TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------
CHU HUYỀN THƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA GIỚI NỮ TRONG VĂN HỌC
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
HÀ NỘI – 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------
CHU HUYỀN THƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA GIỚI NỮ TRONG VĂN HỌC
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. KHUẤT THỊ LAN
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Khuất Thị Lan. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, không trùng lặp với những đề tài
nghiên cứu trước đó. Tất cả những thông tin trong khóa luận đã được ghi rõ
nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận
Chu Huyền Thương
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài cố gắng nghiên cứu, tôi đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp với đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong văn học đương đại
Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội hoàn thành khóa
luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Khuất Thị Lan,
người đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tâm huyết tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người
luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi.
Khóa luận bước đầu nghiên cứu một vấn đề nhỏ cùng với năng lực
nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự chỉ bảo từ các thầy, cô giáo và các bạn để cho khóa luận hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận
Chu Huyền Thương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu
2
3. Mục đích nghiên cứu
5
4. Đối tượng nghiên cứu
5
5. Phạm vi nghiên cứu
5
6. Phương pháp nghiên cứu
5
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6
8. Cấu trúc
6
1.1.
NỘI DUNG
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
7
Đặc điểm ngôn ngữ giới nữ
7
1.1.1. Đặc điểm về ngữ âm
7
1.1.2. Đặc điểm về từ vựng
9
1.1.3. Đặc điểm về ngữ pháp
12
1.2.
Ngôn ngữ nhân vật
15
1.3.
Bức tranh văn học đương đại Việt Nam
16
1.3.1. Bức tranh văn học đương đại Việt Nam từ góc độ nội dung
16
1.3.2. Bức tranh văn học đương đại Việt Nam từ góc độ nghệ thuật
18
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG LỜI
THOẠI CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM
19
VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
2.1.
Đặc điểm ngôn ngữ trong lời nói của nhân vật nữ trong các
tác phẩm văn học đương đại Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm về cách sử dụng từ trong lời nói của nhân vật nữ
19
19
2.1.2. Đặc điểm về cách sử dụng câu trong lời nói của nhân vật nữ
37
2.1.3. Đặc điểm về cách diễn đạt trong lời nói của nhân vật nữ
48
2.2.
Đặc điểm về cách sử dụng các thao tác lập luận trong lời
nói của nhân vật nữ trong văn học đương đại
2.2.1. Các thao tác lập luận và đặc điểm lập luận của giới nữ
2.2.2. Đặc điểm về cách sử dụng các thao tác lập luận tiêu biểu
trong lời nói của nhân vật nữ trong văn học đương đại
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
54
54
55
59
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề về giới trong nghiên cứu ngôn ngữ của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng là một vấn đề nóng hổi, mới mẻ, tạo ra sự hứng
thú, say mê cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Xuất phát từ góc nhìn ngôn
ngữ học xã hội về giới, các nhà nghiên cứu đã dựa vào những khía cạnh về
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cùng với những đặc điểm về tâm sinh lý, về địa vị
xã hội,.. để phân biệt rõ đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ với đặc điểm ngôn
ngữ của giới nam.
Văn học Việt Nam đang trên đà phát triển và cũng đã đạt được rất nhiều
thành tựu xuất sắc với nhiều nghệ sĩ tài năng cùng với những tác phẩm mới
mẻ, sâu sắc đã làm giàu cho nền văn học nước nhà. Đặc biệt, hiện nay, thế
giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và cũng hình thành nhiều hướng nghiên
cứu khác nhau về văn học. Bên cạnh các hướng tiếp cận tác phẩm như khai
thác đặc sắc nội dung, độc đáo nghệ thuật; tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn
hóa, tôn giáo, đặc trưng thể loại,.. thì còn có hướng tiếp cận tác phẩm từ góc
độ ngôn ngữ và nổi bật là ngôn ngữ giới.
Trong rất nhiều thời kì phát triển của văn học Việt Nam, chúng tôi đã lựa
chọn thời kì văn học đương đại. Đây là thời kì vẫn đang còn phát triển, còn
kéo dài, là thời kì gần gũi nhất với cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy, đặc điểm
về ngôn ngữ cũng gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật. Đặc biệt là ngôn
ngữ của giới nữ trong các tác phẩm đương đại, ngôn ngữ mang phong cách,
cá tính, suy nghĩ của người phụ nữ khác biệt hoàn toàn so với ngôn ngữ của
nam giới.
Từ những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm
ngôn ngữ của giới nữ trong văn học đương đại Việt Nam” làm đề tài khóa
luận.
