Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE Ở CÁC TRẠI CHĂN NUÔI TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.47 KB, 6 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE Ở CÁC TRẠI CHĂN NUÔI TẠI
CÁC TỈNH PHÍA NAM
Survey the situation of Newcastle disease in livestock households in the southern
provinces
BM Giống động vật, Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, Tp.HCM, Việt
Nam.

TÓM TẮT

THÔNG TIN
Từ khóa
Bệnh Newcastle
(ND)
Vắc-xin chết
Vắc-xin sống

Mục tiêu của khảo sát là đánh giá tổng thể tình hình, mức độ quan
tâm, hiểu biết đối với bệnh Newcastle (ND), và việc sử dụng vắc-xin
để phòng bệnh ND trước thời điểm 04/2019. Khảo sát được tiến
hành ở 863 trại tại 5 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu bằng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng
câu hỏi. Kết quả khảo sát cho thấy 68,83 % trại hiểu biết bệnh ND
nhưng chỉ 11,7 % trại đặc biệt quan tâm, lo ngại đối với bệnh ND
so với những bệnh khác trên gà; nhóm gà đẻ có tỷ lệ bệnh ND
(31,03 %) cao hơn nhóm gà thịt (17,39 %). Có 89,2 % trại sử dụng
cả vắc-xin sống và vắc-xin chết để chủng ngừa bệnh ND, trong đó
nhóm gà sử dụng cả vắc-xin sống và chết có tỷ lệ nghi bệnh ND
(16,76%) thấp hơn nhóm gà chỉ sử dụng vắc-xin sống (68,60%),
đồng thời đàn gà tiêm vắc-xin chết nhắc lại lần 2 cho tỷ lệ bệnh ND
thấp hơn so với đàn chỉ tiêm chủng 1 lần: 26,92 % so với 34,16 %
(gà đẻ). Nhìn chung, việc sử dụng vắc-xin ND mang lại kết quả khả


quan cho các nhà chăn nuôi gà trong tình hình bệnh ND có những
diễn biến phức tạp, gây thiệt hại kinh tế cao.

Keywords
Newcastle disease
(ND)
Killed vaccine
Live vaccine
Tác giả liên hệ:

ABSTRACT
The objective of the survey was to evaluate the general situation,
the concern about disease, and the real problem of Newscastle with
routine use of vaccine in chicken raising households before April of
2019. The survey was conducted among 863 farms in 5 provinces:
Long An ( LA), Tien Giang (TG), Ben Tre (BT), Dong Nai (DN), Ba
Ria - Vung Tau (BRVT) by interview based on questionaires The
result reveals that 594/863 farms (68.83 %) surveyed knew about
ND, but there was 11.7 % of farms that more worried of ND than
other diseases;laying hens had a higher rate of ND (31,03%) than
broiler group (17,39%). As routine use of vaccine, 89.20% of farms
used both live vaccine and killed vaccines for chickens, of which
16.76% found that suspected occurrence of ND was lower when
using live vaccines only (68.60%). In addition, the use of dead
vaccines twice resulted in the rate of disease suspicion lower than
only using once: 26.92% vs 34.16 % (laying hens). In general, the
use of vaccines for chickens has brought positive results for
producers when ND disease has occurred complicatedly and caused
high economic damage.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gà của các tỉnh phía
Nam rất phát triển, các hộ dân lấy chăn

nuôi làm nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên,
với tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến
phức tạp, gây không ít thiệt hại kinh tế cho


