Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng mắc và kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại 3 xã huyện bá thước tỉnh thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 94 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

VN LONG

THựC TRạNG MắC Và KIếN THứC, THáI Độ, THựC HàNH
Về NHIễM KHUẩN ĐƯờNG SINH DụC DƯớI ở PHụ Nữ
Có CHồNG TRONG Độ TUổI SINH Đẻ TạI 3 Xã
HUYệN Bá THƯớC TỉNH THANH HóA NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

Thỏi Bỡnh - 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH


VN LONG

THựC TRạNG MắC Và KIếN THứC, THáI Độ, THựC HàNH
Về NHIễM KHUẩN ĐƯờNG SINH DụC DƯớI ở PHụ Nữ
Có CHồNG TRONG Độ TUổI SINH Đẻ TạI 3 Xã
HUYệN Bá THƯớC TỉNH THANH HóA NĂM 2017



LUN VN THC S Y T CễNG CNG
M S: 8720701

HNG DN KHOA HC:
TS. Bựi Minh Tin
TS. Lờ c Cng

THI BèNH - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện bản luận văn cao học này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Ban Giám
đốc Trung tâm y tế huyện, các đồng nghiệp thuộc truyền thông giáo dục sức
khỏe, Trung tâm Y tế huyện Bá Thƣớc - nơi tôi công tác đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trạm y tế các xã Điền Quang, Tân Lập,
Lƣơng Trung thuộc huyện Bá Thƣớc đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai
nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi tới hai Thầy hƣớng dẫn
của mình là TS. Bùi Minh Tiến và TS. Lê Đức Cƣờng đã trực tiếp hƣớng dẫn
chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cha mẹ, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp - hậu phƣơng vững chắc đã cho tôi động lực vƣơn lên trong học

tập cũng nhƣ trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.
Thái Bình, tháng 6 năm 2018
Đỗ Văn Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đỗ Văn Long, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sĩ
Chuyên ngành Y tế công cộng, của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình
xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy giáo: - TS. Bùi Minh Tiến
- TS. Lê Đức Cƣờng
2. Công trình này không trùng hợp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày tháng 5 năm 2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Đỗ Văn Long


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

: Acquired immunodeficiency syndrome


BCS

: Bao cao su

BPSD

: Bộ phận sinh dục

BPTT

: Biện pháp tránh thai

CTC

: Cổ tử cung

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSSKSS

: Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

DCTC

: Dụng cụ tử cung

ĐTV


: Điều tra viên.

ĐTPV

: Đối tƣợng phỏng vấn

GSV

: Giám sát viên

HIV

: Human immunodeficiency virus

LTQĐTD

: Lây truyền qua đƣờng tình dục

NCV

: Nghiên cứu viên.

NKĐSDD

: Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới

NĐPV

: Ngƣời đƣợc phỏng vấn


QHVC

: Quan hệ vợ chồng

SKSS

: Sức khỏe sinh sản.

TTYT

: Trung tâm y tế.

VSKN

: Vệ sinh kinh nguyệt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỖNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ............................................. 3
1.1.1. Định nghĩa .................................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 3
1.2. Đặc điểm nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ở phụ nữ.................................... 4
1.2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục dƣới của phụ nữ ............................................ 4
1.2.2. Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ............................................................ 5
1.3. Hậu quả của nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ............................................... 7
1.4. Thực trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục .................................. 8
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................. 8
1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 9

1.5. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục ............................11
1.5.1. Nhóm yếu tố cá nhân .................................................................................11
1.5.2. Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế về khả năng tiếp cận dịch vụ khám, tƣ vấn
và tuyên truyền .........................................................................................15
1.5.3. Nhóm yếu tố điều kiện vệ sinh môi trƣờng .............................................17
1.6. Chiến dịch Chăm sóc sức khỏe sinh sản - truyền thông lồng ghép ................19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................22
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................................22
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................23
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .........................................................23
2.2.3. Các chỉ số và biến số sử dụng trong nghiên cứu .....................................24


2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin và tiêu chuẩn đánh giá ...............................26
2.2.5. Tổ chức thực hiện ......................................................................................28
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu.................................................................................30
2.4. Biện pháp hạn chế sai số ...................................................................................31
2.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................31
2.4.2. Sai số của nghiên cứu và cách khắc phục................................................31
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34
3.1. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục và một số yếu tố liên quan .............34
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .............................................34
3.1.2. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới và một số yếu tố liên
quan của đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................36
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục của đối tƣợng

nghiên cứu..........................................................................................................42
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 48
4.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .......................................................48
4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới tại địa bàn nghiên cứu và một
số yếu tố liên quan .............................................................................................50
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới của phụ nữ có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu ..............................50
4.2.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn dƣờng
sinh dục dƣới của đối tƣợng nghiên cứu ...............................................52
4.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục .....................59
4.4. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục..........................66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 69
TÀI LI U THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LI U
Bảng 3.1.

Phân bố đối tƣợng theo tuổi ...................................................... 34

Bảng 3.2.

Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu ............... 35

Bảng 3.3.

Đặc điểm về số con của đối tƣợng nghiên cứu ........................ 36


Bảng 3.4.

Vị trí tổn thƣơng đƣờng sinh dục của đối tƣợng nghiên cứu ... 37

Bảng 3.5.

Phân bố nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục theo nhóm tuổi ............ 38

Bảng 3.6.

Phân bố nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới theo nghề nghiệp. 38

Bảng 3.7.

Phân bố nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới theo số con .......... 39

Bảng 3.8.

