Tải bản đầy đủ (.doc) (198 trang)

kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 198 trang )

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
--------------------

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2011-2015 TẦM NHÌN 2020

0
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Nam Định, 2011
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999............................4
theo kịch bản phát thải thấp (B1)...................................................................................4
Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2).........................................................................................4
Bảng 3. Mức tăng nhiệt độ TB năm ( 0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát
thải cao (A2).................................................................................................................. 4
Bảng 4. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản
phát thải thấp (B1).........................................................................................................4
Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2)..............................................................................................................4
Bảng 6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2)..........................................................................................................4


Bảng 7. Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999......................................................4
Bảng 8: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định..........................................................4
Bảng 9. Nhiệt độ TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 ( 0C) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)..............................................................4
Bảng 10: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải
trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định.........................................................................4
Bảng 11. Lượng mưa TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2).................................................................4
Bảng 12: Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình
(B2) khu vực tỉnh Nam Định.........................................................................................4
Bảng 13. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định trong thời gian qua các năm...................4
Bảng 14. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định thời gian qua............................................4
Bảng 15. Khối lượng đất, đá trượt, sạt lở, xói mòn, rửa trôi hệ thống thủy lợi, đê sông,
đê biển, vùng bối tỉnh Nam Định qua các năm..............................................................4
Bảng 16. Tổng hợp thiệt hại do Bão, lốc, mưa lũ đến Công nghiệp và xây dựng, cơ sở
hạ tầng tỉnh Nam Định những năm qua (1989-2010).....................................................4
Bảng 17. Tổng thiệt hại do Bão, lốc, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nam Định.....................4
giai đoạn 1989-2010......................................................................................................4
1
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Bảng 18: Các đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH................................4
Bảng 19: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH....4
cho từng địa bàn và từng ngành, lĩnh vực trong tỉnh......................................................4
Bảng 20. Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí..........................................................4
Bảng 21. Chấm điểm Hoạt động /Chương trình/ Dự án.................................................4

Bảng 22. Biểu thời gian, kinh phí và nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các dự
án ưu tiên....................................................................................................................... 4
Bảng 23. Chi phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai đoạn 19972006 (Đê biển không có RNM bảo vệ)..........................................................................4
Bảng 24. Chi phí và lợi ích của dự án trồng RNM phòng hộ đê biển............................4

2
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định....................................................................4
Hình 2. Nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ
ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)........................................4
Hình 3. Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Nam Định với KB NBD (B2)..4
Hình 4. Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009.....4
Hình 5. Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định...........................4
giai đoạn 1990-2009......................................................................................................4
Hình 6. Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009.................4
Hình 7. Biểu đồ tổng số giờ nắng TB năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009....4
Hình 8. Đê biển huyện Giao Thủy bị sạt lở nghiêm trọng trong cơn bão số 7 năm 2005
....................................................................................................................................... 4
Hình 9. Rừng cây phi lao, cây sú vẹt giảm dần do biển xâm thực.................................4
Hình 10. Mực nước xuống thấp trên sông Hồng đoạn Nam Định..................................4
Hình 11. Cống Ngô Đồng (sông Hồng) cách cửa biển 25 km đã bị nước mặn tràn qua.4
Hình 12. NBD lên đe dọa thu hẹp diện tích rừng ngập mặn..........................................4
Hình 13. Nhà thờ người dân xứ đạo Xương Điền trên bờ biển xã Hải Lý.....................4
-huyện Hải Hậu bị sạt lở................................................................................................4

Hình 14. Công trình ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long-Thừa Thiên Huế..........................4
Hình 15. Mô hình dùng lưới bao quanh các ô thủy sản..................................................4
Hình 16. Kỹ thuật tưới ướt - khô xen kẽ tiết kiệm nước cho lúa....................................4
Hình 17: Đèn năng lượng mặt trời đặt tại các công viên và vỉa hè................................4
Hình 18: Kết hợp cả năng lượng gió và mặt trời vào việc xây dựng hệ thống đèn chiếu
sáng công cộng..............................................................................................................4
Hình 19: Mô hình Biogas tại hộ chăn nuôi gia đình.......................................................4
Hình 20: Cụm 5 tua-bin phong điện tại Tuy Phong – Bình Thuận.................................4
Hình 21: Sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ mục đích sinh hoạt..............................4
Hình 22: Dùng năng lượng gió để nuôi tôm công nghiệp..............................................4
Hình 24: Trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển..............................................................4
Hình 25: Hệ thống thu hồi khí metan để sử dụng năng lượng........................................4
Hình 26: Ngôi nhà xây dựng bằng ván ép từ rơm rạ và phế thải nông nghiệp...............4
Hình 27: Thu hồi khí để làm nhiên liệu từ bãi rác..........................................................4
Hình 28: Nâng cấp đê biển huyện Hải Hậu....................................................................4

