Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị nam hoàng đổng i, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.17 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRIỆU HOÀNG TRUNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM
HOÀNG ĐỒNG I, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội- 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRIỆU HOÀNG TRUNG
KHÓA: 2014-2016

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ NAM HOÀNG ĐỒNG I,
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS CÙ HUY ĐẤU

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng
Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” được hoàn thành nhờ có sự chỉ bảo
và giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, cô giáo; các bạn đồng nghiệp; cơ quan và gia
đình.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
khoa Sau đại học và Khoa Quản lý đô thị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; các
Sở, ban ngành tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
chương trình cao học và bản Luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Cù Huy
Đấu đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
bản Luận văn này./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Triệu Hoàng Trung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Triệu Hoàng Trung


DANH MỤC VÀ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HĐND

Hội đồng nhân dân

KĐT
NĐ-CP

Khu đô thị
Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QLDA


Quản lý dự án

QLĐT

Quản lý đô thị

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

TP
TCXDVN
UBND

Thành phố
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1

Vị trí địa lý thành phố Lạng Sơn

Hình 1.2

Ảnh hiện trạng một số công trình kiến trúc TP Lạng Sơn

Hình 1.3


Hiện trạng hệ thống giao thông đối ngoại TP Lạng Sơn

Hình 1.4

Vị trí Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP Lạng Sơn

Hình 1.5

Bản vẽ mặt bằng tổng thể Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I,
TP Lạng Sơn

Hình 1.6

Hình 1.6: Hệ thống giao thông Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I,
TP Lạng Sơn

Hình 1.7

Hiện trạng san nền Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP Lạng Sơn

Hình 1.8

Hiện trạng HT thoát nước Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP
Lạng Sơn

Hình 1.9

Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải khu đô thị Nam Hoàng Đồng
I, TP Lạng Sơn


Hình 1.10

Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải khu đô thị Nam Hoàng Đồng
I, TP Lạng Sơn

Hình 1.11

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý dự án khu đô thị Nam Hoàng Đồng
I, thành phố Lạng Sơn

Hình 1.12

Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Xây dựng Lạng Sơn

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu trực tuyến

Hình 2.2

Sơ đồ cấu tạo cơ cấu chức năng

Hình 2.3

Sơ đồ cơ cấu trực tuyến- chức năng

Hình 2.4

Ảnh một số ngôi nhà trong khu dô thị sinh thái tại thành phố
Jakarta, Indonesia


Hình 2.5

Ảnh Thành phố Jakarta, Indonesia

Hình 2.6

Cảnh quan thành phố Singapore


Hình 2.7

Cảnh quan khu đô thị sinh thái Punggol Eco Town – Singapore

Hình 2.8

Khu đô thị sinh thái mới Time City, Ecopark tại TP Hà Nội

Hình 3.1

Các nội dung của quản lý thi công xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn

Hình 3.2

Sơ đồ quản lý xây dựng theo quy họach tại Khu đô thị Nam
Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn thực hiện dự
án.

Hình 3.3


Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị được quản
lý thi công xây dựng

Hình 3.4

Sơ đồ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

Hình 3.5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hình 3.6

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giám sát và quản lý HTKT

Hình 3.7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng quản trị tòa nhà và khu vực

Hình 3.8

Sơ đồ các giai đoạn tham gia của cộng đồng

Hình 3.9

Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố
Lạng Sơn


Hình 3.10

Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Hiện trạng sử dụng đất TP Lạng Sơn

Bảng 1.2

Hiện trạng sử dụng đất khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP Lạng Sơn

Bảng 1.3

Thống kê mạng lưới đường Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, Thành
phố Lạng Sơn

Bảng 1.4

Nhu cầu thoát nước thải Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP Lạng
Sơn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3
Cấu trúc luận văn................................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM HOÀNG ĐỒNG I, TP LẠNG
SƠN ................................................................................................................... 6
1.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT thành phố Lạng Sơn ........... 6
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................ 6
1.2.2. Hiện trạng kinh tế- xã hội ................................................................ 7
1.1.3. Hiện trạng về quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan ........... 8
1.1.4. Thực trạng hệ thống HTKT ........................................................... 11
1.1.5. Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT thành phố Lạng Sơn . 15


