BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
SP NGỮ VĂN (VĂN – GDCD) TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC
ThS. Trịnh Thị Quỳnh
Trường CĐSP Nam Định
Tóm tắt: Trước yêu cầu đổi mới căn bản nền giáo dục, đào tạo, nhằm góp một
tiếng nói chung trong trong việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn
nghề nghiệp, bài viết đề xuất phương hướng xây dựng chương trình đào tạo SP Ngữ
văn (Văn – Giáo dục công dân) trình độ cao đẳng với mục tiêu hình thành năng lực và
phẩm chất người học. Nội dung bài viết gồm các vấn đề sau:
1. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở để xây dựng chương trình đào
tạo theo định hướng hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất người học.
2. Xác định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người học (bao gồm 3 tiêu
chuẩn và phẩm chất và 11 tiêu chuẩn về năng lực).
3. Xác định phương hướng phát triển chương trình đào tạo dựa trên chương
trình đào tạo Văn - GDCD theo tín chỉ hiện hành.
Abstract: The paper is one of contributions to the educational renovation on
curriculum design. The paper focuses on approaches for designing literature and civic
training curriculum with the aim of building and developing students’ qualities and
competences. The paper presents the following concepts:
1. Analyzing the theories and reality for designing curriculum which develops
students’ competences.
2. Determining the requyrements for students’ competence (including 3
standards for qualities and 11 standards of competences).
3. Determining the approaches for designing curriculum for literature-civic
training.
1. Đặt vấn đề
Chương trình đào tạo (CTĐT) là một yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào
tạo giáo viên, là một tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng giáo dục của các trường sư
phạm. Tổ chức xây dựng CTĐT là nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo được quy định
trong Luật giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng. Trong
454
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
xu hướng đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục hiện nay, trước yêu cầu đổi mới
chương trình và sách giáo khoa phổ thông, CTĐT của các trường sư phạm cần đổi mới
theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề
nghiệp, đó là một đòi hỏi cấp thiết. Bài viết xin được đề xuất phương hướng xây dựng
CTĐT SP Ngữ văn (Văn – GDCD) trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu dạy học phát
triển năng lực và phẩm chất người học và xem đây như là khâu quan trọng nhất tác
động tới các yếu tố khác của quá trình đào tạo (nội dung, phương pháp, phương tiện,
hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá).
2. Nội dung
2.1. Cơ sở xây dựng chương trình
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp
hành Trung ương khóa XIX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo;
- Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và Đào
tạo, tháng 8/2015;
- Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, Ban hành chuẩn nghề nghiệp GV THCS,
THPT;
- Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học
phổ thông;
- Quy chế đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ
thông.
2.1.2. Cơ sở lý luận
Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về
phát triển chương trình đào tạo đã chỉ rõ các mô hình xây dựng CTĐT giáo viên; các
nguyên tắc chính để xây dựng chương trình; quy trình phát triển chương trình....
Cũng theo tài liệu này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, chương trình đào
tạo theo định hướng nghề nghiệp (Chương trình POHE) sẽ là ưu tiên lựa chọn hàng
đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận CDIO đã định hướng việc xây
dựng CTĐT theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra và giải thích cụ thể cơ sở lý luận và
thực tiễn để hình thành một CTĐT tích hợp nhằm: “chuyển danh sách kiến thức, kỹ
năng, thái độ thành năng lực chuẩn đầu ra”.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
455
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Kết quả khảo sát giáo viên Ngữ văn THCS tại một số Phòng giáo dục và Đào
tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định cho thấy sinh viên sư phạm Ngữ văn khi ra trường
chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS theo Thông tư 30
/2009/TT-BGDĐT (thiếu năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng CNTT, năng lực phát
triển chương trình...). Hệ thống các học phần trong CTĐT hiện hành còn nặng về trang
bị kiến thức lý luận, thiếu tính thực tiễn, đặc biệt, nhiều học phần chưa bám sát chương
trình và những đổi mới ở phổ thông.
Qua tham khảo CTĐT của một số trường sư phạm (ĐHSP Hà Nội, ĐH Thái
Nguyên, CĐSP Hải Dương...) chúng tôi nhận thấy hướng phát triển CTĐT của các
trường là dành thời lượng thích hợp cho các học phần giáo dục chuyên nghiệp; chuyển
đổi các học phần hiện có theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, chú trọng rèn kỹ
năng nghề nghiệp; xây dựng các học phần mới và các học phần tích hợp...