3
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Biến đổi khí hậu
Bình quân
Chương trình hỗ trợ phát triển Liên Hiệp Quốc
Cơ chế phát triển sạch
Cụm công nghiệp
Chất thải rắn

Đầu tư phát triển
Đô la Mỹ
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng Bắc Bộ
Đầu tư phát triển
Đa dạng sinh học
Hợp tác xã
Kế hoạch hành động
Khu công nghiệp
Kinh tế - Xã hội
Khoa học và công nghệ
Khí nhà kính
Xâm nhập mặn
Ngân hàng Thế giới
Ngân sách nhà nước
Nước sạch, vệ sinh môi trường
Nước biển dâng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Rừng ngập mặn
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Sự nghiệp kinh tế
Thành phố
Phó chủ tịch
Phòng trống lụt bão
Tài nguyên và Môi trường
Tổng sản phẩm quốc nội
Trung ương
Ủy ban nhân dân

: BĐKH

: BQ
: UNDP
: CDM
: CCN
: CTR
: ĐTPT
: USD
: ĐBSH
: ĐBBB
: ĐTPT
: ĐDSH
: HTX
: KHHĐ
: KCN
: KT-XH
: KH&CN
: KNK
: XNM
: WB
: NSNN
: NSVSMT
: NBD
: NN&PTNT
: RNM
: QLTHVVB
: SNKT
: Tp
: PCT
: PCLB
: TN&MT

: GDP
: TW
: UBND
4

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Văn hóa, thể thảo và Du lịch
Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Vườn – Ao – Chuồng

: VH-TT&DL
: VQG XT
: VAC

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................8
1. Lời giới thiệu.........................................................................................................8
2. Cơ sở pháp lý:.......................................................................................................9
3. Đặc điểm địa lý tự nhiên, xã hội........................................................................11
3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên:...............................................................................11
3.2. Đặc điểm xã hội:............................................................................................14
4. Tính cấp thiết của việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH...15
B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...................................................18
1. Mục tiêu chung:..................................................................................................18
2. Mục tiêu cụ thể:..................................................................................................18

C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...................................................19
CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BĐKH VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BĐKH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM
ĐỊNH........................................................................................................................... 19
1.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam............................................19
1.1.1. Về nhiệt độ.................................................................................................19
1.1.2. Về lượng mưa.............................................................................................21
1.1.3. Kịch bản NBD:...........................................................................................23
1.1.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam.....................24
1.2. Kịch bản Biến đổi khí hậu ở Nam Định:........................................................24
1.2.1. Nhiệt độ:.....................................................................................................25
1.2.2. Lượng mưa:................................................................................................25
1.2.3. Mực NBD:..................................................................................................27
1.3. Biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định trong 20 năm qua...............................29
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015
VÀ TẦM NHÌN 2020..................................................................................................33
2.1. Phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn
trước năm 2010...........................................................................................................33
5
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:...............................................33
2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành và các lĩnh vực:........................................35
2.1.3. Đánh giá chung về những thành tích và tồn tại về phát triển KT-XH những
năm qua........................................................................................................................ 40

2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Nam Định đến năm 2020..........41
2.2.1. Mục tiêu:.....................................................................................................41
2.2.2. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực.........................................42
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BĐKH..............................................................................................51
3.1. Đánh giá tác động của BĐKH.........................................................................51
3.1.1. Đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực:.........................................51
3.1.2. Đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực:.............................59
3.1.3. Đánh giá tổng thể tác động của BĐKH đối với tỉnh Nam Định..................79
3.1.4. Đánh giá các cơ hội trong ứng phó với BĐKH (khả năng tận dụng và khai
thác các tác động tích cực do BĐKH)..........................................................................83
3.2. Định hướng kế hoạch hành động cho những đối tượng chính.....................84
3.2.1. Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH (bao gồm thích ứng và giảm
nhẹ) đối với các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh:..................................................................84
3.2.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các giải pháp đã xác
định............................................................................................................................. 112
a. Hiệu quả về kinh tế:........................................................................................112
b. Hiệu quả về xã hội:.........................................................................................113
c. Hiệu quả về môi trường:.................................................................................113
3.2.3. Lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với từng lĩnh vực của tỉnh Nam Định
theo các tiêu chí xác định............................................................................................113
3.3. Khả năng lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển khác..............................123
3.3.1. Lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nam Định đến
năm 2020:................................................................................................................... 123
3.3.2. Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai đến năm 2020........................................................................................................127
3.3.3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020:........................................................................................................................... 130
3.3.4. Lồng ghép với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định, giai
đoạn 2011-2020..........................................................................................................132
3.3.5. Lồng ghép với Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia:......................132

