Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực trạng và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về bảo quản, sử dụng vắc xin tại tuyến huyện tỉnh thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 112 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

MAI TH LAN

THựC TRạNG Và KIếN THứC, THựC HàNH
CủA NHÂN VIÊN Y Tế Về BảO QUảN, Sử DụNG VắC XIN
TạI TUYếN HUYệN TỉNH THANH HóA NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

THI BèNH - 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

MAI TH LAN

THựC TRạNG Và KIếN THứC, THựC HàNH
CủA NHÂN VIÊN Y Tế Về BảO QUảN, Sử DụNG VắC XIN
TạI TUYếN HUYệN TỉNH THANH HóA NĂM 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Mó s: 8720701



Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Trn Th Khuyờn
2. TS. Quc Hng

THI BèNH 2018


Lêi c¶m ¬n
Trong gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Bình, tôi luôn nhận đƣợc sự động viên, hƣớng dẫn và tạo điều kiện kịp thời về
nhiều mặt của các Thầy giáo, Cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của ngƣời thân.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau Đại học, khoa Y tế công
cộng và các Thầy giáo, Cô giáo Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã tận
tình giảng dạy, hƣớng dẫn cho tôi trong gần 2 năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Cô giáo, Thầy giáo: TS. Trần
Thị Khuyên; TS. Đỗ Quốc Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn và định hƣớng cho
tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ viên chức Trung
tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa, Trung tâm Y tế 27 huyện/thị xã/thành phố đã
tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn.
Cảm ơn tất cả anh chị em lớp Cao học Y tế công cộng khóa 14 đã luôn
đoàn kết và sát cánh bên nhau trong suốt gần hai năm học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong
gia đình, bạn bè của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn
thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi ngƣời sức khỏe, hạnh
phúc và thành công trong cuộc sống./.

Thái Bình, tháng 6 năm 2018
Mai Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Mai Thị Lan, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sỹ năm
2016-2018, Chuyên ngành Y tế công cộng của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Bình, xin cam đoan:
1. Đây là bản luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Trần Thị Khuyên và TS. Đỗ Quốc Hƣơng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đƣợc
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin công bố trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi
nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày tháng 05 năm 2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Mai Thị Lan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCG

Bacillus Calmette - Guérin vaccine (Vắc xin phòng bệnh Lao)

BTL

Bình tích lạnh




Cao đẳng

DCL

Dây chuyền lạnh

DPT

Diphteria - Petussis - Tetanus
(Vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván)

ĐH

Đại học

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

GSP

Good Storage Practice (Thực hành tốt bảo quản thuốc)

Hib

Hemophilus Influenza typ B


(Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib)
HIV/AIDS

Human Immunodeficiency Virus/Acquired Immunodeficiency
Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút
HIV gây nên)

NVYT

Nhân viên Y tế

OPV

Oral Polio Vaccine (Vắc xin phòng bệnh Bại liệt uống)

SOP

Standard Operating Procedure (Quy trình thực hành chuẩn)

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TH

Trung học

TTYT

Trung tâm Y tế


VGB

Viêm gan B

VNNB

Viêm não Nhật Bản

VVM

Vaccine Vial Monitor (Chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin)

VX

Vắc xin


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Tình hình bảo quản và sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ...... 3
1.1.1. Vắc xin ............................................................................................. 3
1.1.2. Bảo quản vắc xin ............................................................................. 3
1.1.3. Sử dụng vắc xin ............................................................................... 8
1.1.4. Tình hình bảo quản và sử dụng vắc xin trong TCMR trên thế giới .... 8
1.1.5. Tình hình bảo quản và sử dụng vắc xin trong TCMR tại Việt Nam .. 11
1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của nhân viên Y tế về bảo quản và sử
dụng vắc xin, dung môi trong tiêm chủng mở rộng .............................. 17
1.2.1. Về kiến thức, thực hành ................................................................. 17

1.2.2. Tập huấn ........................................................................................ 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 22
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 22
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ............................................... 24
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin và tổ chức thực hiện ................... 26
2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá ................................................................... 27
2.2.5. Biến số trong nghiên cứu ............................................................... 28
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................... 30
2.3.1. Số liệu định lƣợng.......................................................................... 30
2.3.2. Số liệu định tính ............................................................................. 30


2.4. Biện pháp hạn chế sai số ...................................................................... 30
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Thực trạng bảo quản và sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng .. 32
3.2. Kiến thức, thực hành của NVYT về bảo quản và sử dụng vắc xin ...... 38
3.2.1. Thông tin chung ............................................................................. 38
3.2.2. Kiến thức của nhân viên Y tế về bảo quản và sử dụng vắc xin ..... 40
3.2.3. Thực hành của cán bộ thủ kho về bảo quản vắc xin, dung môi .... 49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 54
4.1. Thực trạng bảo quản và sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng .. 54
4.1.1. Về nhà kho bảo quản vắc xin......................................................... 54
4.1.2. Về dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin, dung môi .......................... 56
4.1.3. Về theo dõi, kiểm soát nhiệt độ bảo quản vắc xin và dung môi .... 57

4.1.4. Về bảo quản vắc xin, dung môi và vệ sinh tủ lạnh bảo quản vắc xin . 58
4.1.5. Về kiến thức của cán bộ quản lý kho vắc xin ................................ 59
4.1.6. Về quản lý vắc xin và dung môi tại tuyến huyện .......................... 60
4.2. Kiến thức, thực hành của NVYT về bảo quản, sử dụng VX, dung môi ..... 61
4.2.1. Kiến thức của NVYT về bảo quản và sử dụng vắc xin, dung môi ... 61
4.2.2. Thực hành của cán bộ thủ kho về bảo quản, sử dụng VX, dung môi. 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Thiết bị theo dõi nhiệt độ tại cơ sở Y tế ...................................... 7

Bảng 1.2.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em ....................................................... 15

Bảng 1.3.

