Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.75 KB, 76 trang )

\\\

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

PHÙNG THỊ NGUYỆT

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP
CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA
TÍCH HỢP NỘI DUNG DẠY HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học

ThS. GVC Phan Thị Thạch

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc biệt là ThS. GVC Phan Thị
Thạch. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô, người
đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa
luận.
Qua đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà
Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện giúp đỡ để
khóa luận của chúng tôi được hoàn thành.


Lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn
chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề
tài này được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “ Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 4 thông qua
tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu” được chúng tôi nghiên cứu và
hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có
liên quan của các tác giả khác, cộng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn,
ThS. GVC Phan Thị Thạch và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Chúng tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ
một công trình nghiên cứu nào.
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Nguyệt


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CN:

Chủ ngữ

ĐHSP:


Đại học Sư phạm

GD:

Giáo dục

GD & ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GDTH:

Giáo dục Tiểu học

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

HSTH:

Học sinh tiểu học

Nxb:

Nhà xuất bản


SGK:

Sách giáo khoa

SGK TV4:

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4

tr:

Trang

Tr.N

Trạng ngữ

VD:

Ví dụ

VN:

Vị ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
8. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC.......... 8
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 4 ................ 8
THÔNG QUA TÍCH HỢP DẠY HỌC NỘI DUNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU .. 8
1.1.Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 4
thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu ..................................... 8
1.1.1.Khái quát về năng lực .............................................................................. 8
1.1.1.1. Năng lực là gì? ..................................................................................... 8
1.1.1.2. Thế nào là năng lực hành động? .......................................................... 9
1.1.1.3. Năng lực cốt lõi của HS tiểu học ở thế kỉ XXI .................................. 10
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 13
1.1.2.1. Ngữ pháp là gì? .................................................................................. 13
1.1.2.2. Từ loại tiếng Việt ............................................................................... 13
1.1.2.3. Câu trong tiếng Việt ........................................................................... 17


1.1.3. Cơ sở tâm lí học .................................................................................... 21
1.1.3.1. Năng lực tư duy của HSTH................................................................ 21
1.1.3.2. Tình cảm, cảm xúc của HSTH ........................................................... 23
1.1.4. Cơ sở giáo dục học................................................................................ 23
1.1.4.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt ở TH ..................................................... 23
1.1.4.2. Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung, dạy học ngữ pháp nói
riêng ở tiểu học................................................................................................ 24
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................... 25
1.2.1.Bảng thống kê nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu trong SGK

TV4 .................................................................................................................. 25
1.2.2. Nhận xét sơ bộ về nội dung chương trình dạy học Luyện từ và câu trong
SGK TV4 ......................................................................................................... 28
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP ........... 34
CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA TÍCH HỢP NỘI DUNG ................ 34
DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU ................................................................. 34
2.1. Biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh ớp 4 thông qua tích
hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu ........................................................... 34
2.1.1. Biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho HS lớp 4 thông qua việc
tích hợp nội dung dạy học về tiếng và từ trong phân môn Luyện từ và câu... 34
2.1.2. Biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 4 thông qua
việc tích hợp các nội dung dạy học về mở rộng vốn từ theo một chủ đề trong
phân môn Luyện từ và câu .............................................................................. 37


2.1.3. Biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và tạo lập câu thông qua việc
tích hợp nội dung dạy học về từ loại và câu ................................................... 46
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 66
2.2. Giáo án thể nghiệm .................................................................................. 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 69


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước
ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện. Nếu như trước đây,
giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS nhằm giúp người học
hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn

đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ
của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp người học hình thành một
hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm
chất, năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của
người học, phù hợp với đặc điểm môn học của từng cấp học, lớp học. Theo
đó, sự phát triển phẩm chất, năng lực người học trong quá trình giáo dục cũng
sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.
Các năng lực hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân đóng
một vai trò quan trọng. Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự
nhiên mà phần lớn hình thành và phát triển do giáo dục, rèn luyện. Việc bồi
dưỡng năng lực cốt lõi cho học sinh là rất cần thiết, nó giúp học sinh rèn
luyện khả năng huy động tập hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành
công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Ở tiểu học việc bồi
dưỡng năng lực ngữ pháp cho HS cũng rất quan trọng.
Theo tư tưởng của định hướng đổi mới: “Lấy quan điểm tích hợp làm
nguyên tắc chỉ đạo nội dung chương trình SGK và lựa chọn phương pháp
giảng dạy”, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp sẽ
tạo ra “sản phẩm con người” năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế chung
của thế giới, với sự phát triển kiến thức của nhân loại. Theo tư tưởng định
hướng đổi mới đó, việc dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy học phân môn

