Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN dạy học theo chủ đề sinh 11 tuần hoàn máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.16 KB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG
-----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KĨ THUẬTMẢNH GHÉP VÀ KĨ THUẬT
PHÒNG TRANH TRONG DẠY CHỦ ĐỀ
“TUẦN HOÀN MÁU” SINH HỌC 11

Giáo viên: BÙI THỊ THANH VÂN
Tổ: SINH- HÓA

Quảng yên, tháng 11 năm 2017


TÊN ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀ KĨ
THUẬT PHÒNG TRANH TRONG DẠY CHỦ
ĐỀ “TUẦN HOÀN MÁU” SINH HỌC 11

-2-


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy và học là hai hoạt động sư phạm nhằm mục đích truyền thụ kiến thức của xã
hội loài người từ người này sang người khác. Chính vì lẽ đó khi thực hiện chương trình
SGK theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học trước hết cần phải thay đổi quan
niệm về phương pháp dạy học: Chuyển từ quan niệm thầy truyền thụ kiến thứ sang thầy
hướng dẫn, học sinh tư duy độc lập, chủ động và tích cực tìm tòi, phát hiện và chiếm


lĩnh kiến thức.
Do đặc trưng cơ bản của bộ môn sinh học rất gần gũi và thiết thực nên người giáo
viên sinh học phải nắm được mục tiêu chung của bộ môn; hiểu sâu và vận dụng kiến
thức một cách linh động nhằm đưa tiết học trở nên sinh động, khoa học, phát huy được
tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh, truyền cho học sinh niềm say mê, hứng thú
trong học tập, học sinh biết vận dụng kiến thức thu được vào thực tiễn cuộc sống.
Để làm được điều này việc dạy và học sinh học không chỉ đơn thuần sử dụng biết lập
một phương pháp nào mà phải phối hợp các phương pháp một cách khoa học. Có nhiều
phương pháp dạy học tích cực nhưng sử dụng phương pháp nào, như thê nào để thực sự
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lại đòi hỏi sự sáng tạo và vận dụng linh
hoạt của người giáo viên.
Cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì dạy học theo chủ đề là yêu cầu
của chương trình SGK mới. Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành
các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể
được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong
việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ
dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời
đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo
viên.
Để dạy học theo chủ đề hiệu quả thì lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp
vô cùng quan trọng. Từ thực tế và thông qua học hỏi qua tài liệu, đồng nghiệp tôi nhận
thấy “kĩ thuậtmảnh ghép và phòng tranh” là 2 kĩ thuật rất phù hợp để dạy học theo chủ
đề, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Vì vậy tôi đã vận dụng kĩ thuật
này để xây dựng chủ đề dạy học “ tuần hoàn máu” trong chương trình sinh học lớp 11.
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh ngày càng chủ

-3-


động , sáng tạo trong học tập tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “sử dụng kĩ thuật mảnh ghép

và kĩ thuật phòng tranh trong dạy học chủ đề tuần hoàn máu sinh- học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế chủ đề dạy học có sử dụng phương pháp phòng tranh, đánh giá hiệu quả của
phương pháp cũng như chủ đề dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chủ đề nằm trong chương trình sinh học lớp 11 năm học 2017-2018 tại trường THPT
Bạch Đằng do giáo viên trực tiếp giảng dạy.
II. NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. phương pháp dạy học tích cực
a. phương pháp dạy học tích cực là gì?
Nói đến phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, giáo viên
là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu
chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi,
sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi
mở vấn đề.

Mô hình phương pháp dạy học tích cực
Hay nói cách khác, phương pháp dạy và học tích cực không cho phép giảng viên truyền
đạt hết kiến thức mình có đến với học sinh mà thông qua những dẫn dắt sơ khai sẽ kích