Trên đây là những cơ sở để chúng tôi xác định phương hướng xây dựng CTĐT
Ngữ văn trình độ cao đẳng theo định hướng hình thành năng lực và phẩm chất người
học.
2.2. Xác định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực người học
Qua khảo sát một số trường đã triển khai đào tạo theo định hướng năng lực,
chúng tôi nhận thấy điểm thống nhất chung giữa các trường là xác định được yêu cầu
về phẩm chất chính trị, đạo đức gồm ba tiêu chí chính: phẩm chất chính trị, trách
nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định hệ thống năng lực,
các trường chưa thật thống nhất trong tên gọi và các thành tố cấu thành năng lực.
Thậm chí, có nơi còn nhầm lẫn giữa năng lực Ngữ văn của học sinh phổ thông với
năng lực của sinh viên sư phạm Ngữ văn.
Theo quan niệm của chúng tôi, người sinh viên sư phạm Ngữ văn phải thực
hiện sứ mệnh kép, đó là nhiệm vụ của người học Ngữ văn và nhiệm vụ của người dạy
Ngữ văn sau này. Do vậy, khi xác định cấu trúc năng lực của sinh viên sư phạm Ngữ
văn, chúng ta vừa phải bám vào chuẩn năng lực nghề nghiệp của giáo viên, đồng thời
phải chú ý tới đặc trưng của ngành học. Theo đó, chuẩn năng lực của sinh viên sư
phạm Ngữ văn sẽ gồm hai yếu tố: năng lực sư phạm và năng lực chuyên ngành.
Căn cứ vào hai tài liệu có tính chất pháp lý là Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, trung học phổ thông [6 ] và Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối
ngành sư phạm đào tạo giáo viên THPT [7], chúng tôi xác định năng lực sư phạm cần
hình thành cho sinh viên bao gồm các tiêu chuẩn cụ thể sau:
456
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
-
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
Năng lực dạy học
Năng lực giáo dục
Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
Năng lực phát triển nghề nghiệp
Năng lực giao tiếp
Căn cứ vào đặc trưng của ngành học Sư phạm Ngữ văn, sinh viên phải có các
năng lực chuyên ngành, bao gồm:
- Năng lực nghiên cứu Ngữ văn
- Năng lực vận dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng Ngữ văn cơ bản, cập
nhật kiến thức, kỹ năng Ngữ văn hiện đại vào dạy học Ngữ văn
- Năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học và nghiên cứu Ngữ văn
- Năng lực truyền dẫn, chuyển hóa các giá trị thẩm mĩ, nhân văn từ tác phẩm
văn học, nghệ thuật, những bài học từ đời sống vào thực tiễn nhà trường và xã hội
- Năng lực thích ứng với sự biến đổi của CTĐT, môi trường dạy học, nghiên
cứu Ngữ văn, môi trường giáo dục xã hội.
2.3. Phương hướng xây dựng CTĐT
2.3.1. Kế thừa và phát triển CTĐT Văn – GDCD hiện hành (Ban hành tại Quyết
định 198 /QĐ-ĐT ngày 6/6/2011 của Hiệu trưởng trường CĐSP Nam Định).
- CTĐT Văn – GDCD là CTĐT theo học chế tín chỉ được xây dựng từ năm
2011 với mục tiêu đào tạo người học có đủ năng lực và phẩm chất để giảng dạy môn
Ngữ văn, Giáo dục công dân; làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động ngoài
giờ và làm các công tác kiêm nhiệm ở trường Trung học cơ sở.
- Khối lượng kiến thức toàn khóa là 107 tín chỉ (chưa kể Giáo dục thể chất và
Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.3.2. CTĐT Văn - GDCD theo định hướng năng lực cần cập nhật các yêu cầu
đổi mới của Bộ giáo dục và Đào tạo, bám sát đề án Đổi mới chương trình và sách giáo
khoa phổ thông sau 2015; đồng thời tham khảo những CTĐT cao đẳng, đại học trong
cả nước đã thực hiện đào tạo theo định hướng năng lực nhằm đảm bảo tính hiện đại
của nội dung, mục tiêu và phương pháp đào tạo.