Lịch tiêm VX uốn ván cho phụ nữ ............................................ 15

Bảng 1.4.

Đƣờng tiêm, liều lƣợng, vị trí tiêm của VX trong TCMR ......... 16

Bảng 3.1.


Thực trạng nhà kho và nhân lực tham gia bảo quản VX ........... 32

Bảng 3.2.

Dây chuyền lạnh và thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản ............ 33

Bảng 3.3.

Tình hình tiếp nhận và sử dụng vắc xin TCMR năm 2017 ........ 34

Bảng 3.4.

Thực trạng theo dõi nhiệt bộ bảo quản vắc xin và dung môi .... 35

Bảng 3.5.

Thực trạng bảo quản vắc xin và dung môi ................................ 35

Bảng 3.6.

Thực trạng kiến thức của cán bộ thủ kho về đọc thiết bị theo dõi
nhiệt độ và quản lý vắc xin, dung môi ....................................... 36

Bảng 3.7.

Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ................................ 38

Bảng 3.8.


Tỷ lệ NVYT đƣợc tập huấn về bảo quản và sử dụng vắc xin trong
2 năm gần đây ............................................................................ 39

Bảng 3.9.

Kiến thức của NVYT về nhiệt độ bảo quản VX, dung môi và bảo
quản VX cùng hóa chất/sinh phẩm khác ................................... 40

Bảng 3.10. Kiến thức của NVYT về vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ cao và
nhiệt độ đông băng ..................................................................... 41
Bảng 3.11. Kiến thức của NVYT về bảo quản VX nguyên lọ còn hạn mang
về từ buổi tiêm chủng và VX, dung môi khi tiếp nhận ............. 42
Bảng 3.12. Kiến thức của NVYT về loại vắc xin chuyển vào nơi biệt trữ và
nguyên tắc sử dụng vắc xin ........................................................ 43
Bảng 3.13. Kiến thức của NVYT về lịch tiêm chủng cho trẻ < 1 tuổi và tiêm
phòng Uốn ván cho phụ nữ ........................................................ 45


Bảng 3.14. Kiến thức của NVYT về liều lƣợng và đƣờng dùng của vắc xin
TCMR cho trẻ < 1 tuổi ............................................................... 46
Bảng 3.15. Kiến thức của NVYT về chống chỉ định và hoãn tiêm trong tiêm
chủng ở trẻ dƣới 1 tuổi ............................................................... 47
Bảng 3.16. Trình độ chuyên môn của cán bộ thủ kho ................................. 49
Bảng 3.17. Thực hành các quy trình khi tiếp nhận và cấp phát vắc xin, dung
môi của thủ kho .......................................................................... 50
Bảng 3.18. Thực hành sắp xếp vắc xin, dung môi trong tủ lạnh mở cửa phía
trên của cán bộ thủ kho .............................................................. 51
Bảng 3.19. Thực hành của cán bộ thủ kho về kiểm tra nhiệt độ tủ bảo quản
vắc xin và ghi nhật ký ................................................................ 52
Bảng 3.20. Thực hành của cán bộ thủ kho về xả băng ở dàn lạnh hoặc thành

tủ lạnh ......................................................................................... 52


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức của NVYT về bảo quản những lọ vắc xin nhiều liều
đã mở trong buổi tiêm chủng ................................................... 44
Biểu đồ 3.2. Kiến thức của nhân viên Y tế về bảo quản vắc xin ................. 44
Biểu đồ 3.3. Kiến thức của NVYT về thời gian theo dõi trẻ tại điểm tiêm sau
tiêm chủng ................................................................................ 48
Biểu đồ 3.4. Kiến thức của NVYT về thời gian theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm .. 48
Biểu đồ 3.5. Kiến thức của NVYT về quản lý và sử dụng VX, dung môi .. 49
Biều đồ 3.6. Thực hành về bảo quản vắc xin, dung môi của cán bộ thủ kho ... 53

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Sơ đồ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tại Việt Nam ........... 13

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1.

Hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin, dung môi ............... 33

Hộp 3.2.

Công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin .................................... 37

Hộp 3.3.


