Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công các dự án giao thông đường bộ trên địa bàn quận gò vấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN BÁ ĐÀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ TRUNG THÀNH

TP. Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc
thu thập tài liệu, cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế. Nhưng với sự giúp đỡ tận
tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân, luận văn
đã hoàn thành đúng thời hạn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Lê Trung Thành đã
hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Và tác giả
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Công trình, Cơ sở 2 – ĐHTL,


các thầy cô phòng Đào tạo sau đại học, trường Đại học Thủy Lợi, gia đình, bạn
bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học và
luận văn này.
Luận văn là công trình nghiên cứu mà tác giả đã dành rất nhiều tâm huyết
và công sức. Xin dành tặng thành quả này cho những người thân trong gia đình
mà tác giả yêu quý nhất.

TP HCM, ngày tháng

Nguyễn Bá Đàn

năm 2018


BẢN CAM KẾT

Tên tôi là Nguyễn Bá Đàn học lớp 23QLXD21-CS2 chuyên ngành “Quản
lý Xây dựng” niên hạn 2015 - 2018 trường Đại học Thủy Lợi, Cơ sở 2 – Tp. Hồ
Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất lượng tư vấn thiết kế công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực
nghiệm và không sao chép.

TP HCM, ngày

tháng

Nguyễn Bá Đàn


năm 2018


CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ
- CĐT

: Chủ đầu tư

- KCS

: Kiểm tra chất lượng

- TQM

: Quản lý chất lượng toàn diện

- QC

: Kiểm soát chất lượng

- QA

: Đảm bảo chất lượng

- QLCL

: Quản lý chất lượng

- CLCTXD


: Chất lượng công trình xây dựng

- TVGS

: Tư vấn giám sát

- ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

- ĐTM

: Đồng Tháp Mười

- AHP

: Mô hình phân tích thứ bậc

- QLĐTXDCT : Quản lý đầu tư xây dựng công trình
- THCS

: Trung học cơ sở

- TTN

: Tân Thới Nhất

- TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


- MTV

: Một thành viên

- CTTL

: Công trình thủy lợi

- TVTK

: Tư vấn thiết kế

- SGTVT.TPHCM: Sở Giao thông Vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sự cố Vỡ đập Đầm Hà Động .............................................................. 15
Hình 1.2: Sạt lở kè sông Bảo Định...................................................................... 16
Hình 1.3: Sự cố kè Rạch Long Kiểng ................................................................. 17
Hình 2.1. Các bước trong quản lý chất lượng công trình.................................... 22
Hình 2.2. Ngập lụt tại Quận 12 khi mưa lớn kết hợp với triều cường (nguồn
doisongphapluat.com) ......................................................................................... 29
Hình 2.3 Hình ảnh ngập lụt do vỡ đê bao phường Thạnh Xuân......................... 31
Hình 2.4. Sơ đồ khối các bước thực hiện thuật toán AHP.................................. 34
Hình 2.5 Đê bao Quận 12 vỡ đang được gia cố.................................................. 37
Hình 2.6 Công trình thi công bờ kè do Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn thực
hiện bằng công nghệ cừ vách nhựa uPVC (Ảnh: VOH)..................................... 38
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu BQLĐTXDCT quận 12 Quận 12 .................................. 41
Hình 3.2. Thành phần đơn vị từng công tác của các đối tượng được khảo sát... 64

Hình 3.3. Kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát.................................... 65
Hình 3.4. Vị trí công tác hiện tại cả các đối tượng được khảo sát ...................... 65
Hình 3.5. Loại dự án các đối tượng được khảo sát từng tham gia công tác ....... 66


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Danh mục các công trình bờ bao dự kiến thực hiện nâng cấp giai đoạn
2015 – 2020 ......................................................................................................... 53
Bảng 3.2. Kinh phí các công trình bờ bao........................................................... 54
Bảng 3.3. Thống kê kết quả khảo sát cho đề tài luận văn cao học ..................... 63
Bảng 3.4. Ma trận so sánh chỉ tiêu ...................................................................... 67
Bảng 3.5. Ma trận trọng số.................................................................................. 67
Bảng 3.6. Bảng tính chỉ số nhất quán và Lambda Max ...................................... 68
Bảng 3.7. Thông số AHP tính toán ..................................................................... 68
Bảng 3.8 Quy trình tổ chức đấu thầu .................................................................. 71


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ...............................5
1.1. Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng..........................................5
1.1.1. Các vấn đề và yêu cầu của chất lượng công trình..............................................5
1.1.2. Các bước phát triển của quản lý chất lượng.......................................................7
1.2. Tổng quan về hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam....9
1.2.1.Tổng quan về hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam9
1.2.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn khảo sát và
thiết kế ...........................................................................................................................11
1.3. Thực trạng về quản lý chất lượng công tác tư vấn thiết kế công trình thủy lợi ....13
1.3.1.Sự cố vỡ đập Suối Trầu ở Khánh Hoà ..............................................................14
1.3.2.Sự cố vỡ đập Đầm Hà Động (Quảng Ninh)......................................................15

