Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án thủy lợi sử dụng vốn ngân sách tại ban quản lý ngành nông nghiệp tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 129 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
6. Kết quả đạt được .....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU ............................................................4
1.1. Những vấn đề cơ bản của đấu thầu ..................................................................4
1.1.1. Khái quát về các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng .................................................. 4
1.1.2. Khái niệm về đấu thầu............................................................................................. 5
1.1.3. Hoạt động lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, trách nhiệm của các
chủ thể trong đấu thầu ....................................................................................................... 6
1.1.5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu .................................................................................. 12
1.1.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu.................................................................................. 14
1.1.7. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu .................................................................... 16

1.2. Tình hình đấu thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.................................17
1.2.1. Tình hình đấu thầu của cả nước từ năm 2011 đến 2015 ....................................... 17
1.2.2. Tình hình đấu thầu của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến 2015 ......................... 23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây dựng .................................................... 33
1.2.4. Các chính sách nhà nước về đấu thầu ................................................................... 35
1.2.5. Một số tồn tại trong đấu thầu hiện nay.................................................................. 39

Kết luận chương 1........................................................................................................42
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤU THẦU XÂY
DỰNG ...........................................................................................................................43
2.1. Những yêu cầu và nguyên tắc đấu thầu xây dựng ........................................43
2.1.1. Những yêu cầu của đấu thầu xây dựng theo quy định hiện hành.......................... 43
2.1.2. Nguyên tắc của đấu thầu xây dựng ....................................................................... 43



2.2. Các văn bản pháp lý về công tác đấu thầu xây dựng....................................43
2.3. Trình tự đấu thầu.............................................................................................44


2.3.1. Trình tự công tác đấu thầu
.................................................................................... 44
2.3.2. Nội dung, yêu cầu thực hiện các bước
.................................................................. 45

2.4. Thực tiễn về đấu thầu xây lắp và các bài học kinh nghiệm về quản lý đấu
thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp.............................................................................47
2.4.1. Thực tiễn về đấu thầu xây lắp và các bài học kinh nghiệm về quản lý đấu thầu,
lựa chọn nhà thầu xây lắp tại các dự án sử dụng vốn Nhà nước tại Việt Nam
..................... 47

2.5. Một số tồn tại trong quản lý đầu tư xây dựng, trong đấu thầu xây lắp các
dự án sử dụng vốn Nhà nước tại BQL dự án ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh
Thuận trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án...........................................50
2.5.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng....................................................
50
2.5.2. Tình hình chấp hành pháp luật trong đầu tư, xây dựng ........................................
51
2.5.3. Về năng lực của chủ đầu
tư................................................................................... 53
2.5.4. Về thành lập BQLDA trực thuộc đối với các dự án được giao trực tiếp làm
chủ đầu
tư...............................................................................................................................
54


2.6. Các thiếu sót trong quá trình thực hiện các dự án .......................................54
2.6.1. Đối với dự án Hồ chứa nước Sông Biêu, huyện Thuận Nam ...............................
54
2.6.2. Đối với dự án Hồ chứa nước Bà Râu, huyện Thuận Bắc......................................
56
2.6.3. Xử lý sau kết quả thanh tra, kiểm toán đối với các dự án .....................................
57

2.7. Một số kinh nghiệm về quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự
án thủy lợi sử dụng vốn Nhà nước tại BQL dự án ngành Nông nghiệp tỉnh
Ninh
Thuận
..............................................................................................................58
2.7.1. Mô hình tổ chức quản lý hiện trạng
...................................................................... 58
2.7.2. Chức năng nhiệm vụ
............................................................................................. 59
2.7.3. Cách điều hành và mối quan hệ
............................................................................ 59

ii


2.7.4. Trình độ năng lực, số lượng chứng chỉ của cán bộ, công nhân viên chức của
BQL
hiện
trạng......................................................................................................................... 59
2.7.5. Năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn.......................................................
59
2.7.6. Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu xây lắp

