Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập học kì: Hiến pháp là công cụ để nhân dân kiềm chế quyền lực nhà nước (8đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.43 KB, 8 trang )

Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân”. Ta có thể thấy nhà nước đóng vai trò rất to lớn đối với đất
nước và nhân dân. Để phát triển và tồn tại, nhân dân rất cần đến Nhà nước.
Nhưng một khi cần đến Nhà nước, phải nghĩ đến cách kiểm soát quyền lực Nhà
nước, vì rằng Nhà nước do con người điều khiển, mà đã là con người thì cũng
giống như mọi người khác, họ đều có những mặt tốt mặt xấu như những người
khác. Mỗi khi con người có quyền lực nhà nước trong tay, thì những bản tính
tiêu cực của họ hơn hẳn con người khác, vì với quyền lực trong tay nhất là với
vũ khí của quyền lực công, họ có nhiều cơ hội, nhiều khả năng và điều kiện
1


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018

trong việc thể hiện hơn. Vì vậy, một nhà nước dân chủ, một dân tộc muốn phát
triển thì trước hết phải tìm mọi cách hạn chế những sự tiêu cực những mặt xấu
của con người, trước hết của những người nắm quyền lực nhà nước . Và Hiến
pháp ra đời để làm điều đó. Sau đây em xin trình bày nhận định về vai trò của
Hiến pháp trong xã hội hiện đại:
“ Hiến pháp là công cụ để nhân dân kiềm chế quyền lực nhà nước”
NỘI DUNG
I. Kiểm soát quyền lực nhà nước – Lý do ra đời Hiến pháp
1.1 Sự hình thành của quyền lực nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, Nhà nước được hình thành từ sự đấu
tranh giai cấp và nhu cầu phải chống thiên tai, bão lụt để duy trì sự tồn tại của


các nhà nước phương Đông. Như vậy, Nhà nước “không phải là một quyền lực
từ bên ngoài áp đặt vào xã hội”, mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, do
nhu cầu của chính con người, nhà nước như là một lực lượng “ tựa hồ như đứng
trên xã hội”, vì không trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất, nhưng lại có chức
năng làm dịu bớt xung đột và giữ cho những xung đột đó nằm trong một trật tự
nhất định để cho sản xuất phát triển và xã hội loài người không thể đi đến chỗ
diệt vong. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của giai cấp thống trị và của xã hội.
Nhưng nó khác với các tổ chức xã hội khác chủ yếu ở chỗ: nhà nước được sử
dụng một thứ quyền lực đặc biệt do xã hội trao cho- quyền lực nhà nước. Đó là
một loại quyền lực gắn liền với khả năng bắt buộc- cưỡng chế đối với tất cả mọi
tổ chức và cá nhân trong xã hội. Đó còn là thứ quyền lực cho phép nhà nước
thâu tóm trong tay mình hầu hết các nguồn nhân lực, tài lực của Quốc gia. Nhà
nước còn là chủ thể duy nhất được đại diện cho quốc gia- dân tộc trong các
quan hệ quốc tế. Trong các chế độ nô lệ và phong kiến, quyền lực nhà nước mà
thể hiện tập trung ở quyền lực của nhà vua, được coi như một thứ quyền lực
thần thánh, không giới hạn.
2


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018

1.2 Lý do ra đời Hiến pháp - kiểm soát kiềm chế quyền lực nhà nước
Nhà nước luôn luôn có xu hướng lạm quyền mà vi phạm đến quyền lợi của
cá nhân. Chính vì nhằm mục đích ngăn chặn sự vi phạm này từ phía nhà nước,
ngăn chặn sự “ tha hóa” của Nhà nước mà cần phải có một bản văn quy định sự
kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là bản Hiến pháp. Hiến pháp là một bản văn
luật có nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước. Kiểm soát để bảo vệ nhân
quyền, quyền cá nhân là mục tiêu hay có thể còn được gọi là bản chất của hiến
pháp, tức là xét đến cùng, cá tính chất sâu xa nhất của Hiến pháp đó chính là
tính nhân bản của Hiến pháp và đồng thời cũng là nhiệm vụ của Hiến pháp. Lý

