Trêng trung cẤP y tÕ hµ giang
tæ m«n YTCC & CCK
--- *** ---
GIÁO TRÌNH
HỌC PHẦN: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Ngµnh ®µo t¹o: YsÜ Y học dự phòng
Hµ giang n¨m 2014
0
bµi häc sè: 2, Sè tiÕt: 2
bµi häc sè: 3, Sè tiÕt: 1
TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT
1.4. Điếc nghề nghiệp
Trong quá trình phát triển công nghiệp số người lao động trong môi trường có tiếng
ồn ở mức gây hại ngày một tăng. Tỷ lệ người chịu tác động của tiếng ồn gây hại
ởcác nước công nghiệp phát triển khoảng 25% đến 30% trong tổng số những người
lao động, do vậy số người bị điếc nghề nghiệp ngày càng tăng và trở nên phổ biến.
Ở nhiều nước tỷ lệ điếc nghề nghiệp chiếm tới 40% trong số các bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm. Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề nghiệp được bảo hiểm chỉ
đứng sau bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp.
Điếc nghề nghiệp là một vi chấn thương âm do tiếng ồn quá mức gây hại lên cơ
quan thính giác đặc biệt là những tổn thương không hồi phục của cơ quan Corti ở
tai trong. Với môi trường lao động áp dụng TCVN 3985-1999 "Mức ồn cho phép
tại nơi làm việc" trong đó quy định: “Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương
Leq DBA tại nơi làm việc không quá 85 DBA trong 8 giờ lao động”.
1.4.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh điếc nghề nghiệp
Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở người tiếp xúc
với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn, các yếu tố độc hại kết
hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người tiếp xúc có tính mẫn cảm, cơ
địa... nhìn chung những người bị các bệnh ở tai dễ bị điếc nghề nghiệp, trừ các
trường hợp bị xốp xơtai, cứng khớp bàn đạp trong hệ thống dẫn truyền âm của tai.
Những người lao động trong môi trường luyện cán thép, các máy nghiền quay và
rèn búa máy... đều có thể bị tác động gây hại của tiếng ồn. Ở nước ta các ngành sản
xuất như dệt, cơ khí, điện máy, luyện kim đều xuất hiện một tỷ lệ điếc nghề nghiệp
cao.
Về cơ chế bệnh sinh của bệnh điếc nghề nghiệp đến nay được người ta đưa ra hai
vấn đề chính là cơ chế thần kinh và c ơhọc. Về cơ chế thần kinh đã được các tác giả
nghiên cứu từ cuối thế kỷXI. Năm 1880 Habermann quan sát thấy tiếng ồn gây nên
những thương tổn ở bộphận thần kinh của cơ quan thính giác, ngày nay người ta
quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn, ngưỡng đáp ứng của thần kinh
thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhậy cảm thông thường, dần dần không cảm
ứng được với âm tần có cường độ thấp.
Từ năm 1918 Vitmark đã xác định ở cơ quan thính giác người bệnh có tổn thương
hệ tế bào lông tại cơ quan Corti trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa
màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế
bào chịu áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng nhưcác sợi lông chịu tác
động thường xuyên mà dày lên và dần dần mất cảm ứng, gây nên hiện tượng trơ về
mặt cơ học cũng như thần kinh và đó là điếc nghề nghiệp trong thực tế đã xảy ra.
Một đặc điểm chung của điếc nghề nghiệp là bao giờ cũng thấy sự thiếu hụt thính
lực ở tần số cao, đặc biệt là ở tần số4096 Hertz sau đó mới dẫn đến các âm tần
khác, tiếng ồn trong sản xuất thường là từ 2.000 Hz trởlên, đây sẽ là tần số chính
1
gây tổn thương vùng đáy của loa đạo, thường thì tiếng ồn có tần số thấp sẽ gây tổn
thương vùng đỉnh của loa đạo (ốc tai).
2.4.2. Bệnh lý lâm sàng và cận lâm sàng
Điếc nghề nghiệp thường xảy ra qua hai giai đoạn là điếc tiềm tàng và điếc rõ rệt.
Giai đoạn điếc tiềm tàng thường kéo dài hàng năm do tiến triển chậm một cách âm
ỉ ngày một nặng hơn, lúc đầu là hiện tượng giảm sức nghe ở tần số cao xung quanh
4.000 Hz mà trên thính lực đồ thấy hình chữ V có đỉnh ở khu vực 4.000 Hz có thể ở
vị trí này ngưỡng nghe tụt xuống 50 – 60 dB thậm chí 60 - 70 dB càng về sau tiến
triển lâm sàng tăng các ngành của chữ V ngày một rộng ra. Các tần số kế cận cao
hơn hoặc thấp hơn thì ngưỡng nghe thường còn thấp.
Ở giai đoạn điếc tiềm tàng khả năng nghe nói nhỏ giảm, bản thân người bệnh nói to
hơn bình thường song chưa cảm giác được là mình bị điếc. Trong khám sức khỏe
định kỳ người thầy thuốc phải chú ý và cho đo tính lực mới có thể kết luận được là
bệnh nhân có bị điếc hay không. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi, tách bệnh nhân ra
khỏi môi trường và điều trị thêm để chẩn đoán phân biệt.
Ở giai đoạn rõ rệt, lúc này khả năng phát hiện đã dễ tuy nhiên không có một ranh
giới rõ rệt. Người bệnh có thể ngẫu nhiên nhận thấy mình không nghe rõ một số
tiếng như tiếng tích tắc của đồng hồ đeo tay. Nhưng thường người công nhân đã có
ý thức về bệnh của họ, thính lực ở giai đoạn này mức độ nghe kém đã tăng, lan
sang cả vùng các tần số sinh hoạt nên khi giao tiếp, hội thoại đã có khó khăn,
không bình thường. Đồng thời ở giai đoạn này có ù tai, cường độ và thời gian bị có
thay đổi không nhất định theo một quy luật nào.
Thính lực âm và thính lực lời đã có thể hiện thiếu hụt rõ rệt. Tuỳ theo kết quả người
ta chia làm 3 mức độ.
* Mức độ nhẹ:
- Với thính lực âm: còn chữ V, 2 ngành chữ V đã mở rộng, ngưỡng nghe ở tần số
2000 đã tăng từ 30 dB trở lên
- Với thính lực lời: chưa bị ảnh hưởng nhiều, tổn thương thính lực lời thường thấp
chậm hơn thính lực âm.
Các nghiệm pháp trên ngưỡng thường thấy dương tính với hiện tượng Recuitment.
* Mức độ trung bình:
- Với thính lực âm: biểu hiện điếc tiếp âm thể loa đạo đáy, thiếu hụt thính lực rõ rệt
ở tất cả các tần số cao, các tần số sinh hoạt cũng bị giảm.
- Với thính lực lời: có tổn thương rõ, ngưỡng nghe lời cao hơn ngưỡng nghe âm
trung bình ở các tần số sinh hoạt, thường có reccuitment
(+) hoặc mất nhận biết với từ thử.
- Nghiệm pháp trên ngưỡng chứng tỏ có tổn thương ở cơ quan Corti.
* Mức độ nặng.
- Với thính lực âm biểu hiện một điếc tiếp âm thể toàn lao đạo: ngưỡng nghe tất
cảcác tần số đều tăng lên 40 dB trở lên.
- Với thính lực lời: có thương tổn rõ, ngưỡng nghe lời cao: thường mất nhận biết dù
với tần số cao: đồng thời có thể có hiện tượng thích ứng lời nói ở cường độ thấp
hơn bình thường.
Các nghiệm pháp trên ngưỡng thể hiện không chỉ tổn thương ở cơ quan Corti mà
còn cả ở thần kinh thính giác.
2
Một đặc điểm cần lưu ý là ở giai đoạn này các tổn thương không có khả năng hồi
phục do đó thiếu hụt thính lực ởmức độ nào vẫn giữ nguyên
Như thế mặc dù người lao động đã được cách ly với tiếng ồn gây hại và được chăm
sóc tốt.
2.4.3. Chẩn đoán điếc nghề nghiệp
Để chẩn đoán xác định điếc nghề nghiệp cần dựa trên 3 cơ sở:
- Tính chất nghề nghiệp: rất quan trọng, cần phải hỏi, điều tra đầy đủ và lập hồ sơ
rõ ràng chi tiết về cường độ và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn.
- Trước hết người công nhân phải làm việc ở môi trường có tiếng ồn cao hơn
ngưởng gây hại (theo vị trí lao động của người đó). Thời gian làm việc ở môi
trường ồn phải được ghi lại đầy đủ, kể cả các nghề cũ có tiếng ồn, vì thời gian tiếp
xúc càng lớn, khả năng bị bệnh càng nhiều và nếu đã bị từ nghề trước thì hiện nay
vẫn không thay đổi.
- Khám lâm sàng: cần khám về tai mũi họng đầy đủ để chứng tỏ không có tổn
thương gì về màng tai, tai giữa và xương chũm, cũng như không có tổn thương ở
tiền đình vì điếc nghề nghiệp chỉ gây nên các tổn thương ở loa đạo của tai trong.
- Đo thính lực: phải thể hiện một điếc tiếp âm, đối xứng hai tai, ở từng tần số chênh
lệch giữa hai tai không quá 10 dB; tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ sẽ có thể loa đạo
đáy hay thể toàn loa đạo có hiện tượng Recuiment hay không. Sau một thời gian
thính lực đồ phải không khá lên ngay cả khi nghỉ ngơi không tiếp xúc với tiếng ồn.
Cần chẩn đoán phân biệt:
+ Tai nạn lao động: những trường hợp bị điếc ngay khi mới tiếp xúc với tiếng ồn là
do chấn thương âm, do quá mẫn, thiếu phản ứng thích nghi của cơthể, được coi là
tai nạn lao động.
+ Viêm nhiễm: ở màng tai không bị tổn thương cũng gây nên điếc, nhưng biểu đồ
thính lực thể hiện một điếc truyền âm hay điếc hỗn hợp.