......................................................... 60

2.8. Kết luận chương 2.................................................................................................60
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI SỬ
DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TẠI BQL DỰ ÁN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH
NINH THUẬN .............................................................................................................61
3.1. Định hướng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh Ninh Thuận
trong
giai
đoạn
2015-2020

những
năm
tiếp
theo
.............................................61

ii


3.1.1. Danh mục các dự án ngành nông nghiệptheo kế hoạch trung hạn 2016-2020 .....
61
3.1.2.Định hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến 2020,
tầm nhìn đến 2030 thích ứng biến đổi khí
hậu....................................................................... 62
3.1.3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
....................................................................... 68


3.2. Mô hình quản lý nhà nước về đấu thầu tại tỉnh Ninh Thuận ......................68
3.2.1. Mô hình quản lý
.................................................................................................... 68
3.2.2. Đánh giá, phân tích tình hình quản lý đấu thầu tại tỉnh Ninh Thuận ....................
70

3.3. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp.............71
3.3.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt
động .......................................................................... 71
3.3.2. Mô hình tổ chức quản lý
....................................................................................... 72

3.4. Mô hình quản lý về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban quản lý
dự án ngành Nông nghiệp.......................................................................................73
3.4.1. Mô hình quản lý
.................................................................................................... 73
3.4.2. Đánh giá, phân tích tình hình quản lý về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp
tại
BQL dự án ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận...........................................................
73

3.5. Những yêu cầu về nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp tại BQL
dự án ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.........................................................74
3.5.1. Chất lượng hồ sơ thiết kế
...................................................................................... 74
3.5.2. Năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và của các
thành viên tư vấn đấu thầu
........................................................................................................ 75
3.5.3. Các tiêu chí tường minh của hồ sơ mời thầu.........................................................
75

3.5.4. Đảm bảo bí mật thông
tin...................................................................................... 76
3.5.5. Các tiêu chuẩn đánh giá
........................................................................................ 76
3.5.6. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong thu xếp nguồn vốn và khả năng cân đối
vốn
3


để thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt ..............................................
77

3.6. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây
lắp tại BQL dự án ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ...................................77
3.6.1. Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cá nhân làm công tác đấu thầu .............
77
3.6.2. Nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế
....................................................................... 78
3.6.3. Nâng cao chất lượng đánh giá HSDT ...................................................................
78
3.6.4. Tăng cường giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng .............................
79
3.6.5. Tăng cường công tác quản lý vốn của nhà thầu
.................................................... 80
3.6.6. Tăng cường quản lý nhân lực, máy móc thiết bị trên công trường .......................
80
3.6.7. Nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án
........................................................ 81

3.7. Các biện pháp thực hiện ..................................................................................82


4


3.7.1. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong thu xếp nguồn vốn và khả năng cân đối
vốn
để thực hiện KHLCNT được phê duyệt
.......................................................................... 82
3.7.2. Sự chuyên môn, chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác đấu thầu ......................
82
3.7.3. Nâng cao chất lượng công việc chuẩn bị đấu thầu và quản lý sau đấu thầu .........
83
3.7.4. Lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng năng lực theo quy định .....................................
83

3.8. Nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp
tại dự án Hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 và nâng cấp tuyến đường quản lý thuộc
hồ chứa nước Sông Biêu .........................................................................................83
3.8.1. Giới thiệu chung về dự án
..................................................................................... 84
3.8.2. Kế hoạch và tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp....................................................
86
3.8.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp.................................................
94
3.8.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; xét duyệt trúng thầu ..................................
95
3.8.5. Hợp đồng với nhà
thầu.......................................................................................... 96

Kết luận chương 3........................................................................................................98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................99
I. KẾT LUẬN:..............................................................................................................99
II. KIẾN NGHỊ:...........................................................................................................99
01. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận: ..................99
02. Đối với Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Ninh Thuận: ......................................................................................99
03. Tư vấn đấu thầu:................................................................................................100
04.
Nhà
thầu
tham
.............................................................................................100
05.
Quản

nhà
.............................................................................................100

dự:
nước:

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................102
PHỤ LỤC: ..................................................................................................................104
THỐNG KÊ THỜI GIAN LỰA CHỌN NHÀ THẦU ...........................................104
5


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu cả nước 2011-2015 ............................... 21