2.3.3. Nhằm đáp ứng mục tiêu hình thành năng lực, CTĐT cần giảm các học
phần nặng về lý luận, tăng các học phần gắn với thực tiễn, các học phần trang bị kỹ
năng nghề nghiệp cho sinh viên; giảm khối lượng kiến thức đại cương, tăng khối
457
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
lượng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; giảm số giờ lý thuyêt, tăng thực hành trong
mỗi học phần. Tỉ lệ số giờ thực hành trong mỗi học phần cần đạt từ 30-50%.
- Với các học phần thuộc khối kiến thức Lý luận chính trị thực hiện theo Quyết
định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo hiện đang có thời lượng là 10 TC (bằng CTĐT đại học). Theo chúng tôi, với CTĐT
trình độ cao đẳng, Bộ giáo dục và Đào tạo nên có sự điều chỉnh nội dung và thời lượng
cho phù hợp.
- Với các học phần chuyên môn nghiệp vụ chung (Tâm lý, Giáo dục), qua khảo
sát CTĐT của một số trường CĐSP và ĐHSP có công khai thông tin trên mạng, chúng
tôi thấy có một điều nghịch lý rằng thời lượng dành cho khối kiến thức này ở các
trường CĐSP đang có xu hướng cao hơn so với các trường ĐHSP. Mặt khác, tuy số tín
chỉ nhiều hơn xong khối lượng kiến thức mà các trường CĐSP đưa vào chủ yếu xoay
quanh các học phần: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư
phạm, Giáo dục học đại cương, Lý luận giáo dục THCS... mà chưa có các học phần
gắn với việc hình thành năng lực sư phạm theo yêu cầu chuẩn đầu ra như Kỹ năng giao
tiếp, Bài tập NCKH, Đánh giá trong giáo dục, Phát triển năng lực dạy học... Hướng
điều chỉnh của chúng tôi là gộp 5 học phần nêu trên thành 2 học phần Tâm lý học (3
TC) và Giáo dục học (3 TC) để dành thời lượng cho các học phần rèn luyện các kỹ
năng nghề nghiệp và thực hành sư phạm.
- Với các học phần chuyên môn nghiệp vụ riêng như PPDH Ngữ văn 1,2,
PPDH GDCD cũng cần giảm số giờ lý luận, tăng thực hành. Cụ thể là giảm học phần
PPDH Ngữ văn 1,2 từ 5 TC xuống còn 3 TC, học phần PPDH GDCD từ 3 TC xuống
còn 2 TC để thay vào đó học phần Thực hành nghề 3 TC (môn 1: 2 TC, môn 2: 1 TC).
- Với các học phần chuyên ngành cũng cần tăng cường các học phần mới, các
học phần tích hợp trên cơ sở giảm tải kiến thức hàn lâm. Căn cứ vào chương trình,
sách giáo khoa phổ thông và việc khảo sát công việc thực tiễn của GV Ngữ văn THCS,
chúng tôi thấy một số học phần đại cương riêng như Logic học, Đại cương mỹ học,
Lịch sử văn minh thế giới, Xã hội học... không liên quan nhiều đến việc dạy học Ngữ
văn và GDCD tại THCS, do vậy chúng tôi đề xuất loại bỏ khỏi CTĐT. Bên cạnh đó,
cần đưa vào CTĐT các học phần đáp ứng yêu cầu dạy học ở THCS theo chương trình
mới như: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Đánh giá trong giáo dục, Phát triển
chương trình Ngữ văn, Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn học Ngữ văn, Đổi
mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn học GDCD, ... Tên các học phần cũng cần thay
đổi nhằm thể hiện rõ mục tiêu hình thành năng lực cho người học. Thí dụ học phần
458
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Văn bản học sẽ được đổi tên là Văn bản và tạo lập văn bản, Hán Nôm sẽ được đổi là
Minh giải văn bản Hán Nôm trong trường THCS...
Nội dung các học phần cũng cần được cấu tạo lại sao cho thật sát với thực tế
phổ thông, lấy định hướng nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng các module kiến thức
trong học phần. Trên tình thần đó, chúng tôi đề xuất biên soạn ĐCCT theo 3 nhiệm vụ
dạy học chính nhằm trả lời cho 3 câu hỏi:
+ Học phần này sẽ phục vụ gì cho việc dạy ở THCS? Để trả lời cho câu hỏi này,
HP yêu cầu SV khảo sát thực tiễn SGK phổ thông để nắm bắt những yêu cầu cụ thể
của việc giảng dạy nội dung kiến thức của học phần trong chương trình THCS sau này.
Modul kiến thức này chiếm khoảng 10% - 15% số tiết của HP.