+ Xốp xơtai: màng tai không bị tổn thương, vòi nhĩ thông nhưng thính lực đồ biểu
hiện một điếc hỗn hợp (có thể có trường hợp nặng về tai trong) nghiệm pháp Gelée
dương tính.
+ Chấn thương: có thể gặp do:
Chấn thương âm: có tiền sử, bị đột ngột, cũng là điếc tiếp âm có thể
một hay hai tai nhưng thường diễn biến nhanh, điếc nặng hay điếc đặc
ngay và thường có kèm theo tổn thương tiền đình.
+ Nhiễm độc tai trong: thường gặp do hóa chất hay do thuốc như Strep - tomycin,
quinin... không có tổn thương thực thể, điếc tiếp âm, tiến triển nhanh chóng, nhưng
đôi khi cũng kéo dài hàng tháng hay lâu hơn làm cho việc chẩn đoán khó khăn. Chủ
yếu dựa vào khai thác tiền sửvà các biện pháp trên ngưỡng.
2.4.4. Phòng hộ và giám định điếc nghề nghiệp
Cần có những phương pháp dự phòng và xử trí sớm cho người bệnh gồm hai lĩnh
vực phòng hộ: kỹ thuật và y tế.
a. Phòng hộ kỹ thuật
Các biện pháp phòng hộ kỹ thuật nhằm giảm nguồn sinh ra tiếng ồn như chống và
chạm, ma sát, sửdụng các vật liệu, công cụ mềm thay kim loại cứng...
3
- Thu hồi, triệt tiêu nguồn âm: được thực hiện qua các ống, hộp giảm âm để làm bớt
cường độnguồn âm đã sinh ra.
- Cách ly, chống phản hồi, cộng hưởng âm: bao gồm các biện pháp về kỹ thuật và
thiết kế nhằm cô lập, cách ly nguồn âm hay hấp thụ bớt âm đã sinh ra.
Tuy nhiên hiện nay các biện pháp kỹ thuật trên thường ít có hiệu quả vì thực hiện
khó khăn phức tạp và nhất là thường không phù hợp, ảnh hưởng tới quy trình sản
xuất.
b. Phòng hộ y tế
Hiện đang được tập trung nghiên cứu.
Dụng cụ phòng hộ: có nhiều loại nhưng tập trung trong hai loại hình chính.
Nút tai có định hình hay không định hình.
Loa che tai đơn giản hay phức tạp như một mũ che cả tai và đầu.
Các loại dụng cụ này thường làm giảm từ20 đến 45dB, như vậy sẽ đưa cường độcó
hại xuống dưới mức gây hại.
Một yêu cầu cơ bản là các dụng cụ trên phải khít chặt nhưng không gây khó chịu,
kích thích tai và không ảnh hưởng gì đến khả năng lao động.
Tổ chức lao động nghỉ ngơi nhằm làm cho tai thích ứng được với tiếng ồn, không
bị tình trạng quá mệt mỏi. Hiện nay người ta thống nhất là nên rút ngắn thời gian
lao động trong một ngày hơn là rút ngắn thời gian trong một tháng hay một năm,
nhưng sốlần và thời gian nghỉ ngơi trong một ngày thì còn chưa thống nhất cụthể.
Luyện tập, thích ứng: vai trò của thể dục, thể thao trong phòng hộ tiếng ồn là khá
quan trọng vì nó là cơ sở cho các cơ ở vùng tai to khỏe ra nên sẽ có lợi cho việc bảo
vệ tai trong khi tiếng ồn quá mạnh. Việc tạo thời gian cho tai thích ứng, không bị co
cứng các cơ bảo vệ tai trong trước tiếng ồn quá đột ngột cũng là cần thiết. Chế độ
nghỉ ngơi: cần được tạo điều kiện để sau giờ lao động công nhân có thể nghỉ ngơi
yên tĩnh, hoặc nghe nhạc nhẹ, có cường độ thích hợp nhằm cho tai được phục hồi
trở lại nhanh sau những giờ tiếp xúc với tiếng ồn.
c. Giám định
Các trường hợp suy giảm thính lực, điếc nghề nghiệp cần được lập hồ sơ cho giám
định khả năng lao động vì bệnh này không hồi phục. Trước hết phải đánh giá sức
nghe sau đó mới đánh giá khả năng lao động do mất khả năng nghe.
rung chuyển:
Ví dụ: Tiêu chuẩn đối với các dụng cụ cầm tay như sau:
Số trung bình
nhân của tần
số rung
Giới hạn tần số rung (Hz)
Thấp
Cao
8
5,6
11,2
16
11,2
22,4
Giới hạn cho phép vận tốc
rung (m/giây)
Giá trị thực
Mức độ rung
(m/giây)
(dB)
120
5,00.
120
5,00.
32
22,4
45
3,50.
117
63
45
90
2,50.
114
125
90
180
1,80.
111
4
250
180
355
1,20.
108
500
355
710
0,90.
105
1000
710
1400
0,63.
102
2000
1400
2800
99
0,45.
(Tiêu chuẩn Liên xô (cũ) CH 62b – 66)
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
Trong quá trình sản xuất, rung chuyển là loại tác hại gặp thường xuyên với số
người tiếp xúc nhiều. Rung chuyển có thể gây bệnh toàn thân hoặc cục bộ, cấp
tính hay mạn tính tuỳ vào tần số và biên độ rung mà biểu hiện bệnh lý cũng
khác nhau.
Rung chuyển tần số thấp gây bệnh say tàu, say xe, bệnh lý chủ yếu ở cơ quan tiền
đình hoặc bệnh rung sóc gây đau lưng (rung sóc xe cộ).
Rung chuyển ở tần số cao gây tổn thương xương khớp, rối loạn vận mạch, tổn
thương cơ, thần kinh, bệnh hay gặp ở khu vực cân cơ, thần kinh chi trên, bàn tay,
cánh tay, cẳng tay và vai.
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp thường là nói đến bệnh do rung chuyển ở tần số
cao, cục bộ (RCNN). Bệnh rung chuyển nghề nghiệp thường tăng lên khi kết hợp
với lao động nặng nhọc hoặc vi khí hậu xấu, bất thường, ồn và độc hại.
Thông thường có 3 dạng bệnh lý chính là:
- Tổn thương xương khớp.
- Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp).
- Tổn thương cơ, thần kinh.
Nguyên nhân bệnh rung chuyển nghề nghiệp còn là do tiếp xúc quá mức với rung
chuyển cùng với cơ địa của từng bệnh nhân nên ai cũng bị bệnh và bệnh nặng nhẹ
khác nhau tuỳ người này hay người khác.
I. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Cơ thể cảm thụ với rung chuyển theo các tần số khác nhau và cũng bị tác động
khác nhau. Theo E.A.Drogicina và I.K.Razumov, 1974, ở những người có một số
lớn cơ quan cảm thụ tự nhiên với rung chuyển, không những ở trên cơ thể nơi tiếp
xúc với rung chuyển mà còn ở trong cơ thể, nơi rung chuyển lan đến. Đó là những
cơ quan cảm thụ ngoài da và những trung tâm, hệ thống cảm thụ của tổ chức
H.Desoille, J.Scherrer, R.Truhaut, 1975, nêu lên hai loại cơ quan cảm thụ:
- Các nang lông nhạy cảm tối đa ở 40 Hz (dải tần số 5 - IOOHZ).
- Các tiểu thể Paccini ở sâu hơn, nhạy cảm tối đa ở 250Hz, (dải tần số 40 1000Hz).
Sự phân bố nhạy cảm với rung ở trên da phụ thuộc các vùng có nhiều tận cùng thần
kinh.
Ngoài cơ quan cảm thụ ở da, rung chuyển tần số cao còn tác động đến cơ vân.
Rung chuyển tần số từ 50 - 200Hz tác động đến gân hay khối cơ vân - xương ở
người, sẽ gây ra đồng thời phản xạ co cơ kéo dài và giãn các cơ có tác dụng ngược
5
lại. Phản xạ co cơ xuất phát từ sự kích thích các đầu tận cùng của các bó thần kinh cơ. Tác dụng còn kéo dài, dù đã ngừng tiếp xúc với rung.
Rung chuyển tần số cao dễ bị cơ thể dập tắt. Biên độ của các rung chuyển 35Hz
đến lòng bàn tay, được giảm đi một nửa khi đến mu bàn tay, giảm còn 1/3 ở khuỷu
tay và khi đến vai biên độ chỉ còn 1/10.
Khi sử dụng dụng cụ rung, tay phải đỡ sức nặng của máy, cơ co mạnh liên tục, tạo
điều kiện cho việc dẫn truyền rung chuyển vào xương, vào các mặt khớp. Các mặt
khớp dưới tác dụng của co cơ, siết vào nhau một cách bất thường. Sự rung chuyển
liên tục lâu dài gây vi chấn thương, tác động đến khớp, phát sinh những tổn thương
làm bong ra những mảnh xương hết sức nhỏ, từ đó xuất hiện những gai xương và
những dị vật trong khớp, những lồi xương, vôi hoá. Những tổn thương thường khu
trú ở lớp khuỷu vì ở khớp đó, những rung chuyển được dẫn truyền đến và hấp thu.
Để giải thích hiện tượng thoái hoá, người ta kể đến tác động sao chép của các
xương cẳng tay ở khuỷu, nơi không có lớp cơ bảo vệ.
Có ý kiến cho rằng do một sự sắp xếp đặc biệt xương quay ngắn đi so với xương
trụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoại tử xương bán nguyệt. Ở 25% bệnh nhân, người
ta thấy có sự bất thường này và xương bán nguyệt phải chịu một sự tác động cơ học
gây nên tổn thương và như vậy còn nhạy cảm đặc biệt với rung chuyển.