Hình 1. 2 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu từ các nguồn vốn cả nước 2011-2015 ... 21
Hình 1. 3 Tỷ lệ tiết kiệm qua các hình thức lựa chọn nhà thầu cả nước ........... 22
Hình 1. 4 Tỷ lệ tiết kiệm theo lĩnh vực đấu thầu cả nước 2011-2015................ 22
Hình 1. 5 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu tỉnh Ninh Thuận 2011-2015.................. 27
Hình 1. 6 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu từ các nguồn vốn tỉnh Ninh Thuận ....... 28
Hình 1. 7 Tỷ lệ tiết kiệm qua các hình thức lựa chọn nhà thầu Ninh Thuận ..... 28
Hình 1. 8 Tỷ lệ tiết kiệm theo lĩnh vực đấu thầu Ninh Thuận 2011-2015 ......... 29
Hình 3.1 Bình đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận ................................................. 63
Hình 3.2 Bình đồ vị trí ..................................................................................... 84
Hình 3.3 Bình đồ tuyến kênh............................................................................ 85

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu.............................................................. 10
Bảng 1.2 Phương thức lựa chọn nhà thầu ......................................................... 11
Bảng 1.3 Chấp hành pháp luật về đấu thầu....................................................... 29
Bảng 1.4 Số gói thầu vi phạm........................................................................... 30
Bảng 1.5 Tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu .............................................................. 32
Bảng 1.6 Thống kê các văn bản về đấu thầu..................................................... 35
Bảng 2.1 Các văn bản về đấu thầu hiện hành.................................................... 44
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện các dự án ........................................................... 50
Bảng 2.3 Năng lực của chủ đầu tư.................................................................... 53
Bảng 2.4 Các thông số cơ bản dự án Hồ chứa nước Sông Biêu ........................ 54
Bảng 2.5 Các thiếu sót trong đấu thầu dự án Hồ Sông Biêu ............................. 55
Bảng 2.6 Các thông số cơ bản dự án Hồ Bà Râu .............................................. 56
Bảng 2.7 Các thiếu sót trong đấu thầu dự án Hồ Bà Râu .................................. 57
Bảng 2.8 Mô hình quản lý hiện trạng BQL....................................................... 58
Bảng 2.9 Chức năng nhiệm vụ BQL................................................................. 58

Bảng 2.10 Cách điều hành và mối quan hệ....................................................... 59
Bảng 2.11 Trình độ năng lực ............................................................................ 59
Bảng 2.12 Năng lực kinh nghiệm tư vấn .......................................................... 60
Bảng 2.13 Năng lực kinh nghiệm tư vấn .......................................................... 60
Bảng 3.1 Danh mục các dự án trung hạn 2016-2020 ........................................ 61
Bảng 3.2 Hiện trạng các hồ chứa nước ............................................................. 64
Bảng 3.3 Hiện trạng các đập dâng .................................................................... 65
Bảng 3.4 Diện tích tưới HT Nha Trinh - Lâm Cấm .......................................... 67
Bảng 3.5 Nguyên tắc tổ chức hoạt động BQL .................................................. 71
Bảng 3.6 Mô hình tổ chức quản lý.................................................................... 72
Bảng 3.7 Tình hình tổ chức hoạt động.............................................................. 73
Bảng 3.8 Tiêu chí Tổ chuyên gia...................................................................... 79

6


Bảng 3.9 Thông số cơ bản dự án Kênh cấp 2, 3 Hồ Sông Biêu......................... 85
Bảng 3.10 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Hồ chứa nước Sông Biêu .......... 86
Bảng 3.11 Tiêu chí tài chính và năng lực ......................................................... 89
Bảng 3.12 Tiêu chí nhân sự chủ chốt................................................................ 90
Bảng 3.13 Tiêu chí thiết bị ............................................................................... 91
Bảng 3.14 Tiêu chuẩn thang điểm chi tiết......................................................... 92

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
C
Đ
B

M
B
Đ
B
Đ
H

Ch
ủBê
nBả
oBả
oH

S
H
S
H

ồH
ồH

S
K
H
K
Q
H
T
X


ồKế
ho
Kế
tHệ
th


D
S
K
T

ySở
Kế


V
U
B
Lu
ật
Lu
ật
N
gh

đị
Th
ôn
g


T
h
ô
n
Th
ôn
g

Th
ôn
g

số
Th
ôn
g


vấ

yLu
ật
Lu
ật
N
g
hị
đị
T

h
ô
nT
h
ô
n
T
h
ô
nT
h
ô
n
T
h
ô
n

viii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư XDCB trong những năm qua đã và đang góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện
cơ sở vật chất, phát triển hạ tầng - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh
tế - xã hội cho đất nước nói chung và địa phương nói riêng.
Đấu thầu trong xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Ở nước ta hiện nay hoạt động
đấu thầu được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhưng đấu
thầu trong lĩnh vực XDCB luôn được quan tâm vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong

lĩnh vực mua sắm công và được yêu cầu phải tiếp tục cải tiến về cơ chế chính sách để
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh sự quản lý, điều tiết của nhà nước thì các
CĐT, các BQL cũng phải nổ lực nâng cao trách nhiệm của mình để tổ chức đấu thầu
và quản lý hợp đồng chặt chẽ nhất, đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và nhà thầu, đảm
bảo nguồn vốn nhà nước đầu tư được hiệu quả nhất.
Trong những năm qua, BQL dự án ngành nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Ninh Thuận được giao làm CĐT nhiều dự án thuộc nguồn vốn ngân
sách trung ương (Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn XDCB tập trung, Trái phiếu
chính phủ, vốn các nhà tài trợ,...), ngân sách địa phương. Các chương trình, dự án
thuộc các nguồn vốn nói trên đã mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, phát triển văn hoá - xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao mức
sống, mức hưởng thụ của các vùng, nhất là các tầng lớp dân cư ở nông thôn, miền núi,
góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Tuy nhiên việc
đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách vẫn còn bất cập, hạn chế thể hiện qua công tác
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; việc bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
các công trình thủy lợi chưa theo kịp tiến độ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư; vẫn còn
tồn tại hạn chế trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tại các dự án xây dựng công
trình thủy lợi; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện đấu thầu chưa được chú trọng đúng
mức…Xuất phát từ thực tế, tính cấp thiết nêu trên và điều kiện về vị trí công tác hiện
tại, tôi chọn đề tài luận văn cao học “Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà

1


thầu xây lắp các dự án thủy lợi sử dụng vốn ngân sách tại Ban quản lý dự án ngành
Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lựa
chọn nhà thầu xây lắp cho các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQL dự án
ngành Nông nghiệp – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,tỉnh Ninh Thuận làm

CĐT trong thời gian tới.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận
khoa học về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp theo quy định của Việt Nam, những
quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời luận
văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp khảo sát
thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh; và một số phương
pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án thủy lợi sử
dụng vốn ngân sách tại BQL dự án ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu là các dự án thủy lợi sử dụng vốn ngân sách tại BQL dự án
ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về lựa chọn nhà thầu xây lắp
cho dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân,
CĐT để nâng cao năng lực trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước và lựa chọn nhà thầu nói chung.

2


6. Kết quả đạt được
- Tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án
thủy lợi sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả; phù hợp
với các quy định pháp luật của Việt Nam và tình tình thực tế tại BQL dự án ngành
Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu cho BQL dự án ngành Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận và các CĐT khác trong công tác lựa chọn nhà
thầu xây lắp cho dự án sử dụng vốn ngân sách đạt hiệu quả cao.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.1. Những vấn đề cơ bản của đấu thầu
1.1.1. Khái quát về các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng
1.1.1.1. Nguồn vốn đầu tư theo Luật Đấu thầu 2013
- Nguồn vốn nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái
phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức,
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay
được đảm bảo bằng tài sản của nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà
nước; giá trị quyền sử dụng đất, trong đó:
+ Nguồn vốn nhà nước trong ngân sách, gồm: Vốn XDCB tập trung, vốn chương trình
mục tiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu.
+Nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách, gồm: Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được đảm bảo
bằng tài sản của nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị
quyền sử dụng đất.
1.1.1.2. Nguồn vốn đầu tư theo Luật Đầu tư công 2014
Vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái
phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn từ
nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay
khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