-4-


thích học sinh tiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó. Cách dạy này đòi hỏi những
giảng viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và cả sự nhiệt thành, hoạt động hết công
suất trong quá trình giảng dạy.
b. Cách tiến hành phương pháp dạy học tích cực
Những nguyên tắc, hay còn được gọi là đặc trưng cơ bản của phương pháp học tích cực

chính là:
1. Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu
Tức là trong tiết học, học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. Chính vì
thế, giáo viên phải làm sao đó, với những cách thức gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất
định sẽ tác động đến tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh tìm tòi và cùng bàn
luận về vấn đề đó.
2. Chú trọng đến phương pháp tự học
Nếu bạn chủ động áp dụng phương pháp dạy và học tích cực, bạn phải loại bỏ hoàn toàn
suy nghĩ cầm tay chỉ việc, đọc – chép… như những cách thức giảng dạy thông thường
khác.
Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh cách thức rèn
luyện và tự học, tự tìm ra phương pháp học tốt nhất để có thể tự nắm bắt kiến thức mới.
Tất nhiên, kiến thức mới sẽ được giáo viên kiểm định và đảm bảo chắc chắn đấy là kiến
thức chuẩn.
3. Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể
Với phương pháp học tích cực, giảng viên phải biết cách chia đội, nhóm và giúp các học
sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.
4. Chốt lại kiến thức học
Cuối mỗi buổi học, giảng viên, gia sư sẽ cùng học sinh tổng hợp lại những kiến thức tìm
hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề học còn thắc mắc, cùng trao đổi và chốt lại
kiến thức cho cả buổi học.

-5-


So sánh phương pháp dạy học truyền thống và Phương pháp dạy học tích cực
Chính vì thế, điều quan trọng vấn là giảng viên phải biết cách vận dụng phương pháp
dạy học tích cực để có thể giúp học sinh nhanh chóng thích nghi với phương pháp học
tích cực, chủ động này thông qua các kĩ thuật dạy học.
1.1.2. dạy học theo chủ đề là gì?


Bộ GD & ĐT đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước thành những
con người chủ động, tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới có được những thế hệ đủ sức
đảm đương gánh vác những trọng trách của đất nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập,
thời kì mà nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo.
Những người trực tiếp đứng lớp làm nhiệm vụ giảng dạy trong thời gian gần đây
được ngành giáo dục quan tâm, tạo điều kiện học hỏi, nắm bắt nhiều phương pháp giảng
dạy mới để thực hiện mục tiêu nêu trên. Thế nhưng không phải một sớm một chiều đội
ngũ chúng ta dễ dàng vận dụng hiệu quả. Hơn nữa, ngày càng nhiều phương pháp tổ
chức dạy học được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cũng như trong nước nên việc
tìm hiểu, học hỏi để vận dụng phải thường xuyên.
Trong nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới mà chúng ta đang
thử nghiệm, vận dụng thì Dạy học theo chủ đê là một trong những yêu cầu được thực
hiện từ năm học 2014-2015 đến nay.

-6-


Dạy học theo chủ đê là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến
thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp
phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài
học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa
hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và
vận dụng vào thực tiễn.
Mỗi phương pháp, cách thức tổ chức dạy học đều có những ưu thế và hạn chế riêng.
Nhưng xét theo yêu cầu hiện nay của giáo dục là làm thế nào để nội dung kiến thức trở
nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến
mục đích là rèn các kĩ năng sống, nhất là kĩ năng giải quyết vấn đề – những vấn đề đa

dạng của thực tiễn? Làm thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước
sự bùng nổ vũ bão của thông tin để các kiến thức được học thực sự là thế giới mới cho
người học?
Và trả lời được các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục, mô
hình dạy học trong thời đại mới.
Dạy học theo chủ đề, theo hiểu biết qua nghiên cứu tài liệu, tôi thấy có những lợi thế
hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm sau: Các nhiệm vụ học tập được giao
cho HS, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ
mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái
niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ hiểu biết của các em sau phần học
không chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà còn biết Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Kiến
thức cũng không chỉ là kiến thức mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực
nào trong cuộc sống, vận dụng nó như thế nào.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Là một phương pháp học lấy sự chủ động của người học làm trọng tâm, phương
pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới áp dụng và mang lại những thành công nhất định cho nền giáo dục nước nhà. Tại
Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực cũng đang dần được phổ biến, thay thế cho
cách thức giảng dạy và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động như trước đây.

-7-


Trước đây, dù chương trình được cấu trúc theo hướng đồng tâm, nhiều bài, dạng bài
được dạy lặp lại ở các khối lớp theo hướng nâng cao nhưng đôi lúc chúng ta chưa chú
trọng tạo cho hs cái nhìn tổng quát, chưa giúp các em có phương pháp vận dụng kiến
thức đã học để giải quyết vấn đề nảy sinh có liên quan ở bài mới. Hơn nữa, thời gian cho
mỗi bài dạy cũng là một khó khăn cho GV. Bởi dạy theo từng bài trong khoảng thời gian
qui định đôi lúc không đủ tổ chức cho HS nắm bắt những điều cơ bản trong tiết học đó
nên khó cho HS cơ hội hệ thống kiến thức.

