Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng đức toàn thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 132 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Trương Quốc Huy

1

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình thạc sỹ và làm luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Thủy
Lợi.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Vũ Thanh Te - Khoa
Công trình - Trường Đại học Thủy Lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp các
ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và kinh
nghiệm của các thầy, cô giáo Khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo trường Đại học
Thủy Lợi, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các các Nhà Khoa học, các Nhà Quản lý, Ban
Lãnh đạo, Tập thể Cán bộ Công nhân viên trong Công ty TNHH thương mại và xây
dựng Đức Toàn Thắng, Tập thể lớp Cao học 24QLXD21 - Trường Đại học Thuỷ Lợi
cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt để tác giả hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế
nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận


được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

2

i


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
5. Kết quả đạt được......................................................................................................3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG .......................................................................................................4
1.1 Chất lượng thi công xây dựng và quản lý chất lượng thi công xây dựng .............4
1.1.1 Chất lượng thi công xây dựng ........................................................................4
1.1.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng ...........................................................7
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng..............................12
1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan............................................................................12
1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan................................................................................13
1.3 Một số những hư hỏng, sự cố gặp phải trong quá trình thi công công trình xây
dựng ...........................................................................................................................16
1.3.1 Sự cố công trình............................................................................................17
1.3.2 Một số nguyên nhân, sự cố thường gặp trong giai đoạn thi công xây dựng 18

1.4 Kinh nghiệm quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại một số quốc
gia phát triển trên thế giới nói chung và ở một số doanh nghiệp uy tín ở Việt Nam
nói riêng.....................................................................................................................26
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại một số
quốc gia phát triển trên thế giới.............................................................................26
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ở một số
doanh nghiệp uy tín ở Việt Nam ...........................................................................30
1.5 Kết luận chương 1 ...............................................................................................32
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG ....................................................................................................33

3

3


2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng...........................................................................................................................33
2.2 Chất lượng công trình trong giai đoạn thi công và quản lý chất lượng công trình
xây dựng trong giai đoạn thi công.............................................................................34
2.2.1 Chất lượng công trình trong giai đoạn thi công ...........................................34
2.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công ..............35
2.3 Phương pháp đánh giá chất lượng thi công xây dựng.........................................41
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người .......................................................41
2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư, máy móc thiết bị .................................42
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công...........................................................43
2.4 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong quá trình thi
công ...........................................................................................................................45
2.5 Kết luận chương 2 ...............................................................................................48
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ XÂY DỰNG ĐỨC TOÀN THẮNG......................................................................49
3.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng49
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................49
3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý.................................................................................49
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.......................................................50
3.1.4 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................53
3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của của công ty TNHH thương mại và xây dựng
Đức Toàn Thắng giai đoạn 2010 – 2017...................................................................54
3.2.1 Tình hình thi công xây dựng ........................................................................54
3.2.2 Những thành tựu đạt được............................................................................62
3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại công ty TNHH
thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng ...............................................................62
3.3.1 Bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường ........................................62
3.3.2 Chức năng, tổ chức của từng bộ phận ..........................................................63
3.3.3 Quy trình quản lý chất lượng của Công ty ...................................................68
3.3.4 Công tác lập kế hoạch quản lý thi công xây dựng công trình ......................70
3.3.5 Công tác quản lý tiến độ xây dựng...............................................................70
3.3.6 Công tác quản lý nhân lực trên công trường ................................................71

4

4


3.3.7 Công tác quản lý vật tư.................................................................................73
3.3.8 Công tác quản lý máy móc và thiết bị ..........................................................74
3.3.9 Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng...........................................76
3.3.10 Công tác quản lý an toàn, vệ sinh môi trường trong xây dựng ..................76
3.3.11 Công tác quản lý phòng cháy chữa cháy ....................................................77

3.4 Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác quản lý chất lượng thi
công xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng.........77
3.4.1 Những kết quả đạt được ...............................................................................77
3.4.2 Những khó khăn, hạn chế.............................................................................78
3.5 Chiến lược sản xuất kinh doanh và mục tiêu nhiệm vụ trong giai đoạn 2017 –
2022 của công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng .......................81
3.5.1 Chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2017 – 2022 của công ty
TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng ...............................................81
3.5.2 Mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2017 – 2022 của công ty TNHH thương
mại và xây dựng Đức Toàn Thắng ........................................................................87
3.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng ...............88
3.6.1 Giải pháp hoàn thiện kỹ năng quản lý cho nhà lãnh đạo..............................88
3.6.2 Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn ...................................................90
3.6.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, giám sát chất lượng thi công..........93
3.6.4 Xây dựng hợp lý tổ, đội thi công..................................................................96
3.6.5 Giải pháp bố trí sử dụng hợp lý, hiệu quả máy móc trên công trường ........98
3.6.6 Giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu ................................99
3.6.7 Giải pháp tăng cường quản lý về an toàn lao động và hạn chế tác động của
môi trường ...........................................................................................................101
3.7 Kết luận chương 3 .............................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................106