Xương thuyền bị tổn thương, cũng là vì xương này, do hình dạng, vị trí và chức
năng của nó, tiếp xúc gắng sức theo trục xương. Trong thao tác búa hơi, xương chịu
đựng chủ yếu những hậu quả của sự gấp và vặn quá mức, liên tục, phát sinh những
tổn thương thực sự.
Về hội chứng Raynaud, I.Pyykko, 1974,cho rằng rung chuyển phá huỷ một số sợi
thần kinh vận mạch. Sau một thời gian tiềm tàng, có sự biến đổi về phản ứng giải
phẫu mạch máu và mạch bắt đầu phản ứng mạnh hơn với kích thích bên ngoài như
lạnh.
W.S.Ashe, 1962, thấy rằng cơ ở lớp giữa thành mạch bị phì đại. Dù chỉ có ngón tay
xanh tái trong nghiệm pháp lạnh, động mạch ở tay và bàn tay cũng vẫn bị co thắt
lên đến tận động mạch cánh tay, các hình ảnh chụp mạch máu cho thấy như vậy. Có
thể cơ chế bệnh sinh bệnh Raynaud như sau: qua hệ thần kinh giao cảm, yếu tố lạnh
gây co mạch ở tay và bàn tay, vì có sự phì đại thành mạch, lưu lượng máu giảm
nhiều so với bình thường và ở nơi mà áp lực trong lòng mạch tụt xuống quá thấp,
mạch ở ngón tay xẹp đi và xuất hiện hiện tượng Raynaud.
L.Magos, G.Okos - 1963, cho rằng cơ chế co mạch là do trong thời gian tiếp xúc
với rung, ở mạch máu có sự biến đổi mạnh về sinh hoá. Mạch càng trở nên nhạy
cảm với lạnh cục bộ, mạch lại còn mất đi khả năng giãn mạch do lạnh (Capacity for
com - induced vasodilatation) nữa. Các tác giả cho là tính quá mẫn cũng có thể do
sự tích luỹ của chất tác động lên mạch, các chất này không bị phân giải ở nơi mạch
bị tổn thương.
Trong sự nhạy cảm với lạnh, không có sự rối loạn co mạch mà chỉ có phản ứng
giãn mạch chậm và yếu, do tác động trực tiếp của rung chuyển ở các mạch máu
ngón tay và thần kinh ngoại biên và cũng còn do những biến đổi sinh hoá và các
biểu hiện thiếu oxy.
T.N.Fiessenger và ctv, 1974, sau khi nghiên cứu lâm sàng ở một số trường hợp
bệnh Raynaud ở thợ cưa rừng, nhận định rằng đó là một bệnh rối loạn vận mạch mà
6
nguyên nhân là những vi chấn thương gây những tổn thương thần kinh do cơ chế
thiếu oxy.
Theo Andreeva Galanina và Karpova, 1969 và Tamara P.Asanova, 1975, hội chứng
rung chuyển là một bệnh toàn thân và sự điều hoà chức năng thần kinh trung ương
bị rối loạn... Theo J.F.Nalca, 1971, các phản xạ mạch rõ rệt hơn do có sự rối loạn
trung tâm phản xạ. Giả thiết này vững vàng vì thực tế nhiều người thao tác với
dụng cụ rung bị rối loạn thần kinh và có những biến đổi bất thường ở hệ thần kinh
trung ương.
II. BIỂU HIỆN BỆNH LÝ
2.1. Tổn thương xương và khớp
Thương tổn này hay gặp ở vùng chi trên. Đứng đầu là cổ tay sau đó giảm dần và ít
ở vùng vai với biểu hiện chính là viêm xương và hư khớp. Chụp phim dễ thấy hơn
là hỏi bệnh nhân vì họ quen chịu đựng dần dần nên không còn cảm giác đau.
2.1.1. Lâm sàng
Các khớp đau bất kỳ lúc nào, khó xác định, không dữ dội, không biến dạng, không
sưng, khó cử động, các khớp đều bị tổn thương.
Bệnh nhân còn có thể đau nhiều ở khớp vai, khớp gối hay một số khớp khác không
liên quan với tổn thương xương, khớp, do một số nguyên nhân như sự căng cơ, tư
thế lao động, cách thao tác máy sự mệt mỏi do gắng sức...
2.1.2. Dấu hiệu X quang
Dấu hiệu X quang gồm 3 loại chính:
- Khuyết xương: Các hốc xương nhỏ hình thành này chủ yếu gặp ở các xương cổ
tay, hốc xương có hình dạng một vệt sáng, tròn, to bằng đầu ghim trở lên. Có một
hoặc nhiều hốc ở trên cùng một xương với hình ảnh da báo, hay trên nhiều xương.
- Lồi xương, gai xương và dị vật trong khớp: Dị vật có thể gặp trong khớp, do các
vỏ xương, sụn xương hay gai xương hình thành, làm biến dạng mặt khớp. Các lồi
xương và gai xương xung quanh khớp gặp nhiều hơn, chủ yếu thấy ở khớp khuỷu,
ít gặp ở cổ tay, xuất hiện như những tổ chức xương mới bám vào mỏm trên ròng
rọc hay mỏm trên lồi cầu, có khi hình thành các u xương, do sự hoá xương các gân
cơ xung quanh khớp, gần nơi bám.
- Sự biến đổi xương về hình dáng và cấu trúc: Sự biến đổi này hay gặp ở khuỷu tay,
đầu dưới xương cánh tay sưng lên, dày ra toàn bộ hay từng phần, bờ xương gồ ghề,
cấu trúc biến đổi. Phản ứng màng xương, mất vôi xương và loãng xương cũng
thường gặp.
2.1.3. Các biểu hiện tổn thương xương khớp
Có nhiều biểu hiện tổn thương xương, khớp xương cụ thể sau:
- Bệnh hư khớp, dày xương khớp khuỷu: Bệnh này hay gặp ở công nhân hay thao
tác với búa hơi, hay các loại dụng cụ hơi nén loại cầm tay và cả các loại máy gây
rung chạy bằng động cơ máy nổ...
Sau một thời gian lao động khá dài, trong nhiều năm, thấy khớp khuỷu cử động
khó, động tác duỗi và gấp cẳng tay vào cánh tay bị hạn chế, khi làm việc gắng sức
hay bị chuột rút. Đôi khi khớp hơi sưng, nhưng không có một chút dấu hiệu viêm
nhiễm nào.
Trên phim X quang, lúc đầu thấy mặt khớp dày đặc, khoảng liên khớp hẹp lại, nhất
là xương khớp cánh tay - trụ. Mỏm khuỷu và mỏm vẹt dài ra, hố Sigma rộng hơn
7
trước. Có nhiều gai xương được tạo thành, một số gãy rời sinh ra dị vật ở trong hay
xung quanh khớp.
Quanh khớp còn thấy hiện tượng vôi hoá, từ mỏm trên ròng rọc hay mỏm trên lồi
cầu tràn xuống theo các dây chằng bên, do đó còn có chứng viêm mỏm trên lồi cầu.
Hiện tượng đặc xương thường phối hợp và có giai đoạn loãng xương mỏm khuỷu,
bờ trơn, mờ kèm theo.
- Bệnh hoại tử vô khuẩn xương bán nguyệt hay bệnh Kienbock:
Về lâm sàng, bệnh phát hiện được do thấy đau khi gấp và duỗi cổ tay quay. Cổ tay
có thể sưng nhẹ, hơi đỏ, có điểm ấn đau.
Xương bán nguyệt biến đổi: xương dẹt vài dài ra, nhỏ lại. Cấu trúc xương cũng
thay đổi có lẫn lộn các vùng mất vôi, thừa xương và đặc xương, do rối loạn mạch
nuôi dưỡng tại chỗ.
Trên phim X quang thấy xương bán nguyệt mờ, không đều, có hình ảnh hốc xương
nhỏ, giới hạn rõ rệt. Xương bán nguyệt là xương hay bị tổn thương nhất trong các
xương cổ tay.
- Bệnh hư khớp giả xương thuyền hay bệnh Kohler (Pseudarthrose du scaphoide cai
then):
Trong quá trình tiếp xúc với rung chuyển do các loại dụng cụ như búa máy, xương
thuyền có thể bị gãy và ở chỗ gãy hình thành khớp giả. Cử động gấp và duỗi cẳng
tay bị hạn chế.
Bệnh nhân đau ở cổ tay, ấn đau vùng xương thuyền, nơi bị gãy cũ. Có thể có xơ
hoá, mất vôi hay có hốc xương, qua hình ảnh X quang. Còn thấy một đường sáng
trên xương thuyền, đường xương gãy.
2.2. Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp)
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Raynaud nghề nghiệp (BRNN) bao gồm rối loạn tuần
hoàn mao mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay. Cơn bệnh diễn biến làm 2 giai
đoạn:
- Giai đoạn đầu là thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt. Gây
cảm giác lạnh và tê cóng.
- Giai đoạn hai báo hiệu bằng triệu chứng những cơn đau và dấm dứt các ngón tay.
Các ngón đỏ bừng rồi có khi tím lại. Đau và cảm giác có thể mãnh liệt không chịu
được.
Cơn bệnh phát không phải là khi tiếp xúc với rung mà do lạnh. Lạnh toàn thân dù
tay không lạnh, làm phát cơn mạnh hơn là lạnh cục bộ hai bàn tay.
Yếu tố thuận lợi làm phát cơn là vi chấn thương rung chuyển liên tục, thời gian lao
động dài, co cơ, mệt mỏi quá sức, tư thế lao động bắt buộc, uống rượu... Cơn thiếu
máu cục bộ trong bệnh Raynaud nghề nghiệp không bao giờ dẫn đến tình trạng
hoại thư trong giai đoạn co mạch, thiếu máu cục bộ nhiệt độ các ngón tay giảm
nhiều. Nghiệm pháp lạnh thường dương tính. Nhiệt độ da nơi tổn thương thấp hơn
nơi lạnh, thời gian hồi phục nhiệt độ da chậm trở lại bình thường.
