Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản cho học sinh lớp 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.51 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

MÈ THỊ THANH TÂM

RÈN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ
DỤNG TÍNH TỪ TRONG VĂN BẢN
CHO HỌC SINH LỚP 4,5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

ThS. LÊ BÁ MIÊN

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – ThS. Lê Bá
Miên, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể giáo viên và các em học sinh của
trường Tiểu học Tích Sơn (thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc) và trường Tiểu
học Mạn Lạn (xã Mạn Lạn – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ) đã tạo điều
kiện cho em điều tra thống kê kết quả nghiên cứu đề tài này. Cảm ơn gia đình,
bạn bè, những người luôn bên cạnh, động viên em hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng

05

năm 2018

Sinh viên

MÈ THỊ THANH TÂM


LỜI CAM ĐOAN
Với thái độ và tinh thần làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo – ThS. Lê Bá Miên, chúng tôi đã hoàn thành
đề tài khóa luận: “Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản
cho học sinh lớp 4,5.” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, hoàn toàn không trùng với các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

MÈ THỊ THANH TÂM


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt

Dịch

TT


Tính từ

ĐT

Động từ

DT

Danh từ

SGK

Sách giáo khoa

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGV

Sách giáo viên

HSTH

Học sinh Tiểu học


NXBGD

Nhà xuất bản Giáo dục


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG TÍNH TỪ TRONG
VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4,5............................................................. 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1.1. Từ loại ..................................................................................................... 6
1.1.2. Hiện tượng chuyển loại của từ ................................................................ 9
1.1.3. Tính từ trong tiếng Việt......................................................................... 11
1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4,5................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
1.2.1. Nội dung về từ loại tính từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
......................................................................................................................... 17
1.2.2. Nội dung bài học về tính từ trong chương trình Tiểu học .................... 18



1.2.3. Việc dạy học tính từ ở Tiểu học............................................................ 19
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÉP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN
VÀ SỬ DỤNG TÍNH TỪ TRONG VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4,5. 21
2.1. Khảo sát sơ bộ khả năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản của
học sinh lớp 4,5. .............................................................................................. 22
2.2. Những biện pháp rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản
cho học sinh lớp 4,5 ........................................................................................ 29
2.2.1. Cơ sở xây dựng biện pháp..................................................................... 29
2.2.2. Rèn kĩ năng nhận diện tính từ trong văn bản ........................................
29
2.2.3. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ trong văn bản ..........................................
35
2.2.4. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về tính từ và một số bài tập rèn luyện
kĩ năng thực hành nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản cho học sinh
lớp 4,5.............................................................................................................. 39
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 47
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1


Hiện này nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng đòi hỏi các nước
phải liên tục đổi mới và áp dụng các kĩ thuật tiến bộ vào phát triển kinh tế. Để
bắt kịp với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang bước vào quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình này yếu tố quan

trọng nhất là nguồn nhân lực, nguồn nhân lực đáp ứng được mọi yêu cầu của
xã hội cần. Trong thời kì đổi mới này đòi hỏi giáo dục nước ta phải đào tạo ra
nguồn nhân lực có đủ năng lực làm việc năng động, sáng tạo trong mọi tình
huống.
Để thực hiện được mục tiêu này nền giáo dục nói chung các bậc học nói
riêng đã tiến hành thay đổi cả về nội dung và các phương pháp, kĩ thuật giảng
dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trong đó, ta phải kể đến đó là
bậc Tiểu học vì đây là bậc học nền tảng trong nền giáo dục quốc dân. Bậc học
này quyết định cơ sở ban đầu và có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này
của trẻ.
Trong bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những môn rất quan trọng
với trẻ nhỏ. Môn học này giúp các em trau dồi thêm kiến thức về mặt ngôn
ngữ, hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Giúp các em tự tin và làm chủ
được các tình huống giao tiếp. Hơn nữa, môn học còn giúp các em bồi dưỡng
tình yêu tiếng Việt.
Tiếng Việt chia ra các phân môn khác nhau, trong đó có phân môn luyện
từ và câu dạy cho học sinh kiến thức về tư ngữ và ngữ pháp. Dạy học từ loại
là một nội dung quan trọng trong phân môn luyện từ và câu, dạy từ loại việc
không thể thiếu ở Tiểu học ngay cả trong các cấp học khác. Trong từ loại ta
không thể không kể đến tính từ. Nắm chắc được kiến thức về từ loại nói
chung tính từ nói riêng sẽ giúp cho trẻ có định hướng trong quá trình nói và