1
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tính hình nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ giới
Trên thế giới hiện nay, sự nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ giới đang
ngày càng phát triển. Ngôn ngữ được coi là một tín hiệu và từ tín hiệu đó ta sẽ
nhận ra được nội dung cũng như cách biểu đạt của từng cá nhân. Không chỉ
vậy, ngôn ngữ còn là một phương tiện giao tiếp và tư duy, thông qua ngôn
ngữ mà những vấn đề của xã hội được phản ánh. Nó chính là tài sản chung
của con người. Thế nhưng, ngôn ngữ cũng có sự phân chia thành hai nửa đó
là ngôn ngữ của giới nam và ngôn ngữ của giới nữ. Ngôn ngữ của mỗi giới lại
mang những đặc trưng riêng biệt. Có sự khác biệt như vậy là do tâm, sinh lí
của nữ giới và nam giới khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã dẫn đến những
chủ đề, cách phát âm, cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt của hai giới mang
những đặc trưng riêng của mình. Chúng ta có thể thấy điều đó qua những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới của nhà ngôn ngữ nổi tiếng
trong đó R. Lakoff là nhà nghiên cứu tiên phong với cuốn Language and
woman’s place, NXB Harper and Row, 1975 hay những nghiên cứ về các
hành vi và sự tiếp nhận hành vi dưới góc độ giới
Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế
giới, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã mở rộng các vấn đề nghiên cứu
về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới. Thành công hơn cả chính là kết quả
nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Văn Khang với tác phẩm Ngôn ngữ học xã
hội trong đó dành hẳn một chương (chương 10) để bàn luận về ngôn ngữ và
giới trong đó tác gả đã khẳng định: “Có thể đi đến khẳng định rằng, yếu tố
giới là sự tồn tại có thực trong giao tiếp ngôn ngữ. Nó còn tồn tại từ hai
chiều: chiều tác động của giới đến sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp và
chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới được bộc lộ.” [4; 261].
Tiếp nối giáo sư Nguyễn Văn Khang là những nhà nghiên cứu tập trung
nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong giao tiếp người Việt như
các Luận án tiến sĩ: Phạm Thị Hà Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp
tiếng Việt qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen đã chỉ ra đặc điểm hành vi
khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới trường hợp người
hâm mộ với nghệ sĩ và trường hợp đối với hình thức bên ngoài của con người.
Trần Thanh Vân trong Luận án Tiến sĩ: Đặc trưng giới tính biểu hiện
cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp đã nghiên cứu được đặc trưng giới tính
biểu hiện qua phần dẫn nhập cuộc thoại, phần thân cuộc thoại và phần kết thúc
cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp.
Ngoài ra còn có Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Mai Hoa “Đặc điểm
ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh,…
Bên cạnh đó, ta còn thấy rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ giới
được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu là các Luận văn Thạc
sĩ: Hoàng Thị Sâm Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tấn - Nguyễn Thi nghiên cứu đặc điểm hành động ngôn ngữ qua lời thoại
nhân vật nữ và ngữ nghĩa lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tấn – Nguyễn Thi.
Nguyễn Thị Én với Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đã nghiên cứu được những hành động ngôn ngữ qua lời
thoại nhân vật nữ: hành động nhận xét, đánh giá; hành động cầu khiến; hành
động trần thuật và ngữ nghĩa lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp: lời thoại thể hiện thiên tính nữ, phản ánh nhu cầu được
giãi bày; phản ánh những quan niệm về nhân sinh mang tính triết lí và hàm
ngôn qua lời thoại của nhân vật nữ. Ngoài ra còn rất nhiều các bài nghiên cứu
khác.
Những bài nghiên cứu này góp phần thể hiện rõ hơn những đặc trưng
riêng
biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai giới trong giao tiếp của người Việt.
Với
những tư liệu cụ thể, thuyết phục, các nhà nghiên cứu đã cụ thể hóa hơn những
lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trên thế giới, cho thấy những
đặc điểm và lí giải nguyên nhân gắn với văn hóa của dân tộc Việt.
2.2. Tình hình nghiên cứu văn học đương đại Việt Nam
Văn học đương đại chính là giai đoạn văn học vẫn còn kéo dài đến ngày
nay và sẽ còn kéo dài mãi trong nền văn học của nước ta. Đây là nền văn học
thu hút rất nhiều sự quan tâm của các giới nghiên cứu trong đó có những nhà
nghiên cứu văn học, nhà nghiên cứu ngôn ngữ,… Giờ đây nghiên cứu văn học
không chỉ dừng lại ở việc phân tích nhân vật, phân tích nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm mà thay vào đó là nghiên cứu văn học ở góc độ tôn giáo, góc độ
ngôn ngữ. Riêng việc nghiên cứu tác phẩm ở góc độ ngôn ngữ lại được dành
khá nhiều sự quan tâm. Ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày giờ đây đã xuất
hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học chứ không còn bị giới hạn như trong
các giai đoạn văn học trước. Ngôn ngữ trong tác phẩm đã phản ánh được nhiều
vấn đề xã hội đồng thời cũng thể hiện được những nét phong cách của từng
nhân vật, của từng vùng miền. Vì vậy mà nó đã trở thành đề tài nghiên cứu của
những người đam mê nghiên cứu với rất nhiều tác phẩm có giá trị: Luận văn
Thạc sĩ Nguyễn Thị Én Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Khóa luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thu Hà Đặc điểm ngôn ngữ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Văn Đồng Đặc điểm ngôn ngữ
Phạm Thị Hoài (qua tiểu thuyết Thiên sứ) và rất nhiều các tác phẩm.