1.3.3.Sạt lở bờ kè sông Bảo Định ..............................................................................16
1.3.4.Sự cố kè rạch Long Kiểng (Nhà Bè – Hồ Chí Minh) .......................................17
Kết luận chương 1 ......................................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TƯ
VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ..........................................................19
2.1. Quản lý chất lượng tư vấn thiết kế........................................................................19
2.1.1. Cơ sở pháp lý trong QLCL công trình xây dựng .............................................19
2.1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng .........................................................21
2.1.3. Quản lý chất lượng tư vấn thiết kế...................................................................26
2.1.4. Trách nhiệm quản lý chất lượng khảo sát và thiết kế công trình xây dựng của
chủ đầu tư ......................................................................................................................27
2.2. Đặc điểm tư vấn thiết kế công trình thủy lợi khu vực thành phố Hồ Chí Minh ...28
2.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng tư vấn thiết kế công trình
thủy lợi...........................................................................................................................32
2.3.1.Phương pháp đánh giá trọng số các yếu tố ảnh hưởng .....................................32
2.3.2.Xác bộ định tính các yếu tố ảnh đến quản lý chất lượng tư vấn thiết kế công
trình thủy lợi ..................................................................................................................37
Kết luận chương 2 ......................................................................................................38


CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 ........................................................................................40
3.1. Giới thiệu về Ban Quản lý dự án Quận 12............................................................40
3.1.1.Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Quận 12. 40
3.1.2.Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ cá nhân............................................................41
3.2.Thực trạng công tác QLCL tư vấn thiết kế CTTL trên địa bàn Quận 12 ................51
3.2.1.Danh mục các công trình do ban quản lý..........................................................51
3.2.2.Các sự cố tràn bờ bao trong thời gian gần đây tại Quận 12..............................54
3.2.3.Các tồn tại trong công tác QLCL tư vấn thiết kế công trình thủy lợi ...............57

3.3. Phương hướng nhiệm vụ của ban Quản lý ĐTXDCT Quận 12............................60
3.3.1.Nhiệm vụ trọng tâm về công trình thủy lợi phòng chống lụt bão:....................60
3.3.2.Phương hướng thực hiện ...................................................................................61
3.4. Áp dụng phương pháp AHP phân tích đánh giá trọng số các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng tư vấn thiết kế công trình thủy lợi tại Quận 12.....................................62
3.4.1.Thông tin chung về quá trình điều tra khảo sát.................................................62
3.4.2.Phân tích kết quả bằng phương pháp AHP .......................................................67
3.4.3.Kiểm tra độ tin cậy và tính nhất quán của kết quả điều tra khảo sát ................68
3.4.4.Hàm mục tiêu từ kết quả điều tra khảo sát........................................................69
3.5.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế
CTTL trên địa bàn Quận 12...........................................................................................69
3.4.1. Chú trọng công tác lựa chọn nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng..............69
3.4.2. Nâng cao năng lực hoạt động của BQLĐTXDCT Quận 12. ...........................72
3.4.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình .....................................74
Kết luận chương 3 ......................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................79
KẾT LUẬN ................................................................................................................79
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn
nhất nước với dân số trên 6.500.000 người và tổng diện tích đất tự nhiên 2.095
km², trong đó vùng đất có cao trình thấp hơn 2.0m chiếm đến gần 60% diện tích
tự nhiên, bao gồm hệ thống lưới kênh rạch chằng chịt (7.880 km sông rạch
chính, khoảng 33.500 ha diện tích mặt nước). Trên vùng đất thấp này có khoảng
gần 1.5 triệu người dân đang sinh sống, chủ yếu bằng nông nghiệp và đó cũng là
những vùng đất dự trữ phát triển khu dân cư, du lịch, đô thị quan trọng trong

tương lai.
Nằm trên vùng hạ du của các con sông lớn Lòng Tàu, Soài Rạp là các cửa
thoát nước của cả hệ thống sông Đồng Nai, nên Thành phố chịu áp lực của nước
nguồn từ thượng lưu đổ về và áp lực từ phía biển. Đặc biệt những năm gần đây
do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thới tiết ngày càng bất lợi cho
Thành phố là các hiện tượng triều cao, xâm nhập mặn, gió bão, điển hình nhất là
vào tháng 11/2007 mức nước triều ở trung tân thành phố (Phú An) cao nhất
trong khoảng 50 năm trở lại đây đã gây ngập lụt và thiệt hại cho cả vùng nội
thành và ngoại thành TP Hồ Chí Minh
Cùng với lũ lụt, mực nước biển dâng đã gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông
đang là vấn đề lớn bức xúc của nhiều nước trên thế giới. Sạt lở bờ sông là một
qui lụât tự nhiên nhưng gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế
vùng ven sông, rạch như gây mất đất nông nghiệp, hư hỏng nhà cửa, chết người,
thậm chí có thể hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, đô thị.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, sạt lở bờ sông cũng đang là vấn đề lớn
bức xúc hiện nay ở nước ta. Sạt lở bờ diễn ra ở hầu hết các triền sông và ở hầu
hết các địa phương có sông. Sạt lở bờ sông ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và xã
hội của địa phương. Ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn và các sông nhỏ chằng chịt, vì
dòng sông mang nhiều bùn cát lại chảy trên một nền bồi tích rất dễ xói bồi nên
quá trình xói lở - bồi đọng diễn ra liên tục theo thời gian và không gian. Xói lở
và bồi đọng không chỉ diễn ra vào mùa lũ mà còn vào mùa kiệt. Đặc biệt trong
những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, hiện tượng sạt lở diễn ra với chu kỳ nhanh
hơn, cường độ mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và có nhiều dị thường.