Vì thế, việc liên hệ, xâu chuỗi kiến thức giữa những bài cùng chủ đề có được thực hiện
có thể chỉ mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên. Và nếu thời gian không
đủ cho tiết dạy thì việc ấy có thể bỏ qua.
Thái độ học tập của HS cũng là một yếu tố quan trọng để GV có thể tổ chức tiết dạy hiệu
quả. Khi các em chưa tích cực, chưa nắm được kiến thức tiết trước, chưa chuẩn bị bài
chu đáo ở nhà thì GV khó tổ chức cho các em vận dụng kiến thức đã học để nắm bắt
kiến thức mới.
Trong thời gian gần đây, bộ giáo dục cũng như các sở giáo dục đẫ tổ chức nhiều hội
thảo, chuyên đề , lơp học nhằm đưa giáo viên tiếp cận vơi các phương pháp dạy học
mới, các ki thuật dạy họ tích cực. Giáo viên cũng đã xây dựng rất nhiều chủ đề dạy học
nhằm làm quen với phương pháp dạy học theo chủ đề , chuẩn bị cho chương trình đổi
mới SGK trong thời gian tới.
1.3.Những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học theo chủ đê
– Thuận lợi:
+ Giữa các bài học trong chương trình có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ, giáo viên
dễ dàng trong việc chọn chủ đề để xây dựng chủ đề dạy học.
+ Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để học sinh tìm hiểu, giáo viên
tham khảo trong việc tổ chức cho học sinh học tập.
+ Là một môn học có tính thực tiễn cao nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó
là những định hướng học sinh ứng dụng vào thực tế.
– Khó khăn:

-8-


+ Trước hết là nhận thức, là ý thức. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho giáo viên vì
thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ.
+ Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương
trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.
+ Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian

giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu
chuỗi kiến thức giữa các tiết mất nhiều thời gian.
+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập còn quá ít. Khả năng tự học hạn chế đã làm
ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.
2. NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
2.1. Những vấn đề cơ bản trong dạy học theo chủ đề
2.1.1. Các kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra
nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều
quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo bài học để chọn kĩ thuật phù hợp.
10 kĩ thuật dạy học phổ biến thường được sử dụng trong dạy học tích cực:
1. Kĩ thuật chia nhóm
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm
khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học
hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi
GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá
thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng
phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài
học chưa sáng tỏ.
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS -

-9-


HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ
học tập tích cực hơn.

3. Kĩ thuật khăn trải bàn
- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần
xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6
người.)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó
mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận
nhóm, tìm ra
4. Kĩ thuật phòng tranh
Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ
những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung
quanh lớp học như một triển lãm tranh.
- HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’, nghe thuyết trình và có thể có ý kiến bình luận
hoặc bổ sung.
5. Kĩ thuật mảnh ghép
- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận,
tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A,
nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo
luận vấn đề D,….
- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới,
như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và
mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về
vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
6. Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý


- 10 -


tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham
gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý
tưởng).
7. Kĩ thuật "XYZ"
-là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người
trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
8. Kĩ thuật lược đồ tư duy.
-Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày
một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá
nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên
bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
9. Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share)
-là một kỹ thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981.
Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy
của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề. Sau khi GV nêu vấn đề học sinh thành
lập nhóm đôi thảo luận rồi chia sẻ ý tưởng cho nhau. Điều quan trọng là người
học chia sẻ được cả ý tưởng mà mình đã nhận được, thay vì chỉ chia sẻ ý kiến cá
nhân.
10. Kĩ thuật KWL
-KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học
hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã
biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó
học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong
chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá
trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những
thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.
2.1.2. Kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật phòng tranh

a. kĩ thuật mảnh ghép
Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"

- 11 -


VÒNG 1: Nhóm chuyên gia


Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,
…)]



Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2:
nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]



Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình



Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Kỹ thuật "Các mảnh ghép"
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép



Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm
2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)



Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau



Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết



Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

Một vài chú ý với kĩ thuật "Các mảnh ghép"
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh
được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
- Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n (nếu
không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ...,
Bn, C1, C2, ..., Cn).

