Tải bản đầy đủ (.docx) (322 trang)

Khảo cứu văn bản “Hoa trình thi tập” của Vũ Huy Đĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 322 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của những người hướng dẫn khoa học là PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh Chung và PGS.TS Hà Văn Minh, các các giảng viên của Khoa
Ngữ văn và cán bộ thuộc Phòng Sau Đại học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
các Thầy Cô giáo Trường THPT Hưng Khánh (Yên Bái) và Trường THPT Lê Quý
Đôn (Hà Đông – Hà Nội). Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến quý
Thầy Cô và các bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành Luận án.
Tôi rất mong muốn được tiếp thu những ý kiến nhận xét, chỉ dẫn của các Thầy
giáo, Cô giáo, của Hội đồng chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp nhằm khắc phục
những thiếu sót, hạn chế để Luận án được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 08 năm 2019
Người viết

Nguyễn Xuân Hảo


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của các Thầy Cô giáo. Các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài
và được trích dẫn trong Luận án có chú thích rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo.
Mọi nhận định, kiến giải, biện luận, kết luận là của bản thân tôi, không sao chép từ
bất kì một tài liệu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 08 năm 2019
Người viết


Nguyễn Xuân Hảo


3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12

Chữ viết tắt
THCS
THPT
NXB
ĐHSP Tp
KHXH
KHXH&NV
PGS.TS

105/I/7
TCN
VNCHN
TVQGVN
STT

Viết đầy đủ
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm Thành phố
Khoa học xã hội
Khoa học xã hội và nhân văn
Phó Giáo sư. Tiến sĩ
Bài 105/câu 1/chữ thứ 7
Trước Công nguyên
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Số thứ tự


4

MỤC LỤC BIỂU BẢNG
Chương/
Mục

Tên Mục lục

Trang


1.

1.1

Bảng thống kê các chuyến đi sứ Trung Hoa giai đoạn
cuối triều Hậu Lê (1740 – 1788)

10

2.

1.2

Bảng thống kê tác giả tác, phẩm thơ văn đi sứ thời
Cảnh Hưng – Lê Chiêu Thống

12

3.

2.1

Bảng thống kê tiến sĩ họ Vũ làng Mộ Trạch

33

4.

2.2


Bảng thống kê tác giả-tác phẩm của quan lại họ Vũ
làng Mộ Trạch

34

5.

2.3

Niên biểu cuộc đời Vũ Huy Đĩnh

40

6.

3.1

Bảng thống kê các tập thơ của văn bản R.38

65

7.

3.2

Bảng so sánh, đối chiếu văn bản Hoa trình thi tập ký
hiệu R.38 và A.446

67


8.

3.3

Bảng hiệu khám nhan đề tác phẩm thơ giữa bản A.446
và R.38

70

9.

3.4

Bảng số lượng các bài thơ giữa bản A.446 và R.38

74

10.

3.5

Bảng thống kê các vị trí đảo trật tự chữ giữa 2 bản

75

11.

3.6


Bản thống kê xuất nhập văn tự giữa bản A.446 và R.38

77

12.

3.7

Bảng thống kê dị văn giữa bản A.446 và R.38 do đồng âm

79

13.

3.8

Bảng thống kê dị văn giữa bản A.446 và R.38 do gần
nghĩa và đồng nghĩa

80

14.

3.9

Bảng thống kê dị văn do nguyên nhân khác và không
xác định rõ nguyên nhân giữa bản A.446 và R.38

81


15.

3.10

Bảng so sánh, hiệu khám chính văn giữa bản A.446 và
R.38

82

16.

3.11

Bảng thống kê các địa danh chặng đi khi ở Việt Nam

87

17.

3.12

Bảng thống kê các địa danh đi sứ trở về khi ở Trung
Quốc

91

18.

3.13


Bảng thống kê thơ xướng họa trong thi tập của Vũ Huy
Đĩnh

94

19.

3.14

Bảng thống kê thơ của tác giả khác trong thi tập

96

20.

4.1

Bảng thống kê danh nhân của Trung Quốc trong thi tập

115

STT


5

STT

Chương/
Mục


Tên Mục lục

Trang

21.

4.2

Bảng thống kê một số điệp âm

129

22.

4.3

Bảng thống kê một số điển tích, điển cố

135


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu thơ ca đi sứ đã được các nhà nghiên cứu
tìm hiểu với nhiều công trình, bài nghiên cứu từ tổng quan đến các văn bản, tác giả
cụ thể. Tuy nhiên, văn thơ đi sứ vẫn còn nhiều tác giả, thi tập, văn tập cần được tìm
hiểu một cách toàn diện nhằm đem đến cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về dòng

thơ văn này. Chuyến đi sứ Trung Quốc được nhận sắc chỉ năm Tân Mão (1771),
khởi hành từ mùa xuân năm Nhâm Thìn (1772), hoàn thành vào mùa đông năm Quý
Tị (1773) là chuyến đi sứ do Chánh sứ Đoàn Nguyễn Thục và Phó Chánh sứ Vũ
Huy Đĩnh, Phó Chánh sứ Nguyễn Lý chịu trách nhiệm. Trên hành trình đi sứ, Phó
Chánh sứ Vũ Huy Đĩnh đã có nhiều cảm xúc, suy ngẫm và thể hiện qua những tác
phẩm văn chương. Các sáng tác ấy được tập hợp trong văn bản Hoa trình thi tập (華華
華華 ). Việc nghiên cứu và giới thiệu văn bản Hoa trình thi tập của sứ thần Vũ Huy

Đĩnh (華華華) nhằm đáp ứng một phần sự cấp thiết trong tìm hiểu, đánh giá về mảng
thơ ca đi sứ giai đoạn cuối triều Hậu Lê và làm sáng tỏ giá trị của các sáng tác này
trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam nói chung.
Sinh thời, khi nhận định về thơ của Vũ Huy Đĩnh, Phạm Nguyễn Du từng viết:
“Bút lực của Di Hiên tiên sinh chẳng phải bọn ta có thể đạt tới được. Ấy thơ của
ngài hùng hồn thâm sâu, diệu đạt tinh thông, ngụ ý tinh thâm, bày từ điển nhã,
cách trí phiêu dật tựa Đào Uyên Minh (Đào Tiềm), chữ câu khéo luyện tựa Đỗ
Tử Mĩ (Đỗ Phủ). Mà cái khởi nguồn của tập thơ này, ấy là dùng nhãn lực chu du
vạn dặm để tả hoài bão rong ruổi nghìn xưa; tinh thần khí khái, do vậy tự gấp
muôn lần, hợp với nỗi rung động, người xem (có lúc) bất giác nhảy nhót như
đang đọc thưởng vậy!” [148, tr.3]. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về Vũ Huy
Đĩnh và thơ ca của ông chưa nhiều, chưa sâu. Tác giả Vũ Huy Đĩnh và văn bản
Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh chưa được nghiên cứu cụ thể, hệ thống,
tường tận. Luận án khảo cứu về tác phẩm của ông về phương diện văn bản và giá
trị tác phẩm.


