Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5 SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC TỪ TUẦN 5 ĐẾN TUẦN 7.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.29 KB, 149 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------™&™---------------

TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
TỪ TUẦN 5 ĐẾN TUẦN 7.

Giáo viên tiểu học


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Việc đổi mới phương
pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở
vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra,
phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải


tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới
PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng


tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải
cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm
HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải

thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một
chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm,
đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung
các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp.


Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi
chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt
các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực
hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự
chiếm lĩnh kiến thức)với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ
chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể
mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối
với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành,
vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần
thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận
dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo
học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình
huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy
luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh


cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương
tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học
trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự
hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập(đánh giá lớp
học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của
học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng
dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân
và nêu cách sửa chữa các sai sót(tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự
thể hiện, tự đánh giá).
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu lớp 5 theo hướng phát triển
năng lực học sinh tiểu học từ tuần 5 đến tuần 7” nhằm giúp giáo viên
có tài liệu giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:


TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
TỪ TUẦN 5 ĐẾN TUẦN 7.
Trân trọng cảm ơn!


TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
TỪ TUẦN 5 ĐẾN TUẦN 7.


TUẦN 5
Buổi sáng

Thứ hai, ngày ...... tháng ...... năm 20........
Chào cờ
Tập trung toàn trường

Toán
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Ôn tập về tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn
vị đo độ dài thông dụng. Chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với
các số đo độ dài.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học.

- Giáo viên: nội dung bài
- Học sinh: sách, vở, bảng con...
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Hình thành bảng đơn
Hoạt động cá nhân
vị đo độ dài
Mục tiêu: Củng cố các đơn vị đo độ
dài và bảng các đơn vị đo độ dài.
Bài 1
- HS lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu.
- HS kết luận mối quan hệ giữa các - GV hướng dẫn HS tự nêu nhận
đơn vị đo độ dài liền nhau.
xét về mối quan hệ giữa 2 đơn vị
đo độ dài.
- Lần lượt HS đọc mối quan hệ từ bé - GV chốt lại.
đến lớn hoặc từ lớn đến bé.


Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động cá nhân - nhóm đôi
Mục tiêu: Rèn kĩ năng chuyển đổi và
tính toán trên các đơn vị đo, số đo độ
dài.
Bài 2: Chuyển đổi từ các đơn vị lớn
ra các đơn vị nhỏ hơn và ngược lại.
- HS đọc đề - Xác định dạng toán.
- GV gợi mở để HS tìm phương

- HS làm bài .
pháp đổi.
- HS sửa bài - nêu cách chuyển đổi.
 Lưu ý: Một số trường hợp đổi
các đơn vị đo không liền kề nhau.
- GV chốt ý.
Bài 3: Chuyển đổi từ các số đo “hai
đơn vị đo” sang các số đo với “một
đơn vị đo” và ngược lại.
- HS đọc đề .
- GVcho HS nhắc lại về quan hệ
giữa các đơn vị đo độ dài.
- HS làm bài. HS sửa bài.
- GV chốt lại.
- Lớp nhận xét.
Bài 4: Rèn kĩ năng tính toán trên các
số đo độ dài.
- HS đọc đề - Phân tích đề.
- HS tóm tắt.
- HS giải và sửa bài.
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng.
Hoạt động 4: Củng cố
Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học
- Thi đua ai nhanh hơn.
- Tổ chức thi đua :
- HS làm ra nháp.
- Hướng dẫn HS sửa bài.
- HS nào xong trước chạy lên nộp - Nhận xét, tuyên dương.
bài.



Đạo đức
Có chí thì nên (tiết1)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Phát hiện một số biểu hiện cơ bản của người sống
có ý chí, người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
1.2. Năng lực: Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những
khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nhe người khác.
2. Đồ dùng dạy học.
- Tư liệu, thẻ màu
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về
Hoạt động nhóm – lớp
tấm gương vượt khó Trần Bảo
Đồng
Mục tiêu : HS biết được 1 biểu hiện
cụ thể của người có chí.
- HS đọc thầm thông tin về Trần Bảo - Yêu cầu HS đọc thông tin .
Đồng
- GV cung cấp thêm những thông tin
- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.
về Trần Bảo Đồng.
- Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu.
- Đại diện trả lời câu hỏi.
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay - Trần Bảo Đồng đã gặp những khó

đau ốm, phải phụ mẹ đi bán bánh mì khăn nào trong cuộc sống và trong
học tập ?
- ……….
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó
khăn để vươn lên như thế nào ?