- 12 -


- Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh

ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành
một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
- Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.
b. Kĩ thuật phòng tranh
Cách tiến hành:
-

Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

-

Các nhóm làm việc và thể hiện nội dung dưới dạng 1 bức tranh

-

Tranh của các nhóm được treo ở các vị trí trong lớp theo thứ tự

-

Các nhóm lần lượt đến xem và thảo luận tại các bức tranh, bổ sung nêu cần thiết.
Mỗi bức tranh sẽ có nhóm chuyên gia thuyết trình nội dung.

-

Giáo viên chốt kiến thức, có thể cho HS chấm điểm các nhóm.

2.1.3. Xây dựng chủ đề dạy học
Theo Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD và ĐT ngày 08-10-2014, xây
dựng chủ đề dạy học gồm các bước:
1. Xây dựng chuyên đề dạy học

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như
hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện
hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng
phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát
chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự
kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực
và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra,
đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các
câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây
dựng.

- 13 -


3. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có
thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt
động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
4. Tổ chức dạy học
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, giáo viên tổ chức giờ học thông
qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập cho hco sinh với yêu cầu như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của
học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện
nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận
thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ
trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ
thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với
nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những
ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được
thông qua hoạt động.
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được
thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số
bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
2.2. Thiết kế chủ đề “tuần hoàn máu” dựa trên kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật
phòng tranh.
Trong quá trình giảng dạy Sinh học 11, tôi đã thiết kế chủ đề này và dạy ở các lớp
11 được phân công. Dưới đây là nội dung bài soạn chủ đề “tuần hoàn máu” chương
trình sinh học 11.

- 14 -


Chủ đề
TUẦN HOÀN MÁU (2 TIẾT)
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1.1. Tên chủ đề : “Tuần hoàn máu .”
Chủ đề này gồm các bài: Bài 18;19 trong chương I, Mục B , thuộc Phần 4. Sinh
học cơ thể - sinh học 11 THPT.
Bài 18. Tuần hoàn máu .
Bài 19. Tuần hoàn máu (tt)

1.2. Nội dung chi tiết của chủ đề
- ND1:Cấu tạo và chức năng của HTH , HTH hở và HTH kín
- ND 2: HTH đơn và HTH kép
- ND 3.Hoạt động của tim
- ND4.Hoạt động của hệ mạch
1.3. Thời lượng
Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề, trình độ nhận thức
của HS ở trường tôi thiết kế thời lượng cho chủ đề như sau:
- Thời gian học ở nhà: 1tuần nghiên cứu tài liệu “tuần hoàn máu”
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết
II.MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi học xong chủ đê này HS có khả năng:
1- Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo và chức năng, ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép
với hệ tuần hoàn đơn.
- Nêu dược chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn.
- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp
nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ
mạch.
2. Kỹ năng:

- 15 -


- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.

- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
3. Thái độ:
-Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống
- HS có ý thức tuyên truyền và phòng các bệnh về huyết âp.
III. CÁC NĂNG LỰC CÓ THỂ HƯỚNG TỚI TRONG CHỦ ĐỀ
1. Năng lực nhận biết phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về cấu tạo của
các dạng tuần hoàn, cấu tạo của tim và huyết áp.
2. Thu nhận và xử lí thông tin, làm các bài tập liên quan đến chu kì hoạt động của tim.
3. Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả
4. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
5. Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa nhịp tim và
khối lượng cơ thể.mối quan hệ giữa huyết áp với tiết diện mach, độ đàn hồi của mạch và
dung tích máu...
6. Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau
STT Tên năng lực
1
Năng lực nhận biết phát hiện và giải quyết vấn
đề dựa trên hiểu biết về hệ tuần hoàn,cấu tạo
tim và hoạt động của tim và huyết áp
2
2. Thu nhận và xử lí thông tin

3

Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự
đoán kết quả

4

Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn


5

Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh,
xác lập mối quan hệ giữa nhịp tim và khối
lượng cơ thể.mối quan hệ giữa huyết áp với tiết
diện mach, độ đàn hồi của mạch và dung tích
máu...
Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội

6

- 16 -

Các kỹ năng thành phần
Giải thích các hiện tượng thực tế
-Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu,
hình ảnh
-Lập bảng so sánh hệ tuần hoàn
hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn
đơn và hệ tuần hoàn kép.
-Quan sát các biểu hiện của các
bệnh do tim mạch, huyết áp: Đề
xuất các biện pháp giảm các loại
bệnh tật do tim mạch và huyết áp
gây ra.
-Vận dụng kiến thức về tim mạch
và huyết áp để giải thích một số
bệnh trong thực tế.
-Phân tích được mối quan hệ giữa

nhịp tim và khối lượng cơ thể,
mối quan hệ giữa huyết áp với tiết
diện mach, độ đàn hồi của mạch
và dung tích máu...
-Lập sơ đồ khái niệm


dung dưới nhiều hình thức khác nhau

-Trình bày được các hiểu biết của
cá nhân về một số loại bệnh do
tim mạch và huyết áp.

IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
NHẬN BIẾT
1.Cấu tạo

chức
năng
hệ
tuần hoàn.

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG
THẤP

VẬN DỤNG

CAO

-Nêu được các bộ
phận cấu tạo hệ
-Tại sao khi tim
tuần hoàn.
ngừng đập thì cơ
- Nêu được chức
thể sẽ chết?
năng của hệ tuần
hoàn.

-Trình bày được
thế nào là hệ tuần
hoàn hở? HTH
kín? HTH đơn?
HTH kép?
- Vai trò của tim
2.Các
trong tuần hoàn
dạng
hệ
máu?
tuần hoàn

động
vật.

-Ưu điểm của
HTH kín so với

HTH hở? Ưu
điểm của HTH
kép so với HTH
đơn?
- Trong HTH
kín thì khi nào
sẽ xuất hiện
HTH kép?
-Phân biệt HTH
kín và HTH hở?
HTH đơn và
HTH kép?

3.Hoạt
động của
tim

- Tại sao hệ dẫn
truyền của
tim có tính
tự động?
- Tại sao có sự
khác nhau
giữa nhịp
tim và khối
lượng cơ
thể?

- Tính tự động
của tim là gì?

- Tính tự động
của tim có
được do yếu
tố nào quyết
định?
- Hệ dẫn truyền
của tim hoạt
động như thế
nào?
- Chu kì tim là
gì? Chu kì tim
hoạt động như
thế nào?

-Dựa vào cấu
tạo của các dạng
HTH hãy nêu
chiều hướng tiến
hóa của tim và
HTH?

- Tại sao tim
hoạt động
suốt đời mà
không mệt
mỏi?
- Làm BT liên
quan đến chu
kì HĐ của
tim.


-

-

- 17 -

Tại sao
trong suốt
chu kì tim
tâm nhĩ luôn
co trước tâm
thất, điều gì
xảy ra nếu
tâm nhĩ và
tâm thất
cùng co
đồng thời?
Tim hoạt
động theo
những QL


no? Ti sao
tim hot
ng theo
nhng QL
ú?

4. Hot

ng ca
h mch.

-Nờu c thnh
phn ca h
mach?
- K/n huyt ỏp?
k/n vn tc mỏu?
-Ch ra c s
khỏc nhau gia
cỏc thnh phn
khỏc nhau trong
h mch?
- Ti sao cú 2 tr
s HATT v
HATtr?
- Mi quan h
gia vn tc mỏu
v tit din mch?

- Gii thớch cú
s bin i HA,
vn tc mỏu
trong h mch?
- HA ph thuc
vo nhng yu
t no?
- Ti sao khi c
th mt mỏu thỡ
HA gim?

- Bn A o c
HA cú tr s l
90/60mmHg.
Theo em kt qu
ú núi lờn iu
gỡ?

- Bn A trong
trng hp trờn
cn phi lm gỡ
bo v SK?
- Nhng nguyờn
nhõn no dn n
bnh HA thp v
HA cao? Vỡ sao
ngi gi hay
mc bnh HA
cao?

-Ti sao núi
bnh HA cao l
ke git ngi
thm lng?
xut thờm
nhng thit b
h tr cho
nhng ngi b
bnh v HA?

V. NI DUNG KIN THC V TUN HON MU

1. cu to v chc nng ca h tun hon.
a. Cấu tạo chung.
- Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô.
- Tim: Là bơm hút và đảy máu trong mạch máu.
- Hệ thống mạch máu: Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
b. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này
đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
2. Cỏc dng h tun hon ng vt
a. HTH h v HTH kớn
c im
i din

H tun hon h
Thõn mm, chõ khp, cụn trựng

H tun hon kớn
Giun t, mc ng, bch tuc,
V cú XS.
ng i H (gia TM v M khụng cú mao
Mỏu t tim > M > MM ( mỏu
ca mỏu
mch) Mỏu xut phỏt t tim qua h
trao i vi tb qua thnh MM)
thng ng mch trn vo xoang c th ri theo TM v tim (mỏu lu
(trao i trc tip vi tb), sau ú theo
thụng trong mch kớn)
tnh mch tr v tim.