1.1.1.3. Nguồn vốn đầu tư theo Luật Xây dựng 2014
Vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác.

4


1.1.1.4. Nguồn vốn đầu tư theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của
Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư
Gồm các nguồn vốn: Vốn nhà nước; Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay
được đảm bảo bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; Vốn đầu tư
theo hình thức đối tác công tư (PPP) và nguồn vốn khác (không có vốn nhà nước).
1.1.2. Khái niệm về đấu thầu
1.1.2.1. Khái niệm chung về đấu thầu
“Đấu thầu” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường có
cạnh tranh. Thuật ngữ này có nhiều cách hiểu và hình thức biểu hiện khác nhau, tùy
theo nó được sử dụng ở góc độ, vị trí hay thị trường nào đó.
Trong thị trường người mua: Người mua sẽ có vai trò quyết định việc lựa chọn người
bán sản phẩm, hàng hóa hoặc các dịch vụ…Người mua (BMT) sẽ tổ chức “Đấu thầu”
để lựa chọn được người bán (Nhà thầu) “tốt nhất”, đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu
của mình đề ra với giá thấp nhất, tức là có sự cạnh tranh giữa các người bán, đó là đấu
thầu.
Trong thị trường người bán: Người bán sẽ có vai trò quyết định việc lựa chọn người
mua sản phẩm, hàng hóa hoặc các dịch vụ. Người bán (BMT) sẽ tổ chức “Đấu giá” để
lựa chọn được người mua (Nhà thầu) “tốt nhất”, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của
mình để đề ra với giá cao nhất, tức là có sự cạnh tranh giữa các người mua, đó là đấu
giá.
Như vậy, từ quan hệ giữa người mua và người bán trên thị trường, thuật ngữ “Đấu
thầu” được hiểu là hành vi trao đổi sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ [1].
1.1.2.2. Đấu thầu công trên thế giới

Chính phủ thu mua hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho tất cả các cấp chính quyền
(Trung ương, khu vực và địa phương), bao gồm: Hàng hóa và dịch vụ (mua sắm), xây
dựng (công trình công cộng), nghiên cứu và phát triển; Thuê hàng hóa và thuê tài sản,
có thể bao gồm hoặc không bao gồm: Hợp đồng nhượng quyền, mua sắm của các
doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp, do chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội

5


(tại nhiều quốc gia lên đến 15%÷20%); là chìa khóa để phân phát hàng hóa và dịch vụ
quan trọng cho xã hội.
Đấu thầu công đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, có thể tạo điều kiện
cho việc sử dụng khối tư nhân để phục vụ cho mục đích công và có thể hỗ trợ mục
đích phát triển các ngành, nhóm và khu vực đặc biệt [2].
1.1.2.3. Đấu thầu xét góc độ về mặt kinh tế
Xét về mặt kinh tế, “Đấu thầu” là một dạng mua sắm, tức là hành vi chi tiền để đạt
mục đích, yêu cầu nào đó trong một kế hoạch nhất định, việc mua sắm này có thể dưới
dạng hình thức mua sắm tư hoặc mua sắm công [2].
1.1.2.4. Khái niệm về đấu thầu xây dựng
Đấu thầu về xây dựng là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về xây
dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, của bên mời thầu trên cơ sở
tuân thủ về pháp luật về đấu thầu hiện hành [2].
1.1.2.5.Đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2013
Theo Luật Đấu thầu 2013 và các văn bản liên quan chỉ điều chỉnh hành vi mua sắm
công (Public Procurement) đối với các dự án hoặc gói thầu.
Như vậy, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư, trên cơ sở đảm bảo
cạnh tranh, công bằng, minh bạch, đạt hiệu quả kinh tế, để ký kết và thực hiện các hợp
đồng: Cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc hổn hợp
trong trường hợp lựa chọn nhà thầu; Hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
(PPP) hoặc đối với dự án có sử dụng đất đối với lựa chọn nhà đầu tư.

1.1.3. Hoạt động lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, trách
nhiệm của các chủ thể trong đấu thầu
1.1.3.1. Hoạt động lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án
Hoạt động lựa chọn nhà thầu diễn ra trong suốt quá trình thực hiện dự án, từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kết thúc dự án.
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án