7

Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, việc giảng dạy văn học sáng tác
về chuyến đi sứ của các sứ thần Việt Nam thời phong kiến còn bỏ ngỏ. Thậm
chí, mảng sáng tác này chỉ được chọn giảng dạy cho học sinh một tác phẩm

nhưng lại nằm ở tiết đọc thêm cùng với hai tác phẩm của hai tác giả khác. Theo
khảo sát của chúng tôi, toàn bộ chương trình môn Ngữ văn bậc THCS và bậc
THPT đã đề cập đến sứ thần Nguyễn Du và sáng tác của ông khi đi sứ. Tuy
nhiên, sách giáo khoa Ngữ văn 9 (Tập 1), trang 78 chỉ đưa thông tin: “ Năm
1813-1814, ông được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều
Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh làm Chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ
hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế” và không đưa thông tin về tập
thơ của Nguyễn Du làm nhân dịp đi sứ này. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Tập 2)
cũng chỉ đưa thông tin sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du là Bắc hành tạp lục
ghi chép trong chuyến đi sứ sang phương Bắc gồm 131 bài. Ngoài ra, sứ thần
Nguyễn Trung Ngạn được chọn đưa vào giảng dạy ở bậc THPT lớp 10, học kỳ
một (tiết 44) với bài Quy hứng (Nguyễn Trung Ngạn). Nhưng bài thơ này là bài
đọc thêm trong một giờ dạy cùng với bài thơ khác là Quốc tộ (Pháp Thuận) và
bài kệ Cáo tật thị chúng (Mãn Giác). Với vai trò một giáo viên dạy văn bậc
THPT, qua luận án này, chúng tôi muốn giới thiệu thêm cho học sinh giá trị thơ
văn của bậc tiền nhân khi đi sứ. Từ đó, học sinh có thêm niềm tự hào về quê
hương đất nước qua những sáng tác mang tính chất bang giao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu Hoa trình thi tập nhằm làm rõ vấn đề văn bản học của
tác phẩm.
- Khai thác giá trị tác phẩm Hoa trình thi tập của sứ thần Vũ Huy Đĩnh, cung
cấp một cái nhìn toàn diện về giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ. Từ đó, luận
án bổ sung giá trị mảng thơ ca đi sứ của các đại thần Việt Nam thời kỳ phong kiến
trong quan hệ bang giao với nước Trung Hoa.


8

- Luận án cung cấp một cách đầy đủ nhất (trong phạm vi có thể) và thống nhất

về tiểu sử, con người, cùng với những đóng góp của Vũ Huy Đĩnh với triều đại nhà
Lê, với đất nước quê hương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Huy Đĩnh gồm những vấn đề có liên
quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Huy Đĩnh cũng như điền dã tại quê hương
ông: thôn Mộ Trạch - xã Tân Hồng - huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương và đánh
giá về những đóng góp của ông ở mảng văn học cũng như lịch sử giai đoạn cuối
triều Hậu Lê.
- Khảo sát văn bản Hoa trình thi tập trên các phương diện như văn bản hiện tồn,
bản cơ sở, xác định thiện bản, xác lập cấu trúc văn bản.
- Khảo sát bài tựa và toàn bộ sáng tác thơ trong văn bản về mặt thể loại, văn
tự, số lượng tác phẩm, dị văn, dị tự…
- Khảo luận về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ trong
văn bản Hoa trình thi tập.
- Tuyển dịch 101 bài thơ trong văn bản để khai thác về giá trị nội dung, qua đó
làm nổi bật chân dung Vũ Huy Đĩnh khi đi sứ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản Hoa trình thi tập.
- Tác phẩm Hoa trình thi tập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu: văn bản Hán Nôm có tác phẩm Hoa trình thi tập, số văn bản
hiện tại xác định được là 2 văn bản gồm bản A.446 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm1) và
bản R.382 (Thư viện Quốc gia Việt Nam3).
1 Từ đây trở đi trong Luận án, chúng tôi viết tắt VNCHN.
2 Từ đây trở đi, bản A.446 được chúng tôi kí hiệu là bản A, bản R.38 được chúng tôi kí hiệu là bản B để tiện khi
khảo sát và hiệu khám.
3 Từ đây trở đi trong Luận án, chúng tôi viết tắt TVQGVN.



9

Phạm vi nội dung:
+ Tìm hiểu về tác giả của thi tập trên các phương diện: Cuộc đời và sự nghiệp
qua các tài liệu sử học, văn học và gia phả dòng họ Vũ thôn Mộ Trạch xã Tân Hồng
huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.
+ Nghiên cứu các vấn đề văn bản học của văn bản Hoa trình thi tập.
+ Nghiên cứu giá trị văn học của tác phẩm Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận án sẽ sử dụng những phương pháp sau để
nghiên cứu văn bản Hoa trình thi tập:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu văn bản học: Văn bản học là một ngành
khoa học tập trung nghiên cứu về lịch sử phát triển của văn bản. Vì vậy, mục đích
của văn bản học nhằm xác định những vấn đề của văn bản như tác giả tác phẩm, xác
định tính chân ngụy tác phẩm và đưa văn bản về giá trị của nó. Nghiên cứu lịch sử
văn bản học để có được sự bao quát, tổng hợp đầy đủ những chặng đường chuyển
dịch, phát triển của văn bản. Các phương pháp được sử dụng như:
+ Phương pháp hiệu khám học: Dùng các phương pháp khoa học để hiệu
chính sai lầm về chữ viết, cụ thể gồm: Đối hiệu pháp (đối chiếu, so sánh): dùng văn
bản của tác phẩm đang nghiên cứu để so sánh đối chiếu với dị bản của nó. Với
phương pháp này, luận án tìm ra những dị văn, dị tự và biện giải hợp lí để xác lập
chuẩn nhất về thơ ca trong Hoa trình thi tập ở bản A.446 và bản R.38. Bản hiệu
pháp (hiệu khảo bằng cứ liệu của chính nó): nghĩa là dùng đoạn trước đoạn sau của
bản thân văn bản đang xét để đối chứng với nhau, rút ra những chỗ giống nhau và
khác nhau để phát hiện ra sai lầm. Áp dụng phương pháp này, luận án tiến hành
phân tích các đề tài có trong tập thơ của văn bản Hoa trình thi tập chia thành các
mảng, chủ đề khác nhau. Tha hiệu pháp (so sánh với tài liệu khác): nghĩa là sử dụng
sách của người trước để đối chiếu. Chúng tôi so sánh đối chiếu với các sáng tác của
các sứ thần khi đi sứ đời trước hoặc cùng thời để đưa những nhận định phù về các
sáng tác thơ ca trong văn bản Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh. Lý hiệu pháp