thuyết kiểm soát quyền lực đó được thể hiện bởi một nguyên nhân bản tính của
con người là đam mê quyền lực: Để phát triển và tồn tại, con người rất cần đến
nhà nước. Nhưng khi có nhà nước thì con người phải kiểm soát nhà nước, bởi lẽ
nhà nước do con người điều khiển. Và khi có quyền lực nhà nước trong tay, con
người có thể đạt được nhiều thứ quyền lợi khác như: của cải, danh vọng, dễ có
khả năng buộc người khác phải làm theo những ý muốn đam mê của mình….
Sự thực “Lòng đam mê quyền lực và lòng đam mê danh vọng là những ước
muốn vô hạn định của con người”. Vì thế, khi có quyền lực, con người hay có
xu hướng lạm quyền. Đó là một trong những rủi ro vô cùng nguy hiểm của xã
hội. Vấn đề kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của Nhà nước chỉ được giải
quyết một cách triệt để hơn và bài bản hơn, vì mục đích của sự bảo đảm nhân
quyền trong cách mạng tư sản. Càng ngày kiểm soát và trách nhiệm của quyền
lực nhà nước càng trở nên gắn bó mật thiết với dân chủ và sự kiểm soát này
được quy định thành luật, nhất là quy định của đạo luật có hiệu lực pháp lý tối
cao để cho mọi chủ thể nắm quyền lực nhà nước phải chấp hành. Đó là Hiến
pháp. Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm soát
quyền lực của nhà nước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại hiến
pháp. Vì những lẽ đó, việc phải quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước như
là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, một khi mà xã hội cần đến
3


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018

Nhà nước. Sự hiện diện của những quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích
kiểm soát hay là kiểm soát quyền lực nhà nước là dấu hiệu của dân chủ, của tiến
bộ xã hội. Có như vậy mới thể hiện được tính nhân bản và xã hội sâu sắc cần
phải có của Hiến pháp. Việc quy định sự hạn chế quyền lực nhà nước có thể gọi
đó là tính nhân bản của Hiến pháp. Hay có thể nói ngược lại Hiến pháp muốn
thể hiện tính nhân bản của mình thì phải có các quy định nhằm kiểm soát quyền

lực nhà nước. Hiến pháp với vị trí và vai trò tối thượng trong hệ thống pháp
luật. Tất cả các thành viên của chính phủ cho đến các nghị sỹ của Quốc hội
cũng các nhân viên của nhà nước trung ương cho đến địa phương, dù bầu hay
chỉ định đều phải tuyên thệ ủng hộ hiến pháp, đều có thể bị truy tố khi vi phạm
hiến pháp. Do đó, bất cứ đạo luật nào do lập pháp soạn thảo ra và được đã Tổng
thống công bố hay ban hành sau khi Tổng thống phủ quyết vẫn có thể bị xét xử
tính hợp hiến. Như vậy, nhà nước pháp quyền là nhà nước bị giới hạn quyền
lực, mà phương tiện giới hạn quyền lực của nhà nước là các văn bản quy phạm
pháp luật, đứng đầu là bản Hiến pháp. Cho đến nay, nhà nước pháp quyền trở
thành một giá trị văn minh của nhân loại mà mọi nhà nước muốn trở thành dân
chủ, văn minh đều phải hướng tới không phân biệt chế độ chính trị. Tại các Đại
hội gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đều quan tâm và mong muốn xây dựng
một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương đúng đắn,
phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại.

