Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SACH NUÔI TÔM THÂM CANH, SIÊU THÂM CANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.26 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SACH NUÔI TÔM THÂM CANH, SIÊU THÂM
CANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH CÀ MAU

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Vinh Quy
Nhóm thực hiện: 1
Khóa: 2017 – 2019
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Cà Mau – Tháng 1/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SACH NUÔI TÔM THÂM CANH, SIÊU THÂM
CANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH CÀ MAU

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Vinh Quy
Nhóm thực hiện: 1
Khóa: 2017 – 2019
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Cà Mau – Tháng 1/2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


NTTS: Nuôi trồng thủy sản

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau...............................................2
Hình 2.1: Tôm thẻ chân trắng (trái) và tôm sú (phải).............................12
Hình 2.2: Chu trình sinh sản và tăng trưởng của họ tôm........................13


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU......2
1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................................2
1.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế.................................................................................................3
1.1.3. Tiềm năng về du lịch...............................................................................................................5
1.1.4. Cơ sở hạ tầng dịch vụ.............................................................................................................6
1.1.5. Đánh giá chung.......................................................................................................................7
1.2. Diễn biến nghề nuôi tôm trên thế giới.........................................................................................7
1.3. Diễn biến nghề nuôi tôm Việt Nam..............................................................................................8
CHƯƠNG 2:............................................................................................................................................12
TỔNG QUAN VỀ NUÔI TÔM THÂM CANH, SIÊU THÂM CANH............................................12
2.1. Khái niệm cơ bản.........................................................................................................................12
2.2. Giới thiệu sơ lược về tôm sú và tôm thẻ chân trắng................................................................12
2.2.1. Phân bố..................................................................................................................................12
2.2.2. Chu trình sinh sản và tăng trưởng.....................................................................................13
2.2.3. Đặc điểm sinh sản Tôm........................................................................................................13
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng...........................................................................................................15

2.2.5. Tập tính bắt mồi của tôm.....................................................................................................15
2.2.6. Điều kiện môi trường sống...................................................................................................15
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NUÔI TÔM NUÔI TÔM THÂM CANH, SIÊU
THÂM CANH HIỆN NAY.....................................................................................................................17
3.1.

Vấn đề cấp bách cải thiện chính sách hiện nay nuôi tôm hiện nay...................................17

3.1.1.
Luật, các chính sách nuôi trồng thủy hải sản chưa có quy định cụ thể nuôi tôm
thâm canh, siêu thâm canh............................................................................................................17
3.1.2.

Chất thải trong nuôi tôm chưa được kiểm soát chặt chẽ...........................................17

3.1.3.

Sản lượng và giá trị tôm nuôi chưa ngang tầm với tiềm năng hiện có.....................19

3.1.4.
Kỹ thuật nuôi tôm mang tính kinh nghiệm, chưa có tổ chức thẩm định nuôi tôm
thâm canh, siêu thâm canh............................................................................................................20
3.1.5.

Hệ thống đê điều thủy lợi...............................................................................................20

3.1.6.

Tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất.......................................21


3.2.

Mục tiêu của chính sách.........................................................................................................21


3.3.

Đánh giá chính sách................................................................................................................22

3.3.1.

Ưu điểm............................................................................................................................22

3.3.2.

Hạn chế............................................................................................................................24

3.3.2.1.

Quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản.................................................24

3.3.2.2.

Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và ngành tôm................................25

3.3.2.3.

Quy mô sản xuất tăng nhanh, vượt quá khả năng quản lý sản xuất hiện tại..25

3.3.2.4.


Thiếu vốn đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có.................27

3.3.2.5.

Tổ chức sản xuất.....................................................................................................27

3.3.2.6.
Trình độ kiến thức của người sản xuất, của công nghệ sản xuất hiện tại chưa
giải quyết đồng bộ các yêu cầu về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và
hiệu quả kinh tế...........................................................................................................................28
3.3.2.7.

Thương mại và giá cả.............................................................................................28

3.3.2.8.

Điều kiện tự nhiên và môi trường sản xuất.........................................................29

3.3.2.9.

Rủi ro về kinh tế - xã hội gia tăng.........................................................................30


MỞ ĐẦU
Cà Mau là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu phát triển nghề
nuôi tôm từ rất sớm, diện tích nuôi tôm của tỉnh gia tăng nhanh chóng . Trong
giai đoạn đầu phát triển nghề nuôi tôm do môi trường chưa bị ô nhiễm nghề
nuôi tôm đã mang lại nhiều lợi nhuận kinhh tế và góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho địa phương . Tuy nhiên, vì chạy đua theo lợi nhuận thiếu quy