Các ngón tay có rối loạn rõ rệt là ngón giữa và ngón nhẫn. Ngón cái không bị ảnh
hưởng. Có thể có teo cơ ở mô út và khoảng liên cất. Tay bị tổn thương sớm hơn là
tay để dùng điều khiển máy hơi nén, gần nguồn phát sinh hơi nén.
Soi mao mạch thấy tình trạng co hay giãn mao mạch. Tuần hoàn chậm lại, nhiều
mao mạch biến dạng, số lượng mao mạch giảm, mất hình ảnh bút kim gài tóc.
8
Có một số nguyên nhân khác cũng gây những triệu chứng lâm sàng tương tự các
cơn choáng cục bộ ở ngón tay, ngón tay trắng lạnh, có hoặc không kèm theo giai
đoạn ngạt, ngón tím, đau và sau cơn, ngón tay lại trở về bình thường. Cơn cũng
xuất hiện do tác động của lạnh. Các nguyên nhân khác đó là giang mai, thấp khớp,
rối loạn giao cảm hoặc nội tiết (giáp trạng, buồng trứng), chứng cứng ngón tay,
viêm động mạch (hoại thư khu trú thành những vết loét rất nhỏ), xơ tắc động mạch,
nghẽn mạch. Còn gặp cơn bệnh ở các tổn thương thần kinh như viêm tuỷ xám,
chứng rỗng tuỷ sống (syringomyélie), liệt nửa người hoặc hội chứng chèn ép quanh
vai (shoulder girdle compression syndrome). Hội chứng Raynaud còn gặp trong
nhiễm độc nicotin và trong chứng tiêu xương đầu chi.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh Raynaud nghề nghiệp là không bao giờ bị hoại thư,
tổn thương chỉ khu trú ở ngón tay và thường ở một bên.
Trong các rối loạn vận mạch, ngoài bệnh Raynaud nghề nghiệp, người ta còn gặp
(tuy hiếm) bệnh teo Sudex. Bệnh gặp ở công nhân tiếp xúc với rung chuyển của
búa máy. Da cẳng tay, bàn tay mỏng ra nhợt nhạt. Ngón tay thứ 2 - 5 chỉ cử động
khớp đốt 1, bàn tay ở tư thế gấp.
Trên phim có hình ảnh mất vôi, xơ hoá, có hốc, do rối loạn tuần hoàn, co thắt mạch.
Đầu dưới xương trụ, xương quay và tất cả xương cổ tay bị mất vôi.
2.3. Tổn thương cân cơ, thần kinh
Tổn thương này do rung tần số trên 300Hz gây nên. Các biểu hiện xuất hiện rất
sớm, sau khi tiếp xúc 1 - 3 tháng.
Các tổn thương có thể gặp là teo cơ ở mô trái bàn tay hay mô út. Các cơ liên cốt, cơ
cẳng tay cũng bị tổn thương. G.Bcurguingon đã theo dõi một trường hợp teo cơ nhị
đầu, mất phản xạ, không có rối loạn cảm giác.
Rung chuyển tần số cao còn gây một số triệu chứng như đau kiểu bỏng rát, kèm
theo tê cóng và dị cảm.
Biến đổi khách quan hay gặp là da đỏ hay tím, sưng phồng. Một số trường hợp bị
đau ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và bả vai...
Người ta còn thấy trương lực mạnh có thể tăng hoặc không kèm theo các biểu hiện
lâm sàng khác. Thời gian hồi phục nhiệt độ đa thường kéo dài.
Có hiện tượng chuột rút, các thớ cơ bị đứt, đặc biệt là cơ delta.
Trong bệnh A ram - Duchenne, cơ teo và tiến triển nhanh bắt đầu từ nơi tiếp xúc
với rung.
Rung chuyển còn gây bệnh Dupuytren. Năm 1910, Palatter công nhận có hiện
tượng co gấp ngày càng tăng, không hề thuyên giảm ở 4 ngón tay cuối. Ngay từ
1831, người ta đã xác định đó là hậu quả của bệnh xơ cứng co rút cân gan tay giữa,
do chấn thương cục bộ. Ngày nay, ngoài nguyên nhân di truyền nguyên nhân chấn
thương đã được công nhận. Đó là những vi chấn thương hay sự cọ xát liên tục ở
lòng bàn tay.
Năm 1963, Chanut đã nghiên cứu trên 35.000 người, cho thấy tỷ lệ các bệnh ở công
nhân tiếp xúc với rung chuyển khá cao, lên đến 18,9%.
Trong số 174 trường hợp mà viện y học lao động cho chụp X quang xương và khớp
xương, 46 trường hợp có tổn thương, tỷ lệ 26,7%, với các loại tổn thương gai
xương, mất vôi mỏm trâm trụ, vôi hoá dây chằng, phản ứng màng xương, hốc
9
xương, biến dạng đầu dưới xương cánh tay, xương quay và xương trụ, hư khớp
xương quay - trụ, thưa xương.
Trong số 289 công nhân tiếp xúc rung chuyển được soi mao mạch, 84 trường hợp
có biến đổi mao mạch, tỷ lệ 29%.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
3.1. Chụp X quang
Đây là một phương pháp không thể thiếu được để xác định các tổn thương xương
khớp và là cơ sở để giám định bệnh.
3.2. Đo cảm giác rung(pallesthésiométrie)
Đây là kỹ thuật dùng để xem thời gian tiếp thu rung chuyển ở các vùng tiếp xúc
như bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối... Bình thường, thời gian tiếp thu rung
chuyển kéo dài 16 giây.
3.3. Đo ngưỡng cảm giác (Sensory thresholds)
Thao Anna Maria Seppalainen, năm 1975 dùng máy Neuroton 626 (Siemens) đo ở
đầu các ngón thứ 2 và thứ 4 và đo ở cổ tay phía lưng bên ngón cái Các điểm đo ứng
với các vùng da được các dây thần kinh giữa, quay và trụ chi phối. Cường độ kích
thích được tăng dần để xác định các ngưỡng. Kết quả đo, theo viện YHLĐ
Henxinki, ngưỡng cảm giác tối thiểu ở các điểm đo ở phạm vi cường độ 2,0 - 2,2
mA, ngưỡng cảm giác tối đa ở 7,5 - 8,0 mA và ngưỡng đau ở 40 - 45mA.
3.4. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh
Tốc độ dẫn truyền thần kinh được đo bằng phương pháp điện cơ - thần kinh. Đo tốc
độ dẫn truyền thần kinh vận động tối đa của thần kinh quay, trụ ở hai bên và đo cả
tốc độ dẫn truyền cảm giác tối đa. Giới hạn thấp bình thường của thần kinh cánh
tay là 50m/s, của thần kinh trụ là 40m/s, dẫn truyền cảm giác là 48m/s.
Phương pháp này có giá trị trong việc đánh giá các tổn thương thần kinh ngoại
biên. Nhược điểm của phương pháp là tính nhạy cảm cao và không đặc hiệu vì các
bệnh đau thần kinh cũng hay gặp ở công nhân không tiếp xúc với rung.
3.5. Soi mao mạch
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán rối loạn co mạch ở Liên Xô.
Kết quả được xếp loại thành các giai đoạn co mạch - mất trương lực, tuỳ thuộc mức
độ co động mạch và mức độ co hoặc mất trương lực mao mạch.
3.6. Đo nhiệt độ da
Dùng nhiệt kế đặc biệt đo nhiệt độ ngoài da ở các ngón tay của cả hai bàn tay, đo
phía lòng và lưng các ngón. Nơi có rối loạn vận mạch, nhiệt độ da chênh lệch trên
200c So với nơi lạnh.
Bình thường, trong thời gian lao động, nhiệt độ da ở phía lưng ngón giữa tăng 50 0C
– 600C.
3.7. Nghiệm pháp lạnh
Nghiệm pháp lạnh có tác dụng chẩn đoán dễ dàng kể cả trong điều kiện mới phát
bệnh. Nghiệm pháp lạnh khi dương tính có liên quan với cả số ngón tay bị tổn
thương. Do đó, khi nghiệm pháp lạnh dương tính có giá trị quan trọng và lúc này có
ý nghĩa như một nghiệm pháp gây hội chứng Raynaud.
3.8. Đo thời gian hồi phục trung bình nhiệt độ da
10
Nghiệm pháp này có tác dụng nghiên cứu thời gian nhiệt độ các ngón tay trở về
bình thường nhanh hay chậm, sau khi ngâm lạnh. Nghiệm pháp này chính xác và
nhạy, nó cho phép đánh giá sớm các rối loạn vận mạch, biểu hiện của bệnh
Raynaud nghề nghiệp. Đặc biệt, nó còn có thể nhạy hơn nghiệm pháp lạnh đơn
thuần.
3.9. Chụp động mạch ở cẳng tay, bàn tay và ngón tay
Chụp động mạch là một phương pháp có giá trị chẩn đoán, cho phép phát hiện tình
trạng bệnh lý của hệ thống mạch. Chụp hệ thống động mạch phải tiến hành sau khi
làm ấm bàn tay lên (nhiệt độ da trên 300c) Và chụp một loạt phim, tốc độ nhanh.
Nói chung, các tác giả đều mô tả rất giống nhau những tổn thương phát hiện được.
Các tổn thương chủ yếu ở các động mạch ngón tay: các động mạch co thắt, không
đều, cong queo, có khi bị tắc cụt. Các tổn thương có thể lan đến cung động mạch
gan tay nông và sâu và cả đến động mạch quay, trụ. Các tổn thương động mạch
không phải chỉ thấy ở các ngón tay có triệu chứng bệnh, mà còn thường gặp ở cả
những động mạch tưới máu cho các ngón cái trong khi đó ngón này rất hiếm thấy
có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, người ta còn có thể đo thể tích ngón tay, sinh
thiết động mạch ngón tay...