nhà chăn nuôi.
Bệnh ND, một bệnh truyền nhiễm của
gà, gây ra bởi paramyxovirus type 1
(APMV - 1); năm 1926, lần đầu tiên được
biết đến với tốc độ lây lan rất mạnh và tỷ lệ
chết cao trên gà tại Java, Indonesia
(Kraneveld, 1926). Tại Việt Nam, năm
1949, Jacotot và Le Louet đã chứng minh
sự hiện diện của virus Newcastle ở Nha
Trang. Trải qua hơn 9 thập kỷ, ND vẫn
được xem là một trong những bệnh gây
thiệt hại lớn với tốc độ lây lan mạnh, cảm
thụ với mọi lứa tuổi và tỷ lệ chết cao
(Nguyễn Thị Thu Năm, 2016).
Do vậy để đánh giá hiện trạng bệnh ND,
mức độ quan tâm, và tình hình sử dụng vắcxin phòng bệnh ND tại các tỉnh phía Nam;
khảo sát được thực hiện tại 5 tỉnh Long An
(LA), Tiền Giang (TG), Bến Tre, (BT),
Đồng Nai (ĐN), Bà Rịa - Vũng Tàu
(BRVT) đại diện cho 2 vùng Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá sự quan tâm và hiểu biết về
bệnh ND ở các trại chăn nuôi.
Khảo sát tình hình bệnh ND tại các trại
chăn nuôi.
Khảo sát tình trạng sử dụng vắc-xin
trong việc phòng bệnh ND.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Soạn phiếu điều tra để thu thập thông tin.
Sau khi có danh sách các trại chăn nuôi
gà, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng
vấn trực tiếp chủ trại hoặc kỹ thuật viên
chính của trại. Việc phỏng vấn được hỗ trợ
bởi thú y viên, người dẫn đường địa
phương. Các dữ liệu được thu thập, lưu trữ,
và phân tích theo các nội dung mà đề tài
hướng tới.
Phương pháp chọn mẫu
Từ số liệu của Tổng Cục thống kê về
tổng đàn gà các tỉnh, và danh sách quản lý
chăn nuôi của Trạm Chăn nuôi và Thú y,
lọc ra những trại có quy mô từ 1000 con
thuộc các nhóm: gà thịt và gà đẻ bao gồm
tất cả các giống gà hiện hành tại các tỉnh;
mỗi tỉnh tiến hành khảo sát từ 5-10% so với
tổng đàn của tỉnh, từ đó có được số trại
khảo sát tại mỗi tỉnh.
Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel

(Microsoft office, 2010) và Minitab 16.
KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
Mức độ quan tâm của các trại chăn nuôi
về bệnh ND
Dựa trên những câu trả lời lâm sàng về
bệnh ND của người chăn nuôi, kết quả khảo
sát cho thấy 594/863 trại từng biết về bệnh
ND (68,83 %) (Bảng 1).
Bảng 1. Số trại biết về bệnh
Số trại khảo
Số trại
Tỷ lệ %
sát
nắm rõ
863
594
68,83
Mức độ lo ngại bệnh xảy ra
Bảng 2. Mức độ lo ngại bệnh xảy ra
Số
Đặc biệt lo Có lo ngại
Không lo
trại
ngại
ngại
khả Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
o sát trại
%
trại
%

trại
%
863

101 11,70 188

21,7
8

675

78,2
2

Mức độ lo ngại được đánh giá dựa trên
việc xếp hạng bệnh ND so với các bệnh
khác trên gà khi được hỏi về các bệnh đáng
lo ngại nhất hiện nay của trại. Với câu trả
lời bệnh ND là bệnh đáng lo ngại thứ nhất
trong 5-6 bệnh được kể tên trong danh sách
khảo sát thì 11,70% các trại được đánh giá
là nhóm đặc biệt lo ngại, tiếp theo là nhóm
có câu trả lời ND nằm trong nhóm bệnh
đáng lo ngại nhưng không phải là bệnh thứ
nhất trong 5-6 bệnh được kể tên chiếm
21,78 %. Còn lại những trại không lo ngại
là những trại không nhắc đến bệnh ND
trong 5-6 bệnh được kể tên chiếm 78,22%.
Qua kết quả từ Bảng 2 có thể thấy, mặc
dù bệnh ND đã xuất hiện từ rất lâu và hiện

nay đã có rất nhiều vắc-xin phòng bệnh
nhưng các trại chăn nuôi vẫn còn lo ngại về
bệnh.
Điều đó chứng tỏ, để vắc-xin ND có hiệu
quả bảo vệ đàn gà tốt nhất thì còn phụ thuộc
vào tình trạng sức khỏe, sự chăm sóc nuôi
dưỡng, không mắc bệnh truyền nhiễm và
mẫn cảm khác, để tạo được trạng thái miễn
dịch tốt (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Lài,
1997).