hoạch và không tuân thủ các quy định như: mùa vụ nuôi, mật độ nuôi, các biện
pháp phòng trị bệnh, xả thải sau khi nuôi, … đã làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng và bùng phát nhiều bệnh dịch trên tôm trên diện rộng. Việc thay
đổi hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến động thực vật
tại khu vực mà ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm cả trong
dài hạn và ngắn hạn. Với nghề nuôi tôm sú và thẻ chân trắng theo mô hình thâm
canh, siêu thâm canh , việc chuyển dịch tự phát trong những năm qua đã đặt ra
nhiều câu hỏi về tính bền vững của nghề nuôi tôm trở nên rất quan trọng đối với
các nhà quản lý chính sách của tỉnh Cà Mau. Mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản lý cũng như các hộ nuôi tôm là hiệu quả sản xuất của nghề nuôi tôm,
Nhưng những khía cạnh tiếp cận và mối quan tâm của chính sách với người nuôi
tôm không có sự đồng nhất. Ở góc độ vĩ mô các hộ nuôi tôm thường chỉ quan
tâm nhất đến mục tiêu lợi nhuận của chính mình, ở phạm vi quản lý ngành các
nhà hoạch định chính sách phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế-môi trường, tức
là cả mục tiêu hiệu quả về kinh tế của nghề nuôi tôm đồng thời phải bảo vệ tài
nguyên môi trường thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững dài hạn . Việc
phân tích hiệu quả các chính sách nuôi tôm thâm canh siêu thâm canh của tỉnh
Cà Mau hiện nay là nhầm toàn diện các bước phát triển bền vững trong ngành
nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của đề tài này nhằm cung cấp các thông tin cơ
bản về việc nuôi tôm thâm canh siêu thâm canh, tìm hiểu được các lý do, vấn đề
bất cập trong chính sách hiện tại. Từ đó từ đó đánh giá được chính sách, đưa ra
mục tiêu chính của nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà
Mau theo hướng phát triển bền vững.
4


CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH CÀ MAU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý


Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh
350 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu &
Kiên Giang, ba hướng còn lại đều tiếp giáp với biển:
- Diện tích tự nhiên là 5.294,88 km2, có 9 đơn vị hành chính, thành phố Cà Mau
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Tỉnh.
- Dân số 1.216.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động hơn 650.000
người, có khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp.
5


Cà Mau là một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm khu vực
đồng bằng Sông Cửu Long - một vùng đất trù phú, khí hậu ôn hoà, diện tích
toàn vùng trên 40,5 nghìn km2, bằng 15,3% diện tích cả nước, dân số của vùng
hơn 17 triệu người, đây là một thị trường giàu tiềm năng phát triển. Cà Mau nối
với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh bằng cả ba
hệ thống giao thông: Đường bộ, đường sông, đường hàng không nên rất thuận
lợi về mặt giao thương.
1.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế
Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển
kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản, với chiều dài bờ biển trên 254km,
diện tích ngư trường khoảng 80.000 km2, có trữ lượng lớn về sản lượng thuỷ
sản, nên Cà Mau nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt xa bờ. Diện tích nuôi trồng
thuỷ sản trên 296.000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm hơn 266.000 ha), có nhiều
tiềm năng phát triển nuôi sinh thái và nuôi công nghiệp với quy mô lớn.
Năm 2017 toàn tỉnh đã thả nuôi 302.861 ha thủy sản các loại, tăng 0,45%
so cùng kỳ. Trong đó: diện tích nuôi tôm 280.849 ha, tăng 0,59% so cùng kỳ
(trong đó: diện tích nuôi tôm siêu thâm canh/nuôi trải bạt là 963 ha, nuôi tôm
thâm canh là 8.912 ha).

- Nuôi trồng thủy sản nước mặn: năm 2017 diện tích thả nuôi là 874 ha nuôi
nghêu và cá, diện tích nuôi chủ yếu tập trung huyện Trần Văn Thời và huyện
Ngọc Hiển.
- Nuôi trồng thủy sản nước lợ: năm 2017 diện tích thả nuôi là 271.535 ha, giảm
1,78% so cùng kỳ; trong đó: nuôi cá 1.653 ha, nuôi tôm là 269.882 ha (chia ra:
nuôi tôm sú 260.489 ha, tôm thẻ chân trắng 9.393 ha).
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: năm 2017 diện tích thả nuôi là 30.452 ha, tăng
26,06% so cùng kỳ; trong đó: nuôi tôm càng xanh 10.967 ha, chủ yếu nuôi ở
huyện Thới Bình.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng so cùng kỳ nguyên nhân do một số xã
như: xã Việt Khái, xã Tân Hải và thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc huyện Phú Tân có
một số diện tích trồng rừng đến nay đã khai thác xong người dân tự ý chuyển
6


sang nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, người dân ở một số huyện đã tận dụng
những khoảng đất trống ven đê, ven sông để nuôi tôm. Đầu năm 2017 một số hộ
dân chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm thâm canh sang mô hình nuôi tôm siêu
thâm canh/nuôi trải bạt ở huyện Đầm Dơi 329 ha, huyện Trần Văn Thời 34 ha,
huyện Cái Nước 166 ha, huyện Phú Tân 200 ha, huyện Ngọc Hiển 49 ha, huyện
Thới Bình 02 ha và huyện Năm Căn 81 ha.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 sản lượng nuôi trồng ước đạt
320,93 nghìn tấn, đạt 95,80% kế hoạch, tăng 13,79% so cùng kỳ. Tình hình sản
xuất giống tại địa phương trong tháng 12 ước đạt 1,7 tỷ con; lũy kế năm 2017 là
11,5 tỷ con, tăng 22,34% so cùng kỳ. Post sú, thẻ nhập tỉnh ước đạt 1,2 tỷ con;
lũy kế năm 2017 là 15,30 tỷ con, tăng 4,44% so cùng kỳ.
Khai thác thủy sản biển: số lượng tàu thuyền khai thác biển có động cơ
5.504 chiếc, giảm 0,22% so cùng kỳ. Chia theo công suất: dưới 20 CV là 2.127
chiếc; từ 20 đến dưới 50 CV là 1.046 chiếc; từ 50 đến dưới 90 CV là 817 chiếc;
từ 90 đến dưới 250 CV là 842 chiếc; từ 250 đến dưới 400 CV là 522 chiếc; từ

