Tải bản đầy đủ (.doc) (268 trang)

GIÁO ÁN VĂN 9 CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 268 trang )

Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Soạn: 25/8/017
Giảng: 28/8/017
Tiết 1

Chủ đề 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Lê Anh Trà )

A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:- Giúp HS thấy được quá trình hình thành và vẻ đẹp trong phong cách Hồ
Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại,
thanh cao và giản dị.
- Thấy được một số BPNT đặc sắc chủ yếu trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu và nhận diện được những đặc điểm của văn bản nhật
dụng.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác giúp học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập,
rèn luyện theo gương Bác,
B/Tiến trình giờ học
I. Chuẩn bị
+Thầy: - Các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực: Trao đổi nhóm, Động não,...
- Các phương tiện dạy học: Bảng phụ, TLTK
+ Trò: Soạn bài, học bài cũ.
II. Kiểm tra.5’
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Nêu nội quy và phương pháp học tập bộ môn
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài:Ở những lớp dưới, các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về


Hồ Chí Minh, giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí
Minh” và qua văn bản này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác.
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn đọc
I- Đọc, hiểu chú thích:15’
, hiểu chú thích
1- Đọc
- Hướng dẫn HS đọc: Chậm 2- Giải thích từ khó (SGK7):
rãi, bình tĩnh, khúc triết,
- Bất giác: Tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
trang trọng (GV đọc mẫu
- Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ,bày vẽ.
HS đọc).
3- Tìm hiểu chung
- Kiểu văn bản: Nhật dụng với chủ đề: hội nhập với thế
- Nhận xét cách đọc của
giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
học sinh.
- Nội dung: Giới thiệu phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
? Dựa vào phần chú thích
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận + thuyết minh
(SGK-7)hãy giải thích
- Bố cục: Văn bản trích chia làm 3 phần:
ngắn gọn các từ khó?
+P1: Từ đầu đến “rất hiện đại”->Quá trình hình thàn
? Xác định kiểu văn bản cho phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
1
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo



Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

văn bản này?Phương thức
biểu đạt chính của văn bản
là gì?
? Văn bản được
chia làm mấy phần?
Nêu nội dung chính
của từng phần?
HĐ2: Hướng dẫn
đọc, hiểu văn bản
- Một học sinh đọc
lại đoạn 1.
? Trong đoạn văn này tác
giả đã khái quát vốn tri thức
văn hoá của Bác Hồ như
thế nào? (Thể hiện qua
câu văn nào?).
? Nhận xét gì về
cách viết của tác giả?

+P2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”->Những vẻ đẹp
cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
+P3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa
của phong cách văn hoá HCM.
II- Đọc, hiểu văn bản:20’
1- Nguồn gốc hình thành phong cách văn
hoá Hồ Chí Minh:

- Vốn tri thức văn hoá của Bác: “Có thể nói ít có vị
lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân
dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Hồ Chí
Minh”. S sánh một cách bao quát đan xen giữa kể và
bình luận.=>Khẳng định vốn tri thức văn hoá của Bác rất
sâu rộng.
- Để có vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác đã:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ - công
cụ giao tiếp quan trọng để tìm hiểu và giao lưu văn hoá
với các dân tộc trên thê giới.(Nói và viết thạo nhiều thứ
tiếng ngoại quốc)
+ Bác đã học từ trong công việc, trong lao động, ở mọi lúc,
? Tác dụng của biện pháp
mọi nơi (Làm nhiều nghề khác nhau).
so sánh, kể và bình luận
+ Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức
ở đây?
khá uyên thâm
? Bác có được vốn văn
- Bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa, văn hóa
hoá ấy bằng những
nước ngoài
con đường nào?
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay
? Điều kỳ lạ nhất
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
trong phong cách văn
+ Phê phán những tiêu cực của CNTB
hoá Hồ Chí Minh là
 Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với

gì?
cái gốc văn hoá dân tộc để trở thành một nhân cách
? Nhận xét gì về
rất Việt Nam… rất hiện đại”.
nghệ thuật của tác
=> Đó chính là điều kỳ lạ vì Người đã tiếp thu một cách
giả trong đoạn này?
có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài. Trên
tác dụng?
nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng
quốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương
Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế
Nghệ thuật đối lập
=>Phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp hài
hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại,
thanh cao và giản dị.
IV.Bài tập ứng dụng: 1’ - Soạn bài tiếp
V. Bổ sung: 1’ Tìm đọc đoạn thơ, bài thơ, câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị của Bác
2
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Soạn: 26/8/017
Giảng: 29/8/017
Tuần 1 Tiết 2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Tiếp )
( Lê Anh Trà )
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:- Tiếp tục giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự
kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản
dị.
- Thấy được một số BPNT đặc sắc chủ yếu trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu chú thích
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác giúp học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập,
rèn luyện theo gương Bác,
B/Tiến trình giờ học
I. Chuẩn bị
+Thầy: - Các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực: Trao đổi nhóm, Động não,...
- Các phương tiện dạy học: Bảng phụ, TLTK
+ Trò: Soạn bài, học bài cũ.
II. Kiểm tra.5’
? Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài:Ở giờ học trước...
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
II- Đọc, hiểu văn bản:20’ (Tiếp)
2-Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
- Một học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3.
- Thể hiện ở lối sống giản dị mà thanh cao
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn? của Người.

+ Nơi ở, nơi làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ
? Phong cách sống của Bác được tác giả bằng gỗ cạnh ao, chỉ vẹn vẹn có
đề cập tới ở những phương diện nào?
vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm
Cụ thể ra sao?
việc và ngủ
+ Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu
Chiếc áo trấn thủ
Đôi dép lốp thô sơ
(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dị + Tư trang: ít ỏi, một chiếc vali
3
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

của Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, các
văn bản thơ khác).
? Học sinh liên hệ với những bài viết đã
sưu tầm được.

con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm
+ Việc ăn uống: Rất đạm bạc
Những món ăn dân tộc không cầu kỳ “Cá
kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối”.
 Nghệ thuật: Dẫn chứng tiêu biểu, kết
hợp lời kể với bình luận một cách tự nhiên,
? Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng,
nghệ thuật đối lập (Chủ tịch nước mà hết
cách viết của tác giả?

sức giản dị), cách nói giản dị dân dã dùng từ ngữ chỉ s
? Phân tích hiệu quả của các biện pháp lượng ít ỏi:chiếc, vài, vẻn vẹn
nghệ thuật trên?
=>Làm nổi bật nét đẹp trong lối sống của Bác.
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác
cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước
? Để giúp bạn đọc hiểu biết một cách
đây (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) –
sâu và sát vấn đề, tác giả đã sử dụng các Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam
biện pháp nghệ thuật gì?
Nghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình luận,
? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ phép so sánh, dẫn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
thuật?
dùng một loạt từ Hán Việt (Tiết chế, hiền
? Nêu cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp triết, thuần đức, tinh thần, thanh đạm, thanh
Tron phong cách sinh hoạ tcủa Bác Hồ? cao,…)
=> Các phép NT trên giúp ta cảm nhận
? Tác giả bình luận như thế nào về
sâu sắc nét đẹp trong lối sống giản dị mà
phong cách hồ Chí Minh?
thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng và thấy được sự gần gũi giữa Bác Hồ với
lối sống của Bác có khả năng đem lại
các vị hiền triết của dân tộc.
hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể 3. Ý nghĩa phong cách văn hóa Hồ Chí
xác?( Tâm hồn không phải chịu những
Minh
toan tính vụ lợi cho nên tâm hồn đượ
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác
thanh cao, hạnh phúc; thể xác không

đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và
phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật)
thể xác
+ Nếp sống ấy thể hiện một quan niệm
thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết, ghi nhớ:8’
1- Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
? Những đặc sắc về nghệ thuật của văn
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện
bản?
- Đan xen thơ, so sánh, dùng chữ Hán Việt.
- Nghệ thuật đối lập.
2- Nội dung:
- Giới thiệu quá trình hình thành, vẻ đẹp
và ý nghĩa của phong cách văn hóa
? Nêu nội dung chính của văn bản?
Hồ Chí Minh.
3- Ghi nhớ: (SGK8)
- Hai học sinh đọc ghi nhớ.
4
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần
luyện tập
- Gv cho hs kể chuyện về chủ tịch Hồ

Chớ Minh
- Hs kể chuyện, gv nhận xét cách kể
chuyện của hs

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự
kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá
dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa
thanh cao và giản dị.
III/ Luyện tập:10’
- Thi kể chuyện Bác Hồ.

IV.Bài tập ứng dụng: 1' : Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt
Của Bác
V. Bổ sung: 1’ Tiếp tục tìm đọc đoạn thơ, bài thơ, câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị
của Bác
- Đọc trước bài: Các phương châm hội thoại
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
*****************************************************
Soạn: 24/8/017
Giảng: 27/8/017
Tuần 1 Tiết 3

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp Hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về
chất.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các phương châm này trong các văn bản và trong giao tiếp

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm này trong giao tiếp.
B/Tiến trình giờ học
I. Chuẩn bị
1. Thầy: - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực:
PP vấn đáp, dạy học theo nhóm. KT chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
2. Trò: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
II. Kiểm tra
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai
XH trong Hội thoại, lượt lời trong Hội thoại. Để hoạt động Hội thoại có hiệu quả, chúng ta
cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là Phương châm hội thoại...
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng
I/ Phương châm về lượng
5
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

- Gv gọi hs đọc đoạn đối thoại
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu mà An cần
hỏi không? Điều An cần biết là gì?
- Hstrả lời-gvkết luận:
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần
biết. Điều mà An cần biết là địa điểm học bơi. Chắng
hạn: Bể bơi thành phố, sông, hồ hay ao...

? Cách nói của Ba có nội dung chưa?
- Hstl-gvkl:
Cách nói đó của Ba chưa có nội dung.
? Nếu là em em sẽ trả lời ntn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét và hướng hs cách trả lời câu hỏi theo
địa điểm.
- Gv gọi hs đọc câu truyện cười
? Vì sao truyện lại gây cho em muốn cười?
- Hstl-Gvkl:
Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những
gì cần núi.
? Theo em thì chỉ cần trả lời thế nào là đủ?
- Gv cho hs tự suy nghĩ và trả lời đúng với yêu cầu
của câu hỏi.
? Qua đó em có thể rút ra được bài học gì trong giao
tiếp?
- Hstl-Gvkl:
Khi nói cần phải có nội dung đúng với mục đích giao
tiếp, không nên nói thừa, cũng không nên nói thiếu vì
như thế sẽ gây khó hiểu cho người khác.
? Em hiểu thế nào là phương châm hội thoại về
lượng?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/9
HĐ 2: Tìm hiểu phương châm về chất.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Truyện phê phán điều gì? Trong giao tiếp cần tránh
điều gì?
- Hstl-Gvkl:

Truyện phê phán tính nói khoác, không nên nói
những điều mà mình không tin là đúng sự thật. hoặc
không có bằng chứng xác thực.
? Em hiểu thế nào là phương châm về chất?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 10.
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập
6

1. Ví dụ:Sgk tr8,9
a.VD1:
* Nhận xét
- Câu trả lời của Ba không
đúng với nội dung mà An
cần hỏi.(thiếu thông tin)
b.VD2:
* Nhận xét
- Các nhân vật hỏi và trả lời
nhiều hơn những gì cần nói.
(thừa)
 Trong giao tiếp, cần nói
cho có nội dung; nội dung
của lời nói phải đáp ứng
đúng yêu cầu của cuộc giao
tiếp, không thừa , không
thiếu
2. Ghi nhớ: sgk/ 9
II. Phương châm về chất
10'
1. Ví dụ: Sgk tr- 9,10
2. Nhận xét

- Nói điều không đúng sự
thật, không có bằng chứng
xác thực.
3. Ghi nhớ: sgk/ 10.
II/ Luyện tập: 20'
Bài tập1:Phân tích lỗi dùng
từ:
a, Thừa cụm từ"nuôi ở
nhà"vì từ "gia súc" đã hàm
chứa điều đó.
b, Tất cả loài chim đều có
hai cánh vì thế nói đến "én"
là nói đến chim cho nên
cụm từ "hai cánh" là cụm từ
thừa.
Bài tập 2: Điền từ thích
hợp
a, Nói có sách, mách có

Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

trong sgk
Bài tập1:
- Gv cho hs tự phân tích lỗi trong giao tiếp.
- Hs thực hiện- gvkl và ghi bảng:
Bài tập 2:
- Gv cho hs điền từ vào chỗ trống.

- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 3: Xác định phương châm hội thoại không
được tuân thủ trong câu chuyện.
Bài tập 4:
- Hs xác định kiểu phương châm hội thoại dùng trong
các câu.
- Gv nhận xột và kết luận ghi bảng:

chứng.
b, Nói dối.
c, Nói mò
d, Nói nhăng nói cuội.
e, Nói trạng
Bài tập 3:
Câu nói"rồi có nuôi được
không" người nói đó vi
phạm phương châm về
lượng
Bài tập 4: Xác định các
phương châm hội thoại
trong các ý
a, Phương châm về chất.
b, Phương châm về lượng
IV.Bài tập ứng dụng: 4' Gv củng cố nội dung bài học. Làm tiếp các bài tập còn lại
V. Bổ sung: 1’ Đọc tham khảo Tư liệu Ngữ Văn 9
- Đọc trước bài: Các phương châm hội thoại (tiếp)
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
..........................................................................................................................................
*****************************************************
Ngày soạn: 27/8/2017

Ngày giảng:30/8/2017
Tuần 1 Tiết 4

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1. Kiến thức: Hiểu được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết
minh để làm cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: GDHS ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- GDBVMT: Viết đoạn văn thuyết minh chủ đề về môi trường trong đoạn văn có sử
dụng một số biện pháp nghệ thuật
B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cự: PP và KT chia nhóm;
giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, viết sáng tạo. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, tài liệu tham
khảo
2. Học sinh:Đọc SGK, n/c trả lời các câu hỏi
II. Kiểm tra 5’
7
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

- Kiểm tra nội dung kiến thức Văn bản Thuyết Minh ( Hiện, Chuyên, Nhàn, Linh
9C; Hậu, Hải, T Phong 9D)
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: ở lớp 8, các em đã được học và vận dụng văn bản thuyết minh, giờ
học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu và vận dụng kiểu văn bản này ở một yêu cầu cao hơn,

