỏi:
a./ Nguyên tử P có bao nhiêu electron?
b./ Số hiệu của nguyên tử P là bao nhiêu?
c./ Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất?
d./ Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron?
Câu 9. Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số
hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18?
Câu 10. Hãy xác định điện tích hạt nhân , số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối
của các nguyên tử sau: , .
Mức độ vận dụng
Câu 1. Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là
(0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7
B. 14,0
C. 14,4
D. 13,7
Câu 2. Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là
63
29

Cu

65

29

Cu

63
29

Cu



65
29

Cu

14
7

N

(99,63%) và

15
7

N

. Nguyên tử khối trung bình


của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị
,
lần lượt là
A. 70 và 30.
B. 27 và 73.
C. 73 và 27.
D. 64 và 36 .
Câu 3. Dãy gồm nguyên tử X, các ion Y2+ và Z- đều có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p6

A. Ne, Mg2+, FB. Ar, Mg2+, FC. Ne, Ca2+, ClD. Ar, Ca2+, ClCâu 4. Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng là
X (Z1 = 11), Y (Z2 = 14), Z (Z3 = 17), T (Z4 = 20), R (Z5 = 10).
Các nguyên tử là kim loại gồm
A. Y, Z, T.
B. Y, T, R.

19


C. X, Y, T.
D. X, T.
Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên
tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X
và Y lần lượt là các nguyên tố
A. Al và Br.
B. Al và Cl.
C. Mg và Cl.
D. Si và Br.
39
19


K

41
19

K

40
19

K

Câu 6. Nguyên tố K có 3 đồng vị:
chiếm 93,26% ;
chiếm 6,73% ;
chiếm 0,01%. Hãy tính nguyên tử khối trung bình của K.
Câu 7. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố sau, biết:
a./ Kẽm có 30e và 35n.
b./ X có số khối 27 và 14n.
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 25. Viết cấu hình electron của nguyên tử X.
Câu 9. Brom có 2 đồng vị, trong đó đồng vị chiếm 54,5%. Xác định đồng vị còn lại. Biết
nguyên tử khối trung bình của brom bằng 79,91.
Câu 10. Hãy tính khối lượng nguyên tử của các nguyên tử sau:
a./ Nguyên tử C (6e, 6p, 6n).
b./ Nguyên tử Al (13e, 13p, 14n).
Mức độ vận dụng cao
Câu 1. Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt cơ bản là 122 . Số hạt mang điện trong
nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là:
A. 122B. 96 C. 85

D. 74
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 58 .Viết cấu
hình electron của nguyên tử nguyên tố X ,biết rằng X là nguyên tố kim loại (Cho biết: Các
1≤

N
≤ 1,5
Z
)

nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì
A. 1s22s22p63s23p64s1
B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p5
D. 1s22s22p63s23p54s2
Câu 3. Cho nguyên tử trung bình của Mg là 24,327. Số khối của các đồng vị lần lượt là 24,
25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1, A2 là 78,6% và 10,9%. Tìm A3.
Câu 4. Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35. 10-1nm và có khối lượng nguyên tử là 65u.
Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
Cho biết Vhình cầu = 4/3.r3.

20


21



×