10

(hiệu khảo chỉnh lý): căn cứ theo nghĩa lý câu chữ để xử lí. Phương pháp này sẽ
được chúng tôi áp dụng khi biện giải dị văn trong văn bản Hoa trình thi tập.
+ Phương pháp biện ngụy học: Dùng để xác định tính chân thật của văn bản,
giám định văn bản là sách thật hay giả. Phương pháp này dùng để xác định được
tính chân ngụy của văn bản Hoa trình thi tập qua con đường lưu truyền, nội dung
trong văn bản.
+ Phương pháp tỵ húy: Đây là phương pháp nghiên cứu vấn đề kiêng húy
trong văn bản Hán Nôm. Phương pháp này giúp luận án xác định được niên đại của
văn bản Hoa trình thi tập thông qua việc kiêng tỵ húy.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học: Được vận
dụng nhằm mục đích đưa ra mối quan hệ của tác giả Vũ Huy Đĩnh với lịch sử; so
sánh tác giả văn bản với tác giả khác ở đề tài, trào lưu sáng tác…
+ Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Làm rõ những vấn đề sử học (thời
gian, sự kiện, tính chất thời đại…) qua những tác phẩm thơ trong văn bản Hoa trình
thi tập. Những phương pháp nghiên cứu văn học sử như xã hội học, so sánh văn
học, thi pháp học, loại hình học được sử dụng để nghiên cứu về tác giả văn học, tác
phẩm văn học cùng mối tương quan giữa tác giả - tác phẩm nhằm biện giải được về
tác giả và tác phẩm của ông.
+ Phương pháp thi pháp học: Giúp luận án đưa ra những đặc trưng cơ bản
trong sáng tác thơ của tác giả Vũ Huy Đĩnh khi đi sứ.
+ Phương pháp so sánh văn học: So sánh tư tưởng, quan niệm của Vũ Huy
Đĩnh trong các sáng tác ở Hoa trình thi tập với các tác giả có sáng tác thơ khi đi sứ.
+ Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Sử dụng phương pháp này để
phân tích giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ trong
văn bản.
- Phương pháp phiên dịch học: Phương pháp này đối với ngành Hán Nôm là

phiên âm chữ Hán dựa vào bộ thủ từng chữ qua chữ Quốc ngữ. Từ đó, người phiên
sẽ nắm được nghĩa của văn tự để dịch cả câu, đoạn văn hoặc văn bản. Phương pháp
phiên dịch học được dùng để tiến hành dịch chú các tác phẩm trong Hoa trình thi tập.


11

- Phương pháp điều tra điền dã: Quá trình điều tra điền dã được thực hiện tại
quê hương của tác giả ở thôn Mộ Trạch - xã Tân Hồng - huyện Bình Giang - tỉnh
Hải Dương. Từ đó, luận án làm sáng tỏ những vấn đề về thân thế, con người, sự
nghiệp của Vũ Huy Đĩnh, góp phần biện giải cho thơ ca của ông trong Hoa trình thi
tập.
- Các phương pháp liên ngành: Một số phương pháp liên ngành trong nghiên
cứu Hán Nôm được chúng tôi áp dụng như Văn tự học, Văn hóa học, Địa danh học,
nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu so sánh.
Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng thêm phương tiểu sử học trong luận án.
5. Những đóng góp của luận án
Đóng góp mới cơ bản của luận án thể hiện ở các điểm sau:
- Xác định bản cơ sở cho văn bản Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh trên cơ
sở hai bản A.446 tại VNCHN và bản R.38 đã được TVQGVN số hóa.
- Khảo cứu các vấn đề văn bản học của văn bản Hoa trình thi tập góp thêm
vào việc hoàn thiện khảo sát sáng tác thơ của Vũ Huy Đĩnh.
- Tìm hiểu chi tiết về chuyến đi sứ năm 1771 của Vũ Huy Đĩnh về mặt thời
gian, địa điểm, mục đích ý nghĩa, lễ vật… khi đi sứ Trung Hoa. Luận án góp phần
làm rõ hơn lịch sử bang giao của nước ta trong thời kỳ xã hội phong kiến, nhất là
giai đoạn cuối triều Lê.
- Nghiên cứu về cuộc đời, nhận định về Vũ Huy Đĩnh trong vai trò của một
danh sĩ cuối triều nhà Lê. Những ảnh hưởng của thời đại, gia đình, quê hương, dòng
họ đến tư tưởng và sự nghiệp của Vũ Huy Đĩnh.
- Khẳng định giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của các sáng tác thơ trong

văn bản Hoa trình thi tập được Vũ Huy Đĩnh sáng tác về chuyến đi sứ Trung Hoa.
Qua đó, luận án cũng cho thấy được con người Vũ Huy Đĩnh trong vai trò sáng tác
văn chương và tấm lòng của ông đối với thời đại, đất nước.
- Dịch thuật (cung cấp nguyên văn, phiên âm, dịch nghĩa, chú bình) 101 tác
phẩm thơ trong văn bản Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án


12

Luận án góp phần làm nâng cao nhận thức về giá trị của những sáng tác thơ
văn khi đi sứ của các sứ thần trong các triều đại Phong kiến Việt Nam; có những
đánh giá về mảng thơ này trong giá trị chung của nền văn học.
Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của của các sứ thần trong giai đoạn
lịch sử có nhiều biến động, từ đó bồi đắp tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước và tinh
thần tự tôn dân tộc cho con người Việt Nam.
Luận án sẽ cung cấp một cái nhìn thực tế về sáng tác thơ văn của một danh sĩ
cuối thời Hậu Lê, cung cấp thêm tư liệu cho các ngành khoa học hữu quan cũng như
tư liệu cho quá trình giảng dạy phần Văn học Trung đại trong nhà trường.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu - Kết luận - tài liệu tham khảo Luận văn có 4 chương.
CHƯƠNG I: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
CHƯƠNG II: Khảo luận về tác giả Vũ Huy Đĩnh và giới thiệu về văn bản - tác
phẩm Hoa trình thi tập
CHƯƠNG III: Nghiên cứu đặc điểm văn bản Hoa trình thi tập
CHƯƠNG IV: Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Hoa trình thi tập


13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Văn thơ đi sứ có một vai trò to lớn trong nền văn học Việt Nam. Mảng sáng
tác này đã góp phần làm phong phú cho văn học giai đoạn trung đại cả về hình thức,
thể tài lẫn nội dung. Trong chương tổng quan về tình hình nghiên cứu, luận án tập
trung đề cập đến những chuyến đi sứ, các sáng tác của các sứ thần ở thời Cảnh
Hưng – Lê Chiêu Thống. Đồng thời, luận án cũng khảo sát tình hình nghiên cứu thơ
văn đi sứ giai đoạn này trên cơ sở thống kê, nhận định về các công trình, luận án,
bài nghiên cứu… Bên cạnh đó, luận án cũng đánh giá tình hình nghiên cứu văn bản
tác phẩm Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh ở các bình diện như dịch thuật, khảo
cứu văn bản và nghiên cứu tác phẩm. Từ đó, luận án đề cập đến những hệ thống lý
thuyết liên quan đến việc triển khai nghiên cứu và hướng nghiên cứu.
1.1. Tình hình nghiên cứu thơ văn đi sứ giai đoạn cuối triều Hậu Lê
1.1.1. Hệ thống sứ bộ giai đoạn cuối triều Hậu Lê
Lịch sử bang giao của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX trở về trước chủ yếu là
lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa. Theo Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chương loại chí, từ đời nhà Trần cứ ba năm một lần đến đời Hậu Lê sáu
năm một lần, nước ta lại đi sứ Trung Hoa [15, tr.533,608]. Các đoàn sứ bộ Việt Nam
được cử đi với các mục đích khác nhau như cầu phong, chúc mừng, báo tang, viếng
tang, đáp lễ, hoặc bàn luận những vấn đề can hệ đến cả hai quốc gia... Quy mô của
những chuyến đi sứ cũng thật khác nhau. Ngược lại, Trung Hoa cũng cử các đoàn
sứ bộ sang ta để thực hiện các việc giao bang, thông thương.
Đoàn đi sứ bao gồm các vị đại quan trong triều đảm nhận vai trò Chánh sứ và
Phó Chánh sứ. Họ đều có kiến thức uyên thâm, có tài văn chương, nhất là tài
“chuyên đối”4. Nhân chuyến đi sứ Trung Quốc, các sứ thần thường ghi chép lại
những cảm nhận của mình bằng văn chương. Vì vậy, thơ sứ trình (thơ đi sứ) chính
4 Chuyên đối: chuyên đối đáp bằng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng.