đó là: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan thì cần sử dụng một số
biện pháp nghệ thuật.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập văn bản thuyết minh
I. Một số biện pháp nghệ
? Văn bản thuyết minh có những tính chất nào?
thuật trong văn bản thuyết
- Hstl-Gvkl: Văn bản thuyết minh đòi hỏi phải có tính
minh: 20'
khách quan, xác thực, hữu ích. Trình bày phải chính xác,
rõ ràng, chặt chẽ.
1. Ôn tập văn bản thuyết
? Thuyết minh để làm gì?
minh.
- Hstl-Gvkl: Thuyết minh để cung cấp tri thức về đặc
điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích., giới
thiệu
2.Văn bản thuyết minh có
? Em hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường
sử dụng một số biện pháp
dùng?
NT
- Hstl-Gvkl:Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, liệt
kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
a.Ví dụ: Hạ Long đá và nước
HĐ 2: Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn
bản thuyết minh

- Gv gọi hs đọc văn bản "Hạ Long đá và nước".
- Sự kì lạ của Hạ Long là do
? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? đá và nước tạo nên.
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:Tác giả thuyết minh sự kì lạ của
Vịnh Hạ Long do đá và nước tạo nên, tức là thuyết minh
- Đá và nước Hạ Long đem
vẻ đẹp hấp dẫn kì lạ của Hạ Long.
đến cho du khách một cảm
? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối
giác thú vị.
tượng không?
- Hstl-Gvkl: Khác với các cách thuyết minh của các nhà
văn khác. Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long theo một
 Thuyết minh bằng phương
phương diện ít ai nói tới. Có thể nói là một phát hiện của
pháp liệt kê.
nhà văn, đá và nước nơi Hạ Long đã đem đến cho du
khách những cảm giác thú vị.
 Sử dụng nghệ thuật liên
? Theo em văn bản đó sử dụng phương pháp thuyết minh tưởng, tưởng tượng (Tưởng
nào là chủ yếu?
tượng những cuộc dạo chơi,
- Hstl-Gvkl và ghi bảng: Bài văn thuyết minh đã sử dụng nhiều lần dùng từ "có thể"
nhiều phương pháp như giải thích, liệt kê... phương pháp khơi gợi những cảm giác có
liệt kê vẫn là cơ bản nhất.
thể có ). Đồng thời tác giả
? Để cho bài văn sinh động tác giả còn dùng biện pháp
8
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo



Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

nghệ thuật nào khi thuyết minh?
? Cách sử dụng nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
- Hstl-Gvkl: Cách sử dụng các nghệ thuật ấy có tác dụng
giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá mà là cả một thế
giới sống có hồn.
? Em hãy cho biết các biện pháp nghệ thuật trong văn
bản thuyết minh có tác dụng ntn?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk/ 13.
Hđ3: Thực hiện phần luyện tập
- Gv gọi hs đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
? Em hãy xác định nghệ thuật được sử dụng trong bài
văn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét và ghi bảng:

dùng nghệ thuật nhân hoá để
tả các loài đá (gọi chúng là
thập loại chúng sinh, là thế
giới người, là bọn người
bằng đá hối hả trở về)
b. Ghi nhớ: sgk/ 13.
II. Luyện tập: 18’
Văn bản: Ngọc Hoàng xử tội
Ruồi Xanh
 Sử dụng biện pháp nghệ
thuật nhân hoá dưới dạng đối

thoại.
* BT: Viết đoạn văn thuyết
minh, chủ đề môi trường.
Trong đoạn văn có sử dụng
mốt số biện pháp nghệ thuật

IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’ Đọc tham khảo BD Ngữ Văn 9
- Học bài và chuẩn bị bài Luyện tập
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
.............................................................................................................................................
*****************************************************
Ngày soạn: 28/8/2017
( Dạy bù 9A)
Ngày giảng: 31/8/2017
Tuần 1 Tiết 5

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1. Kiến thức: Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào trong văn bản thuyết
minh cụ thể.
2. Kĩ năng: Biết cách lập dàn ý chi tiết và viết được phần mở bài đúng yêu cầu của văn
bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các biện pháp NT trong văn bản TM
* Tích hợp: Với các văn bản TM đã học
* Trọng tâm: Phần LTTH
B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: PP và KT chia nhóm;

giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, viết sáng tạo
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, tài liệu tham khảo
- Sưu tầm các bài viết có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
có liên quan.
9
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

2. HS: Chuẩn bị đề bài trong SGK trang 15 theo nhóm
II. Kiểm tra 5’
? Hãy nêu các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? (Đáp án tiết 4)
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài:1’
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phục
cao các em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Giờ hôm
nay, chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn
bản thuyết minh.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hđ1: Gv hướng dẫn hs thực hiện nội dung I. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà 3’
bài học.
II. Luyện tập trên lớp 34’
Bước1: Gv cho hs thảo luận nhóm
A- Lập dàn bài
- Gv gọi hs đọc lại các đề bài trong sgk.
1, Thuyết minh về cái quạt

- Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các
- Quạt có nguồn gốc như thế nào?(có từ lâu
đề bài trong sgk.
đời)
- Nhóm 1, 2 : Thuyết minh về cái quạt
- Quạt có đặc điểm ra sao?(tuỳ theo từng
- Nhóm 3, 4: Thuyết minh về cái bút.
loại để giới thiệu)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo - Tác dụng của quạt dùng để làm gì? ( Chủ
luận.
yếu là để quạt mát)
- Gv nhận xét và hướng các em tìm ra đặc - Có những loại quạt nào?(quạt bàn, quạt
điểm, tính chất, nguồn gốc và công dụng
tường, quạt giấy, quạt mo, quạt kéo...)
của các vật đó. Đồng thời gợi ý để hs sử
2, Thuyết minh về cái bút
dụng được các biện pháp nghệ thuật như
- Bút có từ khi nào? ( từ lâu, khi con người
nhân hoá.
biết viết chữ)
Bước 2: Gv cho hs lập dàn bài.
- Bút dùng để làm gì?( để viết, vẽ, tẩy...)
- Gv cho các nhóm lập dàn bài theo đề
- Có những loại bút nào mà em biết? (bút
thảo luận.
mực, bút bi, bút chì, bút tẩy...)
- Gv nhận xét và ghi ý cơ bản lên bảng:
- Bút có tầm quan trọng ntn?
Bước 3:
B- Tập viết đoạn văn

- Gv cho hs viết phần mở bài có sử dụng
- HS viết phần mở bài theo nhóm
các yếu tố nghệ thuật
+ Nh1: MB có sử dụng ytố miêu tả
GV chia nhóm
+Nh2: MB có sử dụng ytố kể chuyện
HS hoạt động theo nhóm
+Nh3: MB có sử dụng ytố biểu cảm
- Gv nhận xét bài viết của hs.
C. Đọc phần đọc thêm
GV cho HS đọc phần đọc thêm SGK –
tr16
IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’ Viết hoàn chỉnh một văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và
biện pháp nghệ thuật
- Học bài và chuẩn bị bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
10
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:01/9/2017
Ngày giảng: 04/9/2017
Tuần 2 Tiết 7


ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
(G. G. Mác- két)
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1.Kiến thức : Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh
hạt nhân đang đe doạ toàn cầu, đe doạ sự sống của nhân loại. Nhiệm vụ toàn thể của
nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh
rõ ràng, giàu tính thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng., kỹ năng đọc, phân tích luận
điểm, luận cứ trong văn nghị luận chính trị xã hội
3. Thái độ: GDHS thái độ yêu quý và biết bảo vệ nền hoà bình của nhân loại.
* Tích hợp: Với phần TLV qua thể loại văn NL
* Trọng tâm: HS thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
- GDMT: Có ý thức yêu chuộng hoà bình, chồng chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung
của Trái đất
B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Thầy: Các kỹ thuật dạy học: Động não, cặp đôi chia sẻ . Các phương tiện dạy
học: SGK, SGV, bảng phụ. Tài liệu liên quan đến bài học.
2. Trò: Đọc văn bản, soạn trả lời câu hỏi trong SGK.
II. Kiểm tra: 5’
Câu hỏi:- Phân tích vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? (là sự kết hợp giữa truyền
thống và văn hoá nhân loại? )
- Sau khi đọc xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em đã học
tập và rèn luyện như thế nào theo tấm gương Bác Hồ trong lối sống và việc tiếp thu văn hoá
nước ngoài?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1’
Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề

với nhân dân Việt Nam: Đó chính là những di chứng do chất độc màu Da Cam mà
Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trên thế giới hai quả
11
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945, đến nay vẫn là vấn đề
thế giới quan tâm. Vậy chúng ta cần có thái độ ….
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đọc, hiểu
chú thích
- Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk
? Em hiểu gì về nhà văn G.G Mác két và xuất xứ
của bài vặn này?
- Hstl-Gvkl:
HĐ2: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu- gọi hs
đọc tiếp đến hết bài
? Theo em văn bản đó nêu lên những luận điểm
và luận cứ ntn?- Hstl-Gvkl:
Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng
khiếp đang đe doạ toàn thể nhân loại và mọi
sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại
bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là
nhiệm vụ cấp bách cho toàn thể nhân loại->
đây là luận điểm xuất phát và tiêu đề của văn
bản mang ý nghĩa như một bức thông điệp gửi

cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta về hoà
bình.
?Vấn đề ấy được thể hiện trong hệ thống luận
điểm triển khai như thế nào?
? Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đã được
tác giả đề cập đến trong phần đầu của văn bản
ntn?(Nhận xét về cách mở đầu, cách đưa ra các
luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm, nghệ thuật
lập luận)
- Hstl- Gvkl:
Tác giả đã nêu lên bằng những sự việc xác định
cụ thể về thời gian, số liệu cụ thể về đầu đạn hạt
nhân. tác giả đã khẳng định:"nói nôm na, điều đó
có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ em đang
ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ. Tất cả chỗ
đó sẽ nổ tung lên và làm biến hết thảy, không
phải là một lần mà là mười bốn lần"
? Chiến tranh hạt nhân có thể tàn phá những
gì?
12

Nội dung bài học
I/ Đọc, hiểu chú thích 15’
1. Tác giả, tác phẩm
(Chú thích* sgk)
- G.G Mác két là nhà văn Cô- lômbi- a (1928), người đã được nhận
giải thưởng Nô- ben về văn học
năm 1982.
- Văn bản là đoạn trích trong bản
tham luận của Mác - két đọc tại

cuộc họp các nguyên thủ quốc gia
của sáu nước ấn Độ, Mê- hi- cô,
Thuỵ Điển, Ác- hen- ti- na, Hi
Lạp, Tan-da-ni-a về chấm dứt chạy
đua vũ trang, chiến tranh vũ khí
hạt nhân để đảm bảo an ninh và
hoà bình thế giới.
2. Từ khó: 12 từ SGK -20
II/ Đọc- hiểu văn bản 22’
1/ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
đe doạ loài người
- Thời gian: 8.8.1986.
- Số liệu: hơn 50.000 đầu đạn hạt
nhân đã được bố trí trên khắp hành
tinh
- Ảnh hưởng: Một người với bốn
tấn thuốc nổ (không kể trẻ em)
- Nguy cơ: Nổ tung cả hành tinh.
- Sử dụng điển tích Phương
Tây(thần thoại Hy Lạp) để so sánh
về sự lan truyền và chết người
hàng loạt
->Cách vào đề trực tiếp với những
dẫn chứng xác thực, trí tưởng

Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang


- Hstl-Gvkl:
Sự tàn phá của kho vũ khí hạt nhân có sức tàn
phá khủng khiếp, kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt
tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng
thêm bốn hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng
bằng của hệ mặt trời.
? Em có nhận xét gì về các luận cứ trong đoạn
này? - Hstl-Gvkl:
Cách vào đề trực tiếp và bằng các chứng cứ xác
thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh
mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được
nói tới.

tượng khoa học mạnh mẽ, ngoài ra
tác giả còn sử dụng điển tích
Phương Tây(thần thoại Hy Lạp) để
so sánh về sự lan truyền và chết
người hàng loạt nếu chiến tranh
hạt nhân bùng nổ
. Phép lập luận chặt chẽ đã cho
thấy tính chất hiện thực và sự
khủng khiếp của chiến tranh hạt
nhân và gửi đến tất cả mọi người
thông điệp: đấu tranh cho một thế
giới hòa bình

IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’
- Học bài và soạn tiếp bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................

.............................................................................................................................................
***********************************************************
Ngày soạn:03/9/2017
Ngày giảng:06/9/2017
Tuần 2 Tiết 8
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH ( Tiếp )
(G. G. Mác-két)
A. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp hs
1.Kiến thức : Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh
hạt nhân đang đe doạ toàn cầu, đe doạ sự sống của nhân loại. Nhiệm vụ toàn thể của
nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh
rõ ràng, giàu tính thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng., kỹ năng đọc, phân tích luận
điểm, luận cứ trong văn nghị luận chính trị xã hội
3. Thái độ: GDHS thái độ yêu quý và biết bảo vệ nền hoà bình của nhân loại.
* Tích hợp: Với phần TLV qua thể loại văn NL
* Trọng tâm: HS thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
- GDMT: Có ý thức yêu chuộng hoà bình, chồng chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung
của Trái đất
B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Thầy: Các kỹ thuật dạy học: Động não, cặp đôi chia sẻ . Các phương tiện dạy
học: SGK, SGV, bảng phụ. Tài liệu liên quan đến bài học.
2. Trò: Đọc văn bản, soạn trả lời câu hỏi trong SGK.
13
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang


II. Kiểm tra: 5’
- Kiểm tra bài cũ: + Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.Nhận xét về
tính chặt chẽ của hệ thống luận cứ ấy.
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:1’ Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu về Nguy cơ chiến tranh hạt
nhân đe doạ loài người.Giờ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn hệ thống luận cứ
trong văn bản đã chứng tỏ Ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang và thấy được chiến
tranh hạt nhân đi ngược lại mọi quy luật Từ đó đưa ra nhiệm vụ cụ thể
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn HS tiếp tục đọc, hiểu văn bản II/ Đọc, hiểu văn bản 25’
2/ Anh hưởng của cuộc chạy đua vũ
? Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến
trang.
tranh hạt nhân đã ảnh hưởng ntn đến sự phát
- Về lĩnh vực xã hội: Chi phí cho 100
triển của thế giới?
máy bay ném bom B.1B và 7000 tên
- Gv cho hs đọc đoạn từ năm 1981 đến thế giới. lửa vượt đại châu tốn hơn 100 tỉ USD,
- Gv cho hs lần lượt nêu những so sánh về y tế, trong khi đó Ytế- giáo dục (1981)cần
giáo dục, tiếp tế thực phẩm, để thấy được sự tốn 100 tỉ USD cho 500 triệu trẻ em nghèo
kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy
thì chỉ là giấc mơ.
đua vũ trang.
- Về lĩnh vực Y tế: giá của 10 chiếc tàu
sân bay mà Hoa Kì dự định dóng, đủ để
- Gvkl:

thực hiện một chương trình phòng bệnh
Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng có sức
trong 14 năm, sẽ bảo vệ cho hơn một tỉ
thuyết phục cao trong nhiều lĩnh vực của xã hội người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14
để chứng minh cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị triệu trẻ em châu Phi.
cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của - Về lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: 27
thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống
tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cần
con người, nhất là đối với các nước nghèo.
thiết cho các nước nghèo để họ có được
? Với cách phê phán đó, ta thấy tác giả đã sử
thực phẩm trong bốn năm .
dụng nghệ thuật gì?
-Về lĩnh vực giáo dục: Chỉ hai chiếc
- Hstl-Gvkl:
tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ xoá
Đó là cách lập luận hết sức đơn giản nhưng lại
mù cho toàn thế giới.
có sức thuyết phục cao không thể bác bỏ được.  PP thuyết minh: đưa ra các số liệu so
? Vì sao chiến tranh hạt nhân "không những đi sánh đầy sức thuyết phục và cách nói
ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lai lí ấn tượng.
trí tự nhiên"? Em hiểu gì về lời cảnh báo đó?
 Cách lập luận ấy giúp người đọc thấy
- Hstl-Gvkl:
được sự tốn kém của việc chi phí cho
Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân
cuộc chạy đua vũ trang, thấy được sự
loại mà còn tiêu diệt mọi sự sống trên trái đất.
vô lí, điên rồ, phản nhân đạo của
Vì vậy, nó phản lại sự tiến hoá, phản lại lí trí tự

14
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

nhiên. Với cách đưa ra những dẫn chứng từ
khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc
và sự tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một
quá trình được tính từ hàng triệu năm "từ khi
mới nhen nhúm... để làm đẹp mà thôi". Từ đó
để thấy được chiến tranh hạt nhân là sự phản tự
nhiên.
? Trước hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác
giả đã có cách nói ntn để đấu tranh bảo vệ hoà
bình? Em hãy chỉ ra các chi tiết đó?
- Hstl-Gvkl:
Trước hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác
giả đã nói"chúng ta đến đây để chống lại việc
đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào
bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế
giới không có vũ khí vì một cuộc sống hoà
bình". Kết thúc lời kêu gọi tác giả đã có một đề
nghị"cần lập một nhà băng lưu trữ trí nhớ".
? Em hiểu gì về tiêu đề của văn bản"đấu tranh
cho một thế giới hoà bình"?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả và gvkl.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài?

- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 21.
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong
sgk
- Gv cho hs phát biểu cảm nghĩ về đấu tranh
cho một thế giới hoà bình.
- Gv nhận xét.

chương trình này. Nó làm mất đi khả
năng để con người sống tốt đẹp hơn.
3/ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại
mọi quy luật
- Sự sống của con người trên trái đất là
kết quả của một quá trình tiến hóa hết
sức lâu dài của tự nhiên, được tính
bằng hàng triệu năm
- Vậy mà con người chỉ cần bấm nút
một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn
kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm,
trở lại điểm xuất phát ban đầu
-> Phép tương phản giữa hàng trăm
triệu năm và một khoảnh khắc đã cho
thấy chiến tranh hạt nhân tiêu diệt nhân
loại, tiêu diệt mọi sự sống trên trái đất.
 Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân được
nhận thức sâu sắc ở tính chất phản tiến
hóa, phản tự nhiên.
4/ Nhiệm vụ:
- Đem tiếng nói đòi một thế giới không
có vũ khí hạt nhân.
- Chống lại vũ khí hạt nhân đến cùng.

 Là nhiệm vụ của toàn nhân loại.
III/ Tổng kết: 5’
* Ghi nhớ: sgk/ 21
IV/ Luyện tập 5’
Phát biểu cảm nghĩ

IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’
- Học bài và đọc trước bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
.............................................................................................................................................
****************************************************************
Soạn: 03/9/017
Giảng: 06/9/017
Tuần 2 Tiết 8
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.( tiếp)
A/ Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
15
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và
phương châm lịch sự
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các phương châm này trong văn bản và trong giao
tiếp.
3. Thái độ: GDHS ý thức sử dụng tốt các phương châm này một cách phù hợp
B. Tiến trình bài dạy
I . Chuẩn bị

1. Thầy: - Các phương pháp dạy học và kỹ thuật học tích cực: PP vấn đáp, dạy học
theo nhóm. KT chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi . Phương tiện dạy học: Bảng phụ,
tài liệu tham khảo.
2. Trò: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
II. Kiểm tra: 5’
- Câu hỏi: Thế nào là phương châm hội thoại về lượng, phương châm hội thoại
về chất? Cho ví dụ minh hoạ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1’
Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu phương châm hội thoại về lượng, về chất.
Song để hội thoại vừa được đảm bảo về nội dung, vừa giữ được quan hệ chuẩn mực
giữa các cá nhân tham gia vào hội thoại, ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong giờ
học hôm nay.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu phương châm quan
hệ
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? ông nói gà, bà nói vịt có nghĩa ntn?
- Hstl-Gvkl: Có nghĩa trong giao tiếp mọi người
không hiểu ý nhau, mỗi người hiểu theo những cách
khác nhau, không ăn ý.
? Trong giao tiếp xuất hiện tình huống đó thì điều gì
sẽ xảy ra?
- Hstl-Gvkl: Vì không hiểu ý nhau nên cuộc giao
tiếp sẽ khó khăn và những hoạt động của xã hội sẽ
trở nên rối loạn.
? Vậy khi giao tiếp cần phải chú ý điều gì?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/21.

HĐ 2: Tìm hiểu về phương châm cách thức:
- Gv gọi hs đọc hai câu thành ngữ trong sgk
? Em hiểu hai thành ngữ đó nói lên điều gì?
- Hstl-Gvkl:
Đó là cách nói rườm rà, ấp úng không rõ ràng.
16

Nội dung bài học
I. Phương châm quan hệ 7'
1. Ví dụ: Sgk tr-21
2. Nhận xét
- Ông nói gà, bà nói vịt: Mỗi
người nói một đằng , không hiểu
ý nhau.
=> Khi giao tiếp cần nói đúng
vào đề tài giao tiếp, tránh nói
lạc đề.
3. Ghi nhớ1: sgk/ 21
II. Phương châm cách thức 7'
1. VÍ dụ: Sgk
2. Nhận xét
*VD1:
- Dây cà ra dây muống: cách nói
dài dòng, rườm rà
- Lúng búng như ngậm hột thị:
cách nói ấp úng, không thành lời,

Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo



Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

? Vậy những cách nói đó có ảnh hưởng gì đến giao
tiếp không?
- Hstl-Gvkl: Cách nói đó sẽ làm cho người nghe khó
tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung
truyền đạt, sẽ làm cho cuộc giao tiếp đạt kết quả
thấp.
? Câu Tôi đồng ý với những nhận định về truyện
ngắn của ông ấy có thể hiểu theo mấy cách?
- 2 cách
? Em nhận ra điều gì trong giao tiếp?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 22
HĐ3: Tìm hiểu phương châm lịch sự
- Gv gọi hs đọc câu chuyện trong sgk
? Qua câu chuyện em nhận ra điều gì ở cậu bé và
người ăn xin?
- Hstl-Gvkl: Cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa
lánh người ăn xin mà vẫn có thái độ, lời nói hết sức
chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến
người khác. Ngược lại người ăn xin cũng rất khiêm
nhường với cậu bé mặc dù ông không nhận được vật
chất từ cậu bé đó.
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của hai người
này?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày- gv nhận xét và kết
luận:
Cả hai đều không có tiền bạc, của cải gì mà cả hai

đã nhận được tình cảm mà họ dành cho nhau. Đặc
biệt là tình cảm của cậu bé với người ăn xin.
? Em có thể rút ra điều gì từ câu chuyện này?
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 23.
HĐ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập
Bài tập1:
- Gv cho hs nhận biết ý nghĩa của câu ca dao.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2:
Xác định phương châm hội thoại trong trường hợp
sử dụng các biện pháp tu từ.
VD: Chữ viết của em chưa thật đẹp ( còn xấu)
- Cháu học cũng tàm tạm ( chưa tốt lắm)
- Ông mất năm nao ngày độc lập
Bà về năm đói làng treo lưới
17

không rành mạch
*VD2: Câu Tôi đồng ý với những
nhận định về truyện ngắn của
ông ấy. Được hiểu theo hai
cách( nhận định của ông ấy về
một truyện ngắn nào đó và nhận
định của ai đó về truyện ngắn của
ông ấy
 Khi giao tiếp cần diễn đạt rõ
ràng, ngắn gọn, mạch lạc, tránh
mơ hồ.
3. Ghi nhớ2: sgk/ 22
III. Phương châm lịch sự: 6'

1.Ví dụ: Sgk
2. Nhận xét
- Thái độ lịch sự, nhã nhặn của
hai người.
=> Khi giao tiếp, cần tế nhị và
tôn trọng người khác.
3. Ghi nhớ3: sgk/ 23.
IV/ Luyện tập: 17’
Bài tập1: Nhận biết ý nghĩa của
câu ca dao
- Những câu ca dao, tục ngữ đó
khẳng định vai trò ngôn ngữ
trong đời sống và khuyên chúng
ta trong giao tiếp phải dùng lời lẽ
lịch sự, nhã nhặn.
Ví dụ:
-Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ
nghe.
- Một câu nhịn, chín điều lành.
Bài tập 2: Xác định phương
châm hội thoại.
- Phép tu từ nói giảm, nói tránh
có liên quan trực tiếp đến phương
châm hội thoại lịch sự.
Bài tập 3: Điền từ vào chỗ trống.
a, Nói mát.
b, Nói hớt.
c, Nói móc.
d, Nói leo.


Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Bài tập 3: Gv gọi hs lên bảng trình bày
e, Nói ra đầu ra đũa.-> a,b,c,d
Bài tập 4: - Gv cho hs tìm hiểu và giải thích các
liên quan đến phương châm lịch
kiểu nói
sự; phương châm cách thức e
b, Trong gtiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người
Bài tập 4: Giải thích các kiểu
nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ bị tổn nói:
thương đến thể diện của người đối thoại, nên nói
a, Khi người nói chuẩn bị hỏi về
như vậy để giảm nhẹ ảnh hưởng  Tuân thủ phương một vấn đề không đúng vào đề
tài mà hai người đang trao đổi,
châm lịch sự, người nói đã dùng những cách diễn
tránh để người nghe hiểu là mình
đạt trên.
c, Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại ko tuân thủ phương châm quan
biết là họ đã ko tuân thủ phương châm lịch sự, phải hệ-> người nói dùng cách diễn
đạt trên
chấm dứt sự ko tuân thủ đó
IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’ Đọc tham khảo Tư liệu Ngữ Văn 9
- Đọc trước bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thật trong văn bản thuyết minh
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................

.............................................................................................................................................
********************************************
Ngày soạn: 03/9/2017
Ngày giảng:07/9/2017
Tuần 2 Tiết 9
( Dạy bù 9A buổi chiều)

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
1. Kiến thức:
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống
giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau các phương châm hội thoại có thể không được tuân
thủ.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại
- Lựa chọn, phân biệt cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao
tiếp
B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Thầy: - Các phương pháp dạy học và kỹ thuật học tích cực: PP vấn đáp, dạy học
theo nhóm. KT chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
- Phương tiện dạy học: tài liệu tham khảo, những tình huống giao tiếp có liên quan
đến bài học.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
18
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo



Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

* Hình thức: KT miệng
Câu hỏi: Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương
châm lịch sự trong hội thoại? Cho ví dụ?
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số phương châm
hội thoại. Song chúng ta sẽ vận dụng những phương châm này vào tình huống
giao tiếp cụ thể ra sao và phương châm hội thoại có phải là những quy định bắt
buộc trong mọi tình huống giao tiếp hay không?
Để lý giải được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Phương pháp
Nội dung bài học
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu quan hệ giữa p/c hội
thoại và tình huống giao tiếp
Sử dụng phương pháp vấn đáp
- Gv gọi hs đọc câu chuyện chào hỏi.
? Anh chàng rể này có thực hiện đúng phương châm
lịch sự không? Vì sao?
- Hstl-Gvkl:
Anh chàng trong câu chuyện đã thực hiện đúng phương
châm lịch sự. Nhưng với câu hỏi trong tình huống này,
người được hỏi bị anh chàng ngốc gọi xuống khi người
đang làm việc từ trên cây cao thì lại vi phạm vì đã quấy
rối, gây phiền hà trong lúc làm việc.
? Từ câu chuyện đó, em rút ra bài học gì trong giao

tiếp?
- Gv cho hs thảo luận nhóm
- Hstl-Gvkl:
Trong giao tiếp cần chú ý đến đặc điểm của tình huống
giao tiếp. Có thể phù hợp với tình huống này mà không
phù hợp với tình huống khác.
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 36.
HĐ2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ
phương châm hội thoại
Phương pháp vấn đáp
- Gv cho hs nhắc lại các ví dụ về phương châm hội
thoại đã học.
? Em hãy cho biết các ví dụ đó, ví dụ nào đã không
tuân thủ phương châm hội thoại?
- Hstl-Gvkl:
Ngoài tình huống trong phương châm lịch sự thì tất cả
các tình huống khác (chất, lượng, quan hệ, cách thức)

I. Quan hệ giữa phương
châm hội thoại và tình
huống giao tiếp. 8'
1/ Ví dụ: sgk-36
2/ Nhận xét
- Chàng rể tuân thủ đúng
phương châm lịch sự là chào
hỏi
- Sự hỏi han của anh ta
không đúng lúc gây ra sự bất
tiện cho người được hỏi
 Giao tiếp phải phù hợp với

đặc điểm của tình huống
3/ Ghi nhớ1: sgk/ 36.
II.Những trường hợp
không tuân thủ phương
châm hội thoại. 12'
1/ Ví dụ
2/ Nhận xét
- VD1: Trong tất cả các ví dụ
đã được phân tích khi học về
phương châm hội thoại thì
hầu hết đều không tuân thủ,
trừ câu chuyện"Người ăn
xin"
- VD2: vi phạm phương
châm về lượng và tuân thủ
phương châm về chất
-VD3: Bác sĩ vi phạm
phương châm về chất vì

19
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
? Vỡ sao lại cú tỡnh trạng đó xảy ra?
- Hstl- Gvkl:
Có thể trong giao tiếp người nói vụng về, vô ý, thậm chí
là thiếu văn hoá.