Như vậy vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong văn
học không phải là vấn đề xa lạ trong giới nghiên cứu hiện nay. Những tác
phẩm nghiên cứu mà tôi đã kể trên sẽ tạo tiền đề để tôi đi sâu vào phân tích và
tổng hợp đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ thông qua lời thoại của họ trong văn
học đương
đại Việt Nam và cụ thể là qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Nhật Ánh.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này có các mục đích sau:
Khái quát lên đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong văn học đương đại và
lý giải nguyên nhân để góp phần minh chứng cho mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và giới trong phạm trù ngôn ngữ học xã hội, sự chi phối của giới tính đối với
việc sử dụng ngôn ngữ.
Khai thác đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ để thấy được tài năng, sự sáng
tạo cùng với phong cách riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ của giới nữ nói
chung và giới nữ trong văn học đương đại nói chung
4. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong văn học đương đại Việt Nam
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới nữ trong các tác phẩm văn học
đương đại Việt Nam
Khảo sát trên ngữ liệu 27 tác phẩm truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu:
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Nhật Ánh
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích của khóa luận, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp sau:
Phương pháp miêu tả: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ thể hiện
rõ được những đặc trưng của ngôn ngữ giới nữ trong văn học đương đại Việt
Nam.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ phương pháp khảo sát, thống kê,
phân loại, chúng tôi khái quát lên những đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong
các tác phẩm đương đại Việt Nam sau đó phân tích làm rõ, lí giải nguyên
nhân của từng đặc điểm.
Thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Sử dụng phương pháp này,
chúng tôi khảo sát các tác phẩm tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam
sau đó thống kê lại những đoạn hội thoại của các nhân vật nữ trong tác phẩm
từ đó sẽ phân loại những đặc điểm của ngôn ngữ giới nữ theo các khía cạnh
khác nhau.
Thủ pháp so sánh: Sử dụng thủ pháp này chúng tôi đối chiếu giữa đặc
điểm trong lời nói của nhân vật nữ với lời nói của nhân vật nam để qua đó
thấy được những đặc trưng riêng về ngôn ngữ của từng giới.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của khóa luận
7.1. Ý nghĩa lí luận
Khóa luận muốn góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và giới, lí giải được những đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong văn học
đương đại Việt Nam.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận giúp định hướng một hướng tiếp cận một tác phẩm văn học,
vận dụng đặc điểm ngôn ngữ về giới để có thể lí giải, phân tích nhân vật. Và
cũng dựa vào ngôn ngữ của nhân vật, chúng ta có thể thấy được tài năng, sự
sáng tạo của người nghệ sĩ.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được cấu trúc thành 2 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong các tác phẩm văn học
đương đại Việt Nam
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc điểm ngôn ngữ giới nữ
1.1.1. Đặc điểm về ngữ âm
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ ngôn ngữ nổi tiếng thế giới là R. Lakoff đã
trình bày những đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong cuốn sách Language
and woman’s place (Ngôn ngữ và vị trí của phụ nữ), NXB Harper and Row,
1975 [4; 239]. Và giáo sư Nguyễn Văn Khang cũng đã kế thừa thành tựu đó
và thể hiện trong cuốn sách của mình. Các nhà ngôn ngữ đều cho rằng đặc
điểm ngôn ngữ của phụ nữ bao gồm ba đặc điểm chính là đặc điểm về ngữ
âm, đặc điểm về từ ngữ và đặc điểm về ngữ pháp.
Về mặt ngữ âm, ngôn ngữ của phụ nữ có khá nhiều điểm khác so với
nam giới. Đầu tiên, Giáo sư Nguyễn Văn Khang cho rằng: “Phụ nữ phát âm
chuẩn hơn nam giới. Ví dụ nữ giới phát âm chính xác các âm như âm (g)
trong từ going thay vì cách nói thân mật goin” [4; 239].
Thứ hai, cao độ và ngữ điệu trong phát ngôn của phụ nữ được sử dụng
khá đa dạng. Họ ưa chuộng sự cường điệu hóa, thường có sự nhấn nhá khi
lên, khi xuống, khi kéo dài ra và thường “dùng trong dấu “... ” mà Lakoff gọi
đó là cách nói nhấn âm (speaking in italics) ”. [4; 239]. Ví dụ khi người phụ
nữ mỉa mai: “Nhà nó giàu mà” thì họ thường kéo dài giọng ra và cao độ thay
đổi ở từ “giàu” ngược lại ở đàn ông thì không như vậy. Bên cạnh đó, trong
ngôn ngữ của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thì phụ nữ luôn có
xu hướng phát âm cao hơn với những nguyên âm cao và luôn phát âm thấp
hơn với những nguyên âm thấp so với nam giới. Và Nguyễn Văn Khang cũng
khẳng định: “Khi phát âm các nguyên âm dòng trước, phụ nữ thường đẩy vị
trí của lưỡi ra phía trước nhiều hơn (so với nam) và khi phát âm các nguyên
âm dòng sau, phụ nữ thường đẩy vị trí của lưỡi ra phía sau nhiều hơn so với
nam.” [4; 239]
Thứ ba, trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể thấy phụ nữ thường
hay lên giọng ở cuối câu. Cũng ở ví dụ trên, phụ nữ cũng lên giọng và nhấn
giọng vào từ “mà” để thể hiện sự mỉa mai. Hay một ví dụ khác: “Xin lỗi, cậu
đang cầm cây bút của tôi?” Thực chất đây là một câu trần thuật nhưng với
thái độ lịch sự, người phụ nữ lại lên giọng ở cuối câu tạo thành một câu hỏi.
