Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bán phá giá được coi là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh, gây ra sự không công bằng trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia (trong đó có thuế chống bán phá giá) nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.13 KB, 20 trang )

----------  ----------

BÀI TẬP LỚN
Bộ môn: Kinh tế quốc tế
Nhóm 9
Chủ đề 9:

“ Bán phá giá được coi là một trong những hành vi
thương mại không lành mạnh, gây ra sự không công
bằng trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia
(trong đó có thuế chống bán phá giá) nhằm mục đích
bảo hộ sản xuất trong nước. Tìm hiểu về vấn đề này và
đưa ra ví dụ minh họa.”

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

I. Khái niệm
1. “Bán phá giá” là gì ?
Bán phá giá là thuật ngữ được sử dụng trong bối cảnh thương mại quốc tế. Đó là
khi một quốc gia hoặc công ty xuất khẩu một sản phẩm với mức giá thấp hơn ở thị
trường nhập khẩu nước ngoài so với giá trong thị trường nội địa của nhà xuất khẩu.
Bởi vì bán phá giá thường liên quan đến khối lượng xuất khẩu của một sản phẩm,
nó thường gây nguy hiểm cho khả năng tài chính của các nhà sản xuất hoặc nhà
sản xuất của sản phẩm ở quốc gia nhập khẩu.
2. Giải nghĩa “bán phá giá”
Được coi là một hình thức phân biệt giá , bán phá giá xảy ra khi một nhà sản xuất
hạ thấp giá của hàng hóa nhập vào thị trường nước ngoài với mức thấp hơn giá mà
khách hàng trong nước trả ở nước xuất xứ. Việc phá giá được xem là có chủ đích


với mục tiêu là có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu
3. Những thuận lợi và bất lợi của việc bán phá giá
Ưu điểm chính của bán phá giá là khả năng thâm nhập thị trường với giá sản phẩm
thường được coi là không công bằng với các đối thủ khác. Nước xuất khẩu có thể
cung cấp cho nhà sản xuất một khoản trợ cấp để đối trọng các tổn thất phát sinh khi
các sản phẩm được bán dưới giá thành sản xuất.
Một bất lợi của việc bán phá giá là trợ cấp có thể trở nên tốn kém theo thời gian.
Ngoài ra, các đối tác thương mại muốn hạn chế hình thức hoạt động thị trường này
có thể làm tăng hạn chế về hàng hóa, điều này có thể dẫn đến chi phí xuất khẩu
tăng lên cho quốc gia bị ảnh hưởng hoặc giới hạn về số lượng hàng hóa quốc gia
đó sẽ nhập vào.
4. Thái độ quốc tế về bán phá giá
Trong khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bảo lưu phán quyết về việc liệu
bán phá giá có phải là một thực tiễn cạnh tranh không công bằng, hầu hết các quốc
gia không ủng hộ việc bán phá giá. Việc bán phá giá là hợp pháp theo các quy định
của WTO trừ khi nước nhập khẩu có thể chứng minh rõ những tác động tiêu cực
mà công ty xuất khẩu đã gây ra cho các nhà sản xuất trong nước. Để chống bán phá
giá, hầu hết các quốc gia sử dụng thuế quan và hạn ngạch để bảo vệ các ngành
công nghiệp trong nước của họ khỏi bị định giá .

2


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Phần lớn các hiệp định thương mại bao gồm các hạn chế về việc bán phá giá. Vi
phạm các thỏa thuận như vậy có thể khó được chứng minh và có thể bị hạn chế chi
phí để thực thi. Nếu hai nước không có thỏa thuận thương mại tại chỗ, thì không có
lệnh cấm bán phá giá thương mại cụ thể nào giữa họ.
5. Thực trạng hiện nay

a. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam
Việc nước ta tham gia vào ASEAN, APEC và xin gia nhập WTO sẽ dẫn đến việc
xoá bỏ hàng rào thuế quan, hiện tượng bán phá giá hàng hoá nước ngoài chắc chắn
ngày càng tăng trên thị trường nứơc ta. Các hãng nước ngoài tìm đủ mọi phương
sách để chiếm đoạt thị phần, dồn ép các ngành sản xuất Việt Nam vào một góc thị
phần nhỏ hẹp. Theo kết quả điều tra xã hội học của hội người tiêu dùng Việt Nam
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: các nhóm hàng ôtô, xe máy, rượu
bia, thuốc lá của Mỹ, Nhật, Pháp và các nước châu Âu khác chiếm ưu thế.
b. Thực trạng bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam
Trong quan hệ thương mại Quốc tế, cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam khi
xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đã bị các doanh nghiệp nước ngoài khởi kiện 8
vụ bởi họ cho là các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá hàng hoá trên thị trường.
Trường hợp đầu tiên bị kiện bán phá giá là mặt hàng gạo, năm 1994, nước đâm đơn
kiện là Colombia. Kết luận cuối cùng là gạo Việt Nam nhập khẩu vào Colombia
không bị đánh thuế chống bán phá giá mặc dù bán ở mức thấp 9.07% song không
gây tổn hại cho các nhà sản xuất lúa gạo ở nước sở tại.
Năm 1998 với mặt hàng mì chính xuất khẩu vào EU, Việt Nam đã bị EU quy vào
nước có mặt hàng bị bán phá giá. Kết cục thì mì chính bị đánh thuế chống bán phá
giá là 16.8%.
Cũng cùng năm này hàng giầy dép của Việt nam xuất khẩu vào EU cũng bị kiện
bán phá giá nhưng vì thị phần quá nhỏ nên không bị đánh thuế chống bán phá giá.
Năm 2000: bật lửa ga của Việt Nam xuất khẩu sang Balan đã bị kiện bán phá gía
và bị đánh thuế chống bán phá giá với mức 0.09euro/chiếc.
Năm 2001: mặt hàng tỏi của Việt Nam xuất khẩu sang Canada bị đưa vào vòng
kiện tụng bán phá giá và bị đánh thuế chống bán phá giá 1,48 CAD/kg.
Năm 2002, từ tháng 6 đến nay, doanh nghiệp VN lại phải đối mặt với ba vụ kiện
với các mặt hàng: đế giày, bật lửa ga vào Canada và cá da trơn vào Mỹ. Lý do mà
3



NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Hiệp hội cá nheo Hoa kỳ (CFA) đưa ra là hàng thuỷ sản VN bán giá rẻ, phá giá thị
trường. Nhưng trên thực tế, sau khi đi khảo sát vùng nuôi cá basa, cá tra ở đồng
bằng sông Cửu Long, tận mắt chứng kiến những bè cá lớn trên sông Tiền và sông
Hậu thuộc vào loại lý tưởng nhất thế giới, gặp gỡ những nhà nuôi trồng thuỷ sản
nơi đây cũng như khảo sát mặt bằng giá, phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ,
của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã thừa nhận giá nhân công lao động ở một số nước có
thu nhập bình quân đầu người khoảng 300USD/năm phải khác với
23.000USD/năm. Như vậy sức tiêu thụ cá Việt Nam không giảm trên thị trường
Hoa kỳ là từ cuộc chiến thương hiệu CAFISH đã làm cho cái tên cá tra, cá basa nổi
tiếng ở thị trường Mỹ. Nếu vụ kiện được xem xét trên dữ kiện VN thì Mỹ sẽ đưa ra
mức thuế chống phá giá là 191%. Trường hợp VN được xem là nền kinh tế thị
trường thì mức để tính thuế là 144%.
6. Nguyên nhân của việc bán phá giá
Hành động bán phá giá xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến những nguyên
nhân chính sau đây:
Do có các khoản tài trợ của Chính phủ hoặc cơ quan công cộng nước ngoài. Chính
sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích chính sau đây:
Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩuDuy trì mức sử dụng nhất định với
các yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốn trong nền kinh tế.
Các khoản tài trợ có thể được cấp cho người sản xuất cũng như cho người tiêu
dùng, nhưng về mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau và đều đưa đến
những hệ quả kinh tế tương tự.
Các hình thức tài trợ chủ yếu là: trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham
gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như các hỗ trợ xuất khẩu.
Các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy và thiết bị
hiện đại, nghĩa là giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát
triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu. Do
đó mà chi phí sản xuất giảm xuống dẫn đến việc hạ giá bán.

Do nhập siêu lớn, vẫn phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này. Khi đó có thể
áp dụng biện pháp bán phá giá để giải quyết cho vấn đề thiếu hụt ngoại tệ.
Do trong một nước có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết theo cơ chế
giá bình thường.
4


