Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng đối với trạm bơm tri phương II tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 82 trang )

BẢN CAM KẾT
Học viên là Nguyễn Tiến Huy, Học viên cao học Chuyên nghành quản lý xây dựng lớp
24QLXD11, Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của học viên dưới sự hướng dẫn
của TS Đinh Thế Mạnh và TS Đinh Tuấn Anh, học viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về
những nội dung đã trình bày.
Tác giả

Nguyễn Tiến Huy

1

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu và thực hiện học viên đã hoàn thành luận văn với
đề tài: “Nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi, áp dụng đối với trạm
bơm Tri Phương II - tỉnh Bắc Ninh”. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, học
viên xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Nhà Trường, khoa Công trình, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học
Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ học viên trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là hai thầy TS Đinh Thế Mạnh và TS.
Đinh Anh Tuấn đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp. Các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học đã chỉ
bảo những lời khuyên quý giá, giúp học viên có đủ kiến thức khoa học để hoàn thành
luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã luôn bên cạnh động viên,
khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và cũng như thời gian hạn chế, nên trong quá
trình thực hiện luận văn học tác giả khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được sự chỉ bảo, những lời góp ý của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp.



2

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................................1
4. Kết quả dự kiến đạt được.............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI ......................................................................................................................3
1.1. Các loại hình công trình thuỷ lợi và công tác tư vấn thiết kế...................................3
1.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của công tác Thiết kế công trình Thủy Lợi ..............................6
1.1.2. Tầm quan trọng của công tác kiểm soát chất lượng thiết kế công trình Thủy Lợi8
1.2. Chất lượng công tác thiết kế và quản lý chất lượng thiết kế công trình thuỷ lợi ở
Việt Nam..........................................................................................................................9
1.2.1. Quy hoạch công trình thủy lợi...............................................................................9
1.2.2. Thiết kế cơ sở ......................................................................................................10
1.2.3.Thiết kế kỹ thuật ...................................................................................................11
1.2.4. Thiết kế bản vẽ thi công ......................................................................................13
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thiết kế và công tác quản lý chất lượng
thiết kế ...........................................................................................................................14
1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thiết kế..................................................14
1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý chất lượng thiết kế..........................15
Kết luận chương I ..........................................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM ........................................................................................18

2.1. Quy định của pháp luật về chất lượng thiết kế công trình trạm bơm .....................18
2.1.1. Quy hoạch công trình trạm bơm..........................................................................18
2.1.2. Thiết kế cơ sở ......................................................................................................18
2.1.3. Thiết kế kỹ thuật ..................................................................................................19
2.1.4. Thiết kế bản vẽ thi công ......................................................................................20
2.2. Yêu cầu và phương pháp thiết kế công trình Trạm bơm........................................21
2.2.1. Công tác khảo sát.................................................................................................21
3

3


2.2.2. Khảo sát địa hình................................................................................................. 24
2.2.3 . Khảo sát địa chất và địa chất thủy văn ............................................................... 25
2.2.4. Khảo sát khí tượng thủy văn ............................................................................... 25
2.2.5. Thiết kế công trình trạm bơm.............................................................................. 26
2.2.6. Chọn tuyến công trình và vị trí đặt trạm bơm ..................................................... 28
2.2.7. Bố trí tổng thể công trình .................................................................................... 29
2.2.8. Nhà trạm, bể hút, bể xả ....................................................................................... 32
2.2.9. Chọn máy bơm .................................................................................................... 40
2.2.10. Chọn thiết bị điện .............................................................................................. 43
2.3. Chất lượng và quản lý chất lượng công tác thiết kế công trình Trạm bơm ........... 44
2.3.1. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát...................................... 44
2.3.2. Chất lượng và quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng............................ 45
2.3.3. Tổ chức bộ máy đơn vị trong tư vấn thiết kế ...................................................... 46
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
TRẠM BƠM TRI PHƯƠNG II – TỈNH BẮC NINH .................................................. 49
3.1. Giới thiệu công trình .............................................................................................. 49
3.2. Đánh giá thực trạng về chất lượng thiết kế các công trình trạm bơm .................... 54

3.2.1. Công tác khảo sát ................................................................................................ 54
3.2.2. Thiết kế công trình trạm, bể hút, bể xả ............................................................... 55
3.2.3. Chọn máy bơm .................................................................................................... 55
3.2.4. Chọn thiết bị điện và phụ trợ............................................................................... 55
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế Trạm bơm Tri Phương II ............ 56
3.3.1. Nâng cao chất lượng thiết kế công trình trạm, bể hút, bể xả .............................. 62
3.3.2. Nâng cao chất lượng trong việc chọn máy bơm.................................................. 68
3.4. Nâng cao chất lượng việc chọn thiết bị điện và phụ trợ......................................... 71
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 75

4

4


DANH MỤC HÌNH
Hình: 2.1 Bể hút tram bơm Trịnh Xá tỉnh Bắc Ninh.....................................................28
Hình: 2.2 Bể hút tram bơm Nghi Xuyên tỉnh Hưng Yên .............................................29
Hình: 2.3 Phối cảnh trạm bơm Đoàn Thượng tỉnh Hải Dương.....................................29
Hình 2.4 : Sơ đồ tổ chức công ty tư vấn thiết kế ...........................................................46
Hình 2.5 : Sơ đồ tổ chức thực hiện khi thiết kế.............................................................47
Hình 3.1: Vị trí vùng dự án............................................................................................51
Hình: 3.2 Phối cảnh trạm bơm Tri Phương II dự kiến ..................................................57
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình khảo sát ................................................................................58
Hình: 3.4 Sơ đồ quy trình thiết kế. ................................................................................63
Hình: 3.5 Trạm bơm Tri Phương II dự kiến từ phía bể hút...........................................66
Hình: 3.6 Mặt bên trạm bơm Tri Phương II dự kiến .....................................................68
Hình: 3.7 Quy trình lựa chọn máy bơm.........................................................................71