Phân bố nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới theo sử dụng biện
pháp tránh thai .......................................................................... 39

Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nhiễm khuẩn đƣờng sinh
dục dƣới .................................................................................... 40

Bảng 3.10.

Mối liên quan giữa tiền sử nạo hút thai và mắc nhiễm khuẩn
đƣờng sinh dục dƣới ................................................................. 40


Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan mắc nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
theo nguồn nƣớc mà gia đình đang sử dụng trong ăn uống sinh
hoạt ............................................................................................ 41
Bảng 3.12.

Mối liên quan giữa thói quen đi khám phụ khoa định kỳ (6 tháng
1 lần) và mắc nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới..................... 41

Bảng 3.13.

Tỷ lệ phụ nữ đã từng nghe nói về bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh
dục dƣới ................................................................................... 42

Bảng 3.14.

Kiến thức của đối tƣợng về biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn
đƣờng sinh dục dƣới ................................................................ 43

Bảng 3.15.

Kiến thức của đối tƣợng về nguyên nhân làm cho ngƣời phụ nữ
dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ................ 43


Bảng 3.16.

Kiến thức của đối tƣợng về phòng bệnh nhiễm khuẩn đƣờng
sinh dục dƣới ............................................................................ 44


Bảng 3.17.

Kiến thức của đối tƣợng về hậu quả của nhiễm khuẩn đƣờng
sinh dục dƣới ............................................................................ 45

Bảng 3.18.

Thực hành của đối tƣợng về vệ sinh kinh nguyệt bằng xà phòng 46

Bảng 3.19.

Thực hành của đối tƣợng về sử dụng băng vệ sinh để vệ sinh
kinh nguyệt .............................................................................. 46

Bảng 3.20.

Thực hành của đối tƣợng về tuân thủ điều trị khi bị nhiễm
khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ..................................................... 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu ........ 35
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ......................... 36
Biểu đồ 3.3. Nguồn thông tin mà đối tƣợng nghe nói về bệnh nhiễm khuẩn
đƣờng sinh dục dƣới ................................................................ 42
Biểu đồ 3.4. Thực hành của đối tƣợng về vệ sinh bộ phận sinh dục trƣớc và
sau khi quan hệ ........................................................................ 45
Biểu đồ 3.5. Thực hành của đối tƣợng khi bị nhiễm khuẩn đƣờng sinh
dục dƣới .................................................................................. 47



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế và
xây dựng đất nƣớc, cùng với thiên chức sinh đẻ và nuôi con, ngƣời phụ nữ
đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức khỏe và duy trì hạnh phúc gia
đình. Vì vậy phụ nữ cần chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là sức khỏe sinh sản là
một vấn đề đã và đang đƣợc Đảng, nhà nƣớc và xã hội đặc biệt quan tâm [5].
Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới là bệnh phổ biến đối với phụ nữ, đó
chính là nguyên nhân gây ra nhiều rối loại ảnh hƣởng đến khả năng lao động,
hoạt động tình dục và sức khỏe không chỉ riêng đối với bản thân họ mà còn
ảnh hƣởng tới cả ngƣời chồng. Nếu không đƣợc điều trị kịp thời, bệnh có thể
gây ra nhiều biến chứng nặng nề nhƣ: nhiễm trùng huyết sau nạo thai, chửa
ngoài tử cung, chết sơ sinh, ung thƣ cổ tử cung, vô sinh nếu không đƣợc chẩn
đoán, điều trị kịp thời và triệt để [5], [7].
Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới là một trong những yếu tố cản trở
công tác kế hoạch hóa gia đình, bởi vì những phụ nữ đang mắc bệnh không
thể sử dụng các dụng cụ tử cung. Trong khi đó đặt các dụng cụ tử cung lại là
một biện pháp tránh thai chủ yếu ở Việt Nam.
Việt Nam là nƣớc có tỉ lệ nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới khá cao. Đặc
biệt là những bệnh viêm đƣờng sinh sản thông thƣờng hiện khá phổ biến nhƣ
viêm âm đạo, viêm cổ tử cung [4]. Theo tác giả Nguyễn Văn Học có khoảng
63,9% số phụ nữ có biểu hiện viêm đƣờng sinh sản nhẹ hoặc nặng [15].
Huyện Bá Thƣớc có 22 xã và 1 thị trấn, là một huyện miền núi cao, có
số dân là 109.133 ngƣời. Trong đó có 30.125 phụ nữ có chồng trong độ tuổi
sinh đẻ (18-49 tuổi). Nghề nghiệp chủ yếu là làm nƣơng, trồng rừng, làm
ruộng và trồng hoa màu nhƣ: trồng lạc, sắn, mía đƣờng, cà, dƣa, ngô,… ở
vùng núi chị em chủ yếu làm nghề đi nƣơng rẫy, ngoài ra có một số rất ít chị
em làm các nghề khác. Do tính chất của công việc hầu hết là lao động phổ