Những khó khăn trong bảo quản, sử dụng vắc xin ....................... 37


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) không chỉ bảo vệ sức
khỏe trẻ em mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ quốc tế quan
trọng. Đây là một trong những Chƣơng trình Y tế quốc gia ƣu tiên hàng
đầu và đƣợc đƣa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam
[33]. Tiêm chủng đã mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ mắc,
khống chế và loại trừ nhiều bệnh truyền nhiễm. Theo ƣớc tính của Tổ chức
Y tế thế giới, năm 1991 tiêm chủng đã ngăn ngừa đƣợc khoảng 3 triệu ca tử
vong do bệnh Sởi; Uốn ván sơ sinh; Ho gà và khoảng 530.000 trƣờng hợp
mắc Bại liệt [46].
Để đảm bảo công tác tiêm chủng đƣợc an toàn và hiệu quả, chất lƣợng
vắc xin (VX) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chất lƣợng VX phụ thuộc vào
nhiệt độ bảo quản, nếu VX đƣợc bảo quản đúng nhiệt độ quy định từ 2oC - 8oC
thì hiệu lực của VX là cao nhất. Ngoài khoảng nhiệt độ trên VX đều có nguy
cơ giảm hoặc mất hiệu lực. Tuy nhiên để VX có thể đƣợc bảo quản ở nhiệt độ
tiêu chuẩn, phải có hệ thống dây chuyền lạnh (DCL) chuyên dụng dùng cho
bảo quản VX. Chƣơng trình TCMR tại Việt Nam hiện đang triển khai tiêm 9
loại VX cho đối tƣợng là trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
DCL sử dụng bảo quản VX trong TCMR bao gồm (kho lạnh, buồng lạnh, tủ
lạnh, hòm lạnh, phích VX và các thiết bị giám sát nhiệt độ của DCL). Các tủ
lạnh bảo quản VX chủ yếu đƣợc hỗ trợ từ Chính phủ Luxemburg, phần lớn
trong số này đƣợc đƣa vào sử dụng từ trƣớc năm 2014. Để kiểm soát và nâng
cao chất lƣợng bảo quản VX ngày càng tốt hơn, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban
hành các Thông tƣ, Nghị định về công tác tiêm chủng, trong đó có các quy
định về bảo quản và sử dụng VX, dung môi. Việc bảo quản VX không
đúng quy định, sử dụng sai quy trình có thể làm tăng các phản ứng không



2
mong muốn sau tiêm chủng, thậm chí ảnh nặng đến sức khỏe của đối tƣợng
tiêm chủng.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lƣợng bảo quản VX, bên cạnh yêu về trang
thiết bị DCL bảo quản VX thì kiến thức, thực hành của nhân viên Y tế
(NVYT) về bảo quản và sử dụng VX cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nếu
kiến thức và thực hành của NVYT không đạt, sẽ có nguy cơ làm hƣ hỏng
hoặc hao phí VX trong quá trình tham gia bảo quản và sử dụng, ảnh hƣởng
đến chất lƣợng, tỷ lệ tiêm chủng.
Tại Thanh Hóa, Chƣơng trình TCMR đƣợc triển khai ở 635 xã thuộc 27
huyện/thị xã/thành phố (tuyến huyện) trong tỉnh, với hình thức tiêm chủng
thƣờng xuyên để tiêm phòng các bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại
liệt, Sởi, Viêm gan B, Viêm màng não do vi khuẩn Hib, Rubella và Viêm não
Nhật Bản cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [27]. Để
góp phần cho công tác bảo quản và sử dụng VX, dung môi tại tuyến huyện
ngày càng đƣợc nâng cao tiến tới các đơn vị chuẩn hóa theo “Thực hành bảo
quản thuốc tốt” chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và kiến
thức, thực hành của nhân viên y tế về bảo quản, sử dụng vắc xin tại tuyến
huyện tỉnh Thanh Hóa năm 2017”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng bảo quản và sử dụng vắc xin, dung môi trong TCMR tại 27
Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hoá năm 2017.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về bảo quản và sử
dụng VX, dung môi tại địa bàn nghiên cứu.


3
Chƣơng 1

TỔNG QUAN
1.1. Tình hình bảo quản và sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng
1.1.1. Vắc xin
1.1.1.1. Khái niệm về vắc xin
Vắc xin là những chế phẩm đƣợc sản xuất từ những vi khuẩn, vi rút, kí
sinh trùng hoặc độc tố của chúng đã đƣợc làm yếu, làm giảm độc lực hoặc
làm bất hoạt nhƣng vẫn đủ khả năng kích thích cơ thể ngƣời sinh ra kháng thể
đặc hiệu chống lại chúng [32].
1.1.1.2. Phân loại vắc xin
Có nhiều cách phân loại VX. Nếu căn cứ vào bản chất sinh học, có thể
chia VX thành 3 loại truyền thống:
- VX giải độc tố: Là loại VX đƣợc sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn,
đã làm mất tính độc nhƣng vẫn giữ đƣợc tính kháng nguyên.
- VX chết (bất hoạt): Là VX đƣợc sản xuất từ vi sinh vật đã bị giết chết,
có thể là protein hoặc polysaccharite.
- VX sống giảm độc lực: Loại VX này đƣợc sản xuất từ vi sinh vật gây
bệnh đã đƣợc làm giảm độc lực, hoặc làm yếu không còn khả năng gây bệnh
bằng cách nuôi cấy nhiều lần trong phòng thí nghiệm.
- Ngoài ra, hiện nay còn có các loại VX khác hiệu quả cao nhƣ VX tái tổ
hợp, VX DNA.
1.1.2. Bảo quản vắc xin
1.1.2.1. Yêu cầu nhiệt độ bảo quản vắc xin
Vắc xin là một sinh phẩm đặc biệt, cần đƣợc bảo quản nghiêm ngặt trong
hệ thống dây chuyền lạnh. Nhiệt độ đảm bảo để giữ VX an toàn là từ 20C đến
80C. Nhiệt độ nóng và lạnh ngoài khoảng an toàn trên đều có thể làm hỏng
VX [39]. Vắc xin cần phải đƣợc bảo quản liên tục trong DCL từ khi xuất