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 – Chiều rộng lối đi lại nên bố trí giữa các động cơ điện................................34

5

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTTL : Công trình thủy lợi

QC:

: Quy chuẩn

CLCT

: Chất lượng công trình

QLCL

: Quản lý chất lượng

DA

: Dự án

QLVH

: Quản lý vận hành


GS:

: Giám sát

TK

: Thiết kế

KS

:Khảo sát

TKCS

: Thiết kế cơ sở

KSĐC

: Khảo sát địa chất

TKBVTC : Thiết kế bản vẽ thi công

KSĐH

: Khảo sát địa hình

TVKS

: Tư vấn khảo sát


KSTV

: Khảo sát thủy văn

TVTK

: Tư vấn thiết kế

KT-KT : Kinh tế - kỹ thuật

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

KT-XH : Kinh tế - xã hội

TC

: Tiêu chuẩn

NT:

TL

: Tỉ lệ

: Nhà thầu

6


6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng công tác TK có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu
tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn này
không tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế
sau bởi các giai đoạn thiết kế sau đểu được phát triển trên cơ sở các thiết kế trước đó.
Bởi vậy công tác TVTK công trình là một nhân tố quyết định đến CLCT. Đặc biệt
CTTL bị ảnh hưởng bởi địa hình thủy thế, yếu tố thiên nhiên nên công tác TVTK phải
đặc biệt lưu ý một cách toàn diện.
Việt Nam là nước bị tác động rất nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do đó CTTL đã
được các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước chú trọng ngay khi bắt đầu triển khai
DA, TVTK, thi công công trình cho đến khi đưa vào sử dụng, khai thác, tạo điều kiện
cải thiện điều kiện sống, ngăn ngừa lũ lụt hạn hán, đáp ứng yêu cầu đời sống KT-XH
của nhân dân.
Thời gian gần đây tồn tại một vài CTTL gặp một số sự cố không vận hành sử dụng
được, chỉ sau một thời gian rất ngắn sau khi bàn giao. Hậu quả để lại rất nặng nề, làm
sáo trộn đời sống sản xuất của một bộ phận không nhỏ của người dân. Nhiều nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới sự cố là bởi sự chủ quan trong khâu thiết kế, KS gây ra. Vì vậy
cần tìm ra các tác nhân gây sự cố để đúc kết được ra những phương pháp xử lý nhằm
đưa ra các giải pháp tối ưu cho công tác TVTK cần được quan tâm đúng mức. Quan
trọng nhất là việc đề ra phương án công trình của TVTK không chính xác làm mất thời
gian và lãng phí nguồn vốn ....... Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng thiết kế
công trình thủy lợi, áp dụng đối với trạm bơm Tri Phương II - tỉnh Bắc Ninh ”
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng về công tác thiết kế CTTL hiện nay để đề xuất các biện pháp

QLCL công tác TVTK, ứng dụng cho thiết kế trạm bơm Tri Phương II- tỉnh Bắc Ninh.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận các nghiên cứu về công tác thiết kế xây dựng và thực trạng về công tác thiết
kế CTTL.
1

1


- Tiếp cận lý thuyết, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế công trình Trạm bơm.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Dựa trên các giáo trình, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
hiện hành, các chuyên đề, kỹ thuật đã được công nhận.
- Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá số liệu.
- Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn, các lãnh đạo trong ngành và
các chuyên gia có nâu măm nhằm đánh giá và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá tổng quát về chất lượng TK các CTTL.
- Đưa ra một số quy trình, ứng dụng công nghệ mới trong khâu KS, TK đối với trạm
bơm Tri Phương II – tỉnh Bắc Ninh.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Các loại hình công trình thuỷ lợi và công tác tư vấn thiết kế
Theo số liệu thống kê đánh giá chưa đầy đủ của ban chỉ đạo chương trình hành động
thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nhiệp và phát triển nông thôn, các công
trình thủy lợi đang được khai thác khoảng trên 5656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194

trạm bơm điện, cống tưới tiêu các loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ
bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và công trình
trên kênh.
Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế nhưng trong
quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại nhiều bất cập, nguyên nhân là do các công
trình thường được đầu tư xây dựng không đồng bộ từ đầu mối đến kênh mương nội
đồng, dẫn đến năng lực phục vụ của các hệ thống thường chỉ đạt bình quân 60% so với
năng lực thiết kế. Hiệu quả phục vụ chưa cao, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ
động và chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sản xuất và đời sống.
Nhiều cơ chế, chính sách quản lý khai thác hệ thống thủy lợi còn bất cập, không đồng
bộ, nhất là cơ chế chính sách về tổ chức quản lý,cơ chế tài chính. Quá trình tổ chức
quản lý các hệ thống chưa đồng bộ và cụ thể, đặc biệt đối với các hệ thống thủy lợi
nhỏ. Việc phân cấp tổ chức, quản lý ở nhiều địa phương còn chưa rõ ràng.
Để ổn định và phát triển dân sinh kinh tế, trong những thập kỷ qua công tác phát triển
thuỷ lợi đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao. Phát triển thuỷ lợi đã nhằm mục tiêu
bảo vệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm bảo vệ dân sinh, sản xuất và
đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển tất cả các ngành kinh tế xã hội. Sự nghiệp phát
triển thuỷ lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vô cùng quan trọng cho sự
phát triển của mọi ngành kinh tế - xã hội trong thời gian qua và nhất là trong thời kỳ đổi
mới của đất nước, đặc biệt là phát triển sản xuất lương thực.
Về Tưới tiêu, cấp thoát nước : Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ
đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên
10 m, hơn 5.000 cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công
suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống có


tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha,
tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha
đất canh tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được
tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kì.

Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau :
+Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng, hàng trăm
công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, 379 trạm bơm điện, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông.
Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện,
chống lũ cho cả vùng trung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện
tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn
30 vạn dân nông thôn, cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp ở các tỉnh.
Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sông nhánh chính của hệ thống sông Hồng-Thái
Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê hoàn chỉnh
bảo vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong đó có 399 km đê sông,
194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển + cửa sông.
+Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1.700
trạm bơm điện chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp
3

I, II, III), 35 hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m ) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện
tích tưới thiết kế khoảng 85.000 ha, kết hợp cấp nước sinh hoạt. Công trình phòng
chống thiên tai lũ lụt đã hình thành một hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm: 2.700 km đê
sông, 1.118 cống dưới đê trung ương quản lý, 310 km đê biển + cửa sông. Đê sông
được thiết kế chống lũ có mực nước tương ứng +13,1m ở Hà Nội và +7,20 m tại Phả
Lại. Riêng đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ Hà Nội có mức nước thiết kế +13,4m.
+Vùng Bắc Trung bộ
Tưới tiêu, cấp nước: Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô
3

Lương và Bái Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m và hàng nghìn công
trình hồ, đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh
tác, thực tưới 235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700 ha lúa hè-thu và 219.700 ha lúa mùa,

cung cấp và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong vùng. Các công trình


phòng chống thiên tai lũ lụt dọc các hệ thống sông Mã, sông Cả và ven biển đã có đê
chống lũ và ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có 512 km
đê sông, 259 cống dưới đê trung ương quản lý và 784 km đê biển + cửa sông. Đê sông
Mã, sông Cả có thể chống lũ chính vụ lớn như lũ lịch sử (P » 2-2,5%) không bị tràn,
đê các sông khác chỉ chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ muộn (P » 10-20%) bảo vệ
sản xuất vụ đông-xuân và hè-thu.
+Vùng Duyên hải Nam Trung bộ:
Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập dâng, 32 hồ
chứa 154 trạm bơm, 683 công trình nhỏ. Tổng năng lực tưới thiết kế 181.930 ha, thực
tưới được 106.440 ha. Công trình phòng tránh bão lũ và các giải pháp phòng chống lũ
chủ yếu là bố trí sản xuất tránh lũ chính vụ, mới có một số hệ thống bờ bao bảo vệ sản
xuất vụ hè-thu. Riêng đê biển ở tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có chiều dài
214 km.
+Vùng Tây Nguyên:
Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224 ha lúa Đông
xuân và 87.148 ha cây cà phê. Trong đó, ở tỉnh Kon Tum có 150 công trình, tưới cho
4.900 ha lúa đông-xuân, 5.000ha cà phê; tỉnh Gia Lai có 165 công trình, tưới cho
11.650 ha lúa đông xuân, 9.600 ha cà phê; tỉnh Đắc Lắc có 476 công trình, tưới cho
9.864 ha lúa đông-xuân, 46.878 ha cà phê; Lâm Đồng có 180 công trình, tưới 7.830 ha
lúa đông xuân, 31.870 ha cà phê. Công trình chống lũ chưa được đầu tư nhiều, mới có
một vài tuyến đê nhỏ, bờ bao chống lũ sớm và lũ tiểu mãn ở một số vùng nhỏ.
+Miền Đông Nam bộ:
Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Đã xây dựng được nhiều công trình lớn lợi dụng tổng
hợp như: Trị An trên sông Đồng Nai, Thác Mơ trên Sông Bé, Dầu Tiếng trên sông Sài
Gòn, Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW, điện lượng 1550 Gwh/năm); đập Nha
Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây…cùng các công trình có quy mô
vừa khác có tổng công suất 1.188 MW, điện lượng trung bình 4,498 tỷ Kwh/năm. Công

trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93.000 ha và chuyển sang sông Vàm
3

Cỏ khoảng 10 m /s. Ngoài ra còn nhiều công trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục
ngàn hecta. Các hồ chứa đã điều tiết tăng lưu lượng kiệt ở hạ lưu, ranh giới mặn được
đẩy lùi về hạ lưu: sông Đồng Nai khoảng 18-20 km; sông Vàm Cỏ Đông 8-10 km.
Công