1


Luyện từ và câu nói riêng theo hướng tích hợp là việc làm tất yếu. Thực hiện
tích hợp các nội dung dạy học Luyện từ và câu cho HS tiểu học, nếu làm tốt
sẽ góp phần đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục theo tinh thần
đổi mới.
Nhận thức rõ yêu cầu cấp thiết của việc chú trọng bồi dưỡng năng lực,

phẩm chất cho HS ở thế kỉ XXI, thông qua việc tích hợp kiến thức tiếng Việt
ở tiểu học, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Bồi dưỡng năng lực ngữ
pháp cho học sinh lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và
câu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của các nhà Việt
ngữ học
Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt là vấn đề không mới vì hơn bảy thập kỉ
qua đã có rất nhiều nhà khoa học dành sự quan tâm đến lĩnh vực này. Có thể
kể ra đây một số tác giả tiêu biểu và công trình nghiên cứu của họ ở hai
phương diện từ loại và câu.
Nguyễn Tài Cẩn (1975) đã có riêng một cuốn sách “Từ loại danh từ trong
tiếng Việt hiện đại” bàn về từ loại danh từ; vai trò, chức năng của danh từ
trong ngữ danh từ và các phạm trù từ vựng ngữ pháp quan trọng của danh từ.
Nguyễn Kim Thản (1977), trong cuốn “Động từ trong tiếng Việt” đã dành
sự quan tâm nghiên cứu về động từ tiếng Việt ở những nội dung cơ bản sau:
- Địa vị của động từ trong hệ thống các loại từ tiếng Việt
- Cấu tạo của động từ tiếng Việt
- Hư từ của động từ tiếng Việt
- Phân loại động từ
- Cách biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ tiếng Việt


Vẫn đi theo nghiên cứu từ loại của tiếng Việt, Đinh Văn Đức (1986) trong
cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại” lại tập trung vào các nội dung sau:
- Bản chất và đặc trưng các từ loại
- Các tiêu chuẩn phân định từ loại trong tiếng Việt
Ngoài các vấn đề chung, Đinh Văn Đức kế thừa kết quả của các nhà Ngữ
pháp học để tìm hiểu về 6 từ loại. Đó là: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan
hệ từ, tình thái từ. Đinh Văn Đức đã làm sâu sắc hơn các nghiên cứu về danh

từ, động từ ở chỗ ông đã quan tâm đến chức năng của các từ loại đó trong câu.
Trong cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt”, Diệp Quang Ban (1992) và Nguyễn
Hữu Quỳnh (2001) đã nghiên cứu đầy đủ hệ thống từ loại tiếng Việt với 9 từ
loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, thán từ, tình
thái từ.
Những công trình nghiên cứu về từ loại của một số nhà Ngữ pháp học kể
trên đã cung cấp cho người học tiếng Việt lí thuyết cơ bản về từng từ loại của
tiếng Việt.
Ngoài những công trình nghiên cứu về từ loại, rất nhiều nhà khoa học đã
dành sự quan tâm tìm hiểu về câu trong tiếng Việt. Trong đó có các công trình
như:
- Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban ( 1992, 1998, 2001, 2008)
- Ngữ pháp tiếng Việt của Hoàng Thung – Lê A (1984)
- Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), vv…
Trong những giáo trình trên, các tác giả đã chuẩn bị cho người học những
lí thuyết cơ bản về câu trong tiếng Việt như: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo ngữ
pháp của câu nói chung, của từng kiểu câu nói riêng, vv…
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiêp trong cuốn: “Thành phần câu
tiếng Việt” lại xuất phát từ “ Lí thuyết thành phần câu và nhưng vấn đề tồn tại


của nó” để tìm hiểu về các thành phần chính và thành phần phụ của câu tiếng
Việt.
2.2. Việc nghiên cứu về ngữ pháp và dạy học ngữ pháp cho học sinh Tiểu học
của khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Những vấn đề thuộc về ngữ pháp tiếng Việt và việc dạy học ngữ pháp
tiếng Việt cũng đã được một số sinh viên khoa GDTH, trường ĐHSP Hà Nội
2 quan tâm tìm hiểu như:
- Trần Thị Hồng Yến (2007), Cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ láy
tiếng Việt (khảo sát trên các bài đọc của sách Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5).