IV. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
Nhìn chung, điều trị các bệnh do rung chuyển khó khăn đặc biệt là các tổn thương
ở xương khớp. Tổn thương rối loạn vận mạch chủ yếu là điều trị phục hồi bằng mọi
phương pháp có thể như thuốc và vật lý trị liệu. Các vitamin, kích thích làm ấm kết
hợp với thuốc giãn mạch.
Trong phòng bệnh cần chú ý các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động đồng thời
với tiêu chuẩn hoá và giám sát môi trường có rung chuyển với các loại tần số khác
nhau. Khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ theo quy định để phát hiện các rối
loạn bệnh lý kịp thời giúp cho điều trị sớm và sắp xếp lao động phù hợp.
THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ TIẾNG ỒN
(8 tiết)
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Thực hiện được phép đo cường độ tiếng ồn.
2. Trình bày được kết quả đo và đánh giá được mức áp âm.
I. Lý thuyết cần đọc trước
- Khái niệm về tiếng ồn, các đặc trưng của tiếng ồn.
- Tác hại của tiếng ồn
- Biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất.
II. Nguyên tắc đo tiếng ổn
Trong đo tiếng ồn cần xác định:
- Mức áp âm chung: theo tuyến tính Line, đơn vị đo (deciBel).
- Mức áp âm theo đặc tính A (DBA), khi mức áp âm theo đặc tính A vượt quá tiêu
chuẩn cho phép thì tiến hành đo mức áp âm ở các tần số khác của Octa, nếu mức áp
11
âm theo đặc tính A ở trong giới hạn cho phép thì không cần thiết phải đo ở các giải
tần khác.
- Mức áp âm ở các tần sốchính của Octa: Octa 63Hz (có khoảng tần số45 - 90Hz).
- Octa 125Hz (có khoảng tần số90 - 180 Hz)
- Octa 250Hz (có khoảng tần số180 - 355 Hz)
- Octa 500Hz (có khoảng tần số355 - 710 Hz)
- Octa 1000Hz (có khoảng tần số710 - 1400Hz)
- Octa 2000Hz (có khoảng tần số1400 - 2800 Hz)
- Octa 4000Hz (có khoảng tần số2800 - 5500 Hz)
- Octa 8000Hz (có khoảng tần số5500 - 10.000 Hz)
III. Chuẩn bị dụng cụ
Máy đo ồn có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:
+ Đầu micro: đây là bộ phận thu nhận âm thanh được nối với thân máy trên thân có
màn hình tinh thể lỏng, bảng điều khiển, các nút tắt mở, nút nguồn....
+ Màn hình tinh thể lỏng: khi đo ồn màn hình này sẽ hiện lên các kết quả đo được
cụ thể theo từng vị trí và theo thời gian.
+ Bảng điều khiển: dùng để lập trình các dải tần cần đo.
- Trước khi đo cần nạp pin hoặc ắc quy cho máy đầy đủ, sau khi đo xong tháo rời
gìn khỏi máy để bảo quản máy được tốt hơn.
Cách sử dụng Máy đo độ ồn Extech SDL 600
Máy đo độ ồn Extech SDL 600 với dải đo rộng từ 30 đến 130dB, có khả năng
ghi và lưu giá trị đo Min/Max và đọc lại. Tặng kèm thẻ nhớ SD 2G + Hộp
cứng. Hàng nhập khẩu chính hãng, VẬN CHUYỂN MIỄN PHÍ TOÀN
QUỐC.
Các tính năng chính:
Dải đo: 30 đến 130dB (3 dải)
cấp chính xác: ±1.4dB
Dải tần làm việc: 31.5 đến 8000Hz
Kiểu đo: A và C
Thời gian hồi đáp: Fast (125ms) / Slow (1s)
Bộ ghi dữ liệu: 20M giá trị sử dụng thẻ nhớ SD 2G
Tín hiệu ra Analog: AC
Độ chính xác cao ± 1.4dB đáp ứng 2 tiêu chuẩn ANSI và IEC 61.672-1
Ghi dữ liệu: Tự động hoặc thiết lập bằng tay
Màn hình LCD lớn có đèn nền
Người sử dụng có thể lập trình tỷ lệ lấy mẫu: 1-3.600 giây
Ghi và lưu giá trị đo Min / Max
Thiết kế kết nối với máy tính thông qua USB
Phụ kiện kèm theo: 6 pin AA, thẻ SD, kính chắn gió và hộp đựng cứng
12
IV. Phương pháp khảo sát tiếng ồn
Khi khảo sát tiếng ồn cần xem xét tất cả các đặc tính của tiếng ồn, thời gian tiếp
xúc và thời gian đo.
4.1. Xác đinh vị trí đo
- Micro của máy đo ồn để ngang tầm tai người công nhân (tuỳ thuộc vào tư thế lao
động của người công nhân là đứng hay ngồi).
- Máy đo ồn để cách tai của người lao động khoảng 30 cm.
4.2. Tiến hành đo cường độ tiếng ồn
- Lập trình máy ở chế độ đo ở đặc tính A (kênh A), lưới A hay kênh A là lưới đã lọc
bớt các tần số thấp làm cho kết quả phản ánh đúng với lực sinh học tác dụng của
tiếng ồn lên cơ thể con người..
- Đưa đầu micro của máy đo ồn vào vị trí cần đo. Thời gian của mỗi lần đo là 1
phút. Nếu chỗ làm việc cố định, điểm đo chọn ngay tại chỗ công nhân thao tác công
việc. Đo ít nhất ba lần và lấy trung bình cộng kết quả đo. Kết quả đo của mỗi lần
đọc theo chỉ số trung bình của dao động kim, nếu sự dao động không quá 7dB.
(Tiếng ồn trung bình). Nếu hiệu của trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của kim vượt
quá 7 dB thì kết quả đo đọc theo chỉ số tiếng ồn trung bình tương đương.
- Nếu kết quả đo ở kênh A vượt quá tiêu chuẩn cho phép tiếp tục lập trình lần lượt ở
các tần số octa và đo như đo ở kênh A.
Quy trình kỹ thuật khảo sát tiếng ồn trong môi trường lao
động
TT
1
2
3
4
Các bước thực hiện
Khảo sát đặc tính
của tiếng ồn, thời
gian tiếp xúc và thời
điểm đo
Xác định các địa
điểm, vị trí cần đo.
Mục đích, ý
nghĩa
Có cách đo, vị trí
và số điểm đo
phù hợp
Kết quả đo thể
hiện chính xác tác
hại của tiếng ồn
đến người lao
động cụ thể
Lắp pin, bật máy,
Chuẩn bị đo
lập trình máy để đo ồn cường độ ồn
ở kênh A.
chung.
Đưa micro của máy
Có kết quả tiếng
vào vị trí cần đo và
ồn
theo dõi trên màn
chung chính xác.
hình trong vòng 1
phút sau đó đọc kết
quả. Tương tự đo ở
các vị trí khác
13
Yêu cầu phải đạt
Chỉ rõ: tính chất của tiếng ồn
(liên tục hay ngắt nhịp,
xung...). Nguồn ồn, thời gian
tiếp xúc của công nhân
Xác định rõ các vị trí công
nhân làm việc, tư thế lao động
chủ yếu. Đo ở tầm nghe cách
tai công nhân 30 cm
Máy lập trình đúng ở kênh
A.
Micro ở ngang tầm nghe cách
tai của công nhân 30cm. Trong
một phút theo dõi xác định
được giới hạn max và min của
cường độ tiếng ồn để quyết
định tiếng ồn ở vị trí đó tính
theo tiếng ồn trung
bình (max-min ≤7dBA) hay
tiếng ồn tương đương
(max-min > 7dBA).
Có thể đưa ra Xác định được cường độ của
đánh giá tác hại tiếng ồn ở các giải tần của
của tiếng ồn ở nơi Octa.
khảo sát chính
xác và đầy đủ.
Nếu cường độ tiếng ồn
chung cao hơn 85dBA
lập trình máy ở các giải
5
tần của octa và đo
tương tự như cách đo ở
kênh A.
Nhận định kết quả
Có kiến nghị phù So sánh cường độ ồn chung và
6
đo cường độ tiếng
hợp cường độ cường độ ồn ở từng giải tần của
ồn
tiếng ồn cụ thể.
octa với tiêu chuẩn.
V. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong môi trường lao động
Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh
lao động của Việt Nam do BộY tế phê chuẩn và ban hành tháng 10 năm 2002.
Trong đó quy định:
- Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương Leq DBA tại nơi làm việc không quá
85 DBA trong 8 giờ.
Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5 DBA.
Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5dB mức áp âm cho phép 90dBA
2 giờ
95dBA
1 giờ
100 DBA
30 phút
105 DBA
15 phút
110 DBA
< 15 phút
115 DBA
Mức cực đại không quá 115 DBA
Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới
80 DBA.
- Mức áp âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5dB so với các giá trị trên
- Để đạt được năng xuất lao động tại các vị trí làm việc khác nhau cần đảm bảo
mức áp âm ở đó không vượt quá giá trịtrong bảng dưới đây.
Bảng mức áp âm tại các vị trí lao động
Vị trí lao động
1.Chỗ làm việc của
công nhân, vùng có
công nhân làm việc
trong các phân
xưởng và trong nhà
máy
2. Buồng theo dõi
và điều khiển từ xa
ko có thông tin
bằng điện thoại,các
phòng thí nghiệm,
Mức âm dB ở Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá
các dải octa
(dBA)
với tần số TB
nhân (Hz) ko
12 25 50
63
1000 2000 4000 8000
vượt quá (dB)
5
0
0
85
99
92
86
83
80
78
76
74
80
94
87
82
78
75
73
71
70
14
thực nghiệm các
phòng thiết bị máy
tính có nguồn ồn
3. Buồng theo dõi
và điều khiển từ xa
có thông tin bằng
điện thoại, phòng
điều phối, phòng
lắp máy chính xác,
đánh máy chữ.
