Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Chết như một trải nghiệm riêng khác (khảo sát quan niệm về cái chết trong truyện ngắn cái chết của ivan ilích của lép tônxtôi từ góc nhìn diễn ngôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.07 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH

CHẾT NHƯ MỘT TRẢI NGHIỆM RIÊNG KHÁC
(KHẢO SÁT QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG
TRUYỆN NGẮN CÁI CHẾT CỦA IVAN ILÍCH CỦA
LÉP TÔNXTÔI TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH

CHẾT NHƯ MỘT TRẢI NGHIỆM RIÊNG KHÁC
(KHẢO SÁT QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG
TRUYỆN NGẮN CÁI CHẾT CỦA IVAN ILÍCH CỦA
LÉP TÔNXTÔI TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học


Người hướng dẫn khoa học

TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Chết như một trải nghiệm
riêng khác (Khảo sát quan niệm về cái chết trong truyện ngắn Cái chết của
Ivan Ilích của Lép Tônxtôi từ góc nhìn diễn ngôn)”, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến các thầy cô trong tổ Lí luận văn học cùng toàn thể thầy cô
giáo khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và nhiệt
tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập và rèn luyện.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Mai Thị Hồng Tuyết đã
nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình triển khai đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Thành


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung triển khai trong khóa luận tốt nghiệp này là
công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thị
Hồng Tuyết. Kết quả thu được là trung thực và không trùng lặp với nghiên
cứu của những tác giả khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Bố cục khóa luận........................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN .. 5
1.1. Khái niệm diễn ngôn ................................................................................. 5
1.1.1. Diễn ngôn - nhìn từ góc độ ngôn ngữ học .............................................. 5
1.1.2. Diễn ngôn - nhìn từ góc độ lí luận văn học ............................................ 6
1.1.3. Diễn ngôn - nhìn từ góc độ xã hội học.................................................... 6
1.1.4. Quan niệm diễn ngôn của khóa luận ...................................................... 7
1.2. Cấu trúc của diễn ngôn.............................................................................. 7
1.3. Các thao tác phân tích diễn ngôn .............................................................. 9
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 12
Chương 2. SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG
TRUYỆN NGẮN CÁI CHẾT CỦA IVAN ILÍCH....................................... 13
2.1. Chết: Khởi đầu hay kết thúc?................................................................... 14
2.2. Chết như một trải nghiệm ........................................................................ 17
2.3. Chết như một trải nghiệm riêng khác....................................................... 35

Tiếu kết chương 2.......................................................................................... 54
KÊT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sống và chết là hai phạm trù luôn tồn tại trong cuộc sống mà hiển
nhiên con người phải đối mặt đến. Nếu “Cái Chết luôn có mặt ở đó, như một
chứng cứ không thể bác bỏ được về sự phi lí của cuộc sống” (La Voie
Royale) thì tại sao con người ta lại mãi né tránh nó? Và nếu cái chết là
“điểm dừng chân cuối cùng” đã được hẹn trước với cuộc đời, tại sao chúng
ta còn lơ đi và coi nó như không hề tồn tại? Phải chăng, mặc dù con người ta
sinh ra là để chết, nhưng cái chết thì không là kinh nghiệm của ai cả, bởi vậy
mà khi đứng trước cái chết, mọi thứ đối với con người đều trở nên vô nghĩa,
mơ hồ và hoảng loạn.
Cái chết, thể xác hay tinh thần, đều là đề tài quen thuộc của văn-học
nghệ-thuật. Từ xưa đến nay, cái chết vẫn luôn là nỗi kinh hoàng, nỗi ám ảnh
chính của con người. Là đối tượng được lựa chọn trong nhiều tác phẩm văn
học nhưng cái chết trong các sáng tác văn chương không chỉ đơn thuần là một
đối tượng, mà nó còn là trực giác, là cảm nghiệm cá nhân. Nó là biểu tượng,
là sự kết thúc một cuộc đời con người, nhưng nó không phải là hết, không
phải là chấm dứt hoàn toàn mà là một sự bắt đầu khác, một sự sống khác,
thậm chí, nó còn là tấm gương phản chiếu lại cuộc đời, là phương tiện để cho
các nhân vật trong văn chương trải nghiệm lại cuộc sống đã qua để có thể tìm
lại ý nghĩa sống cho chính bản thân mình. Có thể thấy, cái chết và những vấn
đề xung quanh “cái chết” đó luôn là đề tài thú vị và tạo được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu. Dưới nhiều góc nhìn khác
nhau, quan niệm về cái chết cũng sẽ hiện lên với nhiều sắc diện khác nhau.
Bằng việc vận dụng lí thuyết về diễn ngôn để tìm hiểu quan niệm về cái

chết, chúng tôi đã chọn đề tài: “Chết như một trải nghiệm riêng khác (Khảo

1


sát quan niệm về cái chết trong truyện ngắn Cái chết của Ivan Ilích của Lép
Tônxtôi từ góc nhìn diễn ngôn)”.
2. Lịch sử vấn đề
Cái chết của Ivan Ilích là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất
của Lép Tônxtôi giai đoạn 1880 - 1900, nhận xét về tác phẩm này Morris
Philipson trong The Count Who Wished He Were A Peasant có câu: “Về
phương diện văn chương, Cái chết của Ivan Ilích là một trong những tác
phẩm cảm động sâu sắc nhất, tuyệt diệu nhất của mọi thời đại. Đó là một kiệt
tác của nền văn chương thế giới” [1]. Có thể thấy, Cái chết của Ivan Ilích
thực sự là một tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc, nó không chỉ đơn
thuần nói về cái chết của một viên thẩm phán mà nó là cả một cách nhìn mới
mẻ về sự sống và cái chết, nhìn nhận cái chết như một trải nghiệm để thấy
được giá trị của cuộc đời này.
Trong cuốn chuyên luận Thế giới nghệ thuật trong truyện vừa, truyện
ngắn L.N. Tolstoy giai đoạn 1880 – 1900 của TS. Lê Thị Thu Hiền đã chỉ ra
nét đặc sắc về nghệ thuật trong các sáng tác truyện vừa và truyện ngắn của
Lép Tônxtôi, đặc biệt là tác phẩm Cái chết của Ivan Ilích, từ các phương diện
như: thế giới nhân vật, thế giới sự vật, tổ chức kể chuyện. Qua đó thấy được
tài năng của Tônxtôi cũng như những nét nghệ thuật chính được xây dựng
trong tác phẩm Cái chết của Ivan Ilích.
Bài viết Cái chết của Ivan Ilích - Trọng Đạt đăng trên trang
thantrinhomhue.com ngày 27/11/2017, đã nêu ra các khía cạnh diễn tả tâm
trạng của nhân vật Ivan trong tác phẩm, bên cạnh đó, tác giả còn trích dẫn rất
nhiều nhận định đáng chú ý về tác phẩm này: “Trong Cái Chết của Ivan Ilych,
đoản thiên nổi tiếng nhất của Tolstoy viết 1886, nhân vật chính đã nhận ra sự