400 CV trở lên là 150 chiếc. Khai thác chủ yếu tập trung các nghề như: lưới kéo
đơn; lưới rê tầng mặt; lưới rê tầng đáy; vây ánh sáng; câu tay cá; câu mực,...
Tổng công suất là 476.637 CV.
Sản lượng thủy sản khai thác năm 2017 sản lượng thủy sản khai thác ước
đạt 209,07 nghìn tấn, đạt 107,22% kế hoạch, tăng 0,03% so cùng kỳ. Nhìn
chung, tình hình khai thác thủy sản năm 2017 tương đối ổn định, ngư dân mạnh
dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích
cực ra khơi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, người dân vùng ven biển vẫn chưa
khai thác hợp lý, khai thác quá mức, còn mang tính hủy diệt cao dẫn đến nguồn
lợi thủy sản ngày một cạn kiệt. Những nghề cào khơi, lưới vây, câu mực còn
thiếu những phương tiện phục vụ cho đánh bắt như: ngư lưới cụ, định vị, rađa,
máy dò tìm cá, trang bị phục vụ cho cứu hộ,…
Ngoài thế mạnh về thuỷ sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên
rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch.
7


- Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại là rừng đước và rừng
tràm. Rừng Cà Mau quy tụ một số lượng lớn về chủng loài và các cá thể động,
thực vật. Diện tích rừng hiện nay trên 109.000 ha, trong đó diện tích rừng sản
xuất trên 64.000 ha, hàng năm cho phép khai thác khoảng 150.000 m3 gỗ để làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, ván dăm, gỗ ghép...
- Về khoáng sản, vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng
khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí
tự nhiên như: điện, đạm, luyện kim và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác.
- Về lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cây lúa với tổng diện tích khoảng 130.000 ha,
Cà Mau còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với khí
hậu, thổ nhưỡng, môi trường và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ... tạo vùng
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm.
Những năm gần đây, kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng khá, và phát triển khá

toàn diện, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
nhanh theo hướng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Năm 2012, GDP đạt 31.290
tỷ VNĐ; GDP bình quân đầu người đạt 1.230 USD; kim ngạch xuất khẩu đạt
910 triệu USD. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ.
1.1.3. Tiềm năng về du lịch
Là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, điều kiện tự nhiên
mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, nhiều sông ngòi, đầm phá,
có hệ sinh thái rừng ngập nước, trong đó quy tụ nhiều loài chim và động vật quý
hiếm, đặc biệt có một sân chim lớn ngay tại TP Cà Mau. Đây là các điểm tham
quan và nghỉ ngơi lý tưởng cuối tuần cho doanh nhân và du khách.
Cà Mau có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch, biển đảo, với các điểm
đến hấp dẫn như: Bãi Khai Long, cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Đặc biệt
nhất là Mũi Cà Mau – điểm cực Nam của Việt Nam, một địa danh thiêng liêng
trong mỗi tâm hồn người Việt. Nơi đây có khu rừng ngập mặn bãi bồi Mũi Cà
Mau cùng với Rừng Tràm U Minh Hạ đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hoá thế giới (Unesco) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
8


Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cũng đã được Ban thư ký Công ước Ramsar thế
giới công nhận vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2088 của
thế giới. Đây là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cà Mau.
1.1.4. Cơ sở hạ tầng dịch vụ
Những năm gần đây, Chính phủ tăng cường đầu tư một số công trình
trọng điểm vào khu vực ĐBSCL như: hệ thống cảng hàng không, cảng biển và
hệ thống cầu, đường bộ, đã tạo điều kiện cho việc giao thương giữa Cà Mau với
các địa phương ngày một thuận tiện hơn.
Trên địa bàn tỉnh, Khu liên hợp Khí - Điện - Đạm, với hai nhà máy điện,
công suất 1500 MW đã hoà mạng vào lưới điện quốc gia, hàng năm cung cấp từ
9 - 10 tỷ kwh điện và một nhà máy đạm công suất 800 ngàn tấn/năm, đã đi vào