II. Quyền lực của Nhân dân trong Hiến pháp
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ : “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân , do Nhân
dân , vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ , tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Quyền lực
4


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018

Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Như vậy, việc xác định quyền lực tối cao của Nhà n ước ta thuộc v ề nhân
dân là lập trường kiên định, bất di bất dịch của Đảng ta, đ ồng th ời đã,

đang và mãi mãi là vinh dự và trách nhiệm cao cả của nhân dân ta.
1.1Việc thể hiện quyền lực Nhân dân trong Hiến pháp
Trước hết, trong các chương, điều của Hiến pháp, nội dung bao quát và
nổi bật là: toàn bộ quyền lực của Nhà nước thuộc v ề nhân dân, t ập trung ở
nhân dân, không phải ở Quốc hội, nghĩa là quyền lực Nhà n ước trong m ọi
lĩnh vực lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung ngu ồn g ốc là
phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân ủy
quyền, giao quyền, phương thức tổ chức quyền lực và thực tế việc th ực thi
quyền lực của mọi cơ quan Nhà nước đều phải phục tùng nhân dân, vì l ợi
ích chung và chịu trách nhiệm trước dân. Đó chính là c ơ s ở v ững ch ắc đ ể
hạn chế các yếu tố cực đoan, thiếu trách nhiệm của các cơ quan hoặc các
cá nhân được nhân dân ủy thác thực thi quyền lực. Đồng th ời cũng là c ơ s ở
để lập ra cơ chế kiểm soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt đ ộng
của các cơ quan công quyền.Thứ hai, trên cơ sở nhất quán quan đi ểm
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp đã qui đ ịnh rõ nh ững
việc cụ thể mà nhân dân thực thi quyền lực của mình. Đó là việc tr ực tiếp
bầu đại biểu Quốc hội - cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước cao nh ất
được cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, tr ực
tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội sẽ thay mặt cử tri để tham gia
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Những đại biểu Quốc
hội do cử tri bầu ra sẽ được nhân dân giám sát, đánh giá các hoạt đ ộng qua
các phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc cử tri và qua ho ạt đ ộng
công tác chuyên môn của mình ở từng cơ quan, đơn vị. Luật pháp qui định
5


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018

rõ, trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ph ải tiếp xúc c ử tri
để tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng và ý kiến của cử tri đối v ới nh ững

vấn đề của đất nước, những vướng mắc bức xúc trong đời sống xã hội.
Toàn bộ nội dung đó được đại biểu Quốc hội và các đoàn đ ại bi ểu Qu ốc
hội tập hợp, phản ánh với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước. Sau m ỗi kỳ
họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ lại tiếp xúc c ử tri đ ể báo cáo v ề
kết quả của kỳ họp cũng như trình bày rõ những việc mà cử tri đề xuất đã
giải quyết đến đâu.Thứ ba, Hiến pháp cũng thể hiện rõ quyền phán quyết,
quyền tham gia ý kiến của nhân dân để quyết định những vấn đề quan hệ
đối với vận mệnh của quốc gia hoặc theo “ quyết định thực hiện việc trưng
cầu ý dân” của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện.
Ngay như vừa qua, việc xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp đã đ ược
nhân dân tham gia với hàng chục triệu ý kiến đầy tâm huy ết và trách
nhiệm. Vậy nên khi Hiến pháp được thông qua, tuyệt đại đa số nhân dân
đều thấy có ý chí và nguyện vọng của chính mình trong đó.
1.2 Cơ chế thực thi quyền lực của nhân dân
Trong thực tiễn đời sống xã hội, việc th ực thi quy ền l ực c ủa nhân dân
m ột
cách hiệu quả và bảo đảm nhất là thực hiện tốt quy chế “ Đảng lãnh đạo,
nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý ”. Cơ chế đó xuất phát từ yêu cầu thể
chế hóa những quan hệ bản chất về chính trị, xã hội phù h ợp v ới đ ặc
điểm của nước ta; đồng thời cũng là sự thể hiện sinh động vi ệc th ực thi
quan điểm xuyên suốt của Hiến pháp. Cơ chế này phân đ ịnh rõ, trong xã
hội ta, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Quyền lực của nhân dân là tuy ệt
đối không thể so sánh, không thể phân chia. Quy ền hạn của Nhà n ước là
sự thể hiện tập trung quyền lực của nhân dân. Quyền lực của Đảng th ể
hiện ở sự định hướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện.Theo cơ chế này,
6


