Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

GIAN LẬN, RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.65 KB, 53 trang )

GIAN LẬN, RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Phòng KTNB

Hà N, tháng 3/2019

1


MỤC TIÊU – KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

I.MỤC TIÊU
1.Nâng cao nhận thức về gian lận, rủi ro
trong tín dụng cho các cán bộ kinh doanh.
2.Chia sẻ các tình huống gian lận, rủi ro
thường gặp và cách phòng ngừa.
2


MỤC TIÊU – KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
II.KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
1.Gian lận, rủi ro khi thẩm định nhân thân, địa vị pháp lý
của khách hàng;
2.Gian lận, rủi ro khi thẩm định mục đích sử dụng vốn;
3.Gian lận, rủi ro khi thẩm định nguồn trả nợ;
4.Gian lận, rủi ro khi thẩm định, định giá, nhận TSBĐ;
5.Các tình huống rủi ro khác;
6.Trao đổi – thảo luận.
3



GIAN LẬN, RỦI RO VỀ NHÂN THÂN, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
Tình huống 1:

- Khách hàng là đối tượng chơi cờ bạc lớn/ vỡ nợ/ vay nợ xã
hội đen số tiền lớn/ nghiện hút/ buôn bán, kinh doanh lĩnh
vực cấm.
- Cách phát hiện:
+ Thẩm định khách hàng vào nhiều thời điểm khác nhau;
+ Tìm hiểu thông tin về khách hàng, gia đình KH qua
những hộ dân xung quanh.

4


GIAN LẬN, RỦI RO VỀ NHÂN THÂN, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
Tình huống 2:

- Không thu thập CMT cũ hoặc có thu thập nhưng không
kiểm tra CIC, không phát hiện khách hàng có nợ xấu theo
CMT cũ.
- Cách phát hiện:
+ Yêu cầu KH cung cấp xác nhận CMT cũ hoặc căn cứ các
giấy

tờ khác như Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn, ĐKKD…;

+ Tra cứu thông tin CIC theo các số CMT cũ và mới.

5



GIAN LẬN, RỦI RO VỀ NHÂN THÂN, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
Tình huống 3:

- Số CMT cũ bị cố tình sửa đổi 1-2 chữ số hoặc cố tình chuyển
hộ khẩu sang tỉnh khác để được cấp CMT/CCCD mới.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra dấu hiệu tẩy xóa, cắt dán trên Xác nhận CMT.
+ Đối chiếu với số trên các giấy tờ cá nhân khác.
+ Khi tra CIC theo số mới sẽ bật ra số CMT cũ (nếu đã cập
nhật)

6


GIAN LẬN, RỦI RO VỀ NHÂN THÂN, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
Tình huống 4:

- Nhân viên ngân hàng tự ý sửa lịch sử
CIC để xóa thông tin nợ xấu.
- Cách phát hiện:
+ Kết quả hỏi tin CIC được lưu công
khai trong vòng 1 năm.
7


GIAN LẬN, RỦI RO VỀ NHÂN THÂN, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
Tình huống 5:


- KH cố tình che dấu địa chỉ nơi ở thật khi dẫn CBTD đi thẩm
định. Khi quá hạn không xác định được nơi cư trú của KH.
- Cách phát hiện:
+ Nghi ngờ khi địa chỉ thẩm định không trùng với 1 trong
các địa chỉ trên giấy tờ;
+ Tìm hiểu thông tin từ các hộ dân lân cận; KH có quen thuộc
với vật dụng trong nhà không?
+ Để ý các chi tiết ảnh chụp gia đình, bàn thờ…
8


GIAN LẬN, RỦI RO VỀ NHÂN THÂN, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
Tình huống 6:

- KH cố ý không ký trên HĐTD, KUNN hoặc CBTD tự ý ký
thay chữ ký KH trên HĐTD, KUNN.
- Cách phát hiện:
+ Đối chiếu với chữ ký, chữ viết đã đăng ký trên core;
+ Nên đề nghị khách hàng ký tại trụ sở Ngân hàng;
+ Bắt buộc phải trả cho khách hàng 1 bản HĐTD, KUNN
sau khi

giải ngân.

9


GIAN LẬN, RỦI RO VỀ MỤC ĐÍCH VAY VỐN
Tình huống 1:


- Chuyển

nợ

xấu,

quá

hạn

của

KH/người thân/DN về PG Bank.
- Cách phát hiện:
+ Tương tự khi thẩm định nhân
thân, địa vị pháp lý của KH.
10


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 1:

- Hợp đồng mua bán công chứng bị hủy trước hoặc sau khi
giải ngân.
- Cách phát hiện:
+ Tra cứu thông tin tại Phòng Công chứng về tình trạng
hợp đồng trước và sau khi cho vay 10 ngày;
+ Thẩm định nhu cầu mua nhà đất có phù hợp không;
+ Yêu cầu phải sang tên tài sản sau khi vay.


11


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 2:

- Chủ cũ vẫn sinh sống trên tài sản mua, thế chấp chính tài
sản mua do có vay ké giữa khách hàng và chủ cũ. Việc mua
bán chỉ là giả tạo.
- Có yếu tố lừa đảo khi chủ cũ có nợ xấu hoặc không tiếp
cận được vốn vay hoặc đang vay nợ chính khách hàng
không trả được nợ. Tài sản thế chấp sẽ có tranh chấp pháp
lý.