1


Quá trình xói, bồi, biến hình lòng dẫn, sạt lở bờ mái sông, bờ biển trong các
điều kiện tự nhiên và có tác động của con người vô cùng phức tạp. Việc xác
định các nguyên nhân, cơ chế, tìm các giải pháp quy hoạch, công trình nhằm

phòng, chống và hạn chế tác hại của quá trình sạt lở là việc làm có ý nghĩa rất
lớn đối với sự an toàn của các khu dân cư, đô thị, đối với công tác quy hoạch,
thiết kế và xây dựng các đô thị mới.
Ở Quận 12 hiện nay, hiện tượng ngập nước, sạt lở bờ sông, rạch vẫn còn
đang tiếp diễn. Các công trình phòng chống lụt, bão cũng đã được triển khai
nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Mặt khác, vấn đề ô nhiễm môi trường trên
các dòng kênh rạch đã là vấn đề nhứt nhối và bức xúc trong xã hội.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, nhiều nghiên cứu mới ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ tién tiến
trong các ngành vật liệu, kết cấu xây dựng để tăng cường hiệu quả bảo vệ bờ
sông đã được tiến hành, tuy nhiên vẫn chưa đáp úng được các yêu cầu đề ra về
chỉnh trang đô thị. Vì vậy việc nghiên các giải pháp quản lý công tác thiết kế
công trình thủy lợi bảo vệ bờ sông chống lũ và chỉnh trang đô thị là một yêu cầu
cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến nay trên địa bàn Quận 12 đã có hàng chục các công trình bảo vệ
bờ lớn nhỏ được xây dựng. Nhưng còn nhiều bất cập trong công tác thiết kế
cũng như quản lý sau này. Các công trình thiết kế chủ yếu tính đến việc gia cố
bờ sông, chống sạt lở nhưng không tính đến các yêu cầu khác trong tương lai
như: giải pháp thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt; chống ô nhiễm lòng sông
rạch; chỉnh trang lại sông rạch để đáp ứng với yêu cầu phát triển đô thị trong
tương lai và vấn đề quản lý hầu như không đề cập đến. Trước tình hình đó, việc
nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng trong công tác thiết kế là một yêu cầu
thực tế cấp bách.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
lượng tư vấn thiết kế công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12, làm cơ sở triển
khai thực hiện các giải pháp thuỷ lợi nhằm từng bước giải quyết tình trạng ngập
úng và sạt lở trên địa bàn Quận 12.


2


4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá về quản lý chất lượng công tác tư vấn thiết kế và thiết kế thi công
các công trình thủy lợi.
Tổng hợp và phân tích những sự cố có thể xảy ra để có biện pháp ngăn
ngừa trong qúa trình thiết kế - thi công công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12.
Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế công trình
thủy lợi của Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình Quận 12.
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tư
vấn thiết kế công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12.
Kết quả luận văn sẽ được sử dụng như là tài liệu tham khảo cho việc quản
lý công tác tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12. Bên
cạnh đó, kết quả luận văn cũng có thể giúp cho bên tư vấn thiết kế đề xuất các
giải pháp thiết kế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đề ra và khắc phục các nhược
điểm tồn đọng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi trên địa
bàn Quận 12, TP. HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu hệ thống quản lý thiết kế công trình thủy lợi tại Ban Quản
lý đầu tư xây dựng công trình Quận 12.
Tìm hiểu các công trình hiện hữu trên địa bàn quận: ưu và khuyết điểm
trong quá trình khai thác sử dụng.
Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo địa chất trong khu vực nghiên cứu cũng
như các phương pháp thiết kế - thi công bờ sông rạch trước đây.
Từ đó nghiên cứu những tồn đọng và bất cập trong công tác quản lý thiết
kế các công trình thủy lợi trên địa bàn quận.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12. Đáp ứng được mục

3


tiêu phát triển xã hội và đảm bảo khả năng phòng chống ngập lụt trong điều kiện
hiện tại và tương lai.
8. Kết quả đạt được
Đánh giá và chỉ ra được những tồn đọng của công tác quản lý chất lượng tư
vấn thiết kế công trình thủy lợi trên địa bàn Quận 12;
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tư vấn thiết kế công
trình thủy lợi cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Quận 12;