2

thông nặng nhọc, và điều kiện vệ sinh chƣa đảm bảo nhƣ nhiều nhà chƣa có
nƣớc sạch cho chị em sử dụng nên tỷ lệ tỉ lệ nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục
dƣới còn cao. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm này vẫn chƣa có một công
trình nghiên cứu nào cung cấp đầy đủ các thông tin về viêm nhiễm đƣờng
sinh dục dƣới của phụ nữ tại huyện Bá Thƣớc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: ‘‘Thực trạng mắc và kiến thức, thái độ, thực hành về
nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ
tại 3 xã huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa trong năm 2017”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định thực trạng mắc và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn
đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại 3 xã
huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa trong năm 2017 .
2. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn
đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (18-49)
tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỖNG QUAN
1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
1.1.1. Định nghĩa
Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục (NKĐSDD) đƣợc định nghĩa là bệnh lý
viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục. NKĐSDD là một thuật ngữ rộng bao gồm
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đƣờng tình dục và các nhiễm khuẩn khác

không lây truyền qua đƣờng tình dục. Các NKĐSDD gây ra bởi các vi sinh
vật (VSV) thƣờng có mặt tại đƣờng sinh dục hoặc do các VSV từ bên ngoài
vào, thông qua hoạt động tình dục hoặc qua các thủ thuật y tế [11], [18], [23].
1.1.2. Phân loại
* Theo tác nhân gây bệnh
NKĐSDD là một bệnh thƣờng gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở các nƣớc
đang phát triển. NKĐSDD gồm 3 nhóm bệnh [6], [9].
Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đƣờng tình dục: Giang mai, lậu, trùng
roi sinh dục, Herpes sinh dục, sùi mào gà, nhiễm Chlamydia trachomatis,...
Các nhiễm khuẩn nội sinh: do phát triển quá mức các VSV sống cộng
sinh trong đƣờng sinh dục bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm hộ âm đạo do nấm,...
Các nhiễm khuẩn ngoại sinh: do các thủ thuật y tế không vô khuẩn nhƣ
thăm khám phụ khoa, sinh đẻ, nạo hút thai hoặc thực hiện các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) không an toàn.
* Theo vị trí giải phẫu
Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới (từ âm hộ đến cổ tử cung). Dƣới
vòng bám âm đạo bao gồm: viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo và tuyến
sinh dục.
Nhiễm khuẩn sinh dục trên (từ tử cung lên buồng trứng): Viêm niêm
mạc tử cung và viêm phần phụ [21], [25].


4

1.2. Đặc điểm nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ở phụ nữ
1.2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục dưới của phụ nữ
Cơ quan sinh dục dƣới của nữ bao gồm: âm hộ, âm đạo, CTC. Bộ phận
này có liên quan chặt chẽ với da và hậu môn, không có phƣơng tiện ngăn cách
hữu hiệu.
Âm hộ: Gồm môi lớn và môi bé, giữa có 2 lỗ tuyến Bartholin và 2 lỗ

tuyến skene, tuyến chế tiết chất nhầy bôi trơn âm đạo.
Âm đạo: Là một ống đi từ cổ tử cung đến âm hộ. Âm đạo nằm phía sau
bàng quang, niệu đạo, nằm trƣớc trực tràng. Âm đạo và tử cung gấp góc 90 độ.
Cổ tử cung dài 2,5cm, rộng 2,5cm, khi sinh đẻ nhiều CTC sẽ ngắn lại.
Đặc điểm sinh lý âm đạo, cổ tử cung: Phụ nữ ở thời kỳ hoạt động tình
dục bình thƣờng thì pH dịch CTC mang tính kiềm nhẹ thay đổi từ 7 - 7,5; pH
dịch âm đạo có tính acid từ 3,6 - 4,6. Môi trƣờng acid tự nhiên này liên quan
tới trực khuẩn Doderlein có trong âm đạo. Biểu mô âm đạo tiết ra glycogen
tạo môi trƣờng thuận lợi để trực khuẩn Doderlein phát triển và tạo ra pH acid
ở âm đạo. Môi trƣờng pH âm đạo còn phụ thuộc nhiều estrogen của buồng
trứng tiết ra. Sự có mặt của trực khuẩn Doderlein giúp ngăn cản sự phát triển
của các vi khuẩn gây bệnh, do đó tạo khả năng bảo vệ âm đạo và CTC. Các
trực khuẩn Doderlein này cũng gắn chặt với tế bào biểu mô âm đạo và ngăn
cản sự gắn kết của các vi khuẩn gây bệnh khác vào tế bào biểu mô âm đạo.
Bình thƣờng âm đạo và mặt ngoài CTC gồm 2 lớp biểu mô phủ và lớp đệm.
Biểu mô phủ là biểu mô lát tầng không sừng hóa và thay đổi phụ thuộc vào
nồng độ estrogen theo từng lứa tuổi của phụ nữ. Ống cổ tử cung đƣợc phủ bởi
một lớp biểu mô trụ có tác dụng chế nhầy [10], [35], [37].


5

1.2.2. Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới
Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới là viêm đƣờng sinh dục từ âm hộ
đến CTC dƣới vòng bám âm đạo gồm: viêm CTC, viêm âm hộ, viêm âm đạo
và tuyến sinh dục. Các thể lâm sàng thƣờng gặp là:
* Viêm âm hộ
Viêm âm hộ đơn thuần và tiên phát thƣờng ít gặp mà thƣờng là hậu quả
của viêm âm đạo sinh ra nhiều khí hƣ chảy xuống dính vào âm hộ gây tình
trạng ngứa ngáy phải gãi, dẫn đến trầy xƣớc gây bội nhiễm làm cho âm hộ

