Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHỦ đề 1 PHƯƠNG HƯỚNG vận DỤNG các QUAN điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.21 KB, 6 trang )

XEMINA CHUYÊN ĐỀ 1
PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG CÁC QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP TRONG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
* Khái niệm nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu,
dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra
những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực
tiễn.
* Đặc điểm của Nghiên cứu khoa học.
- Tính mới mẻ
Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có
tính mới mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì
đã được làm trước đó.
Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người
nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.
- Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học,
cũng có thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc
trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và
các tham số đi kèm.
- Tính khách quan
Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người
nghiên cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên
cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.
- Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ
người nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.
- Tính rủi ro
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại,
thành công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.
- Tính kế thừa




– Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết
các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.
- Tính cá nhân
Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo
cũng mang tính quyết định
- Tính kinh phí
Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản
xuất và thậm chí có thể nói không thể định mức.
Hiệu quả kinh tế không thể xác định được
Lời nhuận không dễ xác định
I. Những vấn đề nghiên cứu khoa học, quan điểm tiếp cận và các phương pháp
nghiên cứu khoa học.
* Quan điểm phương pháp luận trong NCKH
- Quan điểm phương pháp luận Triết học trong NCKH
Chúng ta đều biết rằng, khoa học càng phát triển và nhất là khi khoa học gặp phải những
khó khăn (gặp phải những tình huống có vấn đề) thì dù muốn hay không người ta cũng không thể
không tìm đến triết học.
Lịch sử đã cho thấy, những người sáng lập ra cơ học lượng tử, sáng lập ra những ngành vật
lý khác nhau - họ đều là những nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ 20 - bản thân họ đều là những
người ủng hộ hoặc theo một trường phái triết học nào đó.
Thực tế là càng nghiên cứu về sau và khi họ có được những phát minh làm cơ sở cho
những lý thuyết mới thì quan điểm cũng thay đổi một cách căn bản khi cho rằng: Khoa học tự
nhiên không thể thiếu triết học được. Theo Ăngghen thì: Các nhà khoa học tự nhiên không thể
thiếu triết học. Vấn đề ở chỗ họ muốn được dẫn dắt bởi một thứ triết học đúng đắn hay một thứ
triết học hợp thời trang.
Như vậy là cùng với sự phát triển của khoa học (nhất là những tình huống có vấn đề),
người ta lại càng phải quan tâm đấn triết học nhiều hơn. Đặc biệt khoảng giữa thế kỷ 19 - khi khoa
học chưa có những phát minh mang tính thời đại cũng có nghĩa là lúc đó khoa học tự nhiên gặp

khủng hoảng và người ta đã giải thích nó theo những cách khác nhau, cuối cùng là dẫn đến cách
giải thích duy tâm về những thành tựu mới đó. Đây chính là lúc triết học thể hiện sâu sắc vai trò
định hướng của mình.
Sang thế kỷ 20, khoa học đã bùng nổ trên các lĩnh vực, đặc biệt là sinh học. Dường như tất
cả các trường phái đều quan tâm và đều tìm cách giải thích có lợi cho triết học của mình, đặc biệt
là tôn giáo. Có thể nói, sự quan tâm đến khía cạnh phương pháp luận là do nhu cầu của thực tiễn,
đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra; do bản thân sự phát triển của khoa học,
khoa học phải giải quyết những vấn đề khó khăn, những tình huống có vấn đề và liên quan đến
cuộc đấu tranh giữa những lập trường triết học khác nhau.