4. Các phòng chức
năng, hành chính,
kế toán, kế hoạch,
thống kê
5. Các phòng lao
động trí óc, NC
thiết kế thống kê,
lập chương trình
máy tính, phòng thí
nghiệm lý thuyết và
xử lý số liệu thực
nghiệm
70
87
79
72
68
65
63
61
59
65
83
74
68
63
60
57
55
54
55
75
66
59
54
50
47
45
43
VI. Mẫu phiếu trả lời kết quả khảo sát tiếng ồn
Phiếu trả lời kết quả khảo sát tiếng ồn phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
Nhà máy..........................................Phân xưởng...................
Ngày... tháng.... năm.......
1. Máy đo
2. Kết quả đo
TT Điểm đo
Mức áp âm
chung dB
Line dBA
63 125 250
500
1k
2k
4k
8k
1
2
Tiêu chuẩn
Cho phép
3. Nhận xét
- Nguồn ồn:
- Tính chất của tiếng ồn: liên tục, ngắt nhịp, xung.....
- Thời gian tiếp xúc của công nhân......
- Mức ồn: cường độ ồn chung (tiếng ồn trung bình hoặc tương đương tính ra dBA):
mạnh, yếu, ở mức bình thường hay vượt mức cho phép.
- Mức áp âm ở các tần số, cao nhất ởtần sốnào, có vượt giới hạn không.
- Tiếng ồn có nguy hiểm không. Sự ảnh hưởng đến xung quanh.
15
- Các biện pháp chống ồn tại cơ sở.
4. Kết luận và đề nghị
- Tiếng ồn có vượt TCCP không?
- Các biện pháp chống ồn.
- Biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp, chú trọng đến khám thính lực định kỳ.
VII. Thái độ cần học
Quan tâm đúng mức đến sức khỏe người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn ởcác
cường độ khác nhau tuỳ vào yêu cầu công việc khác nhau.
VIII. Bài tập thực hành
Bảng kiểm lượng giá: khảo sát tiếng ồn trong môi trường
lao động
TT
1
2
3
4
5
6
Bài tập 1:
Nội dung kiểm
Có
Khảo sát đặc tính của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc và thời
điểm đo.
Xác định các địa điểm, vị trí cần đo.
Lắp pin, bật máy, lập trình máy để đo ồn ở kênh A
Đưa micro của máy vào vị trí cẩn đo và theo dõi trên
màn hình trong vòng 1 phút sau đó đọc kết quả. Tương
tự đo ở các vị trí khác
Nếu cường độ tiếng ồn chung cao hơn 85dBA lập trình
máy ở các giải tần của octa và đo tương tự như cách đo ở
kênh A.
Nhận định kết quả đo cường độ tiếng ồn
Không
Hãy phân tích, nhận định kết quả và đề nghị các biện
pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn với kết quả đo
cường độ tiếng ồn sau (theo thứ tự tiếng ồn chung và
cường độ tiếng ồn lần lượt ở các giải Octa):
TT
Vị trí lao động và KQ đo
1
Phân xưởng cơ khí: 87dBA, 90dB,
88dB, 87dB, 86dB. 76dB, 70dB,
65dB, 64dB
Phân xưởng rèn bằng búa máy:
105dBA, 100dB, 100dB, 98dB,
98dB, 80dB, 76dB, 72dB, 62dB.
Phòng điều hành bay của hãng
hàng không: 65 DBA
2
3
Nhận
định KQ
16
Cơ sở của
nhận định
Biện pháp
phòng chống
85
99
92
86
83
80
78
76
74
Bài tập 2:
Người ta đo được cường độ tiếng ồn trong cabin chỉ huy của ban quản đốc phân
xưởng rèn của nhà máy cơ khí A vào giữa ca I (buổi sáng) là 84dBA.
Theo anh (chị) cường độ tiếng ồn ở đây có vượt tiêu chuẩn cho phép không?
Hãy chỉ định vị trí và thời điểm cần phải đo cường độ tiếng ồn của toàn phân
xưởng rèn này? Biết rằng phân xưởng có 3 búa máy: 1 tấn, 3 tấn và 5 tấn, trong đó
để tiết kiệm tiền điện chỉ có 2 búa máy 1 tấn và 3 tấn là liên tục hoạt động ngày
đêm còn búa máy 5 tấn chỉ hoạt động vào ca III (ca đêm).
* Hướng dẫn làm bài tập
Nghiên cứu kỹ phần các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép trong môi trường lao động và
phương pháp đánh giá để trả lời bài tập 1 và 2.
THỰC HÀNH: ĐO HƠI KHÍ ĐỘC TRONG SẢN XUẤT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Thực hiện đúng phương pháp lấy mẫu không khí để phân tích các chất độc.
2. Tiến hành đúng các phương pháp lấy mẫu không khí và xét nghiệm CO, CO2,
SO2 trong không khí..
3. Tính và đánh giá được kết quả sau khi phân tích CO, CO2, SO2 trong không khí.
I. Lý thuyết cần đọc trước
- Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể.
- Phân bố và chuyển hóa của chất độc.
- Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong sản xuất.
4. Sự xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể
4.1. Sự xâm nhập
4.1.1 Đường tiêu hóa
a) Qua miệng: một số chất độc xâm nhập vào cơ thể qua ăn uống có thể được hấp
thu ngay tại niêm mạc miệng. Các chất độc hấp thu được qua niêm mạc miệng rất
nguy hiểm bởi chúng không bị ảnh hưởng của dịch dạdày và không được qua gan
khử độc trước khi đi vào tuần hoàn chung.
b) Qua dạ dày: nhiều chất hóa học có tính acid yếu được hấp thu nhanh chóng qua
dạ dày.
c) Ruột non: tốc độ hấp thu các chất khuếch tán qua thành ruột cũng được quyết
định bởi hằng sốphân ly và tính tan được trong lipid của chúng.
4.1.2. Đường hô hấp
Hô hấp là đường vào chính của nhiều chất độc công nghiệp. Chất độc hít phải vào
phổi có thể đi vào tuần hoàn chung ngay.
Diện tích các phế nang được ước lượng là khoảng 80m2. Trong phế nang, không
khí chỉ được tách ra khỏi máu mao mạch qua một vách có chiều dày từ1/10 đến
1/20 cm. Chính vì vậy nhiều chất độc ở dạng hơi, khí dung dễ dàng qua các vách
phế nang để vào máu. Mức tiếp xúc của cơ thể với chất độc (T) sẽ phụ thuộc vào
17
nồng độ(c) của chất độc trong không khí môi trường và thời gian tiếp xúc (t), được
tính theo công thức:
T = c. t
Các chất hấp thu theo đường phổi sẽ theo hệ thống tuần hoàn tới thẳng các cơquan
khác nhau (não, thận) mà không qua gan như các chất vào bằng đường tiêu hóa.
4.1.3. Đường da
Việc vận chuyển qua da có thể được thực hiện bằng hai đường chính: đường qua
biểu bì và đường qua nang lông, tuyến bã. Vận chuyển qua biểu bì thì không nhanh
bằng đường qua nang lông, tuyến bã nhưng vì diện tích biểu bì lớn hơn, nên ởda
sựhấp thu chủyếu diễn ra qua đường biểu bì.
Sự vận chuyển qua biểu bì thực hiện chủyếu bằng khuếch tán thụ động và hàng rào
chính đối với khuếch tán là lớp sừng.
4.2. Sự hấp thu của chất độc vào máu
Chất độc hấp thu vào máu với tốc độ và sốlượng khác nhau phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: tính chất vật lý và hóa học của chất độc (độ hoà tan trong nước hay
trong lipid, khả năng liên kết với các cấu trúc đặc hiệu và không đặc hiệu...), tình
trạng cơ thể (tuổi, giới, thể tạng, màng tế bào, thành mạch, tuần hoàn tại chỗ...), các
yếu tố bên ngoài (có mặt của các yếu tố làm tăng hấp thu, các chất hoà tan, điều
kiện tại chỗ...). Vì vậy có chất độc xâm nhập nhưng sự hấp thu vào máu không
hoàn toàn
4.3. Sự phân bố của chất độc trong cơ thể
4.3.1. Sự phân bố
Sau khi hấp thu vào máu và bạch mạch, chất độc được phân bố đến cơ quan tổ
chức, tế bào bằng cơ chế đối lưu hoặc khuếch tán (do chênh lệch về nồng độ). Quá
trình phân bố kết thúc khi chất độc tập kết tại vị trí tấn công đặc hiệu. Quá trình
phân bố chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
- Sự phân bố mao mạch và cung cấp máu trong cơ quan, tổ chức.
- Tình trạng của màng mao mạch tại chỗ.
- Cấu trúc, chức năng của màng tế bào.
- Ái lực hóa học giữa chất độc với các cấu trúc đặc hiệu.
Một số chất độc được tích luỹ dưới dạng không hoạt động trong một số tổ chức, ví
dụ: các hợp chất phospho hữu cơ tích luỹtrong tổ chức mỡ, hợp chất chì, asen tích
luỹ trong tổ chức xương... Từ các vị trí này, chất độc có thể giải phóng trở lại ở
dạng hoạt động. Một số chất độc có khả năng liên kết với protein huyết tương ngay
sau khi hấp thu vào máu như: chất độc yperit, CS, chất độc thần kinh...
Chất độc có khả năng vượt qua màng tế bào để tác động vào những cấu trúc bên
trong, đồng thời cũng có thể quay trở ra dịch ngoại bào hoặc máu.
4.3.2. Sự kết hợp giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu
Vị trí tấn công đặc hiệu còn được gọi là tế bào đích hoặc thụ thể (receptor). Có thể
có một số lượng lớn xâm nhập vào cơ thể nhưng chỉ những phân tử chất độc nào
kết hợp với tế bào đích mới gây ra tác dụng độc. Nghĩa là giữa chất độc và vị trí tấn
công phải phù hợp về mặt cấu trúc.