thật tan nát đúng vào lúc sắp lìa đời: cả cuộc đời của chàng ta theo đúng nghĩa
chỉ là cái chết kéo dài ra.” [1] hay “Cái Chết của Ivan Ilích đã được nhiều


người ca ngợi vì nó là một tác phẩm nghệ thuật phong phú đầu tiên của ông từ
chín năm qua khi ông viết Anna Karenina. Hình như tác giả trứ danh này đã
quay về với nghệ thuật mà chính nó đã làm cho ông nổi tiếng trên thế giới” [1].
Nhìn chung, phần lớn các bài nghiên cứu, phê bình về tác phẩm này tại
Việt Nam chủ yếu đi sâu nghiên cứu giá trị nội dung cũng như những nét đặc
sắc về nghệ thuật của tác phẩm mà chưa đi từ phương diện diễn ngôn để lí
giải sự thay đổi quan niệm về cái chết trong truyện ngắn. Bởi vậy, chúng tôi
lựa chọn sử dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu về cái chết trong truyện
ngắn Cái chết của Ivan Ilích như một hướng mới tiếp cận tác phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là những “trải nghiệm riêng
khác” (cảm nhận) của nhân vật Ivan Ilích trong hành trình đến với cái chết
của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát những cảm
nhận của các nhân vật khác xung quanh cái chết của nhân vật Ivan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Cái chết của Ivan Ilích.
Chọn tác phẩm này làm đối tượng nghiên cứu bởi lẽ đây là một trong những
tác phẩm có tiếng vang tại thời điểm nó ra đời, nó cũng là tác phẩm tiêu biểu
trong các sáng tác về thể loại truyện ngắn và truyện vừa của Lép Tônxtôi đề
cập một cách sâu sắc quan niệm về cái chết để qua đó thể hiện một cách rõ nét
sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng của tác giả giai đoạn 1880 - 1910.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Chết như một trải nghiệm riêng khác (Khảo sát quan
niệm về cái chết trong truyện ngắn Cái chết của Ivan Ilích của Lép Tônxtôi từ
góc nhìn diễn ngôn)”, chúng tôi nhằm mục đích:



Chỉ ra sự thay đổi về trật tự diễn ngôn truyện ngắn Cái chết của Ivan
Ilích nhằm lí giải sự thay đổi quan niệm về “cái chết” trong tác phẩm. Trên cơ
sở đó, khóa luận hi vọng góp phần giúp con người nhận thức rõ hơn về quan
niệm sống của chính bản thân mình. Nếu cuộc sống của mỗi con người trên
coi trần chỉ là tạm bợ, và cái chết đến với mỗi chúng ta là điều tất yếu vậy thì
việc sống ra sao và sống như thế nào thực sự là một vấn đề cần được quan tâm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề chung về lí thuyết diễn ngôn
- Tìm hiểu sự thay đổi quan niệm về cái chết trong truyện ngắn Cái chết
của Ivan Ilích
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
7. Bố cục khóa luận
Ngoài những phần quy định chung (Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham
khảo), khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về lí thuyết diễn ngôn
Chương 2: Sự thay đổi quan niệm về cái chết trong truyện ngắn Cái
chết của Ivan Ilích.


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN
Diễn ngôn là một thuật ngữ xuất hiện ở phương Tây từ rất sớm. Mặc dù
vậy, trước thế kỉ XX, khái niệm diễn ngôn chỉ được sử dụng trong phạm vi
hẹp thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học. “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống
xã hội” (Standal), văn học bắt nguồn từ cuộc sống và sử dụng mọi vấn đề

trong đời sống làm chất liệu. Sự đa dạng, phong phú, phức tạp của những vấn
đề đó cho thấy khó có thể giải quyết chúng một cách thuần túy thông qua các
yếu tố nội tại của văn bản mà đòi hỏi cần phải đặt văn bản trong bối cảnh rộng
hơn như những vấn đề xã hội. Và chính điều này đã tạo điều kiện cho sự mở
rộng những hàm nghĩa mới cho diễn ngôn, gắn liền với một mô hình nghiên
cứu văn học văn hóa hoàn toàn mới, đồng thời, diễn ngôn dần trở thành thuật
ngữ có tính chất như chiếc chìa khóa hay kim chỉ nam cho nhiều lĩnh vực
nghiên cứu khác.
1.1. Khái niệm diễn ngôn
1.1.1. Diễn ngôn - nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
Như đã nói ở trên, khái niệm diễn ngôn được bắt đầu sử dụng trong lĩnh
vực ngôn ngữ. Và khi thuật ngữ này xuất hiện, nó đã khiến cho các nhà ngôn
ngữ học cần phải phân biệt giữa ngôn ngữ và diễn ngôn. Đại diện tiêu biểu cho
quan niệm này là nhà ngôn ngữ học F.Saussure, ông cho rằng trong khi ngôn
ngữ là sản phẩm của tập thể thì diễn ngôn (lời nói) là sản phẩm cá nhân vì vậy
ông tập trung nghiên cứu bản chất bên trong của ngôn ngữ, cụ thể hơn là khi
phân tích diễn ngôn người ta nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc
trên câu từ tính đa diện hiện thực của nó, tức là nghiên cứu về mặt ngôn từ,
ngữ cảnh, ngữ huống, hiện thực ngoài diễn ngôn... Có thể thấy, nhìn từ góc độ
ngôn