1.2. Thực trạng về công tác quản lý hệ thống HTKT khu đô thị Nam Hoàng
Đồng I, thành phố Lạng Sơn ............................................................................ 16
1.2.1. Tổng quan về khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn 16
1.2.2. Quy hoạch hệ thống HTKT đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố
Lạng Sơn ................................................................................................. 20
1.2.3. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................................. 23
1.3. Thực trạng về quản lý hệ thống HTKT khu đô thị Nam Hoàng Đồng I,

thành phố Lạng Sơn ......................................................................................... 28
1.3.1. Thực trạng về quản lý hệ thống HTKT ........................................... 28
1.3.2. Thực trạng về bộ máy tổ chức quản lý và năng lực quản lý............. 29
1.3.3. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT
khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn ................................ 30
1.3.4. Đánh giá thực trạng về quản lý hệ thống HTKT khu đô thị Nam
Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn ......................................................... 31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢ
LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM HOÀNG
ĐỒNG I, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN ........................... 35
2.1. Cơ sở lý thuyết trong quản lý hệ thống HTKT đô thị ............................... 35
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống HTKT đô thị............................... 35
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống HTKT đô thị ......................... 37
2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị ............................................................................................... 42
2.1.4. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ quản tổ chức quản
lý hệ thống HTKT đô thị .......................................................................... 44
2.1.5 Vai trò tham gia cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị. ............................................................................................................ 48
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị....................... 49


2.3. Định hướng phát triển hệ thống HTKT thành phố Lạng Sơn và khu đô thị
Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn ....................................................... 52
2.3.1. Định hướng phát triển hệ thống HTKT thành phố Lạng Sơn .......... 52
2.3.2. Định hướng phát triển và quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị Nam
Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn ......................................................... 53
2.4. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị trên thế giới và ở Việt Nam ....... 56
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT trên thế giới ......................... 56
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị ở Việt Nam ................... 60

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU ĐÔ THỊ NAM HOÀNG ĐỒNG I, TP LẠNG SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN .......................................................................................... 62
3.1. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật để quản lý hệ thống HTKT Khu đô
thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn ......................... 62
3.1.1. Quản lý mạng lưới đường giao thông, nền xây dựng qua công tác
cắm mốc ................................................................................................... 62
3.1.2. Đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu đô thị ............ 63
3.1.3. Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng hệ thống HTKT khu đô thị
Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn ................................................. 69
3.2. Đề xuất cơ chế, chính sách và mô hình tổ chức quản lý........................... 74
3.2.1. Đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách quản lý hệ thống HTKT Khu đô
thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn .................... 74
3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống HTKT đô thị83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 92
Kết luận ............................................................................................................ 92
Kiến nghị .......................................................................................................... 95


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài: Thành phố Lạng Sơn là đô thị nằm ở vùng Đông Bắc
của Tổ quốc (của tỉnh có biên giới với Trung Quốc), thành phố Lạng Sơn không
chỉ là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá và khoa học kỹ thuật của Tỉnh mà
còn là đô thị đối trọng với nước bạn trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại,
du lịch, dịch vụ - giao lưu - giao dịch biên giới, vận tải quá cảnh và an ninh quốc
phòng.
Thực hiện mục tiêu phát triển đô thị theo nghị quyết Đảng bộ của tỉnh
Lạng Sơn, nhằm từng bước thực hiện quá trình cải tạo, xây dựng phát triển đô thị
phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị chung của cả nước. Mục tiêu tới năm

2020 thành phố Lạng Sơn sẽ trở thành đô thị loại II.
Trong những năm qua, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Lạng Sơn đã được UBND Tỉnh phê duyệt năm 2001; thành phố Lạng Sơn đã và
đang được đầu tư xây dựng, quản lý theo quy hoạch được phê duyệt, cơ bản đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhưng trong quá
trình thực hiện các quy hoạch chi tiết và thực hiện các dự án đầu tư đã có nhiều
bất cập phát sinh như việc phát triển các cụm công nghiệp, trung tâm thương
mại- dịch vụ- du lịch, cảnh quan thiên nhiên và các quỹ đất phát triển các khu
dịch vụ- du lịch, khu ở mới, phát triển mạng lưới đường giao thông đối ngoại,
đối nội, bến xe liên tỉnh, bãi đỗ xe,... việc dự kiến mở rộng ranh giới thành phố
cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đô thị.
Thành phố Lạng Sơn được thành lập từ năm 2003, là trung tâm hành
chính, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Trong giai đoạn thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố Lạng Sơn có vai trò là hạt nhân, là trung tâm
phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, để từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
toàn tỉnh nói chung. Là một thành phố mới thành lập, có tốc độ tăng dân số, quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh, từ đó dẫn đến nhu cầu về nâng cấp, mở rộng và