xung huyết, viêm tấy đỏ, ngứa, có khi còn lở loét, sùi, nguyên nhân thƣờng do
nấm, trùng roi, vi khuẩn không đặc hiệu, lậu.
Viêm âm hộ-âm đạo do Candida albicans: Hầu hết trƣờng hợp nấm âm
hộ, âm đạo là do nhiễm Candida albicans. Triệu chứng của nhiễm nấm âm
hộ, âm đạo gồm ngứa, đỏ âm hộ, đau khi quan hệ tình dục, đau âm hộ và ra
khí hƣ nhƣ bột (gặp khoảng 69% số trƣờng hợp), tăng nhiều trong những
ngày trƣớc kinh, kèm theo kích thích, có thể tiểu khó hoặc tiểu buốt. Có biểu
hiện đau khi giao hợp và cảm giác nóng rát trong âm đạo. Khám thấy, âm hộ,
âm đạo viêm đỏ, ở môi lớn, môi bé của âm hộ có thể có khí hƣ trắng, niêm
mạc âm đạo viêm đỏ dễ chảy máu, dịch âm đạo trắng nhƣ bột hoặc nhƣ váng
sữa bám vào, CTC có thể bình thƣờng hoặc viêm đỏ, phù nề. Chẩn đoán dựa
vào dấu hiệu lâm sàng, soi tƣơi khí hƣ thấy sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm, pH
<4,5; xét nghiệm Sniff âm tính. Cấy nấm đƣợc lựa chọn thực hiện trên những
trƣờng hợp nhiễm nấm tái phát hay triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
khác không rõ ràng, việc cấy nấm sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.
Viêm âm đạo do nhiễm đơn bào Trichomonas vaginalis: Đây là bệnh
LTQĐTD. Ngƣời có quan hệ tình dục với nhiều ngƣời và với ngƣời bị nhiễm
Trichomonas vaginalis thuộc diện nguy cơ cao. Phụ nữ có thai tỷ lệ nhiễm


6

T.vaginalis cao hơn phụ nữ không có thai. Môi trƣờng âm đạo kiềm tính, PH
>4,5 là môi trƣờng thuận lợi cho Trichomonas vaginalis phát triển [19], [60].
Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacteria vaginosis): thƣờng do mất cân
bằng hệ VSV ở âm đạo. Bình thƣờng trong âm đạo có nhiều VSV, phổ biến
nhất là Lactobacillus crispatus và Lactobacillus jensenii. Trực khuẩn
Lactobacilli giúp ổn định hệ VSV trong âm đạo để ngăn ngừa bệnh. Những
thay đổi hệ VSV trong âm đạo nhƣ giảm trực khuẩn Lactobacillus thƣờng do
sử dụng kháng sinh, hoặc mất cân bằng pH làm cho các vi khuẩn có hại khác

sinh sôi phát triển và gây bệnh. Các vi khuẩn gây viêm âm đạo thƣờng rất đa
dạng, nhƣng những loại thƣờng gặp nhất là: Gardnerella vaginalis,
Mobiluncus, Bacteroides, và Mycoplasma [41], [45].
* Viêm cổ tử cung
Viêm CTC dễ gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ làm cho việc điều
trị khó khăn, CTC có thể bị viêm cấp tính do lậu cầu hay các vi khuẩn khác.
Lộ tuyến CTC là khi biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài CTC bị phá hủy (do
viêm nhiễm, chấn thƣơng, sau sẩy, sau đẻ) làm cho biểu mô ở trong ống CTC
xâm lấn ra ngoài. Đây là tổn thƣơng hay gặp nhất, chiếm 70% các tổn thƣơng
ở CTC.
Viêm CTC do lậu cầu phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt hay gặp ở
tuổi trẻ, tỷ lệ mắc bệnh lậu cao nhất ở những cộng đồng có điều kiện kinh tế
thấp. Lậu có thể gây viêm CTC, viêm tuyến Bartholin, viêm âm hộ âm đạo,
viêm niệu đạo, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm họng ở ngƣời lớn.
Triệu chứng thƣờng gặp là ra khí hƣ vàng nên dễ nhầm với viêm do các vi
khuẩn thông thƣờng. Đặt mỏ vịt thấy nhiều khí hƣ đặc nhƣ mủ, CTC đỏ, di
động đau, thƣờng kèm theo viêm âm đạo. Chẩn đoán xác định dựa vào soi
tƣơi, nhuộm Gram thấy song cầu bắt màu Gram âm nằm trong tế bào hoặc
nuôi cấy trên môi trƣờng chọn lọc Thayer Martin thấy có song cầu cà phê bắt
màu Gram (-). Bệnh nhân bị lậu cầu mạn tính, thì hình ảnh vi khuẩn trong tế


7

bào bạch cầu khó tìm đƣợc, do vậy khi nghi ngờ cần nuôi cấy, phân lập để
xác định lậu bằng hai phƣơng pháp khác nhau [33], [26].
Viêm cấp tính: ra khí hƣ nhiều, khám thấy CTC tấy đỏ, phù nề, thƣờng
kết hợp với viêm âm đạo, chất nhày CTC đục, có thể dạng nhƣ mủ.
Viêm mạn tính: tổn thƣơng khu trú quanh lỗ ngoài CTC, khám thấy
CTC đỏ tấy, sần sùi, hoặc loét, khí hƣ nhiều.