6
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

3.3.6. Lồng ghép với kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp
vùng bờ tỉnh Nam Định:.............................................................................................133
3.3.7. Lồng ghép với quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến
năm 2025:................................................................................................................... 134
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ
VỚI BĐKH...............................................................................................................136
4.1. Xây dựng danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với
BĐKH cho từng địa bàn và từng ngành, lĩnh vực trong tỉnh............................136
4.1.1. Cơ sở khoa học và phương pháp sử dụng xây dựng danh mục các dự án ưu
tiên ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định:.............................................................136
4.1.2. Các dự án ưu tiên:.....................................................................................151
4.2. Xây dựng biểu thời gian, kinh phí và nguồn lực cần thiết để triển khai thực
hiện........................................................................................................................ 163
4.3. Phân tích chi phí lợi ích và đánh giá sơ bộ hiệu quả của các hoạt
động/chương trình/dự án thích ứng với BĐKH.................................................169
CHƯƠNG V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................173
5.1. Cơ chế tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch hành động..............................173
5.1.1. Về quy hoạch:...........................................................................................173
5.1.2. Về công tác kế hoạch hoá:........................................................................173
5.1.3. Về huy động vốn đầu tư:...........................................................................174
5.1.4. Đẩy mạnh hoạt động các chương trình trọng điểm:..................................174
5.1.5. Về nguồn nhân lực....................................................................................174
5.1.6. Về ứng dụng Khoa học & Công nghệ.......................................................174

5.1.7. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý cấp cơ
sở (xã, phường)..........................................................................................................174
5.2. Hệ thống tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch hành động...........................175
5.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu......................................175
5.2.2. Trách nhiệm các sở, ngành, đoàn thể và UBND tỉnh, huyện, thành phố...177
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................178
6.1. Kết luận:.........................................................................................................178
6.2. Kiến nghị:.......................................................................................................179
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 180
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG KHUÔN KHỔ “KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2011-2015 TẦM NHÌN 2020”......................................................................180
7
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................189
A. MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu.
Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do biến
đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo, BĐKH sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam thường
xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Đường đi của bão dịch
chuyển về phía nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa
giảm trong mùa khô và tăng trong mùa mưa; mưa lớn và lũ xảy ra thường xuyên hơn,
xuất hiện nhiều ở miền Trung và miền Nam. Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các
khu vực của cả nước. Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,70C.
Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và nguồn

nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường như vấn đề an
ninh lương thực, an ninh năng lượng, có thể ảnh hưởng đến phát triển bền vững lâu dài
của quốc gia, hạn hán kéo dài làm tăng số người rơi vào cảnh nghèo đói, tăng nguy cơ
diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm, bệnh dịch mới có
thể phát sinh…Rõ ràng, BĐKH đang là một thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang và
sẽ phải đối mặt.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, dân số 1.825.771
người với mật độ dân số 1.196 người/km²; gồm có 01 Thành phố và 09 huyện, có bờ
biển dài 72 km bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông
Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông
Sò). Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên VQG XT (huyện Giao Thuỷ) nằm ở vùng
lõi khu dự trữ sinh quyển đồng bằng Nam sông Hồng đã được tổ chức UNESCO công
nhận.
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng ĐBSH, là khu
vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
Hàng năm, Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình
quân từ 4 – 6 cơn/năm. Từ năm 1996 đến nay, Nam Định phải gánh chịu 26 trận bão,
01 trận lốc, 04 trận lũ gây thiệt hại lớn về người và của; ước hàng nghìn tỷ đồng. Các
hiện tượng thời tiết cực đoan: tăng nhiệt độ; thay đổi lượng mưa; tăng tần xuất, mức
độ rét đậm, rét hại… kết hợp với NBD, XNM đang gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp, tài nguyên nước, đảm bảo vệ sinh môi trường; đe dọa an ninh lương thực của
tỉnh. Các trận bão lũ dồn dập gây sạt lở tuyến đê sông, bãi bồi dẫn đến mất đất canh
tác, đe dọa cuộc sống người dân vùng bãi, ven đê. NBD kết hợp bão lũ là nguyên nhân
sạt lở đê biển, bãi bồi ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất
muối; thiệt hại về người và tài sản của nhân dân các huyện ven biển tỉnh Nam Định.
Trước thực trạng BĐKH không chỉ là vấn đề môi trường mà còn đe dọa đến sự
phát triển KT-XH, để đối mặt với BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành
nhiều hoạt động như xây dựng thể chế và chương trình ứng phó nhằm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH gây ra cho Việt Nam. Dự án xây dựng “Kế hoạch hành động ứng
8