5

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng.............4
Hình 1.2 Cát chảy khi đào móng xây nhà làm đổ nhà bên cạnh ở Quảng Ninh ...........19
Hình 1.3 Bê tông bị nứt gãy ..........................................................................................21
Hình 1.4 Vỉa hè bị hư hỏng do sử dụng vật liệu kém chất lượng .................................22
Hình 1.5 Sập nhịp cầu Chợ Đêm - thành phố Hồ Chí Minh do biện pháp thi công
không phù hợp [8] .........................................................................................................23
Hình 1.6 Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 ..................................................................24
Hình 1.7 Sự cố sạt lở mái kè đê sông Mã......................................................................25
Hình 1.8 Hiện trường vụ sập giàn giáo ở dự án Formosa .............................................26
Hình 1.9 Nhật Bản sửa xong hố tử thần 30m trong 2 ngày...........................................27
Hình 1.10 Coteccons chính thức cất nóc tòa tháp Landmark 81 ngày 09/03/2018 ......30
Hình 3.1 Mô hình tổ chức Công ty TNHH TM và XD Đức Toàn Thắng ....................50
Hình 3.2 Tổng giá trị sản lượng của Công ty qua các năm [17] ...................................54
Hình 3.3 Công trình làm mới đường quốc lộ 38b đoạn từ xã Hợp Lý đến thị trấn Hòa
Mạc km 1 – km 6, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam........................................................60
Hình 3.4 Công trình đường Tân Hợp - Đại Sơn gói từ km1 – km 18 ,xã Tân Hợp,
huyên Văn Yên, tỉnh Yên Bái. ......................................................................................61
Hình 3.5 Công trình hạ tầng tái định cư Liêm Chính – Xã Liêm Chung – TP Phủ Lý 61
Hình 3.6 Bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường ..........................................62
Hình 3.7 Lưu đồ hệ thống quản lý chất lượng về vật liệu.............................................68
Hình 3.8 Lưu đồ quản lý chất lượng của Công ty.........................................................69
Hình 3.9 Danh sách cán bộ kỹ thuật trên công trường..................................................72

6

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các dự án đã thi công điển hình của Công ty ................................................55

Bảng 3.2 Bảng điểm đánh giá gói thầu thi công xây dựng ...........................................58
Bảng 3.3 Thông tin tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây.[17] ...........................61
Bảng 3.4 Danh sách công nhân kỹ thuật trên công trường ...........................................73
Bảng 3.5 Bảng kê máy móc thiết bị thi công của công ty.[17] .....................................75

