Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị miêu nha, phường tây mỗ, quận nam từ liêm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

BỘ XÂY DỰNG

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------NGUYỄN LẬP PHƯƠNG
KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ
THỊ MIÊU NHA, PHƯỜNG TÂY MỖ, QUẬN NAM TỪ
LIÊM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số

: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ
Hà Nội – 2019.


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, với vốn kiến
thức đã được trang bị, sự hiểu biết của bản thân đến nay tác giả đã hoàn thành


Luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin trân trọng bày tỏ lời cám ơn tới:
PSG.TS Mai Thị Liên Hương là người hướng dẫn khoa học đã hướng
dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Thầy, Cô giáo giảng viên khoa SĐH – trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu những kiến thức quý báu, nhiệt tình hướng
dẫn, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và Luận văn Thạc sỹ.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên nội dung của Luận văn cũng không tránh khỏi còn
những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự chia sẻ, thông cảm và đặc biệt sự
đóng góp những ý kiến quý báu của hội đồng trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội cùng các Nhà khoa học, Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, … tháng …. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Lập Phương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn
này là của riêng tôi tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Mai Thị Liên Hương, không sao chép mà trên cơ sở nhận thức về khoa học kỹ thuật - xã hội, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động
nghề nghiệp.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu ứng dụng tạo ra kết quả mang tính khả
thi có thể áp dụng thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp quản lý đô thị.
Hà Nội, tháng

năm 2019

Tác giả luận văn


Nguyễn Lập Phương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3
Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn........................................................ 3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ MIÊU NHA, TẠI PHƯỜNG TÂY MỖ, QUẬN
NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI............................................................................ 5
1.1 Giới thiệu chung về Khu Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội. ................................................................................. 5
1.1.1Sự hình thành và phát triển ..................................................................... 5
1.1.2Tổng quan về khu đô thị ......................................................................... 6
1.1.3Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................ 8
1.1.4Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 10
1.2 Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Khu
Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ...... 12

1.2.1Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................... 12


1.2.2Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật .............................................................. 14
1.3 Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật tại phường Tây Mỗ,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. ..................................................................... 19
1.3.1Thực trạng bộ máy quản lý HTHTKT .................................................. 19
1.3.2Thực trạng về ban hành cơ chế, chính sách quản lý HTKT ................... 20
1.3.3Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTKT .................................. 20
1.3.4Đánh giá công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phường Tây Mỗ,
quận Nam Từ Liêm ...................................................................................... 22
1.4 Những bất cập cần được giải quyết trong công tác quản lý HTKT
phường Tây Mỗ .......................................................................................... 23
1.4.1Tồn tại bất cập trong nâng cấp và quản lý............................................. 23
1.4.2Những bất cập trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về HTKT ..... 25
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG
KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MIÊU NHA, TẠI PHƯỜNG TÂY MỖ,
QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI ............................................................. 27
2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 27
2.1.1Văn bản, quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước Trung ương ban
hành.. ........................................................................................................... 27
2.1.2Các văn bản, quy phạm pháp luật do UBND Thành phố Hà Nội ban
hành.. ........................................................................................................... 28
2.1.3Các văn bản, quy phạm pháp luật do UBND quận Nam Từ Liêm ban
hành. ............................................................................................................ 29
2.2 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 29
2.2.1Những khái niệm sử dụng trong luận văn ............................................. 29
2.2.2Đặc điểm dân cư đô thị ......................................................................... 32
2.2.3Điều kiện tham gia của cộng đồng ........................................................ 33
2.2.4Các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng ................................ 35



