Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG KINH tế QUỐC tế ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.37 KB, 6 trang )

KINH TẾ QUỐC TẾ
Đặng Thị Khánh Trình -59k1

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá chủ thể giữa các chủ
thể kinh doanh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Thương mại quốc tế là một quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua
buôn bán nhằm mục đích kinh té tối đa .trao đổi hàng hoá là một hình thức của các
mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các người sản
xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia .thương mại quốc tế là lĩnh
vực quan trọng nhăm tạo điều kiên cho các nước tham gia vào phân công lao động
quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Ngày nay thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà
là sự phụ thuộc tất yếu giưa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế .vì vậy
phải coi trọng thương mại quốc tế như là một tiêu đề ,một nhân tố phát triển kinh tế
trong nước trên cơ sở lựa chon một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên
môn hoá quốc tế .
Những lợi ích thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí
cơ hội .Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng các mặt hàng khác người ta
phải từ bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị hàng đó .
Giả sử nền kinh tế khép kín có các nguồn lực nhất định có thể là đầu máy video,áo
sơ mi ô càng sử dụng nhiều nguôn lực vào việc sản xuất đầu máy video ,thì càng cò
ít nguồn lực để sử dụng vào việc sản xuất áo sơ mi .Chi phí cơ hội của đâu máy
video là lượng áo sơ mi bị hi sinh do dùng nguồn lực vào việc làm ra các đâu máy
video .
Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối đẻ làm ra các mặt hàng khác nhau .sự
chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối tronh sản xuất quyết định phương
thức thương mại quốc tế . Phương thức thương mại quốc tế minh hoạ bằng quy luật
lơi thế tương đối .
Quy luật lợi thế tương đối nói rằng :”các nước hay cá nhân nên chuyên môn hoá
trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối
thấp hơn thì sẽ có lợi ích kinh tế lớn hơn”.


Có nhiều nguyên nhân giải thích tai sao chí phí cơ hội hoặc chi phí tương đối lại có
thể khác biệt ở các nước khác nhau . Chúng bắt nguồn từ sự khác biệt trong kỹ thuật
công nghệ hoặc hiệu xuắt .
Ví dụ hai nước Mỹ và Anh đang sản xuất ra hai loại hàng hoá là máy video và áo sơ
mi. giả định rằng lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có mức lợi tức không đổi
theo quy mô ,ta có :
bảng 1:lợi thé só sánh của mỹ và anh về máy vi deo và áo sơ mi theo giờ lao động.
Hàng hoá
Máy video(giờ/đv sản
phẩm)
Áo sơ mi

Mỹ
30

Anh
60

5

6


cần 30giờ ở mỹ để sản xuất ra 1 máy video và 5giờ để sản xuất ra 1 áo sơ mi. Lao
động ở anh có hiệu suất kếm hơn ;cần 60giờ để làm ra 1 máy video và 6 giờ để sản
xuất ra 1 áo sơ mi.
ta giả thiết rằng có sự cạnh tranh hoàn hảo ,do vậy giá cả các mặt hàng bằng chi phí
biên của nó vì mức lợi tức không đổi theo quy mô nên chi phí biên băng chi phí
trung bình chính vì thế giá cả bằng chi phí trung bình của sản xuất .do đó lao động
là yếu tố sản xuất duy nhất nên trong ví dụ trên chi phí trung bình được tính bằng

giá trị đầu vào lao động trên một đơn vị đầu ra sản lượng tức là chi phí lao động cho
một đơn vị sản phẩm .
Giả thiết rằng công nhân mỹ kiếm được 6 usd/giờ ,ta có chi phí lao động cho một
đơn vị của hai loại hàng của mỗi nước như sau:
Bảng số 2:lợi thế tương đối của anh và mỹ về máy videovà áo sơ mi theo chi phí lao
động.
Hàng hoá
Anh
Mỹ
Máy video
120
180
Áo sơ mi
12
30
Chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm, máy video 180 usd 120bảng, áo sơ mi
30 usd 12bảng
Nếu không có thương mại quốc tế thì mỗi nước sẽ phải sản xuất cả hai loại hàng
vào các chi phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm là giá trị nội địa của mỗi sản
phẩm bán ra ở thị trường trong nước. Đối với cả hai sản phẩm, yêu cầu lao động
cho một đơn vị sản phẩm ở mỹ thấp hơn môt cách tuyệt đối so với yêu cầu này ở
anh. Nhưng lao động ở mỹ hiệu quả hơn một cách tương đối về máy video và áo sơ
mi. Còn số giờ lao động để soản suất ra một máy video ở anh nhiều gấp đôi so với
mỹ nhưng ở anh chỉ cần 6/5giờ lao động để sản xuất ra một cái áo sơ mi ở mỹ.
Chính những trênh lệch tương đối về năng xuất này là cơ sở cho thương mại quốc
tế. Còn nhiều lý do khác khiến cho thương mại quốc tế rất quan trọng trong thế giới
hiện đại . Một trong những lý do đó có thể là thương mại quốc tế tối cần thiết cho
chuyên môn hoá để có hiệu quả kinh tế cao trong ngành công nghiệp hiên đại .
Chuyên môn hoá quy mô lớn làm chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo
quy mỗ sẽ được thực hiện trong hàng hoá các nước sản xuât. Sự khác nhau về sở

thích và mức cung cầu là những nguyên nhân giẫn tới việc xuất hiện thương mại
quốc tế. Ngay cả trong trương hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nước giống hệt nhau,
thương mại quốc tế vẫn có thể sẩy ra do sự khác biệt về sở thích.
Bí quyết thành công trong chiên lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng
thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá chế biến có hàm
lượng kỹ thuật cao.

Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế vừa được coi
là một ngành kinh tế.
 Với một ngành của quá trình phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình
kinh tế thương mại được thực hiện từ vĩ mô tới vi mô tới các khâu điều tra
thị trường và phát triển thị trường thương mại quốc tế, phân phối lưu thông
hàng hóa, tiêu dùng, văn hóa đặc trưng của vùng địa lý… được diễn ra với
quy mô lớn và tốc độ nhanh hơn.


 Ngành kinh tế thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên môn hóa cao, có tổ
chức, có phân công, hợp tác chuyển giao công nghệ, lao động, cơ sở hạ tầng,
vốn đầu tư, tổ chức sản xuất hàng hóa… là hoạt động chuyên mua bán, trao
đổi hàng hóa dịch vụ với nước ngoài nhằm mục đích kinh tế.
Thương mại quốc tế có ý nghĩa lợi ích đối với các nước tham gia vì các quốc gia
tham gia được phân phối và phát triển thị trường rộng bán hàng và sản xuất với số
lượng lớn hơn, phát triển nhiều mặt hàng phong phú hơn chất lượng hơn với sự so
sánh sản phẩm của người tiêu dùng với sự cạnh tranh tăng cao trên thị trương quốc
tế.
Thương mại quốc tế thúc đấy các nước tham gia nỗ lực phát triển hàng hóa và công
nghệ nhằm tăng tỷ lệ canh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn tại trên thị
trường quốc tế, nó có tác động trực tiếp tới nhà sản xuất ở các nước tham gia vào thị
trường thương mại quốc tế, từ đó các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh những
tiềm năng của thị trường và tiềm năng của đất nước mà doanh nghiệp đang kinh

doanh.
Các doanh nghiệp tham gia được giao lưu trao đổi nhân công, khoa học kỹ thuật
thông qua hợp tác lao động và chuyển giao công nghệ làm tăng quá trình phát triển
công nghệ và trình độ lao động của nhân công… Bên cạnh đó thương mại quốc tế
thúc đẩy quá trình liên kết nên kinh tế giữa các quốc gia tham gia thị trường ngày
càng chặt chẽ và mở rộng hơn, điều đó giúp ổn định tình hình nền kinh tế – chính trị
của những quốc gia tham gia thương mại quốc tế.


Việc nghiên cứu thương mại quốc tế luôn gắn với các yếu tố kinh tế, xã
hội vì những tiến bộ xã hội đều bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế và
ngược lại, các tiến bộ xã hội lại có tác động đến quá trình phát triển kinh
tế
Thương mại quốc tế làm tăng mức sống của người dân, tạo ra nhiều việc làm và làm
tăng hiệu suất trong nền kinh tế, góp phần làm ổn định an ninh kinh tế, ngoài ra
thương mại quốc tế góp phần làm tăng những nguồn vốn đầu tư, mở rộng các mối
quan hệ quốc tế.
Thương mại quốc tế ,một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước
phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế, mặt khác phải tính đến lợi
thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. phả luôn luôn tinh toán cái
có thể thu được so với cái phải trả khi tham gia buôn bán và phân công lao động
quốc tế để có chính sách thích hợp. vì vậy ,để phát triển thương mại quốc tế có hiệu
quả nâu giài phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ
thộc lẫn nhau ngay càng lớn. Quan hệ kinh tế trong một nước là những quan hệ giữa
những người tham gia vào quá trình soản xuất và lưu thông hàng hoá trên cơ sở
phân công lao động và chuyên môn hoá trong nước .quan hệ thương mại quốc tế thể
hiện sự phân công lao động và chuyên môn quốc tế ở trình độ kĩ thuật caovà quy
mô lớn .nó phát triển trong một môi trường khàc hoan toàn các quan hệ kinh tế
trong nước về phương thức giao dịch buôn bán,pháp luật và nghiệp vụ. Thị trường
trong nước và thi trương quốc gia là những phạm chù kinh tế khác nhau .vì vậy, các

quan hệ kinh tế diễn ra giứa các chủ thể trong kinh doanh thương mại quốc tế mang
tính chất kinh té xã hội hết sức phức tạp, không thể cho phép nghĩ rằng cứ buôn bán
trong nước được thì buôn bán với nước ngoài cũng thành công.





×