viii

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QQ
Hu
CC
ô
XD
QQ
u
CL


QQ
u
CL

Cn

XD
XX
â

C
y
d
TT

-Q
Q
u
CL
QQ
Cu
T
TT
-h
CC
h
TC
ất
Clư

XD
n
Tg
th
M
i
c

ô
X

n
g
CB
c
- TVQLDA

Tư vấn quản lý dự án

XDCB

Xây dựng cơ bản

BHLĐ

Bảo hiểm lao động

TT-BTNMT

Thông tư Bộ tài nguyên và môi trường

QĐ-BTNMT

Quyết định Bộ tài nguyên và môi trường

viii

8


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, hòa chung xu thế đổi mới và phát triển của nền kinh tế, với sự
cố gắng của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương và nhân dân trong cả
nước, công tác xây dựng cơ bản có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, biện
pháp và kỹ thuật thi công, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ ký thuật xây dựng. Nhiều công
trình lớn, kỹ thuật phức tạp chúng ta có khả năng thiết kế, thi công mà không phải có
sự trợ giúp của nước ngoài. Nhà nước đã và đang đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng cho
xây dựng cơ bản tron g các lĩnh vực như : cơ sở hạ tầng giao thông ( bao gồm đường
bộ, đường sắt,…) , cơ sở phục vụ cho nông nghiệp (bao gồm công trình thủy lợi, hệ
thống cấp thoát nước , các trung tâm phát triển chăn nuôi, trồng trọt), các công trình
lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp như dầu khí, khai thác khoáng sản….Các cụm
khu công nghiệp trọng điểm, hàng trăm khu đô thị, khu dân cư mới được xây dựng với
những công trình cao tầng kỹ thuật phức tạp. Điều đó đã làm diện mạo đất nước nói
chung và của từng địa phương nói riêng ngày càng đổi mới, đời sống của người dân
ngày càng nâng cao, nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng trưởng và phát triển một
cách bền vững. Bên cạnh những kết quả cơ bản và to lớn đó, một vấn đề được xã hội
hết sức quan tâm đó là chất lượng xây dựng, vì chất lượng xây dựng là yếu tố quan
trọng trong quá trình xây dựng, quyết định đến bộ mặt đô thị, nông thôn. Công trình
xây dựng không đảm bảo sẽ nguy hại đến đời sống xã hội của con người. Trên thực tế
hiện nay, trên phạm vi cả nước có không ít công trình do không đảm bảo chất lượng đã
gây nên tình trạng lún nứt. Ví dụ như công trình nâng cấp , cải tạo quốc lộ 18 đoạn
Uông Bí – Hạ Long…,thậm chí có những công trình bị sập đổ mất an toàn gây ra chết
người thương tâm như vụ sập cầu Cần Thơ khiến 54 người bị thiệt mạng và hàng chục
người khác bị thương. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, đến đời sống
xã hội, khiến cho dư luận thêm lo lắng, bức xúc. Ngoài ra nó còn cho thấy chất lượng
công trình, sản phẩm xây dựng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh trong mọi khâu của
quá trình đầu tư xây dựng công trình. Nhiều doanh nghiệp hiện nay còn chưa thực sự
quan tâm, chưa biết đến lợi ích cơ bản, lâu dài trong việc nâng cao thương hiệu sản

1


1


phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có
chuyển biến về nhận thức, xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trong đó có
chiến lược về nâng cao chất lượng sản phẩm, coi sự thỏa mãn của khách hàng là sự
tồn tại của doanh nghiệp.
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng là một trong những doanh
nghiệp xây dựng đang khẳng định được uy tín qua các công trình xây dựng đạt chất
lượng cao. Tuy nhiên hiện nay, công tác quản lý chất lượng công trình của Công ty
đang gặp phải một số tồn tại. Vậy tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng
Đức Toàn Thắng’’ để tìm hiểu , nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý chất lượng
thi công công trình của Công ty, cũng như đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng của Công ty, đưa ra một số giải
pháp để khắc phục những bất cập còn tồn tại đó.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng, kết hợp với
các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công
công trình xây dựng tại Công ty này.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát đánh giá, thống kê.
- Phương pháp thu thập, phân tích và kế thừa những nghiên cứu đã có.
- Phương pháp chuyên gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng
thi công xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng do

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng tham gia xây dựng, các

2

2


nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công
ty từ năm 2010 đến nay.
5. Kết quả đạt được
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công xây
dựng tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng. Tác giả đã hoàn
thành những nghiên cứu và đạt được những nội dung sau đây:
- Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
công trình trong giai đoạn thi công xây dựng và vai trò của công tác quản lý thi công
xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng tại
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Đức Toàn Thắng trong thời gian qua. Chỉ ra
được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thi công
xây dựng và tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế
này.
- Đã đề xuất được một số giải pháp quản lý thi công có cơ sở khoa học, có tính hiệu
quả và khả thi.

3

3



CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG XÂY DỰNG
1.1 Chất lượng thi công xây dựng và quản lý chất lượng thi công xây dựng
1.1.1 Chất lượng thi công xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm công trình xây dựng
Khái niệm công trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây
dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và
các công trình khác [1].
Công trình xây dựng được phân thành các nhóm có đặc điểm kỹ thuật tương tự nhau,
gồm: công trình dân dụng; công trình công nghiệp; công trình thủy lợi; công trình giao
thông; công trình hạ tầng kỹ thuật [2].
1.1.1.2 Quan điểm về chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của
công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.

Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
Nhìn vào sơ đồ (Hình 1.1), chất lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ
thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội
và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với
4

4


quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi
trường...), không kinh tế thì cũng không thỏa mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có

được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng,
trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư)
và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia luật hóa với
nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng)
do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia
vào quá trình đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát.
1.1.1.3 Quan điểm về chất lượng thi công xây dựng
Chất lượng thi công xây dựng công trình là tổng hợp tất cả các đặc tính phản ánh công
trình xây dựng đã được thi công đáp ứng được các yêu cầu trong thiết kế, các qui định
của tiêu chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan và các
điều giao ước trong hợp đồng về các mặt mỹ thuật, độ bền vững, công năng sử dụng
và bảo vệ môi trường, được thể hiện ra bên ngoài hoặc được dấu kín bên trong từng
kết cấu hay bộ phận công trình.
Chất lượng thi công xây dựng liên quan đến : chỉ tiêu thực tế trong quá trình thi công
bao gồm như là độ bền, kết cấu được đánh giá qua chỉ tiêu thí nghiệm. Qua quá trình
giám sát, thi công, thời gian thi công, chi phí trong quá trình thi công tạo nên chất
lượng trong quá trình thi công. Nguyên tắc chất lượng thi công phải đạt bằng hoặc lớn
hơn chất lượng thiết kế đặt ra. Thực tế trong quá trình thi công chịu tác động của nhiều
yếu tố như môi trường, nhiệt độ,… từ đó đưa ra các giải pháp để đảm bảo chất lượng
thi công. Chất lượng thi công là chất lượng thực tế ta đạt được trong quá trình thi công
từ giải pháp thi công, chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào, … tất cả các yếu tố thông
qua thí nghiệm khảo sát trên hiện trường cũng từ đấy ta có được kết quả thực tế trong
quá trình thi công nó sẽ quyết định chất lượng.

5

5



1.1.1.4 Các yêu cầu của chất lượng
- Chất lượng phải chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các
yếu tố kỹ thuật, kinh tế và các yếu tố văn hóa xã hội (bởi chất lượng là sự kết hợp
nhuần nhuyễn của bốn yếu tố);
- Chất lượng phải phản ánh được khả năng đáp ứng được các yêu cầu về chức năng kỹ
thuật, phải phản ánh giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt được;
- Các thuộc tính chất lượng phải là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều bộ phận
hợp thành. Chất lượng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của sản phẩm, mà còn
phản ánh trình độ, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực trong
từng thời kỳ;
- Chất lượng được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình. Vì vậy, phải
xem xét nó một cách chặt chẽ giữa các quá trình trước trong và sau sản xuất;
- Chất lượng cần phải được xem xét chặt chẽ giữa các yếu tố tác động trực tiếp, gián
tiếp, bên trong và bên ngoài.
Cụ thể:
- Nghiên cứu kỹ đồ án thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc những bất hợp lý về thiết
kế cũng như thực tế địa hình, địa chất và đề xuất biện pháp xử lý nhằm bảo đảm chất
lượng công trình;
- Làm tốt công tác chuẩn bị thi công, lập biện pháp tổ chức thi công đối với những
công việc quan trọng để nâng cao chất lượng công tác xây lắp;
- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng theo như đã mời thầu, xuất trình những kết
quả thí nghiệm vật liệu, chứng chỉ nguồn gốc vật liệu cho bên A kiểm tra;
- Tất cả các loại vật liệu trước khi đưa vào thi công đều phải qua thí nghiệm và kết
quả thí nghiệm về vật liệu đều phải được cơ quan có pháp nhân thực hiện;
- Lựa chọn cán bộ kỹ thuật, đội trưởng thi công, công nhân có đủ trình độ, kinh
nghiệm và tay nghề cao đối với công tác cụ thể được giao;

6

6



- Trước khi thi công sẽ gửi cho Chủ đầu tư danh sách cán bộ, công nhân chủ chốt xây
dựng công trình như: Chỉ huy trưởng công trường, đội trưởng xây lắp,cán bộ kỹ thuật,
nhân sự bộ phận trắc đạc,nhân sự bộ phận nề hàn,…;
- Tổ chức, mời bên A kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật công tác xây lắp theo đúng quy
phạm và quy định của Nhà nước;
- Thực hiện đầy đủ các văn bản về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi
công:
+ Sổ nhật ký công trình (đóng dấu giáp lai);
+ Các phiếu chứng nhận kết quả thí nghiệm vật liệu xây dựng;
+ Các chứng chỉ kết cấu bán thành phẩm;
+ Các biên bản kiểm tra, sổ ghi các số đo khi đo đạc, sổ kiểm tra dung trọng;
+ Các văn bản nghiệm thu, tài liệu hoàn công và văn bản liên quan khác.
- Tổ chức nhận mặt bằng công trình, các cọc mốc và các tài liệu đo đạc do Chủ đầu tư
giao, sẽ được bảo quản, củng cố cho tới khi xây dựng xong công trình, bàn giao trả lại
cho Chủ đầu tư;
- Tổ chức xây dựng biện pháp phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, an toàn lao
động và vệ sinh môi trường;
- Trước khi đào móng, chúng tôi phải lập xong hệ mốc bảo lưu được đơn vị giám sát
nghiệm thu trên thực địa và tài liệu đo vẽ.
1.1.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng
1.1.2.1 Quan điểm về quản lý chất lượng [4]:
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả sự tác động hàng loạt yếu tố có liên
quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần quản lý một cách
đúng đắn các yếu tố này. QLCL là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định
và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được
gọi là QLCL.