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.1. Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
Theo ISO 9000: 2000 thì chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc
tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu
của khách hàng và các bên có liên quan [5].
Quản lý chất lượng là hoạt động phối hợp với nhau để điều hành và kiểm
soát một tổ chức về mặt chất lượng.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ
thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao
nhận thầu xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ
thể tham gia các hoạt động xây dựng như: Nhà thầu, CĐT, các cơ quan chuyên

môn về xây dựng và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực
hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác sử dụng công trình nhằm đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
1.1.1. Các vấn đề và yêu cầu của chất lượng công trình
1.1.1.1. Một số vấn đề cơ bản đảm bảo chất lượng công trình
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khi
hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến
khảo sát, thiết kế, thi công... đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công
trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở
chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình,
chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế, chất lượng thi công xây
dựng, chất lượng trong công tác bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các
bộ phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành
và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ
công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
5


- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người
thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội
ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có
thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào
khai thác, sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình CĐT phải
chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện

các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công
xây dựng.
- Vấn đề môi trường: Cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới
các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động
của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
1.1.1.2. Các yêu cầu của chất lượng công trình
- Chất lượng của sản phẩm xây dựng phải đáp ứng mong đợi của chủ đầu
tư, thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn.
- Phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh tài
nguyên môi trường cho khu vực thi công công trình.
- Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ
thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố
xã hội và kinh tế. Ví dụ: Một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng
không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho
cộng đồng, không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công
trình. Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố
ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý và năng lực của
các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của
Nghị định hiện hành về quản lý chất lượng và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị,
thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an
toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa
vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế
6


xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu
của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực

theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng
do mình thực hiện. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất
lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định là nhà thầu, chủ
đầu tư và các cơ quan chuyên môn phải chịu trách nhiệm về chất lượng các công
việc do mình thực hiện.
1.1.2. Các bước phát triển của quản lý chất lượng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các ngành trong đó có xây dựng,
công nghệ quản lý chất lượng cũng từng bước phát triển cho phù hợp với quy
luật của nền kinh tế thị trường và đáp ứng những nhu cầu phát triển ngày càng
cao.
Tùy theo đặc điểm về nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như các chính
sách xã hội, luật pháp mà mỗi nước có công nghệ quản lý chất lượng phù hợp
với mỗi nước.
Quản lý chất lượng có các tầm mức cao thấp khác nhau, tùy thuộc vào trình
độ của từng nước. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết có thể phân chia quá trình phát
triển của quản lý chất lượng thành bốn mức từ thấp đến cao như sau:
+ Mức độ 1: Kiểm tra chất lượng
+ Mức độ 2: Kiểm soát chất lượng
+ Mức độ 3: Đảm bảo chất lượng
+ Mức độ 4: Quản lý chất lượng toàn diện
1.1.2.1. Kiểm tra chất lượng (KCS)
Là mức độ thấp nhất của quản lý chất lượng, đó là những hoạt động của
một bộ phận trong các doanh nghiệp, có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản
phẩm. Nội dung chính của nó là kiểm tra chất lượng khi công trình đã xây dựng
xong, để phát hiện những phần chưa đạt chất lượng và bắt sữa chữa lại. Cách
làm này bị động và không có hiệu quả kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

7



1.1.2.2. Kiểm soát chất lượng (QC)
Là những hoạt động và các biện pháp kỹ thuật có tính tác nghiệp nhằm theo
dõi một quá trình sản xuất hay thi công xây dựng, đồng thời loại trừ những
nguyên nhân không thỏa mãn ở mọi giai đoạn của sản xuất để đạt hiệu quả kinh
tế tránh tình trạng loại bỏ sản phẩm hàng loạt trong quá trình sản xuất.
Đây là một bước tiến bộ của quản lý chất lượng mà tư tưởng chỉ đạo của nó
là: kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng như con người, vật liệu, máy
móc..., kiểm soát cả quá trình và phòng ngừa sai hỏng.
Nội dung kiểm soát của yếu tố này đã được đúc kết thành những yêu cầu,
hướng dẫn và đã được đúc kết thành công thức nổi tiếng 5M:
5M = Man – Machines – Material – Method – Milieu
1.1.2.3. Đảm bảo chất lượng (QA)
Là tạo sự tin tưởng cho khách hàng, rằng một tổ chức sẽ luôn luôn thỏa
mãn được mọi yêu cầu của chất lượng, thông qua việc tiến hành các hoạt động
trong hệ chất lượng theo kế hoạch, có hệ thống. Khi được yêu cầu, những hoạt
động này hoàn toàn có thể được trình bày, chứng minh bằng các văn bản và hồ
sơ ghi chép các hoạt động của quá trình.
Cơ sở lý luận của đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là ở chổ, khách
hàng không thể giám sát toàn bộ quá trình thi công, cũng như kiểm tra tất cả
trước khi nghiệm thu. Giải pháp hiệu quả và ít tốn kém là để đơn vị thi công
chịu trách nhiệm về công trình cuả mình làm ra. Trong quá trình thi công họ tự
kiểm soát chất lượng, kèm theo việc lập hồ sơ ghi chép để làm bằng chứng.
Người mua có thể xem xét hồ sơ, tài liệu ghi chép quá trình kiểm soát chất
lượng thi công, là bằng chứng cho việc quản lý chất lượng đã được thực hiện
như thế nào.
1.1.2.4. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
Có thể nói TQM là bước phát triển cao nhất hiện nay về quản lý chất lượng
với hai đặc điểm nổi bật bao gồm:
+ Bao quát tất cả các mục tiêu và lợi ích trong quá trình sản xuất thi công