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Bán phá giá được sử dụng như là công cụ cạnh tranh. Sau khi đã chiếm lĩnh được
thị trường nội điạ của nước nhập khẩu, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng nội
địa thì các hãng sẽ tìm cách thao túng thị trường nội địa để thu được lợi nhuận tối
đa.
Cũng có thể có một số nước làm ra sản phẩm với giá thành rất thấp do sử dụng lao
động trẻ em, tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu.
Việc sử dụng lao động trẻ em ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận còn là cách để
cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nhờ giá nhân công rẻ mạc, người ta có thể hạ
giá thành sản phẩm , xuất khẩu hàng hoá bán phá giá ở nước ngoài.
Đối với mặt hàng ngoại nhập khẩu, do thu được lợi nhuận siêu ngạch có được từ
trốn thuế nhập khẩu, hàng ngoại sẽ điều tiết và chiếm lĩnh được thị trường với giá
cạnh tranh so với hàng hoá sản xuất trong nước. Ví dụ: hàng vải trên thị trường
Việt Nam, thực tế hàng vải nội chỉ giữ 20% thị phần còn 80 % thị phần là hàng vải
ngoại nắm giữ, trong đó hàng Trung Quốc chiếm 60% thị phần, phần lớn số vải từ
Trung Quốc là do nhập lậu, trốn thuế nên được bán với giá dù chỉ bằng 1/3- 1/2
hàng sản xuất trong nước.
7. Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hoá
Hành động bán phá giá có thể có lợi trong một số trường hợp ,nhưng nếu lạm dụng
quá thì sẽ gây nhiều tác hại đối với nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu.
a. Đối với nước xuất khẩu
- Mặt tích cực

Bán phá giá giúp cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm, tăng thu được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được lượng hàng tồn kho,
đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt...Tiêu biểu như ở
Pháp, ngay từ khi mới vào mùa đã có lượng hàng tồn đọng như: thực phẩm sắp hết
thời hạn sử dụng, quần áo , giầy dép hết mốt...lên tới 50% số dự trữ bán ra. Hàng
tồn kho này được mang bán với mức giá thấp hơn 30% giá thị trường. Đến cuối
mùa, hàng tồn đọng chỉ còn vài phần trăm lại đựơc bán lại cho những người
chuyên nghiệp với giá bằng 1/10 giá cũ, họ sẽ đẩy số hàng hoá này ra nước ngoài
bán phá giá.
Ngoài ra biện pháp bán phá giá còn là công cụ quan trọng trong chính sách Ngoại
thương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước đó.
5


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

- Mặt tiêu cực
Người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt do phải chịu giá cao hơn so với trước
đây do có sự thoả thuận về giá giữa các doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp bán phá giá, lượng hàng hoá đó lại được bán cho chính các
doanh nghiệp trong nước mình, do đó lại quay lại lũng đoạn thị trường trong nước.
Do việc bán phá giá nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận nên một vài nước đã
sử dụng lao động trẻ em, phụ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả là người
lao động bị ngược đãi nặng nề. Trung Quốc là một trong những nước tiêu biểu sử
dụng lao động tù nhân.Theo số liệu mới đây của văn phòng Quốc tế về lao động trẻ
em (BIT) thì trên toàn thế giới có trên 250 triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang tham gia
hoạt động kinh tế.
b. Đối với nước nhập khẩu
- Tác động tích cực

Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn , tiêu dùng những mặt hàng mới, lạ giá cả
dễ chấp nhận.
Đối mặt với những mặt hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ
trong nước phải tìm cách cải tiến mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng
nguồn nhân lực để hạ chi phí sản xuất nhằm giữ vững vị trí trên thị trường và thu
được lợi nhuận tối ưu.
- Tác động tiêu cực
Bán phá giá hàng hoá cũng gây ra không ít những khó khăn cho nước nhập khẩu,
nhất là đỗi với các nước đang phát triển, có thị trường hẹp.
Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt
hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hạn sử dụng, không đảm
bảo về an toàn về an toàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ của người dân.
Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi, thu được lợi nhuận
cao, do đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hoá, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách
Nhà nước. Hơn nữa do không thể cạnh tranh đựơc với hàng nước ngoài nên nhiều
xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bị phá sản hoàn toàn. Khi đó nó là

6


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triển nền
kinh tế của nước nhập khẩu.
Ở đây tác động của việc bán phá giá như sự tồn tại của việc cắt giảm giá, hoặc mức
độ mà hàng nhập khẩu bị đổ vỡ đang gây ra trầm cảm về giá hoặc ngăn cản việc
tăng giá đối với hàng hóa nếu không sẽ xảy ra. Tác động kinh tế và tài chính kết
quả có thể được nhìn thấy thông qua:

-

suy giảm đầu ra
mất doanh thu
mất thị phần
giảm lợi nhuận
suy giảm năng suất
giảm sử dụng năng lực
giảm lợi tức đầu tư
hiệu ứng giá
tác động bất lợi đối với dòng tiền, hàng tồn kho, việc làm, tiền lương, tăng
trưởng, đầu tư, khả năng huy động vốn, v.v.

Về mặt xã hội, việc các xí nghiệp bị đóng cửa sản xuất hoặc ở bên bờ của sự phá
sản hoạt động cầm chừng đã làm cho nhiều công nhân không có việc làm, đời sống
khó khăn, thất nghiệp tăng, kèm theo nó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng gây khó
khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhập khẩu.