2


viết tiếng Việt đúng chuẩn ngữ pháp và phong phú trong việc sử dụng ngôn
ngữ trong học tập, đồng thời giúp các em viết câu văn, bài văn gợi tả, gợi cảm
và diễn đạt trôi chảy hơn..
Tính từ khá là phong phú, học sinh bắt đầu được học chính thức từ lớp
4 đến cuối học kì II lớp 5. Tính từ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản

mà các em được học, giúp các văn bản này chở nên hay và thu hút người đọc
hơn. Tính từ khá phong phú và đa dạng nên học sinh gặp khó khăn trong việc
nhận diện, vận dụng tính từ trong dùng từ, đặt câu, viết văn,… . Các em
không nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời chưa nắm vững được
những trường hợp đặc biệt của tính từ thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng nhầm lẫn
giữa các từ loại. Khả năng xác định và sử dụng tính từ đặc biệt là tính từ
trong văn bản của các em còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Rèn
luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản cho học sinh
lớp 4,5” với mong muốn mang đến một công cụ thiết thực trong công việc
của bản thân sau này đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học tính từ
nói riêng và Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dạy và học tính từ nói riêng và từ loại nói chung là một nhiệm vụ khá
khó khăn và chúng đã được nhiều các nhà giáo dục nghiên cứu và tìm hiểu.
Có một số đề tài đề cập đến việc dạy từ loại cho HSTH nhưng ở mức độ sơ bộ
hay mới nghiên cứu về việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho HSTH.
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi thấy có
một số công trình bàn đến dạy học từ loại trong đó có bàn đến tính từ. Tiêu
biểu là khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Hậu bàn về tính từ nhưng
bàn về rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho HSTH.

3


Hay đề tài luận văn sau đại học của tác giả Lê Thị Lan Anh nghiên cứu
về từ loại, ở đây tác giả nghiên cứu về tất các các dạng từ loại chứ chưa
nghiên cứu sâu về tính từ.
Phương pháp dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên
– 2007) của Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học.
Cuốn sách đã cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình

SGK và phương pháp dạy học theo chương trình mới. Cuốn sách đã trình bày
một cách chi tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho
từng phân môn trong môn Tiếng Việt. Ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu được
một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ
dùng học tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu,…nhằm phục vụ cho quá
trình dạy và học có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt – Diệp Quang Ban (tập 1). Cuốn sách này
đã cung cấp đầy đủ những kiến thức về ngữ pháp và đặc biệt là từ loại. Đây là
một cơ sở lí luận quan trọng cho việc dạy học từ loại ở Tiểu học.
Giáo trình Tiếng Việt 3 – Lê A (chủ biên) Phan Phương Dung, Đặng Kim
Nga. Đây là một cuốn sách viết đầy đủ về ngữ pháp tiếng Việt, những nội
dung nằm trong chương trình dạy học cấp Tiểu học được cung cấp đầy đủ và
có thể áp dụng vào thực tiễn
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về từ loại nói chung, tính từ
nói riêng. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về kĩ năng nhận diện, giá trị
của tính từ trong văn bản cho học sinh lớp 4,5. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản cho
học sinh lớp 4,5”.