7


7


Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:
- Theo GOST 15467-70: QLCL là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất
yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực
hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới các
nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí.
- Theo A.G. Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: QLCL
được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối
hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng
trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối
tượng cho phép thỏa mán yêu cầu đầy đủ của người tiêu dùng.
- Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: QLCL là hệ thống các
phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất hàng hóa có chất lượng cao hoặc đưa ra
những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
- Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý
chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa QLCL có nghĩa là: nghiên cứu triển khai,
thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích
nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoản mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa về QLCL: là
một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể các thành phần
của một kế hoạch hành động.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: QLCL là một hoạt động có
chức năng quản lý chung nhằm đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện
chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Như vậy, tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về QLCL, song nhìn chung chúng
đều có những điểm giống nhau như:


8

8


- Mục tiêu trực tiếp của QLCL là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp
với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
- Thực chất của QLCL là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạch
định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, QLCL chính là chất lượng của
quản lý.
- QLCL là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ
thuật, xã hội). QLCL là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội,
trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao
nhất chỉ đạo.
- Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung nhằm xác
định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện bằng những phương tiện
như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống nhất định.
- Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ
chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay
không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và
những việc quan trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng việc” , “làm đúng
ngay từ đầu” và làm đúng tại mọi thời điểm”.
1.1.2.2 Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng [2]
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm,
sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được
sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu
đưa hạng mục công trình , công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm
thực hiện của các chủ thể được quy định như sau :

-Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công
trình xây dựng.
-Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

9

9


-Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công
việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
-Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
-Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi
công xây dựng công trình.
-Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận ( hạng mục ) công trình xây dựng (
nếu có ).
-Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử
dụng.
-Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
-Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao
công trình xây dựng.
Ngoài ra còn có giám sát cuả nhân dân về chất lượng công trình xâydựng. Có thể thấy
rất rõ là quản lý chất lượng rất được coi trọng trong giai đoạn thi công xây dựng công
trình.
1.1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng công trình xây dựng [6]
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng:
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu những nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn vượt cao hơn sự
mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo:
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh
nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn
toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người:

10

10


Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ
với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình:
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có
liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Tính hệ thống:
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau
đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục:
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp.
Muốn có khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên
tục cải tiến.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện:
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có
hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng:
Doanh ngiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương hỗ cùng có
lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. Các doanh nghiệp cần tạo
dựng mối quan hệ hợp tác nội bộ với bên ngoài tổ chức để đạt được mục tiêu chung.

Các mối quan hệ nội bộ, tạo sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy sự hợp tác lãnh đạo và người
lao động, tạo lập các mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong tổ chức để tăng
cường sự linh hoạt và khar năng đáp ứng nhanh. Các mối quan hệ bên ngoài là các mối
quan hệ với khách hàng, người cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, chính quyền địa
phương... những mối quan hệ liên quan ngày càng quan trọng, nó là những mối
quan hệ chiến lược, chúng có thể giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng
thương hiệu hoặc thiết kế những sản phẩm, dịch vụ mới. Hiệu quả của doanh nghiệp là
phải xét ở hiệu quả chung chứ không phải xét ở hiệu quả riêng ở một mặt nào. Hiệu

11

11


quả chung của doanh nghiệp phải thể hiện được mục tiêu chất lượng sản phẩm ngày
càng thỏa mãn khách