PHẦN II: VÍ DỤ MINH HỌA
7


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

I. Ví dụ:
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Đến năm 1998,
sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt
260 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên 3.000 tấn và đến năm 2001
thì đã đạt con số kỉ lục: xấp xỉ 8000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa phi lê do người

Việt Nam sản xuất được người Hoa Kỳ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá
thành hạ. Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân vào
thị trường Hoa Kỳ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã thể hiện phản
ứng bằng việc đưa ra các chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt
Nam. Hoa Kỳ đã đưa ra chủ trương cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish” cho các
sản phẩm của mình.
Tên gọi catfish, vốn được dùng để chỉ các loại cá da trơn (không có vảy), gồm cá
trê, cá nheo, cá basa, cá bông lau, … theo hệ thống phân loại ngư loại học. Tất cả
các loại cá trên đều thuộc bộ cá nheo (Silurifomes), gồm khoảng 2500-3000 các
loại cá khác nhau, phân bổ trong các thủy vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế
giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo
Hoa Kỳ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu Á (Pangasiidea). Cá tra, cá basa của
Việt Nam là loài cá đặc hữu thuộc vùng châu thổ sông Mekong. Về mặt khoa học
và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thủy sản
thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó. Trên tất cả các bao bì xuất
khẩu của thủy sản Việt Nam đều có ghi rõ dòng chữ Tiếng Anh “sản phẩm của Việt
Nam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên thương mại
lẫn tên khoa học theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
của Mỹ là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đối với sản phẩm xuất
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. CFA đã dùng những lý do sau để chống lại việc nhập
khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Hoa Kỳ:
- Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị
giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Hoa Kỳ giảm mạnh từ 446 triệu
USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Sản phẩm của Việt
Nam thường có giá rẻ hơn từ 0.008 đến 1 USD/1 pound (khoảng 0.454 kg)
- CFA cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ, làm cho
giá cả của Hoa Kỳ cũng giảm theo.
- Thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm,
không đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu
8



NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

dùng. Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish, vì
như vậy là vô hình chung ăn theo uy tín của cá nheo Hoa Kỳ, cái uy tín mà
họ mất nhiều năm trời và đổ bao tiền của mới tạo dựng được.
II. Phân tích ví dụ:
1. Nguyên nhân vụ kiện:
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Mỹ kể từ năm 1996. Sản
phẩm cá tra, basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa
chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ và có hương vị tương tự như cá da trơn
bản địa.
Do vậy, lượng cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã không ngừng tăng
mạnh, từ 59 tấn năm 1996 lên 3.191 tấn năm 2000 và trên 103 nghìn tấn năm 2012.
Thị phần xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng từ 5,2% năm 1996 lên 85,4% năm 2000 và
95,9% năm 2012.

Sự xuất hiện của cá tra, basa Việt Nam trên thị trường Mỹ khiến biên lợi nhuận của
nhà sản xuất cá da trơn Mỹ giảm mạnh và họ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam
9


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

bán phá giá. Năm 2002, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã đệ đơn kiện
lên Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC)
Nguyên nhân Mỹ tiến hành vụ kiện:
Cho tới năm 1970, cá da trơn hay catfish theo tên tiếng Anh vẫn chỉ là một thứ đặc
sản của một số vùng ở Mỹ và nhu cầu về sản phẩm này rất hạn chế.

Thực phẩm chế biến từ catfish thì càng trở nên phổ biến hơn sau chiến dịch tiếp thị
của các trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến.
Sản lượng cá nuôi tăng ở Mỹ từ 2.580 tấn năm 1970 lên 271.000 tấn vào năm
2001 với doanh số trên nữa tỷ đôla.
Các trại nuôi tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng sông Mississippi tại các bang
Mississippi, Alabana, Arkansas và Louisiana.
Mức tiêu dùng catfish bình quân đầu người ở Mỹ tăng từ 0.41pao vào năm1985 lên
1pao vào năm 2001
Tác động hàng nhập khẩu:
Giá bình quân một pao mà các nhà nuôi cá catfish nhận được giảm từ 75 xen vào
năm 2000 xuống còn 66 xen vào năm 2002. Do đó hiệp hội các nhà nuôi cá catfish
Mỹ(CFA)luận rằng giá bán hiện thấp hơn chi phí sản xuất tới 15 xen.
Tổng doanh số cá catfish nội địa bán cho các đơn vị chế biến giảm 20% từ 446
triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD vào năm 2001.Sản phẩm của
ViệtNam thường có giá rẻ hơn từ 0,008 đến 1 USD/pound (1 pound tươngđương
khoảng 0,454kg).
Các chủ trại nuôi cá catfish “cáo buộc” các sản phẩm cá tra và basa từ Việt Nam là
nguyên nhân gây ra sự giảm sút này
Thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm,không
đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Phía CFA yêu cầusản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish, vì nhưvậy là vô
hình chung ăn theo uy tín của cá nheo Mỹ, cái uy tín mà họ mấtnhiều năm trời và
đổ bao tiền của mới tạo dựng được.