14

là những tác phẩm thơ ca được các sứ thần sáng tác nhân hành trình đi sứ của mình.
Các thi phẩm sứ trình ấy không chỉ có ý nghĩa lịch sử, bang giao giữa các triều đại
Việt Nam và Trung Hoa thời trung đại mà còn mang giá trị văn chương đặc sắc, làm
phong phú cho nền thơ ca dân tộc.
Trong phạm vi khảo cứu một tập thơ đi sứ của một tác giả vào giai đoạn cuối thế
kỉ XVIII, chúng tôi đề cập đến những thông tin về giai đoạn lịch sử Việt Nam thời
Cảnh Hưng – Lê Chiêu Thống (1740 – 1788). Đây là giai đoạn có nhiều biến động
trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam. Giai đoạn này trải dài trên 40 năm đã ghi
nhận tám chuyến [15, tr.609] đi sứ của các sứ thần Việt Nam sang Trung Hoa với
nhiều mục đích bang giao giữa hai quốc gia độc lập. Cụ thể như sau:
STT

01

02

03

04

NGƯỜI CHỊU

NĂM ĐI
SỨ
Cảnh Hưng
thứ 2 (1741)

TRÁCH NHIỆM CHUYẾN ĐI

(3,tr.608,609)5
- Chánh sứ Nguyễn Kiều 華 華 (1695 – 1752)
- Phó sứ Nguyễn Tông Quai 華 華 華 (1692 –
1767)
- Chánh sứ Nguyễn Tông Quai 華華華 (1692 –

NGƯỜI
TRỊ VÌ
- Vua: Lê Hiển Tông.
- Chúa: Trịnh Doanh

Cảnh Hưng

1767)

- Vua: Lê Hiển Tông.

thứ 8 (1747)

- Hai phó sứ: Nguyễn Thế Lập 華華華 (1702-?),

- Chúa: Trịnh Doanh

Cảnh Hưng

Trần Văn Hoán 華華華 (1690-?).
- Chánh sứ Vũ Khâm Thận 華華華 [1702-?]6

thứ 14


- Phó sứ Đào Xuân Hương 華華華.

(1753)
Cảnh Hưng

- Chánh sứ Trần Huy Bật 華華華.

thứ 21

- Hai phó sứ: Lê Quý Đôn 華華華(1726 – 1784),

(1760)

Trần Xuân Thụ 華華華 (1704 - ?)
- Chánh sứ Nguyễn Huy Oánh 華華華 (1713 –
1789).
- Hai phó sứ: Lê Doãn Thân 華華華 (1720 - ?),
Nguyễn Thưởng 華華 (1727-?).
- Chánh sứ Đoàn Nguyễn Thục 華華華 (1718 –

05

Cảnh Hưng
thứ 26
(1765)

06

Cảnh Hưng
thứ 32


175).

- Vua: Lê Hiển Tông.
- Chúa: Trịnh Doanh
- Vua: Lê Hiển Tông.
- Chúa: Trịnh Doanh
- Vua: Lê Hiển Tông.
- Chúa: Trịnh Doanh
- Vua: Lê Hiển Tông.
- Chúa: Trịnh Sâm

5 Năm sinh, năm mất của một số Chánh sứ, phó sứ chúng tôi không tra thấy khi căn cứ vào Các nhà khoa bảng
Việt Nam (1075-1919), Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga-Nguyễn Hữu Mùi,NXB.Văn học,2006.
6 Sau đổi thành Vũ Khâm Lân


15

(1771)
Cảnh Hưng
07

(1730-1789), Ất phó sứ Nguyễn Lý 華華.
- Chánh sứ Phan Tiến 華華.

thứ 38

- Hai phó sứ7 (3,608): Ngô Hy Chử 華 華 華 ,


(1777)

Nguyễn Hương 華華.
- Chánh sứ Hoàng Bình Chính 華 華 華 (1736-

Cảnh Hưng
08

- Hai phó sứ: Giáp phó sứ Vũ Huy Đĩnh 華華華

thứ 44
(1783)

- Vua: Lê Hiển Tông.
- Chúa: Trịnh Sâm

1785).

- Vua: Lê Hiển Tông.

- Hai phó sứ Lê Hữu Dung 華 華 華 [1745-?],

- Chúa: Trịnh Khải.

Nguyễn Đương 華華 (1746-?).

Bảng 1.1 Bảng thống kê các chuyến Trung Hoa giai đoạn cuối triều Hậu Lê (1740 – 1788)

Như vậy, lịch sử bang giao với Trung Hoa giai đoạn này ghi nhận tám chuyến
đi sứ của các sứ thần Việt Nam. Thời gian đi sứ giữa các chuyến đi đều diễn ra cách

nhau 6 năm. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi: “Nhà Lê từ
sau trung hưng, sứ bộ đi cống đều 6 năm một kỳ, cứ đến kỳ cống thì làm văn thơ và
sai sứ, tờ biểu đại để theo lề lối lời giản lược, không có văn chương phiền phức như
ngày trước, cho nên không cần chép rõ ra đây, chỉ chép niên hạn, sứ thần và số
người đi cống mà thôi” [15, tr.608]. Riêng chuyến đi sứ của Chánh sứ Trần Huy Bật
diễn ra năm 1760 cách chuyến đi trước 7 năm. Khoảng cách thời gian này không
được Lịch triều hiến chương loại chí ghi rõ. Tuy nhiên, theo sách Khâm định Việt
sử thông giám cương mục thì năm 1759, Đại Việt có tang khi Thượng hoàng Lê Ý
Tông mất: “Tháng 6 nhuận. Thượng hoàng mất, táng ở lăng Phù Lê. Sau khi đã
truyền ngôi, thượng hoàng ở điện Kiền Thọ, đến nay mất, dâng tôn thụy là Huy
hoàng đế, miếu hiệu Ý Tông. Thượng hoàng ở ngôi 6 năm, nhường ngôi 20
năm, hưởng thọ 41 tuổi” [106, tr.895]. Hay trong bài nghiên cứu “Hoạt động
giao lưu học thuật giữa Việt Nam với các nước Đông Á trong thế kỉ XVIII thông
qua chuyến đi sứ Trung Quốc của sứ thần Việt Nam giai đoạn 1760 – 1762 ”,
Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư “Việt Nam trên đường hội nhập và phát
triển bền vững” đã viết: “Năm Kỷ Mão (1759) triều đình nước ta đến lịch cử
bồi thần đi sứ dâng lễ vật tuế cống của hai năm 1756 và 1759, dự định mùa thu
7 Năm thứ 38 (1777, ngang với năm Càn Long thứ 42 nhà Thanh), sai Chánh sứ Hoàng Bình Chính, Phó sứ Lê Hữu
Dụng và Nguyễn Đương sang cống nhà Thanh. Điều này giống sách Lê quý ký sự đều không có thông tin gì về lần đi sứ
của Hồ Sĩ Đống như một số thông tin về Hồ Sĩ Đống.