hoạt động. Công trình trọng điểm này cùng với Khu kinh tế Năm Căn có diện
tích quy mô 11.000 ha đã được Chính phủ phê duyệt sẽ tạo ra sức lan toả lớn, là
động lực phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn vùng.
Một số tuyến đường giao thông quan trọng do Trung ương quản lý và đầu
tư như: Tuyến đường Cà Mau - Phụng Hiệp, tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Cà Mau Năm Căn) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; tuyến đường Hồ Chí Minh trên
địa bàn tỉnh Cà Mau, đoạn Năm Căn – Đất Mũi cũng đang được khẩn trương thi
công. Mới đây Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành khởi công xây dựng cầu Năm
Căn bắc qua sông Cửa Lớn, đây là một công trình trọng điểm trong tổng thể các
dự án thành phần giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.
Đặc biệt, giai đoạn một của tuyến đường hành lang ven biển phía Nam nối
liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, trong đó đoạn đi qua Cà Mau
có chiều dài 52 km cũng đang được triển khai thi công. Khi các công trình này
hoàn thành sẽ đánh thức, khơi dậy tiềm năng và tạo cho Cà Mau một lợi thế
mới, một diện mạo mới. Khi đó, Cà Mau không chỉ là tỉnh trong khu vực kinh tế
trọng điểm của đồng bằng Sông Cửu Long mà còn là cửa ngõ giao thương với
các nước trong khối Asean. Về phía địa phương, tỉnh Cà Mau cũng đang tích
cực triển khai lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công
9


nghiệp như: Khu công nghiệp Khánh An, Khu công nghiệp Hoà Trung, Cụm
công nghiệp Sông Đốc và một số Cụm công nghiệp tại địa bàn các huyện.
1.1.5. Đánh giá chung
Điều kiện tự nhiên của Cà Mau rất thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản
nói chung và ngành tôm nói riêng. Hệ thống mặt nước phong phú, đa dạng
đường bờ biển trải dài tạo nên tiềm năng rất lớn cho ngành thuỷ sản phát triển.
Điều kiện khí hậu có thế phát triển sản xuất được quanh năm. Tuy nhiên hiện
tượng khí hậu thời tiết cũng đang có những biến chuyển theo chiều hướng xấu,
tác động tiêu cực đến sản xuất. Tình trạng hạn hán, lũ lụt diễn ra ở nhiều nơi, tần

suất ngày một tăng và mức độ ảnh hưởng ngày một lớn. Môi trường nói chung
và môi trường nước nói riêng ở các thuỷ vực đang có xu thế xấu đi do hoạt động
của các ngành kinh tế, biến đổi khí hậu, đô thị hoá,…. Tiềm năng diện tích đã
khai thác sử dụng gần đến ngưỡng do phát triển ồ ạt, tự phát, ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, hiệu quả sản xuất thấp.Cần thiết phải rà soát, đánh giá, xác định
lại tiềm năng, lợi thế để đầu tư phát triển ngành NTTS nói chung và ngành tôm
nói riêng phát triển ổn định, bền vững.
1.2. Diễn biến nghề nuôi tôm trên thế giới
Tôm nuôi chủ yếu phát triển ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, nơi có điều
kiện khí hậu thuận lợi, đặc biệt là nhiệt độ cao quanh năm. Trên thế giới có
khoảng 50 quốc gia có khả năng nuôi tôm. Tuy nhiên các nước nuôi tôm lớn tập
trung ở 2 khu vực là Đông bán cầu gồm : Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt
Nam. Ấn Độ, Philippin, Đài Loan, Nhật Bản… và Tây bán cầu gồm: Ecuado,
Colombia, Mexico, Peru, Brazil, Hondurat, Guatemala. Phần lớn các nước có
nuôi tôm ở châu Á chọn đối tượng nuôi là tôm sú, trong khi đó ở Tây bán cầu
chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng.
Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm trên thế giới đạt được nhiều
thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển. Trong quá trình phát triển nuôi tôm trước năm 2000 thì tôm sú cho sản
lượng cao nhất chiếm 70% sản lượng tôm nuôi. Trước năm 2000, nhiều nước
Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho
10


tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những ưu điểm rõ rệt ở loài tôm này đã
khiến người dân ở nhiều nước tiến hành nuôi tự phát. Sản lượng tôm các loại
tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm chân trắng,
góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000.
Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như
Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa.

Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng
tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng
sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng
1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân
trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120
nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn). Trong 10 năm lại đây, tốc độ
tăng về sản lượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2
triệu tấn tôm với giá trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi
vào khoảng 3,4-3,5 USD/kg.
Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên
50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm
75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 03 nước
châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia). Ba nước này cũng chính là những
quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm.
1.3. Diễn biến nghề nuôi tôm Việt Nam
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1987 (Nhuong et al.,
2006 trích dẫn bởi Quyen, 2007). Trong những năm gần đây, nuôi tôm phát triển
rất nhanh ở Việt Nam và trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, tạo ra
việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và thu về lượng ngoại tệ đáng kể
(Quyen, 2007). Mặt dù, giá tôm có giảm nhẹ nhưng nuôi tôm dẫn là nghề hấp
dẫn đối với nông dân, nhà đầu tư và chính phủ. Nguyên nhân là do hoạt động
này đem lại lợi nhuận cao và nhu cầu của thị trường đối với những sản phẩm
này cao. Hơn nữa, nuôi tôm được xem là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đa
dạng hóa việc làm ở khu vực ven biển, nơi mà cơ hội việc làm còn hạn chế.
11