12

12


hàng, hoạt động phát triển, mở rộng thị trường, đóng góp với nhà nước, xã hội tăng ,
đời sống vật chất của người lao động được cải thiện, nâng cao, sản xuất gắn với bảo vệ
môi trường và thực hiện một sự phát triển bền vững. Từ đó doanh nghiệp sẽ đạt được
sự gia tăng về sản lượng, khách hàng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, gia tăng đầu tư
phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ. Quản lý chất lượng tạo cho
doanh nghiệp điều kiện phát triển mạnh, cạnh tranh và lành mạnh.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng CTXD được hình thành xuyên suốt các giai đoạn bắt đầu ý tưởng đến quá

trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CTXD có
thể phân làm 2 nhóm sau đây:
1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:
Trình độ chất lượng của sản phẩm xây dựng không thể vượt quá giới hạn khả năng
của trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định. Chất
lượng sản phẩm xây dựng trước hết phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và công nghệ để
tạo ra nó. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm xây dựng có thể đạt được.
Tiến bộ khoa học - công nghệ cao tạo ra khái niệm không ngừng nâng cao chất lượng
xây dựng. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới hạn, nhờ đó mà
sản phẩm xây dựng ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn. Tiến bộ khoa học - công
nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, trang bị những
phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn. Công nghệ,
thiết bị mới ứng dụng trong thiết kế và thi công giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật của công trình xây dựng. Nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ làm xuất hiện các
nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có. Khoa học quản lý
phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt
nhanh hơn, chính xác hơn các rủi ro về chất lượng công trình, giảm chi phí sản xuất, từ
đó nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng.
Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước:

13

13


Cơ chế chính sách của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải
tiến, nâng cao chất lượng của công trình xây dựng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng


14

14


hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với
những chính sách và cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và
nâng cao chất lượng công trình xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể tham gia đầu tư xây dựng công trình. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh
nghiệp phải nâng cao chất lượng công trình thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh,
bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng.
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng sản
phẩm xây dựng, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa
nhiều như Việt Nam. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão,
sét... ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng, các nguyên vật liệu dự trữ
tại các kho bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy
móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời.
Tình hình thị trường:
Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường, cạnh
tranh... Chất lượng sản phẩm xây dựng cũng gắn liền với sự vận động và biến đổi của
thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là
đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào? Từ đó doanh nghiệp có
thể xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng để có thể đưa ra những sản phẩm với mức
chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu thụ ở những thời điểm
nhất định. Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, người ta quan tâm nhiều tới
giá thành sản phẩm. Nhưng khi đờ i sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng
cũng tăng theo. Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể
thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình.

1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động
xây dựng, mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Nó gắn liền với điều kiện của

15

15


doanh nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý…
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chủ đầu tư:
Sự kiên quyết của chủ đầu tư đối với chất lượng công trình là quan trọng nhất nơi nào
chủ đầu tư (hoặc giám sát của chủ đầu tư) nghiêm túc thực hiện đúng quy chuẩn, tiêu
chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật trong quá trình tổ chức giám sát thì nơi đó có sản phẩm công
trình xây dựng chất lượng tốt.
Nhà thầu xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng. Nếu lực lượng này không quan tâm đúng mức chất lượng sản
phẩm do mình làm ra, chạy theo lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng
công trình.
Công tác đấu thầu và lưa chọn nhà thầu:
Quá trình tổ chức đấu thầu nếu lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm tổ
chức thi công, có hệ thống quản lý chất lượng thực hiện nghiêm túc theo tiêu chuẩn
ISO, hệ quả là sẽ có công trình chất lượng tốt.
- Ngoài ra còn có các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, kiểm định…cũng là
những đối tượng có tác động không nhỏ đến chất lượng công trình;
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
Các văn bản quy phạm pháp luật khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tế sản xuất sẽ góp
phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Ngược lại sẽ cản trở sản xuất và ảnh

hưởng đến chất lượng công trình.
Trình độ lao động của doanh nghiệp:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với
công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí.
Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách

16

16


nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh
nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự
đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng
sản phẩm tạo ra. Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên ngoài mà
còn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên trong doanh nghiệp. Hình thành và phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là
một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.
Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ.
Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh
hưởng lớn đến chất lượng xây dựng. Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công
nghệ đưa ra những giải pháp thiết kế và thi công quyết định đến chất lượng sản phẩm
tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hơp
giữa công nghệ hiện có với đối mới để nâng cao chất lượng công trình là một trong
những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp:
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc
tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau
sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa
của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện
các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệu
cho quá trình sửa chữa. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng
chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời
gian. Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ
giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay,
tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng
đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

17

17


×