- HS tự phát biểu.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: HS nêu lên được sự cần
thiết phải sống có chí và những biểu
hiện của người sống có chí.
- HS thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm
giải quyết 1 tình huống)
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung

- Em học tập được những gì từ tấm
gương đó ?
- GV chốt ý.
Hoạt động nhóm - lớp

- GV nêu tình huống – yêu cầu HS
thảo luận nhóm
1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn
bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi
chân khiến em không thể đi lại
được. Trước hoàn cảnh đó Khôi sẽ

như thế nào?
2) Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua
lại bị bão lụt cuốn trôi hết nhà cửa,
đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh
đó, Thiên có thể làm gì để có thể
tiếp tục đi học ?
- GV chốt ý.
Hoạt động nhóm đôi

Hoạt động 3: Làm bài tập 1 , 2
SGK
Mục tiêu: HS tự đánh giá được
những khó khăn và cố gắng của mình
để khắc phục vươn lên.
- Trao đổi trong nhóm về những tấm - GV nêu yêu cầu.
gương vượt khó trong những hoàn
cảnh khác nhau .
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV chốt ý.
Hoạt động 4: Củng cố
Hoạt động lớp
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức
vừa học.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.


- 2 kể lại những khó khăn mình đã - Kể những khó khăn em đã gặp,
gặp
em vượt qua những khó khăn đó

như thế nào?
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn
HS trong lớp đề ra phương án giúp - Nhận xét tiết học.
đỡ.

Buổi chiều
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về
tình bạn,tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. Trao
đổi với bạn bè về nội dung của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn
với công nhân Việt Nam
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nhe người khác; trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn tình bạn.


2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ
- Học sinh: sách, vở.
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng
văn bản
- 1 em đọc.
- HS lắng nghe - Chia 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu …. giản dị, thân
mật

+ Đoạn 2: Còn lại
- Lần lượt 6 HS đọc .
- HS gạch dưới từ có âm tr - s
- Lần lượt HS giải nghĩa.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hướng dẫn HS nắm nội
dung bài
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc diễn
cảm đúng ngữ điệu.
- HS lần lượt đọc từng đoạn
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong
đoạn .
- HS lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn,
cả bài .
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.

Hỗ trợ của GV
Hoạt động lớp - cá nhân

- Gọi 1HS khá đọc cả bài.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc
trơn, chia đoạn

- Sửa cách đọc cho HS.
- Dự kiến: “tr - s”
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.

- GV đọc toàn bài.
Hoạt động nhóm - lớp

- GV chốt ý.
Hoạt động nhóm - cá nhân - cả
lớp
- Rèn HS đọc diễn cảm
- Rèn HS đọc câu văn dài “ Ánh
nắng … êm dịu”
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải
trên vùng đất đỏ công trường/ tạo
nên một hòa sắc êm dịu.//
- GVchọn 1 đoạn cho HS thi đọc
diễn cảm.
- GV nhận xét tuyên dương


Hoạt động 4. Củng cố- dặn dò
- Tình cảm chân thành của một - Em hãy nêu ý chính của bài ?
chuyên gia nước bạn với một công
nhân VN, qua đó thể hiện vẻ đẹp của
tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- HS quan sát, trưng bày thêm tranh - GV giới thiệu thêm tranh ảnh về
ảnh sưu tầm của bản thân.
những công trình hợp tác.
- Giáo dục tư tưởng.
- Chuẩn bị: Ê-mi-li con

Chính tả
Nghe-viết: Một chuyên gia máy xúc

1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Một
chuyên gia máy xúc,biết trình bày đúng đoạn văn. Tìm được các tiếng có
chứa uô,ua trong bài văn và nắm được quy tắc đánh dấu thanh: trong các
tiếng có uô,ua (BT2). Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền
vào 2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân,
có ý thức rèn chữ viết.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Phiếu ghi mô hình cấu tạo tiếng.
- Học sinh: Vở, SGK, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV


Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe
– viết
Mục tiêu: Nghe và viết đúng bài
“Một chuyên gia máy xúc”.
- HS lắng nghe
- HS nêu từ khó: khung cửa, buồng
máy, tham quan, ngoại quốc, chất
phác.
- HS lần lượt rèn từ khó vào bảng
con.