Điều này rất khác biệt so với nam giới. Đối với nam giới họ sẽ thể hiện rõ
luôn ý định của mình: “Cậu trả lại cho tôi chiếc bút”. Như vậy có thể thấy,
phụ nữ thường lên giọng ở cuối câu tạo thành câu nghi vấn cho các phát ngôn
trần thuật để thể hiện những cảm xúc của của bản thân một cách khá kín đáo
khác biệt hoàn toàn so với nam giới.
Cuối cùng, khi nói các câu trần thuật, phụ nữ rất thích sử dụng ngôn
điệu. Chúng ta có thể bắt gặp trong bất kì một cuộc hội thoại nào trong cuộc
sống ví dụ khi bạn trai hỏi “Mấy giờ chúng ta đi chơi?” thì bạn gái chỉ cần trả
lời là “8 giờ” nhưng nữ giới thì thường trả lời bằng giọng cao “Khoảng 8 giờ”
với hàm ý hỏi ý kiến “Với thời gian 8 giờ ấy anh có đi được không?”
Có sự khác biệt về cách phát âm giữa phụ nữ và nam giới một phần so
cấu tạo cơ thể và phần nhiều là do đặc điểm tâm lý. Người phụ nữ thường rất
tỉ mỉ không chỉ trong các công việc trong cuộc sống mà cả lời ăn tiếng nói
hàng ngày. Họ thường rất thận trọng khi giao tiếp. Và trong quá trình giao
tiếp đó, họ cũng gửi gắm cảm xúc của mình và từ ngữ vào giọng điệu của lời
nói. Chúng ta có thể đoán ra ngay tâm trạng của người phụ nữ khi nghe họ nói
bởi cao độ và ngữ điệu của họ. Đó chính là một trong số những điểm khác
biệt của phụ nữ so với nam giới.
1.1.2. Đặc điểm về từ vựng
“Theo nghiên cứu về xã hội ngữ học (sociolinguistics) và trên thực tế có
sự khác biệt giữa nam và nữ về ngôn ngữ. Con gái thường phát triển ngôn
ngữ sớm hơn con trai. Ngay từ 2, 3 tuổi, khả năng tiếp nhận tiếng nói của các
trẻ em gái đều trội hơn các trẻ em trai”. [11]. Chính vì vậy, bên cạnh sự khác
biệt về phát âm thì từ vựng mà mỗi giới sử dụng cũng có sự khác nhau rõ rệt
Thứ nhất, chúng ta có thể thấy, trong giao tiếp, phụ nữ thường sử dụng
nhiều những từ chỉ màu sắc và thể hiện chính xác chúng. Trong khi đó, nam
giới lại rất hạn chế trong việc sử dụng và nếu có sử dụng thì cũng mang tính
chung chung không chính xác. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ tâm lý của
mỗi giới. Người phụ nữ thì rất chu đáo, có sự quan sát tỉ mỉ và đặc biệt rất chú
trọng đến cái đẹp. Do vậy, phụ nữ có sự tinh tế và nhạy cảm hơn so với nam
giới. "Phụ nữ thường sử dụng từ màu sắc như màu pastel (tức là những màu
nhạt như hồng, xanh, tím), màu be, màu xanh ngọc bích, màu cam cà rốt, màu
xanh navy,... Họ chú ý đến độ đậm nhạt của màu sắc để sử dụng đúng tên gọi
của màu sắc đó. Trong khi nam giới chỉ dùng những từ ngữ chỉ màu sắc
chung chung quen thuộc như đen, đỏ, xám, xanh,... Có khi, nam giới còn
không hình dung được màu sắc mà nữ giới thường gọi tên" [2; 21]. Đó chính
là sự đặc biệt đầu tiên trong ngôn ngữ của người phụ nữ.
Thứ hai, ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, người phụ
nữ xưa kia không được học hành tử tế. Họ chỉ quanh quẩn ở nhà nội trợ, chăm
sóc gia đình con cái, làm những công việc nữ công gia chánh. Vì vậy, vốn từ
vựng về những vấn đề như nấu ăn, may vá, dọn dẹp, chăm sóc, dạy dỗ con
cái,... của phụ nữ phong phú hơn đàn ông. Khi họ giao tiếp, họ luôn hướng về
gia đình, về những công việc nội trợ hơn là những vấn đề xã hội. Ta thường
bắt gặp những từ ngữ như: “thịt tươi” , “rau sạch” , hay “vá áo”, “quét nhà”,
“rửa bát”,... Nhưng thời gian thay đổi, quan niệm của con người cũng đổi
thay. Người phụ nữ giờ đây đã có chỗ đứng trong xã hội. Họ không chỉ lo nội
trợ mà còn đảm đương những công việc ngoài xã hội. Vì vậy vốn từ vựng của
phụ nữ cũng phong phú hơn. Họ giờ đây không chỉ chăm sóc cho gia đình mà
còn biết tự chăm chút cho bản thân mình. Chính vì thế mà những từ vựng về
thời trang, làm đẹp,.. đã được người phụ nữ sử dụng nhiều khi giao tiếp. Đặc
biệt, khi họ gặp nhau, họ thường bàn luận về thời trang và sắc đẹp ví dụ như:
- Cái váy đuôi cá chị mặc hôm nay đẹp quá!