Tình hình bệnh ND tại các trại chăn nuôi
Kết quả thu thập được từ các khu vực
khác nhau được trình bày ở Bảng 3. Có
trung bình 92,24 % (796/863) các trại từ
các khu vực khảo sát cung cấp thông tin
đầy đủ về tình hình bệnh ND, trong đó số
trại gà thịt chiếm phần lớn 63,57 %, còn lại
36,43% trại nuôi gà đẻ.
Bảng 3. Kết quả khảo sát
Tỉnh
LA
TG
BT
ĐN
BRVT
Tổng

Tổng số

trại khảo
sát
78
327
111
322
25
863

Số trại
cung cấp
thông tin
67
287
110
311
21
796

Tỷ lệ nghi nhiễm bệnh ND trên các loại
gà cũng có sự khác biệt trên nhóm gà thịt có
17,39 % trại được ghi nhận là nghi đã từng
có bệnh ND, và những trại gà đẻ là 31,03%
có tỉ lệ cao hơn so với nhóm trại gà thịt
(Bảng 4).

Gà thịt
Tỷ lệ %

Số trại


Tỷ lệ %

Số trại

Tỷ lệ %

24
52
110
299
21
506

35,82
18,12
100
96,14
100
63,57

43
235
0
12
0
290

64,18
81,88

0
3,86
0
36,43

85,90
87,77
99,10
96,59
84,00
92,24

Bảng 4. Tỷ lệ nghi bệnh ND giữa 2 nhóm gà
Gà thịt
Số trại
Tổng

506

Nghi
bệnh
88

Gà đẻ

Gà đẻ

Tỷ lệ %

Số trại


17,39

290

Nghi
bệnh
90

Tỷ lệ %
31,03

Tình hình sử dụng vắc-xin để phòng
đàn gà đẻ sử dụng cả 2 vắc-xin sống và vắcbệnh ND
xin chết để phòng bệnh, trong khi đó chỉ có
Sử dụng vắc-xin sống và sử dụng cả vắc10,47 % đàn gà thịt và 11,38 % đàn gà đẻ
xin sống + vắc-xin chết
chỉ sử dụng vắc-xin sống để phòng bệnh
Kết quả được trình bày ở Bảng 5 cho
ND.
thấy phần lớn các trại đã sử dụng cả vắc-xin
chết và vắc-xin sống để phòng bệnh ND
cho gà. Có 89,53 % đàn gà thịt và 88,62 %
Bảng 5. Tình hình sử dụng vắc-xin tại các tỉnh
Gà thịt
Gà đẻ
VắcVắcxin
xin
Số
Số

sống
Vắc
sống
Vắc
Tỉnh
trại
Tỷ lệ
Tỷ lệ
trại
Tỷ lệ
Tỷ lệ
+
-xin
+
-xin
khả
%
%
khảo
%
%
vắcsống
vắcsống
o sát
sát
xin
xin
chết
chết
93,0

LA
24
18
75
6
25
43
40
3
6,98
2
78,8
87,2
12,7
TG
52
41
11
21,15
235
205
30
5
3
7
92,7
BT
110
102
8

7,27
0
0
0
0
0
3
93,9
ĐN
299
281
18
6,02
12
12
100
0
0
8


52,3
10 47,62
0
0
0
0
0
8
TỔN

89,5
88,6
506
453
53 10,47
290
257
33 11,38
G
3
2
Việc sử dụng cả vắc-xin sống và vắc-xin bày ở Bảng 6. Kết quả cho thấy có sự khác
chết để tiêm chủng thực sự mang lại hiệu
biệt rất ý nghĩa về tỷ lệ bệnh của 2 nhóm sử
quả qua tỉ lệ bệnh của từng nhóm sử dụng
dụng vắc-xin phòng bệnh. Điều này được
vắc-xin phòng bệnh như số liệu được trình
thể hiện cả ở trên gà thịt và gà đẻ.
BRVT