16

tháng 9 năm Kỷ Mão các sứ thần sẽ khởi trình. Nhưng do ngày mồng 8 tháng 6
nhuận năm ấy, vua Lê Ý Tông mất, nên ngày 27 tháng 6, triều đình đã gửi công
văn xin báo tang kèm với tuế cống. Ngày 19 tháng 11, nhận được chiếu chỉ của
Trung Quốc thông báo đồng ý cho báo tang cùng với kì tuế cống. Kế hoạch
khởi trình từ mùa thu tháng 9 năm Kỷ Mão lùi lại đến mùa xuân tháng giêng
năm Canh Thìn” [126, tr.592].

Dẫn đầu sứ đoàn đều là một Chánh sứ và từ một đến hai Phó sứ, cụ thể hai
chuyến đi sứ năm 1741, 1753 có một Chánh sứ và một Phó sứ. Sáu chuyến đi sứ
còn lại đều có một Chánh sứ và hai Phó sứ. Vì vậy, tám chuyến đi sứ dưới thời
Cảnh Hưng – Lê Chiêu Thống có tổng cộng 8 Chánh sứ và 14 Phó sứ.
1.1.2. Hệ thống tác giả và tác phẩm thơ văn đi sứ giai đoạn cuối triều Hậu Lê
Tám chuyến đi sứ thời Cảnh Hưng – Lê Chiêu Thống có tổng cộng 22 vị
đại quan làm Chánh sứ và phó Chánh sứ sang Trung Hoa. Một số sứ thần có các
sáng tác về chuyến đi sứ. Dựa vào phần Văn tịch chí trong cuốn Lịch triều hiến
chương loại chí (Tập 2), cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam (Ngô Đức Thọ Chủ biên), Di sản Hán Nôm (Trần Nghĩa – Francois Gros), Tìm hiểu kho sách
Hán Nôm, Tập 1, Tập 2 (Trần Văn Giáp), Khảo luận hồ sơ tác giả Văn học Hán
Nôm Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Chung), luận án thống kê các tác phẩm thơ
văn của các tác giả, bảng thống kê cụ thể như sau:
STT

01

02

TÁC GIẢ

Nguyễn Kiều 華 華
(1695 – 1752)

Nguyễn Tông Quai
華華華
(1692 – 1767)

TÊN TÁC PHẨM

Hạo Hiên thi tập

(華華華華)

Sứ trình tân truyện
(華華華華)
Sứ hoa tùng vịnh
(華華華華)

THỂ
LOẠI

Thơ

Truyện thơ
Thơ

SỐ LƯỢNG

Sáng tác chung với
phó sứ Nguyễn Tông
Quai trong Sứ hoa
tùng
vịnh
[119,
tr.572].
670 câu thơ Nôm lục
bát và 8 bài thơ Đường
luật chữ Nôm [174].
2 quyển 206 bài (tiền
tập 106 và hậu tập
100) [15, tr.468].



17

Sáng tác chung với
Nguyễn Kiều.

04

05

Lê Quý Đôn
華華華
(1726 – 1784)
Nguyễn Huy Oánh
華華華
(1713 – 1789)

06

Đoàn Nguyễn
Thục 華華華
(1718 – 1775)

Quế Đường thi tập
(華華華華)
Bắc sứ thông lục
(華華華華)
Phụng sứ Yên đài tổng
ca (華華華華華華)


3 quyển 351 bài [15,
tr.471]
Thơ
văn, 2 bản viết (Thượng, Hạ)
câu đối, thư gồm 354 trang (kí hiệu
từ
A.179) [119, tr.611].
Thơ

Thơ

470 câu thơ Nôm lục
bát xen kẽ 136 bài thơ
Đường luật [73, tr.48].

- Đoàn Hoàng giáp
phụng sứ tập
(華華華華華華)

Thơ

1 quyển 21 bài [15,
tr.480]

- Hải An sứ vịnh
(華華華華)
07

Vũ Huy Đĩnh

華華華

08

(1730 – 1789)
Hồ Sĩ Đống
華華華
(1739 -1785)

Hoa trình thi tập
(華華華華)

Thơ

151 bài

Hoa trình khiển hứng
(華華華華)

Thơ

97 bài [5, tr.485]

Bảng 1.2: Bảng thống kê tác giả, tác phẩm thơ văn đi sứ thời Cảnh Hưng – Lê Chiêu Thống

Như vậy, sáng tác của sứ thần về chuyến đi sứ rất đa dạng với nhiều thể loại.
Các sáng tác được thống kê trên có thể không phải là tất cả các sáng tác của sứ thần
khi đi sứ ở giai đoạn này. Tuy nhiên, những tác phẩm được thống kê ở những cuốn
sách trên và các văn bản hiện lưu giữ trong VNCHN, TVQGVN cho thấy hiện có
3 Chánh sứ và 5 phó Chánh sứ đã có những sáng tác thơ văn ghi lại sứ trình của

mình. Theo thống kê của chúng tôi, giai đoạn cuối triều Hậu Lê có 09 văn bản
chép thơ văn đi sứ Trung Hoa (1 văn bản tập hợp chung giữa Nguyễn Kiều và
Nguyễn Tông Quai). Cụ thể Sứ hoa tùng vịnh ( 華 華 華 華 ) gồm sáng tác thơ của
Nguyễn Kiều là Hạo Hiên thi tập ( 華 華 華 華 ) và Nguyễn Tông Quai; Sứ trình tân
truyện (華華華華) của Nguyễn Tông Quai là sáng tác truyện thơ Nôm lục bát; văn bản


18

Bắc sứ thông lục (華華華華) của Lê Quý Đôn gồm những sáng tác thơ, câu đối, thư từ;
Phụng sứ Yên đài tổng ca (華華華華華華) của Nguyễn Huy Oánh gồm những sáng tác
thơ Nôm lục bát và sáng tác thơ Đường luật.
1.1.3. Các hướng nghiên cứu thơ văn đi sứ giai đoạn cuối triều Hậu Lê
Nghiên cứu thơ ca đi sứ từ trước đến nay đã ghi nhận nhiều công trình có giá trị.
Đó là những cuốn sách khái quát như Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX (Tập 1, Tập 2, NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1976), Lịch
sử Văn học Việt Nam - Văn học viết thời quốc gia phong kiến độc lập thế kỷ X – giữa thế
kỷ XIX (NXB Đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Tp. HCM., 1985)…; hoặc là những
công trình tập trung vào tìm hiểu mảng sáng tác thơ đi sứ, sáng tác khi đi sứ ở một giai
đoạn như Thơ đi sứ (Đào Phương Bình - Phạm Thiều chủ biên, NXB. Khoa học xã hội,
H.,1993); “Thơ văn bang giao Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Tây Sơn” (Nguyễn
Đức Thương, Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc: quan hệ văn hóa và văn học trong lịch
sử, Trường ĐHKHXH&NV Tp Hồ Chí Minh, 2011), “Thơ đi sứ, khúc ca của lòng yêu
nước và ý chí chiến đấu” (Mai Quốc Liên, Tạp chí văn học, Số 3, năm 1979)….; hoặc là
công trình, bài viết nghiên cứu về sáng tác của sứ thần như “Thơ đi sứ trung đại Việt
Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam – Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn”
(Nguyễn Công Lý, Trường Đại học KHXH&NV, 2011)... Riêng thơ ca giai đoạn triều
Cảnh Hưng – Lê Chiêu Thống, một số công trình, bài viết đề cập và khảo cứu về
các tập thơ đi sứ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này lại tập trung nhiều ở mảng nghiên
cứu giá trị văn học chứ chưa quan tâm làm rõ mặt văn bản học, nhất là các sáng tác

của một tác giả cụ thể. Dưới đây là nhận định về một số công trình nghiên cứu thơ
văn giai đoạn này theo hai hướng gồm hướng nghiên cứu văn bản học Hán Nôm và
hướng nghiên cứu giá trị văn học.
Thứ nhất, về nghiên cứu văn bản học Hán Nôm, các luận văn như Nghiên cứu
văn bản tác phẩm Sứ hoa tùng vịnh ( 華華 華 華 ) của Nguyễn Tông Quai (Lê Thị Vỹ
Phượng, Đại học Quốc gia, năm 2009) nghiên cứu về mặt văn bản học và giá trị văn
bản Sứ hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai; luận văn Bắc sứ thông lục và giao
lưu học thuật Việt – Trung thế kỉ XVIII (Nguyễn Thị Tuyết, Đại học KHXH&NV,