Tác nhân gây viêm cổ tử cung: thƣờng gặp do tạp khuẩn, lậu cầu và
Chlamydia trachomatis.
Về điều trị: Hiện nay, việc điều trị các bệnh NKĐSDD gặp nhiều khó
khăn. Khó khăn chính trong điều trị NKĐSDD cho phụ nữ ở nƣớc ta hiện nay
đã đƣợc một số tác giả đề cập bao gồm: Tính chất phức tạp của mô hình bệnh
tật với đặc điểm tổn thƣơng ở nhiều cơ quan với nhiều loại căn nguyên cùng
một lúc, sự kháng thuốc khá phổ biến của nhiều loài vi sinh vật, thƣờng phải
điều trị nhiều ngày, kết hợp đặt thuốc tại chỗ với kháng sinh theo đƣờng uống,
đƣờng tiêm, phần lớn phải điều trị cả 2 vợ chồng hoặc cả bạn tình cùng một
lúc, mặc dù có thể không có triệu chứng, cộng với những khó khăn trong chẩn
đoán, giám sát, thói quen lạm dụng kháng sinh của ngƣời dân [29], [32].
1.3. Hậu quả của nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
NKĐSDD không đe dọa ngay đến tính mạng nhƣng để lại nhiều hậu
quả. Bệnh có ảnh hƣởng đến sức khỏe, năng suất lao động, chất lƣợng cuộc
sống và sức khỏe sinh sản. NKĐSDD thƣờng gây ảnh hƣởng đến cả thể chất
và tinh thần của ngƣời phụ nữ. NKĐSDD gây cho ngƣời bệnh khó chịu, có
thể đau đớn hay ngứa ngáy, gây mất tập trung, ảnh hƣởng đến năng suất lao
động. Thêm vào đó, ngƣời bị NKĐSDD còn có ảnh hƣởng đến tâm lý, mặc
cảm, cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin, giảm khoái cảm trong quan hệ tình
dục[11]. NKĐSDD là bệnh thƣờng gặp nhất ở phụ nữ, cả khi có thai và không
có thai. Bệnh gây nên nhiều rối loạn trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày


8

của chị em phụ nữ. Ngoài những ảnh hƣởng trên nó còn gây ra nhiều hậu quả
về sau đối với chị em phụ nữ nhƣ: vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thƣ tử
cung…Đối với phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, vỡ ối sớm, đẻ non, thai chết
lƣu, sau đẻ có thể gây nhiễm trùng hậu sản…Trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết
mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển tinh thần. Ở các nƣớc đang phát triển,

20% phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do viêm nhiễm đƣờng sinh dục
dƣới. Ở Việt Nam phụ nữ bị viêm âm hộ, âm đạo chiếm khoảng 60%, phụ nữ
có thai viêm âm đạo chiếm khoảng 40-70% [5].
Mặc dù hầu hết các NKĐSDD đều có thể điều trị khỏi nhƣng nhiều
phụ nữ không đi khám để đƣợc phát hiện và điều trị sớm nên khi đến khám
chữa bệnh thì đã muộn gây khó khăn cho việc điều trị và có thể dẫn tới những
biến chứng nặng nề nhƣ vô sinh, ung thƣ CTC, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai,
đẻ non, hoặc nhẹ cân. Hơn thế nữa, NKĐSDD làm tăng nguy cơ lây nhiễm
căn bệnh thế kỷ HIV - AIDS ở cả phụ nữ và nam giới. Nhiều công trình
nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh ở các vùng có tỷ lệ
NKĐSDD cao [9], [24], [34].
1.4. Thực trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục
1.4.1. Trên thế giới
Đã có một số nghiên cứu khác nhau về tình hình nhiễm khuẩn đƣờng
sinh sản nói chung và đƣờng sinh dục dƣới nói riêng trên thế giới. NKĐSDD
và các bệnh LTQĐTD là một vấn đề rất lớn đã và đang đƣợc quan tâm. Tuy
nhiên, nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc của mỗi quốc gia về các NKĐSDD
thƣờng ít đƣợc báo cáo mà phổ biến là các nghiên cứu ở một số vùng của một
quốc gia và các đối tƣợng nghiên cứu cũng khác nhau. Ở một số nƣớc phát
triển nhƣ ở India, theo Bhilwar nghiên cứu ở phụ nữ có chồng, tỷ lệ
NKĐSDD khá cao, nấm âm hộ-âm đạo chiếm tỷ lệ 51,3%; viêm âm đạo do vi
khuẩn là 19,9%, do Trichomonas vaginalis là 6,7% [42].


9

Theo Quỹ Dân Số liên hiệp quốc năm 2008, toàn cầu có khoảng 340
triệu trƣờng hợp nhiễm các bệnh NKĐSDD mới mỗi năm, ƣớc tính nhiễm
mới tăng hơn 1 triệu ngƣời/năm - có nghĩa là cứ 7 ngƣời ở độ tuổi sinh đẻ thì
có hơn 1 ngƣời bị nhiễm. Tỷ lệ mắc mới NKĐSDD cao ở khu vực châu Phi,

Mĩ La Tinh, Caribe, Đông Nam Á và cao nhất là ở khu vực cận Shahara châu Phi [57], [60].
Tại các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ NKĐSDD vẫn đang ở mức cao, kết
quả nghiên cứu ở một số nƣớc nhƣ Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập,
Lào cho thấy tỷ lệ NKĐSDD từ 50% - 92% [60].
Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang và cộng sự tại tỉnh An Huy trên
53.652 phụ nữ có chồng cho thấy, tỷ lệ mắc NKĐSDD là 58,1%, viêm âm
đạo do vi khuẩn và do T. vaginalis với tỷ lệ lần lƣợt là 41,7%, 12,0% và
4,5%. Có đến 20,4% mắc một lúc 2 bệnh NKĐSDD và 8,8% mắc ít nhất 3
bệnh NKĐSDD [59].
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy thực trạng NKĐSDD rất cao, hầu
hết đều trên 50%, có vùng lên tới trên 60%. Các nguyên nhân và các loại
viêm nhiễm cũng rất khác nhau (viêm CTC, viêm âm đạo, viêm âm hộ - âm
đạo, viêm CTC-âm đạo) [40], [43].
Nghiên cứu Ahmadnia.E, Kharaghani.R tại Iran tỉ lệ nhiễm và các yếu
tố liên quan đến nhiễm trùng sinh dục và lây truyền qua đƣờng tình dục ở phụ
nữ đã lập gia đình mắc NKĐSDD Trichomoniasis vaginalis 34% [37].
1.4.2. Tại Việt Nam
Năm 2004, một nghiên cứu lớn về NKĐSDD tiến hành điều tra cắt
ngang trên 8.880 phụ nữ đã kết hôn ở 8 tỉnh/thành phố trên cả nƣớc, thu đƣợc
tỷ lệ chung về NKĐSDD là 60%, trong đó chủ yếu là viêm đạo, âm hộ do
nấm. Lê Thị Oanh và cộng sự đã điều tra về NKĐSDD trên hơn 2.500 phụ nữ
lứa tuổi 18 - 45 tại các khu vực địa lý khác nhau nhƣ: Hà Nội, vùng núi Nghệ
An, vùng chiêm trũng Hà Nam, nông thôn đồng bằng Hải Dƣơng và nông