ngữ học thì nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu thực tiễn ngôn từ,
nghiên cứu ngôn từ sử dụng trong giao tiếp.
1.1.2. Diễn ngôn - nhìn từ góc độ lí luận văn học
Nhận thấy hạn chế của ngữ học F.Saussure và các nhà lí luận thuộc
phái hình thức chủ nghĩa khi phủ nhận mối quan hệ giữa văn học và ý thức hệ
xã hội, M.Bakhtin đề xuất hướng nghiên cứu “ngôn ngữ học siêu hình”, có
thể hiểu là nghiên cứu lời nói, phát ngôn, văn bản trong đời sống, gắn chúng
với đời sống xã hội và ý thức hệ. Theo cuốn Chủ nghĩa Marx và triết học

ngôn ngữ, M.Bakhtin khẳng định: “Tất cả mọi đặc điểm của diễn ngôn mà tôi
biết là tính kí hiệu thuần túy, tính thích ứng phổ biến về ý thức hệ, tính tham
dự giao tiếp đời sống, trở thành tính chức năng bên trong của diễn ngôn, và
cuối cùng là tính tồn tại tất yếu của các hiện tượng kèm theo của mọi hành vi
ý thức hệ. Tất cả các đặc tính đó làm cho diễn ngôn trở thành đối tượng cơ
bản của khoa học hình thái ý thức” [17]. Mặc dù không dùng thuật ngữ diễn
ngôn nhưng cách M.Bakhtin nghiên cứu các nguyên tắc nằm ngoài ngôn ngữ
chi phối đến cấu tạo của văn bản hoàn toàn giống với khái niệm diễn ngôn. Ở
đây, theo quan niệm của ông, diễn ngôn là những lời nói được phát ra trong
thực tế, nó phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người nói, đặc biệt, nó không
chỉ đơn thuần là sản phẩm của giao tiếp mà nó chính là sản phẩm của xã hội,
lời nói của từng cá nhân bị chi phối bởi ngôn ngữ chung của toàn xã hội, bối
cảnh lịch sử văn hóa của chính xã hội đó.
1.1.3. Diễn ngôn - nhìn từ góc độ xã hội học
Hướng nghiên cứu diễn ngôn từ góc nhìn xã hội học gắn liền với tên
tuổi của M. Foucault, ông là người có vai trò hoàn thiện việc đưa diễn ngôn
trở thành khái niệm quan trọng trong nghiên cứu xã hội học. Theo quan niệm
của ông, diễn ngôn không chỉ đơn thuần là sự biểu hiện bên ngoài của hình
thức ngôn ngữ như câu từ được nghiên cứu trong ngữ cảnh, trong đời sống


cũng không chỉ là sự vận hành của lời nói cá nhân bị chi phối bởi những yếu
tố xã hội khác mà nó là sản phẩm của tư tưởng hệ. M.Foucault quan tâm đến
những quy tắc chi phối đến sự ra đời của diễn ngôn, ông chú ý đến sự vận
hành của diễn ngôn trong đời sống xã hội. Nó là cơ chế ràng buộc, quy định
mọi người nói chung trong các điều kiện xã hội, lịch sử; nói cách khác, diễn
ngôn là hệ thống các giới hạn đối với hành vi ngôn ngữ. Ông cho rằng:
“Trong bất cứ xã hội nào, việc sản xuất ra diễn ngôn đều phải kinh qua kiểm
soát, lựa chọn, tổ chức, và phải được cân nhắc qua trình tự nhiều lần nhằm
trung lập hóa sự toàn trị của quyền lực và các mối nguy hiểm gắn liền với nó,

thức tỉnh những điều chưa dự kiến về sự kiện phát ngôn, nhằm tránh tính vật
chất của quyền lực ấy và sự uy hiếp ấy” [17]. Như vậy, có thể thấy, diễn
ngôn ở đây được coi là hệ thống cơ chế biểu đạt của ngôn ngữ, nó chịu sự chi
phối ngầm của hệ hình tư tưởng, hệ hình tri thức và cơ chế quyền lực, những
thứ mà cho phép ta nói cái gì? Và nói như thế nào?
1.1.4. Quan niệm diễn ngôn của khóa luận
Diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong đời sống xã hội.
Nó bao giờ cũng có một trật tự nhất định và trật tự này phụ thuộc vào địa vị
tri thức, quyền lực và hệ hình tư tưởng mà cho phép ai là người nói, được nói
cái gì và nói như thế nào? Và mỗi loại diễn ngôn đều thực hiện theo một chiến
lược nhất định nhằm đạt được mục đích giao tiếp nhất định. Có thể thấy, diễn
ngôn là lời nói mang tính chất như một hành vi xã hội, nó chịu sự chi phối
ràng buộc của nhiều yếu tố như hệ hình tư tưởng, hệ hình tri thức và quyền
lực xã hội.
1.2. Cấu trúc của diễn ngôn
Muốn giải mã một vấn đề, ta cần đi tìm hiểu cấu trúc bề sâu của vấn đề
đó, với diễn ngôn cũng vậy, để giải được mã diễn ngôn, ta phải tìm ra những


cấu trúc bề sâu trong các diễn ngôn. Tuy nhiên, ở mỗi hướng tiếp cận khác
nhau lại có những lí giải khác nhau về cấu trúc này:
Theo các nhà cấu trúc chủ nghĩa, đại diện như G. Genette; R. Barthes;
A.T. Greimas… cấu trúc bề sâu của các diễn ngôn là một cấu trúc ngôn ngữ
khái quát, trừu tượng. Bởi vậy, khi phân tích các diễn ngôn chúng ta có thể sử
dụng bộ mã gồm các yếu tố thuộc cấu trúc ngôn ngữ như ngôi, thời, dạng, thể
để phân tích.
Với M. Bakhtin, ông cho rằng đơn vị cấu trúc tạo nên mọi diễn ngôn là
các phát ngôn. Các phát ngôn này được tập hợp và tổ chức một cách chặt chẽ
trong cái mà ông gọi là thể loại lời nói.
Về phía M. Foucault, diễn ngôn được vận hành và chi phối bởi những

cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài bao gồm: tri thức hệ (Episteme),
nhận định (The statement), diễn ngôn/ các diễn ngôn (Discourve), thư khố
(The archive), sự loại trừ bên trong diễn ngôn, các bình luận. Chúng ta có thể
hiểu tri thức hệ là nền tảng tư tưởng, hệ thống những quan điểm lí thuyết mà
tại thời điểm nhất định, tại không gian nhất định nó được coi là tri thức, được
mọi người thừa nhận và sử dụng. Ta có thể lấy ví dụ, Châu Âu vào giai đoạn
sơ kì, mọi vấn đề trong cuộc sống đều được diễn giải theo hệ thống tư tưởng
có sự kết nối giữa yếu tố trần gian với các yếu tố siêu nhiên như các vị thần
linh, những điều thần bí. Tri thức hệ bao gồm nhiều nhận định, bởi vậy, ta có
thể coi nhận định là đơn vị nhỏ nhất tạo thành khối diễn ngôn “Nhận định
không phải là một phát ngôn hay một mệnh đề, không phải là một thực thể
tâm lí hay logic, cũng không phải một sự kiện, cũng không phải một sự kiện
hay một hình thức lí tưởng” [11]. Nhận định không đơn thuần là một phát
ngôn hay mệnh đề mà “Những phát ngôn hay văn bản mang hình thức khẳng
định sự thật nào đó (truth – claim) (và vậy thì có bao nhiêu phát ngôn và văn
bản không mang hình thức này?) và được phê chuẩn như là tri thức thì có thể


được xem là nhận định” [11]. Ở một nghĩa khác, nhận định có thể được định
nghĩa như là “những hành động ngôn từ “nghiệm trọng”” [11]. Diễn ngôn/
các diễn ngôn được hiểu đơn thuần chính là lời nói trong thực tế tuy nhiên nó
bị chi phối bởi các yếu tố khác như hệ hình tri thức, tư tưởng và cơ chế quyền
lực. Nói cách khác, ta có thể hiểu diễn ngôn chính là tập hợp các nhận định
cùng chịu sự áp chế của cơ chế quyền lực nào đó. Thư khố có thể hiểu là tập
hợp những cơ chế chi phối đến diễn ngôn, là cái cho phép ai là người được
nói, được nói những gì và được nói như thế nào? Sự loại trừ bên trong diễn
ngôn là điều nhằm giới hạn những gì được nói và nó được coi là tri thức.
Phương thức loại trừ bên trong diễn ngôn đầu tiên đó là “cấm đoán/ kiêng kị”,
trong một xã hội có những chủ đề cấm kị được bàn đến, ví dụ như trong thời
kì Cách mạng thì chủ đề về tình cảm cá nhân riêng tư là chủ đề bị loại bỏ và

kiêng kị. Phương thức loại trừ thứ hai đó là giới hạn những gì được nói, trong
một xã hội, có một số chủ đề, lĩnh vực được nói, tuy nhiên, nó cũng chỉ được
nói ở một giới hạn, thậm chí là nói một cách gián tiếp chứ không được phép
nói trực tiếp. Phương thức loại trừ thứ ba là xác định xem cái gì có thể trở
thành nhận định, điều này được dựa trên sự phân định tri thức, xem đâu là tri
thức đúng, đâu là tri thức sai để lựa chọn cho phù hợp.
Tất cả những cách lí giải này đều cho thấy mọi diễn ngôn đều không tồn
tại độc lập mà luôn có mối liên hệ với những diễn ngôn khác hoặc bị chi phối
bởi những yếu tố bên ngoài hay nội tại bên trong diễn ngôn, đó là truyền
thống văn hóa, truyền thống ngôn ngữ, sự tác động với các diễn ngôn khác và
bị ảnh hưởng bởi tư tưởng hệ, tri thức hệ của thời đại.
1.3. Các thao tác phân tích diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn là một khái niệm liên ngành và đa ngành, nó không
chỉ thuộc văn học, mỗi một lĩnh vực đều có một loại hình diễn ngôn riêng
của


nó: diễn ngôn kinh tế; diễn ngôn văn học; diễn ngôn chính trị… Tuy vậy, ta
cũng có thể khái quát một số thao tác phân tích diễn ngôn chính như sau:
Thứ nhất, khám phá sự thay đổi trật tự diễn ngôn. Điều này đòi hỏi, khi
phân tích diễn ngôn, cần nhận diện kĩ các diễn ngôn, xem đâu là diễn ngôn
chủ đạo, diễn ngôn trung tâm, đâu là diễn ngôn thứ yếu, diễn ngôn bên lề…
Mỗi thời đại có một diễn ngôn chủ đạo và diễn ngôn bên lề khác nhau, hệ
thống diễn ngôn chủ đạo gắn liền với tư tưởng và hệ hình tri thức của thời đại.
Tuy nhiên, trật tự diễn ngôn ở mỗi thời đại sẽ có sự thay đổi nhất định, có
những diễn ngôn ở thời kì này là diễn ngôn chủ đạo nhưng đến thời kì khác
nó lại bị đẩy ra ngoại biên và ngược lại, một số diễn ngôn ở giai đoạn trước là
diễn ngôn bên lề thì đến giai đoạn này, nó được xã hội chấp nhận và được
chuyển vào vị trí trung tâm. Điều này trong văn học Việt Nam thể hiện rõ nét,
trong giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu là diễn ngôn chính trị, những phát ngôn