Đầu những năm 2000, Việt Nam đã hạn chế phát triển loài tôm thẻ chân
trắng. Đến năm 2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng
tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực

ĐBSCL. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ
mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm
sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp, Bộ
NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 228/CT-BNN&PTNT cho phép nuôi tôm
chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu,
giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Cuối năm 2012, cả nước có 185 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, sản
xuất được gần 30 tỷ con. Sang năm 2013 (tính đến hết tháng 5), cả nước có 103
cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con. Số trại
sản xuất tôm chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ,
trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40%
trong tổng số trại sản xuất giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại).
Sản lượng giống tôm nước lợ ở khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng
giống tôm của cả nước. Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
cũng là những địa phương sản xuất giống tôm chân trắng cung cấp lượng lớn
tôm giống cho thị trường. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống hiện nay không đồng
đều. Tại những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt, giá cao. Nửa đầu
năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía Nam. Song, tại
các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, do chi phí vận chuyển
tăng cao, giá tôm giống cũng tăng lên. Giá giống tôm chân trắng dao động trong
khoảng 80-90 đồng/con.
Từ một số mô hình nuôi thành công, tôm chân trắng đang ngày càng được
các hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích
thả giống tôm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng
thu hoạch 298,6 nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống
tôm chân trắng tăng 15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng
12



3,2% - đạt 177,8 nghìn tấn. Tình hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013
(tính đến ngày 20/7), trong khi diện tích thả giống tôm sú giảm (chỉ đạt 560
nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ năm ngoái) và sản lượng thu hoạch là 85
nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ năm ngoái) thì diện tích thả giống tôm chân
trắng tăng (đạt xấp xỉ 24 nghìn ha, bằng 116% so với cùng kỳ năm ngoái), sản
lượng thu hoạch là 30 nghìn tấn (gần bằng 142% mức cùng kỳ năm 2012).
Việt Nam là nước sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới với nguồn cung tôm cỡ lớn
ổn định và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế, về lâu dài, xuất khẩu
tôm Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn các nước sản xuất và xuất khẩu tôm
châu Á và Nam Mỹ.
Có thể thấy, ngoài lợi thế về tôm sú thì Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm
năng để đầu tư phát triển tôm chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một lợi thế mà
Việt Nam cần tích cực khai thác. Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản, chi
phí sản xuất tôm chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,4-0,5 chi phí
sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm năng và lợi
thế ở tôm chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh.
Năm 2012, cả nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại.
Sang năm 2013 (tính đến ngày 27/4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6
nghìn ha; trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9%
diện tích thả nuôi). 6 tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm chân
trắng bị thiệt hại - tương đương với 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị
thiệt hại 3,8%). So với cùng kỳ năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại
bằng 65%, nhưng với tôm chân trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi
tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung
Trung Bộ. Theo báo cáo tại buổi Họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước
lợ năm 2012, hội chứng hoại tử gan tuỵ xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân
canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ
dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo
cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn
so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất

13


hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao. Hội chứng hoại tử gan tuỵ
cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn,
bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt. Gan tuỵ có biểu hiện sưng, nhũn, teo.
Như vậy, về nuôi trồng thuỷ sản, tôm chân trắng đang gặp khá nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng này lại đang khẳng định
được vị thế. 7 tháng đầu năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so
với cùng kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng
đạt 609 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi
ngắn, có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất
cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… là những điều kiện
để tôm chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt
Nam.

14


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ NUÔI TÔM THÂM CANH, SIÊU THÂM CANH

2.1. Khái niệm cơ bản
Nuôi tôm thâm canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn được
cung cấp, chủ yếu là thức ăn viên có chất lượng cao và đòi hỏi những kỹ thuật
cao, thả giống nhân tạo, chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nước, sụt
khí,…)
Mô hình nuôi siêu thâm canh: Chủ yếu nuôi trong bể tuần hoàn hay nước chảy
tràn,…(chủ động điều khiển hoàn toàn hệ thống nuôi); mật độ thả giống nuôi rất

cao, có thể từ 100-150 com/m2 (tôm sú) hay từ 200-600 con/m 2 (tôm chân
trắng). Tôm được nuôi trong hệ thống bể/ao hoàn chỉnh, có khả năng kiểm soát
môi trường và cho ăn tự động.
2.2. Giới thiệu sơ lược về tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Hình 2.1: Tôm thẻ chân trắng (trái) và tôm sú (phải)
2.2.1. Phân bố
Trong tự nhiên tôm Sú phân bố dọc theo bờ biển Australia, Nam châu Á, Đông
Nam Á và phía đông của châu Phi còn tôm thẻ chân trắng phân bố ven bờ phía
15