Hoạt động lớp - cá nhân


- GV đọc một lần đoạn văn.
- Nêu các từ ngữ khó viết trong
đoạn

- GV ghi bảng các từ khó: khung
cửa, buồng máy, tham quan,
ngoại quốc, chất phác.
- HS nghe viết vào vở từng câu, cụm - GV đọc từng câu, từng cụm từ
từ.
cho HS viết.
- HS lắng nghe, soát lại các từ.
- GV đọc toàn bài chính tả.
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi chính - GV hướng dẫn HS chữa bài tả
Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm
Hoạt động cá nhân - lớp
bài tập
Mục tiêu: Làm đúng các bài tập đánh
dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên
âm đôi uô/ ua.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- HS viết vào vở BT các tiếng có
chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/

- HS sửa bài:
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc,
buôn, muôn.

+Trong các tiếng có ua (tiếng không - Yêu cầu HS rút ra quy tắc.
có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái
đầu của âm chính ua – chữ u.


+Trong các tiếng có uô (tiếng có âm
cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai
của âm chính uô – chữ ô
Bài 3:
- 1 HS đọc bài 3.
- HS thảo luận theo nhóm 4 – đại diện
trình bày.
+ Muôn người như một: Ý nói đoàn
kết một lòng.
+ Chậm như rùa: Quá chậm chạp.
+ Ngang như cua: Tính tình gàn dở,
khó nói chuyện, khó thống nhất ý
kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm: Chăm chỉ làm
việc trên ruộng đồng.
- HS sửa bài.
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức
trên.
- HS chia thành 2 dãy chơi trò chơi.

- GV chốt lại.
- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- GV gợi ý giúp HS tìm hiểu nghĩa
các thành ngữ.


- GV nhận xét.
Hoạt động nhóm - lớp

- Trò chơi: Dãy A cho tiếng - Dãy
B đánh dấu thanh.
- GV nhận xét - Tuyên dương.

Khoa học
Thực hành: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện


1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Có kiến thức về một số tác hại của rượu, bia,
thuốc lá, ma tuý. Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây
nghiện.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, mạnh
dạn khi giao tiếp.
1.3. Phẩm chất: HS có ý thức cảnh giác, tránh xa các chất gây nghiện và tự
chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: sách, vở,
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Thực hành xử lí
Hoạt động nhóm - lớp
thông tin
Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại

của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
Bước 1: Tổ chức và giao nhiệm vụ
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các - GV chia lớp thành 6 nhóm
thông tin đã thu thập trình bày .
- Các nhóm dùng bút dạ hoặc cắt dán - Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm
để viết tóm tắt lại những thông tin
các thông tin về tác hại của thuốc lá.
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu
tầm các thông tin về tác hại của
rượu, bia.
- Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu
tầm các thông tin về tác hại của ma
tuý.
- Từng nhóm treo sản phẩm của - GV yêu cầu sắp xếp lại và trưng
nhóm mình và cử người trình bày.
bày.
Bước 2: Các nhóm làm việc
- Tác hại thuốc lá là:
- Hút thuốc lá có hại gì?


1. Thuốc lá là chất gây nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người hút:
bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch,
bệnh ung thư…
3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia
đình, đất nước.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người
xung quanh.
- Tác hại của uống rượu, bia :

1. Rượu, bia là chất gây nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người uống:
bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch,
bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp…
3. Hại đến nhân cách người nghiện.
4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế …
5. Ảnh hưởng …hay gây lộn, vi phạm
pháp luật…
- Tác hại của ma túy:
1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã
nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người nghiện
hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả
năng lao động, tổn hại thần kinh,
dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV,
viêm gan B → quá liều sẽ chết.
3. Có hại đến nhân cách người
nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người.
4. Tốn tiên, ảnh hưởng đến kinh tế …
5. Ảnh hưởng ….tội phạm gia tăng.
Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm
trả lời câu hỏi”
Mục tiêu: Củng cố cho HS những

- GV chốt ý .
- Uống rượu, bia có hại gì?

- GV chốt ý .
- Sử dụng ma túy có hại gì?