2.2.5Các cơ sở sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật ... 37
2.2.6Các yêu cầu về kỹ thuật ........................................................................ 40
2.2.7Các yêu cầu về quản lý ......................................................................... 47
2.2.8Xã hội hóa trong công tác quản lý hệ thống HTKT .............................. 49
2.3 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 51
2.3.1Kinh nghiệm quản lý HTKT ở trên thế giới .......................................... 51
2.3.2Kinh nghiệm quản lý HTKT ở trong nước ............................................ 55
CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MIÊU
NHA, TÂY MỖ, NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI THEO ĐIỀU CHỈNH QUY
HOẠCH.. .................................................................................................... 61
3.1 Đề xuất công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Miêu Nha ...... 61
3.1.1Quản lý hệ thống đường giao thông: ......................................................... 61
3.1.2Quản lý hệ thống cấp nước:...................................................................... 62
3.1.3Quản lý hệ thống thoát nước mưa: ............................................................ 63
3.1.4Quản lý hệ thống thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường .............................. 63
3.1.5Đề xuất giải pháp tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn Khu đô thị
Thành phố Xanh ........................................................................................... 64
3.2 Đề xuất các mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
đô thị mới Miêu Nha ..................................................................................... 66
3.2.1 Mô hình cơ cấu quản lý nhà nước về hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô thị
mới Miêu Nha ................................................................................................ 66
3.2.2Mô hình cơ cấu tổ chức quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô thị
mới Miêu Nha .............................................................................................. 68
3.2.3Xã hội hoá đầu tư và quản lý dịch vụ hệ thống ha tầng kỹ thuật: ................... 74
3.2.4Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 75
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77



Kết luận........................................................................................................ 77
Kiến nghị...................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Bảng 1.1

Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất

14

Bảng 2.1

Quy định các loại đường trong đô thị

44

Bảng 2.2

Khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước


46

Bảng 2.3

Độ sâu chôn ống cấp nước

47

Bảng 2.4

Khoảng cách của ống cấp nước tới công trình và
đường ống khác

48


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1.1 Phối cảnh tổng thể Khu đô thị

7


Hình 1.2 Khu đô thị Miêu Nha

8

Hình 1.3 Vị trí khu đô thị

9

Hình 1.4 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất

13

Hình 2.1 Vị trí khu đô thị Ang Mo Kio New Town

55

Hình 2.2 Tổng quan khu đô thị Nam Thăng Long

61

Hình 2.3

Sơ đồ quản lý khai thác dịch vụ khu đô thị mới Nam
Thăng Long

Hình 3.1 Nội dung chủ yếu quản lý khai thác hệ thống giao thông
Hình 3.2

Hình 3.3


Mô hình quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị
mới Miêu Nha

62
66
69

71


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Quận Nam Từ Liêm trong những năm gần đây đã và đang có tốc độ đô
thị hóa cao do những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, khả năng tiếp cận dễ dàng
đến các khu chức năng lớn cấp Thành phố. Các yếu tố phát triển này đã được
cụ thể hoá trong các Nghị quyết của Quận Uỷ, Hội đồng nhân dân. Đồng thời
các lãnh đạo Quận cũng nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa của việc quản lý,
phát triển các dự án trên địa bàn.
Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thành
công của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Sự phát
triển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển của đô thị. Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu
quả khi hạ tầng kỹ thuật đựơc xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Do đó
việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ
góp phần nâng cao chất lượng đô thị tạo lập được các không gian đáp ứng hài
hoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần.
Công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị luôn là một nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với các đô thị. Thực tế, hệ thống hạ tầng

kỹ thuật tại các đô thị chủ yếu do chính quyền địa phương quản lý tuy nhiên
các quy định về cơ chế chính sách quản lý, đầu tư xây dựng còn ít, sơ khai chỉ
mang tính chung chung, chưa có một chính sách cụ thể phân cấp mạnh cho
chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát;
đồng thời chưa lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng trong kiểm soát, đánh
giá và quản lý.
Cùng với sự phát triển chung của thủ đô, quận Nam Từ Liêm cũng
đang trong đà phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án xây dựng khu đô thị lớn đã và
đang được hình thành theo quy hoạch tổng thể. Trong nhiều dự án lớn có dự