trình phòng chống lũ: Hiện nay, công trình phòng chống lũ chủ yếu là các hồ chứa ở
thượng lưu tham gia chống lũ cho bản thân công trình và một phần giảm lũ cho hạ du.
Ở hạ du chỉ có một vài tuyến đê nhỏ.
+Vùng Đồng bằng sông Cửu long:
Tưới tiêu, cấp nước: Đã cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp I tạo
nguồn cách nhau khoảng 5 km/kênh (có chiều rộng từ 8-40 m, cao trình đáy từ -2,0 ¸ 4,0 m); trên 6.000 km kênh cấp II (khoảng 1-2 km có 1 kênh), đưa nước ngọt tưới sâu
vào nội đồng và tăng cường khả năng tiêu úng, xổ phèn cho đồng ruộng và 105 trạm
bơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tưới
thiết kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha). Công trình kiểm soát lũ: Xây dựng
khoảng 23.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hè-thu. Đã xây dựng 450 km đê
biển, 1.290 km đê sông để ngăn mặn cho vùng ven biển. Xây dựng hơn 200 km đê bao
cho các khu rừng chàm tập trung để giữ nước mưa chống cháy rừng trong mùa khô[1].
Nhìn chung các loại công trình thủy lợi được phân làm 11 loại quy định tại [khoản 2
Điều 16] Luật Thủy lợi cụ thể gồm: Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ, Đập chắn
nước, trạm bơm, cống lấy nước dưới đập, cống đầu mối hệ thống thủy lợi, cống đầu
mối hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cống trong hệ thống thủy lợi,
kênh dẫn, chuyển nước, kênh dẫn nước chính, kênh nhánh cấp I, kênh nhánh cấp II và
kênh nhánh cấp III , đường ống dẫn nước tưới, bờ bao thủy lợi, Hệ thống công trình
thủy lợi.
Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công
trình, công trình thủy lợi được phân thành 5 cấp, bao gồm công trình thủy lợi cấp đặc

biệt, công trình thủy lợi cấp I, công trình thủy lợi cấp II, công trình thủy lợi cấp III và
công trình thủy lợi cấp IV. Trong đó, công trình cấp đặc biệt có yêu cầu kỹ thuật cao
nhất và giảm dần ở các cấp thấp hơn. Cấp công trình là cấp để thiết kế công trình và
quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu
chuẩn quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
1.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của công tác Thiết kế công trình Thủy Lợi
Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng
cho mục đích điều tiết, lấy nước, dẫn nước, sử dụng hợp lý nguần nước. Phòng, chống


thủy tai, lũ lụt, triều cường, ngập úng, sạt lở đất……. Nó làm cho các ý tưởng trở
thành thực tiễn với mục tiêu phát huy hiệu quả cao nhất với số vốn bỏ ra ít nhất.
Thiết kế công trình thủy lợi bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Phương án công nghệ: Bao gồm các giải pháp sử dụng những công nghệ tiên tiến,
như xây cầu giờ có nhiều giải pháp công nghệ khác nhau: phương pháp đúc hẫng, dây
văng, xây bằng chữ T, chữ I…tùy theo công trình muốn xây dựng mà mình chọn công
nghệ phù hợp, mỗi kiểu đều sử dụng công nghệ khác nhau. Việc của người tư vấn thiết
kế là đưa ra những phương án phù hợp cho khách hàng chọn lựa.
Công năng sử dụng: Từ thời nguyên thủy để bảo vệ mình, con người tiền sử đã biết tạo
ra những dạng thức kiến trúc đầu tiên để chống lại những tác động của thiên nhiên,
thời tiết . Như vậy kiến trúc được nảy sinh trên nhu cầu công năng sử dụng của con
người. Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của từng đối tượng để có thể tư vấn lựa chọn
những phương án tốt nhất.
Phương án kiến trúc: Khi xây dựng một công trình, sẽ có nhiều phương án khác nhau.
Người tư vấn thiết kế sẽ giúp khách hàng chọn cho mình phương án tối ưu nhất. Ví dụ
khi xây một trạm bơm tiêu nước cho cùng một diện tích, nhưng lại có nhiều kiểu nhà
trạm khác nhau, tùy vào nhu cầu của từng đối tượng khác nhau.
Tuổi thọ công trình: Tuổi thọ công trình là khái niệm chỉ thời gian tồn tại của công
trình . ví dụ như cây cầu thiết kế trong vòng 10 năm phải tu sữa lại hoặc xây mới. Tuổi
thọ công trình xây dựng thường được tính từ thời điểm công trình được đưa và khai

thác (sau khi hoàn tất việc xây dựng hay sau một sửa đổi lớn) cho tới khi chuyển sang
trạng thái giới hạn. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào cá yếu tố như vật
liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công...
Phương án kết cấu: Kết cấu xây dựng bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và
biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng. Kết
cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và
trạng thái giới hạn sử dụng. Yêu cầu cơ bản quan trọng nhất của kết cấu xây dựng
cũng như cơ kết cấu là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định.


Phương án phòng chống cháy nổ: Gần đây các vụ cháy nổ lớn thường xảy ra, do nhiều
nguyên nhân khác nhau như : chập điện, rò rỉ điện…. Vì vậy cần tư vấn cho người sử
dụng những phương án tốt nhất trong việc phòng chống cháy nổ, như luôn trang bị
bình cứu hỏa, sử dụng các vật liệu khó bắt lửa… Với phương châm an toàn của khách
hàng là trên hết.
Giải pháp bảo vệ môi trường: Giải pháp bảo vệ môi trường là giải pháp sử dụng các
vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường hay còn gọi là xây dựng xanh hay công
trình bền vững nhằm hướng đến một công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng
năng lượng và vật liệu, đồng thời hạn chế tác động không tốt đến môi trường. Để làm
được vậy, các công trình cần được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu
chuẩn nhất định. Cũng chính vì những tính năng này mà việc xây dựng công trình có
thể giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra một môi trường sống đảm bảo
sức khỏe và hiệu quả hơn cho những người vận hành sử dụng.
Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước: Dự toán là ược lập
cho từng công trình trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng. Dự toán công trình được lập là căn
cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình, là cơ sở để xác định giá
trị để giao nhận thầu xây lắp.
Ước lập là ước lượng và lập bảng dự toán, ví dụ như giá xi măng lên xuống khác
thường thì mình lấy khoảng trung bình thôi, sau đó rồ lập bảng dự toán tổng chi phí

cho công trình
1.1.2. Tầm quan trọng của công tác kiểm soát chất lượng thiết kế công trình Thủy
Lợi
Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu
tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa, Trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất (năng lực
phục vụ) của tài sản cao hay thấp.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tốc