xây dựng.
+ Cải tiến chất lượng liên tục.
8


Trong TQM chất lượng được quan niệm không chỉ là chất lượng của sản
phẩm xây dựng, mà còn là chất lượng của cả quá trình thi công xây dựng công
trình.
Yêu cầu đề ra là sản phẩm xây dựng không những thỏa mãn mọi nhu cầu
của khách hàng, mà quá trình sản xuất thi công ra nó cũng phải đạt hiệu quả cao
nhất. Vì vậy, mục tiêu quản lý của TQM gồm 4 mục tiêu đó là: Chất lượng, giá
thành, thời gian và an toàn lao động.
Cải tiến chất lượng liên tục là một điều đặc biệt quan trọng của TQM, để
huy động các nguồn lực được nhiều hơn và sử dụng các nguồn lực đạt hiệu suất
cao hơn. Phải luôn cố gắng tìm ra biện pháp cải tiến và phòng ngừa các sai
hỏng, không để xảy ra kém chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.
1.2. Tổng quan về hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng tại
Việt Nam
1.3. Tổng quan về hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng tại
Việt Nam
Có thể thấy được công tác xây dựng thể chế cho công tác quản lý chất
lượng xây dựng công trình ở Việt Nam được thực hiện dựa trên Luật xây dựng
số 50/2014/QH13, cơ sở pháp lý đó là các văn bản dưới Luật như Nghị định
46/2015/NĐ- CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Văn bản quy phạm kỹ thuật, hệ thống tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra để
tạo pháp lý cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làm thỏa mãn yêu cầu
của khách hàng. Nghĩa là: Nhà nước kiểm soát các điều kiện “phù hợp” vì lợi
ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã hội. Mô hình cho công tác quản lý chất lượng
xây dựng công trình được xây dựng thống nhất từ Trung ương đến địa phương

và cho từng dạng quản lý.
Vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và cải tiến
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của các đơn vị có trách nhiệm như cơ
quan sở, ban ngành cũng như CĐT công trình. Tuy nhiên, đánh giá chung công
tác quản lý chất lượng công trình của các đơn vị có trách nhiệm còn khá nhiều
vấn đề. Tình trạng tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt các dự án
vốn ngân sách Nhà nước.

9


Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế,
diện mạo đất nước ngày càng không ngừng đổi mới. Đó là việc đời sống kinh tế
của người dân ngày càng được cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và
phát triển. Tất nhiên cùng với sự phát triển và nâng cao không ngừng của các
ngành nghề kinh tế, các lĩnh vực khác của đời sống, bộ mặt đất nước ngày càng
thay đổi. Đó là sự mọc lên của các công trình nhằm đáp ứng yêu cần của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tất nhiên rằng cùng với quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển không ngừng, đó là sự cạnh tranh giữa các
công ty trong ngành xây dựng trong nước với nhau và giữa các công ty nước
ngoài, liên doanh. Một trong những yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng không chỉ là quy mô, tính chất công trình mà còn là
chất lượng công trình xây dựng. Trên thực tế hiện nay, đã xảy ra không ít sự cố
liên quan tới chất lượng công trình xây dựng mà hậu quả của chúng là vô cùng
to lớn, không thể lường hết được, chẳng hạn như vụ sập vữa trần khu Trung Hòa
- Nhân Chính, vụ rút ruột công trình nhà A2, vụ sập tường công viên Hoàng
Quốc Việt (tỉnh Bắc Ninh), cho đến sự cố gần đây nhất là vụ sập cầu Cần Thơ
với 54 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, gây thiệt hại không nho
cho nhà nước và xã hội.
Theo Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, năm

2011 có trên 50.000 công trình xây dựng được triển khai trên cả nước, nhưng
những bất cập trong phân cấp quản lý khiến các cơ quan chức năng chỉ có thể
kiểm tra chất lượng được khoảng 10% số công trình xây dựng hàng năm. Điều
này có nghĩa rằng còn tới 90% công trình xây dựng trong số tổng số hơn 50.000
công trình triển khai trong năm qua chưa được xem xét đúng mức vấn đề chất
lượng.
Theo các chuyên gia xây dựng, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới
và trong khu vực là vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với
đảm bảo an toàn thi công xây dựng. Nhưng ở nước ta hiện nay, chưa có sự quản
lý thống nhất trong lĩnh vực này. Do đó, khi công trình xảy ra sự cố liên quan
đến an toàn trong thi công, chất lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm
xử lý vụ việc đối với các bên liên quan không rõ ràng. Đơn cử như khâu lựa
chọn nhà thầu, cơ quan chủ quản không đủ thông tin để đánh giá năng lực, kinh
nghiệm nhà thầu khi tham gia xây dựng các công trình. Lực lượng quản lý xây
dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng ở địa
phương còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn có sự chồng chéo và thiếu
sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa tổ chức
10


thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, năng lực của CĐT cũng bị
xem nhẹ.
1.2.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn
khảo sát và thiết kế
Trừ những công trình quá nhỏ, mọi công trình xây dựng (thủy lợi, dân
dụng, giao thông …) đều phải đi qua các bước: khảo sát, thiết kế kỹ thuật và
thiết kế thi công, v..v. Việc tuân thủ đầy đủ các bước này là để nhằm mục đích
công trình xây dựng bảo đảm đồng thời ổn định về mặt kỹ thuật và hiệu quả về
mặt kinh tế.
1.2.2.1. Các yếu tố tác động chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn

khảo sát.
Khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, đảm bảo
tính trung thực, khách quan đúng thực tế. Khối lượng, nội dung yêu cầu kỹ thuật
đối với khảo sát xây dựng hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn tiêu chuẩn xây
dựng. Một số những vấn đề trong khảo sát ảnh hưởng đến chất lượng công trình
sau:
- Các công trình khi lập thiết kế bỏ qua bước khảo sát, không có hồ sơ địa
chất công trình. Đơn vị tư vấn, thiết kế kết cấu công trình dựa trên cơ sở địa chất
lân cận hoặc giả định vì vậy thiết kế, thi công xây dựng công trình không đảm
bảo chất lượng công trình làm ảnh hưởng đến độ an toàn và bền vững công
trình.
- Nhận thức về trách nhiệm trong việc quản lý chất lượng công tác khảo
sát, thiết kế, xây dựng của chủ thể tham gia hoạt động xây dựng còn chưa đầy
đủ.
- Công tác khảo sát chưa thực hiện đúng quy trình khảo sát, số liệu khảo sát
chưa phù hợp, chưa đủ số liệu phục vụ cho công tác thiết kế.
- Khảo sát còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều kết quả
khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát hầu như không có
nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt; quá trình khảo sát không được nghiệm thu;
có đơn vị khảo sát lợi dụng báo cáo khảo sát của công trình lân cận để đưa ra kết
quả khảo sát hoặc chỉ khảo sát một hai vị trí sau đó nội suy cho các vị trí còn
lại,...

11


- Một số trung tâm kiểm định thực hiện chức năng khảo sát xây dựng với
năng lực yếu kém, thiết bị khảo sát lạc hậu và công tác giám sát khảo sát xây
dựng còn nhiều hạn chế, cung cấp số liệu không đáng tin cậy gây ảnh hưởng đến
chất lượng công trình.

1.2.2.2. Các yếu tố tác động chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn
thiết kế
Trong những năm gần đây công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế,
xây dựng công trình có bước chuyển biến tức cực góp phần nâng cao chất lượng
công trình, từng bước nâng cao hiểu quả đầu tư dự án. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
công trình khi đang thi công hoặc vừa thi công xong xuống cấp nghiêm trọng.
- Thiếu các tư vấn chất lượng cao trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư
xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính
xác, hợp lý, khả thi.
- Công tác lập dự án và quy hoạch còn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng
thể, dài hạn, nên các dự án luôn bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung
trong quá trình thực hiện, nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự
báo đã lạc hậu, không sử dụng được.
- Quản lý hồ sơ thiếu khoa học và không cập nhật. Văn bản chung cấp cho
các bộ phận không thống nhất. Thiếu tài liệu phục vụ thi công, nhất là các tài
liệu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tư liệu về công nghệ và thông tin thị trường.
- Tình trạng hoàn công chậm do hồ sơ không đầy đủ và thiếu chính xác khá
phổ biến. Hồ sơ thiếu cập nhật thường xuyên không chặt chẽ, thiếu tin cậy.
- Công tác thiết kế chưa thực hiện các quy định về kiểm tra các điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng, lập và phê duyệt nhiệm vụ phục vụ cho công tác
thiết kế, thiết kế không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Việc áp
dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn không đồng bộ, còn nhiều hạn chế và bất cập hoặc
chưa áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ các Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Đối với dự án quy mô lớn có thiết kế 3 bước, bước thứ 3 thiết kế thi công
hầu như không có. Một số công trình đơn vị thi công thuê chính đơn vị thiết kế
làm thiết kế thi công. Chất lượng thiết kế thi công kém, không phù hợp với thực
tế công trình, không phù hợp với năng lực của nhà thầu.