6


Khảo sát thu thập tài liệu phục vụ cho việc lập dự án; lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S); Mua sắm hàng hóa cần thiết cho công tác chuẩn
bị dự án. Các hoạt động này chủ yếu là dịch vụ tư vấn, đôi khi một số hoạt động khác
(giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn…) hoặc mua sắm hàng hóa.
b) Giai đoạn thực hiện dự án
- Tuyển chọn dịch vụ tư vấn, phi tư vấn: Khảo sát, lập thiết kế tổng dự toán và dự toán;
Thẩm tra, thẩm định thiết kế tổng dự toán và dự toán; Lập HSMT, phân tích đánh giá
HSDT; Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; Bảo hiểm công trình (phi tư
vấn); Điều hành thực hiện dự án.
- Mua sắm hàng hóa: Hàng hóa lắp đặt vào công trình và hàng hóa khác.
- Xây lắp toàn bộ công trình, hạng mục công trình và các hoạt động xây lắp khác.
c) Giai đoạn kết thúc dự án
Giám sát, đánh giá dự án sau đầu tư; Đào tạo chuyển giao công nghệ, bàn giao và
thanh quyết toán; Bảo hành, bảo trì; Thực hiện các hoạt động khác [1].
1.1.3.2.Trách nhiệm của các chủ thể trong đấu thầu
a) Đối với nhà nước (Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)
- Người có thẩm quyền ký quyết định đầu tư dự án thì người đó có thẩm quyền trong
đấu thầu (Chủ tịch UBND tỉnh/Chủ tịch UBND huyện, thành phố), cụ thể: Phê duyệt
KHLCNT (không phân cấp cho cấp dưới), phê duyệt (nếu dự án do mình làm CĐT)
hoặc ủy quyền cho cấp dưới phê duyệt HSMT, KQLCNT; Quyết định xử lý tình huống

trong đấu thầu; Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (khi đã qua cấp kiến nghị của
CĐT); Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
quyết định của mình.
- Đấu thầu là một phương thức quản lý có hiệu quảnhất hiện nay khi thực hiện dự án,
công trình hoặc gói thầu vì nó phải tuân theo pháp luật hiện hành về đấu thầu.
b) Đối với chủ đầu tư

7


- CĐT là người có vai trò chủ đạo trong quá trình thực hiện dự án. CĐT do người có
thẩm quyền quyết định trong quá trình lập, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư
hoặc bước quyết định phê duyệt dự án. CĐT có trách nhiệm:
+ Quyết định các nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu đối với những
gói thầu thuộc diện sơ tuyển và những gói thầu không bắt buộc sơ tuyển nhưng cần
thiết phải sơ tuyển;
+ Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu đối với các gói thầu hạn chế,
gói thầu dịch vụ tư vấn và gói thầu đã tiến hành sơ tuyển;
+ Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn tổ chức tư vấn đấu thầu hoặc tổ chức đấu
thầu chuyên nghiệp theo quy định.
+ Phê duyệt KQLCNT; Chịu trách nhiệm đưa ra yêu cầu, phê duyệt HSMT;
+ Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa
chọn và thực hiện đúng cam kết thực hiện hợp đồng đã ký với nhà thầu;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của
pháp luật về đấu thầu; Bồi thường thiệt hại cho các bên có liên quan nếu thiệt hại đó
do mình gây ra; Cung cấp thông tin cho Báo Đấu thầu và HTMĐTQG; Giải quyết kiến
nghị trong đấu thầu (ở cấp CĐT) và bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định.
- Đối với CĐT, đấu thầu là một phương thức cạnh tranh hữu hiệu nhằm lựa chọn được
nhà thầu tốt nhất, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật khi xây dựng công
trình hoặc mua sắm sản phẩm hàng hóa hoặc các hình thức dịch vụ khác.

c) Bên mời thầu
Là đơn vị giúp việc cho CĐT trong quá trình thực hiện đấu thầu. Toàn bộ nội dung
thuộc trách nhiệm của CĐT hoặc CĐT trình duyệt cho người có thẩm quyền đều do
BMT chuẩn bị. Trường hợp CĐT có đủ nhân sự thì có thể tự mình làm BMT bằng
cách tổ chức ra BQL dự án hoặc một hình thức khác để làm nhiệm vụ BMT. Nếu
không đủ nhân sự thì có thể thuê đơn vị TVĐT để thực hiện, trách nhiệm BMT thông