cho lí tưởng Cách mạng, là tiếng nói của cái ta, tiếng nói đại diện cộng đồng,
nhưng đến giai đoạn sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, người ta
chuyển dần mối quan tâm sang những vấn đề riêng tư, nhỏ nhặt trong cuộc
sống, các nhà văn đi sâu vào cái tôi riêng tư, vào những vấn đề nhân sinh,
những vấn đề trước đây đã từng bị coi là cấm kị như Một cõi nhân gian bé tí –
Nguyễn Khải, Bức tranh – Nguyễn Minh Châu, Bản lí lịch tự thuật – Y
Ban… Bởi vậy, khi phân tích diễn ngôn, cần khám phá một cách chính xác sự
thay đổi trật tự của các diễn ngôn.
Thứ hai, phân tích “trường tri thức” thời đại chi phối sự hình thành và
vận hành của diễn ngôn. Theo cách hiểu của Foucault, ““trường tri thức” là
khung tư tưởng, là nhận thức chung của cộng đồng nhất định” [14]. Có thể
thấy, diễn ngôn không phải là văn bản cụ thể mà là cơ chế tạo nên văn bản đó,
nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố xã hội khác, chính vì vậy, mỗi khi ta phát
ngôn, những phát ngôn đó không còn mang tính chất chủ quan của cá nhân


mà nó bị hạn chế và trói buộc trong một khung diễn ngôn có sẵn. Nếu như
văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 xuất hiện ít diễn ngôn chấn thương,
thường né tránh cái chết, những đau khổ của chiến tranh thì giai đoạn sau
1975 diễn ngôn chấn thương lại trở thành dòng văn học nổi bật, cái chết,
nhữung đau khổ của chiến tranh xuất hiện trực tiếp với rất nhiều tác phẩm
như: Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Dưới chín tầng trời – Dương Hướng,
Thời của thánh thần – Hoàng Minh tường… Do đó, khi phân tích diễn ngôn,
cần đi tìm những quy tắc, những cơ chế tinh thần, trường tri thức chi phối đến
cách viết, những lời phát biểu trực tiếp hay gián tiếp của nhà văn…
Thứ ba, phân tích nội hàm tư tưởng của các yếu tố trong cấu trúc diễn
ngôn. Như đã nói ở phần 1.2, theo quan điểm của M.Foucault thì diễn ngôn
được tạo lập và vận hành bởi sự chi phối của những cấu trúc bên trong và bên
ngoài, bởi vậy, khi phân tích các diễn ngôn văn học cần nghiên cứu nội hàm
tư tưởng, ý thức hệ của các yếu tố trong cấu trúc của diễn ngôn. Và để nghiên

cứu nội hàm tư tưởng của các yếu tố trong cấu trúc diễn ngôn thì đầu tiên, ta
cần nghiên cứu mã diễn ngôn bằng việc tìm hiểu các hệ thống đối lập tạo
nghĩa trong diễn ngôn. Thứ hai, nghiên cứu hệ thống nhân vật chính cùng khả
năng biểu đạt tư tưởng, sự qua lại, mối liên hệ của nhân vật chính với các
nhân vật khác. Thứ ba, nghiên cứu hệ thống chủ thể diễn ngôn bằng cách trả
lời những câu hỏi “Ai là người nói? Chủ thể diễn ngôn là chủ thể nào? Chủ
thể diễn ngôn nói từ lập trường quan điểm xã hội, vị trí thẩm mĩ nào?... Thứ
tư, nghiên cứu hệ thống phương thức biểu đạt bằng việc trả lời câu hỏi “Nói
bằng cách nào?”.
Có thế thấy, khi đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn, ta không chỉ dừng lại
nghiên cứu ngôn từ văn học mà ta cần khám phá hệ hình tri thức, hệ hình tư
tưởng xã hội đã chi phối sự hình thành và vận hành của diễn ngôn đó. Bởi lẽ,
diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong bất kì một


văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau nên trong quá trình
phân tích diễn ngôn văn học cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, đặc biệt
là phương pháp liên văn bản và xâu chuỗi các văn bản văn học.
Tiểu kết chương 1
Diễn ngôn là một thuật ngữ mới, có tính chất đa ngành và liên ngành,
vận dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu văn học là một hướng đi mới và
sáng tạo. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đưa công trình nghiên cứu này vào quan
niệm diễn ngôn nói trên và các thao tác phân tích diễn ngôn để nghiên cứu
quan niệm về cái chết trong tác phẩm Cái chết của Ivan Ilích của Lép Tônxtôi,
bởi:
Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi về trật tự diễn ngôn. Có
những diễn ngôn đóng vai trò chủ đạo một thời kì trong tác phẩm nó bị đẩy ra
ngoài lề và ngược lại, một số diễn ngôn ở giai đoạn trước nằm ở vị trí ngoại
biên thì nay lại được sử dụng và đưa vào vị trí trung tâm.
Thứ hai, sự thay đổi này là do sự thay đổi của “trường tri thức” bao

quanh nó.


Chương 2. SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG
TRUYỆN NGẮN CÁI CHẾT CỦA IVAN ILÍCH
Đúng như tên gọi của tác phẩm, Cái chết của Ivan Ilích là câu chuyện
về những giờ phút cuối đời của viên thẩm phán Ivan Ilích. Ivan chết vào
quãng bốn mươi lăm tuổi, lúc ông đang là ủy viên của Viện tư pháp. Sinh ra
trong một gia đình có ba anh em trai, bố là một công chức đạt được công danh
tại nhiều bộ và vụ khác nhau ở Pêterburg, Ivan Ilích là con trai thứ hai trong
nhà, ông là một con người thông minh, linh hoạt, dễ mến và lịch sự. Sau khi
ra trường có một công việc ổn định, Ivan lấy vợ. Ông có một gia đình nhỏ với
vợ và hai người con, một trai một gái. Ivan được đánh giá là một công chức
tốt, công việc của ông cũng khá thuận lợi mặc dù đôi lúc cũng mắc phải một
chút khó khăn. Và rồi biến cố bất chợt xảy đến với Ivan, khi đang sắp xếp
trang trí cho căn nhà mình, ông bị ngã và cạnh sườn của ông bị đập vào mép
cạnh bàn, mặc dù vết thương đó đau nhưng Ivan cũng không hề để ý đến nó.
Cho đến một ngày vết thương đó nặng hơn, nó đau âm ỉ khiến ông không thể
chịu được nổi. Ivan quyết định đi khám bệnh nhưng mỗi vị bác sĩ lại có ý kiến
khác nhau thậm chí trái chiều nhau. Điều này khiến cho cuộc sống của Ivan
thêm nặng nề. Trong ông luôn tồn tại hai trạng thái đối cực: khi thì ông hi
vọng bệnh tình của mình được chữa trị khỏi khi thì tuyệt vọng vì biết căn
bệnh của mình đang nặng thêm. Mặc dù vậy, ông vẫn đều đặn uống những
đơn thuốc của các bác sĩ kê với hi vọng rằng bệnh tình của bản thân có thể
khỏi. Niềm an ủi duy nhất của ông lúc này chính là cậu người hầu Ghêraxim
bởi khi gặp chàng trai này ông luôn cảm thấy dễ chịu. Càng ngày bệnh tình
của ông càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những giờ phút cuối đời của Ivan
không có người thân bên cạnh, ông cảm thấy mọi thứ xung quanh đều giả dối,
từ các bác sĩ đến những người đồng nghiệp thân cận. Với ông, mọi điều đều