4
xƣởng cho tới điểm tiêm chủng và trong suốt buổi tiêm chủng. Một số VX

nhạy cảm với nhiệt độ đông băng, một số lại nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc
ánh sáng. Hiệu lực của VX là khả năng tạo miễn dịch bảo vệ cho ngƣời đƣợc
tiêm chủng, hiệu lực có thể giảm hoặc mất khi VX tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Vắc xin bị đông băng không những gây ảnh hƣởng tới hiệu lực bảo vệ của
VX mà còn có thể gây ra các phản ứng không mong muốn. Tất cả các VX sau
khi pha đều trở nên nhạy cảm với nhiệt độ cao, ánh sáng và chỉ sử dụng sau
khi pha 6 giờ [39].
1.1.2.2. Thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin ở cơ sở Y tế
Là hệ thống thiết bị để bảo quản và vận chuyển VX theo đúng nhiệt độ
quy định từ nhà sản xuất đến ngƣời sử dụng bao gồm buồng lạnh, xe lạnh, tủ
lạnh, tủ đá, hòm lạnh, phích VX đƣợc gọi là DCL [39],[61],[63].
Hệ thống DCL ở các tuyến khác nhau cần các loại thiết bị, dụng cụ khác
nhau để bảo quản, vận chuyển VX và dung môi ở nhiệt độ thích hợp.
- Tủ lạnh
Hiện nay có 3 loại tủ lạnh chuyên dụng bảo quản VX gồm
+ Tủ lạnh dƣơng: Đảm bảo duy trì nhiệt độ từ 20C tới 80C
+ Tủ lạnh âm: Đảm bảo duy trì nhiệt độ từ -150C tới - 250C
+ Tủ lạnh đa chức năng: Tủ lạnh chạy 2 chế độ dƣơng hoặc âm, hoặc
đồng thời cả 2 chức năng.
- Tủ đông băng bình tích lạnh
Tủ có chức năng làm đông nhanh, có màn hình LED báo nhiệt độ bên
trong tủ và có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ.
- Hòm lạnh
Hòm lạnh có chứa các bình tích lạnh (BTL) xung quanh để giữ lạnh VX
và dung môi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản trong khoảng thời


5
gian ngắn. Tùy thuộc vào từng loại hòm lạnh mà có thể sử dụng để bảo quản
VX trong khoảng 2 ngày hoặc hơn khi không có nguồn điện. Sau khi cho VX

vào hòm lạnh thì không nên mở hòm lạnh cho đến khi cần thiết sử dụng.
- Phích vắc xin
Phích VX thƣờng có kích thƣớc nhỏ hơn hòm lạnh. Phích VX đạt tiêu
chuẩn tiền kiểm định hiện nay có thời gian giữ lạnh từ 18-50 giờ ở nhiệt độ
môi trƣờng 43oC và thời gian làm mát với BTL chứa nƣớc lạnh từ 3-18 giờ.
- Bình tích lạnh
Bình tích lạnh dạng hộp phẳng làm bằng nhựa, hình chữ nhật, dẹt có thể
chứa nƣớc, nó đƣợc sử dụng để lót bên trong hòm lạnh, phích VX.
- Miếng xốp bảo quản vắc xin
Miếng xốp là một tấm bọt biển mềm có kích thƣớc phù hợp đặt trên các
BTL trong phích VX, trong khi nắp phích VX vẫn đóng kín. Miếng xốp
thƣờng có các đƣờng rạch nhỏ để cài và bảo vệ lọ VX, nó đƣợc sử dụng trong
buổi tiêm chủng nhƣ một nắp tạm thời để giữ an toàn cho các lọ VX đã mở,
trong khi bảo vệ lọ chƣa mở trong ngăn mát phía dƣới phích VX.
1.1.2.3. Thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin
Theo dõi và ghi lại nhiệt độ của VX trong DCL là điều cần thiết. Đây là
cách duy nhất để chứng minh rằng VX đã đƣợc bảo quản đúng nhiệt độ trong
quá trình bảo quản và vận chuyển. Hiện nay để theo dõi nhiệt độ bảo quản
VX trong DCL, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo sử dụng các thiết bị sau:
- Chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin
Chỉ thị nhiệt độ lọ VX là một nhãn chỉ thị hóa học gắn vào vỏ đựng VX
(lọ, ống hoặc ống nhỏ giọt) bởi nhà sản xuất VX. Trong quá trình bảo quản và
vận chuyển VX, VVM ghi lại sự tiếp xúc nhiệt độ tích lũy của lọ VX thông
qua việc thay đổi màu. Nếu màu sắc của hình vuông bên trong là cùng màu
hoặc đậm hơn nền hình tròn bên ngoài, lọ VX đã tiếp xúc với nhiệt độ cao quá
lâu và không sử dụng đƣợc cần phải hủy.


6
- Thiết bị theo dõi nhiệt độ

+ Thiết bị theo dõi nhiệt độ điện tử 30 ngày
Thiết bị này có thể ghi lại nhiệt độ tủ lạnh với khoảng cách giữa các lần
ghi không quá 10 phút và hiển thị đƣợc lịch sử nhiệt độ, cảnh báo nhiệt độ cao
hay đông băng xuất hiện ở bất kỳ ngày nào trong 30 ngày qua. Báo động đƣợc
kích hoạt nếu nhiệt độ của tủ lạnh xuống đến âm 0,5oC hoặc thấp hơn trong
60 phút hoặc nếu tăng trên 10oC trong một thời gian liên tục 10 giờ.
+ Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử
Thiết bị này đƣợc đặt cùng VX nhạy cảm với nhiệt độ đông băng trong
vận chuyển hoặc bảo quản VX. Các thiết bị này có hiển thị cho thấy VX đã bị
tiếp xúc với nhiệt độ đông băng hay không.
+ Nhiệt kế kỹ thuật số tích hợp
Tủ lạnh và tủ đá đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định của Tổ chức Y tế thế giới,
hiện tại đƣợc trang bị thiết bị cảm biến nhiệt độ. Thiết bị này đƣợc đặt ở bên
trong theo dõi các khoang bảo quản và giúp đọc nhiệt độ thời điểm hiện tại
đƣợc hiển thị trên bảng điều khiển.
+ Nhiệt kế thanh
Nhiệt kế này cung cấp để đọc nhiệt độ tức thời. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế
giới khuyến cáo đây không phải là thiết bị theo dõi chính trong tủ lạnh bảo
quản VX. Tuy nhiên đây vẫn là thiết bị cần thiết vì nó hoạt động không cần
pin hoặc nguồn điện khác. Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo sử dụng
nhiệt kế đồng hồ kim loại do thiết bị này phải hiệu chuẩn theo thời gian, đặc
biệt là nếu chúng bị hƣ hỏng.