đông Thái Bình Dương, từ bờ biển Bắc Peru đến Nam Mehico, vùng biển
Equado. Vùng phân bố của tôm thẻ chân trắng quanh năm có nhiệt độ cao hơn
200C và đây là loài tương đối dễ nuôi trên thế giới (Wyban and Sweeney, 1991).
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước trên thế giới như
Trung Quốc, Thái Lan, Philipine, Indonesia, và Việt Nam (Vũ Văn Toàn và ctv,
2003).
2.2.2. Chu trình sinh sản và tăng trưởng
Vòng đời của tôm biển được thể hiện qua Hình 2.2. Theo Trần Văn Hòa và ctv
(2000) cho rằng tôm biển nói chung đều trải qua các giai đoạn trong đời sống
của chúng. Đó là giai đoạn trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng, tiền trưởng thành và
trưởng thành. Khi trưởng thành tôm sẽ di cư ra biển để bắt cặp và sinh sản. Tùy
theo kích cỡ khác nhau mà mỗi con cái có thể đẻ từ 300.000 trứng đến
1.200.000 trứng. Trứng được đẻ ra môi trường nước, sau 12-14 giờ trứng sẽ nở
thành ấu trùng. Ấu trùng tôm sống trôi nổi trong nước và được thủy triều đưa
vào ven bờ. Ấu trùng qua nhiều lần lột xác với các giai đoạn như Nauplius, Zoae
và Mysis mất 12-14 ngày để trở thành hậu ấu trùng hay còn gọi là tôm bột, tôm
bột sống bám vào vật bám ven bờ, tôm lớn lên ở vùng ven biển, chủ yếu là vùng
rừng ngập mặn. Đến khi trưởng thành tôm lại ra biển sinh sản.


16


Hình 2.2: Chu trình sinh sản và tăng trưởng của họ tôm (Shrimp New
International, 2007)
2.2.3. Đặc điểm sinh sản Tôm
Tôm thẻ chân trắng là loài thuộc loại có thelycum hở, thường chỉ giao vĩ khi
trứng đã chín hoàn toàn. Tôm thẻ chân trắng có thói quen giao vĩ trước hoặc sau
khi hoàng hôn và thường kéo dài 3-16 giây. Sau khi giao vĩ 1-2 giờ tôm bắt đầu
đẻ trứng. Trứng thụ tinh sau 16 giờ bắt đầu nở và trở thành Nauplius (Wyban
and Sweeney, 1991; Vũ Thế Trụ, 2000). Lượng trứng trên một con cái đẻ ra dao
động trong khoảng 100.000-140.000 trứng đối với con cái có trọng lượng 30-35
g và trong khoảng 150.000- 200.000 trứng đối với con cái có trọng lượng 40-45
g (FAO, 2003). Sau mỗi lần đẻ trứng buồng trứng lại tái phát dục tiếp, thời gian
giữa 2 lần đẻ cách nhau 2-3 ngày. Tôm cái đẻ nhiều nhất lên tới 10 lần/năm,
thông thường sau khi đẻ 3-4 lần liên tiếp thì có 1 lần lột xác (Thái Bá Hồ và Ngô
Trọng Lư, 2006).
Tôm sú Tôm sú trưởng thành sẽ bước sang giai đoạn thành thục sinh dục. Tôm
cái mang trứng thường bắt gặp ở khơi xa, ở độ sâu 20-70 m nước, tuy nhiên đôi
17


khi cũng bắt gặp ở vùng cạn hơn (Trần Thị Việt Ngân, 2002). Tôm sú là loài
thuộc loại có thelycum kín, giao vĩ xảy ra sau khi con cái lột xác và vào ban đêm
(Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Tôm cái thường đẻ trứng buổi
chiều tối theo tập tính hoạt động về đêm của loài, thời gian đẻ khoảng từ 19-22
giờ tùy theo mùa. Tuy nhiên, hoạt động này có thể bị rối loạn do stress (Trần Thị
Việt Ngân, 2002). 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng Trong quá trình lớn lên, tôm trải
qua nhiều lần lột xác. Tốc độ tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào 2 yếu tố: thời

gian giữa 2 lần lột xác và lượng tăng thêm sau mỗi lần lột xác. Thời gian giữa 2
lần lột xác phụ thuộc vào kích cỡ tôm: ở giai đoạn ấu trùng, cứ khoảng 30-40
phút thì lột xác một lần (280C), với trọng lượng từ 1-5 g thì 4-6 ngày lột xác một
lần và trọng lượng 15 g có thể 2 tuần mới lột xác một lần. Ngoài ra, các yếu tố
như điều kiện môi trường, dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến tần số lột xác của
tôm: trong điều kiện môi trường có nhiệt độ nước cao thì tần số lột xác của tôm
tăng (Wyban and Sweeney, 1991). Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực (Thái
Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006). Trong điều kiện nuôi thâm canh (150 con/m2),
tôm thẻ chân trắng có khả năng tăng trưởng nhanh như tôm sú tới kích cỡ 20 g
(3 g/tuần). Tuy nhiên, khi trọng lượng tôm vượt quá 20 g thì tốc độ tăng trưởng
chậm lại 1 g/tuần, đặc biệt là tôm đực (Wyban and Sweeney, 1991).
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Protein là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn, có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và các acid amin thiết yếu (Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Nhu cầu protein đối với tôm thẻ chân
trắng (20-35%) thấp hơn tôm sú (36-40%) (Briggs et al., 2004). Chất béo có vai
trò quan trọng đối với tôm, vì chúng cung cấp nhiều năng lượng, acid béo cao
phân tử không no, phospholipids và vitamin. Nguồn lipid tốt nhất cho tôm là từ
động vật biển như dầu mực, dầu cá… Hàm lượng lipid cần thiết trong thức ăn
của tôm khoảng 6-7,5% (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
2.2.5. Tập tính bắt mồi của tôm
Thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, côn trùng, tảo,
các mảnh thực vật. Tính ăn của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn. Ở giai đoạn tôm
18