khó chịu, đau khổ, đặc biệt là thái độ của người vợ. Trong mắt bà, ông và căn
bệnh thập tử nhất sinh của ông là một sự phiền phức, dẫu Ivan không đòi hỏi
gì nhiều. Trong giờ khắc cận kề với cái chết, Ông đau đáu nhìn vào khoảng
không thinh lặng và hồi tưởng về chặng đường sống của mình, từ khi còn nhỏ
đến thời điểm hiện tại và cảm thấy bản thân “Có lẽ mình đã sống không như
sống”. Và sau ba ngày kêu rên liên tục Ivan Ilích đã ra đi trong sự thanh thản.
2.1. Chết: Khởi đầu hay kết thúc?
Theo từ điển Wikipedia: “Chết thông thường được xem là sự chấm dứt
các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống
(không thể phục hồi) của một cơ thể” [3]. Đó là sự nhìn nhận về cái chết từ
góc độ sinh học, ở đây, cái chết là sự chấm dứt, là “điểm dừng chân cuối
cùng” của cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, có vô số quan niệm định nghĩa
khác nhau về cái chết. Trong lĩnh vực tôn giáo, sống và chết được xem như
một toàn thể, và chết chỉ là điểm khởi đầu cho một hành trình mới. Trong
cuốn Tạng thư sinh tử, có đoạn: “Độc giả sẽ được hướng dẫn từ giai đoạn này
đến giai đoạn khác trong quá trình khai mở quan điểm về cuộc hành trình sinh
tử. Cuộc thám hiểm của chúng ta đương nhiên phải bắt đầu bằng một sự suy
nghiệm chân xác để biết chết nghĩa là gì, và nhiều mặt khác nhau của sự thật
về Vô thường. Đó là loại tư duy có thể giúp ta tận dụng đời sống này trong
khi chúng ta còn có thời gian, để đảm bảo khi chết đi sẽ không còn gì ân hận
hay tự trách đã uổng phí một đời” [16, 31]. Ở đây, Phật giáo quan niệm cái
chết chỉ là một sự chuyển tiếp hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự
sống, con người ta có sự luân hồi, chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác, cõi
trần nơi con người sinh sống chỉ là cõi tạm bợ, và khi chết đi, người ta sẽ
bước vào một cõi khác, được gọi là cõi niết bàn. Cuộc đời của con người đầy
những nỗi đau về thể xác và tinh thần, đầy những khó khăn và gian khổ,
nhưng tất cả lại là những cơ hội giúp con người ta có thể chấp nhận cái chết



về mặt tinh thần, những gì ta làm trong cuộc sống hiện tại mà trong Phật giáo
người ta gọi là nghiệp sẽ là nhân để tạo ra quả cho chúng ta sau khi chết sẽ đi
về đâu. Chết là sự chuyển giao đầy bất ngờ để đưa con người ta đến một thế
giới khác hoàn toàn mới. Theo đạo Nho hay còn gọi là đạo Khổng, cái chết
cũng được diễn giải theo các quan niệm tôn giáo song lại không hề có sự mê
tín, Khổng Tử cho rằng muốn tìm hiểu về sự sống chúng ta phải đối diện với
cái chết và ngược lại. Sinh mệnh chính là sự “lập danh”, “lập công”, “lập
đức” chứ không phải là nhận thức về sự hữu hạn của con người thông qua cái
chết. Khổng Tử quan niệm cái chết là điều tự nhiên của đất trời, bởi vậy ông
phê phán những điều đi ngược lại với quy luật tự nhiên đó. Ông cũng phê
phán kiểu chết vô nghĩa. Với ông, sống là ra sống, chết phải ra chết như vậy
mới đúng đạo, cũng giống như một số quan niệm bên Đạo Phật, Khổng Tử
quan niệm cái chết là lẽ thường và không hề trốn tránh nó. Từ đây, chúng ta
có thể thấy, với Nho đạo hay chính là với Khổng Tử: “chết là sự mất mát lớn
nhất, đó chính là sự đánh mất hiện sinh và bản chất hiện hữu” [6]. Nói cách
khác, tính chất bi đát của cái chết không phải là kết thúc, song là tuyệt mệnh.
Tuy nhiên cái chết sẽ không vô ích nếu nó tạo ra sinh mệnh mới, hay một lai
sinh (future) hay một trường sinh (etenal life). Ở đây, Khổng Tử không quan
niệm về cõi niết bàn hay thiên đường, ngài hiểu sinh mệnh mới là tiếp nối
sinh mệnh, nếu đánh mất tính chất này thì cái chết chính là tuyệt mệnh. Mọi
truyền thống tôn giáo đều nhấn mạnh rằng, đời người là cơ hội duy nhất để
cho ta cống hiến cũng là môi trường để ta ở tạm và khi chết đi bước sang một
thế giới khác. Với Thiên chúa giáo cũng vậy, họ có niềm tin chung rằng, khi
con người ta chết, họ lập tức lên thiên đường với chúa Giê - su và những
người thân yêu của họ, đặc biệt, họ có niềm tin vào sự phục sinh. Tuy nhiên,
với những người phạm tội, họ sẽ bị đày xuống địa ngục, bất chấp sự thật đằng
sau những tội ác hay tội lỗi mà người bất tín phạm phải khác nhau ở mức độ