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020”
nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về BĐKH nhằm đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH đến tỉnh Nam Định và đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động
đến BĐKH, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH. Dựa trên các số liệu, bằng chứng chỉ ra mức độ thiệt hại đến các khu vực địa
lý, các ngành/lĩnh vực; hiện trạng công tác ứng phó với bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm,
rét hại, sạt lở đất, nước mặn XNM của các ban/ngành, địa phương tỉnh Nam Định, kế
hoạch đưa ra một bức tranh tổng quan chung về những tác động của BĐKH đối với
lĩnh vực tài nguyên nước, nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vu, vệ sinh môi
môi trường, ĐDSH và đời sống các khu vực dân cư của tỉnh Nam Định từ đó đưa ra
những giải pháp để thích ứng và giảm nhẹ đến BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn
2011-2020 đảm bảo các tiêu chí: tính cấp thiết; xã hội; kinh tế; đa mục tiêu; hỗ trợ, bổ
sung; lồng ghép đồng bộ, hài hòa.
2. Cơ sở pháp lý:
- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được chính phủ
Việt Nam phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994;
- Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2006.
- Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
“Giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan

xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc biến đổi khí hậu toàn cầu,
kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho Chương trình này và trình Thủ tướng
Chính phủ trong quý II năm 2008”.
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc
tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về
biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
- Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt ”Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 ”.
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của
Việt Nam).
- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban
hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiện triển khai
Nghị quyết số 41 - NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị.
- Quyết định số 328/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.
9
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

- Quyết định số 1819/QĐ-BTNMT ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ TNMT
“Thực hiện các hoạt động liên quan đến thích ứng với BĐKH”.
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 447/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chủ nhiệm chương trình mục

tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2010 Về việc bổ sung kinh
phí năm 2010 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
- Thông tư liên tịch 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ
Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
- Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng chính
phủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ TN
& MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý các thông
tin về BĐKH, NBD; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức thế giới về BĐKH
để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH và NBD tại Việt
Nam.
- Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu.
- Thông báo số 192/TB-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc
đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH năm
2010 và xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình cho các Bộ, cơ
quan trung ương và các địa phương.
- Chương trình phối hợp hành động thực hiện Nghị quyết 41/2004/NQ/TW của
Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đối với các ngành tại địa phương.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XVIII (nhiệm kỳ 2010 2015).
- Kịch bản Biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành vào tháng 9 năm 2009.
- Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2010 UBND tỉnh Nam
Định phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
của tỉnh Nam Định.


10
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

3. Đặc điểm địa lý tự nhiên, xã hội.
3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên:
3.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19 054’ đến
20040’ vĩ độ Bắc từ 105055’ đến 106045’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên 1.652,29 km 2,
bao gồm các đơn vị hành chính là Tp Nam Định và 9 huyện (Hải Hậu, Giao Thuỷ,
Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên), trong đó
có 3 huyện giáp biển (Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy).
Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam
Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình
Phía Nam giáp biển Đông

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, cách thủ
đô Hà Nội 90 km về phía Nam. Mạng lưới giao thông - vận tải tỉnh Nam Định khá
11
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.


thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế. Trong đó,
đường sắt xuyên Việt đi qua 5 ga của tỉnh với chiều dài 42 km rất thuận lợi cho việc
vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trục quốc lộ 21 và quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108
km đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biển của vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra tỉnh Nam Định còn có nhiều cảng sông và cảng biển.
Cảng Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận tiện cho việc phát triển vận tải thủy.
3.1.2. Địa hình:
Địa hình Nam Định khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- Vùng đồng bằng gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, Tp Nam Định,
Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường; vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích đất tự
nhiên của tỉnh với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp,
công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ có địa hình
tương đối bằng phẳng, với bờ biển dài 72 km song bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các
cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông
Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông Sò). Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản,
đóng tàu, du lịch biển ...
3.1.3. Khí hậu:
Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa
hè nóng với lượng mưa lớn, mùa đông lạnh với lượng mưa thấp
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 -25 0C, mùa đông có nhiệt độ
trung bình là 18,90C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung
bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 -85%, giữa tháng
có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là
90% (tháng 3), thấp nhất là 79% (tháng 11).
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500 - 1.800 mm, phân bố

tương đối đồng đều trên toàn bộ phạm vi tỉnh. Lượng mưa phân bổ không đều trong
năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả
năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