 GV chốt ý .
Hoạt động cả lớp - cá nhân nhóm


hiểu biết về tác hại của thuốc lá,
rượu, bia, ma túy.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- HS lắng nghe.

- GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn
vào ban giám khảo ,3-5 bạn tham
gia chơi.

Bước 2:
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và - GV và ban giám khảo chốt.
trả lời câu hỏi.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức
vừa học
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung.
- HS nêu lại nội dung chính.

Thứ ba, ngày ...... tháng ...... năm 20........
Buổi sáng
Toán
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Ôn tập về tên, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị
đo khối lượng thông dụng. Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các

bài toán với các số đo khối lượng.


1.2. Năng lực: Có ý thức chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo
dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lại
Hoạt động cá nhân
bảng đơn vị đo khối lượng.
Mục tiêu: Củng cố các đơn vị đo
khối lương và bảng các đơn vị đo
khối lượng.
Bài 1:
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các lượng chưa ghi đơn vị, chỉ ghi kiđơn vị đo khối lượng.
lô-gam.
- HS hình thành bài 1 lên bảng đơn - GV hướng dẫn qua cách đặt câu
vị.
hỏi nêu tên các đơn vị lớn hơn kg?
Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động nhóm đôi - cá nhân
Mục tiêu: Rèn các kĩ năng chuyển
đổi và tính toán trên các đơn vị đo, số

đo khối lượng
Bài 2: Chuyển đổi từ các đơn vị
lớn ra các đơn vị nhỏ hơn và ngược
lại.
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV ghi bảng.
- Xác định dạng bài và nêu cách đổi. - Dựa vào mối quan hệ giữa các
- HS làm bài.
đơn vị đo khối lượng HS làm bài
tập 2.
- HS sửa bài.
- Nêu các bước tiến hành để đổi .
 Lưu ý: Một số trường hợp đổi


các đơn vị đo không liền kề nhau.
Bài 3: Chuyển đổi các đơn vị đo rồi
so sánh kết quả, điền dấu.
- 2 HS đọc đề - xác định cách làm (So - GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm
sánh 2 đơn vị của 2 vế phải giống đôi.
nhau).
 Lưu ý: Có trường hợp chỉ quan
sát, so sánh các kết quả để lựa chọn
các dấu thích hợp.
- HS làm bài.
- GV cho HS làm cá nhân.
- HS sửa bài.
- GV theo dõi HS làm bài.
Bài 4: Rèn kĩ năng tính toán trên các
số đo khối lượng.

- HS đọc đề .
- GV cho HS hoạt động nhóm, bàn.
- HS phân tích đề - Tóm tắt .
- GV gợi ý cho học sinh thảo luận.
- Tính số kg đường cửa hàng bán  Lưu ý hướng dẫn HS đổi 1 tấn
được trong ngày thứ hai.
đường = 1000kg đường
- Tính tổng số đường đã bán được
trong ngày thứ nhât và thứ hai.
- Tính số kg đường đã bán được trong
ngày thứ ba.
- HS làm bài – sửa bài.
- GV theo dõi cách làm bài của HS.
Hoạt động 4: Củng cố
Hoạt động cá nhân
Mục tiêu: Nhắc lại nội dung vừa học
- HS nhắc lại.
- Cho HS nhắc lại tên đơn vị trong
- Thi đua đổi nhanh.
bảng đơn vị đo độ dài.
4 kg 85 g
= ….……. g
- Cho HS thi đua đổi nhanh.
1 kg 2 hg 4 g = ………. g


Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hoà bình
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Vận dụng từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng

nghĩa với hoà bình (BT2). Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của
một miền quê hoặc thành phố (BT3)
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên lớp, làm việc
trong nhóm.
1.3. Phẩm chất: Yêu hòa bình, yêu đất nước.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài.
- Học sinh: VBT.
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm Hoạt động nhóm – lớp – các nhân
BT1
Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hóa
vốn từ về Chủ điểm: “Cánh chim hòa
bình”
Bài 1:
- HS đọc bài 1 - Cả lớp đọc thầm - - Yêu cầu HS đọc bài 1.
Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng.
- GV chốt lại chọn ý b.
- GV phân tích.
- HS tra từ điển - Trả lời
- Yêu cầu HS nêu nghĩa từ: “bình
- HS phân biệt nghĩa: “bình thản, yên thản, yên ả, hiền hòa”
ả, hiền hòa” với ý b: trạng thái
không có chiến tranh.
Bài 2:
- 2 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- HS làm bài.