+ Để thực hiện nhiệm vụ ấy cần huy động kiến thức và kỹ năng gì? Trả lời cho
câu hỏi này chính là thực hiện mục tiêu kiến thức và kỹ năng của học phần (khoảng
50% số tiết của HP).
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào? (Thực hành
chuyên môn nghiệp vụ: khoảng 35% - 40% số tiết của HP).
2.3.4. CTĐT phải được xây dựng theo hướng mở nhằm đáp ứng nhu cầu lựa
chọn của người học. Do vậy, bên cạch các học phần bắt buộc (cần có), cần xây dựng
nhiều học phần tự chọn (nên có) để tăng tính mềm dẻo cho chương trình. Tính “mở”
cũng cần được thể hiện trong đề cương chi tiết (ĐCCT) các các học phần, nhất là các
học phần chuyên môn nghiệp vụ. Chẳng hạn, trong ĐCCT học phần PPDH Ngữ văn,
chúng tôi dành 1 chương với tên gọi: Dạy học Ngữ văn – những vấn đề cập nhật. Với
việc xây dựng chương trình như vậy, học phần yêu cầu GV bộ môn PPDH Ngữ văn
phải luôn bám sát thực tiễn phổ thông và những yêu cầu đổi mới theo từng năm học.
3.5. CTĐT phải có sự gắn kết giữa 2 ngành học: Ngữ văn và GDCD. Trên cơ sở
đó, phải xây dựng các học phần tích hợp như Giáo dục công dân qua môn học Ngữ
văn, Giáo dục qua di sản, Lịch sử, địa lý và văn hóa địa phương; Kỹ năng xây dựng
các chuyên đề dạy học tích hợp ở THCS...
3.6. Cuối cùng, trong CTĐT ngành SP Ngữ văn (liên ngành) trước đây, hầu hết
các trường CĐ đều sử dụng 7 TC Tiếng Anh (tương đương 10 ĐVHT trong chương
trình niên chế) để dạy học Hán Nôm. Việc xếp môn Hán Nôm (vốn là một môn chuyên
ngành) vào khối kiến thức đại cương đã khiến sinh viên hiểu lầm đó là môn ngoại ngữ,
mà lại là thứ ngoại ngữ không thông dụng nên chưa có động cơ học tập đúng đắn.
Quan điểm của chúng tôi là trả môn Hán Nôm về khối kiến thức chuyên ngành và đưa
459
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
vào CTĐT một khối lượng nhất định môn ngoại ngữ Tiếng Anh. Bởi lẽ, đây là một
trong những môn học nhằm hình thành những năng lực công cụ cho sinh viên, đáp ứng
yêu cầu chuẩn đầu ra.
3. Kết luận
1. Vấn đề xây dựng CTĐT là một vấn đề lớn trong nhiệm vụ của các trường sư
phạm và đòi hỏi một quy trình thực hiện khoa học, chặt chẽ. Trong khối trường ĐHSP,
với đội ngũ chuyên gia phát triển CTĐT và đội ngũ giảng viên hùng hậu, có trình độ,
qua nhiều hội thảo dường như đã tìm được tiếng nói chung trong việc phát triển CTĐT
theo định hướng năng lực. Ở khu vực các trường CĐSP, sự nhập cuộc có vẻ chậm hơi
và mang tính cục bộ, do vậy, cần có một hội nghị các trường CĐSP bàn về vấn đề
Chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học cơ sở,
đồng thời tìm tiếng nói chung trong việc xây dựng CTĐT.
2. Những đề xuất của chúng tôi được xây dựng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn đang nghiên cứu và triển khai tại đơn vị, do vậy chưa phải kết luận cuối
cùng. Chúng tôi mong muốn nhận được sự chia sẻ, góp ý từ các nhà khoa học, các
chuyên gia phát triển CTĐT để có những kết luận chính xác, khách quan hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Những vấn đề chung về phát triển CTĐT giáo
viên, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Tài liệu bồi dưỡng NVSP cho GV trường ĐH,
CĐ, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Phát triển CTĐT giáo viên phổ thông ngành
Ngữ văn, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Tài liệu Hội thảo: “Nâng cao năng lực đào tạo,
bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý các trường sư phạm”, CĐSP Hải Dương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, 2015.
Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, Ban hành chuẩn nghề nghiệp GV THCS,
THPT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013, Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư
phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông”NXB Văn hóa thông tin,
CTĐT của các trường CĐ, ĐH.
460