8


qua hợp đồng kinh tế. Việc lựa chọn TVĐT cũng phải tuân thủ các trình tự thủ tục quy
định trong Luật Đấu thầu.
Trách nhiệm, quyền hạn của BMT, được quy định cụ thể:
- Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT theo quy định của Luật Đấu
thầu; Yêu cầu nhà thầu làm rõ HSDT trong quá trình đánh giá; Tổng hợp quá trình lựa
chọn nhà thầu và báo cáo CĐT về kết quả sơ tuyển, KQLCNT; Thương thảo hoàn
thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả đánh giá HSDT; Chuẩn bị nội dung KQLCNT và
hợp đồng để CĐT phê duyệt; Đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng trong quá
trình đấu thầu.
- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại do lỗi BMT gây ra theo quy
định của pháp luật; Cung cấp thông tin cho Báo Đấu thầu và HTMĐTQG; Tham gia
giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (ở cấp CĐT) và bảo mật các tài liệu về đấu thầu
theo quy định.
d) Tổ chuyên gia đấu thầu
Tổ chuyên gia đấu thầu được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đánh giá HSDT. Việc
quyết định thành lập tổ chuyên gia thuộc thẩm quyền của CĐT. Cá nhân tham gia tổ
chuyên gia phải đảm bảo là chuyên gia có có đủ khả năng đánh giá HSDT trong lĩnh
vực được phân công (kỹ thuật, tài chính, thương mại…) và có chứng chỉ đấu thầu theo
quy định. Các cá nhân này có thể là nhân sự của CĐT, BMT, cũng có thể là chuyên gia
được mời từ bên ngoài (Trường đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn…).

Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ chuyên gia đấu thầu:
- Đánh giá HSDT theo đúng yêu cầu của HSMT và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong
HSMT. Đối với các hình thức đấu thầu khác (ngoài đấu thầu rộng rãi), CĐT có thể
thành lập tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu để đánh giá HSĐX thì tổ chuyên gia có trách
nhiệm đánh giá HSĐX theo tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu nêu trong HSYC; Bảo mật
tài liệu về đấu thầu theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
Bảo lưu ý kiến của mình; Trung thực khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá
HSDT, HSĐX và báo cáo kết quả đánh giá; Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan

9


nếu thiệt hại do lỗi mình gây ra theo quy định của pháp luật; Thực hiện quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với nhà thầu
Nhà thầu chính có quyền được tham gia đấu thầu khi có đủ điều kiện và được trúng
thầu nếu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do HSMT đề ra. Hợp đồng ký kết giữa CĐT và
nhà thầu trúng thầu là cơ sở pháp lý để nhà thầu triển khai thực hiện gói thầu theo các
nội dung được thỏa thuận, là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó, nhà thầu
giành cơ hội thực hiện các gói thầu: Cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, khảo sát,
thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị, hàng hóa, thi công xây lắp các công trình…Nhà
thầu có quyền kiến nghị BMT, CĐT nếu gây bất lợi cho mình mà không phải lỗi do
mình gây ra, ngược lại nếu nhà thầu không tuân thủ các quy định về đấu thầu thì cũng
bị xử phạt theo quy định.
Trách nhiệm, quyền hạn của nhà thầu: Tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập
hay liên danh; Yêu cầu BMT làm rõ HSMT, HSYC; Thực hiện các cam kết theo hợp
đồng với CĐT và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có); Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong
đấu thầu; Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu; Bảo đảm trung thực, chính
xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu; Bồi
thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy

định của pháp luật[1].
1.1.4.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu
Có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, theo bảng dưới đây [1]:
Bảng 1.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu
T
HìnhĐ
T1 Đấthứ
K dụng
u h
2 th
Đấ ôGó
u i
3 th
Ch thầ
C
ỉ ần
đị k
nh hắ
th c
ầu p
10


T
T
4

5

6


7
8

HìnhĐ
thứ
ph dụng
á
bo
Ch Á
ào p
hà d
ng ụ
cạ
M nD
ua àn
sắ h
m
ch
L K
ự h
a ô
n
c T
Tự
th ổ
ực
Th ch
D
a ự

m án
gi th

1.1.4.2. Phương thức lựa chọn nhà thầu
Gồm có 4 phương thức lựa chọn nhà thầu, theo bảng dưới đây[1]:
Bảng 1.2 Phương thức lựa chọn nhà thầu
Ph
t
h
1
đo
ạn
túi
hồ


T
r
Đ
ấu
th

u
rộ
n
g

i,
H
1 đo ch

ạn Ph
ế
túi
hồ Xâ
i

ykh
ôn
g
kể
qu
y
m
ô);