12



- Nhà thầu ít nghiên cứu và phát hiện bất hợp lý của thiết kế kỹ thuật, hoặc
thậm chí ngại thay đổi thiết kế ban đầu do sợ phiền hà. Tình trạng sau khi thi
công xong mới phát hiện thiết kế bất hợp lý còn nhiều.
- Một số công ty tư vấn đòi hỏi cấp bách công việc của mình với các đối
tác, trong khi nhân lực không đầy đủ, thực hiện theo kiểu môi giới thuê, mướn,
giao khoán lại gây cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn.
- Những năm gần đây số lượng các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng
năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế. Trên thực tế cho thấy hầu hết các
sai sót, khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất
là trong thiết kế.
- Các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên
ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế,
đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả.
- Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công
trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để
điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung…
- Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế cũng chưa nghiêm túc, trách nhiệm về
sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm
thiết kế của mình.
1.4. Thực trạng về quản lý chất lượng công tác tư vấn thiết kế công trình
thủy lợi
Trong những năm trước đây, công trình thủy lợi có nhiệm vụ chính là điều
tiết dòng chảy bằng hồ chứa hoặc khai thác năng lượng dòng chảy làm thủy điện
và tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tại thời điểm đó các công cụ
tính toán (phần mềm) còn hạn chế, công tác điều tra khảo sát cần kinh phí lớn
nhiều tốn kém dẫn đến số liệu khảo sát, thí nghiệm không đầy đủ.
Ngoài ra trong một giai đoạn phát triển thủy điện vừa và nhỏ một số công
trình thủy điện chủ đầu tư vừa thiết kế vừa thi công, cơ quan quản lý chuyên
ngành lại không kiểm tra chặt.

Trong những năm gần đây việc nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm
dẫn đến nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn nước được đặt lên cao. Bên cạnh đó ảnh
hưởng của nước biển dâng và thay đổi dòng chảy thượng nguồn dẫn đến diễn
biến ngập lụt khu vực hạ du càng trở nên phức tạp. Do đó nhiệm vụ của các
13


công trình thủy lợi được thay đổi với nhiệm vụ chính hiện nay là phòng chống
ngập, chống xói lở và cấp nước nông thôn. Về công nghệ tính toán thiết kế đã
tiến bộ, giải pháp thi công hiện đại trên thế giới được đưa vào sử dụng. Do vậy
các công trình đặc biết là cống kích cỡ lớn phục vụ việc kiểm soát triều đã liên
tục được triển khai thiết kế và thi công tại khu vực tp Hồ Chí Minh và ĐBSCL.
Do vậy có nhiều sai sót trong công tác tư vấn thiết kế công trình thủy lợi
điển hình như:
1.4.1. Sự cố vỡ đập Suối Trầu ở Khánh Hoà
Đập Suối Trầu ở Khánh Hoà bị sự cố 4 lần:
- Lần thứ 1: năm 1977 vỡ đập chính lần 1
- Lần thứ 2: năm 1978 vỡ đập chính lần 2
- Lần thứ 3: năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính
- Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở
đuôi cống.
Đập Suối Trầu có dung tích 9,3triệu m3 nước.
- Chiều cao đập cao nhất: 19,6m.
- Chiều dài thân đập: 240m.
- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty KSTK Thuỷ lợi Khánh Hoà.
- Đơn vị thi công: Công ty công trình 4-5, Bộ Giao thông Vận tải.
Nguyên nhân của sự cố:
Về thiết kế: xác định sai dung trọng thiết kế. Trong khi dung trọng khô
đất cần đạt γk = 1,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế γk = 1,5T/m3 cho
nên không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng

yêu cầu, kết quả là đập hoàn toàn bị tơi xốp.
Về thi công: đào hố móng cống quá hẹp không còn chỗ để người đầm
đứng đầm đất ở mang cống. Đất đắp không được chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt
dung trọng khô γk = 1,4T/m3, đổ đất các lớp quá dày, phía dưới mỗi lớp
không được đầm chặt.
Về quản lý chất lượng:
- Không thẩm định thiết kế.
14


- Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như
mang cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng
đầy đủ.
- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu
chuẩn, thường chỉ đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.
Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và
quản lý.
1.4.2. Sự cố vỡ đập Đầm Hà Động (Quảng Ninh)
Sau trận mưa lớn trên thượng nguồn sông Đầm Hà đêm hôm trước, vào
lúc 7h sáng 30/10/2014, lũ về tràn đập Đầm Hà Động, gây vỡ đập phụ 2, hư
hại nặng đập chính. Nước đổ xuống hạ du đã gây thiệt hại lớn về sản xuất,
đường giao thông và nhất là ngập nặng tại thị trấn Đầm Hà. Không có thiệt
hại về người.
Đập được xây dựng trên sông Đầm Hà, tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đập chính cao 31,5m, chiều dài ở đỉnh đập 244m.. Có 3
đập phụ, trong dó, đập phụ 2 cao 12m. Hồ chứa có dung tích 12,3 triệu m3.
Đập tràn rộng 27m, có 3 khoang cửa. Công trình có nhiệm vụ cấp nước sinh
hoạt cho 29 nghìn dân, tưới tự chảy cho 3500ha canh tác, góp phần cải thiện
môi sinh.
Lúc xảy ra sư cố, 1 trong 3 cửa tràn bị kẹt, không mở được. Đoạn cửa

khẩu của tường chắn sóng đập chính (lối đi xuống mái thượng lưu) vẫn để
ngỏ (không hoành triệt hoặc không lắp phai). Thiếu những cảnh báo cần thiết
về lũ thượng nguồn.