án khu đô thị mới Miêu Nha, với quy mô gần 40ha tại phường Tây Mỗ, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội – một trong những nút thắt trọng điểm trong chiến
lược phát triển khu kinh tế trọng điểm phía Tây thủ đô.
Để góp phần cho việc quản lý hệ thống HTKT đô thị tốt hơn, trong
khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đặt vấn đề quản lý hệ thống HTKT trong gian
đoạn vận hành đối với Khu đô thị Miêu Nha, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng là
rất quan trọng với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực ý thức, vị thế cho đông
đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sử dụng các công trình
HTKT sau khi bàn giao. Vì thế, tác giả lựa chọn đề tài luận văn là “Quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Miêu Nha, phường Tây Mỗ, Quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý HTHTKT Khu Đô thị Miêu Nha, tại phường
Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật Khu Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể là: Hệ thống giao thông; hệ
thống cấp thoát nước; thu gom, vận chuyển rác thải.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khu Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà
Nội.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;


- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất được các giải pháp về quản lý Hệ thống hạ tầng
kỹ thuật: trong đó có mô hình quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đổi mới cơ
chế, chính sách quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm quản lý Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu Đô thị Miêu Nha được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở các giải pháp quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ
thuật Khu Đô thị Miêu Nha giúp cho chính quyền địa phương cũng như đơn
vị chủ đầu tư khu đô thị nâng cao hiệu quả quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị; góp phần xây dựng một khu đô thị mới thân thiện, hài hòa với thiên
nhiên và môi trường, Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, mang
đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và
thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị.

Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu Đô thị
Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu Đô
thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.


- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật Khu Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam
Từ Liêm, Hà Nội theo điều chỉnh quy hoạch.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ MIÊU NHA, TẠI PHƯỜNG TÂY MỖ, QUẬN
NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về Khu Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển [29]
Quận Nam Từ Liêm trong những năm gần đây đã và đang có tốc độ đô
thị hóa cao do những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, khả năng tiếp cận dễ dàng
đến các khu chức năng lớn cấp Thành phố. Các yếu tố phát triển này đã được
cụ thể hoá trong các Nghị quyết của Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân. Đồng
thời các lãnh đạo Huyện cũng nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa của việc
quản lý, phát triển các dự án trên địa bàn.
Khu đất nghiên cứu quy hoạch nằm ở khu vực phía Tây Nam thành phố
trung tâm, thuộc tổ dân phố Miêu Nha – phường Tây Mỗ - quận Nam Từ
Liêm. Theo Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm (cũ) đã được phê duyệt năm

2000, khu vực này nằm ngoài vùng phát triển đô thị. Tuy nhiên, hiện nay phía
Tây Nam thành phố cũng nằm trong khu vực phát triển đô thị, đòi hỏi phải
nghiên cứu quy hoạch để phù hợp với các nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu
phát triển đô thị hiện đại.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại công văn số
2558/UBND-GT về việc giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập Quy
hoạch chi tiết (tổng thể không gian) toàn khu vực thôn Miêu Nha, xã Tây Mỗ,
huyện Từ Liêm (cũ) để làm cơ sở định hướng và giao nhiệm vụ thiết kế cho
từng dự án, nhằm chuẩn bị kịp thời quỹ nhà, đất tái định cư GPMB xây dựng
các công trình theo quy hoạch của Thành phố (dự án xây dựng hạ tầng kỹ
thuật khu tái định cư phục vụ GPMB cụm Trường trung học chuyên nghiệp


dạy nghề, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố đoạn Nhổn-Ga Hà
Nội,…), ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu khác của UBND Thành phố.