- Tôi thì thích cái váy body của chị hơn. Trông nó thật sexy!
Hay
- Ôi, da chị trắng hồng và mềm thật. Chị có bí quyết gì không?
- À, tôi dùng mĩ phẩm Nuxi của Pháp thấy tốt lắm chị dùng thử xem,...
Đó đều là những lĩnh vực mà từ vựng của nam giới kém phong phú hơn
bởi đó là vấn đề mà nam giới ít quan tâm đến. Thay vì nấu nướng, thời trang,
làm đẹp thì nam giới thích vấn đề chính trị, thể thao và game nhiều hơn. Và ở
những lĩnh vực đó thì từ vựng của nam phong phú hơn nhiều so với nữ giới
Thứ ba, trong các cuộc giao tiếp, khi gặp bất ngờ hay cảm thán về một
vấn đề gì đó, phụ nữ thường kêu lên “Trời ơi”, “Trời”, “Eo ơi”, “Chết mất
thôi”,.. Ví dụ như: “Trời ơi, em quên chưa đi đón con rồi” hay “Eo ơi, áo anh
bẩn thế”, hay “Tao buồn chết mất thôi”... Đó là những từ cảm thán ở dạng
nhẹ nhàng, trung tính, thể hiện được thái độ của người phụ nữ trước vấn đề
mà họ đang nói tới. Còn nam giới với ví dụ ở trên họ sẽ không dùng những từ
ngữ cảm thán đó như: “Anh quên chưa đón con rồi”, “Áo em bẩn kìa” hay
“Hôm nay tao buồn”. Và nếu có sử dụng các từ cảm thán thì nam giới thường
ưa dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhưng có phần dung tục, thô thiển như “mẹ
kiếp”, “chết tiệt”, “chó chết”,..
Thứ tư, Nguyễn Văn Khang đã khẳng định: “Phụ nữ thường dùng các từ
do dự như “sort of, I guess, I think"" [4; 240]. Điều đó có nghĩa là, phụ nữ
thường dùng những từ như “nghĩ”, “cho rằng”, “thấy rằng”,... để thể hiện suy
nghĩ của mình, tránh bộc lộ thái độ một cách “trực diện” [4; 240]. Làm như
vậy bởi phụ nữ luôn tránh việc làm mất lòng người khác hoặc sợ người khác
bị tổn thương.
Không chỉ vậy, phụ nữ đều rất mềm yếu, nhạy cảm, họ luôn mang trong
mình những cảm xúc khá mãnh liệt. Do vậy, phụ nữ rất ưa sử dụng những từ
thiên về bộc lộ cảm xúc của mình hơn là để thể hiện một nội dung nào đó.
“Phụ nữ thường sử dụng một số từ nghe có vẻ dịu dàng như “adorable” (thay
vì great), “charming” (thay vì terrific), “sweet” (thay vì coll), “lovely”,
“divine” (thay vì neat)” [4; 240]. (tức là dùng từ đáng quý (thay vì to lớn),
yêu kiều ( thay vì rất lớn), ngọt ngào, đáng yêu, tuyệt diệu (thay vì rõ ràng).
Còn đối với phụ nữ Việt của chúng ta, họ cũng hay dùng những từ mang cảm
xúc như: “Bộ phim này thật cảm động”, thay vì nói lên nội dung của phim hay
“tuyệt vời”, “tuyệt diệu”, “mĩ miều”, “tuyệt trần”,...
Và đặc biệt, phụ nữ rất thích dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như
là rất, cực kì, thật sự,.. Ví dụ như khi khen một chiếc áo đẹp, nam giới sẽ nói:
“Cái áo này đẹp đấy” nhưng phụ nữ sẽ nói rằng “Cái áo này đẹp cực”. Trong
giao tiếp, phụ nữ khá là tinh tế và họ thường rất thích khen người khác. Vì
vậy, phụ nữ thích dùng những từ nhấn mạnh để thể hiện cảm xúc của mình
đồng thời cũng tăng hiệu quả giao tiếp, luôn làm người đối diện thoải mái, vui
sướng. Đồng thời, khi gặp những tình huống khó khăn, căng thẳng, phụ nữ lại
ưa dùng những từ ngữ giảm nhẹ như “hơi hơi” hoặc “kiểu như”. Nó sẽ giúp
cho người nghe cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ khi một người hỏi ý kiến về
chiếc áo mà người đó rất thích và đang mặc thử nhưng bạn lại chê nó, nếu là
nam giới bạn sẽ trả lời là “Cậu mặc xấu lắm!” nhưng nữ giới lại trả lời rằng:
“Nó hơi tối, kiểu như không làm tôn da cậu được.". Cùng là một câu chê
những với từ ngữ mà nữ giới sử dụng, người nghe sẽ không bị thất vọng và
khó chịu.
