Tải bản đầy đủ (.pptx) (68 trang)

1 điều trị viêm tụy cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.16 KB, 68 trang )

VIÊM TỤY CẤP


Mục tiêu

1. Chẩn đoán được bệnh viêm tụy cấp
2. Điều trị được bệnh viêm tụy cấp
3. Tiên lượng được bệnh viêm tụy cấp


Giải phẫu


Giải phẫu


ĐẠI CƯƠNG

 Viêm tụy cấp (VTC) là tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể
gây tử vong

 Về mặt giải phẫu bệnh có hai thể viêm tụy phù nề và viêm hoại từ chảy máu.


CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

1.

Đau bụng;

2.



Amylase hoặc lipase máu tăng gấp 3 lần bình thường;

3.

Có tổn thương VTC trên CT hoặc SA (trong trường hợp amylase hoặc lipase máu bình
thường chẩn đoán dựa vào triệu chứng đau bụng điển hình và hình ảnh tổn thương VTC
trên CT).


CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT







Thủng dạ dày.
Viêm đường mật, túi mật cấp.
Nhồi máu cơ tim.
Lồng ruột, tắt ruột.
U tụy.


CHẨN ĐOÁN THỂ BỆNH

Viêm tụy cấp phù nề: Là thể nhẹ hay gặp
- Đau bụng vừa phải, nằm yên tĩnh được, toàn trạng ít thay đổi, không bị choáng, không nôn,
không có phản ứng thành bụng.

- Chẩn đoán: Amylaza tăng # gấp 5 lần.


CHẨN ĐOÁN THỂ BỆNH

Viêm tụy cấp thể hoại tử xuất huyết: Tình trạng nặng, đau bụng dữ dội, sốc, bụng chướng
căng, có phản ứng thành bụng, cắt cơn đau khó khăn, tử vong 25- 30%. Chẩn đoán nhờ mổ
hoặc giải phẫu thi thể.


CHẨN ĐOÁN THỂ BỆNH

Viêm tụy cấp nung mủ: Đau bụng, co cứng, liệt ruột, hội chứng nhiễm trùng muộn,

sau vài ngày, đầu tụy có ổ mủ bằng đầu kim, có khi gây áp xe dưới cơ hoành.


CHẨN ĐOÁN THỂ BỆNH

Các thể theo tiến triển của bệnh:
- Thể tối cấp: nặng, đau nhiều, nôn, sốc, trụy tim mạch, tử vong sau 1-2 ngày.
- Thể cấp tính: các triệu chứng mô tả trên tiến triển tốt dần, sau 3-5 ngày khỏi hoàn toàn.
- Thể tái diễn (hồi qui): Tái phát nhiều lần điều trị khỏi, ít tử vong, sau lại tái phát, thường nhẹ.


CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ

- Dựa trên lâm sàng và sinh hóa (bảng điểm Ranson, Glasgow, Imrie)
- Dựa trên hình ảnh CT (bảng điểm Balthazar).
- Tình trạng viêm tụy, quanh tụy

- Tình trạng hoại tử tụy.


Tổng điểm: 





0-2: 2% tử vong (TV);
3-4:15% TV;
5-6:40% TV; 7-8:100% TV


Tổng điểm:





Nhẹ: < 3 điểm
Nặng: 3-5 điểm
Rất nặng: >5 điểm



• Dựa trên hội chứng đáp ứng viêm toàn thân 2004
• Nhiệt độ cơ thể T < 36°C hoặc > 38°C
• Nhịp tim > 90 lần/phút
• Nhịp thở >20 or PaCO2  < 32  mmHg

• Bạch cầu  <  4000/mm3  or > 12,000/mm3
• Những bệnh nhân viêm tụy cấp  Xuất hiện hội chứng SIRS lúc nhập viện ( trước 48h) và
dai dẳng sau nhập viện ( > 48h), có khả năng liên quan đến hoại tử tụy,   ICU, tử vong.


CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ

• Viêm tụy cấp nhẹ: là tình trạng VTC có rối loạn chức năng tạng nhẹ và tự hồi phục.
• Viêm tụy cấp nặng: là tinh trạng VTC có kèm theo suy tạng hoặc tổn thương khu trú tại
tụy (hoại tử, áp xe, hoặc nang giả tụy).


CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

 Nguyên nhân hay gặp:


Sỏi ống mật chủ, sỏi túi mật.



Giun chui ống mật chủ, ống tụy.



Rượu, ăn nhiều đạm.



Tăng triglycerid máu.




Có thai.


CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

 Nguyên nhân ít gặp:


u tụy.



Thuốc: azathioprin, thiazid, metronichzol…



Chấn thương tụy.



Cường cận giáp trạng.



Nhiễm trùng.




Bệnh lý mạch máu.



Bệnh tự nhiễm.


CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG

 Biến chứng tại chổ:
- Áp xe tụy
- U nang giả tụy: dịch tụy chảy vào ổ hoại tử ở nhu mô tụy, không có bờ riêng, về sau bọc bởi
vỏ xơ, kích thước vài cm tới 20 cm, nang nhỏ có thể mất đi, cần theo dõi trên siêu âm.
- Hoại tử tụy (hoại tử vô khuẩn hay nhiễm khuẩn) xuất hiện 2-3 tuần sau viêm tụy cấp.
- Cổ chướng do tụy hoặc biến chứng cơ quan lân cận như chảy máu trong ổ bụng, tắc ruột,
huyết khối, rò tụy.


CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG

Chẩn đoán biến chứng
Biến chứng xa:



Suy thận cấp




Tràn dịch phế mạc, suy hô hấp.



Biến chứng tim mạch: Tụt huyết áp, ngừng tim đột ngột, thay đổi ST-T trên điện tim.



Rối loạn tâm thần



Mù đột ngột do tắc động mạch võng mạc.


ĐIỀU TRỊ

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
• Hạn chế các biến chứng toàn thân
• Ngăn ngừa hoại tử và nhiễm trùng tụy
• Điều trị tình trạng viêm tụy
• Điều trị nguyên nhân


ĐIỀU TRỊ

 Nguyên tắc
• Phối hợp điều trị nội - ngoại khoa:
 70 - 80% viêm tụy cấp tự lui và tự khỏi với điều trị nội khoa, thường là từ 5 - 7 ngày
kể từ khi bắt đầu điều trị.


 20 – 30 % có biến chứng nặng cần can thiệp ngoại khoa.
• Để cho tuyến tụy nghỉ hoạt động.
• Điều trị nâng đỡ, phòng ngừa và điều trị biến chứng.


ĐIỀU TRỊ CHUNG

• Nhịn ăn: tới khi triệu chứng đau giảm, sôi bụng trở lại.
• Đặt ống thông tá tràng, hút dịch, lưu ống thông cho đến khi bệnh nhân đỡ nôn, giảm trướng
bụng.

• Chăm sóc theo dõi chặt các chỉ số sống, độ bão hoà oxy, nếu có các dấu hiệu nước tiểu ít, rối
loạn huyết động, giảm độ bão hoà oxy máu chuyển đơn vị điều trị tích cực.


ĐIỀU TRỊ CHUNG

• Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch: bệnh nhân được truyền qua đường tĩnh mạch để đảm
bảo đủ nước, điện giải và năng lượng (các dung dịch muối, đường, các acid amin, …).
Lưu ý: Đặt ống thông tá tràng cho thức ăn xuống ruột non cho kết quả không kém nuôi
dưỡng đường tĩnh mạch.


×