4


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở việc rèn luyện kĩ năng nhận diện tính từ và sử dụng chúng
trong văn bản cho học sinh lớp 4,5, đề tài của tôi hướng tới mục đích:
Thấy được sự giàu đẹp trong Tiếng Việt
Rèn kĩ năng nhận diện tính từ trong văn bản
Rèn kĩ năng sử dụng tính từ trong văn bản.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của tôi gồm có nhiệm vụ:

3.1. Tìm hiểu cơ sở lí thuyết về từ loại, tính từ và sử dụng tính từ trong
các văn bản.
3.2. Trên cơ sở lí thuyết, tiến hành khảo sát khả năng nhận diện và sử
dụng tính từ trong các văn bản của học sinh khối lớp 4,5.
3.3. Từ những thực tế đó, ta đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận
diện và sử dụng tính từ trong văn bản cho học sinh lớp 4,5.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tính từ, cụ thể là kĩ năng nhận
diện và sử dụng tính từ trong các văn bản cho học sinh lớp 4,5.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp xử lí số liệu
7. Phạm vi nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, đề tài này tôi nghiên cứu xoay quanh việc rèn
luyện kĩ năng nhận diện và sử dụngtính từ trong văn bản cho học sinh lớp 4,5.
Cụ thể là ở các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4,5.

5


8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận của chúng tôi gồm các chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Khả năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản và
những biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ trong văn bản
cho học sinh lớp 4,5.


6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM
HIỂU RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG TÍNH TỪ
TRONG VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4,5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Từ loại
1.1.1.1. Khái niệm
Từ loại là một phạm trù ngữ pháp lớn cho đến nay chưa có một định nghĩa
thống nhất nào về từ loại tuy nhiên một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định
nghĩa về từ loại như sau:
Theo tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “Từ loại là kết quả nghiên cứu
vốn từ trên bình diện ngữ pháp, đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ
pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập
hợp và quy loại”.
Tác giả Đinh Văn Đức lại cho rằng: “Từ loại là các lớp từ trong một ngôn
ngữ cụ thể, được phân chia về mặt ngữ pháp”.
Theo tác giả Lê A - Phan Dương Dung, Đặng Kim Nga thì: “Từ loại là
các lớp từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp”.
Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu – Nguyễn Văn Hiệp thì “Từ loại là những
phạm trù ngữ pháp, chúng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên
những dựa trên những tiêu chí đặc điểm về mặt hình thức ngữ pháp, chức
năng ngữ pháp”.
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về từ loại:
“Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa theo ý
nghĩa phạm trù theo khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu, thực hiện
những chức vụ ngữ pháp khác nhau. Từ loại bao gồm: danh từ, động từ, tính
từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ (quan hệ từ), tình thái từ, trợ từ”.


7


Ta có thể thấy dù được đưa ra những định nghĩa khác nhau nhưng các nhà
nghiên cứu vẫn có nhận định chung về từ loại: Từ loại là phạm trù ngữ pháp,
được phân chia dựa trên những tiêu chí về mặt ngữ pháp.
1.1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại
Trong Tiếng Việt người ta dựa vào các tiêu chí sau để phân định từ loại
a. Dựa vào ý nghĩa khái quát
Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ trên cơ sở khái quát
hóa từ vựng thành khái quá hóa phạm trù ngữ pháp chung. Trong phạm vi đơn
vị được xét là từ, thì ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung của một lớp từ.
Ví dụ: Danh từ: Chỉ sự vật, hiện tượng: thợ, trâu, trăng
Động từ: Chỉ hoạt động, trạng thái: ăn, học, đi, chạy
Tính từ: Chỉ đặc điểm, tính chất: đẹp, rắn, cao,...
b. Khả năng kết hợp
Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả năng thay thế nhau ở
cùng một vị trí, có tính chất thường xuyên, được tập hợp vào một lớp từ. Các
từ tạo ra bối cảnh thường xuyên cho những từ có thể thay thế nhau ở vị trí
nhất định được gọi là chứng tố. Với những từ loại lớn như danh từ, động từ,
tính từ người ta tìm được lớp từ chứng này.
Ví dụ: Danh từ có khả năng kết hợp với các từ: các, mọi, cái, này, kia,
đấy, đó,…
Động từ có khả năng kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, xong,
rồi, mãi, nữa,…
Tính từ có khả năng kế hợp được với các từ: rất, hơi, quá, lắm,…
+Bạn Ngọc lớp em rất cao.
Ta có thể nhận biết ngay được là đứng sau từ rất là từ cao là tính từ
c. Chức năng cú pháp