Lịch sử cho thấy, một quan niệm về phương pháp luận được thừa nhận là đúng đắn khi
quan niệm đó cho rằng: Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu,
phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng
hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mọi
nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận.
Trên thực tế, chúng ta thấy có nhiều loại thế giới quan và triết học là thế giới quan, mọi
triết học đều là thế giới quan. Dĩ nhiên, đó có thể là thế giới quan khoa học hoặc không khoa học.
Song không phải mọi thế giới quan đều là triết học. Triết học là khoa học về các quy luật chung
nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người. Bởi vậy, thế giới quan triết học
macxit là sự tổng hợp lý luận của những quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội, về con người
và về nhận thức.
- Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc trong NCKH
- Quan điểm tiếp cận Logic trong NCKH
- Quan điểm tiếp cận thực tiễn trong NCKH
* Các phương pháp nghiên cứu khoa học
- Khái niệm: Nghiên cứu khoa học là tổng hợp một chuỗi những phương pháp quan sát, thí
nghiệm hoặc bằng bất cứ một hình thức nào khác dựa trên tất cả những tài liệu và những kiến thức
tổng quan mà mình có để phát hiện cũng như tìm hiểu về quy luật chung của sự vật hiện tượng.
Tìm ra được những kiến thức mới có ý nghĩa thực tiễn trong khoa học cũng như có ý nghĩa thực

tiễn trong quá trình sử dụng để phục vụ cho chính con người.
- Các nhóm Phương pháp nghiên cứu Khoa học
+ Phương pháp thu thập số liệu
Đây là một trong những phương pháp phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các bộ môn
cũng như các lĩnh vực khoa học. Phương pháp này sử dụng những thông tin đã sẵn có từ các
nguồn khác nhau cũng như thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn và đối mặt trực tiếp với sự vật
hiện tượng. Với những bộ câu hỏi tự xây dựng để đưa ra cho mình những kết luận quan trọng nhất.
+ Phương pháp thực nghiệm
Có một vài bộ môn khoa học cần phải sử dụng phương pháp thực nghiệm. Đây là phương
pháp thu thập thông tin khi quan sát đối tượng ở trong điều kiện gây biến đổi.
Điều này giúp cho việc rút ngắn thời gian quan sát và có thể lặp đi lặp để đạt được những
hiệu quả chính xác không hạn chế về thời gian và không gian.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính cũng là một trong những phương pháp được áp dụng
cực kì nhiều và cũng được sử dụng rất đa dạng trong các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Đây là một trong những phương pháp giúp cho người nghiên cứu hiểu biết sâu sắc về hành
vi con người và tất cả những lý do tác động đến sự ảnh hưởng này. Nó cũng là một trong những
giải pháp để điều tra trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào để đánh giá về sự vật hiện tượng
một cách toàn diện nhất.


Ngoài ra còn các phương pháp như điều tra, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp
chuyên gia…
II. Thực trạng việc vận dụng nội dung trên trong nghiên cứu khoa học ở nhà trường
quân đội hiện nay.
Thực tế cho thấy, học viên tại các trường quân đội chưa hoàn thành thành giờ NCKH. Chính
vì vậy, môi trường NCKH tại chỗ vừa là rào cản, vừa là thách thức trong việc phát huy năng lực
NCKH của đội ngũ giảng viên này.
- Thiếu gắn bó mật thiết giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, giữa công tác nghiên
cứu lý luận và công tác giảng dạy, đào tạo lý luận. Thực tiễn chỉ ra rằng, rất ít cán học viên học tại