- 18 -



Tốc độ, áp Tốc độ máu chảy chậm., áp lực thấp
lực máu

Máu chảy trong động mạch
dưới áp lực cao, tốc độ máu
chảy nhanh

b. HTH đơn và HTH kép
Đặc điểm so sánh
1. đại diện
2.Cấu tạo tim

HTH KÍN ĐƠN

2 ngăn: 1TT, 1TN

3. SL vòng tuần hoàn
4. áp lực máu

1
Áp lực trung bình, máu cháy
chậm
Máu giàu oxi khi qua mang

5. chất lượng máu đi
nuôi cơ thể

HTH KÍN KÉP

Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Lưỡng cư: 3 ngăn (2TN,1TT)
Bò sát: 4 ngăn chưa hoàn
chỉnh
( vách ngăn hụt)
chim, thú: 4 ngăn hoàn chỉnh
(2TT, 2TN)
2
Áp lực cao, máu cháy nhanh
- máu pha (ếch nhái)
- máu ít pha (bò sát)
- máu ko pha , giàu oxi
(chim ,thú)

3. hoạt động của tim
a. Tính tự động cuả tim
- KN: tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim
- nguyên nhân: do hoạt động của hệ dẫn truyền tim
b. Chu kì hoạt động của tim
- Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì.
- 1 lần co và dẫn nghỉ của tim gọi là chu kì tim
- Một chu kì tim gồm 3 pha:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1s
+ Pha co tâm thất: 0,3s
+ Pha dãn chung 0,4s
→ Thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn thời gian làm việc → tim hoạt động liên tục không
mệt mỏi.
4. hoạt động của hệ mạch
a.Cấu trúc của hệ mạch
- hệ thống ĐM: ĐM chủ> ĐM có kích thước nhỏ dần > tiểu ĐM

- hệ thống TM: tiểu TM > TM có KT lớn dần > TM chủ
- hệ thống MM: nỗi giữa ĐM và TM

- 19 -


b. Huyết áp
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
+ huyết áp tâm thu(huyết áp tối đa): ứng với lúc tim co đẩy máu vào động mạch
+ huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu):ứng với lúc tim dãn
- biến động HA trong hệ mạch: HA cao nhất ở ĐM chủ, giảm dần qua MM và thấp nhất
ở TM chủ ( càng xa tim HA càng giảm)
c.Vận tốc máu
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây
- Biến động vận tốc máu trong hệ mạch: vận tốc máu giảm dần ở ĐM, nhỏ nhất ở MM
và tăng dần ở tĩnh mạch
VI.TỔ CHỨC DẠY HỌC
BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH
(thực hiện trên lớp vào 15 phút cuối của tiết học trước)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tổ chức cho HS nghiên cứu các nội dung
chính của bài 18,19.

HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ
cho các thành viên theo mẫu (GV phát)

GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia và

giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm ứng với 4
nội dung của chủ đề.

HS căn cứ vào chủ đề được phân công và
gợi ý của GV để nêu ra nhiệm vụ và lên kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ.

GV đưa ra khung đề cương báo cáo chung
cho các tiểu chủ đề (phụ lục 1)
Phụ lục 1
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ SƠ ĐỒ TƯ DUY CHỦ ĐÈ TUẦN HOÀN MÁU
1.Mỗi lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1 tiểu chủ đề bằng sơ đồ tư duy
được vẽ trên giấy A0 theo sự phân công như sau:
- Nhóm 1:Cấu tạo và chức năng của HTH , HTH hở và HTH kín
- Nhóm 2: HTH đơn và HTH kép
- Nhóm 3 :Hoạt động của tim
- Nhóm 4 :Hoạt động của hệ mạch
2. Các bước thực hiện chủ đề của nhóm.
Bước 1 : nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