8


Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng một hay một số vị trí nhất
định trong câu, hoặc có thể thay đổi cho nhau ở vị trí đó và cùng biểu thị mối
quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác nhau trong cấu tạo câu
thì có thể phân vào một từ loại. Tuy nhiên vì thường một từ có thể giữ nhiều
chức năng cú pháp trong câu nên cần phải xem xét chức năng cú pháp nào của
từ là chủ yếu để làm căn cứ phân loại.
Ví dụ:
- Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi đóng vai trò vị ngữ, danh từ
phải thường kết hợp với từ “là”.
- Động từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ thì nó mất
khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ.
- Tính từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ tính từ mất
khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, rất, lắm,…
+ Bạn Ngọc dáng đi rất hấp tấ p
TT(VN)
+ Hấ p Tấ p là nhược điểm của nhiều học sinh.
TT(CN)
Như vậy việc phân định từ loại dựa vào 3 tiêu chí: Ý nghĩa khái quát, khả
năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ. Trong 3 tiêu chí này thì tiêu chí ý
nghĩa khái quát và tiêu chí khả năng kết hợp của từ có vai trò quan trọng trong
việc tập hợp, quy loại từ vì đây là hai tiêu chí bền vững không thể thay đổi.
Tiêu chí chức năng cú pháp chủ yếu của từ là tiêu chí không bền vững có thể
thay đổi được.

9



1.1.1.3. Kết quả phân loại
Hệ thống từ loại tiếng việt được sắp xếp thành hai lớp lớn đó là thực từ và
hư từ
Lớp 1: Thực từ, bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ và đại từ
Lớp 2: Hư từ, bao gồm: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ,
tình thái từ).
1.1.1.4. Nhận diện từ loại
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý nhận diện từ là “nhìn
mặt để xác định, chỉ rõ ra người còn che dấu tung tích”.
Hoặc “giải thích theo từ Hán – Việt” của Lê Anh Tuấn nhận diện là nhìn
mặt mà nhận ra chỉ ra đối tượng đang che dấu tên thật hay đối tượng cần tìm”
Nhận diện từ loại là nhìn để nhận ra chỉ ra được các từ có chung đặc điểm
ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. Như vậy nhận diện từ loại có nghĩa là chúng ta
phải chỉ ra được từ đó thuộc từ loại gì, phải xác định và tìm ra được, phải xác
định và tìm ra được từ loại trong các đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn,..
1.1.1.5. Sử dụng từ loại
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý, sử dụng tức là “đem
dùng vào một công việc”
Nói một cách khái quát, sử dụng từ loại là dùng từ loại vào phục vụ nhu
cầu, mục đích nào đó. Như vậy sử dụng từ loại là đem từ loại vào trong hoạt
động hành chức của nó, trong sản phẩm văn bản, lời nói.
1.1.2. Hiện tượng chuyển loại của từ
1.1.2.1. Khái niệm:
Từ trong Tiếng Việt không có hình thức ngữ âm riêng cho từng từ loại,
cũng không biến đổi hình thức ngữ âm để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp
khác nhau và quan hệ ngữ pháp khác nhau. Do đó có nhiều trường hợp vẫn