Hình 1.1: Phối cảnh tổng thể Khu đô thị [29]

1.1.2 Tổng quan về khu đô thị [29]
Khu đô thị Miêu Nha mang đến một không gian sống trong lành, tiện
nghi, ngập tràn những xúc cảm tươi mới, cân bằng và thư thái cho những ai
đang tìm kiếm một phong cách sống mới. Tổ hợp đa năng với các khu biệt
thự, nhà vườn, liền kề, chung cư cao cấp cùng những tiện ích được quy hoạch
đồng bộ trong khuôn viên khu đô thị hữa hẹn sẽ là không gian sống đáng mơ
ước cho mọi gia đình.


Hình 1.2: Khu đô thị Miêu Nha [29]

Tên dự án: Khu đô thị Miêu Nha

Khu đô thị Miêu Nha Từ Liêm nằm trên trục đường Láng Hòa Lạc –
Đại lộ Thăng Long, tại ngã tư giao cắt với đường 70, khu đất với tổng diện
tích gần 40ha và nằm lân cận các khu dân cư hiện đại hiện có.
Cụ thể:
- Phía Bắc: Giáp khu đô thị mới Vân Canh (Hoài Đức)
- Phía Tây: Tiếp giáp dự án khu du lịch sinh thái Ngân Hằng và điểm

công nghiệp Cầu Nổi (Vân Canh)
- Phía Đông: Tiếp giáp khu dân cư thôn Miêu Nha
- Phía Nam: Giáp Đại lộ Thăng Long

Vị trí khu đô thị Miêu Nha là sự lựa chọn phù hợp đối với khách hàng
thích không gian riêng tư, yên tĩnh bên ria thành phố, mà vẫn đáp ứng được
sự thuận tiện trong kết nối giao thông nội đô để đảm bảo công việc, học tập.
Tiện ích: 66 tiện ích (Trường học, phòng khám, siêu thị, bể bơi, khu thể
thao, vườn ….)


1.1.3 Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên [29]
a) Vị trí địa lý
Khu đô thị tạo lập khu ở mới trong không gian đô thị, mang tính sinh
thái cao, đan xen, hài hòa với khu vực làng xóm đô thị hóa. Các chức năng
trong khu vực được liên kết với nhau qua hệ thống công viên, cây xanh,
quảng trường và các không gian mở. Trong đó, mạng lưới không gian xanh
kết hợp mặt nước được xem như yếu tố chủ đạo trong khu vực nghiên cứu,
bao gồm các dải xanh ven sông Cầu Ngà kết nối với mảng không gian xanh
trong các nhóm ở, công viên cây xanh hai bên sông tạo thành tuyến xanh kết
nối với vành đai xanh sông Nhuệ.

Hình 1.3: Vị trí khu đô thị [29]


Phía Bắc giáp dự án khu đô thị mới Đại học Vân Canh, xã Vân Canh,
huyện Hoài Đức.
Phía Tây giáp dự án khu Du lịch sinh thái Ngân Hằng và điểm công
nghiệp Cầu Nổi Vân Canh.


Phía Nam giáp Đại lộ Thăng Long.
Phía Đông giáp khu dân cư tổ dân phố Miêu Nha.
Quy mô: Diện tích: 377.722m2 (37,77ha)
b) Điều kiện tự nhiên
Địa hình, địa mạo:
Địa hình tự nhiên khu đô thị tương đối bằng phẳng, hướng thấp dần về
phía sông Cầu Ngà
Khu vực khu đô thị cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội.
Trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông khô lạnh.
- Nhiệt độ trung bình là: 23,4oC.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 28,7oC.
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 16,6oC.
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 84%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.670mm.
- Số giờ nắng trung bình năm: 1640 giờ.
- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10, gió chủ yếu là gió Đông Nam,
nhiệt độ cao nhất 38oC.
+ Mùa lạnh: từ tháng 11 đến hết tháng 3, gió chủ yếu là gió Đông Bắc;
trời rét, khô, nhiệt độ thấp nhất là 8oC.
+ Mùa mưa, độ ẩm có lúc đạt 100%, độ ẩm trung bình hàng năm là
84,5%; bão thường xuất hiện trong tháng 7 & 8, cấp gió từ 8 – 10, có khi giật
đến cấp 12.