2. Quan cảnh vụ kiện
10


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ


Cuối năm 2000, CFA lên tiếng về việc cá tra, basa gia tăng thị phần đáng kể và có
nguy cơ đe dọa ngành catfish Mỹ.
5/10/2001: Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên
catfish cho riêng các loài cá nheo Mỹ.Cuối năm 2001, CFA tố cáo Việt Nam bán
phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ.
13/5/2002, Mỹ ban hành đạo luật trang trại, trong đó có điều khoản cấm các loại cá
da trơn nhập khẩu mang tên catfish.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp Hội chủ trại nuôi cá da trơn(CFAMỹ đã đệ đơn
kiện một số doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ
(DOC) và Ủy Ban Thương Mại Quốc tế Mỹ (ITC) là các sản phẩm cá tra và basa
phile đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại về
vật chất cho sản xuất nội địa.
Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá để DOC
xem xét. Nếu Việt Nam xác định không theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế
chống bán phá giá sẽ là190%. Còn nếu Việt Nam xác định là có theo nền kinh tế
thị trường thì, thì mức thuế suất chống bán phá giá giá là 144%.
“Nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó hầu hếtcác quan hệ
kinh tế được thực hiện dưới hình thái hàng hoá và dịch vụ, vớinhiều thành phần
tham gia, vận động theo cơ chế thị trường.”
3/7/2002 Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa kỳ (USITC) gởi bản câu hỏi điều tra
cho các doanh nghiệp VN.
19/7/2002, Vasep và CFA tham dự điều trần trước USITC
a. Lập luận của Mỹ:
Cá tra và basa của việt Nam không phải là catfish. Cá catfish nuôi ở Đồng Bằng
sông Mississippi thuộc họ Ictaluridae. Cá tra và basa nuôi ở ĐBSCL Pangassiidae.
Những đợt nhập cá đầu tiên từ Việt Nam vào Mỹ được mang những thương hiệu
dựa vào chữ “basa” hay “tra”. Việc tiêu thụ không đạt hiệu quả do đó các nhà nhập
khẩu Mỹ chuyển sang dùng nhãn hiệu catfish.
Bao bì đóng gói của sản phẩm nhập từ Việt Nam cũng giống với các nhà sản xuất
tại Mỹ, thậm chí nhiều hảngnhập khẩu cá cảu Mỹ sử dụng nhãn hiệu “ Delta fresh”

làm cho người tiêu dùng lầm tưởng cá dược nuôi từ Đồng bằng sông Mississippi.
11


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

b. Cách tiến hành vụ kiện
Ngày 09/08/2002, USITC(Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ) mở ra một cuộc họp,
cả năm thành viên tham dự bỏ phiếu điều thống nhất kết luận: “ Dựa trên kết quả
điều tra sơ bộ, USITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe
dọa bởi mặt hàng cá da trơn phile đông lạnh của Việt Nam”. Kết quả này sẽ được
USITC công bố vào ngày 12/08. Sau đó vụ kiện sẽ đượcchuyển sang Bộ Thương
mại Mỹ tiến hành điều tra xem các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơncủa Việt
Nam vào thị trường Mỹ có bán phá giá hay không. Kết luận cuối cùng sẽ được Bộ
Thương mại Mỹ đưa ra sớm nhất vào ngày 5/12/2002.
Lịch trình tiến hành vụ kiện của Mỹ
Công việc
CFA đệ đơn kiện
USITC đưa ra kết luận sợ bộ và Bộ Thương mại Mỹ bắt
đầu điều tra xem Việt Nam có bán phá giá cá da trơn
phile đông lạnh vào thị trường Mỹ hay không
Bộ Thương mại Mỹ kết thúc cuộc điều tra
Kết luận về cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ
Kết luận cuối cùng về vụ kiện
Ra bản án

Thời gian
28/06/2002
12/08/2002
05/12/2002

18/02/2003
04/04/2003
15/04/2003

Nếu USITC đưa ra kết luận sơ bộ là không đe dọa và không gây hại đến ngành
nuôi catfish trong nước thì vụ kiện sẽ dừng ở đây.
Thời hạn có thể kéo dài theo yêu cầu quá trình điều tra.
Việc này chỉ xảy ra khi có kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại.
Mỹ tiến hành kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và basa là dựa trên số liệu thống kê
cơ bản về chi phí sản phẩm xuất khẩu. Theo Mỹ giá trị hợp lý là: 4,19USD/pao,
trong khi giá xuất khẩu 1,44USD/pao. Như vậy, mức độ bán phá giá là 190,20%.
Cụ thể như sau:

Nhân tố sản xuất Chi phí(cen/lb)
Cá nguyên liệu
4
Thu hồi phụ 3

Giá đầu vào so Tỉ lệ sử dụng
sánh (cen\lb)
đầu vào
0,53
2,12
0,01
0,03
12


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ


phẩm
Chi phí khác
Chi phí đơn vị
ròng
Tỷ lệ % so với
chi phí đơn vị
Chi phí cố định 20,4%
Lãi vay+ khấu 46,0%
hao
Lợi nhuận
1,2%
Giá trị hợp lý
27/1/2003, DOC ra phán quyết các doanh nghiệp VN bán phá
thuế đối với cá tra, basa nhập vào Mỹ là 37,94% -63,88%.

0,41
2,5
ròng
0,41
2,5
0,03
4,19
giá và đề nghị mức

27/2/2003, USDOC sửa chửa mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp
III. Tổng kết
1. Việt Nam kiện Mĩ áp dụng chống bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa
của VN lên WTO.
Ngày 14/1/2018, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết Việt Nam
đã chính thức gửi yêu cầu tới Mỹ đề nghị tham vấn trong khuôn khổ Cơ chế giải

quyết tranh chấp WTO liên quan tới biện pháp chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp
dụng đối với cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam.
Việc tham vấn là bước đầu tiên, bắt buộc trong quy trình, thủ tục giải quyết tranh
chấp theo quy định của WTO.
Tiếp đó, Việt Nam khiếu nại Hoa Kỳ vi phạm quy định của Hiệp định ADA do
không thực hiện việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá cho một số doanh
nghiệp Việt Nam mặc dù các doanh nghiệp này đáp ứng tiêu chí được dỡ bỏ thuế
do có biên độ phá giá bằng 0 trong ba lần liên tiếp.
Từ nhiều năm qua, sản phẩm cá tra, basa đông lạnh Việt Nam đã chịu mức thuế
chống bán phá giá cao tại thị trường Mỹ, điều này gây ảnh hưởng đến các lao động
trong ngành cũng như việc tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Đồng thời việc làm này đã đi ngược lại xu thế hợp tác toàn diện Việt Nam - Mỹ.
2. Bài học rút ra đối với các doanh nhiệp VN
Vụ kiện đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các DN Việt Nam sẽ gặp phải khi
tiếp cận thị trường Mỹ.
13


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Nhưng không vì thế mà các DN Việt Nam tỏ ra bi quan, e ngại mà đã tích cực hầu
kiện và đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.
Hiệp hội Cá Tra Việt Nam nêu rõ:
Các DN Việt Nam không bán phá giá sản phẩm fillet cá tra, basa đông lạnh Việt
vào thị trường Mỹ. Việc sản phẩm Việt Nam có giá xuất khẩu thấp là do các DN
cùng nhau thiết lập các mô hình liên kết chuỗi từ nuôi, chế biến đến xuất khẩu sản
phẩm từ đó chi phí sản xuất giảm đưa đến sản phẩm cá tra Việt Nam có giá cả cạnh
tranh.
Bên cạnh đó, các phụ, phế phẩm từ cá tra được tận dụng để chế biến các sản phẩm
có giá trị gia tăng nhằm tăng giá trị và hiệu quả sử dụng cá Tra để tạo ra các sản

phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Ý nghĩa của vụ kiện này mang lại đối với nền kinh tế VN
Được biết, bán phá giá là hành vi phân biệt giá cả, đối với cùng một sản phẩm hoặc
tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa.
Đây được xem là hành động nhằm chiếm lĩnh thị trường, tiến tới loại bỏ dần các
đối thủ cạnh tranh. Pháp luật các nước coi đây là hành vi thương mại không lành
mạnh.
Đa số cho rằng, cần phải có hành động chống lại hành vi này nhằm bảo vệ sản xuất
trong nước.
Quốc gia bị thiệt hại chỉ có thể áp dụng thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông
thường (thuế CBPG) đối với hàng nhập khẩu bị xác định là bán phá giá. Theo đó,
Mỹ đã không bỏ qua tất cả các cơ hội để điều tra CBPG và trợ cấp đối với sản
phẩm nhập khẩu từ các thị trường, trong đó có Việt Nam, nhằm bảo hộ sản phẩm
trong nước.
Kết cục của "cuộc chiến" này chẳng khác mấy so với những gì đã xảy ra trong lịch
sử - nghĩa là lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Một điều hiển nhiên là chúng ta càng
tăng cường giao thương, càng có nhiều tranh chấp thương mại xảy ra nhưng đáng
tiếc rằng trong lịch sử thương mại Mỹ, những vụ kiện thế này không hiếm và đôi
khi thua vì "đuối thế" chứ không phải đuối lý.
CFA đã thắng kiện, nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé" lại một lần nữa được chứng
minh. Với Việt Nam, việc bị tuyên bố là bán phá giá và phải chịu một mức thuế
trừng phạt rất cao rõ ràng là chúng ta đã thua rồi.
14


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Thế nhưng nếu bị áp dụng mức thuế này mà ta vẫn đứng vững trên thị trường Mỹ
thì có nghĩa là ta thắng và phía CFA đã thua trong vụ kiện này.