10



cùng một hình thức ngữ âm nhưng khi thì mang những đặc điểm ngữ pháp
của từ loại này, khi thì mang đặc điểm ngữ pháp của từ loại khác.
Ví dụ:
Huế đang chạ y rất nhanh.
ĐT
Bà tôi bán hang rất chạy.
TT
1.1.2.2. Một số hiện tượng chuyển loại của từ
* Chuyển loại giữa động từ và tính từ
- Động từ chuyển thành tính từ
+ Động từ biểu thị hoạt động, trạng thái, cảm xúc, tình cảm của con người
chuyển thành tính từ biểu thị thuộc tính phẩm chất của trạng thái đó:
Ví dụ: bỏ chạy-> bán hàng rất chạy, quyến rũ-> Cô ấy quyến rũ lắm,
chán -> Tôi đang rất chán
+ Động từ biểu thị hành động chuyển thành tính từ biểu thị tính chất thuộc
tính của sự vật có liên quan đến hành động, cách thức hành động đó:
Ví dụ: khùng -> Anh ta là một người có tính khùng lắm,
kén -> Cô ấy rất kén chọn.
- Tính từ chuyển thành động từ
+ Tính từ biểu thị phẩm chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng chuyển
thành động từ chỉ hành động:
Ví dụ: Lan là một cô gái có tính ki ên đ ịnh -> Lan đã ki ên đ ịnh
trong mọi việc

TT

*Chuyển loại giữa danh từ và tính từ
- Danh từ chuyển thành tính từ


11

ĐT


+ Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người hoặc sự vật có đặc điểm, tính chất,
chức năng nhất định được dùng để chỉ đặc điểm tính cách, trí tuệ, tâm lí con
người:
Ví dụ: sành sỏi -> Huế là cô gái sành sỏi, gan -> Anh ấy rất gan dạ.
+ Danh từ chỉ người, động vật, thực vật có tính chất, đặc điểm, màu sắc,
kích thước, đặc trưng nào đó được dùng để biểu thị đặc trưng đó.
Ví dụ: cao su -> Hắn là người rất cao su giờ giấc.
+ Danh từ chỉ một số loại sâu bọ, côn trùng chuyển thành tính từ chỉ trạng
thái, tính chất của sự vật do côn trùng, sâu bọ làm hư hại:
Ví dụ: Con mọt -> Cánh cửa này bị mọt rồi.
+ Các danh từ chỉ khái niệm, phạm trù, quan niệm về tự nhiên, xã hội
được dung để chỉ tính chất, phẩm chất được đánh giá của con người.
Ví dụ: văn minh -> Bà tôi là một người rất văn minh.
- Tính từ chuyển thành danh từ
+ Tính từ biểu thị phẩm chất, đặc điểm của người, sự vật, hiện tượng được
chuyển thành danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng có phẩm chất, đặc điểm
đó.
Ví dụ: già -> bà già, xuân -> tuổi xuân v.v…
+ Tính từ (từ chỉ tính chất đa tiết) thường chuyển thành danh từ trừu
tượng: khó khăn, gian khổ, sung sướng v.v… -> mọi khó khăn, mọi gian khổ,
mọi sung sướng v.v…
1.1.3. Tính từ trong tiếng Việt
1.1.3.1. Khái niệm
Tính từ là một trong những từ loại cơ bản của thực từ, các nhà khoa học
có tìm hiểu và đưa ra một số khái niệm về tính từ:


12


Theo tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Việt hiện đại”: Tính từ là
những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận
động, quá trình, hoạt động.
Với tác giả Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung thì: Tính từ là lớp từ chỉ
ý nghĩa đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình. (trong “ngữ pháp
tiếng Việt” tập 1 NXBGD – 1998).
Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXBGD
năm 1999, thì tính từ là từ chỉ tính chất màu sắc.
Như vậy, ta thấy chưa có sự thống nhất khi đưa ra khái niệm về tính từ,
mỗi tác giả chú ý đến một khía cạnh của tính từ. Theo chúng tôi để biết rõ hơn
về tính từ thì ta dựa vào đặc điểm của tính từ:
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt
động, hoặc của trạng thái.
+ Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ, tiêu biểu là phụ từ chỉ mức độ,
ít kết hợp với phụ từ mệnh lệnh. Nói cách khác, tính từ có thể đảm nhiệm vai
trò thành tố chính của một cụm từ chính phụ mà các thành tố phụ là các phụ
từ, trong đó khá tiêu biểu là các phụ từ chỉ mức độ.
+ Trong câu tính từ có thể làm vị ngữ, làm định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ,
chủ ngữ.
Ví dụ:
Ngôi nhà này rất sạ ch sẽ .
VN
Nhà sạ ch làm cho ta thấy dễ chịu hơn.
ĐN
Sạch sẽ là mẹ sức
khỏe. CN