10

thôn ven biển Thái Bình. Kết quả khám và làm xét nghiệm cho thấy, tỷ lệ
NKĐSDD của phụ nữ ở các địa phƣơng này cao đến mức báo động từ 42 –
64%, cao nhất là ở phụ nữ dân tộc Thái tại Nghệ An và thấp nhất ở nội thành

Hà Nội [25]. Tác giả Kiều Chí Thành và cộng sự khi nghiên cứu về tình hình
NKĐSDD trên 418 phụ nữ nông thôn một số xã ngoại thành Hà Nội cũng cho
thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn khá cao 62,20%. Hầu hết chị em đều bị NKĐSDD nhƣ
VAĐ, viêm CTC hoặc kết hợp. Căn nguyên chủ yếu là vi khuẩn chiếm
67,32%, nấm candida 18,11% [30].
Nghiên cứu của Cấn Hải Hà ở 380 phụ nữ từ 18- 49 tuổi ở Thạch Thất Hà Nội (2014) cũng nhận thấy tỷ lệ mắc NKĐSDD rất cao 62,1%, trong đó
viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm chủ yếu 50,0%, do Chlamydia trachomatis là
45,8%, nấm Candida albicans là 31,8% và thấp nhất là Trichomonas
vaginalis là 3,8% [8].
Nguyễn Duy Ánh đã tìm hiểu về tình trạng NKĐSDD trên 588 phụ nữ
có chồng độ tuổi 18-49 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, là vùng dân cƣ có đặc
điểm thành thị và nông thôn xen lẫn. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKĐSDD của
đối tƣợng ở mức cao 70,1%, tập trung ở nhóm tuổi 25 - 40 (48,3%) [2].
Qua kết quả các nghiên cứu về NKĐSDD ở cả 3 miền, miền Bắc, miền
Trung, miền Nam của Việt Nam và ở các vùng thành thị, nông thôn, miền núi,
đồng bằng, vùng ven biển, vùng chiêm trũng, trong đó, hầu hết các nghiên
cứu là tại cộng đồng và một số nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện, cho thấy
NKĐSDD là rất phổ biến ở Việt Nam. Đối tƣợng mắc bệnh chủ yếu là phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ mắc NKĐSDD là rất cao, thấp nhất là 21,4%, cao
nhất là 64,1%, tỷ lệ mắc phổ biến là trên 30%. Mặc dù các kết quả nghiên cứu
khác nhau, nhìn chung các tác nhân gây bệnh, phổ biến nhất vẫn là nấm
C.albicans, sau đó là do vi khuẩn. Tỷ lệ các hình thái viêm (viêm âm hộ, viêm
âm đạo, viêm âm hộ-âm đạo, viêm CTC, viêm âm đạo-CTC) cũng rất khác


11

nhau ở từng nghiên cứu. Điều này cho thấy cần phải có giải pháp can thiệp
thích hợp, đặc thù nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh [29].
1.5. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục

1.5.1. Nhóm yếu tố cá nhân
Bao gồm yếu tố về nhân khẩu học nhƣ tuổi, nghề nghiệp, điều kiện
kinh tế; nhóm yếu tố kiến thức về bệnh, thái độ và thực hành phòng chống
bệnh, và một số yếu tố về sản khoa nhƣ số lần sinh, sử dụng dụng cụ tử cung
có dây, đang có thai hay tiền sử nạo hút, tiền sử mắc các bệnh NKĐSDD,....
* Yếu tố về nhân khẩu học
Trình độ học vấn có liên quan đến NKĐSDD đã đƣợc một số nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến. Tỷ lệ mắc các bệnh NKĐSDD thƣờng
cao ở nhóm có trình độ học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định. Các
nghiên cứu cũng đã giải thích lý do trình độ học vấn thấp mắc NKĐSDD
nhiều hơn do những lý do sau đây: Những ngƣời có trình độ học vấn thấp, khả
năng tiếp cận đến dịch vụ y tế cũng nhƣ đến các nguồn thông tin truyền thông
phòng bệnh NKĐSDD kém hơn những ngƣời có trình độ học vấn cao hơn.
Đây là những vấn đề khó khăn trong giáo dục thay đổi hành vi phòng chống
NKĐSDD. Thực tế cho thấy ở nhóm có trình độ học vấn thấp thì hiểu biết về
NKĐSDD nghèo nàn và thƣờng có quan hệ tình dục không an toàn nên có
nguy cơ nhiễm NKĐSDD rất cao [10], [34].
Tuổi và nghề nghiệp là những yếu tố có ảnh hƣởng đến tình trạng
NKĐSDD ở phụ nữ. Nghiên cứu Phạm Thị Khanh (2010) tại bệnh viện Phụ
sản Thanh Hóa cho thấy có đến 82% phụ nữ mắc bệnh nằm trong nhóm tuổi
từ 20 – 40 [18]. Trong đó, chủ yếu mắc lại là cán bộ (28,6%) và nông dân
(24,7%). Tác giả chứng minh rằng nghề nghiệp có mối tƣơng quan chặt với
tình trạng nhiễm khuẩn do yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến điều kiện làm


