Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập học kì môn lí luận nhà nước và pháp luật: Nguồn cả pháp luật PGS.TS Nguyễn Thị Hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77 KB, 10 trang )

BẢNG TỪ VIẾT TẮT
- PGS.TS: Phó Giáo sư Tiến Sĩ
- CHXHCNVN: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- VBQPPL: Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………2
NỘI DUNG
I. Tóm tắt bài viết:…………………………………………….2
1.1 Tác giả liệt kê ra một số quan điểm nước ngoài về

khái niệm của pháp luật:……………………………………….2
1.2 Tác giả trình bày một số quan điểm ở Việt Nam về

vấn đề này:…………………………………………………….3
1.3 Tác giả dựa vào những cơ sở lí luận, thực tiễn pháp lí kết hợp
với sự tham khảo những quan điểm trên, tác giả đã trình bày quan
điểm của mình về nguồn của pháp luật:………………………………..4
1.4 Tác giả trình bày quan điểm của mình về hình thức của pháp luật…5

II. So sánh quan điểm trong bài viết “ Về khái niệm nguồn của pháp
luật” với quan điểm môn “Lí luận chung về nhà nước và pháp luật”
về nguồn của pháp luật………………………………………………..5
2.1 Điểm giống nhau giữa hai quan điểm trên:………………………….5
2.2 Điểm khác nhau giữa hai quan điểm trên:…………………………...5
III. Vị trí, vai trò các loại nguồn của pháp luật Việt Nam:…………..6
3.1 Một số nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam:……………………6


3.2 Văn bản quy phạm pháp luật:………………………………………..7
3.3 Tập quán pháp:……………………………………………………….8
3.4 Án lệ:………………………………………………………………....8
3.5 Điều ước quốc tế:…………………………………………………….9
2


3.6 Một số nguồn khác của pháp luật Việt Nam………………………....9

KẾT LUẬN……………………………………………………..9
MỞ ĐẦU
Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhà
nước và pháp luật và cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà khoa
học. Việc nghiên cứu nguồn của pháp luật có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn
bởi vì xác định đầy đủ, chính xác và sử dụng đúng đắn các loại nguồn của
pháp luật sẽ góp phần tích cực vào công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật và
nâng cao hiệu quả của nó.1 Tính đến nay, thì xoay quanh vấn đề này, tồn tại rất
nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau,
ở trong nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khác nhau.Bài viết “Về khái niệm
nguồn của pháp luật” của PGS.TS Nguyễn Thị Hồi là một trong những bài viết
liên quan đến vấn đề tranh cãi này, bài viết đã nêu ra quan điểm riêng của tác
giả về khái niệm nguồn của pháp luật. Để có thể hiểu rõ hơn quan điểm của tác
giả về khái niệm nguồn của pháp luật thì trong bài viết này tôi sẽ tóm tắt bài
viết trên và so sánh quan điểm của tác giả đối với kiến thức tôi được học trong
bộ môn “ Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”; sau đó tôi sẽ nếu ra hiểu
biết của bản thân về các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I.Tóm tắt bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” của TS. Nguyễn
Thị Hồi
Trong bài viết “ Về khái niệm nguồn của pháp luật” tác giả là TS. Nguyễn

Thị Hồi đã nêu ra quan điểm của mình về khái niệm nguồn của pháp luật.
Nhưng trước khi nêu ra quan điểm của bản thân , tác giả đã liệt kê ra một số
quan điểm khác của những học giả, những nhà nghiên cứu trong nước cũng như
nước ngoài về vấn đề này. Tôi xin phép được chia bài viết này thành bốn phần
và tóm tắt nội dung chính của bài viết theo từng phần.
1.1 Tác giả liệt kê ra một số quan điểm nước ngoài về khái niệm của
pháp luật:
- Theo cuốn Từ điển Black Law Dictionary thì nguồn của pháp luật là khái
niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và có thể xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa hẹp, nguồn của pháp luật là khái niệm
dùng để chỉ tất cả những nơi có chứa đựng các quy định mà các thảm phán có
1 Nguyễn Thị Hồi: “Về khái niệm nguồn của pháp luật”, Tạp chí Luật học, số 2/2008