7
Bảng 1.1. Thiết bị theo dõi nhiệt độ tại cơ sở Y tế [39]
Thực hành

Tủ lạnh bảo quản VX


Thực hành
tốt nhất

- Thiết bị theo dõi nhiệt độ điện
tử 30 ngày
- Nhiệt kế kỹ thuật số tích hợp
- Nhiệt kế thanh
- VVM

Yêu cầu tối
thiểu

- Nhiệt kế kỹ thuật số tích hợp
- Nhiệt kế thanh
- Chỉ thị đông băng điện tử
- VVM

Hòm lạnh và phích VX
BTL đã rã đông đúng cách
- Chỉ thị đông băng điện tử
- VVM
BTL chứa nƣớc mát
- Nhiệt kế thanh
- VVM

1.1.2.4. Theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh
Các dữ liệu thu thập đƣợc từ các thiết bị theo dõi nhiệt độ phải đƣợc ghi
chép và phân tích một cách thƣờng xuyên để chứng minh rằng VX đang đƣợc
bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ an toàn. Theo dõi nhiệt độ DCL phải đƣợc
thực hiện theo quy trình theo dõi và ghi chép nhiệt độ bảo quản VX

[4],[9],[39].
1.1.2.5. Cách sắp xếp vắc xin trong dây chuyền lạnh
Vắc xin cần đƣợc bảo quản trong DCL để đảm bảo nhiệt độ trong
khoảng an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro VX bị hỏng do tiếp xúc với nhiệt độ
cao hoặc đông băng. Xắp xếp VX trong DCL phải đƣợc thực hiện theo các
quy trình chuẩn (SOP) [4],[9],[38].
1.1.2.6. Bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền lạnh
Tủ lạnh chỉ làm việc tốt nếu đƣợc lắp đặt đúng, lau sạch và đƣợc xả băng
thƣờng xuyên. Nên xả băng tủ lạnh khi băng dầy hơn 0,5 cm hoặc 1 lần/tháng.
Bảo dƣỡng các thiết bị DCL phải thực hiện đúng theo Quy trình bảo dƣỡng tủ
lạnh bảo quản VX [38].


8
1.1.3. Sử dụng vắc xin
Vắc xin phải đƣợc sử dụng theo đúng hƣớng dẫn của nhà sản xuất, các
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng nhƣ các quy định riêng của từng
quốc gia, nhƣng phải đảm bảo cáo nguyên tắc sau:
- Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao.
- Tiêm chủng đúng đối tƣợng.
- Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần
tiêm chủng, tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.
- Tiêm chủng đúng đƣờng và đúng liều lƣợng.
- Nắm vững phƣơng pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong
muốn do tiêm chủng.
- Bảo quản VX đúng quy định.
1.1.4. Tình hình bảo quản và sử dụng vắc xin trong TCMR trên thế giới
Chƣơng trình TCMR, viết tắt theo tiếng Anh là EPI (Expanded Programe
on Immunization) đƣợc triển khai vào năm 1974, nhằm phát triển và mở rộng
các Chƣơng trình tiêm chủng trên toàn thế giới. Năm 1977, Chƣơng trình

TCMR đặt mục tiêu đến năm 1990 mọi trẻ em trên thế giới đƣợc tiêm VX
phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt, Lao. Năm 1984, Tổ
chức Y tế thế giới đã thiết lập lịch tiêm VX chuẩn cho các vắc xin tiêm chủng
mở rộng ban đầu gồm: BCG, DPT, Bại liệt uống và Sởi. Đồng thời đề xuất
đƣa thêm VX VGB B, Sốt vàng ở các nƣớc có tỷ lệ lƣu hành bệnh cao và VX
Hib ở những nƣớc có gánh nặng bệnh tật lớn. Tiêm chủng đã có những đóng
góp to lớn cho sức khỏe cộng đồng, ƣớc tính có khoảng 2 đến 3 triệu ca tử
vong trẻ em đƣợc ngăn ngừa hàng năm thông qua tiêm VX phòng bệnh Bạch
hầu, Uốn ván, Ho gà, Sởi và nhiều trƣờng hợp tử vong trong tƣơng lai bị ngăn
chặn ở các nhóm tuổi cao hơn. Năm 2005, Hội Y tế thế giới lần thứ 58, đã
công nhận vai trò của VX và tiêm chủng trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở


9
trẻ em dƣới 5 tuổi, hoan nghênh Tầm nhìn và Chiến lƣợc tiêm chủng toàn cầu
(2006 - 2015) do Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc phát
động với mục đích tăng cƣờng Chƣơng trình Tiêm chủng quốc gia [58].
Tại Mỹ vào đầu những năm 1990, Haemophilus influenzae typ B (Hib)
là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm màng não, viêm phổi và viêm thanh
quản, cho khoảng 20.000 trƣờng hợp mỗi năm ở trẻ tƣới 5 tuổi. Kể từ khi tiêm
chủng định kỳ bắt đầu giữa năm 1980 đến 1990, tỷ lệ mắc các bệnh Hib đã
giảm hơn 99% [54]. Việc triển khai Chƣơng trình TCMR ở hầu hết các nƣớc
đang phát triển đã làm giảm số tử vong và nhập viện do bệnh Sởi, Uốn ván sơ
sinh. Ƣớc tính năm 2012 có khoảng 157.000 ca tử vong do bệnh Sởi, giảm
đáng kể so với cách đây 20 năm [43].
Các VX đƣợc triển khai trong TCMR một số loại nhạy cảm với nhiệt độ
cao nhƣ VX Sởi, Sởi - Rubella, BCG, OPV..., nhƣng một số lại nhạy cảm với
nhiệt độ đông băng nhƣ DPT, Uốn ván, VGB, DPT-VGB-Hib.... Căn cứ
khuyến cáo của các nhà sản xuất VX, Tổ chức Y tế thế giới đã đƣa ra khoảng
nhiệt tối ƣu bảo quản VX từ 2oC - 8oC. Nếu VX đƣợc bảo quản ngoài khoảng

nhiệt độ trên thì có thể làm ảnh hƣởng đến hiệu lực của VX [62]. Dây chuyền
lạnh là một môi trƣờng mà nhiệt độ đƣợc kiểm soát để duy trì và phân phối
VX trong điều kiện tối ƣu, nó bắt đầu từ kho nhà sản xuất cho đến khi VX
đƣợc tiêm cho đối tƣợng tiêm chủng. Dây chuyền lạnh bảo quản VX gồm kho
lạnh, buồng lạnh, tủ lạnh, hòm lạnh, phích VX và các thiết bị theo dõi, kiểm
soát nhiệt độ [60]. Các điều kiện bảo quản và vận chuyển thích hợp phải đƣợc
duy trì ở mọi khâu trong hệ thống DCL. Mỗi lần VX bị phơi nhiễm với nhiệt
độ không thích hợp, hiệu lực sẽ giảm dần, cuối cùng nếu việc kiểm soát DCL
không đƣợc duy trì đúng cách, hiệu lực của VX sẽ bị mất hoàn toàn và VX
không còn tác dụng [44].


10
Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới đã có các hƣớng dẫn chuẩn về điều kiện
bảo quản và sử dụng VX [44], nhƣng ở nhiều quốc gia một trong những yếu
tố chung hạn chế việc tiếp cận đầy đủ hiệu lực miễn dịch của VX là sự tồn tại
những khoảng trống trong hệ thống DCL và hậu cần có liên quan. Trong một
nghiên cứu của Manoj V Murhekar và cộng sự về đánh giá thƣờng xuyên tiếp
xúc với nhiệt độ tối ƣu trong hệ thống DCL bảo quản VX tại Ấn Độ cho thấy
ở bang, vùng, quận và cơ sở Y tế ngoại vi, vắc xin đƣợc dự trữ, bảo quản có
tiếp xúc với nhiệt độ > 8oC tƣơng ứng là 14,3%; 13,2%; 8,3% và 14,7%; còn
với nhiệt độ < 0oC tƣơng ứng là 1,5%; 0,2%; 0,6% và 10,5%. Kiểm tra
nghiệm pháp lắc ở cuối nghiên cứu này cho thấy có 2/3 lọ vắc xin có bằng
chứng bị đông băng [50].
Nghiên cứu của M. Grasso và cộng sự về VX lƣu trữ trong cộng đồng ở
Italia cho thấy ở 52 cơ sở tiêm chủng đƣợc kiểm tra có 37 cơ sở hiện có VX
lƣu trữ trong tủ lạnh (76,5%), nhƣng chỉ 17 cơ sở tiêm chủng có lƣu giữ hồ sơ
ghi chép về số lƣợng VX nhận, số lô của mỗi loại VX và số tồn. Trong số tủ
bảo quản VX đƣợc kiểm tra có 02 tủ bảo quản chung chất gây nghiện, mẫu
xét nghiệm cùng với VX. Đặt biệt hầu hết các nhân viên chịu trách nhiệm lƣu

giữ VX đều có kiến thức thấp về việc duy trì DCL và không biết đến các
khuyến cáo về lƣu trữ VX [45].
Nghiên cứu của Mallick M. Billah và cộng sự tại 23 cơ sở Y tế về khả
năng thích ứng với DCL trong quá trình giới thiệu VX Bại liệt bất hoạt ở
Bangladesh, 2015 cho thấy: 100% đơn vị có tủ lạnh, 96% có tủ đá. Giám sát
nhiệt độ đã đƣợc quan sát thấy trong tất cả các tủ lạnh và tủ đá. Ghi nhận
nhiệt độ phát hiện 5/23 tủ lạnh có nhiệt độ > 8°C trong thời gian > 60 phút
(chiếm 22%); 3/6 hòm lạnh vận chuyển VX từ các kho quốc gia đến địa
phƣơng (chiếm 50%). Nhiệt độ < 2°C đƣợc phát hiện ở 4/19 hòm lạnh vận
chuyển VX từ kho vận chuyển đến các cơ sở Y tế (chiếm 21%). Sự biến động