2
phát triển đô thị và hình thành các KĐTM, trong đó KĐTM Nam Hoàng Đồng I
được đầu tư xây dựng với quy mô 57,2ha, bao gồm Khu trung tâm hành chính,
trung tâm thương mại dịch vụ, khu thể thao, giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế, công
viên, cây xanh…
Việc yêu cầu quản lý xây dựng và phát triển hệ thống HTKT đô thị đồng
bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề vật chất quan trọng để đô thị phát
triển bền vững tại các khu đô thị nói chung và KĐT Nam Hoàng Đồng I nói
riêng. Hiện nay Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I đang trong giai đoạn đầu tư xây
dựng, việc thực hiện công tác quản lý xây dựng hệ thống HTKT đã đạt được
những thành công nhất định, đóng góp cho quá trình nâng cấp đô thị thành phố

Lạng Sơn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau mà
công tác quản lý hệ thống HTKT vẫn còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng
quan tâm, chưa hợp lý, chưa đạt hiệu quả. Điều này đòi hỏi Thảnh ủy, HĐND và
UBND thành phố Lạng Sơn, các cấp, các ngành cùng quan tâm và có những giải
pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc.
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn” làm luận
văn cao học là đề tài cần thiết có ý nghĩa về lý thuyết cũng như về thực tiễn,
nhằm góp phần làm tốt hơn công tác quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị Nam
Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn nói riêng và cho các khu đô thị trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống
HTKT Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp, góp
phần làm tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị
Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn nói riêng và cho các khu đô thị trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung.


3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng
Sơn.
* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài
liệu; Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, chứng
minh; Phương pháp kế thừa; Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện phương pháp luận khoa học quản lý hệ

thống HTKT đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thực hiện tốt việc quản lý hệ thống HTKT khu đô thị
Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn nhằm xây dựng và phát triển hệ thống
HTKT đô thị đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước là tiền đề vật chất quan
trọng để phát triển đô thị và tránh được những lãng phí trong đầu tư xây dựng hệ
thống HTKT. Xây dựng một khu đô thị phát triển bền vững, hài hòa với thiên
nhiên, mang đặc thù riêng, khai thác tối đa thế mạnh khu vực.
* Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần Kết luận, nội dung
chính của luận văn gồm có 03 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Chương 2. Cở sở khoa học và thực tiễn của công tác quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng
Sơn.


4
- Chương 3. Giải pháp quản lý hệ thống HTKT Khu đô thị Nam Hoàng
Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
* Một số khái niệm:
Đô thị và hệ thống HTKT đô thị:
- Khái niệm đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ
cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn. [26]
- Hệ thống HTKT đô thị: [22]
Hệ thống HTKT đô thị bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất

thải và các công trình khác.
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường phố,
cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, cảng, sân bay, nhà ga; các công
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe,
cảng thủy).
Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm: Nguồn nước, các công trình
sản xuất nước, thu nước mặt, nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống
phân phối nước (đường ống, tăng áp, điều hòa).
Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: các sông, hồ điều hòa, đê,
đập; các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định hoặc
lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ.
Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm: các
nhà máy phát điện; các trạm biến áp, tủ phân phối điện; hệ thống đường dây dẫn


5
điện; cột và đèn chiếu sáng.
Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm: trạm trung
chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn.
Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: các tổng đài điện
thoại; mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầu dây.
Quản lý hệ thống HTKT đô thị: Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm
nhiều lĩnh vực các nhà kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật
học thiên về quản lý Nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm hệ
thống [20]. Không có quản lý chung chung mà bao giờ cũng gắn liền một lĩnh
vực hoặc một ngành nhất định. Tuy vậy, nó vẫn có nét chung phản ánh được
bản chất của từ này. Quản lý gồm hai quá trình đan kết vào nhau một cách chặt
chẽ là duy trì và phát triển. Hay nói cách khác, quản lý là sự tác động có tổ chức,
có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước.
Hệ thống quản lý HTKT đô thị là toàn bộ phương thức điều hành (phương

pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định…) nhằm kết nối và đảm bảo sự
phát hành tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
[22]. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong
khuôn khổ nguồn vốn và kinh phí được sử dụng.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Đề tài đã đề cập đến các vấn đề: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị tỉnh Lạng Sơn; Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu
đô thị mới trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và khu đô thị Nam Hoàng Đồng I,
thành phố Lạng Sơn; Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới; Đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Qua nghiên cứu đề tài, rút ra một số nhận định sau:
+ Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới mang tính đặc thù, đa
ngành và phức tạp. Để quản lý tốt hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, trước hết đòi