- Gv gọi hs đọc lại đoạn thoại giữa An và Ba (mục 2)
? Câu trả lời của Ba ntn? Phương châm hội thoại nào
đã không được tuân thủ? Vì sao?
- Hstl-Gvkl:
Câu trả lời của Ba đã không đáp ứng yêu cầu của An, vì
An muốn biết rõ chiếc máy bay đó được chế tạo vào
năm nào. Song vì không biết chính xác nên Ba chỉ trả
lời "khoảng đầu thế kỉ XX". Đó là cách trả lời chung
chung, vi phạm phương châm về chất.
- Gv gọi hs đọc mục 3(II) và yêu cầu hs thực hiện yêu
cầu câu hỏi.
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:Bác sĩ không thể nói thật về
tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.(Ko tuân thủ phương
châm về chất vì đã nói điều mà mình tin là ko đúng)
nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết. Làm như
vậy khi biết bệnh không chữa được thì tốt nhất không
nên cho bệnh nhân biết. Cách của bác sĩ là nhằm động
viên bệnh nhân.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk.
? Có phải người nói đang không tuân thủ phương châm
hội thoại không?
- Hstl-Gvkl:Nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này
không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì dường
như nó không cho người nghe hiểu thêm về một thông
tin nào. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội dung
của nó, nghĩa là vẫn đảm bảo phương châm về lượng.
Kiểu nói như vậy sẽ gây được chú ý cho người đọc hiểu
câu nói theo một hàm ý khác.
? Vậy theo em hiểu câu nói này có nghĩa ntn?
- Hstl-Gvkl:

Tiền bạc chỉ là một phương tiện để sống chứ không phải
là mục đích cuối cùng của con người.
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 37.

tránh sự bi quan, thất vọng
cho bệnh nhân(Vd tương tự
nói dối để giữ bí mật quốc
gia, công ti,tổ chức cách
mạng,từ chối một cách lịch
sự)
-Vd4: Không tuân thủ
phương châm về
lượng(thiếu), quan hệ(tiền
đối với ai và ntn)->tiền chỉ là
phương tiện ko phải là mục
đích của cuộc sống, không
thay thế cho những giá trị
tinh thần
*Trong giao tiếp có một số
trường hợp không tuân thủ
phương châm hội thoại vì:
+Do vụng về, vô ý. thậm chí
là thiếu văn hoá.
+ Trong hội thoại phải ưu
tiên cho một phương châm
hội thoại nào đó hoặc một
yêu cầu khác quan trọng hơn
việc tuân thủ phương châm
hội thoại.
+ Người nói muốn gây một

sự chú ý để người nghe hiểu
câu nói theo hàm ý nào đó.
3/ Ghi nhớ2: sgk/ 37.

III. Luyện tập:17’
Hđ3: Thực hiện phần luyện tập
Phương pháp vấn đáp

Bài tập1:
- Người nói vận dụng PCHT
không đúng với tình huống
20

Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

- Gv gọi hs thực hiện các bài tập trong sgk
- Gv nhận xét và ghi ý cơ bản lên bảng:
Bài 2: Vi phạm Pc lịch là không chính đáng. Vì
ganh tị mà có thái đọ như vậy

giao tiếp( nói với ai). Đứa bé
5 tuổi chưa biết đọc...
 Vi phậm phương châm hội
thoại cách thức.
Bài tập 2:
- Có thái độ giận dữ, xồng
xộc vào nhà bác miệng mà

không chào hỏi
 Vi phạm phương châm lịch
sự

IV.Bài tập ứng dụng: 1’
- Gv củng cố lại nội dung bài học. Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài viết văn số 1
V. Bổ sung: 1’
- Tìm thêm một số trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
.............................................................................................................................................
********************************************************
Ngày soạn :06/9/2017
Ngày giảng:09/9/2017
Tuần 2 Tiết 10

SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nhận biết yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả để bài văn thuyết minh được hay và hấp
dẫn.
* Tích hợp: Lồng ghép yếu tố miêu tả trong thể loại TM
* Trọng tâm: Phần LTTH
B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: PP và KT
chia nhóm; giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, tài liệu tham khảo,
2. Học sinh:Đọc SGK, n/c trả lời các câu hỏi

II. Kiểm tra: 5’
- Kiểm tra bài cũ: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục ta
thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, đó là những biện pháp nghệ thuật nào?
21
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Khi sử dụng cần lưu ý điều gì? Đọc đoạn văn trong phần thân bài có sử dụng biện
pháp nghệ thuật (Đối tượng thuyết minh tự chọn)?; Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:1’ Năm lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn
bản tự sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh
và chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao, mời
các em vào giờ học hôm nay.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
- Gv gọi hs đọc văn bản "cây chuối trong đời sống Việt Nam"
? Em hãy giải thích nhan đề đó?- Hstl-Gvkl:
Với nhan đề trên, đã phản ánh được vị trí, vai trò của cây
chuối đối với đời sống con người Việt Nam.
? Xác định đối tượng thuyết minh, nội dung thuyết minh?
? Em hãy tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm
của cây chuối?- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Gv gợi ý để hs chỉ ra được các ý sau:
Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả
ra vòm lá.
Chuối trứng quốc, không phải là quả tròn như trứng quốc...

? Các câu văn này có sử dụng yếu tố miêu tả không?
? Em hãy cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó?
- Hstl-Gvkl:Trong bài thuyết minh khi sử dụng yếu tố miêu
tả sẽ có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật
và gây ấn tượng.
? Theo các yêu cầu của văn bản thuyết minh thì bài này cần
bổ sung vấn đề gì?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
- Gv nhận xét và bổ sung:
Nêu được cảm nghĩ đối với cây chuối trong đời sống Việt
Nam; Công dụng của thân cây chuối
? Em hãy cho biết công dụng của thân lá và nõn chuối?
- Hstl-Gvkl:Thân chuối lúc còn non có thể xát mỏng làm rau
sống, khi già dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; lá chuối
tươi dùng để gói bánh, lá khô dùng để làm chất đốt; bắp
chuối dùng làm thức ăn luộc, nộm
? Em hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác
22

Nội dung bài học
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu
tả trong văn bản thuyết
minh.
1. Ví dụ: Văn bản: Cây
chuối trong đời sống Việt
Nam
* Nhận xét
- Đối tượng TM: Cây
chuối

- NDTM: Vị trí, vai trò
của cây chuối trong đời
sống Việt Nam; Nguồn
gốc, thân, quả ,các loại
chuối
- PPTM: Liệt kê, phân
loại+MT
- Các câu thuyết minh có
yếu tố miêu tả:
+Đ1: câu 1,3,4
+Đ3: câu 6
 Sử dụng yếu tố miêu tả
làm cho đối tượng trong
bài văn thuyết minh nổi bật
và gây ấn tượng.
b. Ghi nhớ: sgk/ 25.
- Để bài thuyết minh cụ
thể, sinh động, hấp dẫn cần
có sự kết hợp yếu tố miêu
tả.
II/ Luyện tập: 15’

Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

dụng gì?- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 25.
Bài tập1:
Hđ2: Thực hiện phần tổng kết:

- Sử dụng yếu tố miêu tả
Bài tập1:
Bài tập 2:
- Gv cho hs thảo luận nhóm, yêu cầu hs bổ sung các yếu tố
- Xác định yếu tố miêu tả.
miêu tả
Bài tập 3:
Bài tập 2:
- Chỉ ra những câu MT
- Gv gọi hs đọc đoạn trích
trong văn bản thuyết minh
? Em hãy cho biết các yếu tố miêu tả trong đoạn văn là gì?
IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’
- Học bài và chuẩn bị trước bài Luyện tập Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản
thuyết minh
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
.............................................................................................................................................
*******************************************************
Ngày soạn: 08/9/2017
Ngày giảng: 11/9/2017
Tuần 3 Tiết 11

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
1. Kiến thức: Rèn luyện được kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết
minh.
2.Kĩ năng: Hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh đó.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả vào bài văn TM

B. Tiến trình bài dạy
I. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: PP và KT
chia nhóm; giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, viết sáng tạo
- Phương tiện dạy học: Bảng phụ, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc SGK, n/c trả lời các câu hỏi
- Chuẩn bị theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
II. Kiểm tra: 3’
* Hình thức(KT miệng)? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1’Giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu việc sử dụng yếu tố
miêu tả trong văn bản thuyết minh về mặt lý thuyết. Giờ học này, chúng ta sẽ vận dụng
kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả vào thuyết minh một đối tượng cụ thể trong đời sống
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
23
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

Hoạt động của thầy và trò
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài
học
Hđ1: Tìm hiểu đề.
? Theo em đề yêu cầu trình bày vấn đề
gì?
(Bài con trâu ở làng quê Việt Nam)
- Hstl-Gvkl: Đề trình bày về vị trí và vai
trò của con trâu trong đời sống của người

nông dân, nhất là đối với những người
làm nghề nông ở Việt Nam.
? Em hiểu ntn về làng quê Việt Nam, về
con trâu ở làng quê này?
- Hstl-Gvkl:Đó là cuộc sống của những
người làm ruộng, con trâu trong việc đồng
áng, con trâu trong cuộc sống làng quê:
lễ hội, tuổi thơ
Hđ2:: Lập dàn ý
- Gv gợi ý cho hs tìm hiểu đề và tìm ý.
- Gv yêu cầu hs lập dàn ý cho đề bài.
- Hs thực hiện- gv nhận xét và ghi bảng:
? Để cho bài văn sinh động và hấp dẫn
em hãy cho biết nghệ thuật sử dụng trong
bài là nghệ thuật nào?
- Hstl-Gvkl:Để bài văn sinh động và hấp
dẫn khi thuyết minh cần sử dụng yếu tố
miêu tả kết hợp vận dụng những câu ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ thể
hiện tình cảm của người nông dân đối với
con trâu
HĐ 3: Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn
? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy trình
bày phần mở bài: Vừa có nội dung thuyết
minh, vừa có yếu tố miêu tả.
- Trình bày đoạn văn thuyết minh với từng
ý (Dựa vào dàn ý của phần thân bài).
? Trình bày đoạn kết bài.
- Học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá những ưu,
khuyết điểm của
Học sinh.
- Trì HS trình bày miệng trước lớp Học sinh

Nội dung bài học
A. Chuẩn bị ở nhà
Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam
B. Thực hành trên lớp
I/ Tìm hiểu đề: 3’
- Thuyết minh về vị trí và vai trò của con
trâu trong đời sống của người nông dân .
II/ Lập dàn bài 10’
1. Mở bài: Giới thiệu về con trâu
trên đồng ruộng Việt Nam.
2. Thân bài:
a. Con trâu trong nghề làm ruộng:
-Trâu lực lưỡng, khỏe mạnh kéo những
đường cày thẳng tắp như kẻ chỉ. Trâu loại A, mỗi
ngày cày 3-4 sào, loại B 2-3 sào,
loại C 1,5-2 sào Bắc Bộ
- Mùa gặt, trâu cần cù, siêng năng kéo
những xe lúa vàng ươm, nặng trĩu
- Khi hết mùa, trâu thong thả gặm cỏ trên
những bờ ruộng
b. Con trâu trong lễ hội
- lễ hội trọi trâu đầu tháng tư:
Dù ai buôn bán trăm bề
Ngày ba tháng bốn thì về trọi trâu
- Trâu trọi to, 4-5 tuổi, sung sức,da bóng

mượt, đuôi cong vút, thân mình nở nang,
lực lưỡng, đuôi ngắn.
- Khi bắt đầu thi đấu, chúng nhìn nhau
hằn học rồi lao vào nhau như hai võ sĩ
quyền anh
- Trâu thắng là con trâu húc ngã
đối phương hoặc làm cho đối/pchạy
c.Trâu còn là nguồn cung cấp thịt, da
, sừng trâu để làm đồ mỹ nghệ.
d. Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn
3.Kết luận.
- Con trâu là tài sản lớn của người
nông dân Việt nam.
- Tình cảm của người nông dân đối với con
trâu.
III/ Viết đoạn văn: 25’
1. Viết phần mở bài.
Vừa có nội dung thuyết minh, vừa
24

Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


Trường THCS Quế Nham – Tân Yên – Bắc Giang

khác nhận xét Giáo viên đánh giá.
Nhận xét, đánh giá:
1.Ưu điểm:
- tinh thần chuẩn bị bài nghiêm túc chưa?
- Đã biết sử dụng yếu tố miêu tả vào bài

viết một cách khá nhuần nhuyễn chưa?
- Viết được những đoạn văn miêu tả
thuyết phục chưa?
- cung cấp được tri thức khách quan,
có hình ảnh chưa/
2.Tồn tại:
- còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ không

có yếu tố miêu tả con trâu ở
làng quê Việt Nam.
2. Viết một đoạn phần phần thân bài:
- N1: Giới thiệu con trâu trong việc làm
ruộng: (Trâu cày, bừa ruộng,
kéo xe, chở lúa).
- N2: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
(Hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh
bình ở làng quê Việt Nam)
- N3: Con trâu trong lễ hội
- N4: Trâu còn là nguồn cung cấp thịt, da
3.Viết phần kết bài.
Chú ý tới hình ảnh: Con trâu hiền
lành ngoan ngoãn
IV.Bài tập ứng dụng: 1' Gv củng cố nội dung bài học.
V. Bổ sung: 1’
- Hoàn thành bài viết
- Đọc tham khảo tài liệu bài thuyết minh về con trâu
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
*******************************************************
Ngày soạn: 09/9/2017
Ngày giảng: 12/9/2017

Tuần 3 Tiết 12

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN
QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM
( Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1. Kiến thức :
- Hiểu được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan
trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ và chăm
sóc trẻ em.
2. Kĩ năng: Nâng cao một bước kĩ năng đọc-hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong
văn bản.
- Tự nhận thức về quyền trẻ em, xác định giá trị bản thân, cảm thông với những hoàn
cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
3. Thái độ: Sự nhận thức đúng đắn về ý thức nhiệm vụ của XH và bản thân đối với
nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- GDHS hiểu được và biết tôn trọng quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
25
Giáo án Ngữ Văn 9 - GV : Nguyễn Thị Thảo


×