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018


“nhân dân làm chủ” phải là nhân tố bao trùm, Đảng và Nhà nước không
nằm ngoài phạm vi nhân dân. Có nghĩa là nội dung “ nhân dân làm chủ”
hiện nay luôn luôn bao hàm và luôn đồng hành với “ Đảng lãnh đạo” và
“Nhà nước quản lý”. Không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước khỏi quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực của nhân dân
là quyền lực của chủ nhân đất nước và việc thực hiện quyền lực đó có s ự
phối hợp hài hòa với “Đảng lãnh đạo” và “Nhà nước quản lý”.Để thực hiện
đúng nguyên tắc “mọi nguồn lực trong xã hội và của Nhà n ước đ ều thu ộc
về nhân dân” trong khi thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm
chủ, Nhà nước quản lý”, cần bảo đảm những điều kiện vật chất - văn hóa xã hội ở một trình độ phát triển nhất định và ph ải nâng tầm dân trí. Đó
chính là việc bảo đảm sao cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện, an sinh xã hội bền vững, nhân dân m ọi vùng,
mọi miền đều được quan tâm, các dân tộc đều được bình đẳng. Trình độ
dân trí thể hiện ở sự hiểu biết, tôn trọng pháp luật, kỷ c ương, hi ểu bi ết
về quy luật phát triển của tự nhiên, xã h ội, hiểu bi ết v ề th ời cu ộc và
nhiệm vụ, trách nhiệm của mình với xã hội.Với một trình đ ộ dân trí ngày
một nâng cao và điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã h ội có nh ững
bước phát triển nhất định, quyền lực của nhân dân sẽ được phát huy, m ục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh sẽ đ ược th ực hi ện
một cách tốt đẹp.
III. Kết luận
Để phát triển và tồn tại, con người rất cần đến nhà nước. Nhưng một khi cần
đến nhà nước phải nghĩ đến cách kiểm soát quyền lực nhà nước. Vì Nhà nước
do con người điều khiển. Con người của chúng ta bên cạnh những đức tính sáng
tạo, chăm chỉ còn chứa đựng cả những tính lười nhác, tùy tiện, tính tham lam,
tính ỷ lại, tính dựa dẫm vào những người khác, nhất là tính cách đam mê quyền
7


Bài tập lớn học kì môn luật hiến pháp 2018


lực. Hiến pháp quy định những cơ chế mang tính kìm hãm, ngăn ngừa những
bản tính xấu của con người. Bản hiến pháp không thể là cái gì khác hơn nếu như
không có những quy định thể hiện rõ bản tính của con người hạn chế những mặt
tiêu cực. Bên cạnh đó, kiểm soát quyền lực còn nhằm bảo đảm rằng các cơ quan
nhà nước hoạt động đúng trong giới hạn do Hiến pháp và pháp luật đã định ra,
vừa tuân thủ sự thượng tôn Hiến pháp, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong
vận hành của bộ máy nhà nước. Đồng thời, sự kiểm soát quyền lực nhà nước
giúp cho việc thực hiện quyền lực nhà nước một cách thực sự rành mạch và để
nhân dân thực sự là người chủ của quyền lực nhà nước.
IV. Danh mục tài liệu tham khảo




/> /> />
phap-sua-doi.html
• />• Nghiên cứu khoa học : N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật
học, Tập 30, Số 4 (2014) 1-9
• Luật Hiến pháp Việt Nam các năm 1992, 2013
• Tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học : Nguyễn Thị Minh Thu - Khoa
Luật- Đại Học Quốc Gia Hà Nội

8



×