- 20 -


Bước 2 : mỗi cá nhân trong nhóm tìm từ khóa cho nội dung được phân công
Bước 3 : họp nhóm thống nhất để tìm từ khóa hợp lí nhất và lên ý tưởng về hình vẽ minh
họa cho từng nội dung kiến thức.
Bước 4 : vẽ sơ đồ tư duy bằng bút chì hoặc bút bi trên giấy A4 chuyển cho GV để góp ý
Bước 5 : vẽ sơ đồ tư duy hoàn chỉnh lên giấy A0
Bước 6 : họp nhóm thống nhất nội dung sẽ thuyết trình
GV đưa ra tiêu chí chấm điểm :

-

Đủ ,đúng nội dung kiến thức : 4 đ

-

Kiến thức xúc tích, ngắn gọn : 2 đ

-

Hình minh họa rõ ràng, dễ hiểu : 1 đ

-

Màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí : 1 đ

-

Thuyết trình tốt : 2 đ

Chú ý đảm bảo mỗi thành vien trong nhóm đêu có thể thuyết trình sản phẩm của nhóm
mình cho các nhóm khác hiểu và làm được nội dung PHT do GV giao. Nếu thành viên
trong nhóm không thuyết trình được nội dung đã chuẩn bị nhóm sẽ bị trừ điểm.
3. Sản phẩm nộp của các nhóm
- bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm :
TT
Họ tên Công việc được giao Thời gian hoàn thành Mức độ hoàn thành
1
2
...

- Từ khóa của các cá nhân
-

Từ khóa và ý tưởng về hình vẽ minh họ trên giấy A4

-

Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh trên giấy A0

-

Bảng đánh giá các thành viên trong nhóm :

TT
1
2
...

Họ tên

Mức độ tham gia

điểm thưởng/phạt

Ghi chú

YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CHÍNH TRONG SƠ ĐỒ TƯ DUY
NHÓM 1. Cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn, HTH kín và HTH hở
-


Cấu tạo HTH

-

Chức năng HTH

- 21 -


-

So sánh HTH hở và HTH kín: đại diện, đường đi của máu, tốc độ và áp lực máu.

NHÓM 2: HTH đơn và HTH kép
-

Đại diện

-

Cấu tạo tim

-

Số lượng vòng tuần hòa

-

Đường đi của máu


-

Áp lực và tốc độ máu chảy

NHÓM 3: hoạt động của tim
-

Tính tự động của tim: khái niệm, nguyên nhân, cấu tạo và hoạt động hệ dẫn truyền
tim.

-

Chu kì hoạt động của tim: khái niệm, các pha

NHÓM 4: hoạt động của hệ mạch
-

Cấu trúc hệ mạch

-

Huyết áp: KN, các loại huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, biến động
huyết áp trong hệ mạch.

-

Vận tốc máu: KN, biến động vận tốc máu trong hệ mạch, mối quan hệ giữa vận tốc
máu và tiết diện hệ mạch.

BƯỚC 2. BÁO CÁO KÊT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ, LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ,

NÂNG CAO KIẾN THỨC (thực hiện trên lớp 2 tiết)
Hoạt động 1: báo cáo kết quả
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

TIẾT 1:
GV chia lại học sinh của các nhóm chuyên gia thành 4
nhóm mới (nhóm hợp tác).
Yêu cầu: mỗi nhóm mới đều có các thành viên của nhóm
chuyên gia từ 1 đến 4
Các nhóm mới đi đến 4 sơ đồ tư duy (4 bức tranh của các
nhóm) vầ di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
Các chuyên gia trong mỗi nhóm sẽ thuyết trình bức tranh
mà mình đã thực hiện. Thời gian thuyết trình và làm PHT
cho mỗi nhóm là 5 phút.

- 22 -

Báo cáo kết quả


Sau khi xem triển lãm tranh, nghe thuyết trình và làm PHT
HS quay lại nhóm chuyên gia ban đàu để thảo luận phần trả
lời của PHT của nhóm trong vòng 5 phút.
GV thu lại PHT thống nhất của các nhóm
GV chốt kiến thức cơ bản cần đạt được, đánh giá sơ đồ tư
duy của các nhóm dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
GV phân cho các nhóm chuyên gia chấm điểm PHT các
nhóm và nhận xét(các PHT được đánh số tương ứng với

chủ đề). Các nhóm khác có thể phản biện nếu không phục.
TIẾT 2.
Hoạt động 1:GV cho hs chơi trò chơi: hỏi chuyên gia
GV đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời và mời các nhóm
chuyên gia nhận xét, giải đáp thắc mắc nếu có, nếu nhóm
chuyên gia không trả lời được GV sẽ công bố đáp án ( HS
trả lời đúng được tính điểm)