và kiến thức, thì sự trừng phạt là không thay đổi với những người bất tín và

tất cả đều chịu sự hình phạt như nhau. Việc bị giáng xuống địa ngục là vĩnh
viễn mà không bao giờ có sự kết thúc.
Có thể thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của những tôn giáo khác nhau
nhưng nhìn chung theo những quan niệm này, người ta luôn có một ý thức về
một cuộc sống mới sau cái chết và họ tin tưởng rằng, cuộc sống sau cái chết
đó có tốt đẹp hay không đều phụ thuộc vào việc đối nhân xử thế của con
người trong thế giới thực tại.
Nhà văn Lép Tônxtôi đã có rất nhiều tác phẩm viết về cái chết và mỗi
cái chết lại thể hiện một quan niệm riêng. Nếu cái chết của Anna Karenina
trong tác phẩm cùng tên là sự giải thoát cho những đau đớn tuyệt vọng của
cuộc đời người phụ nữ khao khát tình yêu thương thì cái chết của nhân vật
Ivan Ilích trong tác phẩm Cái chết của Ivan Ilích lại là sự khởi đầu cho hành
trình chiêm nghiệm lại sự sống. Chính trong thời khắc cánh cửa tử thần bật
mở đón lấy Ivan, ông ta lại ý thức một cách sâu sắc về sự sống của chính
mình, cuộc sống đau khổ mà đến cuối cuộc đời ông mới nhận ra rằng bản thân
chưa lúc nào được sống một cách thực sự: Con người hành chính, công vụ chi
phối Ivan, khiến ông luôn làm theo những nguyên tắc mà ông gọi đó là chuẩn
mực; con người tham vọng làm hỏng cuộc đời ông, nó làm ông ham muốn
chạy đua với những thứ phù phiếm mà quên mất đi giá trị sống của chính bản
thân mình. Chính sự ích kỉ dẫn dắt cuộc đời Ivan vào cuộc sống phù hoa với
những cái nguyên tắc “chuẩn mực” được giới quý tộc Nga đưa ra làm thước
đo vị thế của mình. Sự tham vọng của những con người xung quanh ông đặc
biệt là người vợ đã chi phối mạnh mẽ đến cuộc đời Ivan. Cả cuộc đời của
nhân vật này, sự sống dường như chưa bao giờ được định nghĩa một cách đầy
đủ, những thứ của cải vật chất, quyền lực mà ông có tất cả đều là phù phiếm
để rồi đến điểm nút cuối của cuộc đời mình, Ivan tự dằn lòng nhớ lại quãng


hành trình vừa qua của cuộc đời ông và đau đớn khi tự hỏi bản thân mình câu
hỏi: “Mình đã thực sự sống chưa?”. Nỗi ân hận trong chính con người Ivan đã

thúc giục sự thức tỉnh của ý thức cá nhân ông một cách mạnh mẽ. Có thể thấy,
toàn bộ tác phẩm là hành trình đi đến cái chết của nhân vật Ivan, nhưng đây
không phải là điểm dừng chân cuối cùng, là sự kết thúc mọi thứ đối với Ivan,
đó là sự khởi đầu cho cuộc sống đích thực, bởi chính vào giây phút đó, Ivan
mới thực sự trải nghiệm lại cuộc đời “đơn giản, bình thường và khủng khiếp
nhất” của chính mình và thức tỉnh nhận ra cuộc sống của ông cũng chỉ đơn
giản như một hành trình để tồn tại để rồi khi bắt gặp cái chết, ông chấp nhận
và thỏa mãn với cách giải quyết này.
Cuộc sống của mỗi chúng ta xét cho đến cùng, đều là quá tình tịnh tiến
đến cái chết. Tất cả con người trên thế giới này đều có điểm chung là dừng
chân tại điểm cuối của cuộc đời. Chúng ta trở về với đất mẹ theo đúng nghĩa
của cái chết. Dừng lại sự sống như chính thể nghiệm lại cuộc sống của chính
mình.
Từ những lập luận ở phía trên, chúng tôi nhận ra quan niệm về cái chết
cũng như hành trình tiến đến cái chết là khác nhau. Không chỉ đơn thuần hiểu
chết là sự chấm dứt mà ở nhiều quan niệm khác, với những cách lí giải khác,
sự chấm dứt đó không hề hoàn toàn mà nó chỉ được coi là điểm nút dừng chân
để bước sang một điểm khởi đầu khác. Đó có thể là cõi niết bàn, hay cũng có
thể là được về với chúa Giê - su, thâm chí, nó cũng chính là hành trình nhìn lại
bản thân, chiêm nghiệm lại về cuộc sống đã qua để rồi nhìn nhận lại sự sống
thực sự là gì? Và điều gì là cần cho một cuộc đời mỗi con người.
2.2. Chết như một trải nghiệm
Theo từ điển tiếng Việt: từ “trải” là động từ có nghĩa là từng biết, từng
sống qua [13, 816]; từ “nghiệm” có nghĩa là ngẫm suy [13, 522]. Ở đây, ta có


thể hiểu “trải nghiệm” là suy ngẫm lại những điều mình đã từng biết, những
gì bản thân đã trải qua, đã từng sống.
Cái chết khiến con người ta cảm thấy sợ hãi và muốn lảng tránh nhưng
như một thứ có sức hút ma mị kì quặc nó làm người ta tò mò và muốn tìm

hiểu nó. Họ suy nghĩ rằng khi chết họ sẽ ra sao, liệu cái chết đến với họ có
nhẹ nhàng hay thật đau đớn và rồi họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi nhưng mong
muốn tìm hiểu về cái chết đối với họ thì ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Xuân
Diệu quan niệm “Con người ta tiến từ cực dương đến cực âm” đó là hành
trình trải nghiệm cuộc sống mà bất kì ai cũng phải trải qua từ khi chúng ta
sinh ra đến khi chúng ta chết đi. Và đi trên hành trình đó những lộ trình mà
chúng ta nhận được là khác nhau. Khi càng tiến gần đến cực âm cũng như là
con người ta tiến gần đến cái chết thì họ càng cảm nhận rõ hơn về lộ trình đó
của mình. Chết là một quá trình trải nghiệm mà không ai muốn được can dự
vào. Để mong muốn cái chết được đến với mình một cách bình thản hơn, con
người ta luôn viện những lí do cao cả nào đó để chọn cái chết. Đó có thể là
chết để giải thoát cho những uẩn ức trong cuộc đời cũng như chính là cách
giải quyết cho những vấn đề không có lối thoát cuộc sống như nhân vật Anna
Karenina, hoặc đó là cái “tử” vì đạo, vì chính nghĩa, những người chiến sĩ hi
sinh thân mình cho lí tưởng cao đẹp:
“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành”.
(Trăng trối - Tố Hữu)
Cái chết cho lí tưởng Cách mạng nhẹ tựa hồng mao, hiến dâng thân
mình hi sinh cho Tổ quốc, sự ra đi thanh thản, cái chết như một biểu tượng
cho chủ nghĩa anh hùng:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến - Quang Dũng)