19

năm 2012) đã khảo cứu, dịch chú và giá trị của văn bản Bắc sứ thông lục; công trình
Phụng sứ Yên đài tổng ca (Lại Văn Hùng - Nguyễn Thanh Tùng, Nxb. Khoa học xã
hội, H., 2014) đánh giá về giá trị của văn bản Phụng sứ Yên đài tổng ca (Nguyễn
Huy Oánh); bài viết “Nguyễn Huy Oánh và tác phẩm biên soạn khi đi sứ Nhà
Thanh năm 1776” (Đinh Khắc Thuân, Văn hóa Nghệ An, năm 2016) đã giới thiệu
khái quát về Nguyễn Huy Oánh, các tác phẩm đi sứ và giá trị của các tác phẩm đi
sứ…
Thứ hai, về nghiên cứu giá trị văn học thơ ca đi sứ, một số các công trình đã
nghiên cứu như Thơ đi sứ (Phạm Thiều - Đào Phương Bình, NXB Khoa học xã hội
Hà Nội 1993) giới thiệu giá trị của thơ đi sứ và một số tập thơ tiêu biểu; Tuyển tập
thơ văn Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) (Lại Văn Hùng chủ biên (NXB. Hội Nhà
văn 2005) giới thiệu và tuyển chọn các tập thơ của Nguyễn Huy Oánh…; luận án
Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (1740 - 1820) (Đỗ Thị
Thu Thủy, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2015) giới thiệu và đánh giá về giá trị thơ
đi sứ giai đoạn cuối triều Lê, đầu thời Nguyễn; luận án Nghiên cứu thơ đi sứ của
Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn (Nguyễn Thị Hòa, Đại học Sư phạm Hà
Nội, năm 2015) đánh giá về giá trị thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn
Nguyễn Tuấn…; một số bài viết như “Nguyễn Huy Oánh với Hoàng Hoa sứ trình

đồ bản” (Trần Hải Yến, Tạp chí Văn học, số 4, năm 1994) giới thiệu giá trị của
Hoàng Hoa sứ trình đồ bản; “Thơ bang giao chữ Hán Việt Nam trong sự giao lưu
văn hóa Việt Nam và Trung Quốc trên lịch sử Trung đại”, (Wu Zai Zhao (Vu Tại
Chiếu), Đại học Trịnh Châu, Trung Quốc, năm 2003) khẳng định giá trị thơ bang
giao chữ Hán của Việt Nam trong sự giao lưu trên phương diện văn hóa giữa hai
nước Việt Nam và Trung Quốc; “Vài nét về tình hình văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ
bản của Nguyễn Huy Oánh” (Nguyễn Thanh Tùng, Tạp chí Hán Nôm, số 1, năm 2011)
giới thiệu một số nét về tình hình văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ bản của Nguyễn
Huy Oánh; “Một số thông tin về tác phẩm Sứ hoa tùng vịnh” (Lê Thị Vỹ Phượng, Tạp
chí Hán Nôm, số 5, năm 2012) giới thiệu một số thông tin như thời gian, cấu trúc và
giá trị của văn bản Sứ hoa tùng vịnh… Như vậy, dưới góc độ nghiên cứu giá trị văn


20

học, các sáng tác thơ văn khi đi sứ giai đoạn này cũng chưa được nghiên cứu một cách
toàn diện. Các công trình chưa đi sâu vào nhiều tác giả mà chỉ tập trung vào một vài tác
giả. Tác giả Vũ Huy Đĩnh và văn bản tác phẩm Hoa trình thi tập của ông chưa được
nghiên cứu. Vì vậy, luận án sẽ khảo luận về Vũ Huy Đĩnh và sáng tác của ông về
chuyến đi sứ Trung Hoa nhận sắc chỉ năm 1771.
1.2. Lịch sử nghiên cứu văn bản tác phẩm Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tác giả Vũ Huy Đĩnh
Vũ Huy Đĩnh (tự Ôn Kì, hiệu Di Hiên) là vị Tiến sĩ thời Cảnh Hưng. Ông đỗ
Tiến sĩ khoa Giáp Tuất (1754). Sau khi đỗ đạt, ông ra làm quan và phụng sự cho
vương triều nhà Lê ở nhiều vị trí khác nhau như Hàn lâm viện Hiệu thảo8, Đốc đồng
xứ Tuyên Quang, Thiêm sai tri Hình phiên, Thị lang bộ Binh hay kiêm Tế tửu9
Quốc Tử giám. Đến năm 1771, ông được cử làm Phó sứ đi Trung Quốc. Theo đó, sự
nghiệp và trước tác của Vũ Huy Đĩnh gắn liền với một giai đoạn đầy biến động của
dân tộc nửa cuối thế kỉ XVIII.
Bên cạnh sự nghiệp chính trị, Vũ Huy Đĩnh còn là một tác giả văn học nổi tiếng

đương thời. Sự nghiệp thơ văn của Vũ Huy Đĩnh được tiếp cận bắt đầu từ các thông tin
trong các văn bản được lưu giữ tại VNCHN, TVQGVN, Trung tâm dịch thuật - dịch vụ
văn hóa và khoa học-công nghệ, thông tin từ ông Vũ Quốc Ái (thủ thư tủ sách, thành
viên Ban di tích làng Mộ Trạch), Thư viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả Vũ Huy
Đĩnh được nhắc tới trong một số tư liệu, cụ thể như sau:
Cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (NXB. KHXH, 1993) của các
tác giả Trần Nghĩa – Francois Gros có đưa thông tin về văn bản Hoa trình thi tập do
Vũ Huy Đĩnh sáng tác, Ninh Tốn viết tựa năm Canh Tuất (1790), Phạm Nguyễn Du
và Ninh Tốn phẩm bình. Văn bản kí hiệu A.446 gồm 140 bài thơ được Vũ Huy Đĩnh
sáng tác về chuyến đi sứ [93, tr.79].

8 Hàn lâm viện Hiệu thảo: Theo quan chế thời Bảo Thái có chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, trật tòng thất phẩm.
9 Tương đương chức Hiệu trưởng trong trường học hiện nay.