1.1.3. Đặc điểm về ngữ pháp
“Theo hai nhà nhân chủng học Daniel Maltz và Ruth Borker thì có sự
khác biệt ngôn ngữ giữa nam nữ khi tiếp xúc, chơi đùa với các bạn. Con trai
thường dùng cách ra lệnh, tức mệnh lệnh cách trực tiếp để diễn đạt điều
muốn nói với giọng điệu mạnh bạo, nhất định." [11] Ví dụ như nam giới
thường nói: “Ở đây đi”, “Lại đây”, “Đừng ăn nữa”,... Họ ít khi nhận lệnh mà
thường ra lệnh cho người khác. Khi cần phải nói, nam giới sẽ nói nhiều hơn
nhưng lời nói của họ rất ngắn gọn và súc tích. Đặc biệt nam giới có thói quen
ngắt lời người khác. Trong khi đó, phụ nữ nói chuyện lịch sự, nhã nhặn hơn
nam giới.
Thứ nhất, phụ nữ thường dùng cách nói khuyến dụ với giọng khéo léo,
nhẹ nhàng kết hợp với câu hỏi đính kèm (hay còn gọi là câu hỏi đuôi) để có
thể dễ dàng thuyết phục đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối phương như:
- Cậu ở lại đây đi, được không?
- Hôm nay được nghỉ học, phải không?
- Cậu đừng ăn nữa, được không?,...
Tưởng chừng như cách diễn đạt đó thể hiện sự không chắc chắc nhưng
thực ra việc sử dụng câu hỏi đuôi như vậy mang lại hiệu quả giao tiếp rất cao,
“theo kiểu lạt mềm buộc chặt” [4; 240].
Thứ hai, phụ nữ thường bày tỏ ý muốn của mình thông qua những lời đề
nghị bằng các câu đề nghị thay vì các câu mệnh lệnh như nam giới. Họ
thường chỉ gián tiếp ra lệnh và chỉ đưa ra ý kiến của mình. Trong một vài
trường hợp, người phụ nữ cũng dùng những câu ra lệnh như:
Mẹ nói với con:
- Đừng đi chơi về muộn.
Hay
- Xuống đây ngay!
Hay bạn gái nói với bạn trai (vợ nói với chồng):
- Đừng để tôi phát hiện ra.
Hoặc
- Đừng có léng phéng với cô nào đấy.”,....
Nhưng đa phần người phụ nữ thường dùng hình thức: “Làm ơn... ”,
“Cảm phiền.... ”, “Xin vui lòng.... ”, “Xin cảm ơn.... ”,... Nó thể hiện thái độ
lịch sự khi nhờ cậy người khác và điều đó rất dễ được chấp nhận. Ví dụ cùng
một hành động ngôn ngữ đề nghị đi nhờ xe, người phụ nữ ưa sử dụng một số
cách diễn đạt như :
- Cậu có thể cho tôi đi nhờ xe được không?;
- Làm ơn cho tôi đi nhờ xe.;
- Cảm phiền cậu chở tôi một đoạn.;
- Làm ơn cho tôi đi nhờ xe được không?,...
Tùy thuộc vào đối tượng thân quen và cũng tùy thuộc vào tính cách của
người nói mà họ sẽ sử dụng những cách diễn đạt khác nhau nhưng chung quy
lại, phụ nữ vẫn ưa sử dụng những câu cầu khiến phức hợp để thể hiện thái độ
lịch sự.
Thứ ba, phụ nữ nói có phần dài dòng hơn nam giới. “Họ thường đưa ra
những yêu cầu ở dạng kết hợp và gián tiếp để thể hiện tính lịch sự” [4; 241].
Thay vì nói: “Cho tôi đi nhờ xe.” thì họ lại diễn đạt khá dài dòng: “Tôi phân
vân không biết liệu rằng bạn có phiền không khi tôi muốn đi nhờ một đoạn.”.
Lỗi diễn đạt đó khiến cho đối phương không nỡ từ chối đề nghị của mình.
Và đặc biệt, phụ nữ thường có hành vi phân trần, rào đón trước khi đi
vào thông tin để làm giảm nhẹ đi áp lực cũng như để người đối diện thấy
thoải mái hơn. Vì vậy, “phụ nữ thường sử dụng một số từ và kiểu cấu trúc,
như well, you know,.. ” [4; 241]. Ví dụ như phụ nữ thường nói: “Thật tốt khi
nhận được sự giúp đỡ của anh.” hay “Cậu có biết rằng cậu rất tồi không? ”,...
Trong khi đó nam giới thì luôn đi thẳng vào câu chuyện mà ít khi có sự rào
đón trước.
Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, phụ nữ thường xuyên bị ngắt
ngang lời bởi nam giới. Ví dụ cuộc hội thoại của một nam và một nữ:
- Hôm nay em đi qua chỗ hội chợ hoa thấy có cây nhiều chậu hoa đẹp
lắm. Em định....