PHẦN 3: GIẢI PHÁP
I. Thuế chống bán phá giá

15


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Mục đích: Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, chúng ta cần ban hành Luật chống
bán phá giá cho phép chính quyền có đánh thuế nhập khẩu đặc biệt, được gọi là
“thuế chống bán phá giá” để bù lại phần tổn hại do việc nhập khẩu hàng hóa với
mức giá thấp ở mức được cho là “không công bằng”.
Về thời điểm tính thuế chính thức:
- Cách tính thuế cho khoảng thời gian sắp tới (EU theo cách này): Mức thuế
chính thức sẽ được xác định ngay trong Quyết định áp thuế ban hành khi kết
thúc điều tra và có hiệu lực cho hàng hoá liên quan nhập khẩu trong khoảng
thời gian sau đó;
- Cách tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (Hoa Kỳ theo cách này): Mức
thuế nêu tại Quyết định áp thuế ban hành sau khi điều tra chỉ là tạm thời; hết
mỗi năm kể từ ngày có Quyết định này, cơ quan điều tra sẽ xác định biên
phá giá thực tế của các nhà xuất khẩu trong năm đó và quyết định mức thuế
chính thức cho họ (nếu mức này cao hơn mức thuế tạm tính thì doanh nghiệp
phải nộp bổ sung; nếu thấp hơn sẽ được hoàn trả).
- Lấy ví dụ thực tế của Hoa Kỳ về việc điều kiện áp dụng thuế chống bán phá
giá:
+ Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn
2%)
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng
kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt
hại nói trên
- Việc áp thuế chống bán phá giá sẽ được DOC phân định như sau:
+ Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá
được xác định trong quyết định cuối cùng.
+ Về vấn đề hoàn thuế được áp dụng nếu thuế chống bán phá giá chính thức
được xác định thấp hơn thuế chống bán phá giá tạm thời thì phải thoái trả
phần tạm thu vượt quá. Nếu quyết định chính thức là không thu thuế chống
bán phá giá thì phải trả lại tiền nộp thuế chống bán phá giá tạm thời, tiền ký
quỹ hoặc các bảo đảm dưới các hình thức khác.
+ Về vấn đề truy thu thuế, nếu thuế chống bán phá giá chính thức được xác
định cao hơn thuế chống bán phá giá tạm thời thì không thu bổ sung phần
thu còn thiếu.
- Cách tính thuế:
16


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông
thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (U.S
Department of Commerce – DOC) sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập
khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường nước thứ ba
(3) “Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá
bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất
hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa, hoặc không được
bán ở nước thứ ba
Lưu ý : Cách tính giá trị thông thường trong trường hợp quốc gia có nền kinh tế phi

thị trường (Non-Market Economy – NME)
Khi xem xét để quyết định kinh tế của nước bị kiện là kinh tế thị trường hay phi thị
trường, DOC căn cứ vào 6 tiêu chí sau đây:
(1) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền
(2) Mức độ lương dựa trên cơ sở thị trường
(3) Mức độ cho phép đầu tư nước ngoài ở nước bị kiện
(4) Mức độ chính phủ sở hữu và khống chế tư liệu sản xuất
(5) Mức độ chính phủ quản lý về giá và phân bổ các nguồn lực
(6) Các yếu tố thích hợp khác
DOC quan niệm sự can thiệp của Chính phủ ở những nước có nền kinh tế phi thị
trường đã làm các số liệu về chi phí sản xuất và giá cả không phản ánh đúng giá trị
thông thường của sản phẩm. Do vậy, đối với những vụ kiện bán phá giá liên quan
đến các công ty ở những nước này, DOC không sử dụng phương pháp so sánh giávới-giá hoặc giá tri tính toán để xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Thay
vào đó, DOC sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác, là phương pháp “Các yếu
tố sản xuất” để xây dựng giá trị thông thường của sản phẩm.
Đối với trường hợp nền kinh tế phi thị trường các nhà sản xuất hàng bị điều tra
phải cung cấp các thông tin và số liệu về loại và số lượng, khối lượng của các yếu
tố đầu vào của sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, các chi phí vốn, các chi
phí cần thiết khác..). DOC xây dựng chi phí sản xuất trực tiếp của một đơn vị sản
17