21

Cuốn sách Các nhà Khoa bảng Việt Nam (Nxb Văn học, Hà Nội, 1993) của
Ngô Đức Thọ (Chủ biên) có ghi thông tin về quê hương, thông tin về năm thi đỗ
Tiến sĩ, năm đi sứ của Vũ Huy Đĩnh. Ngoài ra, sách đưa ra thông tin ông có bản
chép thơ đi sứ và mấy công trình khảo cứu ghi tên. Tuy nhiên, tên văn bản cụ thể
không được nhắc tới [119, tr.176].
Sách Sứ thần Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1996) của các tác giả Phạm Thị
Thảo, Phạm Văn Thắm, Phạm Kim Oanh (1996) khẳng định Vũ Huy Đĩnh là một danh
sĩ nổi tiếng đương thời, để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Hoa trình thi tập, Thanh
Hoá hậu tập, Kỉ thắng tập, Nam trung tập, Tuyên Quang tập, Sơn Tây tập, Tùng vịnh
tập, Quang Thương tiền tập, Bách đài tập, Tình tuyết tập [114, tr.172].
Cuốn Vũ Tộc thế hệ sự tích (NXB Thế giới, Hà Nội (2004) của Vũ Thế Khôi
cũng cung cấp một vài thông tin về con người Vũ Huy Đĩnh mà không đề cập nhiều
về sự nghiệp nơi quan trường cũng như những sáng tác của ông [63, tr.376].

Sách Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin,
Hà Nội (2007) của Trịnh Khắc Mạnh cũng chỉ đưa một số thông tin về con người
(tên hiệu, tên, thụy, quê quán, năm đỗ Tiến sĩ, các chức vụ, việc đi sứ). Về sáng tác,
sách khẳng định có sáng tác Hoa trình thi tập, còn một số công trình khác cần được
khảo cứu [87, tr.82-83].
Bộ Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (25 tập, Nxb. Phúc Đán
Thượng Hải, năm 2010) là công trình hợp tác giữa VNCHN (Việt Nam) và Viện Nghiên
cứu Văn sử Đại học Phúc Đán Thượng Hải (Trung Quốc) đã đưa vào văn bản Hoa trình
thi tập, kí hiệu A.446 của Vũ Huy Đĩnh và giới thiệu ở phần sau (quyển 5), từ trang 235
đến trang 363. Cụ thể: hai trang 237 và 238 là phần giới thiệu của tập thể biên soạn sách
về Vũ Huy Đĩnh, bao gồm tên tuổi, quê quán, việc thi cử, đỗ đạt. Ngoài ra, các tác giả
cũng giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác của văn bản Hoa trình thi tập và giới thiệu
cấu trúc văn bản cũng như một số chủ đề, tác phẩm tiêu biểu của văn bản. Từ trang
239 đến trang 363, sách chụp toàn bộ văn bản Hoa trình thi tập, kí hiệu A.446 đang
được lưu giữ tại VNCHN.


22

Ảnh 1.1: Ảnh chụp trang 237 và 238 quyển 5
Bộ Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành

Cuốn sách Các vị Tư nghiệp và Tế tửu Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội
(NXB Văn hóa – Thông tin, H., 2010) của Nguyễn Hoàng Điệp cũng chỉ trích dẫn
thông tin về tên tuổi, quê quán, năm đỗ Tiến sĩ, một số chức vụ và kể tên các sáng
tác như Hoa trình thi tập, Thanh Hoá hậu tập, Thanh Hoá tiền tập, Kỉ thắng tập,
Nam trung tập, Tuyên Quang tập, Sơn Tây tập, Tùng vịnh tập, Quang Thương tiền
tập, Bách đài tập, Tình tuyết tập [25, tr.211].
Tại khu di tích làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương),
chúng tôi cũng tiếp cận một số thông tin trong các văn bản: Gia phả dòng họ Vũ, trang

10 cung cấp ngắn gọn những thông tin cuộc đời Vũ Huy Đĩnh mà không đưa ra bất kì
một thông tin nào về các sáng tác của ông và 01 bản chụp văn bản Hoa trình thi tập A.446 ở VNCHN đang lưu giữ.
Như vậy, tác giả Vũ Huy Đĩnh mới chỉ được đề cập một cách vắn tắt trong một
số công trình hoặc đưa cả văn bản chữ Hán Hoa trình thi tập A.446 vào tổng tập
nhưng chưa được nghiên cứu một cách tường tận về cuộc đời, sự nghiệp trước tác
cũng như giá trị văn bản. Vì vậy, luận án Khảo cứu văn bản Hoa trình thi tập của
Vũ Huy Đĩnh sẽ cố gắng khôi phục những thông tin về Vũ Huy Đĩnh thông qua các
nguồn tài liệu nhằm mang lại cái nhìn tổng quan, đầy đủ về con người và cuộc đời
Vũ Huy Đĩnh.


23

1.2.2. Vấn đề nghiên cứu văn bản tác phẩm Hoa trình thi tập
Vũ Huy Đĩnh được cử làm Phó sứ của sứ đoàn sang Trung Quốc năm Tân
Mão (1771). Sứ bộ lên đường từ mùa xuân năm Nhâm Thìn (1772) đến mùa đông
năm Quý Tị (1773). Ông đã có những vần thơ ghi lại sự việc, bộc lộ cảm xúc, suy
ngẫm trong chuyến đi sứ này. Tất cả những sáng tác đó đã được thứ nam Huy Toại
Dĩ Nhân10, môn sinh Phạm Kiêm Hữu biên tập thành Hoa trình thi tập. Lời bình
trong văn bản là của Hoàng giáp Hoan Trung Chân Phúc Thạch Động Phạm
Nguyễn Du11 và Tiến sĩ An Mạc Khôi Trì Ninh Tốn12.
Trong các tổng tập lớn của các tác giả đương thời như Hoàng Việt thi tuyển
(Lê Quý Đôn) hay của hậu thế như Tổng tập văn học Việt Nam – Trọn bộ 42 tập
(Nxb. Khoa học xã hội, H., 2000) cũng không có một bài thơ nào được tuyển chọn,
dịch, chú, bình trích từ văn bản Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh. Tuy nhiên,
trong bộ Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (25 tập, Nxb. Phúc Đán
Thượng Hải xuất bản, 2010), công trình hợp tác giữa VNCHN (Việt Nam) và Viện
Nghiên cứu Văn sử Đại học Phúc Đán Thượng Hải (Trung Quốc) đã đưa vào bản
chụp toàn bộ văn bản Hoa trình thi tập, A.446 của Vũ Huy Đĩnh và giới thiệu tên
tuổi, quê quán, chức vụ cũng như sự nghiệp sáng tác của ông ở phần sau (quyển 5).

Đồng thời, trong bài viết “Khảo sát thơ văn xướng họa của các sứ thần hai nước
Việt - Hàn thời kỳ trung đại” (Tạp chí Hán Nôm, số 2, năm 2013), tác giả Trịnh
Khắc Mạnh đã giới thiệu về tên tuổi, quê quán, việc thi cử đỗ đạt, đi sứ của Vũ
Huy Đĩnh và nêu tên một bài thơ xướng của Vũ Huy Đĩnh cùng tên hai bài thơ
họa của sứ thần Triều Tiên là Doãn Đông Thăng và Lý Trí Trung ở văn bản
Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh. Bài thơ xướng của Vũ Huy Đĩnh là tác
phẩm Tặng Triều Tiên quốc sứ (華華華華華). Hai bài thơ họa là Phụ Triều Tiên quốc sứ
đáp tặng thi nhị thủ (華華華華華華華華) của Lý Trí Trung và Triều Tiên quốc giới Lão
Phố Doãn Đông Thăng bái (華華華華華華華華華) [88, tr.24]. Trong cuốn Thơ văn xướng
họa giữa các sứ thần Việt Nam - Triều Tiên, (NXB. Đại học Quốc gia, H., 2019), tác
10 Con thứ hai cụ Vũ Huy Đĩnh, 22 tuổi đỗ trúng thức, 25 tuổi đỗ Hương cống với em là Vũ Huy Lịch khoa Canh
Tý (1780), làm chức thản sai tri binh quân, sang triều Tây Sơn làm tri huyện Tứ Kì, lại sung làm sứ bộ lục sự, hàn lâm
biên tu, tước hải trạch tử. Sau về dạy học ở Hiệp Sơn.
11 Phạm Nguyễn Du, nguyên tên là Phạm Vĩ Khiêm, tự là Hiếu Đức và Dưỡng Hiên, hiệu là Thạch Động, người
làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An, nay là xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông sinh năm
1739, mất vào khoảng năm 1786, 1787. Ông là một nho thần đỗ đạt, làm quan, nhận ân sủng của triều đình Lê - Trịnh,
trung thành và đã thủ tiết theo triều đại đó.
12 Tiến sĩ khoa Mậu tuất (1778), người đất Côi Trì, An Mạc, Ninh Tốn, tự Hi Chí