- GV ghi bảng thành 2 cột đồng
- HS sửa bài - Lần lượt HS đọc bài làm nghĩa với hòa bình và không đồng


của mình.
nghĩa.
- Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình - Giúp HS hiểu nghĩa của các từ:
yên, thanh bình, thái bình.
thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng,
thoải mái, không có điều gì áy náy,
lo nghĩ); thái bình (yên ổn không
có chiến tranh, loạn lạc).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm Hoạt động nhóm – lớp – cá nhân
BT.
Mục tiêu: Sử dụng các từ đã học để
đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh
bình yên của một miền quê hoặc
thành phố.
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- HS làm bài.
- GV lưu ý HS chỉ cần viết 1 đoạn
văn khoảng 5 đến 7 câu, không cần
viết dài hơn.
- Gợi ý HS có thể viết về cảnh
thanh bình của địa phương các em
hoặc của 1 làng quê, thành phố các
em thấy tên ti vi.
- HS khá giỏi đọc đoạn văn.

- GV chốt lại.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố
Hoạt động nhóm - lớp
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức
vừa học.
- HS thi tìm thêm từ ngữ thuộc Chủ Tổ chức HS trò chơi học tập: Tìm
điểm.
thêm các từ ngữ thuộc chủ điểm.
- Các tổ thi đua giới thiệu những bức - GVnhận xét, tuyên dương.
tranh đã vẽ và bài hát đã sưu tầm .


Buổi chiều
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Làm được dạng bài thống kê theo hàng (BT1) và
thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong
tháng của từng thành viên và của tổ. Qua bảng thống kê kết quả học tập của
cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng
nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Yêu trường,lớp, thầy cô, bạn bè, có ý thức phấn đấu học tốt
hơn.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài, sổ điểm của lớp, bảng phụ.
- Học sinh: sách, vở nháp, vở bài tập.
3. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của HS

Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1: Bài tập 1
Hoạt động nhóm
Mục tiêu: Hướng dẫn HS biết thống
kê kết quả học tập trong tuần của bản
thân; biết trình bày kết quả bằng bảng
thống kê thể hiện kết quả học tập của
từng HS trong tổ.
Bài 1:


- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp
đọc thầm
- 1 HS tự ghi điểm của từng môn mà
bản thân em đã đạt vào phiếu .
- HS thống kê kết quả học tập trong
tuần như:
- Điểm trong tuần của …..
- Số điểm từ 0 đến 4
- Dựa vào bảng thống kê trên nói rõ
số điểm trong tuần .
- HS nhận xét về ý thức học tập của
mình.
Hoạt động 2: Bài tập 2
Mục tiêu: Giúp HS hiểu tác dụng
của việc lập bảng thống kê: làm rõ
kết quả học tập của mỗi HS trong sự
so sánh với kết quả học tập của từng
bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung.
Bài 2:

- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đặt tên cho bảng thống kê.
- HS ghi bảng thống kê kết quả học
tập trong tuần, tháng của tổ.
- HS xác định số cột dọc: STT, Họ và
tên, Số điểm
- HS xác định số cột ngang - mỗi
dòng thể hiện kết quả học tập của
từng HS (xếp theo thứ tự bảng chữ
cái).
- Đại diện nhóm trình bày bảng thống
kê.
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức

- Yêu cầu HS đọc bài 1.
- GV giải thích.

- GV nêu bảng mẫu thống kê. Viết
sẵn trên bảng, yêu cầu HS lập
thống kê về việc học của mình
trong tuần.
Hoạt động lớp

- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- Dựa vào kết quả thống kê để lập
bảng thống kê

- GV nhận xét chốt lại.



vừa học
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ:
- Yêu cầu HS về tác dụng của bảng
+ Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông thống kê ?
tin.
+ Có điều kiện so sánh số liệu.

Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: HS có thêm thông tin về Phan Bội Châu: là một
trong những nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX (giới thiệu
đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu). Phan Bội Châu sinh năm
1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu
lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường
giải phóng dân tộc. Từ năm 1905- 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam
sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nhe người khác; trình bày rõ
ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
2. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.


×