- Thôi dẹp. Nhà mình làm gì còn chỗ mà để.
Có thể thấy, phụ nữ luôn bị chèn ép, bị chi phối. Mỗi khi bị ngắt lời như
vậy, họ luôn dừng lại, không phát ngôn nữa mà nhường quyền phát ngôn cho
đối phương. Điều đó thể hiện thái độ lịch sự của người giao tiếp trong quá
trình giao tiếp bởi có người nói thì phải có người nghe.
Có thể khẳng định, phụ nữ thường sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác và lịch
sự hơn nam giới. Nguyên nhân chính là do sự khác nhau về tâm sinh lý của
mỗi giới. Nó đã chi phối mạnh mẽ đến ngôn ngữ của mỗi giới. Phụ nữ đã
được giáo dục từ khi còn nhỏ là phải cư xử đúng mực đặc biệt là giao tiếp
nhún nhường, lịch sự, luôn có vị thế thấp hơn so với nam giới. Sự tự giác đó
đã dần trở thành thói quen của từng giới. Nữ phải nói năng nhẹ nhàng, mềm
mỏng còn nam thì phải nói năng mạnh mẽ, dứt khoát.
Không chỉ vậy, nguyên nhân một phần là do tâm lý chung của xã hội và
trở thành tiêu chuẩn đối xử với việc sử dụng ngôn ngữ của nam và việc sử
dụng ngôn ngữ của nữ. Phụ nữ trong xã hội luôn bị chèn ép, luôn phải chịu
thiệt thòi. Người phụ nữ bao giờ cũng phải nhún nhường, phải khép nép trong
cuộc sống cũng như trong giao tiếp. Họ luôn bị đánh giá đặc biệt là trong giao
tiếp chính vì thế mà họ luôn sử dụng ngôn ngữ một cách cẩn trọng, chính xác,
nhẹ nhàng và lịch sự. Phụ nữ luôn phải chịu thiệt thòi. Khi họ nói năng nhẹ
nhàng, mềm mỏng thì bị đánh giá là không có lập trường, không có chính
kiến. Nhưng khi họ nói năng mạnh mẽ, cá tính thì lại đánh giá họ không dịu
dàng, “đàn ông”. Bởi vậy mà người phụ nữ khá trau chuốt trong giao tiếp đặc
biệt là giao tiếp xã hội. Những nguyên nhân đó chung quy lại đã chi phối
mạnh mẽ đến việc sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt mang tính đặc trưng của
người phụ nữ trong quá trình giao tiếp.
1.2. Ngôn ngữ nhân vật
Có rất nhiều những khái niệm về ngôn ngữ nhân vật
Từ điển thuật ngữ văn học nêu khái niệm như sau: “Ngôn ngữ nhân vật
là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể
hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể
hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ,
lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lắp lại những từ, câu mà
nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương... Trong các tác
phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của
nhân vật.” [3; 214]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa cũng đã khẳng định rằng: “Lời thoại
là hình thức kể bằng lời nhân vật. Nó còn được gọi là lời trực tiếp của nhân
vật trong văn học, là “hình thức kể chuyện cá thể hóa triệt để tính cách và
tình huống đối thoại”. [10]
“Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp
thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn
bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện,
đối thoại giữa hai nhân vật, dạng phổ biến nhất của hội thoại là song thoại.
Đơn vị cơ sở của hội thoại là cuộc thoại. Cuộc thoại bao gồm sự tương tác
qua lại giữa người nói và người nghe kết hợp với sự luận phiên lượt lời và
thay đổi vai trò trong suốt quá trình giao tiếp.” [10] Như vậy, lời thoại của
nhân vật sẽ xuất hiện nhiều trong các tác phẩm tự sự và kịch. Ta có thể lấy ví
dụ về lời thoại như trong truyện ngắn Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp:
Sinh bảo: “Chú lễ đi. Tôi đàn bà con gái biết khấn thế nào”. Khiêm bảo:
“Chị là bề trên, chị cứ vái ba vái trước còn đâu tôi khấn”. [13; 46]
Ta có thể thấy đó là cuộc hội thoại giữa hai nhân vật là Sinh và Khiêm.
Mỗi nhân vật đã thực hiện một lời thoại của mình.
Lời thoại của nhân vật trong các tác phẩm tự sự chính là một công cụ đắc
lực giúp cho nhà văn thể hiện được diễn biến cốt truyện, thể hiện tính cách,
tâm trạng và cảm xúc của mỗi nhân vật. Đồng thời, thông qua lời thoại của
nhân vật, nhà văn cũng thể hiện được ý đồ quan niệm, tư tưởng cùng với sự
sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, lời thoại của nhân vật ở mỗi giới cũng mang
những đặc trưng riêng phản ánh được cá tính và đặc điểm của từng giới.
Thông qua lời thoại của nhân vật, độc giả có thể thấy được toàn bộ khả năng
sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo trong việc kết hợp từ ngữ của người nghệ sĩ
nhưng đồng thời vẫn thấy được ngôn ngữ trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày
mang đặc điểm của từng giới tính khác nhau.