hỏi mỗi đối tượng liên quan từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần nhận thức rõ vai trò
trách nhiệm, tận tâm trong công việc, phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình thực
hiện, luôn phấn đấu vì lợi ích chung cho cộng đồng, và cho toàn xã hội.
Đơn vị tư vấn thiết kế, cần: Tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy phạm trong
nước đảm bảo công trình có quy mô, công suất phù hợp, an toàn công trình; có
tầm nhìn trong tương lai (đặc biệt đối với quy hoạch xây dựng); vận dụng linh
hoạt những phương pháp, vật liệu xây dựng mới, tiêu chuẩn thiết kế mới tiên tiến
của các nước phát triển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đem lại lợi ích kinh tế nhất,
phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật ở Việt Nam.
Đơn vị thi công xây dựng, cần: tuân thủ đúng thiết kế, tiêu chuẩn quy
phạm trong nước đảm bảo kỹ thuật, chất lượng công trình; vận dụng những biện
pháp thi công tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Chủ đầu tư khu đô thị mới và các đơn vị quản lý chuyên ngành hạ tầng kỹ
thuật đô thị, cần: nâng cao trách nhiệm và vai trò trong quản lý, đặc biệt là trong


93
công tác kiểm soát, điều tiết và dự báo; tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đã
được duyệt; thể hiện tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao trong quản lý để
đáp ứng yêu cầu chính sách xã hội hóa của nhà nước trong quản lý khai thác dịch
vụ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; cùng chia sẻ nguồn vốn đầu tư và lợi ích
kinh tế với nhà nước, đầu tư kinh doanh phải lấy mục tiêu hàng đầu là phục vụ
nhu cầu xã hội, lợi ích cộng đồng, từ đó nâng cao thương hiệu, phát triển bền
vững.
Chính quyền đô thị, cần: huy động tối đa các nguồn lực kinh tế - xã hội về
tài chính, con người; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh
vực hạ tầng kỹ thuật đô thị; hoàn thiện văn bản luật; có cơ chế chính sách linh
hoạt, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị; thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ

hạ tầng kỹ thuật đô thị; tinh giản thủ tục hành chính, cân đối hài hòa giữa lợi ích
kinh tế và phục vụ nhu cầu người dân trong phát triển, xây dựng đồng bộ hoàn
chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị; công bố, tuyên truyền những
chính sách mới đến với mọi thành phần tổ chức, cá nhân trong xã hội để tạo điều
kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, người dân đô thị cùng tham gia vào công tác quản
lý xã hội.
Người dân đô thị, cần: hiểu biết chủ trương đường lối của đảng, pháp luật
của nhà nước để tham gia tích cực vào công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị,
bảo vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình. Đồng thời, người
dân đô thị phải biết chia sẻ những khó khăn với chính quyền đô thị, chủ đầu tư
để cùng nhau tham gia quản lý xã hội.
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có tầm quan trọng đặc biệt trong đời
sống kinh tế - chính trị của nhân dân và phát triển kinh tế vĩ mô, cũng như trong
phân loại cấp bậc đô thị.
+ Thiếu ý thức, trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến công tác


94
quản lý: đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, chủ đầu tư, người dân đô thị và
công tác quy hoạch xây dựng manh mún, mạng lưới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị thành phố Lạng Sơn chưa hoàn chỉnh là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất
lượng hạ tầng kỹ thuật yếu kém, gây khó khăn trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật.
+ Do điều kiện kinh tế và một phần yếu kém trong công tác quản lý hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị mới, nhà nước chưa có công cụ quản lý đủ mạnh để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn. Thiếu về chất lượng và yếu về chất lượng của bộ máy tổ
chức quản lý. Thiếu về: quy hoạch xây dựng, kiểm soát đánh giá, văn bản luật và
dưới luật. Nguồn vốn đầu tư đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều
hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn ngoài ngân sách, chưa có cơ chế
chính sách phù hợp để huy động nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, chưa phát huy

được vai trò tích cực của xã hội hóa trong quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật đô thị. Trong công tác quản lý nhà nước còn thiếu phân cấp ủy quyền quản
lý cho cấp cơ sở, chưa thực sự lôi kéo nhân dân cùng tham gia công tác quản lý
xã hội, đặc biệt là vai trò tự quản của người dân đô thị trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới. Đây cũng là những thách thức đối với đảng, nhà nước,
chính quyền đô thị các cấp ở Việt Nam trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị giai đoạn hiện nay.
- Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, tác giả luận
văn đề xuất ba nhóm giải pháp chính bao gồm:
+ Đề xuất bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế chính sách, trên cơ sở một số
bài học kinh nghiệm đúc rút từ công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật các khu đô thị mới điển hình và kinh nghiệm thực tế của các khu
đô thị mới tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có nội dung về chính sách thu hút vốn đầu tư
xây dựng, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, thành lập Ban quản lý dự án,