12

việc của ngƣời phụ nữ. Công việc phải ngồi nhiều hay tiếp xúc với môi
trƣờng không sạch sẽ tăng nguy cơ mắc NKĐSDD [20].
Một nghiên cứu ở khu vực nông thôn cho thấy nhóm trung niên có khả

năng mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ tuổi và ngƣời cao tuổi. Tỷ lệ NKĐSDD ở
phụ nữ độ tuổi 26-45 là từ 1/2 đến 2/3, trong khi tỷ lệ ở nhóm phụ nữ độ tuổi
19-25 và trên 45 tuổi chỉ khoảng 1/3 [21]. Một nghiên cứu ở phụ nữ trong
quân đội năm 2013 cho thấy tỷ lệ mắc NKĐSDD cao nhất ở độ tuổi 30-39
(chiếm 53,2%), tiếp theo là nhóm tuổi 40- 49 (chiếm 50,9%) [18].
Đối với phụ nữ bán dâm, tuổi quan hệ tình dục lần đầu và thời gian
hoạt động mại dâm là những yếu tố ảnh hƣớng rất lớn đến NKĐSDD. Tuổi
quan hệ tình dục là một trong những hành vi nguy cơ quan trong nhất của
NKĐSDD, đặc biệt cho phụ nữ bán dâm. Một số nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc cho thấy những phụ nữ bán dâm ít tuổi có quan hệ tình dục sớm, quan
hệ tình dục nhiều, ít có khả năng hiểu biết đầy đủ về nguy cơ NKĐSDD thì
rất dễ bị nhiễm HIV và các bệnh NKĐSDD. Điều này là hợp lý vì những phụ
nữ rất trẻ ít có hiểu biết và kinh nghiệm để có thể thỏa thuận và thuyết phục
khách hàng quan hệ tình dục an toàn nhƣ sử dụng bao cao su (BCS) khi quan
hệ tình dục [31].
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh về mối liên quan đến NKĐSDD
cũng có kết luận tƣơng tự về ảnh hƣởng của hai yếu tố này [3]. Thêm vào đó,
nghiên cứu ở các phụ nữ di cƣ cho thấy thu nhập thấp cũng là rào cản trong
việc tiếp cận dịch vụ y tế [14], [17].
* Yếu tố kiến thức về bệnh, thái độ và thực hành phòng chống bệnh
Những yếu tố nhƣ kiến thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh, cách
phòng và phát hiện bệnh sớm cũng có liên quan đến khả năng mắc bệnh. Kết
quả của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Y tế Cộng đồng cho thấy có 60%
đối tƣợng nghiên cứu nhận thức đƣợc về dấu hiệu hoặc triệu chứng của


13

NKĐSDD trong khi 31% trong số họ không có kiến thức về các nguyên nhân
dẫn tới bệnh, những ngƣời có kiến thức không đạt có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao

hơn những ngƣời có kiến thức đạt khoảng 2,5 lần. Năm 2007, đề tài tiến hành
trên 800 phụ nữ vạn chài có các triệu chứng bệnh NKĐSDD chỉ ra rằng các
phụ nữ này có hiểu biết ít về NKĐSDD, hơn nữa thái độ của họ chƣa tích cực,
vẫn còn tâm lý ngại ngùng, coi thƣờng bệnh và chỉ số về hành vi thực hành
còn rất thấp. Số ngƣời thờ ơ trƣớc các dấu hiệu của bệnh còn chiếm tỷ lệ đáng
kể. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ vạn chài mắc các bệnh NKĐSDD là khá cao
63,7% [13], [53].
Đánh giá nhận thức về cách phòng tránh bệnh ở phụ nữ 18 - 52 tuổi tại
Hải Phòng về NKĐSDD có vẻ khả quan hơn, có 70% trả lời để phòng bệnh
phải vệ sinh bộ phận sinh dục; 64% trả lời dùng nƣớc sạch; trên 54% trả lời
cần khám phụ khoa định kỳ và trên 44% trả lời cần phải vệ sinh kinh nguyệt
[15]. Về cơ bản, đối tƣợng hiểu đƣợc cách phòng mắc các bệnh NKĐSDD.
Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về bệnh có mối tƣơng quan ý
nghĩa với tình trạng mắc bệnh. Những ngƣời có kiến thức về bệnh không đạt
yêu cầu có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp đôi so với những ngƣời có kiến thức
đạt yêu cầu.
Nghiên cứu của tác giả Cấn Hải Hà (2014) trên đối tƣợng phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại Thạch Thất – Hà Nội cũng chỉ ra rằng có mối liên quan
giữa kiến thức về NKĐSDD với bệnh [8]. Nghiên cứu của tác giả Lƣơng Văn
Xuân (2016) huyện Lang Chánh tỉnh Thanh hóa cũng chỉ ra rằng có mối liên
quan giữa kiến thức của phụ nữ về NKĐSDD với tình trạng mắc bệnh[34].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị khanh (2010) cũng chỉ ra rằng những
phụ nữ không vệ sinh trƣớc và sau quan hệ tình dục có khả năng mắc bệnh
NKĐSDD cao gấp 2,63 lần so với những ngƣời có vệ sinh, khác biệt này có ý
nghĩa thống kê [18]. Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cũng đƣợc y văn đề cập