Lực kết hợp càng chặt, số lượng thụ thể bị chiếm chỗ càng nhiều thì tác dụng của
chất độc càng mạnh. Do đó, cường độ tác dụng của một chất độc phụ thuộc vào
những yếu tố sau:
18
- Ái lực hóa học giữa chất độc và thụ thể.
- Nồng độ chất độc tại chỗ.
- Sự phù hợp về mặt cấu trúc của hai thành phần tham gia có bị các yếu tố khác làm
thay đổi không.
- Một số điều kiện tại chỗ: pH, nồng độcác chất điện giải...
Như vậy chất độc được phân bố trong cơ thể, một phần tích luỹ lại trong các tổ
chức, một phần được tác dụng với các receptor.
4.4. Biến đổi của chất độc trong cơ thể
Chất độc chịu sự tác động của các yếu tố trong cơ quan, tổ chức và bị biến
đổi, chuyển hóa. Có những chất độc vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho đến khi
thải trừ ra ngoài. Phần lớn các chất đều bị thay đổi về mặt cấu trúc hóa học cũng
như tính chất ban đầu. Có một số chất độc thông qua quá trình biến đổi sinh hóa
chuyển thành sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn để rồi thải trừ ra khỏi cơ thể.
Trái lại, có một số chất độc bị thay đổi tính chất trở thành dạng có hoạt tính hóa học
mạnh hơn và độc hơn trong cơ thể.
Sự tương tác giữa chất độc với cơ thể thường thông qua các phản ứng sau:
- Phản ứng liên hợp
- Phản ứng khử ôxy
- Phản ứng ôxy hóa khử
- Phản ứng thuỷ phân
4.5. Thải trừ
Các chất độc hoặc sản phẩm biến đổi của chúng được thải trừ bởi:
- Nước tiểu là con đường đào thải nhiều nhất.
- Mật.
- Không khí thở ra.
- Mồ hôi.
- Nước bọt.
- Sữa.
- Các chất tiết khác (như ở đường ruột dạ dày).
5. Nguyên tắc chẩn đoán nhiễm độc trong lao động sản xuất
Xác định môi trường tiếp xúc: đo nồng độ chất độc trong môi trường không khí, đất
nước, thực phẩm
- Xác định cường độ tiếp xúc: thông thường phụ thuộc vào liều lượng và thời gian
tiếp xúc
- Theo dõi sinh học:
+ Dùng các test đánh giá tiếp xúc: xác định lượng chất độc trong bệnh phẩm như
nước tiểu, máu, tóc, chất nôn...
+ Xác định mức độ thay đổi sinh hóa học hoặc hình thái, sinh lý, men.
6. Nguyên tắc chung về xử trí, dự phòng nhiễm độc
6.1. Tại cơ sở
6.1.1. Tổ chức
Trong các cơ sở có sử dụng hóa chất phải tổ chức phòng cấp cứu có đủ các loại
thuốc cấp cứu thông thường, máy hô hấp nhân tạo. Đồng thời phải tổ chức huấn
19
luyện cho cán bộ chuyên môn, đồng thời hướng dẫn cách cấp cứu để họ có thể xử
trí sơ bộ khi xảy ra nhiễm độc.
6.1.2. Ngăn không cho chất độc xâm nhập.
- Nếu chất độc vào bằng đường hô hấp đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm
độc, cho ra chỗ thoáng khí, nới bỏquần áo để tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp.
- Nếu chất độc vào bằng đường da, niêm mạc: rửa kỹ bằng nước lạnh, xà phòng.
- Nếu chất độc vào bằng đường tiêu hóa: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, nước rửa
nên cho thêm chất có tính hấp thụ (than hoạt), chất giảm độc (lòng trắng trứng,
tanin, bicarbonat v.v...).
- Nếu không có phương tiện rửa thì gây nôn bằng kích thích cơ giới hoặc
apomorphin (0,5% 1 ml dưới da). Chống chỉ định khi có rối loạn hô hấp tuần hoàn.
6.1.3. Nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Đa số các chất độc thải qua thận nên cho nạn nhân uống nhiều nước, truyền dịch
đẳng trương hoặc dùng thuốc lợi niệu.
6.1.4. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có điều kiện hồi sức cấp cứu.
6.2. Tại tuyến trên
6.2.1. Điều trị triệu chứng
- Khi có rối loạn hô hấp: đặt ống thông khí quản, hút đờm dãi. Nếu ngừng thở phải
dùng hô hấp nhân tạo.
- Nếu có phù phổi cấp dùng các thuốc phong bế hạch, khi cần chích máu tĩnh mạch
200 - 300 ml.
- Nếu thiếu oxy cho thở oxy hoặc khí carbogen.
- Rối loạn tim mạch cho thuốc trợ tim.
- Có thể dùng thuốc an thần, thuốc chống co giật và giảm đau nếu cần.
6.2.2. Thuốc chống độc đặc hiệu
Khái niệm thuốc chống độc đặc hiệu (Antidote) phải được hiểu là những chất can
thiệp trực tiếp vào quá trình tương tác giữa chất độc với vịtrí tấn công đặc hiệu.
Những loại thuốc chống độc có thểtác dụng theo 3 cơ chế sau:
- Thuốc chống độc kết hợp với chất độc: khi chất độc liên kết với vị trí đặc hiệu,
thuốc phản ứng với chất độc và tạo thành một phức hợp mới, giải phóng thụ thể trở
ại trạng thái ban đầu. Sau đó, phức hợp thuốc - chất độc sẽ được thải trừra khỏi cơ
thể.
- Thuốc kết hợp với thụ thể: tương tự như chất độc, thuốc cũng có khả năng kết hợp
đặc hiệu với thụ thể, cạnh tranh với chất độc và do đó ngăn cản tác dụng của chất
độc.
- Thuốc làm thay đổi những điều kiện xung quanh thụ thể hoặc gây ra những biến
đổi cấu trúc đặc hiệu làm cho chất độc mất khảnăng liên kết với vị trí tấn công đặc
hiệu.
6.3. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp
- Thông qua kiểm tra vệ sinh an toàn phát hiện mầm mống gây ra nhiễm độc cấp.
- Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính, cán bộ y tế, vệ sinh an toàn đến ngay nơi xảy ra,
một mặt tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc, một mặt phải nghiến cứu
tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết không để xảy ra nhiễm độc nữa.
Cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
20
Cải tiến dây chuyền công nghệ, đảm bảo vệsinh thiết kế. Bao bọc để làm kín hóa
nguồn sinh hơi khí độc.
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: thiết kế hệ thông hút hơi khí độc tại chỗ. Thông gió
thoáng khí tốt.
- Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn và trang bị kiến thức về độc chất
cũng như khả năng tự cứu chữa cho nhân dân.
- Giám sát thực hiện chế độ an toàn lao động thường xuyên, giám sát quy trình sử
dụng thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát các loại hóa chất chặt chẽ.
- Biện pháp y tế: tổ chức khám định ký hàng năm gồm giám sát môi trường và
giám sát tình trạng sức khỏe nhân dân nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi
ngờ nhiễm độc. Quản lý, theo dõi và điều trị tốt người bệnh,
2. Phương pháp lấy mẫu không khí xét nghiệm
2.1. Nguyên tắc lấy mẫu không khí
- Trước khi lấy mẫu không khí cần tìm hiểu: nguồn nhiễm độc không khí, các giai
đoạn trong quá trình sản xuất để biết rõ chất độc thoát ra ở khâu nào, phải biết độc
tính của từng chất độc để có biện pháp đề phòng cho bản thân.
- Kết quả xét nghiệm phân tích phụ thuộc rất nhiều vào quá trình và phương pháp
lấy mẫu không khí, do đó cần phải chọn lựa phương pháp lấy cho thích hợp để đạt
yêu cầu. Tuỳ vào hơi khí độc cần xét nghiệm có thể chọn một trong các phương
pháp lấy mẫu không khí sau:
- Lấy không khí vào bình, chai thuỷ tinh, ống đựng khí bằng thuỷ tinh, ruột bóng
cao su. Mang mẫu về phòng thí nghiệm và chuyển ra để phân tích. Cách lấy mẫu
này đơn giản, nhanh chóng nhưng chỉ áp dụng được với một số hơi khí nhất định.
- Hút không khí qua một dụng cụ đặc biệt là ống hấp thụ có chứa dung dịch hấp
thụ, sau đó mang mẫu vềphân tích tại phòng thí nghiệm hoặc một số hơi khí có thể
được phân tích ngay tại chỗ. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến cho
nhiều loại hơi khí độc.
- Đối với các chất độc tồn tại trong khí dưới dạng khí dung lỏng hoặc rắn thì lấy
mẫu xét nghiệm bằng cách hút khôngkhí qua bông vải, bông thuỷ tinh, giấy chất
độc sẽ được giữ lại và đem phân tích.
2.2. Vị trí lấy mẫu không khí xét nghiệm
Tuỳ theo yêu cầu đề ra có thể đặt các vị trí lấy mẫu không khí như sau:
- Lấy mẫu không khí ở ngang tầm hô hấp của công nhân tại vị trí làm việc. Độ cao
của tầm hô hấp tuỳ thuộc vào tư thế làm việc của công nhân là đứng hay ngồi,
thông thường là đặt đầu hút không khí xuôi theo chiều hô hấp của công nhân hoặc
đặt ngang tầm hô hấp nhưng thẳng góc với hướng chất độc bay ra. Cần tránh hút
ngược chiều với hướng chất độc bay ra.
- Lấy mẫu không khí ở giữa khu vực có chất độc, hoặc bên cạnh, hoặc những vị trí
cố định, nơi đi lại, tránh hệ thống thông hơi, cửa sổ....
- Ngoài khu vực sản xuất cần lấy theo các khoảng cách tính từ nơi chất độc thoát ra.