3


thể dựa vào đó để giải quyết vụ án. Còn theo nghĩa rộng, nói đền nguồn của
pháp luật là nói đến các quy định của pháp luật; nói đến nơi chứa đựng các quy
định của pháp luật nói chung và các quy định về hiệu lực của các đạo luật và
các quyết định của tòa án; nói đến điểm khởi nguồn của pháp luật hoặc sự phân
tích pháp lí,…
- Một số học giả người Pháp cho rằng trong thực tế, pháp luật có hai nguồn
là nguồn nội dung và nguồn hình thức.Nguồn nội dung là nguồn quan trọng
nhất vì là nguồn cơ bản nhất, nó giúp lý giải được các câu hỏi như tại sao người
ta lại ban hành quy phạm này mà không phải quy phạm khác? Tại sao lại ấn
định thời hạn này hay thời hạn khác…..
- Michel Virally cho rằng các nguồn hình thức gồm các nguồn hình thức
được thiết lập để làm nguồn và các nguồn hình thức tự nhiên. Về nguyên tắc,
chỉ có những nguồn được thiết lập làm nguồn mới là nguồn pháp luật. Các
nguồn này có hiệu lực nhờ vào hình thức trình bày của chúng. Chúng là nguồn

bởi vì chúng đã được ban hành bởi các cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất
có thẩm quyền làm luật và làm cho luật trở nên bắt buộc, nhờ vào chế tài trong
trường hợp cần thiết. Các nguồn này vì vậy được gọi là các nguồn hình thức.
- Hans Kelsen – học giả người Đức cho rằng những quy phạm chung của
hiến pháp và các quy phạm chung khác được ban hành phù hợp với hiến pháp
và tập quán được coi là nguồn của pháp luật. Nguồn của pháp luật được biểu thị
hai phương pháp khác nhau là sự ban hành và tập quán.Tuy nhiên, ở nghĩa rộng
nhất, nguồn của pháp luật biểu thị mọi quy phạm pháp luật, không chỉ những
quy phạm chung mà cả những quy phạm pháp luật riêng biệt, tức là các quy
phạm đặt ra quyền hoặc nghĩa vụ pháp lí.
1.2 Tác giả trình bày một số quan điểm ở Việt Nam về vấn đề này
- Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành pháp luật sử
dụng hai thuật ngữ “nguồn của pháp luật” và “hình thức của pháp luật” với
nghĩa như nhau. Có ý kiến cho rằng hình thức của pháp luật gồm hình thức bên
trong và hình thức bên ngoài của pháp luật; hình thức bên trong của pháp luật
bao gồm các nguyên tắc chung của pháp luật, hệ thông pháp luật, ngành luật,
chế định pháp luật và quy phạm pháp luật; hình thức bên ngoài của pháp luật là
sự biểu hiện ra bên ngoài của nó, bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản
quy phạm pháp luật, luật tôn giáo,ở một số nước khoa học pháp lí cũng được
coi là nguồn của pháp luật.
4


- Một số học giả khác cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy
phạm pháp luật là những hình thức pháp luật. Có học giả lại cho rằng khái niệm
hình thức pháp luật và nguồn pháp luật không hoàn toàn đồng nhất mà có nhiều
điểm khác biệt. Nguồn của pháp luật được hiểu dưới nhiều phương diện khác
nhau cả lí luận và thực tiễn. Có ý kiến khác lại nói hình thức bên ngoài là sự
biểu hiện của pháp luật, là những cái chứa đựng nội dung các quy tắc pháp luật
– quy tắc hành vi theo ý chí nhà nước. Cá biệt còn có tác giả dùng thuật ngữ”