Hình 1.1: Sự cố Vỡ đập Đầm Hà Động
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng ngày 31-10 đã có văn bản đề
nghị Bộ NN-PTNT tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân vỡ đập, trong đó tập
15


trung vào chất lượng đập và vận hành các cửa van trong quá trình xả lũ. Đồng
thời Bộ Xây dựng đề nghị Bộ NN-PTNT với chức năng quản lý nhà nước về hồ
đập thủy lợi chỉ đạo kiểm tra, rà soát các hồ đập thủy lợi trên cả nước, tập trung
vào các hồ đập có khiếm khuyết về chất lượng, các hồ đập phải hạ mực nước hồ
chứa dưới mực nước thiết kế và các hồ đập không đảm bảo khả năng xả lũ theo
quy định.
Nguyên nhân chính dẫn đến một số sự cố trong những năm vừa qua là do:
(1) Biến đối khí hậu mưa tập trung với cường xuất lớn, lũ xảy ra bất
thường, trái với quy hoạch. Phần lớn các hồ được xây dựng trước thập kỷ 80
theo tiêu chuẩn cũ, tràn xả lũ thiếu khả năng thoát lũ, không đầy đủ tài liệu tính
toán (tài liệu khí tượng, thuỷ văn, địa chất..).
(2) Vật liệu đưa vào thi công các hạng mục, sau thời gian dài khai thác sử
dụng các kết cấu bị mục, nứt.
(3) Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế cũ theo tiêu chuẩn cũ; không còn
phù hợp với thực tế hiện trạng, thường xuyên kiểm tra công trình để phát hiện
kịp thời việc thấm nước qua thân đập, mang cống gây vỡ đập (hồ Z20, hồ Đá
Bạc tỉnh Hà Tĩnh; hồ Tây Nguyên, tỉnh Nghệ An).
(4) Công nghệ thi công trước kia còn hạn chế: Chất lượng thi công xử lý
nền, đất đắp tại các vị trí tiếp giáp (thân với nền, nền, các vai, mang công
trình...) không đảm bảo chất lượng, gây thấm qua thân đập, nền đập.

(5) Phân cấp quá sâu cho huyện xã quản lý hồ đập. Do vậy không có cán bộ
chuyên ngành thuỷ lợi đủ năng lực. Thiếu các thiết bị quan trắc đo, thăm dò dẫn
đến không phát hiện được và kịp thời xử lý các hư hỏng.
1.4.3. Sạt lở bờ kè sông Bảo Định

Hình 1.2: Sạt lở kè sông Bảo Định
Khoảng 2h ngày 7/6/2016, đoạn kè dài trên 20m thuộc ấp 3A, xã Đạo
Thạnh, TP Mỹ Tho bất ngờ sạt lở, gây thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Nhiều hộ dân khu
vực này gặp khó khăn trong việc đi lại và nước tràn vào ngập vườn cây, ao cá….
16


Kết quả kiểm định nêu rõ nguyên nhân chủ quan gây ra sự cố này có phần
lỗi của đơn vị thiết kế công trình. Cụ thể, theo báo cáo kết luận, nguyên nhân sạt
lở là do tư vấn thiết kế lập thiết kế bản vẽ thi công không đảm bảo ổn định công
trình. Đơn vị thẩm tra thiết kế không phát hiện sai sót của bên thiết kế. Theo đó,
thiết kế có bố trí vài điểm kỹ thuật nhằm chống trượt sâu, tuy nhiên chiều dài
không đủ, nằm hoàn toàn trong cung trượt nên không phát huy hiệu quả. Có bố
trí các lỗ thoát nước ở các tấm đan, tuy nhiên thiếu bố trí tầng lọc ngược để tiêu
tán nhanh áp lực nước lỗ rỗng trong đất. Công trình không đảm bảo độ ổn định
tổng thể dẫn đến sự cố làm phá hủy toàn bộ kết cấu kè. Kết quả phân tích
chuyển vị hệ tường chắn cọc và dầm neo cho thấy đất nền bị phá hoại. Ngoài ra,
tổ điều tra cũng kết luận đơn vị thi công đạt chất lượng yêu cầu kỹ thuật theo hồ
sơ thiết kế (nguồn tuoitreonline).
1.4.4. Sự cố kè rạch Long Kiểng (Nhà Bè – Hồ Chí Minh)
Gần 80 m bờ kè chống sạt lở ven rạch Long Kiểng sắp hoàn thành, chuẩn
bị nghiệm thu thì bất ngờ sụt lún móng, đổ sập xuống kênh.
Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối cùng thì
bất ngờ khoảng 23 giờ tối 7/8/2017, một đoạn bờ kè dài gần 80m trôi và đổ sập
xuống rạch Long Kiểng, khiến nhiều công nhân Công ty đê kè Hải Dương

không kịp trở tay.
Theo đó, toàn bộ phần đất cát phía trong đê kè trước đó cũng bị thủy triều
dâng cao và cuốn trôi xuống rạch Long Kiểng, tạo thành một vết lõm ăn sâu vào
phần đất của một vài hộ dân tại đây.

Hình 1.3: Sự cố kè Rạch Long Kiểng
17


×