Củng cố và luyện tập
kiến thức

Hoạt động 2: trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhanh
Gv kiểm tra kiến thức của HS qua các câu hỏi trắc nghiệm
tổng hợp kiến thức trong bài.
Hoạt động 3. Trò chơi ô chữ
GV thiết kế ô chữ để củng cố bài học, học sinh tìm từ khóa
trong ô chữ dựa trên câu hỏi gợi ý.
Hoạt động 2: đánh giá kết quả
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV yêu cầu các nhóm tổng hợp điểm các phần để trao giải:
-

Nhóm có điểm PHT cao nhất

-

Nhóm thuyết trình tốt nhất

-


Nhóm chuyên gia thông thái nhất

-

Nhóm có sơ đồ tư duy đẹp nhất

-

Nhóm chơi trò chơi nhanh nhất
(phần thưởng là quà GV chuẩn bị sẵn)

- 23 -

Nội dung
Đánh giá quá trình thực
hiện


GV yêu cầu HS chụp ảnh lại sơ đồ tư duy của các nhóm
và vẽ lại hoặc ghi lại nội dung vào vở.
Phụ lục 2
PHIẾU HỌC TẬP
-

HS trả lời PHT khi nghe thuyết trình các bức tranh.

-

Mỗi HS được phát 3 PHT tương ứng với 3 bức tranh của các nhóm bạn
+ nhóm chuyên gia 1: PHT số 2,3,4

+ nhóm chuyên gia 2: PHT số 1,3,4
+ nhóm chuyên gia 3: PHT số 1,2,4
+ nhóm chuyên gia 4: PHT số 1,2,3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của HTH
1. HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
A. Tim , hệ mạch, dịch tuần hoàn

B. Tim , hệ mạch, hồng cầu

C.Tim, máu, nước mô

D. Bạch cầu, tim, dịch TH

2. Trong các động vật sau, động vật nào có HTH hở?
A. ốc sên, châu chấu, mực ống

B. Trai , tôm, bọ ngựa

C. ốc , tôm, bạch tuộc

D. Tôm ,cá, châu chấu

3. Đường đi của máu trong HTH kín của động vật là:
A. tim -> mao mạch -> tĩnh mạch -> động mạch -> tim
B. tim -> động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch -> tim
C. tim -> động mạch -> tĩnh mạch -> mao mạch -> tim
D. tim -> tĩnh mạch -> mao mạch -> động mạch -> tim
Họ tên người thuyết trình.............................................đánh giá.............(tốt, tb, yếu)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu HTH đơn và HTH kép
1.Nhóm động vật nào sau đây có HTH đơn?
A. Cá

B. Bò sát

C. Chim

D. Thú

2.Trong các động vật có HTH kép, động vật nào trao đổi chất hiệu quả nhất?

- 24 -


A. lưỡng cư và chim

B. Chim và thú

C. bò sát và thú

D. Chim và bò sát

3. Trong các nhận định sau đây, những nhận định nào là ưu điểm của HTH kép so
với HTH đơn?
1. áp lực máu lưu thông qua hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa
2. tăng hiệu quả cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào
3. thải nhanh các chất ra ngoài
4. máu chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn
A. 1,3,4


B. 1,2,3

C. 2,3,4

D. 1,2,3,4

Họ tên người thuyết trình.............................................đánh giá.............(tốt, tb, yếu)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tìm hiểu hoạt động của tim
1.Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là:
A. do tim

B. Do hệ dẫn truyền tim

C. do mạch máu

D. Do huyết áp

2. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim theo thứ tự:
A. nút xoang nhĩ phát xung điện ->nút nhĩ thất -> bó his -> mạng puôckin
B. nút xoang nhĩ phát xung điện -> bó his -> nút nhĩ thất -> mạng puôckin
C. nút xoang nhĩ phát xung điện ->nút nhĩ thất -> mạng puôckin -> bó his
D. nút xoang nhĩ phát xung điện -> mạng puôckin -> nút nhĩ thất -> bó his
3. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung -> pha co tâm thất
B. pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất-> pha dãn chung
C. pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ-> pha dãn chung
D. pha dãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ
Họ tên người thuyết trình.............................................đánh giá.............(tốt, tb, yếu)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch
1.Huyêt áp thay đổi do những yếu tố nào?

- 25 -


×