nguồn gốc của pháp luật” để chỉ nguồn của pháp luật. Theo tác giả này, nguồn
gốc của pháp luật gồm có pháp luật quốc nội và pháp luật quốc tế.
1.3 Tác giả dựa vào những cơ sở lí luận, thực tiễn pháp lí kết hợp với
sự tham khảo những quan điểm trên, tác giả đã trình bày quan điểm của
mình về nguồn của pháp luật
- Thứ nhất, nguồn và hình thức của pháp luật tuy có mối liên hệ gắn bó với
nhau nhưng không thể đồng nhất với nhau và là những khái niệm khác nhau.
- Thứ hai, về khái niệm nguồn của pháp luật. Tác giả cho rằng: “ Nguồn
của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những gì mà các chủ thể có thầm
quyền căn cứ vào đó để xây dựng, ban hành ,giải thích pháp luật cũng như để
áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế. Hoặc nói
cách khác, nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được chủ thể có thẩm
quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như
để áp dụng vào giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế.”
- Thứ ba, tác giả cho rằng nguồn của pháp luật bào gồm nguồn của nội
dung và nguồn của hình thức. Với khái niệm từng loại lần lượt là:
+) Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật
bởi vì nó được chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng,ban hành và
giải thích pháp luật.
+) Nguồn hình thức là phương thức tồn tại của các quy pham pháp luật
trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp
luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải
quyết các vụ việc
- Thứ tư, tác giả cho rằng đa số các nước trên thế giới có một số nguồn hình
thức cơ bản là tập quán pháp, án lệ và văn bản pháp luật. Một số nguồn nội
dung như điều ước quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật, các học thuyết
pháp lí,…Ngoài ra, tùy theo quy định trong mỗi giai đoạn phát triển thì sẽ có
thêm một vài nguồn khác.
5



1.4 Tác giả trình bày quan điểm của mình về hình thức của pháp luật
- Hình thức pháp luật gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài với
hai khái niệm là:
+) Hình thức bên trong của pháp luật chính là kết cấu nội tại của nó, bao
gồm các yếu tố cấu thành nên nó như quy phạm pháp luật, chế định pháp luật,
ngành luật.
+) Hình thức bên ngoài của pháp luật là cách thức thể hiện nội dung của
nó.
- Pháp luật có ba hình thức cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản
quy phạm pháp luật. Vào các giai đoạn phát triển khác thì vị trí, vai trò của các
hình thức cũng khác nhau.
II. So sánh quan điểm trong bài viết “ Về khái niệm nguồn của pháp
luật” với quan điểm môn “Lí luận chung về nhà nước và pháp luật” về
nguồn của pháp luật
2.1 Điểm giống nhau giữa hai quan điểm trên.
Hai quan niệm trên đều cho rằng giữa nguồn của pháp luật và hình thức bên
ngoài của pháp luật có liên quan chặt chẽ,gắn bó với nhau.
Cụ thể: Trong bài viết của mình TS.Nguyễn Thị Hồi viết : “…nguồn và
hình thức của pháp luật là những khái niệm khác nhau, không thể đồng nhất với
nhau, mặc dù chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau.”.
Còn trong giáo trình của bộ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
thì sau khi phân tích khái niệm nguồn của pháp luật, giáo trình viết: “…,giữa
nguồn của pháp luật và hình thức bên ngoài của pháp luật có liên quan chặt chẽ
với nhau.”.
2.2 Điểm khác nhau giữa hai quan niệm trên.
Ngoài những điểm tương đồng thì hai quan niệm trên cũng có một vài điểm
khác biệt như sau:
Đầu tiên, về khái niệm của nguồn của pháp luật. Hai quan niệm trên đã có
hai khái niệm khác nhau.

Quan niệm trong bài viết: “…nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được
chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích
pháp luật cũng như để áp dụng vào giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong
thực tế.” Theo khái niệm này thì nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung
và nguồn hình thức. Còn theo quan niệm của giáo trình : “…nguồn của pháp
6


luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí để các chủ thể
thực hiện hành vi thực tế.” Ở đây khái niệm chỉ để cập đến nguồn hình thức của
pháp luật mà dường như không đề cập đến nguồn nội dung của pháp luật.
Sự khác nhau tiếp theo là hệ quả của điểm khác nhau đầu tiên, đó là theo
quan niệm trong bài viết của TS.Nguyễn Thị Hồi thì có khẳng định nguồn của
pháp luật gồm cả nguồn hình thức và nguồn nội dung,đồng thời có riêng hai
khái niệm về chúng.Còn trong giáo trình vì khái niệm nguồn của pháp luật chỉ
đề cập tới khía cạnh nguồn hình thức nên đương nhiên là sẽ không có khái
niệm riêng về khái niệm nguồn hình thức và nguồn nội dung.
Về khái niệm nguồn nội dung “Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là
căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để
xây dựng,ban hành và giải thích pháp luật.”
Về khái niệm nguồn hình thứ “Nguồn hình thức là phương thức tồn tại của
các quy pham pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp
các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa
vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra.”
Chung quy lại, giữa hai quan điểm trên có một số điểm giống và cũng có
một số điểm khác nhau khi nghiên cứu về nguồn của pháp luật.Nhưng dù theo
quan điểm nào thì việc nghiên cứu sâu sắc từng loại nguồn của pháp luật Việt
Nam cũng đều có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.Vì thế, sau đây em
xin được trình bày hiểu biết của em về các loại nguồn của pháp luật Việt Nam,
vị trí và vai trò của từng loại.

III. Vị trí, vai trò các loại nguồn của pháp luật Việt Nam
Nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay chủ yếu là đường lối, chính sách
của Đảng, nhu cầu quản lí kinh tế,xã hội, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán
pháp, án lệ, điều ước quốc tế ngoài ra còn một số nguồn khác,...
3.1 Một số nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam2
Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng. Đường lối, chính sách của Đảng
là nguồn nội dung quan trọng của nước CHXHCNVN bởi nội dung đường lối,
chính sách của Đảng sẽ được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức
thực hiện trong thực tế. Về nguyên tắc thì đường lối, chính sách của Đảng
không thể là nguồn hình thức nhưng trong thực tế áp dụng vẫn có nhiều trường

2 Xem thêm: Nguyễn Thị Hồi: “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 12 (128) tháng 8/2008

7


hợp áp dụng thẳng đường lối, chính sách của Đảng vào các lĩnh vực của xã hội.
Đây cũng chính là hạn chế mà các cơ quan có thâm quyền phải khắc phục.
Thứ hai, nhu cầu quản lí kinh tế, xã hội cũng là một nguồn nội dung quan
trọng của pháp luật Việt Nam. Nó là một trong những cơ sở để xây dựng, ban
hành các quy định của pháp luật bởi để tổ chức, quản lí kinh tế, xã hội thì nhà
nước sẽ phải ban hành ra các quy đinh pháp luật cụ thể để điều chỉnh kinh tế
theo chiều hướng Nhà nước mong muốn. Ví dụ ở nước ta, nhà nước muốn xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trong hiến pháp và
các bộ luật liên quan đến kinh tế sẽ có quy định cụ thể nhằm xây dựng nền kinh
tế ấy.
Thứ ba, các tư tưởng, học thuyết pháp lí cũng là một nguồn nội dung của
pháp luật Việt Nam. Cụ thể những quy định của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng
của một số tư tưởng, học thuyết như: tư tưởng của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về chủ quyền nhân dân, một vài yếu tố hợp lí của
thuyết phân chia quyền lực, thuyết tố tụng công bằng,…
3.2 Văn bản quy phạm pháp luật
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền
ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có
chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.”3
VBQPPL vừa là nguồn hình thức vừa là nguồn nội dung của pháp luật Việt
Nam.Nó chính là nguồn hình thức chủ yếu và quan trọng nhất bởi các cơ quan
nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ án pháp lí thực tế thì chủ yếu dựa
vào các VBQPPL. Đối với từng loại VBQPPL thì sẽ được pháp luật quy định
cụ thể về thẩm quyền ban hành, tên gọi, nội dung, trình tự thủ tục ban hành. Hệ
thống VBQPPL tương đối phức tạp, bao gồm nhiều loại văn bản với giá trị
pháp lí cao, thấp khác nhau. Một vài ví dụ như: Hiến pháp; Bộ luật, luật, nghị
quyết của Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,…
VBQPPL là nguồn nội dung thể hiện ở chỗ quy định của văn bản có giá trị
pháp lí cao hơn sẽ là nguồn nội dung của các quy định trong văn bản có giá trị
pháp lí thấp hơn. Ví dụ: Các quy định trong Hiến Pháp Việt Nam là cơ sở để
các bộ luật, các văn bản dưới luật dựa vào để mà xây dựng các quy định trong
đó.
VBQPPL có tính khoa học tương đối cao, các quy định của nó được trình
bày rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện trên phạm vị
3 Giáo trình môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật-Đại học Luật Hà Nội,xb năm 2016, tr287.