Mỗi vị từ cần lấy tối thiểu 2 mẫu song song cùng chiều hướng, cách nhau 20 cm.
3. Định lượng khí CO2 trong không khí
Khí carbonic hay còn gọi là anhydrit carbonic là một chất khí không màu, không
mùi và nặng hơn không khí, tỷ trọng của carbonic so với không khí là 1,524, do đó
21
anhydrit carbonic thường có nhiều ở những chỗ trũng trên mặt đất như hang, giếng,
hầm mỏ, cống rãnh hoặc ở những nơi không khí tù đọng, không thông thoáng.
Nồng độ CO2 trong không khí trung bình ở những nơi thoáng gió từ 0,03 - 0,04%
tính theo đơn vị thể tích và có thể tới 0,07%.
3.1. Nguyên tắc
Cho CO2 trong mẫu không khí tác dụng với một lượng thừa thuốc thử
Baryhydroxyt Ba(OH)2 chuẩn độ lượng thừa của thuốc thử Baryhydroxit bằng
acid oxalic (H2C2O4) Thông qua lượng acid oxalic dùng chuẩn độ hết ta tính được
lượng Baryhydroxit dư, lượng Baryhydroxit đã tác dụng hết với CO2 của mẫu
không khí, từ đó tính được nồng độ khí CO2 trong mẫu không khí
3.2. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ:
- Chai nút mài loại 1lít, đã được rửa sạch và hấp sấy khô, có dán nhãn.
- Máy lấy mẫu không khí hoặc bơm cao su.
- Ống nghiệm, buret, pipet, bình nón 250ml.
Hóa chất:
Dung dịch barit có thành phần chính là Ba(OH)2, cứ1ml dung dịch tương ứng với
0,1ml CO2.
- Dung dịch acid H2C2O4
- chỉ từ; màu phenolphtalein 1%
3.3. Tiến hành lấy mẫu và định lượng CO2
Mang chai và máy lấy mẫu không khí hoặc bơm cao su đến nơi cần lấy mẫu không
khí xét nghiệm, bơm không khí vào chai gấp 6 lần thể tích chai, sau đó rót vào chai
20 ml dung dịch cứ 15' lại lắc 1 lần, để sau 2 - 4h, ta hút lấy 10 ml cho vào bình
nón, nhỏ 2 giọt thuốc thử Phenolftalein 1% và đem chuẩn độ với acid oxalic đến
khi dung dịch hết màu hồng.
Từ buret chuẩn độ bằng H2C2O4 Cho tới khi mất màu hồng, ghi lại số ml H2C2O4
đã chuẩn độ hết (n). Song song cũng chuẩn độ bằng H2C2O4 với một mẫu chứng
10ml dung dịch barit mới. Và ghi lại số ml acid oxalic đã dùng để chuẩn độ hết với
mẫu chứng (N).
3.4. Tính và đánh qiá kết quả
(N – n) . 0,1 . 20
X (mg/ ) =
--------------------------------- x 1000
10. (V – 0,02)
Trong đó: N là số ml acid oxalic đã chuẩn độ hết ở mẫu đối chứng không có CO2
n là số ml acid oxalic đã chuẩn độ hết ở mẫu xét nghiệm
10 là số ml dung dịch rút ra chuẩn độ với acid oxalic
V thể tích chai tính bằng lít
20 là thể tích dung dịch hấp thụ cho vào chai
Cơ sở để đánh giá kết quả: tiêu chuẩn cho phép nồng độ CO2 trung bình trong 8h
lao động là 900mg/
không khí, từng lần tối đa là 1800mg/
không khí.
Quy trình kỹthuật lấy mẫu và định lượng CO2 trong không
khí
22
TT
1
2
3
Các bước thực hiện
Mục đích, ý nghĩa
Bơm không khí vào chai gấp 6 Trong chai lấy mẫu
lần thể tích chai
hoàn toàn là không
khí ở nơi cần xét
nghiệm
Cho vào chai 20 ml dung dịch Để Ba(OH)2 hấp
Barit. Đậy nạp chặt, đê 4h, cứ 15 thụ hết hoàn toàn
phút lại lắc chai 1lần. Sau đó nhỏ lượng khí CO2
vào chai 4 giọt phenolphtalein
trong mẫu không
khí.
Lấy 10ml dung dịch trong chai ra Kết
quả
xét
bình nón để chuẩn đọvới acid nghiệm chính xác
oxalic đến hết màu hồng
hơn.
4
Yêu cầu phải đạt
Đuổi hết không khí
cũ trong chai và
lấy không khí mới
ở nơi cần XN
Dung dịch trong
chai có màu hồng.
Lấy chính xác
10ml dung dịch.
Vừa chuẩn độvữa
lắc bình nón đến
khi màu hồng mất
đi ghi lại số ml
acid oxalic đã
chuẩn độ hết.
các thao tác chính
xác, ghi lại sốmi
acid oxalic đã
chuẩn độ hết.
áp dụng đúng công
thức để tính kết
quả
Hút 10 mi dung dịch barit mới Làm mẫu đối
vào 1 bình nón khác, cho thêm
chứng
vào 2 giọt phenolphtalein, sau đó
đem chuẩn độvới acid oxalic
5
Tính kết quả
Có kết quảnồng độ
CO2 trong không
khí nơi cần xét
nghiệm.
6
Đánh giá kết quả
xem nồng độ CO2 Phải so sánh với
có đảm bảo an toàn tiêu chuẩn tối đa
không
cho phép.
4. Định lượng khí SO2 trong không khí
Sulfua dioxit (SO2) là một khí không màu có mùi đặc trưng, tỷ trọng so với không
khí là 2,279. Sulfua dioxit tan trong nước tạo thành dung dịch acid sulfuarơ. Dưới
áp xuất cao sulfua dioxit có thểhoá lỏng, thể lỏng khi bốc hơi thu nhiệt rất mạnh
nên sulfua dioxit được sử dụng nhiều trong máy làm lạnh, ngoài ra nó còn được
dùng nhiều trong kỹ nghệ tẩy. Trong công nghiệp sulfua dioxit sinh ra do quá trình
đốt cháy lưu huỳnh (S) hoặc nung quặng sulfua. Sulfua dioxit có nhiều trong kỹ
nghệ sản xuất acid sulfuaric, công nghệ sản xuất máy lạnh, sản xuất các thuốc sát
trùng, thuốc tẩy rửa, ngoài ra sulfua dioxit còn sinh ra trong quá trình đốt cháy than
đá vì than đá thường chứa nhiều lưu huỳnh.
4.1. Nguyên tắc
Sulfua dioxit khi tác dụng với kaliclorat (KClO3) sẽ bị oxi hoá thành axit sulfuaric
(H2C2O4). Acid Sulfuaric tác dụng với bari clorua (BaCl2) được tủa bari sulfat
(BaSO4) làm cho dung dịch trở nên đục. So độ đục với thang mẫu ta có nồng độ
sulfua dioxit tương ứng.
23
4.2. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ: ống hấp thụ
Máy hút không khí
Ống nghiệm cỡ16 x 160mm
Pipet loại 5ml và 1ml
Hóa chất: dung dịch hấp thụkaliclorat (KClO3) 5%
Dung dịch ban clorua (BaCl2) 10%.
Acid clohydrlc 0,1N.
4.3. Tiến hành lấy mẫu và định lượng nồng độ SO2 trong không khí
Cho vào 2 ống hấp thụ mỗi ống 5ml dung dịch hấp thụ kaliclorat (KClO3). Mắc hai
ống hấp thụ vào máy hút không khí theo cách mắc nối tiếp. Bật máy hút không khí
với tốc độ 25-30 lít/giờ. Lấy từ 5-10 lít không khí. Trộn dung dịch hấp thụ ở hai
ống hấp thụ lại với nhau sau đó lấy ra 5ml để định lượng. Cho thêm vào ống định
lượng 1ml acid clohydric 0,1N, 1ml bari clorrua. Trộn đều sau 10 phút đem so độ
đục với thang mẫu.
4.4. Tính và đánh giá kết quả
Nồng độ khí SO2 trong không khí được tính theo công thức.
a. 10
X (mg/ ) =
---------------- x 1000
5. V
Trong đó: a là hàm lượng SO2của ống thang mẫu tương đương với ống phân tích.
V là thể tích không khí đã hút (lít), tính ở điều kiện tiêu chuẩn
Đánh giá kết quả dựa trên cơ sở nồng độ tối đa cho phép của khí SO2 trong không
khí trung bình trong 8h lao động là 5mg/m không khí, từng lần tối đa là 10mg/m
không khí
Quy trình lấy mẫu và định lượng SO2 trong không khí
TT
1
2
3
4
5
Các bước thực hiện
Hoàn chỉnh công cụ lấy mẫu
không khí
Mục đích, ý nghĩa
Không khí nơi lấy
mẫu lần lượt qua
được hai ống hấp
thụ để khí SO2
được hấp thụ hết
Lấy mẫu không khí
Toàn bộ khí SO2
trong không khí đi
qua được dung
dịch hấp thụ hết
tạo ra H2C2O4
Trộn đều dung dịch hấp thụ ở hai Nồng độ SO2
ống
trong dung dịch
hấp thụ đồng nhất
Lấy 5ml dung dịch đã hấp thu Tạo ra rủa BaSO4
SO2 cho thêm vào 1ml acid
clohydric 0,1N, 1ml bari clorrua
So độ đục với thang mẫu
Tìm ống thang
mẫu có độ đục
tương đương ống
24
Yêu cầu phải đạt
Dung dịch hấp thu
trong hai ống sủi
bọt khí khi hút
không khí.
Tốc độ hút không
khí 25- 30 lít/giờ,
thể tích không khí
cần lấy từ 5-101ít.
Nồng độ SO2
trong dung dịch
hấp thụ đồng nhất
Dung dịch trong
ống phân tích trở
nên đục
So độ đục trên nền
đen, trong điều
kiện ánh sáng tự