13


Họ quét nhà sạch lắm.
BN
Từ những quan niệm trên có thể rút ra khái niệm của tính từ như sau:
“Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt
động, trạng thái,…
1.1.3.2. Phân loại tính từ
* Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù, có thể chia ra làm 2 loại
tính từ.
- Tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất: Những đặc điểm này không thể
“lượng hóa” được mà chỉ có thể sắc thái hóa, đó là các nhóm tính từ
+ Tính từ chỉ màu sắc: đỏ, tím, nâu, vàng,…
+ Tính từ chỉ kích thước, hình dáng: to, nhỏ, lớn, bé,..
+ Tính từ chỉ mùi vị: ngọt, thơm, chua, cay,…
+ Tính từ chỉ tính chất vật lí: cứng, dẻo, giòn, rắn,…
+ Tính từ chỉ phẩm chất sự vật: tốt, xấu, hay, dở,…
+ Tính từ chỉ đặc điểm tâm lí: hiền, ác, giữ, lành,…
+ Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu, mạnh, cường tráng,..
+ Tính từ chỉ đặc điểm trí tuệ: thông minh, lanh lợi, dốt, khôn khéo,…
+ Tính từ chỉ cách thức hoạt động: nhanh, chậm, vững, thạo,…
- Tính từ chỉ đặc điểm về lượng: Những đặc điểm này có thể lượng hóa (nhờ
một thành tố phụ có số từ chính xác đi sau)
Ví dụ: cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng,…
* Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các
thành tố phụ, có thể chia tính từ thành 2 nhóm:
- Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có thang độ khác nhau: tùy theo thang độ
của các đặc điểm tính chất mà các tính từ có thể kết hợp với các thành tố phụ

khác nhau: hơi, khá, rất, lắm, vô cùng, cực kì,…

14


Ví dụ: rất đẹp, khá hay, xinh lắm, cực kì thông minh,…
Có thể thể hiện mức độ nhờ sự kết hợp với các thành tố phụ khác.
Ví dụ: đẹp như tiên, cao như núi, sâu đến lung trời,…
- Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau: Các
tính từ này không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ, được chia thành 2
loại
+ Các tính từ chỉ tính chất được phân hóa thành hai cực rõ rệt, giữa hai
cực đó không có thang độ chuyển tiếp.
Ví dụ: đực/cái, trống/mái, riêng/chung,…
+ Các tính từ được cấu tạo theo phương thức ghép, trong đó các hình vị đi
sau vừa sắc thái hoá ý nghĩa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của
đặc điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện.
Ví dụ: xanh lè, đen kịt, cao ngất, thơm phức , đỏ au, trắng xoá, bạc
phếch, trọc lốc, xanh um, vàng xuộm, tím ngắt, nhỏ xíu,...
1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4,5
1.1.4.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 4,5
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn trẻ từ 6,7 tuổi đến 11,12 tuổi.
Những cấu tạo tâm lí trong lứa tuổi này chủ yếu do hoạt động học tập mang
lại. Tuy nhiên tính chủ đạo của hoạt động học tập không phải được hình thành
ngay mà nó là quá trình được diễn ra và phát triển trong bốn, năm năm đầu
của cuộc đời học sinh. Do đó đến trường thực hiện hoạt động học tập là bước
ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ ở lứa tuổi này. Giờ đây các em đã trở
thành một học sinh thực thụ, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất giúp các em
tích lũy kiến thức. Khi đến trường các em bước vào những mỗi quan hệ mới
và phức tạp hơn: quan hệ với thầy cô, với bạn bè. Trong môi trường hoạt