+ Lượng mưa trung bình (1700 - 2000) mm, phân phối không đều trong
năm, tập trung tới 70% lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài
từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau mưa ít và có khí hậu khô hanh.
Địa chất công trình


Khu đô thị có kết cấu địa tầng tương đối đồng đều, bằng phẳng.
Theo tài liệu dự báo của Viện Khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học
Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8. Vì vậy các
công trình khi xây dựng cần đảm bảo an toàn cho cấp động đất nói trên.
Cấu tạo địa chất bao gồm các lớp địa tầng như sau:
- Lớp 1: Đất trồng trọt có bề dày lớp thay đổi từ 0,5m đến 1,30m
- Lớp 2: Sét pha màu nâu gụ, xám vàng, trạng thái dẻo cứng (đôi chỗ nửa
cứng). Lớp này có bề dày lớp thay đổi từ 2,80 m đến 4,30m
- Lớp 3: Sét pha màu nâu gụ trạng thái dẻo mềm, bề dày lớp thay đổi từ
1,20 m đến 3,00m
- Lớp 4: Sét pha lẫn hữu cơ, màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo chảy.
Lớp này có bề dày lớp thay đổi từ 2,10 m đến 5,30m.
1.1.4 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội [29]
Tây Mỗ là phường nằm ở phía Tây Nam của quận Nam Từ Liêm, gồm
3 làng: Miêu Nha, Tây Mỗ và Phú Thứ, được chia thành 12 tổ dân phố. Diện
tích tự nhiên là 605 ha; dân số trên 21 nghìn người với trên 6.000 hộ.
Tây Mỗ là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hiến lâu đời, có
truyền thống hiếu học và lòng yêu nước nồng nàn. Nhân dân Tây Mỗ một
lòng theo Đảng, Bác Hồ kính yêu, đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhân dân và cán bộ phường Tây Mỗ đã được Đảng, Nhà nước phong
tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến
chống Pháp”, được tặng thưởng huân chương lao động hạng ba và Thủ tướng
Chính phủ tặng bằng khen. Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông

thôn mới, chung tay xây dựng phường Tây Mỗ” đạt nhiều kết quả tiến bộ.
Kinh tế - xã hội liên tục tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp chiếm tỷ trọng 47,26%; thương mại - dịch vụ chiếm 52,1%; nông


nghiệp chỉ còn 0,64%/năm. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải
thiện, năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt 31,8 triệu đồng/năm. An
ninh trật tự luôn ổn định, đời sống văn hoá ngày càng lành mạnh, tiến bộ, tệ
nạn xã hội được ngăn chặn, hạn chế, cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi
ngày càng khang trang, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 91,5%. Sự nghiệp
y tế, giáo dục được quan tâm, tỷ lệ học sinh các cấp học được lên lớp đạt
100%, trong đó có 85% học sinh khá, giỏi. Gia đình chính sách, gia đình
người có công, người có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, chăm sóc tận
tình, chu đáo.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc được quan tâm chăm lo củng cố, xây dựng vững
mạnh. Hàng năm, Đảng bộ phường đạt “trong sạch vững mạnh”, chính quyền
và các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đạt tiên tiến hoặc xuất sắc.


1.2 Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Khu
Đô thị Miêu Nha, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Hình 1.4: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất

- Khu đô thị có diện tích khoảng 377.722m2. Hiện trạng các chức năng
sử dụng đất cụ thể như sau:



+ Đất ruộng canh tác (đất ruộng, đất trồng hoa màu): Tổng diện tích
245.717m2 (chiếm 65,05%) chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp và đất trồng
cây ăn quả.
+ Đất ở có diện tích khoảng 12950m2 (chiếm: 3,43%), chủ yếu là đất
dân cư tổ dân phố Miêu Nha.
+ Đất nghĩa trang có diện tích khoảng 20198m2 (chiếm: 5,35%), gồm
01 khu nghĩa trang thuộc phường Tây Mỗ (nằm phía Bắc khu đất quy hoạch)
hiện vẫn đang được sử dụng, là nơi quy tập phần mộ di chuyển của một số dự
án lâm cận và một số khu mộ nhỏ lẻ nằm rải rác trong các khu ruộng canh
tác.
+ Mặt nước có tổng diện tích 50816m2 (chiếm 13,45%), chủ yếu là mặt
nước sông Cầu Ngà. Ngoài ra có nhiều ao, mương, mặt nước trũng tập trung
phía Đông Nam khu đất, giáp khu vực dân cư.
Sông Cầu Ngà chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có vai trò điều
hòa, tiêu thoát nước cho khu vực.
+ Các thành phần đất còn lại bao gồm: đất trống, đất tôn giáo tín
ngưỡng (chùa Thiên Khánh hiện có) và đất đường bê tông, đường đất hiện có,
chiếm tỷ lệ nhỏ trong khu quy hoạch.
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất[35]
STT

Loại đất

Diện tích

Tỉ lệ

(m2)

(%)


1

Đất ruộng

191330

50,65

2

Đất trồng hoa màu

54387

14,40

3

Đất ở. Trong đó:

12950

3,43

Đất ở - nhà kiên cố

5449

1,44


3.1

Chú thích
Đất canh tác tổ dân phố Miêu
Nha, phường Tây Mỗ
Đất trồng hoa màu, cây ăn quả

Nhà ở bán kiên cố, kiên cố,
cao từ 2-5tầng


Diện tích

Tỉ lệ

(m2)

(%)

Đất ở - nhà tạm

7501

1,99

Mặt nước. Trong đó:

50816


13,45

4.1

Ao hồ, mương

29808

Ao, mương, mặt nước trũng

4.2

Sông Cầu Ngà

21008

Sông Cầu Ngà

Đất đường

14847

3,93

20198

5,35

STT
3.2

4

5
6

Loại đất

Đất nghĩa trang
nghĩa địa

Chú thích
Nhà tạm, nhà 1 tầng
Bao gồm đất ao, mương và
sông Cầu Ngà

Đường đất, đường bê tông
Nghĩa trang tổ dân phố Miêu
Nha

7

Đất trống

31593

8,36

Bờ mương, bờ thửa

8


Đất di tích

1601

0,42

Chùa Thiên Khánh

377722

100,00

Tổng cộng

1.2.2 Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
- Giao thông đối ngoại: khu vực nghiên cứu cơ cấu chủ yếu là ao hồ,
ruộng trũng, khu làng xóm đô thị hóa thuộc tổ dân phố Miêu Nha và một số
dự án đang triển khai.
+ Phía Nam khu vực nghiên cứu tiếp giáp Đại Lộ Thăng Long, là tuyến
đường cao tốc đô thị nối khu vực trung tâm với đô thị vệ tinh Hòa Lạc khu
vực phía Tây của Thành phố. Tuyến đường hiện đã hoàn thành.
+ Phía Đông khu vực nghiên cứu tiếp giáp tuyến đường tỉnh lộ 70. Hiện
tuyến đường này đã xuống cấp nhiều do lưu lượng giao thông lớn.
+ Khu vực nghiên cứu QHCT không tiếp giáp các tuyến đường giao
thông chính của đô thị, vì vậy khi lập quy hoạch, cần có giải pháp thiết kế hệ
thống giao thông đảm bảo sự kết nối khu vực nghiên cứu với hệ thống giao
thông đối ngoại và khớp nối với các dự án xung quanh.