các nhà trường quân sự,... khi nhận các nghiệm vụ nghiên cứu khoa học lớn (cấp học viên, nhà
trường) hội đủ ba yêu cầu: Thứ nhất, am hiểu lý thuyết cơ bản, nắm rõ các kết quả nghiên cứu liên
quan tới chủ đề nghiên cứu đặt ra; thứ hai, am hiểu cơ chế, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà
nước về chủ đề nghiên cứu đặt ra; thứ ba, có hoạt động thực tế tại các địa bàn nghiên cứu (tối thiểu
từ một đến ba năm).
- Vẫn còn một số nghiên cứu còn mang tính giải thích, minh họa, ít phát hiện, dự báo những
vấn đề mới và kiến nghị các giải pháp có tính khả thi. Công tác đấu tranh tư tưởng, lý luận còn
chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt trong điều kiện bùng nổ thông tin và
phát triển mạng thông tin toàn cầu, công tác nghiên cứu lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết
quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thực tế cho thấy, các nghiên cứu phản
bác các quan điểm sai trái, phản biện các chính sách rào cản, các trở lực đối với sự phát triển còn
ít; Các nghiên cứu phục vụ xây dựng và nâng cao chất lượng còn ít; tỷ lệ số nhiệm vụ nghiên cứu
lý luận thực hiện ở các nhà trường mất cân đối so với các nghiên cứu tại các đơn vị khác.
- Có xu hướng gia tăng sự lệch chuẩn về phương diện đạo đức trong nghiên cứu khoa học
(NCKH) do chưa được kiểm soát (Việt Nam chưa có văn bản mang tính pháp quy công bố về đạo
đức trong NCKH và quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học), như hiện
tượng cố ý tường trình sai sự thật, giả tạo số liệu hoặc kết quả nghiên cứu; cố ý sao chép tác phẩm,
làm sai lệch kết quả nghiên cứu của người khác; không trung thực, báo cáo sai kết quả nghiên cứu;
tham gia hoặc cùng với người khác che giấu sự yếu kém trong học thuật của bản thân và của người
khác; tham gia công việc thẩm duyệt, đánh giá khoa học không liên quan đến chuyên môn của bản
thân; chất lượng, giá trị và hàm lượng khoa học trong các công trình nghiên cứu được công bố (bài
báo khoa học, sách khoa học xuất bản, luận văn, luận án) có xu hướng giảm.

III. Phương hướng vận dụng các quan điểm, phương pháp trong nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học của học viên hiện nay.


- Thông tin đầy đủ về các chủ trương, chính sách NCKH. Xác định rõ vị trí và vai trò của
hoạt động NCKH đối với mục tiêu đào tạo trong các nhà trường quân đội; Cần xác định hoạt động
NCKH có vị trí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

Vì vậy, học viên phải có nhiệm vụ NCKH và kết quả của NCKH phải được xem là một tiêu chí
đánh giá về chất lượng học tập của học viên.
- Giáo dục tư tưởng, quán triệt nhiệm vụ đối với hoạt động NCKH cho mọi học viên:
Thông qua đợt học chính trị, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội nghị, hội thảo… Tuyên
truyền về vai trò quan trọng của hoạt động NCKH đối với việc học tập tại nhà trường. Đặc biệt, tổ
chức áp dụng ngay các kết quả NCKH vào trong hoạt động học và dạy học và công tác để mọi
người thấy rõ ích lợi của hoạt động NCKH.
Nên phong phú hóa các hình thức sinh hoạt khoa học như mời các nhà khoa học tên tuổi
nói chuyện thời sự khoa học, tổ chức các câu lạc bộ khoa học theo chuyên đề một cách sinh động.
Xây dựng môi trường lao động mô phạm trong sáng, tạo không khí cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy
hoạt động NCKH phát triển thành phong trào thường xuyên trong nhà trường.
- Bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp với các tổ chuyên môn, khoa, phòng làm cho
mọi học viên trong nhà trường hiểu sâu sắc về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối
với phát triển của nhà trường.
- Tổ chức cho học viên học tập các quyết định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Quốc hội,
Nhà nước, Ngành về hoạt động KHCN của các nhà trường quân đội trong giai đoạn hiện nay một
cách kịp thời, hiệu quả, thiết thực.
- Nâng cao nhận thức của học viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, trước hết phải nâng cao nhận thức cho học
viên về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với công tác học tập tại các nhà trường.
Đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng nhằm tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận
thức của học viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong trường quân đội.
Do đó, trong quá trình đào tạo, cần thống nhất tính chất và nội dung hoạt động nghiên cứu khoa
học, đó là hoạt động có phạm vi, nội dung rộng, thâm nhập và có quan hệ chặt chẽ với các hoạt
động khác trong nhà trường, đặc biệt được đặt ngang tầm với hoạt động học tập, rèn luyện, giáo
dục, đào tạo.
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên
Hoạt động nghiên cứu khoa học đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng, để đẩy mạnh hoạt động
này nhất thiết phải bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học viên, trong đó chú trọng
nâng cao trình độ vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học; kỹ năng phân