14

đến là một yếu tố liên quan đến các bệnh NKĐSDD. Theo các bác sĩ, một
trong những nhầm lẫn “thƣờng tình” mà nhiều chị em mắc phải là việc tự thụt

rửa âm đạo. Điều này rất sai lầm bởi sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh vật vùng
âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây bệnh viêm nhiễm phụ
khoa. Hơn thế nữa, nhiều chị em còn ngâm bộ phận sinh dục trong chậu nƣớc
làm cho các VSV có hại nhiễm ngƣợc từ hậu môn lên gây bệnh [6], [58].
Theo tác giả Hoàng Minh Hằng, nghiên cứu trên 800 phụ nữ 15 - 49
tuổi tại Hải Phòng có chồng hoặc đã quan hệ tình dục, nguy cơ mắc bệnh
NKĐSDD chủ yếu là do thiếu vệ sinh kinh nguyệt [14].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Việt Hà (2014) cũng chỉ ra rằng có mối
liên quan giữa cách vệ sinh bộ phận sinh dục (BPSD) với NKĐSDD, cụ thể là
nhóm phụ nữ thụt rửa sâu vào bên trong có nguy cơ mắc bệnh NKĐSDD cao
gấp 3,44 lần so với những ngƣời vệ sinh dƣới dòng nƣớc chảy thông thƣờng.
Những điều đó càng khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng góp phần gây
ra bệnh, cũng nhƣ có thể hạn chế bệnh nếu thực hành vệ sinh đúng [11].
* Yếu tố về tiền sử sản phụ khoa và sử dụng các biện pháp tránh thai
Về tiền sử sản phụ khoa, một nghiên cứu tại Trung Quốc về mối liên
quan giữa tình trạng NKĐSDD và nạo phá thai của phụ nữ đã nhận định rằng
những phụ nữ đã trải qua phá thai có tỷ lệ mắc các bệnh NKĐSDD cao hơn 2
lần so với các phụ nữ chƣa từng nạo phá thai, đặc biệt ở nhóm phá từ 2 lần trở
lên thỉ tỷ lệ NKĐSDD cao hơn gấp khoảng 3,2 lần so với những ngƣời chƣa
từng nạo phá thai [55], [59].
Đề tài về tình hình NKĐSDD trên 150 bệnh nhân từ 18 - 45 tại bệnh
viện Phụ sản Thanh Hóa cũng đã chỉ ra rằng những phụ nữ sinh từ 3 lần trở
lên có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4,8 lần so với những phụ nữ chƣa có con.
Thêm vào đó, nguy cơ NKĐSDD ở những ngƣời đã nạo phá thai từ 2 lần trở
lên cao gấp 3,5 lần so với những ngƣời chƣa từng nạo phá thai [18].


15

Đề cập đến việc sử dụng biện pháp tránh thai với NKĐSDD, nghiên

cứu ĐàmThị Thúy Hà (2013), Thực trạng nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã
Trừng Xá, huyện Lƣơng Tài, Bắc Ninh cho thấy tình trạng có mối liên quan
giữa việc sử dụng DCTC với NKĐSDD. Cụ thể là nhóm phụ nữ có sử dụng
dụng cụ tử cung có nguy cơ NKĐSDD cao gấp 6 lần so với nhóm sử dụng
những biện pháp tránh thai khác hoặc không sử dụng. Nghiên cứu này cũng
chỉ ra nhóm phụ nữ có tiền sử nạo phá thai có nguy cơ NKĐSDD gấp 3,68 lần
so với nhóm chƣa bao giờ phá thai [9]. Ngoài ra một số nghiên cứu còn chú ý
đến yếu tố đang mang thai, tiền sử viêm nhiễm, uống thuốc tránh thai kéo
dài,… có thể gây NKĐSDD [36].
1.5.2. Nhóm yếu tố về dịch vụ y tế về khả năng tiếp cận dịch vụ khám, tư
vấn và tuyên truyền
Các trạm y tế xã giữ vai trò thực sự quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, và các bệnh NKĐSDD nói riêng.
Có nhiều minh chứng cho thấy năng lực cung cấp dịch vụ, tính sẵn có và khả
năng tiếp cận của dịch vụ với ngƣời dân là những thành tố quan trọng ảnh
hƣởng đến chất lƣợng cung cấp dịch vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh trong
đó có việc khám chữa bệnh NKĐSDD [16]. Tuy nhiên, khi việc tiếp cận với
các dịch vụ tƣ vấn về SKSS tại các trạm y tế còn hạn chế cũng sẽ là một yếu
tố nguy cơ dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh NKĐSDD. Một nghiên cứu tại
Thái Bình năm 2013 cho thấy mặc dù tỷ lệ vị thành niên từng nghe nói đến
các chủ đề về sức khỏe tâm sinh lý tuổi dậy thì chiếm tỷ lệ 86,3%, các thông
tin về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS tƣơng đối cao với tỷ lệ tƣơng ứng là
78,6% và 74%. Tuy nhiên, hình thức tƣ vấn trực tiếp hoặc tham gia các buổi
nói chuyện chuyên đề về các vấn đề sức khỏe sinh sản lại chiếm tỷ lệ thấp
(26,3%), hay nói cách khác, có tới 73,7% đối tƣợng chƣa từng đƣợc nghe


×