Chết như một điều kì bí và luôn ám ảnh con người ta. Chính bởi vậy
mà đã có không ít tác giả lựa chọn khai thác cái chết như một chất liệu đặc
biệt đưa vào trong tác phẩm của mình. Với Lép Tônxtôi cũng vậy, rất nhiều

tác phẩm ông đều xuất hiện hình ảnh của cái chết như: Chiến tranh và hòa
bình, Anna Karenina, Ông già và thần chết, Ba cái chết… Dường như “ý
nghĩa về cái chết ám ảnh Tolstoy suốt cuộc đời. Ngay từ thuở ấu thơ, cái chết
của người mẹ, sau đó là của người cha đã để lại dấu ấn không nhỏ đối với sự
hình thành tính cách của nhà văn […] Tolstoy là nhà văn hay viết về cái chết,
ông không chỉ viết về nó từ con mắt của người còn sống, mà còn cả từ con
mắt của người chết” [15]. Cái chết trong các sáng tác của Tôxtôi có thể là cái
chết thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, tư tưởng bi quan và lòng ham sống
luôn tồn tại bên cạnh nhau, nhưng như một quy luật sự sống luôn dành chiến
thắng chí ít là trong tư tưởng của con người trong tác phẩm Ông già và thần
chết, hay đó cũng là cái chết của Anna Karenina trong tác phẩm cùng tên
khiến cho người đọc ai cũng phải giật mình, ngậm ngùi và đau buốt khi nghĩ
về sự nghiệt ngã của số phận người phụ nữ, vì khao khát theo đuổi tình yêu
mà cuối cùng đớn đau chấp nhận cái chết bi đát. Và đến với cái chết trong
truyện ngắn Cái chết của Ivan Ilích, Lép Tônxtôi đưa người đọc tiến đến hành
trình trải nghiệm sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Trong truyện Cái chết của Ivan Ilích, có lẽ “Câu chuyện về cuộc đời đã
qua của Ivan Ilích là một câu chuyện đơn giản, bình thường nhất và khủng
khiếp nhất” [2, 247]. Ông chết vào quãng tuổi bốn mươi lăm, ở cái tuổi sự
nghiệp của ông đã ổn định. Ông là ủy viên của Viện tư pháp và có một gia
đình đã yên ấm. Cuộc đời ông đã trải qua bao thăng trầm cho đến khi có được
một công việc đáng để nhiều người ngưỡng mộ. Và đúng là “Không một nơi
nào mà thần chết không thể không tìm đến được, dù chúng ta có xoay đầu mọi
phía để né tránh. Nếu có một cách nào để tránh được vố đánh của thần chết,


thì tôi cũng không tránh làm gì… Nhưng thật điên rồ nếu nghĩ rằng, bạn có
thể thành công…” [16, 36]. Cái chết đến với Ivan thật bất ngờ “Một lần ông
trèo lên chiếc thang nhỏ để chỉ dẫn cho người thợ bọc lót đồ gỗ hiểu ý ông
muốn làm như thế nào, ông bị trượt chân và ngã, nhưng vì vốn là người khỏe

mạnh và nhanh nhẹn, ông đã đứng vững được, chỉ bị va cạnh sườn vào cạnh
một chiếc khung gỗ” [2, 259]. Cứ nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn nhưng vết
thương đó lại chính là cánh cửa mở ra bi kịch của Ivan, bi kịch về cái chết, bi
kịch của sự sống.
Quy luật của đời người được đạo Phật gói gọn trong bốn chữ: sinh – lão
– bệnh – tử. Cuộc đời Ivan từ khi sinh ra cho đến khi chết đi là cả một hành
trình dài. Khi Ivan vẫn còn là một cậu bé: “Anh ta không phải là một người
lạnh lùng và đứng đắn như người anh cả, nhưng cũng không phải là một kẻ
bất trị như cậu em út. Anh ta ở khoảng giữa hai người đó, là một con người
thông minh, linh hoạt, dễ mến và lịch sự […] Anh không phải là một đứa trẻ
xun xoe, cả sau này khi là một người lớn cũng vậy, nhưng ngay từ thời thanh
niên, anh đã có thói quen bị cuốn hút tới những người có địa vị cao sang trong
giới thượng lưu” [2, 248]. Lớn lên, Ivan lựa chọn vào ngành tư pháp bởi lẽ
bước đường công danh này đã dẫn nhiều người tới tình trạng tuy họ vô dụng,
không hoàn thành được trách nhiệm đáng kể nào nhưng do đã làm quan lâu
năm và do chức tước của họ, họ vẫn không bị thải hồi và chính vì vậy mà họ
vẫn được giao những địa vị giả tạo và nhận được khoảng sáu tới mười nghìn
bạc, với số tiền đó, họ có thể sống tới đầu bạc. Vốn có thói quen bị cuốn hút
bởi những người có địa vị cao sang, và như con thiêu thân, Ivan lao vào cuộc
sống của xã hội thượng lưu đó: “anh học đòi những cung cách của họ, chấp
nhận cách nhìn cuộc sống của họ và gây dựng quan hệ bạn bè với họ” [2,
248]. Cả quãng đời dài về sau của Ivan đã bị chính con người tham vọng
trong ông chi phối và phá hỏng, ông chạy đua theo những thứ xa hoa, phù


×