độ thi công nhanh hay chậm, giá thành công trình hợp lý hay không V.V..Trong giai
đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác,
sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn. Chất lượng sản phẩm
sản xuất ra cao hay thấp, giá thành sản phẩm hợp lý hay đắt, khả năng cạnh tranh cúa
sản phẩm, tuổi thọ của công trình có đảm bảo yêu cầu đã đề ra trong dự án không.Tóm
lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư XDCB. nó
có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư. Đổng thời
thiết kế xây dựng góp phần tạo ra môi trường mới, một khống gian thiên nhiên mới
thoả mãn yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống của con người về mặt vật chất và tinh
thần.Thực hiện các yêu cầu nêu trên, công tác thiết kế cần phải tránh tiêu chuẩn quá
cao, quy mô quá lớn, chiếm đất quá nhiều, đổi mới quá gấp.
1.2. Chất lượng công tác thiết kế và quản lý chất lượng thiết kế công trình thuỷ
lợi ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch công trình thủy lợi
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến cực
đoan, khốc liệt đòi hỏi ngành thủy lợi cần thay đổi theo hướng thích ứng. Khi xây
dựng chiến lược phòng chống thiên tai, chiến lược thủy lợi đòi hỏi phải phù hợp với
các ngành kinh tế khác, phải phù hợp với phát triển dân sinh xã hội nên quy hoạch hệ
thống thủy lợi là hết sức cần thiết.

Quy hoạch Thủy lợi là danh mục công trình cần được tiến hành xây dựng trong tương
lai, nó khác với các ngành quy hoạch khác như thủy sản, lâm nghiệp, nông nghiệp,
giáo dục, y tế v.v… Do vậy những phương án đưa ra không hiệu quả sẽ gây tổn thất
kinh tế rất lớn, nên công tác quy hoạch phải được coi trọng đúng mức. Quy hoạch xây
dựng thủy lợi phải dựa trên nền của quan điểm quản lý tổng hợp nguồn nước (tài
nguyên nước) có như vậy mới giải quyết bài toán tối ưu đối với lĩnh vực tài nguyên
nước. Vì vậy, phạm vi quy hoạch phải theo lưu vực sông hoặc vùng, tiểu vùng, hay nói
cách khác nội dung báo cáo quy hoạch lưu vực, vùng phải khác nội dung của một báo
cáo quy hoạch tỉnh. Quy hoạch xây dựng thủy lợi là quy hoạch mở, thường xuyên
được cập nhật bổ sung, phù hợp với nguồn nước và tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Để phục vụ cho các ngành khác cùng đồng thời phát triển, nó có quan hệ hỗ trợ lẫn


nhau. Nói cách khác là trong mỗi dự án quy hoạch (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp,
thủy lợi v.v…) phải có sự phối hợp cụ thể từ khi trình duyệt đề cương, thực hiện, quản
lý vận hành.
Ở Nước ta hiện nay các quy hoạch chuyên ngành thường đi trước “Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội” do vậy mục tiêu của các quy hoạch chuyên ngành xác định
nhiều khi chưa phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể, nên các công trình đưa ra
hiệu quả phục vụ không cao. Trong quy hoạch thủy lợi khâu lập đề cương thực hiện là
khâu quan trọng nhất, nhưng một số dự án chưa tách biệt được mục tiêu-nhiệm vụ,
cũng như các vấn đề cần phải giải quyết và các hoạt động để đạt được nhiệm vụ, mục
tiêu cụ thể. Các mục tiêu đưa ra rất chung chung, nhiều khi các lưu vực, vùng gần như
tương tự như nhau. Việc kết hợp giữa các quy hoạch chuyên ngành chưa đồng bộ,
nhiều khi hầu như riêng biệt dẫn đến nên giải pháp quy hoạch đưa ra không sát thực tế,
kinh phí thực hiện lớn và trùng lặp. Tính dự báo trong quy hoạch còn thấp.
Để nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng thủy lợi. Cần hoàn thiện ban hành các
tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quy hoạch xây dựng thủy lợi, chuẩn bị đầu tư, xây dựng,
quản lý vận hành. Đặc biệt là áp dụng các công nghệ mới vào trong quy hoạch (mô
hình dự báo, mô hình toán, hệ thống thông tin địa lý…). Tránh tình trạng phụ thuộc

vào ý kiến chủ quan của nhà quy hoạch mà đánh giá dự án là kinh tế hay không kinh
tế. Quy hoạch xây dựng thủy lợi nói riêng và các quy hoạch khác nói chung, mang tầm
chiến lược của cả một vùng. Do vậy, các dự án quy hoạch cần giao cho các đơn vị
chuyên ngành có năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn phụ trách trên địa bàn. Việc quy
hoạch xây dựng thủy lợi cần phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của cả thời đoạn quy
hoạch cũng như trong từng thời kỳ. Kết quả cuối cùng của quy hoạch phải là danh mục
các dự án đầu tư một cách đồng bộ, bao gồm các thông số chính của dự án để nhà đầu
tư và người quyết định đầu tư thuận lợi trong chọn lựa, cũng như phát huy ngay hiệu
quả tác dụng. Công trình thủy lợi thường chiếm nhiều diện tích nên khi tiến hành quy
hoạch phải đặc biệt, phải chú trọng đến đền bù tái định cư trong các phương án đề
xuất.
1.2.2. Thiết kế cơ sở
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng
công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các


thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn
cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Hồ sơ thiết kế cơ sở là hồ sơ bao gồm toàn bộ các thông tin thiết kế cơ sở.
Trong hồ sơ thiết kế của một công trình xây dựng hoặc một dự án xây dựng gồm các
bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuậtvà thiết kế thi công. Tuỳ thuộc vào quy mô,
tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước,
2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ có hồ sơ thiết
kế cơ sở.Nội dung của hồ sơ thiết kế cơ sở gồm có phần thuyết minh và phần bản vẽ,
phần thuyết minh cần thể hiện các nội dung sau đây:
Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, tổng mặt bằng công trình,
hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến, vị trí, quy
mô xây dựng các hạng mục công trình, việc kết nối giữa các hạng mục công trình
thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.Phương án công nghệ, dây chuyền
công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. Phương án kiến trúc đối với công

trình có yêu cầu kiế n trúc. Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ
thuật chủ yếu của công trình. Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy
theo quy định của pháp luật. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp
dụng.
Phần bản vẽ cần thể hiện các nội dung: Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc
bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến,
sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công
nghệ. Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. Bản vẽ
phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình,
kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
1.2.3.Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng
công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và
vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để
triển khai thiết kế bản vẽ thi công.


Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử
dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo
đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Theo quy chuẩn việt nam [QCVN 04-02:2010/BNNPTNT] hồ sơ thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công gồm 3 phần thuyết minh, bản vẽ và tổng dự toán.
Phần thuvết minh của thiết kế kỹ thuật bao gồm: Thuyết minh tổng quát, những căn cứ
để lập thiết kế kỹ thuật. Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt, các danh mục
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng. Tóm tắt nội dung
đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh. Các thông tin và chỉ tiêu cần đạt
được của công trình theo phương án được chọn. Điều kiện tự nhiên, tác động của môi
trường, diều kiện kỹ thuật chi phối thiết kế. Tài liệu địa hình, địa chất công trình, thuỷ
văn, khí tượng và động đất ở khu vực xây dựng. Điều tra tác động môi trường. Những
điều kiện phát sinh sau khi lập dự án đầu tư; Phần kinh tế kỹ thuật gồm năng lực, công

suất thiết kế và các thông số của công trình.Phương án, danh mục, chất lượng sản
phẩm, tiêu thụ sản phẩm. Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư; Phần
công nghệ gồm rhương pháp sản xuất và bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất và sử
dụng. Tính toán và lựa chọn thiết bị. Biện pháp an toàn lao động, an toàn sản xuất,
phòng nổ, phòng cháy, chống độc hại, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ mỏi trường sinh
thái; Giải pháp kiến trúc xây dựng gồm bố trí tổng mật bằng, diện tích chiếm đất, diện
tích xây dựng công trình (kể cả công trình phục vụ thi công). Giải pháp về kiến trúc,
kết cấu chính, nền móng…Giải pháp kỹ thuật xây dựng: kết cấu chịu lực chính, nền
móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sở. phương pháp và kết quả tính toán. Lắp đặt
thiết bị, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết
quá tính toán. Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải. Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật
tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, so
sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế; Thiết kế tổ chức xây
dựng nêu lên các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong quá trình xây
dựng.
Phần bản vẽ của thiết kế kỹ thuật bao gồm: Hiện trạng của mật bằng và vị trí trên bản
đồ của công trình được thiết kế. Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình
và các hệ thống kỹ thuật. Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền,


thoát nước), và các công trình phụ trợ (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý
nước thải, bảo vệ môi trường). Dây chuyền công nghệ và vị trí các thiết bị chính. Mặt
bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các mặt đứng của hạng mục công trình. Bố trí
trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết. Sơ đồ mặt bằng các phương án
bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính. Bình đồ tổng thể toàn bộ công trình.
Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện, cấp nước, thải nước…
Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình. Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng
và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt. Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ
phận công trình.
Phần tổng dự toán: Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí công

trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng
mức đầu tư được duyệt, tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây
dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án
chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.
1.2.4. Thiết kế bản vẽ thi công
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 2 phần chính: bản vẽ thi công và dự toán thiết kế
bản vẽ thi công.
Bản vẽ thi công bao gồm các chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình;
thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê
khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của
từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về
trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công. Chi tiết các
bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại
vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công. Chi tiết lắp đặt thiết bị công
nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá. Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại
công trường. Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành… Bảng
tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ
công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện,
thiết bị). Quv trình kv thuật bảo hành, bảo trì công trình.


Dự toán thiết kế bàn vẽ thi công bao gồm: Căn cứ và cơ sở để lập dự toán. Bảng tiên
lượng, dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi
phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thiết kế và công tác quản lý chất
lượng thiết kế
1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thiết kế
Quá trình khảo sát thiết kế còn có những công trình đánh giá sai hiện trạng dẫn đến
điều chỉnh bổ xung thiết kế như: chưa tính chính xác kinh phí GPMB dẫn đến thay đổi
kết cấu công trình cho phù hợp với mặt bằng, xảy ra ở trạm bơm Cầu Móng, huyện