bột và tôm giống, chúng ăn nhiều các loại mảnh động thực vật như lab-lab, vi
tảo, chất vẩn, thực vật lớn, giun, Copepode, Moina, ấu trùng nhuyễn thể và ấu
trùng giáp xác. Khi tôm lớn, chúng ăn các loài động vật không xương sống như
ruốc, giáp xác chân đều, giun nhiều tơ, nhuyễn thể hay cả cá nhỏ. Ở giai đoạn

này tôm cũng ăn nhiều chất vẩn. Ở tôm thành thục, trong giai đoạn sinh sản, tôm
ăn nhiều nhuyễn thể (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) Trong tự
nhiên, tôm thẻ chân trắng là loài có tập tính ăn đêm. Ban ngày chúng đào hang,
vùi mình xuống bùn và không tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, trong điều kiện ao
nuôi tôm bị kích thích bởi thức ăn (Wyban and Sweeney, 1991). Tôm sú ăn suốt
ngày đêm, đặc biệt ăn nhiều vào ban đêm. Tôm thích ăn đáy và ăn ven bờ
(Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Tôm sú là loài ăn tạp và ăn
thịt đồng loại (Vũ Thế Trụ, 2000).
2.2.6. Điều kiện môi trường sống
Theo Vũ Văn Toàn và ctv (2003) Nền đáy cho rằng tôm thẻ chân trắng sống
thích nghi nơi có nền đáy bùn. Trong tự nhiên, ban ngày tôm vùi mình trong
bùn, ban đêm mới đi kiếm ăn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006). Đối với tôm
sú nền đáy thích hợp là bùn cát (Nguyễn Văn Chung, 2004). Theo Vũ Văn Toàn
và ctv (2003) cho rằng khi nhỏ tôm sú sống ở nơi chất đáy là bùn pha cát, khi
lớn tôm sống ở nơi có chất đáy là cát pha bùn.
Nhiệt độ Tôm thẻ chân trắng có biên độ nhiệt rộng, ngưỡng nhiệt độ dưới thấp
(150C) và ngưỡng nhiệt độ trên là 330C. Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng tốt ở
khoảng nhiệt độ 23-30oC. khi tôm đạt trọng lượng 1 g nhiệt độ thích hợp cho
tôm tăng trưởng cao (300C) nhưng khi tôm đạt trọng lượng 12-18 g nhiệt độ
thích hợp là 270C (Wyban and Sweeney, 1991). Tôm sú có thể sống ở khoảng
nhiệt độ từ 15-350C, Khi nhiệt độ thấp hơn 150C hoặc nhỏ hơn 350C thì tôm bắt
đầu chết. Nhiệt độ tối ưu để tôm sú phát triển là từ 25-300C (Trần Văn Hòa và
ctv, 2001)
Độ mặn Tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối, dao động trong khoảng 0,5-45‰,
nhưng tăng trưởng tốt trong khoảng 10-15‰ (Wyban and Sweeney, 1991). Tôm
sú có thể sống ở độ muối từ 3-45‰, độ muối tối ưu để tôm sú phát triển tốt là từ
19


15-25‰. Tuy nhiên, tôm sú vẫn có thể sống được ở độ mặn 0‰ trong thời gian

ngắn (Trần Văn Hòa và ctv, 2001).
pH Môi trường nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm. Khoảng
pH thích hợp cho tôm là 7-9 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

20


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH NUÔI TÔM NUÔI TÔM THÂM
CANH, SIÊU THÂM CANH HIỆN NAY
3.1.

Vấn đề cấp bách cải thiện chính sách hiện nay nuôi tôm hiện nay

3.1.1. Luật, các chính sách nuôi trồng thủy hải sản chưa có quy định cụ thể
nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh.
Hiện nay ta vẫn đang áp dụng Luật thuỷ sản 2003 và còn nhiều chính
sách khác chưa phù hợp, hạn chế việc phát triển ngành nuôi tôm trong giai đoạn
canh trạnh khốc liệt thị trường thế giới và phát triển ào ạt, làm nhà nước bị động
trong công tác quản lý, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa thực sự
đảm bảo, chưa thể hiện được vai trò, định hướng để tổ chức sản xuất; quy hoạch
thường đi sau thực tiễn sản xuất và thường chạy theo tình thế; ý thức chấp hành
quy định về công tác quy hoạch chưa cao, nhiều vùng, nhiều nơi phát triển nóng,
tự phát gây mất ổn định và ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi. Chính sách
chưa tiên lượng được các kịch bản xảy ra nên chưa thế nắm bắt hết cơ hội để tạo
nên bước đột phá.
Tình hình phát triển nhanh mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh
tăng rất nhanh nhưng lại manh mún, vẫn còn nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; các cơ sở nuôi nhỏ lẻ thường thiếu vốn
sản xuất, phải mua chịu vật tư đầu vào, chịu lãi suất cao và không có cơ hội lựa
chọn sản phẩm có chất lượng, lệ thuộc vào đại lý.

Cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp
vào phát triển ngành tôm còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu và không đồng bộ.
Chưa xây dựng được các mô hình liên kết đầu tư như hợp tác công tư, đầu tư
mồi,… do đó chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành tôm.
3.1.2. Chất thải trong nuôi tôm chưa được kiểm soát chặt chẽ
Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc
chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý kém. Kết quả quan
sát đã cho thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 – 20% thức ăn
được dùng vào phát triển mô động vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt
21


do không ăn hết và thất thoát, chỉ có 40 – 45% là được sử dụng trong quá trình
chuyển hoá dinh dưỡng, duy trì hoạt động sống và lột vỏ. Ô nhiễm nitơ chiếm tỷ
lệ lớn (30 – 40%) từ thức ăn thừa. Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 –
78% nitơ và 76 – 80% phospho cho tôm ăn bị thất thoát vào môi trường. Nitơ
dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới dạng ammoniac. Tổng khối
lượng nitơ và phospho sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản
lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg. Ðương nhiên, trong hệ thống
nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 – 31 lần.
Lượng chất thải sinh ra có liên quan với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ
thống nuôi tôm. Nitơ và photpho là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt
nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, tính chất nguồn nước không ổn
định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ… là những
yếu tố liên quan với nước thải có chứa nhiều nitơ và phospho.
Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc
tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan, huyền phù…
là do nước lấy vào mang theo. Chất thải nuôi thuỷ sản còn có chứa một ít dư
lượng của các chất kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố.
Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, phospho và các chất

dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo sự
tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất
carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit
hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn
đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân
cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù.
Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao. Đây
chính là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm. Lớp bùn
đáy ao này rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất gây hại như ammonia, nitrite,
hydrogen sulfide. Con tôm luôn có xu hướng tránh khỏi vùng này và tập trung
vào những khu vực sạch sẽ hơn. Do việc tập trung vào một vùng sẽ làm giảm
bớt diện tích cho ăn, cũng như tăng tính cạnh tranh trong khi ăn. Nếu như toàn
22


bộ đáy ao bị dơ bẩn thì con tôm bị bắt buộc phải sống trong môi trường ô nhiễm.
Lớp bùn dơ bẩn còn tác động lên nước trong ao nuôi làm giảm chất lượng nước.
Chất lượng nước và chất lượng đáy ao bị nhiễm bẩn sẽ tác động trực tiếp
tới con tôm. Con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng
trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn như Vibriosis và dẫn đến việc tôm
chết hàng loạt. Phần lớn các bệnh của con tôm đều có nguồn gốc từ môi trường
mà chúng sinh sống
3.1.3. Sản lượng và giá trị tôm nuôi chưa ngang tầm với tiềm năng hiện có
Diện tích nuôi tôm Cà Mau chiếm gần 40% và sản lượng gần 20% so cả
nước. Tỉnh đứng đầu so với cả nước về diện tích và sản lượng tôm. Tuy nhiên về
năng suất còn rất thấp do diện tích nuôi quảng canh còn quá lớn, nhưng ít tác
động xấu đến môi trường, mặt khác dư địa còn dồi giàu để tiếp tục khai thác có
hiệu quả hơn.
Khí hậu, thủy văn ở Cà Mau thích hợp phát triển tôm nuôi, mặt khác 3
mặt giáp biển, nhiều sông rạch thông ra biển nên việc trao đổi nước thuận lợi.

Nếu biết sử dụng điều kiện này và có đầu tư thêm về thủy lợi thì việc hoàn thiện
hệ thống cấp thoát nước không khó lắm. Nhưng ta chưa khai thác hết được lợi
thế này do chưa có sự quy hoạch đồng bộ thủy lợi cho nuôi tôm còn với đất sản
xuất nông nghiệp truyền thống, gây dịch bệnh lây nhiễm, khó kiểm soát chất
lượng nguồn nước...
Mặt khác người Cà Mau có rất nhiều kinh nghiệm nuôi tôm đã lâu và hầu
hết có tay nghề, từ sau ngày giải phóng (30/4/75) trên diện tích đất rừng, rẩy.
Đến 1994 dân chuyển một số đất lúa năng suất thấp sang nuôi tôm, năm 2000 thì
phần lớn diện tích đất lúa phía nam Cà Mau được chuyển sang nuôi tôm. Tuy
nhiên hầu hết chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống, lạc hậu, không theo kịp các
phương pháp mới.
3.1.4. Kỹ thuật nuôi tôm mang tính kinh nghiệm, chưa có tổ chức thẩm
định nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh
Hiện nay chỉ có quy chuẩn QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT quy định
những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất
23


×