8


rộng,nó còn có thể đáp ứng được kịp thời các yêu cầu của cuộc sống, nó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp
chế,..Vì những đặc điểm trên mà VBQPPL được coi là loại nguồn cơ bản, chủ
yếu và quan trọng nhất.Bên cạnh đó thì loại nguồn này vẫn còn một số hạn chế

nhất định.
3.3 Tập quán pháp
“Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa
nhận, nâng lên thành pháp luật.”4
Việt Nam đã thừa nhận tập quán pháp là nguồn và vai trò của nó từ năm
1995. Từ đó đến nay, tập quán pháp càng được coi trọng sử dụng, trình tự, thủ
tục, cách thức áp dụng tập quán pháp cũng ngày càng hoàn thiện. Tập quán
pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung quan trọng cho các lỗ hổng của VBQPPL.
Ở Việt Nam hiện nay, có hai con đường dẫn đến sự tồn tại của tập quán
pháp.
Một là, những tập quán được dẫn chiếu trong các điều, khoản của văn bản
quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia
đình, thương mại,..
Hai là, những tập quán được áp dụng để giải quyết những vụ việc cụ thể.
3.4 Án lệ
Ở Việt Nam có thể hiểu, án lệ là những bản án, quyết định của tòa án khi
giải quyết các vụ việc cụ thẻ được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn
mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.
Luật tổ chức toàn án nhân dân năm 2014 đã chính thức thừa nhận vai trò
của án lệ. Án lệ với ưu điểm linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn đã trở
thành một nguồn hết sức quan trọng trong việc tạo nên tính ổn định, minh bạch
trong xét xử. Theo quy định pháp luật hiện hành, thứ tự ưu tiên áp dụng của án
lệ trong những vụ án dân sự đó là: điều khoản quy định trực tiếp, thỏa thuận
của các bên, tập quán, quy định điều chỉnh vụ việc tương tự, các nguyên tắc
chung của pháp luật dân sự, án lệ.
3.5 Điều ước quốc tế
“Điều ước quốc tế là những văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc xử
sự do các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia cùng nhau thỏa thuận ban hành”.5
4 Giáo trình môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật-Đại học Luật Hà Nội,xb năm 2016, tr284.
5 Giáo trình môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật-Đại học Luật Hà Nội,xb năm 2016, tr289


9


Trong xu thể hội nhập toàn cầu thì điều ước quốc tế đã, đang và sẽ trở thành
một loại nguồn có vị thế cao và vai trò quan trọng của pháp luật Việt Nam.
Điều ước quốc tế vừa là nguồn nội dung vừa là nguồn hình thức của pháp luật.
Nó sẽ là nguồn nội dung khi mà nội dung các quy định của nó được nội hóa
thành các quy định trong cá văn bản quy phạm pháp luật nước ta. Nó sẽ trở
thành nguồn hình thức khi mà các quy định trong đó được áp dụng một cách
trực tiếp vào thực tế.
Thứ tự áp dụng của điều ước quốc tế khi mà nó và pháp luật trong nước quy
định khác nhau về cùng một vấn đề đó là: Hiến pháp, điều ước quốc tế, các văn
bản luật, các văn bản dưới luật.
3.6 Một số nguồn khác của pháp luật Việt Nam
Ngoài những nguồn chủ yếu ở bên trên thì còn pháp luật Việt Nam còn có
một số nguồn khác như: Hợp đồng, quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội…
Có thể thấy, nguồn của pháp luật Việt Nam là rất phong phú với nhiều loại
nguồn hình thức cũng như nguồn nội dung khác nhau.
KẾT LUẬN
Tóm lại, theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thị Hồi thì nguồn của pháp
luật gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức. Khi tìm hiểu các loại nguồn của
pháp luật Việt Nam, người nghiên cứu cần phải xem xét cả nguồn nội dung và
cả nguồn hình thức của pháp luật. Chỉ có như vậy mới có thể giúp người nghiên
cứu tìm hiểu được vấn đề này một cách toàn diện và đầy đủ nhất.

10




×