1.3. Bức tranh văn học đương đại Việt Nam
1.3.1. Bức tranh văn học đương đại Việt Nam từ góc độ nội dung
Văn học đương đại (sau năm 1975 đến nay) vẫn đang trên đà phát triển
Văn học giai đoạn này có sự phản ánh rõ nét hơn cả về đời sống xã hội trong
các tác phẩm văn chương.
Văn học đương đại Việt Nam đã đi qua hai chặng đường lớn với sự
mạch lạc tiếp nối: “Từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp
từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 trở đi
là văn học trong thời kì đổi mới, bao gồm hai chặng nhỏ: từ 1986 đến đầu
thập kỉ 90 là chặng đường văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ gắn liền với
chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ giữa những năm 90 đến nay,
văn học trở lại với những quy luật bình thường và hướng sự quan tâm nhiều
hơn vào những cách tân nghệ thuật”. [5; 10]
Giai đoạn văn học sau năm 1975 vận động theo hướng dân chủ hóa. Văn
học giờ đây đã nhìn thẳng, đào sâu vào sự thật phản ánh những gì xấu xa còn
tồn tại trong xã hội. Có sự thay đổi về đời sống, người nghệ sĩ mang trong
mình ý thức cách tân, sự đột phá trong cách tiếp cận và xử lí hiện thực đời
sống để đưa vào tác phẩm của mình. Trong xu hướng dân chủ hóa đó, văn học
cũng đã thể hiện những quan điểm, những chính kiến của người nghệ sĩ về xã
hội và về chính con người. "Tiếp cận với thế giới nhân vật trong các sáng tác,
người đọc như được tiếp xúc với con người trong đời sống thực với tất cả sự
sinh động, phong phú, đa dạng.” [12]. Hiện thực giờ đây là cuộc sống sinh
hoạt bình thường của con người với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Đó
là đời sống cá nhân của mỗi con người với những số phận riêng, những cảm
xúc riêng, những ước mơ, khát vọng riêng được người nghệ sĩ phản ánh thông
qua lăng kính của mình.
Tinh thần yêu nước chính là cảm hứng chủ đạo của nhiều giai đoạn văn
học Việt Nam. Con người giờ đây không còn chỉ bó hẹp trong mối quan hệ
với đất nước mà đã được nhìn ở góc độ đa chiều với nhiều vị thế và trong
nhiều mối quan hệ. Con người trong văn học đã bộc lộ rõ hơn những cá tính
riêng của mình, trở nên gần gũi hơn so với nhưng giai đoạn văn học trước
đây. Chính xu hướng dân chủ cùng với ý thức về cái tôi cá nhân đã mang đến
sự phát triển phong phú, đa dạng của văn học từ sau năm 1975.
Văn học sau năm 1975 đã chuyển sang một quỹ đạo mới, với sự hình
thành đội ngũ những cây bút mới bên cạnh những cây bút đã đi qua những
cuộc chiến tranh khốc liệt và họ đã viết về hiện thực của ngày hôm nay, phản
ánh đời sống từ những điểm nhìn, bằng cảm quan, tư tưởng của hiện tại.
1.3.2. Bức tranh văn học đương đại Việt Nam từ góc độ nghệ thuật
Bên cạnh những sự đổi mới trong nội dung thì văn học đương đại Việt
Nam cũng đã có rất nhiều cách tân về hình thức. Trong đó, văn xuôi đã có
nhiều sự đổi mới về nghệ thuật tự sự, từ sự thay đổi điểm nhìn trần thuật đến
xây dựng nhân vật, độc thoại nội tâm và dòng ý thức, sự đa thanh, đa giọng
điệu,...
Một nét nổi bật trong giai đoạn này là ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc sống
hàng ngày. Đó là ngôn ngữ vô cùng gần gũi. Ngôn ngữ của nhân vật đã bộc lộ
rõ hơn về tính cách của họ đồng thời cũng mang đậm những nét riêng của mỗi
giới. Ngôn ngữ giờ đây không phải là thứ ngôn ngữ bác học, trang nhã như
trong văn học trung đại hay thứ ngôn ngữ lãng mạn, được tinh lọc kĩ càng như
trong văn học hiện đại mà là những ngôn ngữ đơn giản thậm chí là "suồng
sã". Chính vì vậy, đọc các tác phẩm văn học đương đại, chúng ta như đang
đắm chìm vào những vấn đề diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là
những đặc trưng ngôn ngữ của các giới ngày càng được thể hiện rõ nét mang
đậm đặc điểm của từng giới.
Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều các cây bút tiêu biểu của văn xuôi
đương đại Việt Nam như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Nhật Ánh,...Trong đó, ba nhà văn Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Nhật Ánh với ba phong cách sáng tác khác
nhau, với những đề tài, đối tượng hướng đến không giống nhau đã làm phong
phú hơn cho kho tàng văn học đương đại Việt Nam biến văn học đương đại
thành một vườn hoa với đầy màu sắc và hương thơm tuyệt vời.
Quả thực, văn học đương đại Việt Nam phát triển phong phú và đa dạng
trên mọi mặt từ đề tài, thể loại, thủ pháp nghệ thuật cho đến phong cách và
khuynh hướng thẩm mĩ.