12
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70% số giờ
nắng trong năm.
Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2
-2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, mùa hè hướng gió thịnh
hành là gió Đông Nam.
Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 cơn/năm. Cơn bão số 7 năm 2005 đã
gây thiệt hại cho địa phương, hệ thống đê biển bị vỡ nhiều đoạn, 83 vạn dân vùng ven
biển đi sơ tán, tổng thiệt hại gần 2 nghìn tỉ đồng.
3.1.4. Thủy văn:
- Hệ thống sông ngòi: Nam định có hệ thống sông ngòi khá dày với mật độ lưới
sông khoảng 0,6 - 0,9km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy đều theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Các sông lớn chảy qua địa phận Nam Định (sông
Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ) đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường
rộng và độ sâu thấp, tốc độ chảy chậm hơn phía thượng lưu và có quá trình bồi đắp
phù sa ở cửa sông.
Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia
làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, gặp
lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập

lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy
triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống sông nội đồng với tổng chiều dài
279km, phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá rất thuận lợi cho
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thủy …
- Thủy triều: Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ
triều trung bình từ 1,6 - 1,7m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m. Thông qua hệ
thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn
trên đồng ruộng. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều
đã bồi tụ vùng cửa 2 sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện Giao
Thủy và Cồn Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng.
3.1.5. Đất đai:
Đất đai Nam Định hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng,
chi tiết các loại đất như sau:
13
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

- Đất cát: Phân bố ở những cồn cát, bãi cát gặp ở vùng ven biển thuộc các
huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Ngoài ra còn gặp ở các vùng ven sông của
các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Vụ Bản, Mỹ Lộc, thành phố Nam
Định.
- Đất mặn: Phân bố ở vùng ven biển, cửa sông thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải
Hậu, Nghĩa Hưng và các huyện khác như Xuân Trường, Nam Trực và ven sông Sò.
- Đất phèn: Phân bố ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Giao Thuỷ, thành
phố Nam Định
- Đất phù sa: Phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh.

- Đất Glây: Phân bố ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Tp Nam Định.
- Đất xám: Phân bố ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên
- Đất tầng mỏng: Phân bố ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên.
3.2. Đặc điểm xã hội:
Năm 2010 kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm GDP
(giá so sánh 1994) đạt 10.444 tỷ đồng tăng 10,4% so với năm 2009 (mức tăng của năm
2009 là 7,15%). Các ngành sản xuất đều có chuyển biến tích cực và đạt tốc độ tăng cao
hơn so với năm trước. Trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 3.081,0 tỷ đồng tăng
24,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 3.801,6 tỷ đồng tăng 6,1%; khu vực dịch
vụ đạt 3.561,4 tỷ đồng tăng 4,4%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 29,50%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 36,40%; khu vực dịch vụ chiếm 34,10% (tỷ trọng năm 2009
là 29,77%, 35,79%, 34,44%).
Quy mô giáo dục mở rộng, hệ thống các trường lớp được hình thành và phát
triển. Toàn ngành có 871 trường và trung tâm từ cấp giáo dục mầm non đến giáo dục
chuyên nghiệp, trong đó có 622 trường công lập, 249 trường ngoài công lập (đạt tỷ lệ
28,6%). Toàn tỉnh có 24.940 giáo viên đang công tác tại các trường học, trong đó:
18.674 giáo viên công tác tại các trường công lập; 6.266 giáo viên công tác ở các
trường ngoài công lập (chiếm tỷ lệ 25,12%).
Công tác phòng chống dịch luôn chủ động, tích cực, tăng cường công tác giám
sát phát hiện, đẩy mạnh công tác truyền thông, kế hoạch hóa dân số và gia đình, giáo
dục sức khỏe nên không có dịch lớn xảy ra và chết do dịch bệnh, khống chế dịch
SARS, đẩy lùi dịch cúm gia cầm do virus H5N1. Các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình y tế cộng đồng triển khai đồng bộ, lồng ghép đạt hiệu quả cao, các mục
14
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.