24

giả Trịnh Khắc Mạnh và Nguyễn Đức Toàn đã phiên âm, dịch, chú ba bài thơ
này [91, tr.221-229] và chụp trang bìa cùng 11 trang trong văn bản Hoa trình
thi tập, kí hiệu A.446 [91, tr.537-548].
Khi khảo sát các luận án, bài viết ở các thư viện lớn tại Hà Nội như
TVQGVN, thư viện Hán Nôm, Thư viện Học viện Khoa học xã hội, chúng tôi cũng
chưa thấy có bất kì một công trình luận văn, luận án Tiến sĩ Hán Nôm hay văn học
nào đánh giá, nghiên cứu về văn bản Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh. Trong
Thông báo Hán Nôm năm 2009 (VNCHN) ở bài viết “Thơ văn xướng họa của các

tác gia – sứ giả Việt Nam, Hàn Quốc: Những thành tựu nghiên cứu về văn bản”, tác
giả Lý Xuân Chung khẳng định Vũ Huy Đĩnh có 5 bài thơ xướng họa với Doãn
Đông Thăng, Lý Trí Trung trong Hoa trình thi tập – kí hiệu A446 [19, tr.205-218]
nhưng không nói rõ tên các bài thơ.
Như vậy, Hoa trình thi tập của tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh hiện nay chưa được khảo
cứu đầy đủ và toàn diện. Cho nên, công trình Khảo cứu văn bản “Hoa trình thi
tập” của Vũ Huy Đĩnh của chúng tôi có tính mới với những đánh giá đầu tiên về tác
giả, tác phẩm, góp một phần lưu truyền và bảo tồn giá trị của văn bản tác phẩm này.
1.2.3. Vấn đề dịch thuật Hoa trình thi tập
Hiện tại, văn bản Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh chưa có một công trình
nào nghiên cứu và các tác phẩm thơ của văn bản cũng chưa được dịch ra chữ Quốc
ngữ. Vì thế, việc dịch thuật Hoa trình thi tập của Vũ Huy Đĩnh ký hiệu A.446 ở
VNCHN và bản R.38 được lưu trữ ở TVQGVN là việc làm cần thiết. Trong phần
phụ lục, chúng tôi giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa, chú bình của bài Tựa và
101 bài thơ. Hy vọng công trình sẽ góp một phần vào việc làm sáng tỏ hơn về con
người Vũ Huy Đĩnh và giá trị của văn bản tác phẩm Hoa trình thi tập.
1.3. Các lý thuyết liên quan đến đề tài
Kế thừa những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc
Mạnh trong cuốn Cơ sở văn bản học Hán Nôm (NXB. Khoa học xã hội Hà Nội, H.,
2006); tác giả Trịnh Khắc Mạnh trong cuốn Văn bản học Hán Nôm (NXB Khoa học
xã hội Hà Nội, H., 2014; tác giả Trịnh Khắc Mạnh trong cuốn Di sản Hán Nôm
trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, H., 2016), GS.TS
Trần Đình Sử trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (NXB
Giáo dục Việt Nam, H., 1999),… luận án cung cấp những lí thuyết có liên quan đến
vấn đề khảo cứu của luận án.
1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu về văn bản


25


Khi nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã không có sự thống nhất về khái niệm
“Văn bản học”. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, văn bản học tương đồng với
khái niệm “Bản bản học” (華華華). Ban đầu, quan niệm “Bản bản học” chỉ bản khắc,
không bao gồm các bản viết tay. Về sau, họ mở rộng dần, “Bản bản” gọi chung cho
các bản khác nhau của một sách (ngoài bản khắc ra, còn bao gồm cả bản chép tay,
bản in, bản khắc gỗ và bản khắc đá). Còn các nhà khoa học Đức, Pháp lại đưa ra
khái niệm “Critique de textes” (Phê phán văn bản). Phê phán văn bản là tiến hành
khôi phục văn bản đầu tiên của nguyên bản, tẩy sạch những sai sót của văn bản và
những thay đổi của văn bản. Mục đích là nghiên cứu, đưa ra những ý kiến phân tích
giám định nội dung văn bản. Ở Nga, B.V.Tomasepxki đưa ra khái niệm “Văn bản
học”. Đây là khái niệm được nhiều nhà khoa học đồng tình.
Từ những nhận định trên, trong cuốn Văn bản học Hán Nôm, tác giả Trịnh
Khắc Mạnh chỉ ra khái niệm văn bản học: Văn bản học là một ngành khoa học, với
những hệ thống phương pháp nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu lịch sử phát triển
của văn bản; nhằm xác định tác giả tác phẩm, xác định tính chân ngụy tác phẩm và
trả lại những giá trị chân thực vốn có của tác phẩm. Đối tượng của văn bản học là
văn bản. Khái niệm “Văn bản” cũng được nhiều nhà khoa học đưa ra dưới góc độ
khác nhau. Theo nhà khoa học người Nga D.X.Likhachev, “Văn bản là một bản tin
biểu đạt bằng ngôn ngữ ý đồ của người sáng tạo ra nó”. Còn theo I.R.Galperin,
“Văn bản là sự phản ánh bằng chữ một mảng thực tế. Nó sản sinh biến thể viết của
ngôn ngữ”.
Nhiệm vụ cụ thể khi nghiên cứu văn bản học là sưu tầm văn bản (đọc các sách
vở, tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm; đọc tài liệu có liên quan đến địa điểm
tạo ra văn bản…); nghiên cứu văn bản của tác giả (xác định niên đại văn bản, xác
định địa điểm tạo ra văn bản, xác định tính chân ngụy trong tác phẩm); nghiên cứu
văn bản độc bản (đưa ra sự thống nhất khi sử dụng kí hiệu Văn bản học; mô tả tình
trạng và đặc điểm văn bản; đọc và xác lập văn bản, tìm kiếm, phát hiện những dấu
tích trong quá trình biên soạn hoặc sao chép; phân tích những dấu tích); nghiên cứu
văn bản có nhiều dị bản (ngoài những thao tác sử dụng khi nghiên cứu văn bản độc
bản, cần xác định bản cơ sở còn gọi là bản nền để thực hiện so sánh và đối chiếu

giữa các dị bản; xác định những xuất nhập giữa các dị bản, tìm ra những câu văn,


×