động mới sẽ tạo ra cho các em thế giới nội tâm phong phú. Những cấu tạo tâm

15


lí mới chủ yếu do hoạt động học tập mang lại và được hình thành dần dần với
chính quá trình hình thành của quá trình hoạt động học tập.
Nếu như điểm đặc trưng về tâm lí của học sinh lớp 1,2 là những
bước chuyển từ hoạt động vui chơi của lứa tuổi mầm non sang hoạt động học
tập của học sinh, thì ở lớp 4,5 có những đặc điểm tâm lí mới được hình thành
và phát triển phù hợp với hoạt động học tập ở cuối bậc Tiểu học này.
1.1.4.2. Sự phát triển của quá trình nhận thức
Nhu cầu nhận thức, khám phá thế giới luôn đòi hỏi học sinh phải
tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất và phạm vi hoạt động nhận thức của học
sinh Tiểu học đưa ra.
- Nhận thức cảm tính
Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác
đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Dẫn đến việc học Tiếng
Việt thông qua các hình ảnh trực quan sẽ đem lại hiệu quả cao.
Tri giác: Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, đối với học
sinh lớp 4,5 tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật
hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích
có phương hướng rõ ràng. Trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công
việc nhà, biết làm cái bài tập từ dễ đến khó,…
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới,
mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích
thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác được bộc lộ ở các quá trình
sau:
- Nhận thức lý tính
+ Tư duy

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động.

16


Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng
khái quát.
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4,5 bắt đầu biết
khái quát hóa lí luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn
sơ đẳng ở phần đông học sinh Tiểu học.
+ Tưởng tượng
Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái
tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở Ghi
nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ tăng cường. Ghi nhớ có chủ định phát triển.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội
dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến
thức.
- Ý chí
Đến cuối Tiểu học các em có khả năng biến theo yêu cầu của người lớn
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền
vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn
chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho HSTH đòi hỏi ở các nhà giáo dục sự
kiên trì bền bỉ trong công tác giáó dục trẻ. Muốn vậy thì trước hết mỗi bậc
cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
1.1.4.3. Sự phát triển tình cảm của học sinh
Tình cảm của HSTH mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự
vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,… Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của

trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ
khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư…

17


Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so
với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã “người lớn” hơn rất nhiều)
=> Xem xét những đặc điểm tâm lí, chúng tôi thấy tư duy của học sinh lớp 4,5
đã tốt hơn, do vậy các em đã có sự thích ứng với hệ thống bài tập. Tuy vậy do
những tư duy lập luận, khả năng trừu tượng của các em còn ở mức độ đơn
giản, chính vì vậy các hoạt động cần lặp lại nhiều lần để các em hình thành
thói quen với kĩ năng nhận diện tính từ thông qua hệ thống bài tập, nhận diện
được các tính từ có trong văn bản ở dạng đơn giản cũng như trong một số
trường hợp đặc biệt. Dựa trên việc tìm hiểu khả năng của học sinh kết hợp với
các đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5 chúng tôi nhằm tìm ra các phương
pháp thích hợp để nâng cao khả năng học tập của học sinh trong việc nhận
diện tính từ trong văn bản.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung về từ loại tính từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở
Tiểu học
Phần kiến thức về tính từ của học sinh dần được hình thành bắt đầu từ lớp
2. Ở lớp 2 các em đã bắt đầu nhận biết được các từ chỉ đặc điểm, tính chất,
các kiểu câu Ai thế nào?
Ở lớp 3 các em ôn tập về các từ chỉ đặc điểm, tính chất, kiểu câu Ai thế
nào? Và được học về dấu phấy.
Lên đến lớp 4, các em mới chính thức được học về khái niệm sơ giản của
tính từ.
Đến lớp 5, các em được ôn tập chung về từ loại, trong đó có ôn tập về tính


18


từ.
Cụ thể tính từ được dạy ở Tiểu học như sau:
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái,... của
sự vật, hiện tượng.

19


×