- Phạm Vũ Sơn (2008), Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp
khắc phục.
- Nguyễn Thị Phượng (2013), Danh từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng
vốn hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học.
- Phạm Hoàng Phương Thảo (2013), Động từ trong tiếng Việt và việc bồi
dưỡng vốn hiểu biết động từ cho học sinh tiểu học.
- Phạm Thị Hằng ( 2017), Bồi dương năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp
3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt.
Từ những khóa luận trên có thể thấy đối tượng và mục đích nghiên cứu
được phản ánh rõ trong tên đề tài mà các sinh viên đã lựa chọn.
Việc tổng thuật nội dung nghiên cứu trong các tài liệu từ nguồn đã kể trên
cho thấy việc nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề ngữ pháp không phải là vấn
đề mới. Tuy nhiên, đề tài khóa luận Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học
sinh lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu mà chúng
tôi lựa chọn không trùng lặp với bất kì đề tài nghiên cứu nào.
3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Những biện pháp bồi dưỡng năng
lực ngữ pháp cho học sinh lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện
từ và câu.
4. Mục đích nghiên cứu
4.1.Việc nghiên cứu khóa luận trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc
được lí luận của các phương pháp phát triển năng lực ngữ pháp cho HS,
đồng thời xác định được nội dung, biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ pháp
cho HS lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu.
4.2.Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn giúp cho bản thân và các
bạn sinh viên khoa GDTH có được một tài liệu tham khảo về vấn đề bồi
dưỡng năng lục ngữ pháp cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi xác định trong khóa luận mình phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
5.1. Lựa chọn, sử dụng lý thyết cơ bản để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa
luận
5.2. Thống kê, phân loại các bài tập liên quan đến việc bồi dưỡng năng lực
ngữ pháp cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4
5.3. Sử dụng biện pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho
học sinh lớp 4 thông qua việc tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu
trong sách giáo khoa Tiếng Việt
5.4. Thiết kế một số giáo án thể nghiệm kết quả nghiên cứu của khóa luận
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những biện pháp bồi dưỡng năng
lực ngữ pháp cho HS lớp 4 thông qua tích hợp các nội dung dạy học về Luyện
từ và câu.


6.2. Giới hạn phạm vi thống kê ngữ liệu
Ngữ liệu mà chúng tôi tập trung khảo sát, thống kê, phân loại là các bài
tập Luyện từ và câu trong SGK TV4 , tập 1, Nxb GD năm 2016 và SGK TV4 ,
tập 2, Nxb GD năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học
sinh lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu, chúng tôi
sử dụng các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi dùng phương pháp này để thống kê, phân loại các bài tập Luyện
từ và câu có liên quan đến việc bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho HS lớp 4.
7.2. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được chúng tôi dùng để phân tích, cụ thể hóa nhằm

làm sâu sắc những nội dung trình bày có liên quan đến đối tượng nghiên cứu
7.3. Phương pháp miêu tả
Chúng tôi vận dụng phương pháp này khi tái hiện quá trình vận dụng một
hoặc một số biện pháp dạy học để bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho HS lớp 4
7.4. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để khái quát những kết quả
nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
7.5. Phương pháp thực nghiệm
Đề tài vận dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm nghiệm khả năng ứng
dụng những biện pháp dạy học do người viết đề xuất nhằm bồi dưỡng năng
lực ngữ pháp cho HS.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm các
chương sau:


Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực ngữ
pháp cho học sinh lớp 4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu
Chương 2: Biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 4 thông
qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 4
THÔNG QUA TÍCH HỢP DẠY HỌC NỘI DUNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1.1. Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp
4 thông qua tích hợp nội dung dạy học Luyện từ và câu
1.1.1.Khái quát về năng lực
1.1.1.1. Năng lực là gì?
a. Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực có hai nghĩa sau:

- Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó”.
- Năng lực có ý nghĩa chỉ “phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
b. Với cách tiếp cận tích hợp các nội dung dạy học, Trần Trọng Thủy và
Nguyễn Công Hoan lại cho rằng: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc
đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động
nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt
động ấy”.
c. Đặng Thành Hưng quan niệm: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho
phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong
muốn trong những điều kiện cụ thể”.
d. Theo tác giả cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh –
Quyển 2, phạm trù năng lực được hiểu theo hiều cách khác nhau và mỗi cách
hiểu có những thuật ngữ tương ứng:
Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi
tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định.


Năng lực còn được hiểu là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/ một
hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu
biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
[Dẫn theo Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng
lực học sinh, Quyển 2, Nxb ĐHSP Hà Nội 2, tr.7]
1.1.1.2. Thế nào là năng lực hành động?
a. Khái niệm
Một người có năng lực hành động về một loại/ lĩnh vực hoạt động nào đó
cần hội đủ các điều kiện cơ bản sau:
- Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/ chuyên sâu về loại/ lĩnh vực hoạt
động đó.

- Biết cách tiến hành hoạt động hiểu quả và đạt kết quả phù hợp với mục
đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/ phương pháp thực hiện
hành động/ lựa chọn được các giải pháp phù hợp...và cả các điều kiện,
phương tiện đẻ đạt mục đích).
- Hành động có hiệu quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều
kiện mới, không quen thuộc.
Từ đó có thể đưa ra định nghĩa một định nghĩa về năng lực hành động đó
là: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…để thực hiện
thành công một loai công việc trong một bối cảnh nhất định.
[Dẫn theo Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng
lực học sinh, Quyển 2, Nxb ĐHSP Hà Nội 2, tr.7]
b. Năng lực ngữ pháp của học sinh lớp 4 là một loại năng lực hành động
Từ những quan niệm của các nhà khoa học về năng lực và năng lực hành
động, theo chúng tôi năng lực ngữ pháp của HS lớp 4 là hoạt động học sinh
vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, kết hợp với sự hướng dẫn của


GV để có những hiểu biết về ngữ pháp (về quy tắc cấu tạo từ, từ loại, các loại
câu, thành phần ,nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong
giao tiếp). Từ những hiểu biết về ngữ pháp, HS vận dụng để làm các bài tập
liên quan. Trên cơ sở đó, học sinh nắm được các quy tắc chính tả, dấu câu,
nắm chuẩn văn hóa lời nói và vận dụng thành thạo những kiến thức đó trong
học tập, trong giao tiếp xã hội.Với nhận thức như vậy, chúng tôi xác định
năng lực ngữ pháp là một loại năng lực hành động.
1.1.1.3. Năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học ở thế kỉ XXI
a. Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực cốt lõi:
- Theo các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), năng lực cốt lõi bao
gồm: những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán,

năng lực giải quyết vấn ñề, năng lực giao tiếp…
- Theo tác giả cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – Quyển
2 cho rằng: Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản,
thiết yếu mà bất kì một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc.
Có nhiều hệ thống năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên trong các hệ thống
này thường gồm có:
- Năng lực sống và năng lực nghề nghiệp
- Năng lực học tập và năng lực đổi mới
- Năng lực sử dụng các phương tiện thông tin
b. Năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học ở thế kỉ XXI
Hệ thống các năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI gồm có:
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cơ bản ở bậc học phổ thông
- Năng lực tư duy
- Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mĩ


- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông
Những năng lực cốt lõi của HS trong thế kỉ XXI cần được nhận diện như
là chuẩn đầu ra của quá trình dạy và học. Vì thế, ngành GD & ĐT phải phát
triển được các chương trình giáo dục và vận dụng các chiến lược dạy học, các
kiểu tổ chức dạy học phù hợp để nuôi dưỡng, hình thành các năng lực này.
Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm
chất và năng lực được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông;
định hướng vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần
thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kĩ cơ bản nhất để
tiếp tục học trung học cơ sở.
Dựa trên mục tiêu GD & ĐT ở tiểu học theo tinh thần đổi mới, chúng tôi
cho răng năng lực cốt lõi của HS tiểu học bao gồm:

- Năng lực tự học
Đó là năng lực biểu hiện thông qua việc HS xác định đúng đắn mục tiêu
học tập, biết lập kế hoạch và lựa chọn cách học; biết đánh giá và điều chỉnh
cách học, tự giác học tập, rèn luyện để việc học có chất lượng và hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đó là năng lực được biểu hiện thông qua việc HS làm rõ vấn đề; biết đề
xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá các giải pháp giải quyết vấn đề; biết
hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; có tư duy độc lập.
- Năng lực thẩm mĩ
Đó là năng lực biểu hiện thông qua các hành vi của cá nhân trong việc
nhận ra cái đẹp, biết rung cảm trước cái đẹp và có khả năng tạo ra cái đẹp, giữ
gìn bảo vệ cái đẹp.
- Năng lực ngôn ngữ


Theo Nguyễn Văn Khang trong Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học xã
hội thì năng lực ngôn ngữ của mỗi cá nhân phản ánh mức độ hiểu biết của
mỗi người về tiếng mẹ đẻ. Mức độ hiểu biết đó của mỗi người có sự khác
nhau do đặc điểm lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh sống, cá tính và khả năng
nhận thức của cá nhân.
[Dẫn theo Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học
và xã hội, tr.180]
- Năng lực giao tiếp
Đó là năng lực biểu hiện thông qua việc cá nhân biết đặt ra mục đích giao
tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp;
nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng tham dự giao
tiếp từ đó lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ tạo lời nhằm diễn đạt ý tưởng một cách
mạch lạc, chặt chẽ và thuyết phục.
- Năng lực hợp tác
Đó là năng lực biểu hiện thông qua việc cá nhân xác định trách nhiệm, vai

trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; nhận biết được đặc điểm,
khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; hoàn thành
phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ,
khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực tính toán
Đó là năng lực biểu hiện thông qua khả năng sử dụng các phép tính và đo
lường cơ bản; sử dụng ngôn ngữ toán và sử dụng các công cụ tính toán ở bậc
tiểu học.
Các năng lực cốt lõi này không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, kĩ năng
cơ bản mà còn biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, giải quyết các
tình huống trong học tập và cuộc sống.


1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.2.1. Ngữ pháp là gì?
a. Khái niệm
Trong Từ điển Giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (chủ
biên), Nxb GD, tr.184 đã đưa ra cách hiểu về ngữ pháp sau:
- Toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ thành cụm từ, câu cấu thành
đối với một ngôn ngữ
- Cơ cấu một từ, cụm từ và câu vốn có đối với một ngôn ngữ
- Ngữ pháp học (viết tắt) là ngữ pháp được thể hiện trong hai bình diện, đó
là từ loại tiếng Việt và câu trong tiếng Việt
b. Hai bình diện của ngữ pháp học
Khi tìm hiểu về ngữ pháp tiếng Việt, các nhà khoa học tập trung vào hai
bình diện chính:
- Tìm hiểu về từ loại tiếng Việt
Đó là bình diện tìm hiểu từ, dựa vào phạm trù, ý nghĩa ngữ pháp, khả năng
kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ trong cụm từ và câu.
- Tìm hiểu về câu trong tiếng Việt

Ở bình diện này, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu về các kiểu câu
được phân loại theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói.
1.1.2.2. Từ loại tiếng Việt
a. Định nghĩa “từ loại”
Theo tác giả Đinh Văn Đức, Từ loại - đó là những lớp từ của một ngôn
ngữ nhất định, được phân chia theo các ý nghĩa, theo các hình thức ngữ pháp
(hình thái hoặc cú pháp) và thực hiện các chức năng cú pháp nhất định. Như
vậy từ loại là những lớp từ được hình thành không phải theo một tiêu chuẩn
mà là một tập hợp tiêu chuẩn, và do đó, mỗi lớp có một đặc trưng có tính chất
tổng hợp.