Gia Bình - Bắc Ninh, kênh dẫn xả phải điều chỉnh thành mặt cắt hình chữ nhật từ mặt
cắt hình thang. Hay đơn vị tư vấn thiết kế chưa bám sát quy hoạch nên nhiệm vụ của
dự án thiếu chính xác phải điều chỉnh lại. Do việc lựa trọn phương án công nghệ trong
giai đoạn lập dự án chọn máy chưa tối ưu với cột nước địa hình. Các điểm đấu nối
công xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của máy bơm. Nên máy bơm hoạt động không
hết công suất thiết kế. Việc tính toán thuỷ văn thiếu chính xác hoạc các công trình dẫn
nước không đồng bộ dẫn đến trạm bơm thiếu nước bơm, hay do việc lựa chọn vật liệu
chế tạo bơm không phù hợp với chất lượng nước trong lưu vực (nước kiềm..) nên thiết
bị máy bơm xuống cấp nhanh chóng, năng lượng tiêu thụ lớn. Do việc bố trí nguồn
vốn đôi lúc còn thực hiện không đúng tiến độ của dự án, dẫn đến dự án bị trượt giá
vượt dự phòng của công trình, đã xảy ra tại công trình trạm bơm Phụ Chính, thuộc
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, quá trình lập và phê duyệt DAĐT năm 2007 khi đó
tổng mức đầu tư là 20,5 tỷ, nhưng đến năm 2013 là 31,1 tỷ.
Quá trình lập dự án các đơn vị TVTK thường rất sơ sài, bản vẽ, thuyết minh tính toán
và tổng dự toán nhiều khi còn mang tính phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học. Nên
phương án đưa ra có nhiều sai sót, đặc biệt là biện pháp xử lý nền móng và tổng mức
đầu tư. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật việc tính toán khối lượng còn sai sót nhiều, dự toán
công trình có nhiều mã chỉ tạm tính mà không co báo giá. Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi
công bản vẽ triển khai nhiều chi tiết chưa đầy đủ, biện pháp thi công còn chưa được
quan tâm đúng mức. Đó là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà
nguyên nhân là do TVTK gây ra.


1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý chất lượng thiết kế
Hệ thống các QC, TC của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới phục vụ CTTL có
không ít. Nhưng các sự cố đáng tiếc về trạm bơm vẫn thường xảy ra, việc giải quyết
sửa chữa rất phức tạp và tốn kém. Nguyên nhân là do khâu TK, xây dựng kém chất
lượng.
Luật Xây dựng 2014 điều [119] quy định: sự cố công trình khi TK, thi công, vận hành,
đưa vào sử dụng nếu phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn tính mạng

và tài sản của nhân dân.
Công trình trạm bơm có chất lượng thấp hoặc gặp sự cố do:
Cán bộ TK không đủ kinh nghiệp và trình độ để xử lý những tác động không mong
muốn do thiên nhiên, địa hình thủy thế tại khu vực công trình, dây truyền, phương án
chưa tối ưu hoặc chưa áp dụng không đúng quy trình công nghệ, làm việc không
nghiêm túc, chưa nghiên cứu các giải pháp từ những trạm bơm đã có trong khu vực.
Đơn vi xây lắp coi nhẹ biện pháp thi công của TVTK, công nghệ, thiết bị thi công lạc
hậu không đúng với yêu cầu của TK, QLCL của NT thường bị xem nhẹ, vật liệu
không đạt yêu cầu (cát, ghạch, đá…), thiết bị đã hết niên hạn kiểm định.
Cán bộ, công nhân kỹ thuật trong quá trình khai thác vô tình làm hỏng thiết bị do làm
việc thiếu tập trung, chưa được tập huấn và chuyển giao công nghệ một cách đầy đủ.
Nói chung đội cán bộ, công nhân kỹ thuật vận hành cần thường xuyên học tập đẻ cải
thiện về trình độ và tay nghề. Luôn luôn theo dõi, kiểm tra tình trạng chất lượng thiết
bị.
a) Đối với công trình thủy công
* Những nhân tố chủ yếu do thiết kế
Bồi lắng tại vị trí cửa cống vào bể hút hay sảy ra đối với các trạm bơm lấy nước ven
sông. Nguyên nhân do đặt trạm bơm và sông dung để lấy nước quá xa nhau hoặc lựa
chọn vận tốc vận tốc TK chưa đủ để tránh lắng đọng phải nạo vét thường xuyên khi
vận hành khai thác hoặc cống vào bể hút đặt quá cao dẫn đến máy bơm thiếu nước…
Tất cả những sự cố trên phần lớn xảy ra là do công tác khảo sát khu vực trạm bơm
chưa đầy đủ, dẫn đến áp dụng biện pháp công trình không phù hợp hoặc do thiên nhiên
bất thường với những diễn biến ngoài sự tính toán của tư vấn thiết kế.
*Hư hỏng kết cấu nhà trạm


Qua quá trình sử dụng nhà trạm bị lún gây hư hỏng kết cấu nhà trạm. Hiện tượng trên
xảy ra do: Tư vấn thiết kế chưa tính ổn định, hay tính ổn định của từng bộ phận mà
không xét đến tổng thể toàn bộ công trình nên Sự ảnh hưởng của lớp đất đắp hoàn
thiện sau khi hoàn thành từng hạng muc chưa tính đến. Đối với các công trình đặt tại