11
của nhiệt độ trong quá trình vận chuyển, bảo quản VX có thể làm giảm hoặc
mất hiệu lực của VX [49].
Một nghiên cứu cắt ngang tại 52 Trung tâm Y tế (TTYT) thuộc 3 tỉnh
gồm Sarolangun Jambi, Brebes Trung Java, Temanggung Central Java
Provice ở Indonesia về theo dõi DCL bảo quản VX, năm 2017 cho thấy. Tỷ lệ
các TTYT có VX đƣợc lƣu giữ ở nhiệt độ 2°C - 8°C tƣơng ứng 66,7%; 100%;
4%. Để khoảng cách (1-2 cm) giữa các hộp đựng VX tƣơng ứng 58,3%;
100%; 72%. Sắp xếp VX nhạy cảm với nhiệt độ cao ở gần thiết bị bay hơi
tƣơng ứng: 33,3%; 100%; 88%. Sắp xếp VX nhạy cảm với nhiệt độ đông
băng ở xa thiết bị bay hơi tƣơng ứng: 75%; 100%; 88%. Chỉ có 50% các
TTYT có biểu đồ theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh. Thiết bị theo dõi nhiệt độ tự
động tƣơng ứng: 8,3%; 100%; 40%. Vệ sinh tủ lạnh hàng ngày có tỷ lệ tƣơng
ứng: 50%; 100%; 72%. Vệ sinh tủ lạnh hàng tuần là: 33,3%; 100%; 88%. Tỷ
lệ NVYT của các TTYT đƣợc đào tạo tối thiểu 1 lần về DCL bảo quản VX
tƣơng ứng: 100%; 62,5%; 28%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tại 52 TTYT thuộc
3 tỉnh (Sarolangun, Brebes, Temanggung) đều không có chuỗi lạnh bảo quản
VX đáp ứng đƣợc yêu cầu của Bộ Y tế [59].

Vì vậy để cải thiện tình trạng giám sát nhiệt độ của hệ thống dây chuyền
lạnh nhằm đảm bảo vắc xin đƣợc lƣu trữ ở điều kiện nhiệt độ tối ƣu, cần phải
có sự nỗ lực mang tính hệ thống từ nhà sản xuất VX, các tổ chức quốc tế và
Chính phủ các quốc gia.
1.1.5. Tình hình bảo quản và sử dụng vắc xin trong TCMR tại Việt Nam
Chƣơng trình TCMR đƣợc triển khai tại Việt Nam từ năm 1981 với sự
hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Đến năm
1985 Chƣơng trình TCMR đƣợc đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả
nƣớc. Từ năm 1986, TCMR đƣợc coi là một trong 6 Chƣơng trình Y tế quốc
gia ƣu tiên. Trong hơn 35 năm triển khai tại Việt Nam, Chƣơng trình TCMR
đã đạt đƣợc những thành quả vô cùng to lớn nhƣ: Hoàn thành mục tiêu thanh
toán Bại liệt vào năm 2000, loại trừ Uốn ván sơ sinh năm 2005 [10]. Kết quả


12
giám sát bệnh trong TCMR năm 2017: Với giám sát Liệt mềm cấp/Bại liệt,
toàn quốc không ghi nhận vi rút Bại liệt hoang dại. Ghi nhận 52 ca mắc Uốn
ván sơ sinh tại 46 huyện thuộc 21 tỉnh. Giám sát Sởi/Rubella, đã phát hiện
2.496 ca nghi Sởi/Rubella. Bệnh Bạch hầu đã ghi nhận 21 ca mắc, trong đó có
05 ca tử vong. Bệnh Ho gà ghi nhận 555 ca mắc, tử vong 02 ca. Bệnh Viêm
não Nhật Bản đã ghi nhận 200 ca mắc tại 40 tỉnh/thành phố [41].
Để góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong ở trẻ em đối với các bệnh
truyền nhiễm có VX phòng. Năm 2017, Chƣơng trình tiêm chủng quốc gia đã
cấp phát 33.993.416 liều VX TCMR cho 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi đạt 96,8% tƣơng ứng với 1.614.203 trẻ
đƣợc tiêm đầy đủ 8 loại VX cơ bản gồm BCG, OPV, VGB, Bạch hầu, Ho gà,
Uốn ván, Hib, Sởi [40]. Hiện nay Việt Nam đã sản xuất đƣợc hầu hết các VX
trong Chƣơng trình TCMR, trừ VX 5 trong 1 (phối hợp 5 loại kháng nguyên
giải độc tố vi khuẩn Bạch hầu, Uốn ván, vi khuẩn Ho gà bất hoạt, kháng
nguyên vi rút VGB và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B)

và VX Rubella [8].
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lƣợng bảo quản VX, đảm bảo an toàn và
hiệu quả tiêm chủng. Chƣơng trình TCMR đã trang bị hệ thống DCL chuyên
dụng thuộc danh mục khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới để bảo quản VX
từ tuyến quốc gia đến tuyến xã/phƣờng/thị trấn gồm: Tuyến quốc gia, khu vực
(buồng lạnh, tủ lạnh và các thiết bị giám sát nhiệt độ); tuyến tỉnh (buồng lạnh,
tủ lạnh, hòm lạnh và thiết bị theo dõi, giám sát nhiệt độ); tuyến huyện (tủ
lạnh, hòm lạnh và các thiết bị theo dõi, giám sát nhiệt độ); tuyến xã (tủ lạnh,
hòm lạnh, phích VX và các thiết bị theo dõi nhiệt độ). Hệ thống DCL ở Việt
Nam đƣợc hỗ trợ chủ yếu từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhƣ: Chính
phủ Nhật Bản, Chính phủ Luxembourg, Liên minh toàn cầu về VX và tiêm
chủng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Năm 2007 - 2008, Dự án TCMR đã
đƣợc tiếp nhận hơn 1.300 chiếc tủ lạnh, tủ đá, 1.000 hòm lạnh, 1.500 thiết bị