21

11

Bảng 6. Tỷ lệ nghi bệnh ND trên 2 nhóm gà khi sử dụng vắc-xin sống + vắc-xin chết
và chỉ sử dụng vắc- xin sống
Vắc-xin sống + vắc-xin
Vắc-xin sống
chết
Nhóm

P
Số trại
Số trại

Nghi
Nghi
Tỷ lệ
khảo
Tỷ lệ %
khảo
Bệnh
Bệnh
%
sát
sát
Gà thịt
453
52
11,48
53
36
67,92
0,000
Gà đẻ
257
67
26,07
33
23
69,70

0,000
Tổng
710
119
16,76
86
59
68,60
Bệnh ND với số lần sử dụng vắc-xin chết
Hiện nay, các trại gà đẻ thường chủng
vắc-xin ND chết từ 1 đến 3 lần. Tuy nhiên
thời điểm xảy ra bệnh tới thời điểm khảo
sát khá xa, vì thế chúng tôi chỉ so sánh ở 1
đến 2 lần tiêm.
Hầu hết các đàn gà thịt chỉ tiêm chủng
vắc-xin chết 1 lần duy nhất (99,28 %). Trên

gà đẻ, có 74 % trại tiêm 1 lần với vắc-xin
chết và 26% trại tái chủng lần 2 (Bảng 7).
Ta thấy tỉ lệ bệnh giảm rõ khi chủng vắcxin chết 2 lần đặc biệt trên gà đẻ, tỉ lệ nghi
bệnh giảm từ 34,46% xuống còn 26,92%.
Trên gà thịt thì do hầu hết chỉ sử dụng vắcxin chết 1 lần nên không ghi nhận được
nhiều thông tin (Bảng 8).

Bảng 7. Số lần sử dụng vắc-xin chết ở 2 nhóm gà
Số trại
1 lần
khảo sát
Số trại
Tỷ lệ %

Gà thịt
418
415
99,28
Gà đẻ
200
148
74

Số trại
3
52

2 lần
Tỷ lệ %
0,72
26

Bảng 8. Tỷ lệ nghi bệnh ND ở đàn gà đẻ theo số lần sử dụng vắc-xin chết
1 lần
2 lần
Số trại
Nghi
Tỷ lệ %
Số trại
Nghi
Tỷ lệ
bệnh
bệnh
%

Gà thịt
415
68
16,39
3
0
0
Gà đẻ
148
51
34,46
52
14
26,92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Khảo sát cho thấy các trại chưa biết rõ
về bệnh ND còn cao (31,17 %) (Bảng 1).
Sử dụng vắc-xin sống và vắc-xin chết
làm giảm tỷ lệ bệnh ND (56,44 %) ở gà
thịt và 43,63 % ở gà đẻ. Bệnh ND sẽ có
tỷ lệ thấp nếu được sử dụng từ 2 lần (0
%) ở gà thịt và 26,92 % ở gà đẻ.

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành
đến Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học
Nông Lâm TP. HCM đã hỗ trợ và khuyến
khích nghiên cứu này. Đồng thời tôi xin gửi
lời cám ơn đến các các trại chăn nuôi gà tại 5
tỉnh đã nhiệt tình chia sẻ thông tin phục vụ

cho khảo sát này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Thu Năm (2016). Bài
giảng Bệnh truyền nhiễm gia cầm, Bệnh
Newcastle. Trường ĐH Nông Lâm
TPHCM
[2]. Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (1997).
Thuốc điều trị và vắc xin sử dụng trong
Thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, trang 146.

[3]. Bergeon, P. (1952). Etudes cliniques
expérimentales des pestes aviaires, dans les
provinces côtières du Sud Viet-Nam. Revue
d’élevage et de médecine vétérinaire des pays
tropicaux. [S.l.], 5(1-5),1951-6711.
[4]. Kraneveld, F.C. (1926). A poultry disease
in the Dutch East Indies, Nederlands Indisch
Blanden voor Diergeneeskunde, 38, 448–450




×