95
tăng cường quyền lực và quyền hạn cho cán bộ địa phương, xã theo phân cấp.
+ Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về hệ thống hạ tầng
kỹ thuật của khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, mô hình cơ
cấu tổ chức Ban quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật, các giải pháp bố trí mô hình
quản lý.
+ Đề xuất các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam Hoàng
Đồng I, thành phố Lạng Sơn.
Kiến nghị
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Các cấp chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục,
nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

quản lý có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu, công nhân có tay nghề giỏi,
chú trọng việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật.
- Đối với Chính quyền đô thị (Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Phòng tài chính kế hoạch,…và chính quyền địa phương):
+ Quan tâm xem xét và sớm áp dụng chính sách thu hút vốn đầu tư cho hệ
thống HTKT, các chính sách ưu đãi cho các đơn vị doanh nghiệp cá nhân và tổ
chức nhằm thu hút một nguồn lực đáng kể góp phần phát triển khu đô thị Nam
Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn cũng như các khu đô thị khác trên địa bàn
thành phố Lạng Sơn.
+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý vận
hành hệ thống HTKT của các khu đô thị nói trên địa bàn thành phố trong đó có
khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố Lạng Sơn, nhằm kịp thời phát hiện các
sai phạm và có biện pháp xử lý theo quy định.


96
+ Đối với Chủ đầu tư dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành phố
Lạng Sơn nói riêng và các khu đô thị mới nói chung: cần nâng cao vai trò, trách
nhiệm của mình trong công tác đầu tư, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thồng
HTKT đô thị theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật để đảm bảo sử
dụng hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong công tác xây dựng
và quản lý hệ thống HTKT.
+ Đối với cán bộ quản lý đô thị: Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đô
thị, nhìn nhận đúng vai trò của người quản lý, xây dựng kế hoạch, chiến lược
phát triển đô thị và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng những cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên trách về đô thị ở các cấp là việc làm cấp bách và cần sự quan tâm, đồng
thuận của Chính phủ cũng như các địa phương./.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2008), Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế TCXDVN 104:2008, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị QCVN 07: 2010/BXD, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy hoạch xây dựng
QCXDVN 01: 2008/BXD, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 22/02/2008 Hướng dẫn
quản lý đường đô thị.
5. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 31/12/2008 về ban hành
Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.
6. Bộ Xây dựng (2001), Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố,
quảng trường đô thị TCXDVN 259:2001.
7. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy chế giám sát cộng đồng;
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006 ban hành Quy
chế khu đô thị mới.
9. Chính phủ (2014), Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử
lý nước thải.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 về Quy định
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
11. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban hành
Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
12. Chính phủ (2007), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và
xử lý nước thái;
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất
thải rắn.
14. Chính phủ (2015), Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải
và phế liệu.



15. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012), Bài giảng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
16. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Lạng Sơn đến năm 2025 được ban
hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Lạng
Sơn.
17. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị Nam Hoàng Đồng I, thành
phố Lạng Sơn được ban hành kèm theo Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày
23/10/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
18. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị, Dự án
nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA, Trường ĐH
Kiến trúc Hà Nội.
19. Học viện hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình quản lý học đại cương, NXB
giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Tố Lăng (1999), “Phát triển đô thị bền vững - mục tiêu và mơ ước”, Tạp
chí Kiến trúc, Hà Nội.
21. Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học Quản lý, NXB Xây dựng, Hà Nội.
22. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB xây dựng, Hà Nội.
23. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội;
24. Nguyễn Lâm Quảng (2012), Bài giảng môn Khoa học quản lý cho học viên các
lớp cao học quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
25. Quốc hội ngày 13/11/2008, Luật Giao thông đường bộ (2008), Hà Nội.
26. Quốc hội ngày 17/6/2009, Luật Quy hoạch đô thị (2009), Hà Nội.
27. Ngoài ra, Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam ://www.ashui.com
Chính phủ Việt Nam
UBND tỉnh Lạng Sơn
Ảnh chụp tác giả: tháng 5/2016

:www.chinhphu.gov.vn
:www.Langson.gov.vn




×