khu vực đất yếu mà móng chưa xử lý một đúng cách. Hay không xử lý chưa triệt để
chất lượng không đảm bảo theo biện pháp của đơn vị tư vấn, độ chặt chưa đạt độ chặt
yêu cầu của TK.
*Thấm nước vào tầng máy bơm
Tầng máy bơm bị thấp nước chủ yếu do biện pháp chống thấm của thiết kế chưa đạt.
Quá trình thi công sử dụng vật liệu kém chất lượng.
b) Các trang thiết bị
Hiện nay các trang thiết bị đa phần đã cũ, quá trình vận hành khai thác vận hành kéo
dài. Các các bộ phận truyền động đã được sửa chữa thay mới (trục bơm..) và các thiết
bị đóng cắt điện(các đầu cốt đồng….). Các linh kiện được lắp mới thiếu đồng bộ, nên
quá trình vận hành của máy bơm hay gặp các sự cố ở các chi tiết hoạt động liên tục
cánh hướng... biểu hiện là tiếng máy kêu to một cách bất thường, Khe hở của các bộ
phận mới và cũ nhiều, gây ra rỉ dẫn đến lượng nước hữu ích thấp nhưng mức tiêu thu
nhiên liệu cao. Ngoài ra, các trang thiết bị quá cũ đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất
ATLĐ về điện, động cơ bị nóng tiêu hao năng lượng lớn. Hệ thống tủ bảo vệ, điều
khiển mất an toàn gây chập. Do các thiết bị cũ thường cồng kềnh đã không còn được
sản xuất, các thiết bị thường không còn phù hợp với các tiêu chuẩn mới không đáp ứng
được yêu cầu an toàn lao động.


Kết luận chương I
Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn của
nhà nước và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do
vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế tăng rất nhanh, lên đến hàng nghìn
đơn vị. Bên cạnh một số các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống lâu năm, có
đủ năng lực trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế năng lực trình
độ còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ. Mặt khác kinh phí cho công
việc này còn thấp, dẫn đến chất lượng của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưa
cao, còn nhiều sai sót. Trong đó các công trình thuỷ lợi nói chung và công trình trạm
bơm nói riêng chịu nhiều tác động của thời tiết khi xây dựng gặp rất nhiều khó khăn.

Trạm bơm là tập bởi các hạng mục công trình và rất nhiều các trang thiết bị, nên có thể
xảy ra rất nhiều sự cố đối với các hạng mục khác nhau trong cùng một trạm bơm.
Chương này tác giả liện kê một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác TK và công tác
quản lý chất lượng TK và các tác nhân gây ra, các yếu tố tiềm ẩn mất an toàn cho trạm
bơm: Thiếu nước, trang thiết bị không hoạt động được… Đa phần hư hỏng có bắt
nguồn từ là do TVTK từ khâu TKCS đến khi TK bản vẽ thi công. Đó là những lưu ý
để khi thiết kế các công trình thủy lợi nói chung, công trình trạm bơm nói riêng tránh
mắc phải để đảm bảo an toàn khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM
2.1. Quy định của pháp luật về chất lượng thiết kế công trình trạm bơm
2.1.1. Quy hoạch công trình trạm bơm
Theo luật xây dựng số [50/2014/QH13] các loại công trình xây dựng bao gồm: công
trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp
và phát triể nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
Trong đó công trình trạm bơm thuộc loại hình công trình nông nghiệp và phát triển
nông thôn và được được phân loại theo công suất [TCVN 8423 : 2010]. Trạm bơm loại
3

nhỏ có công suất đến 1m /s và không phụ thuộc vào công dụng cũng như cột nước;
3

3

Trạm bơm loại vừa có công suất từ 1 m /s đến 10 m /s; Trạm bơm loại lớn có công
3

3


3

suất từ 10 m /s đến 100 m /s; Trạm bơm loại đặc biệt có công suất lớn hơn 100 m /s.
Công trình trạm bơm với nhiệm vụ chính là đưa nước từ nơi có cột nước thấp đến nơi
có cột nược cao hơn. Nên việc thiết kế các trạm bơm tưới hay tiêu phụ thuộc vào yêu
cầu của từng vùng, từng mùa hay từng thời điểm. Tuy nhiên khi thiết kế đảm bảo cấp,
thoát nước được lấy theo các quy định về mức đảm bảo chung về thiết kế công trình
thủy lợi thành phần nội dung quy định tại QCVN05-05: 2012/BNNPTNT - các qui
định chủ yếu về công trình thủy lợi và các tiêu chuẩn hiện hành, gồm các bước thiết kế
như sau:
2.1.2. Thiết kế cơ sở
Khảo sát và lập TKCS phục vụ cho việc LDA, cần sưu tầm các văn bản có lien quan
trong vùng như quy hoạch, bản đồ các loại…xác định tầm quan trọng của công trình,
lựa chọn nguồn vốn, vị trí, quy mô và phương án, đưa ra kiến nghị cho TK về phương
án công nghệ, xác định được tổng mức, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của DAĐT.
Thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ
sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ
yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các
bước thiết kế tiếp theo.Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản
vẽ. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở cần giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương
án thiết kế; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; Phương án công nghệ,
kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc, kết cấu chính. Phương án bảo vệ môi


trường, phòng cháy, các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. Phần bản vẽ
thiết kế cơ sở cần có bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình , sơ đồ công nghệ,
bản vẽ phương án kiến trúc, bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ
tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Trong giai đoạn này quản lý chất lượng công trình theo quy định của Nghị định

46/2015/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu
tư xây dựng công trình. Theo đó các chủ thể phải bảo đảm nội dung quản lý chất lượng
của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình gồm: Bố trí đủ người có kinh nghiệm và
chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế. Cử người có đủ điều kiện năng lực để làm
chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế. Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được
yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng
cho công trình. Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ
chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm
tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế. Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định,
phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng, tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình
hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định và Thực hiện điều chỉnh thiết kế
theo quy định.
Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình
thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu
tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và
không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng
công trình do mình thực hiện.
Khi nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế
những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu
trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế
phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật
đối với phần việc do mình đảm nhận.
2.1.3. Thiết kế kỹ thuật
Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật là nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư
xây dựng công trình (XDCT) được phê duyệt. Báo cáo kết quả khảo sát XD bước thiết
kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát XD và các điều kiện khác tại địa điểm XD


×