N
h
à
th

u
(n
h
à
đ

N
h
à
th


u,
n
h
à

GiaiG
đoạni

11


Ph
t
h
2
đo
ạn
túi
hồ


2
đo
ạn
túi
hồ


T

r
Đ
ấu
th

u
rộ
n
g
Đ
ấu
th

u
rộ
n
g

i,
H

n
ch
ế
(

GiaiG
đoạni
N Nh
h gia

i
à nộ
th pba
ầ o
g
u ồ
n m
ộ đề
p x
N Cá
h yê
à uđo
H
th ạn
g
ầ S
u ồ
m
n đề
ộ x
p uấ
đ t
ồ về
k
n ỹ
g th
th uậ
m
ời ở
H

H S
S D

1.1.5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1.1.5.1. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
KHLCNT được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều
kiện lập KHLCNT cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập KHLCNT cho một
hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
Trong KHLCNT phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Việc
phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ
thuật, trình tự thực hiện; Bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô
gói thầu hợp lý [1].
1.1.5.2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
- Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực
hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người

12


đứng đầu CĐT hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong
trường hợp chưa xác định được CĐT;
- Nguồn vốn cho dự án; Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử
dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
- Các văn bản pháp lý liên quan [1].
1.1.5.3. Nội dung KHLCNT đối với từng gói thầu
- Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp
với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần
riêng biệt, trong KHLCNT cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
- Giá gói thầu:
+ Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với

dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng,
tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và
thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu (nếu cần
thiết);
+ Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo
cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung
bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; Ước
tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; Sơ bộ tổng mức đầu tư;
+ Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần
trong giá gói thầu.
- Nguồn vốn: Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp
vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn,
bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình
thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

13


- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà
thầu được tính từ khi phát hành HSMT, HSYC, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong
năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời
gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành HSMQT, HSMST.
- Loại hợp đồng: Trong KHLCNT phải xác định rõ loại hợp đồng (trọn gói, theo đơn
giá cố định, theo đơn giá điều chỉnh, theo thời gian) để làm căn cứ lập HSMQT,
HSMST, HSMT, HSYC; ký kết hợp đồng.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày
hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp
đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có) [1].

1.1.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu
Gồm có cácquy trình lựa chọn nhà thầu như sau [3]:
a. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, gồm 05
bước thực hiện theo sơ đồ sau:
Chuẩn bị
LCNT
LCNT

Tổ chức

Trình, thẩm
định, phê duyệt
và công khai
KQLCNT

ĐGHSDT –
Thương
thảo HĐ

b. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

Hoàn
thiện, ký
kết HĐ

:

- Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường, gồm 05 bước thực hiện theo sơ đồ
sau:
Chuẩn bị

LCNT

Tổ chức
LCNT

ĐGHSĐX –
Thương thảo
về các đề
xuất của NT

Trình, thẩm
định, phê duyệt
và công khai
KQLCNT

Hoàn
thiện, ký
kết HĐ

- Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, gồm 04 bước thực hiện theo sơ đồ sau:

14


Chuẩn bị và gửi
dự
thảo HĐ cho
NT

Thương thảo,

và hoàn thiệnHĐ

Trình, phê duyệt
công khai
KQLCNT

Ký kết


c. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh:
- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường, gồm 05 bước thực hiện
theo sơ đồ sau:

Chuẩn bị
LCNT

Tổ chức
LCNT


ĐGHSĐX
Thươngthả
o


Trình, thẩm định,
phê duyệt và công
khai
KQLCNT


Hoàn
thiện,
ký kết


- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn, gồm 05 bước thực hiện theo sơ
đồ sau:
Chuẩn
bị
và gửi yêu
cầu báogiá
cho
NT

NT
nộpbá
o giá

Đánh giá các
báo giá và
thươngthảo


Trình, phê
duyệt và công
khai KQLCNT

Hoàn
thiện, ký
kết HĐ


d. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp, gồm 05 bướcthực hiện theo
sơ đồ sau:

Chuẩn bị
LCNT

Tổ chức lựa
LCNT

Đánh giá
HSĐX và
thương thảo
về các đề xuất
của NT

Trình, phê
duyệt và
công
khai KQLCNT

Hoàn thiện,
ký kết HĐ


×