12


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Cách phát hiện:

- Tra thông tin CIC của người bán, người đứng tên cũ
trên sổ.
- Thẩm định nhu cầu bán nhà của người bán;
- Kiểm tra thực tế tài sản: lưu ý ảnh chụp gia đình,
bàn thờ ..,
- Kiểm tra tại nhiều thời điểm.
- Hỏi thông tin người dân xung quanh.
13



VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 3:

- Mua bán tài sản trên giấy tờ giữa khách
hàng và người thân trong gia đình. Chủ cũ
vẫn ở trên tài sản nhưng không có vay ké.
- Cách phát hiện:
+ Tương tự tình huống 2.

14


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 4:

- Không có HĐMB công chứng nhưng có phô tô sổ đỏ đã sang tên.
Thực tế không có giao dịch mua bán, bản phô tô sỏ đỏ sang tên
được cắt dán.
- Cách phát hiện:
+ Đối chiếu font chữ, chữ ký, con dấu;
+ Tra cứu thông tin trên hệ thống lưu trữ của Phòng Công chứng.
+ Kiểm tra thực tế tài sản mua.

15


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 5:

- HĐMB công chứng, sổ đỏ đã sang tên nhưng tất cả đều là hồ sơ

giả.
- Cách phát hiện:
+ Đối chiếu font chữ, chữ ký, con dấu;
+ Tra cứu thông tin trên hệ thống lưu trữ của Phòng Công chứng.
+ Kiểm tra thực tế tài sản mua;

16


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 6:

- Vay mua nhà đất dự án nhưng HĐMB/xác nhận là giả; thế
chấp tài sản khác.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra các thông tin trên hợp đồng: font chữ, chữ ký,
dấu…
+ Kiểm tra thực tế tài sản mua;

17


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 7:

- Giá bán tài sản theo hợp đồng cao hơn giá bán thực tế.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra thực tế tài sản mua;
+ Định giá tài sản mua;
+ Kiểm tra giá bán từ bên bán;


18


VAY MUA NHÀ, QSDĐ, NHÀ ĐẤT DỰ ÁN
Tình huống 8:

- Người bán chỉ là ủy quyền của chủ tài sản hoặc bên
bán là chủ tài sản theo phương thức công chứng nối.
- Các rủi ro khi tài trợ phương án này.
- Lưu ý: Từ tháng 11/2018 đã chính thức không cho phép
giải ngân mua tài sản từ người bán được ủy quyền.

19


VAY XÂY, SỬA NHÀ
Tình huống 1:

- Khách hàng vay xây, sửa nhà nhưng thực tế không xây, sửa; hồ sơ
vay vốn chỉ là lập khống.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra thực tế căn nhà được xây, sửa.
+ Kiểm tra các giấy phép xây, sửa nhà theo quy định.
+ Kiểm tra thông tin trên Biên bản kiểm tra khảo sát hiện trạng
của Phòng Định giá (xây sửa trên chính tài sản thế chấp).

20



VAY XÂY, SỬA NHÀ
Tình huống 2:

- Khách hàng vay xây, sửa nhà nhưng số tiền xây, sửa thấp hơn nhiều
số tiền vay.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra thực tế căn nhà được xây, sửa.
+ So sánh dự toán xây sửa với thực tế.
+ Kiểm tra thông tin trên Biên bản kiểm tra khảo sát hiện trạng của
Phòng Định giá (xây sửa trên chính tài sản thế chấp).

21


VAY MUA Ô TÔ
Tình huống 1:

- Vay hộ mặc dù khách hàng đứng tên trên HĐMB, cà vẹt xe.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra các bất thường trên hồ sơ mua xe;
+ Nhu cầu mua xe không tương ứng với điều kiện kinh tế;
+ Không kiểm tra được tài sản mua khi có yêu cầu;
+ KH không nắm được lịch trình sử dụng/kinh doanh xe.

22


VAY MUA Ô TÔ
Tình huống 2:


- KH thông đồng bên bán nâng khống giá trị xe.
- Cách phát hiện:
+ Kiểm tra thực tế xe mua.
+ Đặc biệt lưu ý khi KH thông tin xe được bổ sung thêm
linh kiện, cải tạo sửa chữa (phải gửi thông tin để lấy Báo
giá, CBĐG đi kiểm tra thực tế xe).
Lưu ý: cần tuân thủ quy định về định giá tài sản (tài sản hình
thành từ vốn vay là xe ô tô).
23


VAY MUA Ô TÔ
Tình huống 3:

- KH vay mua xe ô tô tiêu dùng nhưng chạy taxi hoặc
chạy xe công nghệ.
- Cách phát hiện:
+ Đánh giá nhu cầu mua ô tô phù hợp với điều kiện
kinh tế.
+ Kiểm tra sao kê tài khoản khách hàng.
+ Kiểm tra tài sản sau cho vay.
24


VAY MUA Ô TÔ
Tình huống 4:

- KH tự lấy đăng ký xe tại Phòng CSGT, không thế
chấp tài sản cho NH.
- Cách thực hiện:

+ KH cung cấp cho NH giấy hẹn giả;
+ NH không đi lấy đăng ký đúng lịch hẹn dẫn đến KH
tự đi lấy;
+ KH đi lấy không cần Giấy hẹn mà NH đang giữ.
25


×