13
theo dõi nhiệt độ từ Chính phủ Luxembourg. Năm 2014 - 2015, Dự án TCMR
tiếp tục cấp bổ sung 03 buồng lạnh, 02 xe lạnh, 420 tủ lạnh bảo quản VX, 120
tủ đá và hơn 16.000 phích bảo quản VX kèm nhiệt kế cho các tuyến. Mặc dù
các thiết bị của hệ thống DCL tại các tuyến đã đƣợc sử dụng hiệu quả và bảo
dƣỡng định kỳ, tuy nhiên qua quá trình sử dụng một số thiết bị đã bị hƣ hỏng
cần thay thế.
VX từ nhà sản xuất
Phƣơng tiện vận chuyển (xe tải lạnh)
Kho lạnh quốc gia, khu vực (buồng lạnh, tủ lạnh)
Kho tỉnh (buồng lạnh, tủ lạnh, hòm lạnh)
Kho huyện (tủ lạnh, hòm lạnh, phích VX)
Trạm Y tế xã, điểm tiêm chủng (tủ lạnh, hòm lạnh, phích VX)
Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tại Việt Nam [39]
Cùng với việc trang bị hệ thống DCL, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành

các Thông tƣ, Nghị định, Quy định chỉ đạo công tác tiêm chủng nhƣ Thông tƣ
12/2014/TT-BYT về hƣớng dẫn việc quản lý sử dụng VX trong tiêm chủng;
Nghị định 104/2016/NĐ-CP về quy định hoạt động tiêm chủng; Quyết định
2367/QĐ-BYT ngày 04/7/2007 và Công văn 1711/VSDTTƢ-TCQG ngày
09/11/2017 quy định về diện tích kho VX, sinh phẩm và ban hành danh mục
trang thiết bị DCL bảo quản, vận chuyển VX đối với tuyến quận/huyện [2],
[6],[9],[37]. Bên cạnh đó, Chƣơng trình TCMR quốc gia đã xây dựng Quy
trình thực hành chuẩn trong quản lý và bảo quản VX năm 2012; Quyết định
105/QĐ-VSDTTƢ ngày 10/02/2017 về việc ban hành 17 quy trình chuẩn
(SOP) về tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển VX [36],[38].


14
Tuy nhiên do nguồn kinh phí của Chƣơng trình TCMR còn hạn chế (đầu
tƣ từ Chính phủ những năm qua bị cắt giảm; nguồn kinh phí tài trợ của các tổ
chức quốc tế bị thu hẹp vì Việt Nam đã thuộc nhóm các nƣớc có thu nhập
trung bình), nên việc đầu tƣ trang thiết bị DCL mới thay thế những trang thiết
bị cũ còn khó khăn. Để giải quyết vấn đề này phải có sự quan tâm vào cuộc
thực sự từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Sử dụng VX trong TCMR đƣợc thực hiện theo quy định của các nhà sản
xuất VX, Tổ chức Y tế thế giới, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007
[19]; Luật Dƣợc 2016 [20]; Thông tƣ 12/2014/TT-BYT [6] cụ thể:
- Chỉ các cơ sở Y tế đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm
chủng mới đƣợc phép thực hiện hoạt động tiêm chủng.
- Cơ sở Y tế đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng phải
thƣờng xuyên duy trì các điều kiện để thực hiện hoạt động tiêm chủng theo
quy định.
- Không đƣợc sử dụng VX thuộc Chƣơng trình TCMR cho hoạt động
tiêm chủng dịch vụ.
- Vắc xin đƣợc sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.

- Vắc xin phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, đối tƣợng, thời gian, chủng
loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.
Hiện nay Chƣơng trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm 9 loại
VX cho đối tƣợng trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với
lịch tiêm chủng và các quy định đƣờng tiêm, liều lƣợng, vị trí tiêm tại bảng
1.2; 1.3; 1.4 nhƣ sau:


15
Bảng 1.2. Lịch tiêm chủng cho trẻ em [39]
Tuổi của trẻ
Sơ sinh
Đủ 02 tháng
Đủ 03 tháng
Đủ 04 tháng
Đủ 09 tháng
Đủ 18 tháng

Vắc xin sử dụng
- BCG
- VGB mũi 0 trong vòng 24h
- DPT-VGB-Hib mũi 1
- Uống OPV lần 1
- DPT-VGB-Hib mũi 2
- Uống OPV lần 2
- DPT-VGB-Hib mũi 3
- Uống OPV lần 3
Sởi mũi 1
- DPT mũi 4
- Sởi - Rubella

- Viêm não Nhật Bản mũi 1

1 - 5 tuổi

- Viêm não Nhật Bản mũi 2 (1-2 tuần sau mũi 1)
- Viêm não Nhật Bản mũi 3 (1 năm sau mũi 2)

Bảng 1.3. Lịch tiêm VX uốn ván cho phụ nữ [39]
UV1

Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

UV2

Ít nhất 1 tháng sau mũi 1

UV3

Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau

UV4

Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau

UV5

Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau



×