tiêu, chỉ tiêu đạt và vượt. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ là 98%, giảm tỷ lệ sốt
rét lưu hành, tỷ lệ điều trị bệnh lao khỏi 95%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 22,5%, tỷ
lệ mắt hột hoạt tính học sinh còn 2,56%, giảm các vụ ngộ độc và chết do ngộ độc thực
phẩm, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh phong trên quy mô toàn tỉnh.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cở sở của tỉnh Nam Định trong những
năm qua đã trở thành hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa trong đời sống nhân dân.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Nam Định đạt
được nhiều kết quả đáng kể, mà nổi bật là huyện Hải Hậu đã có trên 20 năm liền là
điển hình văn hóa cấp huyện toàn quốc. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
được triển khai sâu rộng trong các cộng đồng dân cư, các cơ quan, ban ngành từ tỉnh
đến cơ sở. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao phù hợp với sự
phát triển của đời sống KT-XH.
Mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại.
Có 100% số xã, thị trấn có điện thoại và bưu điện văn hóa. Hiện tỉnh có một bưu cục
trung tâm tại thành phố Nam Định, 10 bưu cục huyện, 62 bưu cục khu vực, 14 máy vô
tuyến điện, 32 tổng đài điện thoại. Đã hoàn thành tuyến cáp quang Nam Định-Thịnh
Long, tổng đài A 1000-E10.
4. Tính cấp thiết của việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
Hiện nay, các hiện tượng cực đoan về khí hậu như: hạn hán, mưa bão, lũ lụt,
NBD cao ngày càng dồn dập, ác liệt với cường độ mạnh hơn và nguy hiểm hơn đe dọa
nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. BĐKH không chỉ là vấn đề
môi trường mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình
trạng cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình, an ninh thế
giới. Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực NBD cao. Vị trí tự nhiên của chúng
ta là nước ven biển, khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có mưa bão, lũ lụt, lại sở hữu 2
đồng bằng trù phú lớn nhất nước (Bắc bộ và sông Cửu Long), nơi tập trung dân cư
đông đúc (70% dân số cả nước) với cao trình ngang bằng (80% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5m) so với

mặt nước biển. Trong báo cáo WPS 4138 tháng 7/2007 của ngân hàng thế giới (WB)
nêu Việt Nam là nước Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi NBD cao. Dựa
vào kịch bản đáng tin cậy, thì nếu NBD lên 1m vào năm 2100 sẽ tác động đến 5,3%
diện tích đất đai chung; 10,8% dân cư; 10,2% GDP; 10.9% diện tích đô thị; 7,2% diện
tích nông nghiệp và 28,9% diện tích đất trũng (Nguồn: Theo đánh giá của Ngân hàng
15
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Thế giới - 2007). Đây là thảm họa quốc gia và là thách thức lớn nhất đối với chúng ta
trên con đường phát triển.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m;
sẽ có 1.668 km2 đất thuộc đồng bằng sông Hồng bị ngập, 1.874.011 người bị ảnh
hưởng. Mức độ ngập lụt do NBD đối với Đồng bằng sông Hồng thể hiện qua sơ đồ
dưới đây:

Hình 2. Nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ
ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
Những năm qua, các ảnh hưởng của BĐKH như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt,
hạn hán, XNM, triều cường, sạt lở đất, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ tới sản xuất
nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản và
du lịch; tài nguyên ĐDSH và hệ sinh thái; sức khỏe người dân, giao thông và cơ sở hạ
tầng…đã đặt ra cho tỉnh Nam Định phải đối mặt trước những thách thức rất nghiêm
trọng. Những ảnh hưởng này đã và sẽ là rào cản để Nam Định đạt được mục tiêu trở
thành trung tâm của Nam đồng bằng sông Hồng.
Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép chống BĐKH vào Luật Bảo vệ Môi trường,
các Chương trình như Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt Nam, Chiến lược

quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển, Kế hoạch hành động quốc gia về
16
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

ĐDSH và BĐKH, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được chỉ định là Cơ quan đầu mối Quốc gia
về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ước Khung của Liên Hợp Quốc
về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Gần đây nhất, ngày 3/12/2007, Chính phủ đã có
Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó
với BĐKH toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho chương trình này và
trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2008.
Nam Định với vị trí là cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng, có bờ biển
dài 72 km, có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4
cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn. Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh
báo về BĐKH, Nam Định cần phải có các giải pháp, kế hoạch thích ứng với BĐKH
nhằm ứng phó với hiểm họa này. Vấn đề BĐKH vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu
dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vì
thế, để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ BĐKH với Tỉnh, việc xây dựng
các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên cứu, trao đổi ở
tất cả các cấp/ngành, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường, NN&PTNT…)
và các địa phương, quan trọng nhất là: tài nguyên và môi trường, nông-lâm-ngư
nghiệp, sức khỏe cộng đồng, sinh kế người nghèo, năng lượng, giao thông, công
nghiệp và du lịch.
Để làm tốt công tác ứng phó với những tác động của BĐKH đối với tỉnh Nam
Định, ngoài việc nghiên cứu, xác định rõ, sâu hơn các tác động của BĐKH đến các