[Dẫn theo Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, tr.16]
b. Các từ loại của tiếng Việt
b1. Danh từ
- Danh từ là những thực từ chỉ sự vật (bao gồm cá thực thể như người,
động vật đồ vật, cây cối, các vật thể tự nhiên, các hiện tượng xã hội và các
khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần).
- Phân loại
 Danh từ riêng là những từ gọi tên riêng một người, một vùng đất, một
đơn vị hành chính hoặc một sự kiện. VD: Nguyễn Ái Quốc, Tam Đảo,
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, sông Hồng, chiến thắng Điện Biên
Phủ.
 Danh từ chung là những từ có ý nghĩa biểu thị tên của một loại sự vật.
Danh từ chung bao gồm:
+ Danh từ chỉ thể loại. VD: cái, con, chiếc, bức, tấm, đứa, thằng,…
+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường. VD: tấn, cân, tạ, lít, đoạn,…
+ Danh từ chỉ chất iệu. VD: sắt, than, vàng, bạc,đất, nước,thủy tinh,…
+ Danh từ chỉ thời gian. VD: ngày, tuần, tháng, mùa, sáng, trưa, giờ,…

+ Danh từ chỉ phương hướng, vị trí. VD: trên, dưới, trong, ngoài, đông,
tây, nam,...
+ Danh từ chỉ người. VD: cha, mẹ, anh, chị, công nhân, bộ đội,…
+ Danh từ chỉ vật. VD: bàn, ghế, sách, vở, cam, quýt,…
+ Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng: thiên nhiên, xã hội, tinh thần,…
b2. Động từ
- Động từ là những thực từ có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động hay trạng
thái của sự vật.
- Phân loại


 Nhóm động từ ngoại hướng. VD: ươm, trồng, cày, mua, bán, ăn,..
 Nhóm động từ nội hướng. VD: ngủ, ngồi, nằm. bò, nói, cười,...
 Động từ chỉ sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến. VD: có, còn, mất, mọc, xuất
hiện,…
 Động từ gây khiến. VD: khiến, bắt, cản trở, cho phép,…
 Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng. VD: biết, cảm thấy, hiểu, khen,…
 Nhóm động từ tình thái. VD: muốn, toan, định, có thể, nên,…
b3. Tính từ
- Tính từ là những thực từ chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật.
- Phân loại
 Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật. VD: to, nhỏ, nặng, gầy,
dài,…
 Tính từ chỉ đặc tính bên trong của sự vật. VD: tốt, xấu, bền, dữ, hiền,…
 Tính từ miêu tả. VD: đầy, vơi, dày, trắng phau, thơm phức,…
 Tính từ chỉ màu sắc của sự vật. VD: xanh, đỏ, tím, vàng,…
 Tính từ chỉ số lượng. VD: nhiều, ít,…
b4. Đại từ
- Đại từ là những từ dùng để chỉ cho danh từ, động từ, tính từ, số từ và cụm
từ trong câu.

- Phân loại
 Đại từ nhân xưng. VD: tôi, chúng tôi, mày, nó, hắn, họ,…
 Đại từ chỉ định. VD: này, nọ, kia, ấy, đó,…
 Đại từ chỉ không gian (vị trí) thời gian. VD: đây, đó, nay, bây giờ,…
 Đại từ chỉ trạng thái. VD: thế, vậy,…
 Đại từ để hỏi. VD: ai, gì, nào, đâu, bao giờ, sao, thế nào,…
b5. Số từ