tích, đánh giá một công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng những kết quả nghiên cứu vào
trong thực tiễn. Nhà trường và các khoa đào tạo cần phải quan tâm:
Một là, cần rà soát, đánh giá đúng thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của học viên,
xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động này để có biện pháp phù hợp.
Hai là, các khoa, bộ môn chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học (kiến thức, kỹ năng) cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo tại nhà trường.
Ba là, tổ chức các hoạt động để học viên có cơ hội trải nghiệm sáng tạo, rèn luyện và khẳng
định năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân dưới các hình thức phong phú như:
- Thông qua sinh hoạt khoa học tại đơn vị;
- Tổ chức tọa đàm, trao đổi học thuật, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học;


- Giao nhiệm vụ có phân công giúp đỡ, kiểm tra, giám sát: Các bài tập lớn trong khi học
chuyên ngành; tham gia làm đề tài trong nhóm học viên (hoặc cùng các giảng viên);
- Khuyến khích học viên tham gia viết bài cho Kỷ yếu Hội thảo, Tạp chí khoa học; tham gia
Hội thảo, Hội nghị nghiên cứu khoa học (trình bày báo cáo); nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu
trong nhóm nghiên cứu.
Bốn là, tổ chức đánh giá, tổng kết kinh nghiệm định kỳ, hằng năm.
2.3. Gắn chặt hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động học tập, tự học, tự nghiên
cứu học của học viên
Học tập và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của học viên trường quân đội. Hai
hoạt động này không thể tách rời với nhau. Còn học tập, còn phải nghiên cứu; học tập và nghiên
cứu vừa là kết quả vừa là điều kiện để giúp nhau cùng phát triển. Trong quá trình đào tạo nếu đưa
yếu tố học tập của học viên thâm nhập sâu vào hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên sẽ
trực tiếp góp phần làm cho tư duy lý luận và năng lực nghiên cứu khoa học của họ phát triển, đáp
ứng được yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Bên cạnh đó, để hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học có hiệu quả học viên phải phát
huy năng lực tự học, tự nghiên cứu nhằm mở mang kiến thức, cập nhật thông tin, khai thác thông
tin, hình thành ý tưởng mới.
Muốn vậy, cần hướng dẫn học viên xây dựng kế hoạch tự học, đồng thời phải tăng cường

kiểm tra quá trình tự học và kết quả tự học của sinh viên. Để tiến hành nghiên cứu khoa học, học
viên cũng cần phải được rèn luyện để hình thành những phẩm chất của người làm công tác nghiên
cứu, như sự kiên trì, bền bỉ, chịu khó vượt qua những thử thách trên con đường khám phá tri thức.
- Tạo môi trường thuận lợi và động lực cho học viên nghiên cứu khoa học
- Tăng cường đầu tư thư viện hiện đại, với tài liệu học tập phong phú và không gian thuận
lợi để sinh viên tự học tự nghiên cứu.
- Tạo được phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, với nhiều hình thức tổ chức để thu
hút học viên vào hoạt động này: thành lập các câu lạc bộ học viên nghiên cứu khoa học, tổ chức
các xêmina khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học; tổ chức các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa
học theo chuyên ngành, tạo điều kiện cho học viên tham gia đề tài cùng các giảng viên, các nhà
khoa học… để họ có cơ hội làm quen, tập dượt và trải nghiệm.
- Bên cạnh đó, cần có những chính sách riêng về thi đua khen thưởng để khuyến khích động
viên học viên nghiên cứu khoa học.
- Yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên đó là phát
huy tốt vai trò của giảng viên trong việc định hướng, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, đánh
giá, ghi nhận sự tiến bộ của học viên.



×