lĩnh vực KT-XH, xây dựng và nhanh chóng ban hành các chương trình, giải pháp, kế
hoạch ứng phó và giảm nhẹ BĐKH, Nam Định sẽ tổ chức lồng ghép các vấn đề
BĐKH vào trong quá trình quản lý, kế hoạch hóa trong các chính sách phát triển KTXH của Tỉnh.
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, việc xây dựng “Kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Đoạn giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn
2020” là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của tỉnh. Đồng thời, giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và
các nhà nghiên cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ BĐKH toàn cầu, từ đó đưa
ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với xu thế này.
Dự án có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với KT-XH tỉnh Nam Định vì kết
quả của dự án cung cấp kế hoạch hành động cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực nhằm hạn
chế tối đa những ảnh hưởng xấu do BĐKH trong giai 2011-2020. Qua đó đảm bảo quá
trình phát triển bền vững của tỉnh Nam Định nói riêng, góp phần đảm bảo thắng lợi
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước.
17
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Các giải pháp thích ứng đưa ra trong kế hoạch sẽ là tiền đề bảo vệ cộng đồng
đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương (phụ nữ, người già, trẻ em) thông qua đảm
bảo các điều kiện sản xuất lương thực, cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi
trường,…
Kế hoạch là định hướng đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý và bảo vệ tài
nguyên nước, đất, rừng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Các dự báo ảnh hưởng của BĐKH
đến các CCN, khu vực đô thị, khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường,…giúp công
tác quy hoạch đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh Nam Định trong giai đoạn
trước mắt cũng như về sau. Khía cạnh các cơ hội từ BĐKH được tính đến sẽ giúp tỉnh

chủ động khai thác hiệu quả nhất những tác động tích cực của nó từ đó góp phần giảm
thiểu thiệt hại do BĐKH tác động đến KT-XH của tỉnh.
Dự án huy động sự tham gia của hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước trên địa
bàn tỉnh. Qua đó gián tiếp cung cấp kiến thức, tập trung sự quan tâm của các cán bộ,
nhân dân tỉnh Nam Định đối với công tác ứng phó với BĐKH. Điều này góp phần thực
hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh giai đoạn 2011-2020 một cách
tích cực, chủ động và khoa học.
B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định trong giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội (2011-2020) và định hướng trong tương lai nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng, tránh và giảm thiểu những
hiểm họa của BĐKH và qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực trên địa bàn
tỉnh trên cơ sở các kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;
- Xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH.
- Nghiên cứu lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch hành động vào quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực;
- Củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH;
- Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển
nguồn nhân lực.

18
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.


C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BĐKH VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH
NAM ĐỊNH.
1.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam
Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí
hậu, NBD cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu
toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời
sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và
(7) Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp
tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa
chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, NBD trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
1.1.1. Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các
vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn
so với các vùng khí hậu phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999
khoảng từ 1,6 đến 1,90C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ
1,1 đến 1,40C.
Bảng 1. Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc


0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,6

1,7

1,7

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4


1,5

1,6

1,7

1,7

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,5

1,6

1,6

Bắc Trung Bộ


0,6

0,8

1,1

1,4

1,6

1,7

1,8

1,9

1,9

Nam Trung Bộ

0,4

0,6

0,7

0,9

1,0


1,2

1,2

1,2

1,2

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

0,9

1,0

1,0

1,1

1,1

Nam Bộ


0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,3

1,3

1,4

1,4

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
19
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc
Bộ, 2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 0C ở Nam Trung Bộ, 1,6 0C ở Tây Nguyên và 2,00C ở

Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.
Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,4

2,6

Đông Bắc


0,5

0,7

1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,5


1,8

2,0

2,2

2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8

Nam Trung Bộ


0,4

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

1,0


1,2

1,4

1,5

1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm

ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng
3,1 đến 3,60C, trong đó Tây Bắc là 3,3 0C, Đông Bắc là 3,20C, Đồng bằng Bắc Bộ là
3,10C và Bắc Trung Bộ là 3,60C. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí
hậu phía Nam là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ.
Bảng 3. Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc

0,5

0,8

1,0

1,3

1,7

2,0

2,4

2,8

3,3


Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,7

3,2

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,3


1,6

1,9

2,3

2,6

3,1

Bắc Trung Bộ

0,6

0,9

1,2

1,5

1,8

2,2

2,6

3,1

3,6


Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,8

1,0

1,2

1,5

1,8

2,1

2,4

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,7

0,8


1,0

1,3

1,5

1,8

2,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6


(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
20
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

1.1.2. Về lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc
biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có
thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2%
ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng
mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6% ở các vùng khí hậu phía Bắc
và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7 10% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ
tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây
Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.
Bảng 4. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch
bản phát thải thấp (B1)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc

1,4


2,1

3,0

3,6

4,1

4,4

4,6

4,8

4,8

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,5


4,7

4,8

4,8

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

3,9

4,5

4,8

5,1

5,2

5,2

Bắc Trung Bộ

1,5


2,2

3,1

3,8

4,3

4,7

4,9

5,0

5,0

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,6

1,8

2,0


2,1

2,2

2,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,7

0,9

0,9

1,0

1,0

Nam Bộ

0,3


0,4

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,0

1,0

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm
có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và
từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 –
1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 - 7% ở Tây Bắc,
Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa
mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn
vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng
trên dưới 1%.
21
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.



Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,6

5,4

6,1

6,7

7,4


Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,7

5,4

6,1

6,8

7,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

4,1


5,0

5,9

6,6

7,3

7,9

Bắc Trung Bộ

1,5

2,2

3,1

4,0

4,9

5,7

6,4

7,1

7,7


Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,7

2,1

2,4

2,7

3,0

3,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7


0,9

1,0

1,2

1,3

1,4

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,2

1,4

1,5


(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc,
10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở
Tây Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ,
lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm
tới 13 - 22% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa
mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở
Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1 - 2%.
Bảng 6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch
bản phát thải cao (A2)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Tây Bắc

1,6

2,1

2,8

3,7

4,5

5,6


6,8

8,0

9,3

Đông Bắc

1,7

2,2

2,8

2,8

4,6

5,7

6,8

8,0

9,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6


2,3

3,0

3,8

5,0

6,1

7,4

8,7

10,1

Bắc Trung Bộ

1,8

2,3

3,0

3,7

4,8

5,9


7,1

8,4

9,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,2

1,7

2,1

2,5

3,0

3,6

4,1

Tây Nguyên

0,3


0,4

0,5

0,7

0,9

1,1

1,3

1,5

1,8

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

1,0

1,2


1,4

1,6

1,9

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
22
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

1.1.3. Kịch bản NBD:
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực NBD khoảng 26-59 cm vào năm
2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn.
Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt
độ toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của
IPCC về NBD thấp hơn so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên
nhân chính là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chưa đánh
giá đầy đủ các quá trình tan băng.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 140cm vào năm 2100.
Các kịch bản NBD cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp
nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy
vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ
21 mực NBD thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Bảng 7. Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999
Kịch bản


Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1)

11

17

23

28

35

42

50

57

65

Trung bình (B2)

12

17


23

30

37

46

54

64

74

Cao (A1FI)

12

17

24

33

44

57

71


86

100

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2009).
Dựa trên các kịch bản NBD, bản đồ ngập đã được xây dựng, bước đầu là cho
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ
1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5m đối với khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (Bộ TNMT, 2009).
Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực
nước triều thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979 - 2007). Trong tính toán chưa xét đến
các yếu tố tác động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động
lực khác.

23
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015
tầm nhìn 2020.

1.1.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam
Các kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam đã được xây dựng theo các
kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2,
A1FI).
Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo
theo hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế
thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm
thiểu phát thải KNK được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Tuy

nhiên, với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay,
cộng với nhận thức rất khác nhau về BĐKH và quan điểm còn rất khác nhau giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về BĐKH nhằm ổn
định nồng độ KNK nhằm hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 0C gặp rất
nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong
thế kỷ 21.
Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy
mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng
tối đa năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải
nghĩ đến. Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán
giảm phát thải KNK, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống
lại biến đổi khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả
năng xảy ra.
Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản
phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải KNK trong tương lai. Với
sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản BĐKH, NBD ứng với các kịch bản
phát thải KNK ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch
bản ở mức trung bình.
Vì những lý do nêu trên, kịch bản BĐKH, NBD đối với Việt Nam được
khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải
trung bình (B2).
1.2. Kịch bản Biến đổi khí hậu ở Nam Định:
Nam Định có vị trí địa lý thuộc phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ do đó kịch bản
BĐKH của Nam Định sẽ áp dụng kịch bản BĐKH đối với khu vực Đồng bằng Bắc
Bộ.
24
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - 2011.



×