Ngoài ra trong khu vực có tuyến đường sắt Quốc gia chạy qua, là tuyến
đường sắt đơn. Tuyến đường này hiện đang giao cắt cùng mức với hầu hết các
tuyến đường ngang, thiếu các hệ thống hàng rào, biển báo, … do đó không
đảm bảo về mặt an toàn giao thông.
- Giao thông nội bộ:
+ Giao thông trong khu vực làng xóm đô thị hóa, kết nối với tuyến
đường chính (đường 70), chủ yếu là đường làng, ngõ xóm có chiều rộng từ
1.5m - 4.5m, kết cầu mặt đường phần lớn là bê tông xi măng, một phần là
đường gạch. Các đường, ngõ này rẽ nhánh xương cá từ đường khu vực vào
các khu dân cư.
+ Giao thông kết nối làng xóm đô thị hóa với khu vực canh tác nông
nghiệp chủ yếu bằng các tuyến đường đất, sử dụng cho các phương tiện như
xe đạp, xe máy và xe tải nhỏ.
b) Cao độ nền và thoát nước mưa
Hiện trạng cao độ nền:
Khu vực quy hoạch phần lớn hiện là ruộng canh tác, địa hình tương đối
bằng phẳng dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, các vùng ruộng
trũng cao độ 4,0  5,8m.
Khu vực làng xóm đô thị hóa, cao độ trung bình h= 5.5m-7.5m. Cao độ
nền khu vực này phần lớn thấp hơn so với cao độ khống chế theo quy hoạch
chung, một số nơi cần tôn nền cục bộ.
Khu vực ruộng canh tác cao độ trung bình h= 4.0m-7.5m.
Cao độ nền các dự án: Khu đô thị BắcAn Khánh, Đại học Vân
Canh…cao độ nền khu vực đã xây dựng ổn định h=6.5m-7.2m, hướng dốc ra
kênh Đào Nguyên.
Hiện trạng thoát nước:


- Hiện trạng tưới: Trong phạm vi quy hoạch phần lớn là đất trồng lúa.

Nguồn nước tưới cho khu vực này là từ trạm bơm tưới, tiêu dọc sông Cầu
Ngà.
Nguồn nước mưa do tích, chứa trong các ao hồ, đầm, mương trũng của
khu vực.
- Hệ thống tiêu thoát nước:
Hướng tiêu chính của khu quy hoạch là thoát vào sông Cầu Ngà
B=26.5-49.5m, rồi thoát xuống phía Nam ra sông Nhuệ.
Khu vực dân cư tổ dân phố Miêu Nha nằm kề cận ở phía Đông khu quy
hoạch, phần lớn thoát nước qua hệ thống các rãnh xây, thoát chung cả nước
mưa, nước bẩn sinh hoạt và nước thải công nghiệp rồi thoát ra ruộng, ao hồ
đầm trũng rồi theo hệ thống tiêu nước thuỷ lợi thoát vào mương chạy dọc khu
đất quy hoạch để ra sông Cầu Ngà ở phía Tây, phần còn lại theo hệ thống
cống thoát nước mưa thoát vào hệ thống cống dọc đường 70 rồi đổ ra sông
Nhuệ.
Hiện tại, khu vực sông Cầu Ngà có 2 trạm bơm tiêu, tiêu nước vào sông
Cầu Ngà: trạm bơm Cầu Ngà 1 (giáp đường 70) công suất 6x2000m3/h và
trạm bơm cầu Ngà 2 (phía Tây Bắc nối với kênh Đào Nguyên) công suất
3x2000m3/h.
Nhận xét:
Khu vực nghiên cứu chủ yếu là ruộng trũng, hiện có sông Cầu Ngà
chạy dọc khu đất làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực. Khu vực
làng xóm đô thị hóa giáp khu đất quy hoạch, hiện tại đang tiêu thoát nước ra
các kênh mương xung quanh sau đó thoát ra sông Cầu Ngà. Trong quá trình
nghiên cứu lập dự án, cần có giải pháp san nền thoát nước mưa đảm bảo
hướng tiêu thoát nước cho khu vực nghiên cứu phù hợp với đặc điểm địa hình


×