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

xuất của một đơn vị sản phẩm bằng cách nhân số lượng (khối lượng) của các yếu
tố đầu vào do bị đơn cung cấp với giá của các yếu tố đầu vào này ở nước thay thế.
Sau đó, DOC sẽ cộng thêm một khoản các chi phí cố định (factory overhead cost),
chi phí khấu hao, và các chi phí chung, bán hàng và hành chính (GSA) để tính ra
toàn bộ chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất này cộng với
lãi và chi phí đóng gói theo mức ở nước này thay thế được coi là giá trị thông

thường của sản phẩm.
Nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường và có trình độ phát triển kinh tế
tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập quốc dân bình
quân đầu người), và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng
nước bị điều tra.
* Áp dụng phương pháp “Zeroing” hay “ Quy về 0” để tính thuế chống phá giá
Ngoài cách tính biên độ bán phá giá theo phương pháp thông thường, chúng ta có
thể áp dụng phương pháp như Hoa Kỳ đang thực hiện đó là “Zeroing” để tính biên
độ bán phá giá cho một số mặt hàng nhập khẩu của các quốc gia.
Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của
hàng nhập khẩu
(Biên độ bán phá giá = Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu )
Hiển nhiên, việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế
chống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát
sinh biện pháp chưa bao giờ được sử dụng. Chính vì vậy đây là phương pháp gây
tranh cãi gay gắt trong thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá trên thế giới,
đặc biệt là Hoa Kỳ, quốc gia thường xuyên sử dụng phương pháp này khi tính toán
biên độ phá giá. Việc Hoa Kỳ áp dụng “zeroing” trong 1 thời gian dài đã bị phản
đối ít nhất 6 lần tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đi ngược
lại với các cam kết của Hoa Kỳ tại WTO.
II. Các biện pháp tạm thời
Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp tạm thời để giảm thiểu hoặc ngăn chặn việc
bán phá giá như:
- Thuế chống bán phá giá tạm thời;
- Cung cấp các khoản tiền gửi tiền mặt, trái phiếu hoặc các hình thức bảo đảm khác
không vượt quá biên độ bán phá giá được thành lập trong quyết định sơ bộ.
18


NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ


III. Các cam kết về giá
Ví dụ trong suốt quá trình điều tra chống bán phá giá, một nhà xuất khẩu bán phá
giá hàng hóa có đề xuất với chính phủ một cam kết nhằm thay đổi mức giá bán
hoặc ngừng xuất khẩu hàng hoá bán phá giá. Cam kết này được gọi là “cam kết về
giá”.
Chúng ta có thể làm theo Quy định chống bán phá giá của Hoa Kỳ, nếu các nhà
xuất khẩu vi phạm các thỏa thuận về cam kết giá thì cơ quan điều tra của Hoa Kỳ
có thể tiếp tục cuộc điều tra dựa trên các thông tin sẵn có tốt nhất và quyết định áp
dụng các biện pháp tạm thời và áp thuế chống bán phá giá có hiệu lực hồi tố lên
các sản phẩm nhập khẩu trong vòng 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá tạm thời, miễn là trước khi vi phạm cam kết các sản phẩm nhập
khẩu không bị áp thuế có hiệu lực hồi tố. Quy định “áp dụng hiệu lực hồi tố 90
ngày” này về cơ bản là phù hợp với các quy định của WTO.
Các Quy định tạm thời về cam kết giá quy định thêm rằng nếu trong kết luận cuối
cùng đưa ra mức thuế chống bán phá giá chính thức thấp hơn mức đặt cọc trong
kết luận sơ bộ, thì khoản chênh lệch phải được hoàn lại. Điều khoản này phù hợp
với nguyên tắc bồi hoàn theo Hiệp định chống bán phá giá.
IV. Khiếu kiện
Trong trường hợp xác định được có hành động:
- Bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng nhập khẩu với
giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu (gọi là biên độ
phá giá).
- Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh
trực tiếp với hàng nhập khẩu.
Nhà sản xuất có quyền khiếu kiện lên toà án theo luật của WTO để đòi lại công
bằng và ngăn chặn tình trạng bán phá giá.

19



NHÓM 9 – KINH TẾ QUỐC TẾ

Trên đây là bài làm của nhóm 9 bọn em, bài làm chỉ mang tính cá nhân chủ quan từ
phía các thành viên trong nhóm 9, nên không thể tránh khỏi còn những sai sót
không đáng có. Rất mong cô thông cảm và chỉ rõ những khuyết điểm để nhóm có
thể hoàn thành tốt hơn trong những lần sau.
Nhóm có tham khảo một số tài liệu từ những nguồn như sau:
/> />%E1%BB%B9/
/>Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn cô đã đọc bài của nhóm!

20



×