- Số từ là những từ chỉ số lượng và chỉ thứ tự của sự vật.
- Phân loại
 Số từ chỉ số lượng chính xác. VD:1, 2, 113, 1234,…
 Số từ chỉ số lượng phỏng đoán. VD: vài, dăm, mươi, đôi ba, muôn
ngàn…
 Số từ chỉ thứ tự: thứ nhất, thứ hai, thứ ba,…
b6. Phụ từ
- Phụ từ là những hư từ chuyên đi kèm với các thực từ khác để bổ sung ý
nghĩa cho từ đó.
- Phân loại
 Định từ là những hư từ đi kèm với danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh
từ đó. VD: mỗi, một, từng,…
 Phó từ là những hư từ đi kèm với động từ hoặc tính từ để bổ sung ý
nghĩa cho các từ đó.
+ Phó từ chỉ thời gian. VD: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng…
+ Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định. VD: không, chưa, chẳng (chả),...
+ Phó từ chỉ ý nghĩa mệnh lệnh. VD: hãy, đừng, chớ,…
+ Phó từ chỉ sự so sánh, tiếp diễn. VD: cũng, đều, vẫn, còn, lại, cứ,…
+ Phó từ chỉ mức độ. VD: rất, quá, lắm, khá, khí, hơi,…
+ Phó từ chỉ tần số. VD: thường, hay, năng, thường xuyên, luôn, luôn
luôn…

b7. Quan hệ từ
- Quan hệ từ là những hư từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các từ,
các cụm từ, các thành phần câu, các vế câu hoặc các câu.
- Phân loại
 Quan hệ từ chính phụ. VD: của, cho, bằng, do, vì, bởi, tại, để, mà,…
 Quan hệ từ đẳng lập.VD: và, với, cùng, hay, hoặc, rồi, còn,...


b8. Thán từ
- Thán từ là những hư từ dùng để biểu hiện cảm xúc, biểu lộ trực tiếp thái
độ, tình cảm chủ quan của chủ thể phát ngôn.
- Phân loại
 Thán từ dùng để hô gọi: hỡi, ơi,...
 Thán từ bộc lộ cảm xúc: ồ, ôi, chao ôi, ủa, chà, ơ hay, ô kìa, ơ này, trời
ơi, trời đất ơi, ái chà, eo ôi…
b9. Tình thái từ (trợ từ)
- Tình thái từ là những hư từ chỉ thái độ, tình cảm của người nói đối với
nội dung của câu nói hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp.
- Phân loại
 Tình thái từ nghi vấn. VD: à, ư, chứ, chăng, hử, hả, không, phỏng…


Tình thái từ cầu khiến. VD: đi, thôi, nào, với,…



Tình thái từ cảm thán. VD: thay, sao…




Tình thái từ biểu hiện cảm xúc. VD: a, á, ạ, cơ, hử, nhé, đấy…

1.1.2.3. Câu trong tiếng Việt
a. Định nghĩa
Theo Nguyễn Hiến Lê “Câu là phạm trù cơ bản của cú pháp. Nó là đơn vị
độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị hiện thực của giao tiếp được cấu tạo từ
từ và ngữ theo quy luật ngữ pháp và ngữ điệu của một ngôn ngữ, là phương
tiện cơ bản để hình thành, thể hiện và thông báo ý nghĩ, cảm xúc về thực tại
và mối quan hệ của chúng với người nói”.
[Dẫn theo Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ
ngôn ngữ học, Nxb GD, tr.32]
Định nghĩa về câu của Diệp Quang Ban rất cụ thể, ngắn gọn nhưng mang
tính khái quát cao: “Câu là đơn vị nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp
(bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương


đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu
hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ
nhất bằng ngôn ngữ.”
[Dẫn theo Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, Nxb GD,
tr.107]
b. Một số kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp
b1. Câu đơn
 Câu đơn hai thành phần
Là câu trong thành phần của mình không có các mệnh đề phụ mà chỉ
có một kết cấu chủ vị nòng cốt.
[Dẫn theo Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ
ngôn ngữ học, Nxb GD, tr.34]
Hoa // đang đọc sách.
CN


VN

 Câu đơn mở rộng thành phần phụ
Đây là loại câu đơn mà ngoài hai thành phần chính còn có các
„thành phần phụ‟. Thành phần phụ có thể phụ thuộc vào một thành
phần chính nào đó của câu hoặc phụ thuộc vào cả câu.
VD: Câu đơn có thành phần trạng ngữ
Mỗi ngày, / tôi // đến châm cứu hai lần.
Tr.N

CN

VN

 Câu đơn rút gọn
Câu rút gọn là kiểu câu đơn thường dùng trong đối thoại trực tiếp.
Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể người nói có thể lược bỏ bộ phận
chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý. Trong câu rút gọn người ta có
thể lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu rút gọn giúp
cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn.


×